Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Đề xuất các giải pháp quản lý môi trường theo hướng giảm thiểu chất thải cho khu công nghiệp dịch vụ thủy sản đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (946.22 KB, 63 trang )

i

Khóa luận tốt nghiệp này là thành quả 4 năm học tập, trau dồi kiến thức tại ĐH
Sư Phạm – ĐH Đà Nẵng và là dấu ấn quan trọng trong bước chuyển tiếp từ một sinh
viên trở thành cử nhân.
Để hồn thành tốt khóa luận này, em đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ
và chỉ bảo tận tình từ gia đình, thầy cơ và bạn bè…
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn đến Th.S Nguyễn Thị Hường, cơ đã tận
tình chỉ bảo em trong suốt q trình làm khóa luận. Em đã học hỏi ở cô rất nhiều kiến
thức chuyên ngành và kinh nghiệm thực tiễn để em hồn thành tốt khóa luận này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong khoa Hóa đã giảng dạy và
trang bị cho em nhiều kiến thức cơ sở và chuyên môn trong suốt 4 năm qua.
Những kiến thức em học được từ thầy cô cùng với sự giúp đỡ động viên từ tất cả
mọi người đã giúp em nỗ lực hồn thành tốt khóa luận này và sẽ là hành trang vững
chắc giúp em vững bước trong tương lai.
Tuy có nhiều nỗ lực cố gắng nhưng khơng tránh khỏi sai sót, khuyết điểm trong
khi thực hiện khóa luận. Mong nhận được sự đóng góp từ các thầy cô bạn bè.
Cuối cùng xin chúc mọi người sức khỏe và thành đạt.
Đà Nẵng, ngày 21 tháng 05 năm 2013
Sinh viên
Lê Thị Phương Thảo


ii i

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
A Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1
B Mục tiêu .................................................................................................................. 1
C Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .............................................................................. 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN VÀ CÁC


VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG ......................................................................................... 3
1.1 Nguyên liệu và quy trình chế biến thủy sản thông dụng ...................................... 3
1.1.1 Nguyên liệu ........................................................................................................ 4
1.1.2 Quy trình cơng nghệ chế biến thủy sản thơng dụng .......................................... 5
1.2 Nguồn gốc phát sinh các chất ô nhiễm trong ngành chế biến thủy sản ............... 5
1.2.1. Chất thải rắn ...................................................................................................... 5
1.2.2. Nước thải .......................................................................................................... 6
1.2.3. Mùi hôi .............................................................................................................. 6
1.2.4 Mối quan hệ giữa các chất thải .......................................................................... 7
1.3. Tác động môi trường của các chất thải ................................................................ 8
1.3.1. Tác động của nước thải đến môi trường .......................................................... 8
1.3.2. Tác động của khí thải đến mơi trường .............................................................. 9
1.3.3 Tác động do hệ thống lạnh ................................................................................. 9
CHƯƠNG 2: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KHU CƠNG
NGHIỆP DỊCH VỤ THỦY SẢN ĐÀ NẴNG ....................................................... 10
2.1 Giới thiệu về khu công nghiệp Dịch vụ Thủy sản Đà Nẵng ............................... 10
2.1.1 Thơng tin chung ............................................................................................... 10
2.1.2 Các loại hình cơng nghiệp hoạt động tại khu công nghiệp .............................. 11
2.2 Điều kiện môi trường tự nhiên xung quanh khu công nghiệp ............................ 13
2.2.1 Đặc điểm khí hậu ............................................................................................. 13
2.2.2 Đặc điểm hải văn ............................................................................................. 15
2.2.3 Tài nguyên sinh vật .......................................................................................... 16
2.3 Nguyên nhiên liệu sản xuất................................................................................. 16


iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 9
A Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 9

B Mục tiêu ................................................................................................................... 9
C Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .............................................................................. 9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN VÀ CÁC
VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG .......................................................................................10
1.1 Ngun liệu và quy trình chế biến thủy sản thơng dụng..................................... 10
1.1.1 Ngun liệu ......................................................................................................10
1.1.2 Quy trình cơng nghệ chế biến thủy sản thông dụng .........................................11
1.2 Nguồn gốc phát sinh các chất ô nhiễm trong ngành chế biến thủy sản ............. 12
1.2.1. Chất thải rắn ....................................................................................................12
1.2.2. Nước thải .........................................................................................................12
1.2.3. Mùi hôi ............................................................................................................13
1.2.4 Mối quan hệ giữa các chất thải ........................................................................13
1.3. Tác động môi trường của các chất thải .............................................................. 14
1.3.1. Tác động của nước thải đến môi trường ........................................................14
1.3.2. Tác động của khí thải đến mơi trường ............................................................14
1.3.3 Tác động do hệ thống lạnh ...............................................................................15
CHƯƠNG 2: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KHU CÔNG
NGHIỆP DỊCH VỤ THỦY SẢN ĐÀ NẴNG........................................................16
2.1 Giới thiệu về khu công nghiệp Dịch vụ Thủy sản Đà Nẵng ............................... 16
2.1.1 Thông tin chung ...............................................................................................16
2.1.2 Các loại hình cơng nghiệp hoạt động tại khu cơng nghiệp ..............................17
2.2 Điều kiện môi trường tự nhiên xung quanh khu cơng nghiệp ............................ 19
2.2.1 Đặc điểm khí hậu .............................................................................................19
2.2.2 Đặc điểm hải văn ..............................................................................................20
2.2.3 Tài nguyên sinh vật ..........................................................................................21
2.3 Nguyên nhiên liệu sản xuất ................................................................................. 21


