Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp kiểm soát kim loại nặng trong trầm tích hồ bầu tràm TP đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 61 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA HĨA
------------------

TRẦN CƠNG LÂM

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KIỂM
SOÁT KIM LOẠI NẶNG TRONG TRẦM TÍCH
HỒ BÀU TRÀM – TP ĐÀ NẴNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC

Đà Nẵng – 2014


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA HÓA
------------------

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KIỂM
SOÁT KIM LOẠI NẶNG TRONG TRẦM TÍCH
HỒ BÀU TRÀM – TP ĐÀ NẴNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC

Sinh viên thực hiện

: Trần Cơng Lâm


Lớp

: 10CQM

Giáo viên hƣớng dẫn

: Nguyễn Đình Chƣơng

Đà Nẵng – 2014


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐHSP

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA HÓA

-------------------------------------NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Họ và tên sinh viên: Trần Công Lâm
Lớp: 10CQM
1. Tên đề tài: Đánh giá mức độ ô nhiễm kim loại nặng và đề xuất biện pháp kiểm sốt
đối với trầm tích của hồ Bàu Tràm – TP Đà Nẵng.
2. Nguyên liệu, dụng cụ và thiết bị:
 Nguyên liệu: Mẫu bùn hồ Bàu Tràm, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.
 Dụng cụ: Bình tam giác, bình định mức, pipet các loại, phễu, cốc, ống đong.

 Thiết bị: Cân, máy đo phổ hấp thu nguyên tử (AAS), thiết bị lấy mẫu bùn.
 Hóa chất: axit HNO3 1%.
3. Nội dung nghiên cứu:
- Khảo sát lấy mẫu và đánh giá hiện trạng chất lƣợng trầm tích hồ Bàu Tràm.
- Nghiên cứu sự sinh trƣởng, phát triển và khả năng xử lý kim loại nặng của cây
Chuối hoa khi qua mô hình đất ngập nƣớc.
4. Giáo viên hƣớng dẫn: Nguyễn Đình Chƣơng
5. Ngày giao đề tài: ngày 25/10/2013
6. Ngày hoàn thành: tháng 5/2015
Chủ nhiệm Khoa

Giáo viên hƣớng dẫn

Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho Khoa ngày….tháng….năm 2014
Kết quả điểm đánh giá……
Ngày…tháng….năm 2014
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


LỜI CẢM ƠN
Trong suố t quá triǹ h hoàn thành luâ ̣n vă n, em đã nhâ ̣n đƣơ ̣c sƣ̣ hƣớng dẫn , giúp
đỡ quý báu của các thầ y cô và b ạn bè. Với lòng kính tro ̣ng và biế t ơn sâu sắ c em xin
đƣơ ̣c bày tỏ lới cảm ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu trƣờng, khoa Hóa học đã ta ̣o mo ̣i điề u kiê ̣n thuâ ̣n lơ ̣i giúp đỡ em
trong quá trình ho ̣c tâ ̣p và hoàn thành luâ ̣n văn.
Th.S Phạm Thị Hà – Phó chủ nhiệm khoa Hóa học đã đơ ̣ng viê ̣n giúp đỡ và chỉ
bảo cho em rấ t nhiề u để em có thể hoàn thành đƣơ ̣c luâ ̣n văn này .
Thầy giáo Nguyễn Đình Chƣơng ngƣời thầ y kính mế n đã hế t lòng giúp đỡ , dạy
bảo, đô ̣ng viên và ta ̣o mo ̣i điề u kiê ̣n thuâ ̣n lơ ̣i cho


em trong suố t quá trin
̀ h ho ̣c tâ ̣p và

hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn các thầ y cô trong hô ̣i đồ ng chấ m luâ ̣n văn đã cho

em

nhƣ̃ng đóng góp quý báu để hoàn chin
̉ h luâ ̣n văn này .
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn các bạn Nguyễn Hữu Cƣu, Nguyễn Anh Khoa
trong nhóm nghiên cứu khoa học đã giúp đỡ, hỗ trợ mình trong suốt q trình làm khóa
luận.
Đà Nẵng, ngày…. tháng …. năm 2014
Sinh viên

Trần Công Lâm


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Trang bìa phụ
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục hình ảnh

Lời mở đầu
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN.......................................................................................... 1
1.1. TỔNG QUAN VỀ KIM LOẠI NẶNG ..................................................................... 1
1.1.1 Định nghĩa và nguồn phát sinh kim loại nặng ........................................................ 1
1.1.2. Tính chất của kim loại nặng ................................................................................... 1
1.1.3. Ô nhiễm kim loại nặng trên thế giới và Việt Nam ................................................. 2
1.1.4. Ảnh hƣởng của kim loại nặng đến môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời ................. 3
1.2. Ô NHIỄM NGUỒN NƢỚC HỒ ĐÔ THỊ ................................................................ 5
1.2.1. Chất lƣợng nguồn nƣớc hồ thị ............................................................................... 5
1.2.2. Các nguồn gây ô nhiễm hồ đô thị .......................................................................... 6
1.2.2.1. Ô nhiễm do tự nhiên ............................................................................................ 6
1.2.2.2. Ô nhiễm do nhân tạo ........................................................................................... 6
1.2.2.3. Do một số nguyên nhân khác .............................................................................. 8
1.2.3. Các chất gây ô nhiễm ............................................................................................. 8
1.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG NGUỒN NƢỚC ...................................................... 10
1.4. CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT CHẤT LƢỢNG NGUỒN NƢỚC VÀ TRẦM
TÍCH HỒ ĐƠ THỊ ......................................................................................................... 11
1.4.1. Tách nƣớc thải và nƣớc mƣa đợt đầu ra khỏi hồ ................................................. 11
1.4.2. Xử lý nƣớc thải khi xả vào hồ .............................................................................. 12


1.4.3. Tăng cƣờng quá trình tự làm sạch hồ ................................................................... 12
1.4.4. Giảm thiểu nguồn ô nhiễm từ tầng đáy và bùn cặn ............................................. 13
1.4.5. Tổ chức quản lý hồ đô thị .................................................................................... 14
1.4.6. Tổ chức giám sát .................................................................................................. 14
1.4.7. Xử lý nƣớc thải..................................................................................................... 14
1.5. HIỆN TRẠNG HỒ ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ........................................ 14
1.5.1. Hiện trạng hồ đô thị thành phố Đà Nẵng ............................................................. 14
1.5.2. Hiện trạng hồ Bàu Tràm-Quận Liên Chiểu-Thành phố Đà Nẵng ........................ 16
1.5.3. Nguồn gây ô nhiễm hồ Bàu Tràm ........................................................................ 17

