Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Luận văn thạc sĩ hệ sinh thái fintech tại việt nam và kinh nghiệp tiếp cận fintech trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------o0o--------------

NGUYỄN QUANG KHẢI

HỆ SINH THÁI FINTECH TẠI VIỆT NAM VÀ KINH
NGHIỆP TIẾP CẬN FINTECH TRÊN THẾ GIỚI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------o0o--------------

NGUYỄN QUANG KHẢI

HỆ SINH THÁI FINTECH TẠI VIỆT NAM VÀ KINH
NGHIỆP TIẾP CẬN FINTECH TRÊN THẾ GIỚI

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng (Hướng nghiên cứu)
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO


TP. Hồ Chí Minh - Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn với đề tài “Hệ sinh thái Fintech tại Việt Nam và
kinh nghiệm tiếp cận Fintech trên Thế giới” là kết quả của q trình nghiên cứu,
học tập của bản thân Tơi dưới sự hướng dẫn của Thầy Nguyễn Khắc Quốc Bảo.
Các số liệu được sử dụng trong luận văn được thu thập từ những nguồn đáng tin
cậy, trích dẫn rõ ràng và xử lý khách quan.
Kết quả nghiên cứu trong luận văn được thể hiện trung thực, và chưa từng được
công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu khác.

Tác giả

Nguyễn Quang Khải


MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TĨM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU ........................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ: .....................................................................................................1
1.1.1. Những ý niệm cơ bản về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư: ...........1

1.1.2. Cách mạng công nghiệp 4.0 và những đổi mới trong lĩnh vực tài chính: ..2
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: ....................................................................................5
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: ..............................................................5
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: .............................................................................5
1.5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI: ......................................................................6
1.6. PHẦN NỘI DUNG CHÍNH: ....................................................................................6
CHƯƠNG 2 – CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG NỘI DUNG TỔNG QUAN VỀ
FINTECH ....................................................................................................................7
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC SẢN PHẨM VÀ LĨNH VỰC CHÍNH CỦA FINTECH: ................7
2.1.1. Một số khái niệm trong lĩnh vực Fintech: ..................................................7
2.1.1.1. Thành tựu công nghệ nổi bật: ..............................................................7
2.1.1.2. Một số ứng dụng của Fintech: .............................................................8
2.1.2. Các sản phẩm và lĩnh vực chính của Fintech hiện nay: .............................9


2.2 HỆ SINH THÁI FINTECH: ....................................................................................11
2.3. KINH NGHIỆM TIẾP CẬN FINTECH TRÊN THẾ GIỚI: ...........................................13
2.3.1. Thành lập các văn phòng đổi mới: ...........................................................15
2.3.2. Triển khai Sandbox: .................................................................................17
2.3.3. Regtech: ...................................................................................................19
2.3.4. Chính sách tiếp cận Fintech của Singapore:.............................................21
2.3.4.1. Sự hỗ trợ toàn diện từ Ngân hàng Trung ương Singapore đối với
Fintech: 21
2.3.4.2. Chế độ điều tiết hiện hành của MAS và định hình phương hướng
điều tiết hoạt động của Fintech: ......................................................................22
2.3.4.3. Khung điều chỉnh thử nghiệm có kiểm sốt: .....................................25
CHƯƠNG 3 – HỆ SINH THÁI FINTECH TẠI VIỆT NAM ..................................29
3.1. HƯỚNG TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU: .......................................................................29
3.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH: ..............................................................................29
3.3. CƠ SỞ PHÂN TÍCH THƠNG TIN VÀ DỮ LIỆU: ......................................................30

3.4. THỰC TRẠNG PHẢN ỨNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI FINTECH TẠI VIỆT NAM: ........31
3.4.1. Phản ứng từ phía cơ quan quản lý đối với Fintech: .................................31
3.4.1.1. Thực trạng chung trong việc tiếp cận Fintech của các cơ quan quản
lý:
31
3.4.1.2. Chính sách, phản ứng đối với một số lĩnh vực Fintech: ....................34
3.4.2. Phản ứng từ phía Doanh nghiệp đối với Fintech: ....................................36
3.4.2.1. Doanh nghiệp triển khai Fintech: ......................................................37
3.4.2.2. Các nhà phát triển công nghệ: ...........................................................40
3.4.3. Phản ứng từ phía người dùng đối với Fintech: ........................................40
3.4.3.1. Phản ứng từ phía người dùng là Cá nhân: .........................................40
3.4.3.2. Phản ứng từ phía người dùng là các Doanh nghiệp: ..........................42
3.5. TÁC ĐỘNG CỦA FINTECH: ................................................................................43
3.5.1. Tác động của Fintech đến thị trường:.......................................................43
3.5.2. Tác động của Fintech đến các Ngân hàng: ...............................................44
CHƯƠNG 4 – NHỮNG KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP ...................................48
4.1. KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NGÀNH: ..........48


4.1.1. Ở góc độ tổng thể chung cho việc tiếp cận Fintech: ................................48
4.1.2. Giải pháp đối với các nhân tố quan trọng trong hệ sinh thái Fintech và lĩnh
vực quản lý tiền ảo: ............................................................................................49
4.1.2.1. Đối với việc quản lý tiền ảo: ..............................................................49
4.1.2.2. Đối với các Ngân hàng: ....................................................................50
4.1.2.3. Đối với các Công ty Fintech: .............................................................51
CHƯƠNG 5 – KẾT LUẬN.......................................................................................52
5.1.