iv


2.4 Dây chuyền công nghệ ........................................................................................ 22
2.5 Trạm xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp ......................................... 26
2.5.1 Các quyết định thành lập ..................................................................................26
2.5.2 Sơ đồ tổ chức ...................................................................................................26
2.5.3 Công nghệ hiện tại của trạm xử lý nước thải tập trung ....................................27
CHƯƠNG 3: NGUỒN GỐC VÀ TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM TRONG KHU CÔNG
NGHIỆP ...................................................................................................................33
3.1 Nguồn gây ô nhiễm nước .................................................................................... 33
3.1.1 Nước thải sinh hoạt ..........................................................................................33
3.1.2 Nước thải sản xuất............................................................................................34
3.2 Tác động môi trường từ nguồn gây ô nhiễm nước ............................................. 36
3.3 Tác động đến môi trường do nước mưa .............................................................. 36
3.4 Nguồn gây ơ nhiễm khơng khí ............................................................................ 37
3.4.1 Ơ nhiễm khí thải cơng nghiệp chế biến thủy sản .............................................37
3.4.2 Ơ nhiễm mùi hơi...............................................................................................38
3.5 Chất thải rắn tại khu công nghiệp ....................................................................... 38
3.5.1 Chất thải rắn sản xuất .......................................................................................38
3.5.2 Chất thải rắn sinh hoạt......................................................................................39
3.6 Tác động tổng hợp các chất ô nhiễm lên hệ sinh thái ......................................... 42
3.6.1 Hệ sinh thái dưới nước .....................................................................................42
3.6.2 Hệ sinh thái trên cạn .........................................................................................42
3.7 Các tác động khác ............................................................................................... 42
3.7.1 Cấp thoát nước .................................................................................................42
3.7.2 Bệnh nghề nghiệp tăng cao ..............................................................................42
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG KHU CƠNG NGHIỆP .........................................................................44
4.1 Tiêu chí đề xuất ................................................................................................... 44
4.2 Đề xuất giải pháp quản lý tổng hợp chất thải rắn trong khu công nghiệp .......... 45
4.2.1 Giới thiệu các cách tiếp cận trong quản lý chất thải rắn ..................................45



v

4.2.2 Kết hợp các giải pháp chiến lược về quản lý chất thải ....................................45
4.2.3 Thứ tự ưu tiên trong quản lý tổng hợp chất thải ..............................................47
4.3 Đề xuất giải pháp quản lý mùi trong khu công nghiệp ....................................... 47
4.3.1 Khống chế mùi hôi ...........................................................................................48
4.4.2 Xử lý ô nhiễm mùi ...........................................................................................49
4.4 Đề xuất xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 : 2004 cho trạm
xử lý nước thải tập trung ........................................................................................... 49
4.4.1 Giới thiệu về ISO 14001 : 2004 .......................................................................50
4.4.2 Lý do lựa chọn ISO 14001 : 2004 cho trạm xử lý nước thải tập trung ............52
4.4.3 Mô hình hệ thống quản lý mơi trường theo ISO 14001: 2004 của trạm xử lý
nước thải tập trung ....................................................................................................52
4.4.4 Hướng dẫn các bước xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:
2004 cho trạm xử lý nước thải tập trung ...................................................................53
4.5 Tăng cường trồng cây xanh trong khu công nghiệp ........................................... 59
4.6 Các giải pháp quản lý hành chính ....................................................................... 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 62


vi

DANH MỤC CÁC Ả
BNG

Bảng 2.1: Danh sách các doanh nghiệp đang hoạt động tại khu công nghiệp .......... 17
Bảng 2.2: Danh sách các doanh nghiệp đang xây dựng tại khu công nghiệp ........... 18
Bảng 2.3: Một số thông số đầu vào nước thải được xác định tại trạm xử lý nước thải

tập trung .................................................................................................................... 28
Bảng 2.4: Lượng nước thải của các doanh nghiệp .................................................... 30
Bảng 2.5: Hiệu quả xử lý CODtrung bình của trạm xử lý năm 2012 ............................. 31
Bảng 3.1: Tải trọng chất bẩn theo đầu người. ........................................................... 33
Bảng 3.2: Nồng độ các chất bẩn trong nước thải sinh hoạt ...................................... 34
Bảng 3.3 Đặc trưng ô nhiễm nước thải chế biến thủy sản ........................................ 35
Bảng 3.4: Thành phần nước thải của một số cơ sở chế biến thủy sản ...................... 36
Bảng 3.5 : Phân loại từng nhóm ngành sản xuất có khả năng gây ơ nhiễm ............. 37
Bảng 3.6: Bảng thu gom chất thải rắn công nghiệp thông thường (2008 – 2011).... 41