1.6. ĐẤT NGẬP NƢỚC ................................................................................................ 19
1.6.1. Khái niệm ............................................................................................................. 19
1.6.2. Phân loại đất ngập nƣớc ....................................................................................... 20
1.6.2.1. Các hệ thống chảy trên bề mặt (Free water surface - FWS) ............................. 20
1.6.2.2. Các hệ thống với dòng chảy ngang dƣới mặt đất (Horizontal subsurface flow HSF) ............................................................................................................................... 20
1.6.2.3. Các hệ thống với dòng chảy thẳng đứng (Vertical subsurface flow - VSF) ..... 21
1.6.3. Các nghiên cứu và ứng dụng ................................................................................ 21
1.6.4. Cơ chế của quá trình xử lý nƣớc thải bằng đất ngập nƣớc nhân tạo .................... 23
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 24
2.1. ĐỐI TƢỢNG .......................................................................................................... 24
2.1.1. Hồ Bàu Tràm ........................................................................................................ 24
2.1.2. Mơ hình đất ngập nƣớc ........................................................................................ 24
2.2. NỘI DUNG ............................................................................................................. 25
2.2.1. Thu thập các số liệu có liên quan ......................................................................... 25
2.2.2. Đánh giá hiện trạng mơi trƣờng tại hồ Bàu Tràm ................................................ 25
2.2.3. Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo vệ, quản lý chất lƣợng trầm tích hồ Bàu Tràm
........................................................................................................................................ 27
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................... 29


2.3.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu ............................................................................... 29
2.3.1.1. Thu thập số liệu qua tài liệu .............................................................................. 29
2.3.1.2. Thu thập số liệu qua thực nghiệm ..................................................................... 29
2.3.2. Phƣơng pháp xây dựng mơ hình .......................................................................... 30
2.3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu thực địa ........................................................................ 30
2.3.5. Phƣơng pháp khảo sát, lấy mẫu và phân tích mẫu ............................................... 30
2.3.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu và đánh giá kết quả ................................................... 31
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 33
3.1. HÀM LƢỢNG KIM LOẠI NẶNG TRONG NƢỚC VÀ TRẦM TÍCH .............. 33
3.1.1. Hàm lƣợng các kim loại nặng trong nƣớc............................................................ 33

3.1.2. Hàm lƣợng các kim loại nặng trong trầm tích ..................................................... 35
3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MƠ HÌNH ĐẤT NGẬP NƢỚC ................................. 37
3.2.1. Sự sinh trƣởng và phát triển của cây Chuối hoa .................................................. 37
3.2.2. Hàm lƣợng chỉ tiêu thủy ngân (Hg2+) sau khi qua mơ hình ................................. 38
3.2.2.1. Mơ hình 1 và mơ hình 2 (tỉ lệ bùn:nƣớc là 75%:25%) ..................................... 38
3.2.2.2. Mơ hình 3 và mơ hình 4 (tỉ lệ bùn:nƣớc là 50%:50%) ..................................... 39
3.2.2.3. Mơ hình 5 và mơ hình 6 (tỉ lệ bùn:nƣớc là 25%:75%) ..................................... 39
3.2.2.4. Mơ hình 7 và mơ hình 8 (tỉ lệ bùn:nƣớc là 0%:100%) ..................................... 40
3.2.3. Các thơng số cơ bản của mơ hình ........................................................................ 40
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................ 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, đi kèm với sự công nghiệp hóa của đất nƣớc, cụ thể là sự phát triển
kinh tế tập trung tại các khu công nghiêp đã làm cho môi trƣờng bị ô nhiễm nghiêm
trọng, đặc biệt sự hiện diện của kim loại nặng trong môi trƣờng nƣớc đã và đang là vấn
đề đang đƣợc toàn xã hội lƣu tâm.
Trong mơi trƣờng thủy sinh, trầm tích có vai trò quan trọng trong sự hấp thụ các
kim loại nặng bởi sự lắng đọng của các hạt lơ lửng và các quá trình có liên quan đến bề
mặt các vật chất vơ cơ và hữu cơ trong trầm tích. Sự tích tụ kim loại nặng sẽ ảnh hƣởng
đến đời sống của các sinh vật thủy sinh, gây ảnh hƣởng đến sức khỏe của con ngƣời
thông qua chuỗi thức ăn. Sự tích tụ kim loại nặng trong sinh vật có thể đe dọa sức khỏe
của nhiều loài sinh vật đặc biệt cá, chim và con ngƣời. Do vậy, đánh giá hiện trạng kim
loại nặng trong mơi trƣờng trầm tích là rất cần thiết do bởi tính độc, tính bền vững và
sự tích tụ sinh học của chúng.
Trong những năm gần đây, kim loại nặng đã đƣợc nghiên cứu nhiều trong trầm
tích cửa sông, vùng ven biển, và rừng ngập mặn tại một số quốc gia trên thế giới.
Ở Việt Nam, nghiên cứu về kim loại nặng tập trung ở vùng đô thị và vùng đất phèn,

tuy nhiên nghiên cứu kim loại nặng trong trầm tích tại các hồ đơ thị vẫn chƣa đƣợc
quan tâm nhiều.
Trầm tích hồ đơ thị rất giàu sulphide và vật chất hữu cơ, đây chính là nơi lắng
đọng và lƣu giữ các chất ơ nhiễm có nguồn gốc từ đất liền, nhất là kim loại nặng. Trên
cơ sở các vấn đề vừa mới đề cập, đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp
kiểm soát kim loại nặng trong trầm tích hồ Bàu Tràm – TP Đà Nẵng” đƣợc thực hiện
với mục tiêu tổng quát là xác đánh giá hàm lƣợng kim loại nặng As, Cd, Hg, Cr, Cu,
Pb, Zn trong trầm tích tại hồ Bàu Tràm – thành phố Đà Nẵng. Từ đó, đề xuất giải pháp
nhằm kiểm soát hàm lƣợng kim loại nặng bằng mơ hình đất ngập nƣớc.