KẾT LUẬN:....................................................................................................52


5.2.

HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI: ..................................................................................52

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
MAS

Nghĩa đầy đủ tiếng Anh

Nghĩa đầy đủ tiếng Việt

The Monetary Authority of Ngân hàng Trung ương Singapore
hay cơ quan chịu trách nhiệm quản lý

Singapore

tiền tệ tại Singapore
FTIG

FinTech & Innovation Group

ITAP

International

Tập đồn Fintech và đổi mới


Technology Hội đồng tư vấn cơng nghệ Quốc tế

Advisory Panel
NRF

The

National

Research Quỹ nghiên cứu Quốc gia

Foundation
P2P

Peer - to - peer lending

Cho vay ngang hàng

AI

Aritificial Intelligent

Trí tuệ nhân tạo

Sandbox

Regulatory Sandbox

Cơ chế quản lý thử nghiệm có kiểm

sốt


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Sandbox tại một số Quốc gia với mục tiêu cụ thể .................................... 18
Bảng 3.2: Thông tin chuyên gia đã thực hiện khảo sát ............................................. 30
Bảng 3.3: Số lượng các Công ty Fintech tại Việt Nam vào năm 2018 ..................... 37
Bảng 3.4: So sánh loại hình Ngân hàng truyền thống và Ngân hàng có nền tảng dựa
vào Fintech ................................................................................................................ 45


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1: Các giai đoạn phát triển của Fintech ........................................................... 4
Hình 2.1: Các thương hiệu nổi bật trong Năm mảng chính của Fintech .................. 11
Hình 2.2: Hệ sinh thái Fintech theo Nicoleti ............................................................ 12
Hình 2.3: Hệ sinh thái Fintech theo Lee & Shin ....................................................... 13
Hình 2.4: Việc triển khai các sáng kiến về Fintech trên thế giới .............................. 15
Hình 2.5: Triển khai các Sandbox trên Thế giới ....................................................... 18
Hình 2.6: Ví dụ về các sáng kiến RegTech tồn cầu ................................................ 20
Hình 3.1: Số lượng vị trí phân bổ các Quốc gia khơng cấm tiền ảo ......................... 34
Hình 3.2: Danh sách các cơng ty Fintech tại Việt Nam ............................................ 38
Hình 3.3: Danh sách 30 cơng ty Fintech lớn tại Singapore cập nhật năm 2019 ....... 39
Hình 3.4: Khảo sát về so sánh việc nhận biết Fintech trong 06 thị trường ............... 42


TÓM TẮT

Fintech là một chủ đề mới tại Việt Nam nhưng đã và đang từng bước tác động

rất lớn trong hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là Tài chính. Luận văn đánh giá hệ sinh
thái Fintech tại Việt Nam, tham khảo kinh nghiệm tại các nước trên thế giới, điển
hình là Singapore. Hành lang Pháp lý đầy đủ, đặc biệt có các chính sách hợp lý trong
quản lý tiền ảo, cho vay ngang hàng,… vẫn đang là chủ đề tranh cãi và chưa có hồi
kết. Luận văn tiếp cận phương pháp nghiên cứu định tính để phù hợp hướng mơ tả
những tình huống từ các khía cạnh khác nhau. Thông qua kết quả nghiên cứu, đề tài
mô phỏng được bức tranh chung về Fintech và thực trạng phản ứng chính sách tại
Việt Nam, nhận diện các tình huống từ lĩnh vực này Việt Nam đang phải đối mặt, cụ
thể: một mặt không thể là “người đi cuối cùng” trong tiếp cận Fintech nhưng mặt
khác phải lường trước các rủi ro có thể xảy đến để hạn chế các biến tướng phát sinh.
Mạnh dạn trong thí điểm Sandbox, quản lý tiền ảo, cho vay ngang hàng,… là việc
cần phải làm. Trong đó, cần phối hợp đồng bộ của các Bộ, Ngành và phát huy thế
mạnh của những thành viên trong hệ sinh thái Fintech và bài học kinh nghiệm từ các
nước trên thế giới.
Từ khóa: Fintech, cơng nghệ tài chính, chính sách.