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TCCP

:Tiêu chuẩn cho phép

TP

: Thành phố

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

UBND

: Ủy ban nhân dân

NXB


: Nhà xuất bản

XLNT

: Xử lý nƣớc thải

TS

: Tiến sĩ

Th.S

: Thạc sĩ

Gs.TSKH

:Giáo sƣ Tiến sĩ khoa học

QCVN

:Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

:Tiêu chuẩn Việt Nam

BTNMT

: Bộ tài nguyên môi trƣờng


ĐH

: Đại học

NXB

:Nhà xuất bản

ISO

: International Organization for Standardization

FWS

: Free water surface

HSF

: Horizontal subsurface flow

VSF

: Vertical subsurface flow

US-EPA

: The current United States Environmental Protection Agency


DANH MỤC BẢNG


Bảng 1.1. Kết quả quan trắc chất lƣợng trầm tích tại hồ cơng viên 29/3 ....................... 15
Bảng 3.1. Kết quả phân tích hàm lƣợng kim loại nặng trong nƣớc hồ Bàu Tràm ......... 33
Bảng 3.2. Kết quả phân tích hàm lƣợng kim loại nặng trong trầm tích hồ Bàu Tràm... 35


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Nƣớc thải của nhà máy xi măng Coseco xả vào hồ Bàu Tràm ........................ 7
Hình 1.2. Sơ đồ tuyến cống tách nƣớc mƣa ra khỏi hồ .................................................. 11
Hình 1.3. Các phƣơng án bổ cấp nƣớc sạch cho hồ đơ thị ............................................. 12
Hình 1.4. Sơ đồ nguyên tắc thay nƣớc tầng đáy ............................................................ 13
Hình 1.5. Bản đồ vị trí hồ Bàu Tràm ............................................................................. 16
Hình 1.6. Quang cảnh hồ Bàu Tràm .............................................................................. 17
Hình 1.7. Nguồn gây tác động đến hồ Bàu Tràm .......................................................... 18
Hình 1.8. Khảo sát khu vực xung quanh hồ Bàu Tràm .................................................. 18
Hình 1.9. Các khu dân cƣ đang đƣợc xây dựng xung quanh hồ Bàu Tràm ................... 19
Hình 1.10. Các cống xả nƣớc thải sinh hoạt vào hồ Bàu Tràm ..................................... 19
Hình 2.1. Bản đồ quy hoach khu vực hồ Bàu Tràm ....................................................... 24
Hình 2.2. Cây chuối hoa ................................................................................................. 25
Hình 2.3. Vị trí lấy mẫu bùn .......................................................................................... 26
Hình 2.4. Sơ đồ vị trí lấy mẫu tại hồ Bàu Tràm ............................................................. 26
Hình 2.5. Mơ hình thùng có cây..................................................................................... 27
Hình 2.6. Chuẩn bị dung dịch tƣới ................................................................................. 28
Hình 2.7. Tƣới nƣớc vào mơ hình ........................Ошибка! Закладка не определена.
Hình 3.1. Hàm lƣợng các kim loại nặng Cd2+, Cu2+, Pb2+, Zn2+, Hg2+, As2+, Cr6+ trong
nƣớc của hồ Bàu Tràm qua 3 lần khảo sát ..................................................................... 34
Hình 3.2. Hàm lƣợng các kim loại nặng Cd2+, Cu2+, Pb2+, Zn2+, Hg2+, As2+, Cr6+ trong
trầm tích của hồ Bàu Tràm qua 3 lần khảo sát ............................................................... 36
Hình 3.3. Sự sinh trƣởng và phát triển của cây chuối hoa trong mơ hình ..................... 37
Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa số lƣợng cây trong mơ hình .................... 38

Hình 3.5. Sự thay đổi hàm lƣợng kim loại nặng Hg2+ sau khi qua mơ hình 1, 2 ........... 38
Hình 3.6. Sự thay đổi hàm lƣợng kim loại nặng Hg2+ sau khi qua mơ hình 3, 4 ........... 39
Hình 3.7. Sự thay đổi hàm lƣợng kim loại nặng Hg2+ sau khi qua mơ hình 5, 6 ........... 39
Hình 3.8. Sự thay đổi hàm lƣợng kim loại nặng Hg2+ sau khi qua mô hình 7, 8 ........... 40



1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ KIM LOẠI NẶNG
1.1.1 Định nghĩa và nguồn phát sinh kim loại nặng
Kim loại nặng là những kim loại có tỷ trọng lớn hơn 5g/cm3 và thông thƣờng chỉ
những kim loại hoặc các á kim liên quan đến sự ô nhiễm và độc hại. Tuy nhiên chúng
cũng bao gồm những nguyên tố kim loại cần thiết cho một số sinh vật ở nồng độ thấp
(Adriano, 2001). Kim loại nặng đƣợc đƣợc chia làm 3 loại: các kim loại độc (Hg, Cr,
Pb, Zn, Cu, Ni, Cd, As, Co, Sn,…), những kim loại quý (Pd, Pt, Au, Ag, Ru,…), các
kim loại phóng xạ (U, Th, Ra, Am,…).
Kim loại nặng hiện diện trong tự nhiên đều có trong đất và nƣớc, hàm lƣợng của
chúng thƣờng tăng cao do tác động của con ngƣời. Các kim loại nặng do tác động của
con ngƣời là nguồn gây ô nhiễm kim loại nặng chủ yếu khi chúng đi vào môi trƣờng
đất và nƣớc. Các kim loại do hoạt động của con ngƣời nhƣ As, Cd, Cu, Ni và Zn thải ra
ƣớc tính là nhiều hơn so với nguồn kim loại có trong tự nhiên, đặc biệt đối với chì 17
lần. Nguồn kim loại nặng đi vào đất và nƣớc do tác động của con ngƣời bằng các con
đƣờng chủ yếu nhƣ bón phân, bã bùn cống và thuốc bảo vệ thực vật và các con đƣờng
phụ nhƣ khai khoáng và kỹ nghệ hay lắng đọng từ khơng khí.
1.1.2. Tính chất của kim loại nặng
Kim loại nặng không bị phân hủy sinh học, không độc khi ở dạng nguyên tố tự do
nhƣng nguy hiểm đối với sinh vật sống khi ở dạng cation do khả năng gắn kết với các
chuỗi cacbon ngắn dẫn đến sự tích tụ trong cơ thể sinh vật sau nhiều năm. Đối với con

ngƣời, có khoảng 12 nguyên tố kim loại nặng gây độc nhƣ chì, thủy ngân, nhôm,
arsenic, cadmium, nickel… Một số kim loại nặng đƣợc tìm thấy trong cơ thể và thiết
yếu cho sức khỏe con ngƣời, chẳng hạn nhƣ sắt, kẽm, magnesium, cobalt, manganese,
molybdenum và đồng mặc dù với lƣợng rất ít nhƣng nó hiện diện trong q trình
chuyển hóa. Tuy nhiên, ở mức thừa của các nguyên tố thiết yếu có thể nguy hại đến đời
sống của sinh vật. Các nguyên tố kim loại cịn lại là các ngun tố khơng thiết yếu và
có thể gây độc tính cao khi hiện diện trong cơ thể, tuy nhiên tính độc chỉ thể hiện khi


2

chúng đi vào chuỗi thức ăn. Các nguyên tố này bao gồm thủy ngân, nickel, chì, arsenic,
cadmium, nhơm, platinum và đồng ở dạng ion kim loại. Chúng đi vào cơ thể qua các
con đƣờng hấp thụ của cơ thể nhƣ hơ hấp, tiêu hóa và qua da. Nếu kim loại nặng đi vào
cơ thể và tích lũy bên trong tế bào lớn hơn sự phân giải chúng thì chúng sẽ tăng dần và
sự ngộ độc sẽ xuất hiện. Do vậy ngƣời ta bị ngộ độc không những với hàm lƣợng cao
của kim loại nặng mà cả khi với hàm lƣợng thấp và thời gian kéo dài sẽ đạt đến hàm
lƣợng gây độc. Tính độc hại của các kim loại nặng đƣợc thể hiện qua:
(1) Một số kim loại nặng có thể bị chuyển từ độc thấp sang dạng độc cao hơn
trong một vài điều kiện mơi trƣờng, ví dụ thủy ngân.
(2) Sự tích tụ và khuếch đại sinh học của các kim loại này qua chuổi thức ăn có
thể làm tổn hại các hoạt động sinh lý bình thƣờng và sau cùng gây nguy hiểm cho sức
khỏe của con ngƣời.
(3) Tính độc của các ngun tố này có thể ở một nồng độ rất thấp khoảng 0.1-10
-1

mg.L
1.1.3. Ô nhiễm kim loại nặng trên thế giới và Việt Nam
Ô nhiễm kim loại ở môi trƣờng biển đã gia tăng trong những năm gần đây do dân
số toàn cầu gia tăng và sự phát triển cơng nghiệp. Ơ nhiễm kim loại nặng ở nhiều vùng

cửa sông, vùng ven biển trên thế giới đã đƣợc biết từ lâu bởi tính độc hại đe dọa đến sự
sống của sinh vật thủy sinh, gây nguy cơ cho sức khỏe của con ngƣời.
Ô nhiễm Pb và Zn là một trong những điều đáng quan tâm do ảnh hƣởng độc hại
-1

của chúng lên hệ sinh thái tại các cửa sông ở Úc, với hàm lƣợng rất cao 1000μg.g Pb,
-1

2000 μg.g Zn có thể tìm thấy trong các trầm tích bị ơ nhiễm đã xác định hàm lƣợng
-1

chì vơ cơ trong trầm tích cửa sơng ở Anh biến động từ 25 μg.g trong khu vực không
-1

bị ô nhiễm đến hơn 2700 μg.g trong cửa sông Gannel nơi nhận chất thải từ việc khai
thác mỏ chì. Hàm lƣợng của các hợp chất chì này có lẽ có nguồn gốc do sử dụng xăng


3

dầu pha chì. Tƣơng tự nhƣ Pb, hàm lƣợng As cũng đã đƣợc xác định ở nhiều vùng cửa
sông, vùng ven biển trên thế giới.
Hàm lƣợng Cd cũng đƣợc xác định ở Anh tại các cửa sông không bị ô nhiễm với hàm
-1

lƣợng 0.2 μg.g , tại các cửa sông bị ơ nhiễm nặng hàm lƣợng này có thể lên đến 10
-1

μg.g . Sông Deule ở Pháp là một trong những con sông bị ô nhiễm rất nặng do hứng
chịu chất thải từ nhà máy luyện kim. Hàm lƣợng kim loại trong trầm tích sơng này rất

-1

cao (480 mg.kg )
Hàm lƣợng kim loại nặng trong trầm tích tại vùng cửa sông, vùng ven biển trên
thế giới nơi có rừng ngập mặn cũng đã đƣợc xác định từ ít bị ơ nhiễm cho đến ô nhiễm
nặng.
1.1.4. Ảnh hƣởng của kim loại nặng đến mơi trƣờng và sức khỏe con ngƣời
Ơ nhiễm mơi trƣờng do tính độc hại của kim loại nặng gây mất cân bằng sinh thái
làm suy giảm nhiều quần thể sinh vật đã đƣợc tìm thấy ở nhiều quốc gia trên thế giới.
The Severn Estuary là một trong những con sông lớn nhất ở Anh là nơi ở và sinh sản
của nhiều lồi cá. Nhiều thập kỉ qua, sơng này đã phải hứng chịu nhiều ô nhiễm kim
loại nặng nhƣ chì, cadmium và nhiều nguyên tố khác từ nhiều nguồn khác nhau.
Ngày nay con ngƣời tiếp xúc trực tiếp với kim loại nặng ở nhiều dạng thức khác nhau.
Kim loại nặng đã đi vào cơ thể con ngƣời và sinh vật qua chuỗi thức ăn. Loài ngƣời
tiếp xúc lâu dài với các kim loại độc hại trong môi trƣờng với liều lƣợng khác nhau.
Giáo sƣ Jerome Nriagu thuộc trƣờng đại học Michigan khẳng định: “Hơn 1 tỷ ngƣời đã
thành các vật thí nghiệm thực sự khi tiếp xúc với những kim loại độc có hàm lƣợng cao
trong môi trƣờng”. Theo tác giả này, nhiều triệu ngƣời bị các chứng nhiễm độc kim
loại dƣới mức phát bệnh. Sự nhiễm độc ngày càng tràn lan, nhất là nếu nhƣ việc xả
chất thải cứ tiếp tục theo mức độ hiện nay thì ta khó lịng hy vọng sự tăng trƣởng này
có khi nào giảm đi đƣợc. Trong một nghiên cứu số lƣợng kim loại xả ra trên toàn cầu,
khẳng định là nó gia tăng ở thế giới thứ ba, có lẽ do việc các công nghiệp gây ô nhiễm
nhất đƣợc đƣa sang các nƣớc phƣơng Nam và giảm bớt ở các nƣớc công nghiệp, do đó