ABSTRACT
Fintech is a new topic in Vietnam but it has been gradually impacting greatly
in almost all fields, especially in Finance. Thesis evaluating Fintech ecosystem in
Vietnam, reference experience in countries around the world, typically Singapore.
The full legal corridor, especially with the reasonable policies in managing
cryptocurrency, peer-to-peer lending, etc., is still a controversial topic and has not
ended. The thesis approaches qualitative research methods to appropriately describe
situations from different perspectives. Through the research results, the project
simulates the general picture of Fintech and the situation of policy responses in
Vietnam, identifying the situations from this field that Vietnam is facing, namely: on
the one hand no may be the "last person" in approaching Fintech but on the other
hand have to anticipate the risks that may occur to limit the variables arising.
Boldness in piloting Sandbox, managing cryptocurrency, peer-to-peer lending, etc. is

what needs to be done. In particular, it is necessary to coordinate the ministries,
branches and promote the strengths of members of the Fintech ecosystem and learn
from experience from countries around the world.

Keywords: Fintech, financial technology, policy.


1

CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU

1.1. Đặt vấn đề:
1.1.1. Những ý niệm cơ bản về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư:
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay cịn gọi là cuộc cách mạng cơng
nghiệp 4.0 dự báo sẽ tác động đến hầu hết các ngành, lĩnh vực trong giai đoạn hiện
nay và tương lai, có thể tạo ra sự chuyển biến lớn đối với nhận thức của khơng chỉ
của mỗi cá nhân, doanh nghiệp mà cịn tác động đến mỗi Quốc gia trên tồn cầu,
trong đó có Việt Nam. Theo Klaus Schwab (2016):
-

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã diễn ra vào khoảng nửa cuối thế
kỷ 18 và gần nửa đầu thế kỷ 19; trong đó, thể hiện rõ nhất là sự thay đổi từ sản
xuất thủ công, chân tay đến sản xuất bằng cơ khí do việc phát minh ra động cơ
hơi nước.

-

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra vào khoảng nửa cuối thế kỷ 19
cho đến khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất xảy ra, điển hình nhất là sự thay
đổi từ sản xuất đơn lẻ tiến dần sang sản xuất hàng loạt bằng máy móc chạy với

năng lượng điện.

-

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã diễn ra từ khoảng những năm 1970
cùng với sự ra đời của sản xuất tự động dựa vào các máy tính, thiết bị điện tử
và mạng lưới internet.

-

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã bắt đầu từ khoảng vài năm gần đây,
đặc trưng của cuộc cách mạng này là ứng dụng rộng rãi những thành tựu công
nghệ cao, đặc biệt là cơng nghệ thơng tin, số hóa, trí tuệ nhân tạo, kết nối mạng
để quản trị nhằm tạo ra những thay đổi đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội
của nhiều nước, trong đó có Việt Nam
Theo Báo cáo khảo sát Những Biến đổi sâu sắc – Điểm bùng phát Công nghệ và

Tác động xã hội được xuất bản vào tháng 9 năm 2015 do Klaus Schwab (2016) đề


2

cập xác định được 21 chuyển biến công nghệ trong nghiên cứu bao gồm những điểm
bùng phát công nghệ và thời gian dự kiến của chúng sẽ xuất hiện trên thị trường.
Trong đó, có các chuyển biến sau dự kiến sẽ bùng phát có sự tác động ít nhiều đến
lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng bao gồm:
-

Sự hiện diện số của con người ở khắp mọi nơi;


-

Thiết bị đeo trên người có kết nối Internet;

-

Siêu máy tính bỏ túi;

-

Mơ hình 01 người tương tác cùng lúc với nhiều thiết bị công nghệ;

-

Mạng lưới vạn vật kết nối với Inernet;

-

Ngôi nhà kết nối;

-

Các Thành phố thông minh (dịch vụ, tiện ích, đường xá…) kết nối với Internet;

-

Trí tuệ nhân tạo và trình ra quyết định;

-


Bitcoin và đầu mối phân phối blockchain;

-

Lần đầu tiên Chính phủ thu thuế bằng cơng nghệ blockchain;

-

...

1.1.2. Cách mạng công nghiệp 4.0 và những đổi mới trong lĩnh vực tài chính:
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ từ lĩnh vực Công nghệ
Chúng ta cũng đã nhận thấy được một sự kết hợp một cách khéo léo từ lĩnh vực Tài
chính đến lĩnh vực Cơng nghệ, và ngược lại. Từ đó, khái niệm cơ bản về thuật ngữ
“Fintech” đã ra đời và dần hình thành.
Các nghiên cứu về Fintech trên thế giới tuy nhiều nhưng để ứng dụng tại Việt
Nam thì cần có sự đào sâu tìm hiểu kỹ lưỡng; riêng tại Việt Nam trong vài năm trở
lại đây vấn đề chính sách quản lý đối với Fintech là chủ đề được bàn bạc, tìm hiểu
nhiều nhưng các nghiên cứu học thuật về Fintech còn khá hạn chế.
“Financial Technology”, viết tắt là “Fintech” hay cịn được gọi là “cơng nghệ tài
chính” là một thuật ngữ không quá xa lạ với các Quốc gia trên Thế giới nhưng đối
với Việt Nam thì khái niệm này còn khá chung chung và chưa được nhiều người biết
đến. Xét về định nghĩa của Fintech thì có khá nhiều, như:


3

-

FSB (2019) đã định nghĩa FinTech là sự đổi mới của lĩnh vực cơng nghệ trong

các dịch vụ tài chính có thể tạo ra các mơ hình kinh doanh mới, những ứng
dụng, quy trình hoặc sản phẩm mới có ảnh hưởng quan trọng đến việc cung
cấp dịch vụ tài chính.