4

ngƣời và các sinh vật khác phải tiếp xúc với kim loại ở mức cao hơn nhiều so với mức
họ vẫn sống”. Về mặt này, thuỷ ngân, Crom,Cadimi, Chì ở trong số những kim loại
nặng độc hại nhất, sau đó đến Đồng. Lẽ tất nhiên,nếu ta loại trừ các kim loại độc hại

nhất hoặc các kim loại khơng có chút ích lợi nào cho ngƣời mà ta đã biết nhƣ Chì,
Cadimi thì ở đây cũng thế, “ chính là liều lƣợng tạo chất độc”, nhƣ Paracelse đã nói ở
thời Trung cổ. Trong một chế độ ăn uống bình thƣờng, ngƣời ta tiêu thụ từ 2 đến 5 mg
đồng mỗi ngày. Thấp hơn số lƣợng này sinh ra bệnh thiếu máu và ở trƣờng hợp đặc
biệt của các trẻ em, ngƣời ta thấy có sự chậm tâm thần vận động, nhƣng nếu liều lƣợng
cao hơn 15 mg/ngày, những triệu chứng nôn mữa và đau bụng xuất hiện và ở các ca
nghiêm trọng có thể tiến đến hơn mê và tử vong. Kim loại, hợp kim và hợp chất kim
loại rất cần cho khoa học và công nghệ hiện đại dù rằng ngày nay, việc thay thế bằng
các hợp chất hữu cơ trong một số ứng dụng quan trọng (sợi quang và những chất bán
dẫn hữu cơ) khơng cịn là ngoại lệ. Rất hiếm thấy một kim loại mà khơng có một ứng
dụng nào đó. Văn minh và kinh tế của những quốc gia từ thời cổ đại đều dựa ít nhất là
một phần vào các kim loại. Đối với cuộc sống hiện đại thì ln cần đến kim loại, dù
rằng chất dẻo hiện nay đã thay thế kim loại trong một số ứng dụng. Thế nhƣng nhiều
khi cũng cần đến các xúc tác kim loại để xúc tiến quá trình polyme hoá tạo thành các
chất dẻo.Những chất xúc tác một khi dùng rồi đƣợc thải ra môi trƣờng. Các kim loại
của chúng có thể gây ra những hiểm hoạ ghê gớm không lƣờng trƣớc đƣợc: bệnh
Minamata chẳng phải là bắt nguồn từ thuỷ ngân của chất xúc tác phản ứng polyme hố
hay sao? Sự thật là khơng tránh đƣợc một q trình cơng nghiệp tạo ra những chất thải
kim loại làm cho môi trƣờng trở nên một bãi rác. Bệnh dịch âm ỉ và nguy hại của các
vụ nhiễm độc kim loại nặng càng thêm nghiêm trọng do các kim loại nặng hiển nhiên
là không phân huỷ đƣợc và là nguyên tố tồn tại lâu bền trong môi trƣờng sống của con
ngƣời và động vật. Thật ra, chúng tồn tại vĩnh viễn nếu nhƣ ta so sánh thời gian tồn tại
của chúng với tuổi thọ của sinh vật ( ta không bàn đến các phản ứng phóng xạ). Trong
điều kiện bình thƣờng thì khơng thể nào biến đổi và phá huỷ đƣợc chúng. Thế nhƣng,
dƣới tác động của một số vi khuẩn, chúng có thể kết hợp với các hợp chất hữu cơ để


5

tạo nên những chất rất độc có khả năng len lỏi vào mạch thực phẩm và đi vào cơ thể

con ngƣời nhƣ trƣờng hợp metyl thuỷ ngân ở Minamata. Ngƣời ta cho rằng sự độc hại
gây nên do tất cả các kim loại nặng đƣợc thải hàng năm vào sinh quyển vƣợt xa độc hại
của tất cả các chất thải hữu cơ và phóng xạ.
1.2. Ô NHIỄM NGUỒN NƢỚC HỒ ĐƠ THỊ
1.2.1. Chất lƣợng nguồn nƣớc hồ thị
Tốc độ cơng nghiệp hố và đơ thị hố khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp
lực ngày càng nặng nề dối với tài nguyên nƣớc trong vùng lãnh thổ. Môi trƣờng nƣớc ở
nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ơ nhiễm bởi nƣớc thải, khí
thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang
gây ô nhiễm mơi trƣờng nƣớc do khơng có cơng trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô
nhiễm nƣớc do sản xuất công nghiệp là rất nặng.
Tại cụm công nghiệp Tham Lƣơng, thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nƣớc bị
nhiễm bẩn bởi nƣớc thải công nghiệp với tổng lƣợng nƣớc thải ƣớc tính 500.000
m3/ngày từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm, dệt. Ở thành phố Hà Nội, tổng lƣợng
nƣớc thải của thành phố lên tới 300.000 - 400.000 m3 /ngày; chỉ số BOD, oxy hoà tan,

các chất NH4+ , NO−
2 , NO3 ở các hồ nội thành đều vƣợt quá quy định cho phép. Không

chỉ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà ở các đơ thị khác nhƣ Hải Phòng, Huế, Đà
Nẵng, Nam Định, Hải Dƣơng… nƣớc thải sinh hoạt cũng không đƣợc xử lý độ ô nhiễm
nguồn nƣớc nơi tiếp nhận nƣớc thải đều vƣợt quá tiểu chuẩn cho phép (TCCP), các
thông số chất lơ lửng (SS), BOD; COD; oxy hoà tan (DO) đều vƣợt từ 5-10 lần, thậm
chí 20 lần TCCP.
Sở Tài ngun – Mơi trƣờng TP Đà Nẵng ngày 12/09/2008 đã có kết quả quan
trắc chất lƣợng nƣớc hồ công viên 29-3, theo đó, kết quả cho thấy hàm lƣợng oxy trong
nƣớc (DO) thấp hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn. Một số chất hữu cơ nhƣ COD, NH4+
đều vƣợt tiêu chuẩn cho phép. Trong đó, COD vƣợt tiêu chuẩn 3,3 – 3,8 lần, NH4+ vƣợt
tiêu chuẩn 3,26 – 5,58 lần. Ngoài ra, hàm lƣợng kim loại nặng trong nƣớc nhƣ Cu, Pb,