-

Theo EY FinTech Adoption Index (2017) đã đưa ra định nghĩa bao quát hơn
về Fintech đó là “những tổ chức trên thế giới kết hợp các mơ hình kinh doanh
và cơng nghệ hết sức tiên tiến để cho phép, tăng cường và phá vỡ các dịch vụ
tài chính”, hàm ý nhấn mạnh rằng Fintech khơng chỉ nói đến các cơng ty mới
khởi nghiệp và những công ty mới gia nhập thị trường, mà cịn là việc mở rộng
quy mơ, các cơng ty đang tăng trưởng và thậm chí các cơng ty dịch vụ phi tài
chính.

-

Hay như của KPMG (2018) xem Fintech như là một thuật ngữ về tài chính và
cơng nghệ, thuật ngữ này ám chỉ đến các doanh nghiệp đang tận dụng cơng
nghệ để hoạt động bên ngồi các mơ hình kinh doanh dịch vụ tài chính truyền
thống để thay đổi phương thức cung cấp dịch vụ tài chính truyền thống. Fintech
cũng bao gồm các công ty sử dụng công nghệ để cải thiện lợi thế cạnh tranh
của các công ty dịch vụ tài chính truyền thống cũng như các chức năng và hành
vi tài chính của người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Các giai đọạn phát triển của Fintech: theo Dang Thi Ngoc Lan (2018), có thể chia
các giai đoạn phát triển Fintech nổi bật thông qua ba giai đoạn chính như Hình 1.1;
Fintech 1.0 (1966 – 1987): đã sơ khai sự liên kết giữa cơng nghệ và tài chính; giai
đoạn này đã có sự xuất hiện cơng nghệ đầu tiên như bàn tính để thực hiện được các
hồ sơ văn bản. Đặc biệt năm 1967 với sự xuất hiện của máy ATM và máy tính đầu
tiên trên thế giởi đã mở ra giai đoạn mới cho Fintech 1.0.

Fintech 2.0 (1988 – 2008): biểu tượng lớn nhất chính là chiếc điện thoại di động
lần đầu tiên xuất hiện ở Mỹ. Đây được xem là giai đoạn của sự phát triển và hình
thành Internet nổi bật.


4

Fintech 3.0 (2009 – 2018): sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, sự liên kết
các dịch vụ tài chính đã mở ra những hướng đi mới, khác biệt hơn và đã sáng tạo ra
những sản phẩm dịch vụ tài chính mang tính chất cách mạng, đổi mới lớn hơn cả.

Hình 1.1: Các giai đoạn phát triển của Fintech
Nguồn: Đặng Thị Ngọc Lan (2018)
Các nghiên cứu về tổng quan thị trường Fintech của Việt Nam chưa thực sự nhiều,
sát với chủ đề nghiên cứu có thể kể đến như của Dang Thi Ngoc Anh (2018) với chủ
đề: “Fintech Ecosystem in Viet Nam” có sự bám sát lý thuyết nền tảng của Nicoletti
(2017) trên cơ sở phân tích định tính 5 yếu tố cấu thành hệ sinh thái Fintech. Tuy
nhiên, đối với nghiên cứu của Lee & Shin (2018) cũng chỉ ra Năm nhân tố cấu thành
hệ sinh thái Fintech theo khía cạnh tiếp cận khác thì chưa được tìm hiểu cũng như
việc mổ xẻ, bàn luận về vấn đề chính sách tiếp cận của Chính phủ và cơ quan quản
lý có liên quan chưa được tìm hiểu kỹ trong đề tài nghiên cứu.
Do đó, nhằm cung cấp thêm một góc nhìn khác về tình hình Fintech tại Việt Nam
cập nhật mới nhất trên cơ sở bám sát 5 yếu tố then chốt cấu thành hệ sinh thái Fintech
của Lee & Shin (2018) nên tác giả lựa chọn đề tài luận văn với chủ đề: “Hệ sinh thái
Fintech tại Việt Nam và kinh nghiệm tiếp cận Fintech trên Thế giới”.


5

1.2. Mục tiêu nghiên cứu:

Luận văn tập trung vào các mục tiêu chính của nghiên cứu về việc đánh giá hệ
sinh thái Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2005 đến nay, đặc biệt kể từ
đầu năm 2017 khi NHNN thành lập ban chỉ đạo về lĩnh vực Fintech theo chủ trương
của Chính Phủ và kinh nghiệm tiếp cận Fintech trên Thế giới. Trong đó, 03 mục tiêu
cụ thể như sau:
-

Đánh giá thực trạng về hệ sinh thái Fintech tại Việt Nam song hành với việc so
sánh việc tiếp cận Fintech của các Quốc Gia trên thế giới. Trong giới hạn về
kinh nghiệm và thời gian thực hiện, Tác giả tập trung đánh giá việc tiếp cận
Fintech tại Singapore nhằm làm nền tảng so sánh, đánh giá chi tiết;

-

Đánh giá các phản ứng của Chính phủ, các cơ quan quản lý Ngành tại Việt Nam
đối với lĩnh vực Fintech trong thời gian qua và định hướng sắp tới;

-

Đưa ra được các đề xuất và hàm ý về các Chính sách nên tiếp thu và cần thực
hiện trong việc tiếp cận Fintech của Chính phủ, các cơ quan quản lý Ngành cũng
như ở phía các cơng ty Fintech và các Ngân hàng.

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu chính của Luận văn là các thành phần của hệ sinh thái
Fintech. Hay nói cách khác, đối tượng chính của Luận văn ngồi việc đánh giá lại hệ
sinh thái Fintech tại Việt Nam còn tập trung quan tâm vào các chính sách sách tiếp
cận Fintech của Việt Nam trên cơ sở học tập thêm các bài học kinh nghiệm từ các
nước trên Thế giới.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trên cơ sở nghiên cứu và so sánh

việc tiếp cận Fintech từ các nước trên Thế giới, trong đó chú trọng tại Singapore.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu chính của Luận văn được dựa trên cơ sở tham khảo các
tài liệu có liên quan thơng qua các góc nhìn khác nhau trong việc tiếp cận Fintech tại
các nước trên Thế giới và liên hệ thực tiễn đang áp dụng tại Việt Nam để so sánh và


6

sử dụng các dữ liệu thứ cấp có thể thu thập được là chủ yếu để xây dựng các bảng
thống kê mô tả nhằm làm tiền đề cho việc đánh giá thực trạng tại Việt Nam và đề
xuất các giải pháp phù hợp.
1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Kết quả nghiên cứu của luận văn cung cấp thêm thông tin về việc tiếp cận Fintech
của các Quốc gia trên thế giới, trên cơ sở đó so sánh với tình hình hiện tại tại Việt
Nam để cùng đưa ra các giải pháp, định hướng phù hợp về các hành vi, chính sách
của Chính phủ và các cơ quan quản lý ngành nên có và nên làm để từng bước đẩy
nhanh tiến trình xây dựng hệ sinh thái Fintech thành cơng tại Việt Nam trong thời
gian tới.
1.6. Phần nội dung chính:
Với mục tiêu nghiên cứu trên, ngoài chương 1 giới thiệu về vấn đề cần nghiên
cứu, luận văn sẽ tiếp tục tập trung vào phần nội dung trên cơ sở 04 chương sau:
-

Chương 2 - Cơ sở lý thuyết và những nội dung tổng quan về Fintech: trình bày
những nội dung tổng quan về Fintech, cơ sở lý thuyết về Fintech có liên quan
và lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm trong nước và ngoài nước với các
chủ đề liên quan. Kinh nghiệm tiếp cận Fintech trên Thế giới, trong đó đánh
giá chi tiết tại Singapore.


-

Chương 3 – Hệ sinh thái Fintech tại Việt Nam: Trọng tâm chương này tập
trung phân tích về hệ sinh thái Fintech tại Việt Nam, phân tích thực trạng hiện
tại cũng như các phản ứng của các thành phần trong hệ sinh thái và các tác
động của Fintech.

-

Chương 4 – Những khuyến nghị và giải pháp: đánh giá kết quả nghiên cứu đã
phát hiện cũng như đề xuất các giải pháp và có tham khảo giải pháp của
Singapore đã thực hiện.

-

Chương 5 - Kết luận. Luận văn trình bày những kết quả chung đồng thời đề
xuất các hàm ý chính sách trọng tâm qua nghiên cứu trên.


7

CHƯƠNG 2 – CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG NỘI DUNG
TỔNG QUAN VỀ FINTECH

2.1. Tổng quan về các sản phẩm và lĩnh vực chính của Fintech:
2.1.1. Một số khái niệm trong lĩnh vực Fintech:
2.1.1.1. Thành tựu công nghệ nổi bật:
i. Công nghệ chuỗi khối (Blockchain):
Theo Techterm (2018): “một Blockchain là một bản ghi bằng kỹ thuật số của các
giao dịch. Tên của Blockchain đến từ chính cấu trúc của nó, trong đó các bản ghi