6

cũng vƣợt tiêu chuẩn cho phép. Sau đó, thành phố đã bịt 3 cống xả nƣớc thải vào hồ,
đồng thời xây dựng tuyến mƣơng thốt nƣớc bao quanh hồ có tổng chiều dài 727m và
tiếp hành các biện pháp nạo vét, xử lý nƣớc hồ ở đây. Đến nay thì chất lƣợng nƣớc đã
đƣợc cải thiện nhiều.
Trên địa bàn quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng, kết quả quan trắc chất lƣợng nƣớc
hồ trong các năm 2007 – 2009 cho thấy, mức độ ô nhiễm các hồ trên địa bàn quận chủ
yếu là do ô nhiễm chất dinh dƣỡng và ô nhiễm vi sinh. Để khắc phục tình trạng này,
quận Thanh Khê đã thực hiện nhiều giải pháp xử lý môi trƣờng. Đối với hồ Thạc Gián
- Vĩnh Trung, sau 4 năm thực hiện xử lý ô nhiễm bằng biện pháp sinh học dùng bèo lục
bình kết hợp duy trì vệ sinh thƣờng xuyên, đến nay chất lƣợng môi trƣờng nƣớc hồ đã
đƣợc cải thiện rõ rệt, cảnh quan ven hồ sạch, đẹp. Đối với hồ Xuân Hòa A, năm 2006,
quận Thanh Khê đã giao cho Công ty TNHH Du lịch và Thƣơng mại Viễn Nam (Công
ty Viễn Nam) quản lý, khai thác (hoạt động kinh doanh dịch vụ nhà hàng), đồng thời
chịu trách nhiệm bảo vệ, xử lý ô nhiễm tại hồ này. Công ty Viễn Nam đã dọn cỏ dại,
bèo dƣới lịng hồ và xây dựng một số cơng trình nhƣ khu dƣỡng sinh, cây xanh và đèn
trang trí trong khu vực hồ. Đến năm 2007, Công ty Viễn Nam tiếp tục đề nghị UBND
quận Thanh Khê giao hồ 2ha ở phƣờng Thanh Khê Tây để khai thác, kinh doanh dịch
vụ nhà hàng.
1.2.2. Các nguồn gây ô nhiễm hồ đơ thị
1.2.2.1. Ơ nhiễm do tự nhiên
Sự ơ nhiễm nƣớc gây ra bởi các quá trình vận động của vỏ quả đất hay thiên tai
nhƣ bão, lũ lụt, …Tuy nhiên, tất cả những thiên tai này diễn ra không thƣờng xun,
khơng phải là ngun nhân chính dẫn đến sự ơ nhiễm của nƣớc hồ đơ thị.
1.2.2.2.

Ơ nhiễm do nhân tạo


 Từ hoạt động công nghiệp
Nƣớc thải từ các hoạt động sản xuất của các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp và các khu công nghiệp. Nƣớc thải sản xuất có thành phần rất đa dạng
và phức tạp, ngoài các chất hữu cơ, chất dinh dƣỡng đến hàm lƣợng các kim loại nặng


7

và các chất độc gây mùi,…Dù đa số các khu công nghiệp đã có hệ thống xử lý nƣớc
thải tập trung nhƣng vẫn cịn tình trạng xả lắng nƣớc thải vào các hồ đơ thị.

Hình 1.1. Nước thải của nhà máy xi măng Coseco xả vào hồ Bàu Tràm
 Do hoạt động sản xuất nông nghiệp
Việc lạm dụng và sử dụng khơng hợp lý các loại hóa chất trong sản xuất nông
nghiệp, không tuân thủ theo đúng những qui định nghiêm ngặt về quy trình sử dụng.
Từ đó, lƣợng hóa chất dƣ này theo dòng nƣớc và đi vào hồ đô thị làm gia tăng chất ô
nhiễm trong hồ.
Chăn nuôi với quy mơ lớn hay nhỏ thì chất thải vẫn chƣa đƣợc xử lý, các chất
thải chăn nuôi không chỉ ảnh hƣởng nặng nề đến khơng khí mà cịn ngấm vào đất gây
ảnh hƣởng đến nguồn nƣớc gây suy giảm chất lƣợng nƣớc. Việc xử lý xác động vật
chết do dịch bệnh vẫn chƣa đƣợc ngƣời dân xử lý một cách hiệu quả làm gia tăng
lƣợng chất thải ngấm vào đất.
 Nƣớc thải từ khu dân cƣ
Nƣớc thải từ các khu dân cƣ và các khu vực công cộng chứa lƣợng chất gây ơ
nhiễm nhất định từ q trình sinh hoạt và vệ sinh của con ngƣời. Lƣợng nƣớc này nếu
không đƣợc thu gom vào hệ thống thu gom chung mà đổ trực tiếp vào hồ thì sẽ gây ơ
nhiễm nguồn nƣớc. Thành phần nƣớc thải sinh hoạt không phức tạp nhƣ nƣớc thải
3−
công nghiệp nhƣng chứa lƣợng lớn các chất hữu cơ, các chất dinh dƣỡng (NO−
3 , PO4 ),



8

các chất rắn và vi trùng. Những chất này nếu gia tăng trong hồ thì sẽ gây suy giảm chất
lƣợng nƣớc, gây ảnh hƣởng đến thủy sinh vật, đến cảnh quang xung quanh.
 Nƣớc chảy tràn
Bên cạnh khu vực hồ thì thƣờng có thể là các khu dân cƣ, khu bệnh viện,
trƣờng học, cơ quan và cả khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ. Nếu lƣợng nƣớc
mƣa khơng đƣợc thu gom bằng hệ thống riêng thì nó sẽ trực tiếp cuốn trôi các chất độc
hại trên bề mặt các khu vực trên và đi vào hồ. Loại nƣớc này thƣờng chứa nhiều chất
dinh dƣỡng, chất rắn, dầu mỡ và vi trùng…Điều này sẽ gây suy giảm chất lƣợng nƣớc
hồ thị.
1.2.2.3. Do một số nguyên nhân khác
+ Do tác động của ơ nhiễm khơng khí: các khí thải từ nhà máy mang theo các khí
CO, CO2 , SO2 , NO2 , … làm ơ nhiễm khơng khí, kết hợp với hơi nƣớc bốc hơi gây nên
mƣa axit, làm giảm độ pH của sơng hồ, làm chết các lồi thủy sinh.
+ Hệ thống ao hồ không đƣợc nạo vét dẫn đến tích tụ một khối lƣợng lớn các vật
chất hữu cơ từ nƣớc thải, rác thải gây bồi lắng và ảnh hƣởng đến việc tiêu thốt của
dịng nƣớc. Các bãi chôn rác không đạt yêu cầu kỹ thuật, nƣớc rỉ ra từ rác thấm vào
mạch nƣớc ngầm hoặc cho chảy tràn trên mặt đất vào kênh rạch. Các dòng nƣớc mặt
trên sơng, kênh rạch cịn bị ơ nhiễm do xăng dầu của các tàu bè đi lại, hoặc các sự cố
vận chuyển khác trên sông, biển. Ảnh hƣởng do chƣa có ý thức về sử dụng và bảo vệ
nguồn nƣớc nhƣ sử dụng bừa bãi hoang phí, khơng đúng mục đích sử dụng.
1.2.3. Các chất gây ơ nhiễm
 Các hợp chất hữu cơ
- Các hợp chất hữu cơ không bền: các cacbonhydrat, các loại protein, các chất
béo,...
- Các hợp chất hữu cơ bền vững thƣờng là các hợp chất có độc tính sinh học
cao, khó bị phân hủy bởi các tác nhân vi sinh vật: các hợp chất phenol, các loại hóa

chất bảo vệ thực vật hữu cơ, tanin và lignin, các hydrocacbon đa vòng và ngƣng tụ,...
 Các kim loại nặng


9

- Chì (Pb): có độc tính đối với não, có thể gây chết ngƣời nếu bị nhiễm độc
nặng.
- Thủy ngân (Hg): rất độc với ngƣời và thủy sinh.
- Asen (As): rất độc, dễ dàng hấp thụ vào cơ thể qua ăn uống, hô hấp, qua da.
Gây ung thƣ da, phổi, xƣơng, và làm sai lệch nhiễm sắc thể,...
- Các nguyên tố khác có độc tính rất cao nhƣ: Cadimi, Crom, Niken,...là tác
nhân gây hại cho ngƣời và thủy sinh ngay ở nồng độ thấp.
 Các chất rắn: (chất rắn lơ lửng)
Có trong nƣớc tự nhiên là do quá trình xói mòn, do nƣớc chảy tràn từ đồng
ruộng, do nƣớc thải sinh hoạt và công nghiệp. Có thể gây trở ngại cho việc nuôi trồng
thủy sản, cấp nƣớc sinh hoạt.
 Màu: có nguồn gốc
- Các chất hữu cơ dễ phân hủy bởi các tác nhân vi sinh vật.
- Sự phát triển của một số loài thực vật nƣớc: tảo, rong rêu,...
- Có chứa các hợp chất sắt, mangan ở dạng keo.
- Có chứa các tác nhân gây màu: kim loại (Cr, Fe,...), các hợp chất hữu cơ
tanin, lignin, ...
 Mùi: do các nguyên nhân
- Có các chất hữu cơ từ cống rãnh khu dân cƣ, các xí nghiệp chế biến thực
phẩm.
- Có các sản phẩm từ sự phân hủy các xác chết động vật.
- Nƣớc thải công nghiệp hóa chất, chế biến dầu mỡ.
 Các chất dinh dưỡng
Việc sử dụng dƣ thừa các chất dinh dƣỡng vô cơ (photphat, muối amon, ure,

nitrat, kali,...) trong quá trình sử dụng phân bón cho cây trồng sẽ gây lên hiện tƣợng
phú dƣỡng trong nƣớc bề mặt v.v…


10

1.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG NGUỒN NƢỚC
Chất lƣợng nguồn nƣớc đƣợc đánh giá thông qua nồng độ hoặc hàm lƣợng các tác
nhân vật lý, hóa học, sinh học có trong nƣớc qua các tiêu chuẩn qui định cho từng mục
đích sử dụng.
Thông thƣờng con ngƣời sử dụng nƣớc cho 5 mục đích:
 Nƣớc cấp cho sinh hoạt ( ăn, uống, tắm…).
 Nƣớc phục vụ cho nông nghiệp ( thủy lợi, chăn nuôi gia súc,…).
 Nƣớc phục vụ cho thủy sản và bảo vệ đời sống hoang dã.
 Nƣớc phục vụ cho nhu cầu giải trí, thể thao,…
 Nƣớc cấp cho nơng nghiệp.
Mỗi mục đích có tiêu chuẩn và phƣơng pháp đánh giá riêng về mức độ phù hợp
cho nhu cầu sử dụng. Nƣớc cấp cho ăn uống cần độ tinh khiết cao nhất, nƣớc phục vụ
nhu cầu giải trí, thủy sản và bảo vệ đời sống hoang dã cũng cần có chất lƣợng cao.
Trong khi đó nguồn nƣớc làm mát, nƣớc rửa trong công nghiệp không yêu cầu độ tinh
khiết cao.
Để xem xét một nguồn nƣớc có đạt yêu cầu sử dụng cho từng mục đích sử dụng
hay khơng cần phải so sánh chất lƣợng nguồn nƣớc đó với tiêu chuẩn chất lƣợng nguồn
nƣớc do các tổ chức chuyên môn quốc tế hoặc nhà nƣớc qui định. Trong các tiêu chuẩn
chất lƣợng nƣớc, ngƣời ta thƣờng dùng các chỉ tiêu vật lý, hóa học, sinh học (thƣờng là
các tác nhân ô nhiễm) đặc trƣng để đánh giá chất lƣợng nguồn nƣớc theo các dạng tác
động của chúng lên hệ sinh thái thủy vực. Có thể đánh giá theo các phƣơng pháp sau:
Việc đánh giá trực tiếp và độc lập các thông số, chỉ tiêu sẽ có đƣợc thông tin
nhanh về nguồn gốc gây ô nhiễm thông qua các chỉ tiêu ô nhiễm đặc trƣng.
o Các chỉ tiêu vật lý: nhiệt độ, pH, độ màu, độ đục, độ dẫn điện….đánh giá về

mặt định tính ơ nhiễm bẩn của nƣớc do các loại nƣớc thải công nghiệp, nƣớc thải đô
thị…