riêng lẻ, được gọi là các khối, được liên kết với nhau trong danh sách đơn, được gọi
là một chuỗi. Blockchain được sử dụng để ghi lại các giao dịch được thực hiện bằng
tiền điện tử, chẳng hạn như Bitcoin và còn rất nhiều ứng dụng khác”
Blockchain sở hữu tính năng vơ cùng đặc biệt đó là việc truyền tải dữ liệu khơng
địi hỏi một trung gian để xác nhận thông tin Mỗi giao dịch được thêm vào một
Blockchain được xác thực bởi nhiều máy tính trên Internet. Các hệ thống này, được
cấu hình để giám sát các loại giao dịch Blockchain cụ thể, tạo thành một mạng ngang
hàng. Chúng làm việc cùng nhau để đảm bảo mỗi giao dịch có giá trị trước khi được
thêm vào Blockchain. Mạng máy tính phi tập trung này đảm bảo một hệ thống duy
nhất không thể thêm các khối không hợp lệ vào chuỗi.
Khi một khối mới được thêm vào một Blockchain, nó được liên kết với khối trước
đó bằng cách sử dụng hàm băm mật mã được tạo từ nội dung của khối trước đó. Điều
này đảm bảo chuỗi không bao giờ bị phá vỡ và mỗi khối được ghi lại vĩnh viễn. Cũng
rất khó để thay đổi các giao dịch trong quá khứ trong Blockchain vì tất cả các khối
tiếp theo phải được thay đổi trước tiên.
Blockchain được ứng dụng nhiều trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng nổi
bật nhất là lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Ứng dụng đầu tiên trong việc sử dụng cơng
nghệ Blockchain chính là tiền điện tử và đồng tiền đầu tiền và có giá trị cao nhất đến
hơm nay đó chính là Bitcoin.


8

ii. Trí tuệ nhân tạo (Aritificial Intelligent):
Trí tuệ nhân tạo hay trí thơng minh nhân tạo là một lĩnh vực của khoa học máy
tính nhấn mạnh việc tạo ra các máy móc thơng minh hoạt động và phản ứng như con
người. Một số hoạt động của máy tính có trí tuệ nhân tạo được thiết kế bao gồm: nhận
dạng giọng nói, học tập, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề. (The Techopedia, 2019).
Nghiên cứu liên quan đến trí tuệ nhân tạo có tính kỹ thuật và chun mơn cao.
Việc ứng dụng chúng trong hoạt động của các Công ty Fintech đã đang ngày càng

phổ biến, phát huy hiệu quả tích cực.
2.1.1.2. Một số ứng dụng của Fintech:
i. Thanh toán kỹ thuật số (Digital payment):
Thanh toán kỹ thuật số được định nghĩa là các giao dịch phi tiền mặt hay còn gọi
là các giao dịch thanh tốn khơng dùng tiền mặt được xử lý thông qua các kênh kỹ
thuật số. Việc số hóa các dịch vụ tài chính có liên quan đến sự thay đổi đột phá trong
ngành khi nói đến quy trình thanh tốn (mua hàng trực tuyến) và quy trình thanh tốn
tại POS (mua hàng ngoại tuyến). Do đó, Thanh tốn kỹ thuật số có thể được coi là
bước tiến hóa tiếp theo cho phép các dịch vụ tài chính và thay thế các phương thức
thanh tốn cổ điển, lỗi thời (từ tiền mặt sang thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ sang di động, ví
kỹ thuật số) (The Statista, 2019).
Phân khúc thị trường Thanh tốn kỹ thuật số có thể phân chia làm 02 mảng chỉnh:
-

Thương mại kỹ thuật số: Giao dịch tiêu dùng được thực hiện qua Internet liên
quan trực tiếp đến mua sắm trực tuyến các sản phẩm và dịch vụ. Giao dịch có
thể được thực hiện thơng qua các phương thức thanh tốn khác nhau (thẻ tín
dụng, ghi nợ trực tiếp, hóa đơn hoặc nhà cung cấp thanh toán trực tuyến). Tại
Việt Nam hiện tại phổ biến nhất là các trang mua hàng trực tuyến như: Sendo,
Shopee, Lazada, Tiki,...

-

Thanh toán POS trên thiết bị di động: Giao dịch tại điểm bán hàng được xử
lý thông qua các ứng dụng trên điện thoại thông minh. Các nhà cung cấp ví di
động nổi tiếng trên thế giới là ApplePay và Samsung Pay. Việc thanh toán trong
trường hợp này được thực hiện bằng sự tương tác không tiếp xúc của ứng dụng


9


điện thoại thông minh với thiết bị đầu cuối thanh toán phù hợp thuộc về các đại
lý POS (merchant).
ii. Cho vay ngang hàng (P2P):
Cho vay ngang hàng trực tuyến là mơ hình kinh doanh kết nối trực tiếp những cá
nhân, tổ chức có tiền nhàn rỗi với những cá nhân, tổ chức có nhu cầu vay, mà khơng
cần phải thơng qua bất cứ một tổ chức trung gian tài chính nào, trong hoạt động này
việc vay vốn trở nên đơn giản, thủ tục ít rườm rà nên phát triển rất mạnh. Mơ hình
này phát triển rất mạnh và đã thay thế được phần nào những mảng hoạt động của
Ngân hàng truyền thống (D. Arner và cộng sự (2015)).
iii. Gọi vốn cộng đồng (Crowdfunding)
Gọi vốn cộng đồng là việc kêu gọi và gom vốn cho các dự án thông qua website,
chủ yếu là các dự án khởi nghiệp, các dự án sáng tạo mới của các cá nhân hay của
doanh nghiệp quy mơ nhỏ. Mơ hình này giúp giải quyết vấn đề vốn cho các cá nhân,
doanh nghiệp quy mô nhỏ khi những đối tượng này thường khó tiếp cận với nguồn
vốn vay của ngân hàng do phải có tài sản đảm bảo thế chấp hay cũng không thể gọi
vốn từ thị trường bằng cách chào bán chứng khoán do quy mơ nhỏ và các điều kiện
về pháp lý.
Hình thức này trên thế giới nhìn chung đã đang rất phát triển, đa số được ứng
dụng để đáp ứng được nhu cầu vốn nhanh chóng cho các doanh nghiệp khó có khả
năng tiếp cận vốn.
2.1.2. Các sản phẩm và lĩnh vực chính của Fintech hiện nay:
Hoạt động của Fintech có thể được phân chia thành Hai nhóm:
-