11

o Các hợp chất hữu cơ đƣợc xác định bằng cách đo lƣợng oxy tiêu thụ cho
quá trình phân hủy chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học do vi sinh vật hoặc cho q trình
oxy hóa các chất hữu cơ bởi các chất oxy hóa mạnh nhƣ K 2 Cr2 O4 , KMnO4 để biết mức
độ nhiễm bẩn chất hữu cơ trong nƣớc thải, khả năng phân hủy chúng trong nguồn nƣớc
(theo tỉ số BOD/COD)…
o Chỉ tiêu oxy hòa tan (DO) đánh giá trực tiếp mức độ nhiễm bẩn chất hữu cơ
của nguồn nƣớc cũng nhƣ trạng thái chất lƣợng và khả năng tự làm sạch của nguồn
nƣớc.
3−
o Các chỉ tiêu Nitơ, Photpho (NH4+, NO−
3 , PO4 ,…) để đánh giá mức độ, khả

năng phú dƣỡng của nguồn nƣớc do nƣớc thải sinh hoạt, nƣớc thải công nghiệp, hoặc
nƣớc chảy tràn vào các lƣu vực tiếp nhận.
o Các chỉ tiêu sinh học (Coliform,..) đánh giá mức độ tồn tại và khả năng gây
dịch bệnh của nguồn nƣớc,..
1.4. CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SỐT CHẤT LƢỢNG NGUỒN NƢỚC VÀ TRẦM
TÍCH HỒ ĐÔ THỊ
1.4.1. Tách nƣớc thải và nƣớc mƣa đợt đầu ra khỏi hồ
Khi xả vào hồ, các loại nƣớc thải đô thị sẽ gây lắng cặn, ô nhiễm hữu cơ làm
thiếu hụt oxy, gây phú dƣỡng và độc hại đối với nguồn nƣớc. Vì vậy các loại nƣớc thải
này cần đƣợc tách khỏi hồ hoặc phải đƣợc xử lý đáp ứng yêu cầu vệ sinh mới đƣợc xả
vào hồ. Nƣớc mƣa từ các khu dân cƣ, đô thị và khu công nghiệp cuốn trôi các chất bẩn
trên bề mặt và khi chảy vào sông, hồ sẽ gây nhiễm bẩn thuỷ vực. Vì vậy, ngồi nƣớc

thải, nƣớc mƣa đợt đầu trong khu vực đơ thị cũng cần phải tách khỏi hồ.

Hình 1.2. Sơ đồ tuyến cống tách nước mưa ra khỏi hồ


12

Ghi chú:

1. Đập tràn tách nƣớc thải và nƣớc mƣa đợt đầu.
2. Tuyến cống bao tách nƣớc thải xả ra sơng (mƣơng) thốt nƣớc hoặc dẫn
về trạm XLNT tập trung.
3. Phai chắn điều chỉnh mực nƣớc trong hồ.

1.4.2. Xử lý nƣớc thải khi xả vào hồ
Trong trƣờng hợp đặc biệt, khi tổ chức thoát nƣớc phân tán, nƣớc thải đƣợc xử
lý đáp ứng các quy định về vệ sinh môi trƣờng và phù hợp với khả năng tự làm sạch
của nguồn tiếp nhận sẽ đƣợc xả vào hồ. Sơ đồ tổ chức thoát nƣớc và xử lý nƣớc thải
nhƣ thế sẽ có hiệu quả kinh tế cao do giảm đƣợc kinh phí đầu tƣ xây dựng các tuyến
cống thốt nƣớc thải. Mặt khác, về mùa khô khi độ bốc hơi từ mặt nƣớc hồ lớn, nƣớc
thải đƣợc làm sạch sẽ thƣờng xuyên bổ cập để duy trì mực nƣớc, đảm bảo cảnh quan
cho hồ đơ thị.[2]
1.4.3. Tăng cƣờng q trình tự làm sạch hồ
Tự làm sạch là tổ hợp các quá trình tự nhiên nhƣ các quá trình thuỷ động lực,
hoá học, vi sinh vật học, thuỷ sinh học, diễn ra trong nguồn nƣớc mặt bị nhiễm bẩn
nhằm phục hồi lại trạng thái chất lƣợng nƣớc ban đầu. Nhƣ vậy, tự làm sạch bao gồm
các quá trình vật lý pha loãng nƣớc hồ với nƣớc thải, làm giàu oxy cho hồ và q trình
sinh học, hố học chuyển hố các chất ô nhiễm trong hồ.

a. Nguồn nước sạch là hồ


b. Nguồn nƣớc sạch là sơng

Hình 1.3. Các phương án bổ cấp nước sạch cho hồ đô thị


13

1.4.4. Giảm thiểu nguồn ô nhiễm từ tầng đáy và bùn cặn
+ Nạo vét lòng hồ
Biện pháp này thƣờng chỉ áp dụng cho các hồ nhỏ, đặc biệt là các hồ nội thành.
Vấn đề lớn nhất của giải pháp này là việc xử lý bùn cặn nạo vét (ô nhiễm các kim loại
nặng gây độc, với yêu cầu diện tích lớn cho bãi chôn lấp bùn) và dễ gây ra hiện tƣợng
phốt pho tái hoà nhập tức thời vào nƣớc lớn, làm thay đổi môi trƣờng sống của thuỷ
sinh. Chi phí cho giải pháp này thƣờng cao. Tuy nhiên, so với giải pháp bao phủ lát
đáy, giải pháp này hiệu quả cao hơn do loại bỏ đƣợc toàn bộ chất ô nhiễm tích tụ ra
khỏi hồ.
+ Thay nước tầng đáy
Nƣớc tầng đáy thƣờng nghèo oxy và giàu chất dinh dƣỡng do quá trình lắng và
bổ sung từ bùn đáy. Biện pháp này nhằm bổ sung oxy cho tầng đáy và giảm lƣợng dinh
dƣỡng trong nƣớc.

Hình 1.4. Sơ đồ nguyên tắc thay nước tầng đáy
+ Thơng khí tầng đáy
Khi nguồn nƣớc bị ô nhiễm, một trong những biểu hiện là thiếu oxy hoà tan
trầm trọng, đặc biệt ở tầng đáy. Trong kỹ thuật thơng khí tầng đáy, khối nƣớc nghèo
oxy ở tầng đáy đƣợc thiết bị hút lên và trải đều trên mặt thống. Do đƣợc tiếp xúc trực
tiếp với khơng khí giàu oxy nên hiệu quả trao đổi oxy hơn hẳn các phƣơng pháp
khác.[2],[6]



×