Nhóm thứ nhất là các sản phẩm, dịch vụ cung ứng cho đối tượng khách hàng cá
nhân, điển hình như các tiện ích thanh tốn, gây quỹ cộng đồng, vay mượn, quản
lý tài sản,...;

-


Nhóm thứ hai là những sản phẩm về công nghệ cung ứng cho các tổ chức kinh
tế, tổ chức tài chính,...


10

Theo D. Arner và cộng sự (2015) lĩnh vực Fintech có thể phân chia làm 05 mảng
hoạt động chính gồm:
-

Tài chính và đầu tư: nổi bật trong số đó là hoạt động gây quỹ cộng đồng và
P2P. Không dừng lại ở đó, Fintech đã phát triển thêm những hình thức khác như
đầu tư mạo hiểm, quỹ cổ phần riêng, phát hành đại chúng, quản lý tài chính cá
nhân.... Ở lĩnh vực quản lý đầu tư, xuất hiện các dịch vụ Robot tư vấn đã sử
dụng các thuật toán để tự động điều chỉnh danh mục đầu tư tương ứng với mức
độ chấp nhận rủi ro của khách hàng, một số quỹ đầu cơ đang thử nghiệm sử
dụng AI để Robot có thể tự học các thuật tốn,...;

-

Quản trị hoạt động và rủi ro tài chính: ứng dụng các lý thuyết tài chính nền
tảng về quản trị rủi ro và cơng nghệ tài chính định lượng nhằm chuyển hóa thành
những ngun tắc quản trị rủi ro hoạt động để giúp hạn chế rủi ro xảy ra và tối
đa hóa lợi nhuận.

-

Thanh toán và kết cấu hạ tầng: Fintech tập trung vào các giải pháp thanh tốn
thơng qua Internet và điện thoại di động mà ngày nay càng trở nên phổ biến.

Cung cấp nền tảng cho giao dịch và thanh toán chứng khoán cũng như giao dịch
phái sinh trên thị trường chứng khốn phi tập trung vẫn là những mảng có nhiều
dư địa phát triển đối với Fintech. Dịch vụ thanh toán trực tuyến phát triển dưới
nhiều hình thức nổi bật nhất là ví điện tử, tiền điện tử, chuyển tiền ngang cấp,...;

-

Dữ liệu bảo mật: nổi bật nhất là sự phát triển của công nghệ dữ liệu lớn (Big
data) hỗ trợ xử lý những dịch vụ đang có ở tầm mức cao hơn và cho ra đời những
dịch vụ mới.

-

Giao diện khách hàng: đặc biệt là những dịch vụ trực tuyến và dịch vụ cung
ứng qua điện thoại di động. Đây là lĩnh vực mà các công ty Fintech cạnh tranh
trực tiếp với các định chế tài chính truyền thống.


11

Hình 2.1: Các thương hiệu nổi bật trong Năm mảng chính của Fintech
Nguồn: Hồng Khánh Lâm (2018)
2.2 Hệ sinh thái Fintech:
Theo Công ty tư vấn Ernst & Young đã chỉ ra Bốn yếu tố cốt lõi của hệ sinh thái
và tiếp theo sau đó Nicoletti (2017) đã bổ sung thêm yếu tố cốt lõi thứ 05, đó là “giải
pháp”. Từ đó, hệ sinh thái Fintech có thể bao hàm 05 thành phần chính:
-

Thứ nhất, đó là “nhu cầu”: chính là nhu cầu của khách hàng bao gồm người
sử dụng dịch vụ là các cá nhân, doanh nghiệp cũng như của chính các định chế

tài chính;

-

Thứ hai, đó là “tài năng”: thể hiện qua tính sẵn có của cơng nghệ, những dịch
vụ tài chính và những tài năng kinh doanh;

-

Thứ ba, đó là “vốn”: tính sẵn có của những nguồn lực tài chính để tài trợ cho
các sáng kiến khởi nghiệp;

-

Thứ tư, đó là “chính sách”: các chính sách của Chính phủ liên quan đến các
quy định ban hành, chính sách thuế và những sáng kiến để đổi mới;

-

Thứ năm, đó là “giải pháp”: giới thiệu các công nghệ mới, sản phẩm dịch vụ
và các quy trình.
Trong đó, thuộc tính “chính sách” khơng những chỉ liên quan đến mơi trường

chính sách cụ thể mà cịn liên quan đến tính hiệu quả của các ưu đãi về thuế và các


12

chương trình khác của Chính phủ, các bên liên quan thông thường thuộc khu vực này
là cơ quan quản lý và chính phủ.


Hình 2.2: Hệ sinh thái Fintech theo Nicoleti
Nguồn: Nicoleti (2018)
Đối với nghiên cứu của Lee & Shin (2018) đã chỉ ra Năm nhân tố cấu thành hệ
sinh thái Fintech gồm:
-

Thứ nhất, đó là “các cơng ty khởi nghiệp Fintech”, điển hình các cơng ty
Fintech về các lĩnh vực như: thanh toán, quản lý tài sản, P2P, gọi vốn cộng đồng,
giao dịch vốn và các công ty giao dịch bảo hiểm Fintech;

-

Thứ hai, đó là “các nhà phát triển cơng nghệ”: như: phân tích dữ liệu lớn,
điện tốn đám mây, tiền điện tử và các nhà phát triển xã hội;

-

Thứ ba, đó là “Chính phủ”: bao gồm các cơ quan quản lý trong lĩnh vực tài
chính và cơ quan ban hành các quy định pháp luật;


13

-

Thứ tư, đó là “các khách hàng sử dụng dịch vụ tài chính”: bao gồm các
khách hàng cá nhân và doanh nghiệp;

-


Thứ năm, đó là “các tổ chức tài chính truyền thống”: bao gồm các ngân hàng
truyền thống, công ty bảo hiểm, cơng ty mơi giới chứng khốn và nhà đầu tư
mạo hiểm...

Hình 2.3: Hệ sinh thái Fintech theo Lee & Shin
Nguồn: Lee & Shin (2018)
2.3. Kinh nghiệm tiếp cận Fintech trên thế giới:
Với sự phát triển nhanh chóng của Fintech đã thay đổi đáng kể đến các dịch vụ
tài chính nhưng cũng có thể xem như là một con dao hai lưỡi. Đổi mới đôi khi sẽ dẫn
đến nhiều mối đe dọa cho người tiêu dùng như việc giảm độ an toàn đối với các dữ
liệu cá nhân người dùng khi rủi ro an ninh mạng ln rình rập.
Đối với những Quốc gia đang từng bước tiếp cận Fintech, việc tạo ra công cụ
điều tiết để theo kịp với sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ là vơ cùng thách


14

thức, đặc biệt ở các nước thiếu tài nguyên và nhân viên có kỹ năng cơng nghệ để có
thể nhận định đúng sự phát triển nhanh chóng của FinTech tại nước mình.
Chia sẻ kinh nghiệm từ các quốc gia khác nhau nhằm cung cấp thông tin về các
bằng chứng thực nghiệm và tạo ra các giá trị thực tiễn để Việt Nam có thể học hỏi.
Trong đó phải kể đến những sáng kiến chung trong việc tiếp cận Fintech ở một số
Quốc gia nổi bật.
Theo UNSGSA FinTech Working Group and CCAF (2019), trong phương pháp
tiếp cận Fintech của các Quốc gia trên thế giới, nổi bật hơn cả đó chính là các sáng
kiến khuyến khích đổi mới tài chính tại mỗi nước thơng qua việc hình thành 03 yếu
tố quan trọng gồm: văn phòng đổi mới, Sandbox và Regtech (Regulatory
Technology).
Dưới sự giám sát của Văn phòng UNSGSA, CCAF đã tập hợp một nhóm các nhà

nghiên cứu liên ngành quốc tế để thu thập dữ liệu thực nghiệm trên toàn cầu. Nhiều
thành viên của nhóm nghiên cứu có kinh nghiệm và thực hiện với tư cách là nhà quản
lý hoặc đã làm việc chặt chẽ với các nhà hoạch định chính sách và nhà quản lý trong
đổi mới tài chính tại mỗi Quốc gia. Để thu thập càng nhiều bằng chứng thực nghiệm
càng tốt, nhóm nghiên cứu đã kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính với các
nghiên cứu khả thi khác nhau.
Nghiên cứu này chủ yếu dựa trên các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc với hơn 40 cơ
quan quản lý và các chuyên gia về các vấn đề khác nhau trong hơn 20 nền kinh tế tiên
tiến, mới nổi và đang phát triển. Khi có thể, nhóm nghiên cứu đã thực hiện nhiều cuộc
phỏng vấn để thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn, xác minh khiếu nại và giảm thiểu việc
sai lệch mẫu.
Các sáng kiến trong việc quản lý đổi mới đã trở nên ngày càng phổ biến trên tồn
thế giới qua 05 năm qua. Hình minh họa tổng quan bên dưới cho thấy đã có sự thay
đổi tại các Quốc gia theo 03 nhân tố đổi mới chính ở trên.


×