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH


viii

KÝ HIỆ
U –VIẾ
T TẮT
BOD

: Biochemical oxygen demand – Nhu cầu oxy sinh hóa (mg/l).

BOD5 : Nhu cầu oxy sinh hóa trong 5 ngày (mg/l).
BOD20 : Nhu cầu oxy sinh hóa trong 20 ngày (mg/l).
COD

: Chemical oxygen demand – Nhu cầu oxy hóa học (mg/l).


SS

: Suspended Solids – Chất rắn lơ lững (mg/l).

STT

: Số thứ tự.

WHO

: World Health Organization – Tổ chức y tế thế giới.

TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam.
TCXD : Tiêu chuẩn xây dựng.


9

MỞ ĐẦU
A Lý do chọn đề tài
Đà Nẵng là thành phố ven biển lớn, giữ vị trí trọng yếu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc
phịng của khu vực miền Trung – Tây Ngun nói chung và vùng kinh tế động lực miền Trung nói riêng.
Với bờ biển dài hơn 90 km, ngành công nghệ chế biến thủy sản là một thế mạnh của thành phố, mang lại
những tác động tích cực đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh, đẩy mạnh xuất
khẩu của thành phố và cả khu vực ven biển miền Trung những năm qua.
Tuy nhiên, bên cạnh việc số lượng doanh nghiệp chế biến thuỷ sản ở thành phố Đà Nẵng khơng ngừng
tăng lên, thì mơi trường sống tại khu công nghiệp chế biến thủy sản lại theo chiều hướng ngược lại. Chất
thải từ khu công nghiệp đang làm ô nhiễm nghiêm trọng môi trường sinh thái và đời sống của người
dân. Khu công nghiệp Dịch vụ Thủy sản Đà Nẵng, bắt đầu hoạt động năm 2002, có 15 cơ sở chế biến

thủy sản, tổng lượng nước thải trung bình 2.735 m3/ngàyđêm, hệ thống xử lý nước thải tập trung đi vào
vận hành chính thức năm 2010. Vì vậy, trong thời gian dài một lượng lớn nước thải chưa được xử lý thải
trực tiếp vào Âu thuyền Thọ Quang gây ơ nhiễm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, tình trạng rác thải khơng
được thu gom xử lý đúng q trình, trung bình mỗi năm có khoảng 1.500 – 3.000 tấn thải bỏ trực tiếp
vào vùng ven bờ biển Đà Nẵng dẫn đến gây mùi hôi và côn trùng, làm gia tăng nguy cơ bùng phát dịch
bệnh, mất mỹ quan, và ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch của thành phố.
Do đó, yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với người làm công tác bảo vệ môi trường khu cơng nghiệp là kiểm
sốt ơ nhiễm. Với mong muốn đó em chọn đề tài : “Đ
ềxuấ
t các giả
i pháp quả
n lý ờ
môi
ng theo trư

ớng giả
m thiểu chấ
t thả
i cho khu công nghi

p Dị
ch vụThủy sả
n Đà

ng”.N

B Mục tiêu
Nghiên cứu hoạt động của khu công nghiệp Dịch vụ Thủy sản Đà Nẵng và ảnh hưởng của nó đến
mơi trường địa phương.
Áp dụng một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường trong khu công nghiệp và môi trường thành

phố.

C Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
 Tìm hiểu tình hình hoạt động của khu công nghiệp và trạm xử lý nước thải tập trung của khu cơng
nghiệp.
 Tìm hiểu ảnh hưởng của khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Đà Nẵng đến môi trường địa phương.
 Một số giải pháp nhằm hạn chế mức độ ô nhiễm.


10
CHƯƠNGỔNG
1:
QUAN
TỀ
V NGÀNH CH
ẾBIẾ
N THỦY SẢN VÀ CÁC Ấ
VN Ề
Đ
MÔI Ờ
TRƯ
NG

1.1 Ngun liệu và quy trình chế biến thủy sản thơng dụng
Ngành chế biến thuỷ sản là một phần cơ bản của ngành thuỷ sản, ngành có hệ thống cơ sở vật chất
tương đối lớn, bước đầu tiếp cận với trình độ khu vực, có đội ngũ quản lý kinh nghiệm, cơng nhân kỹ
thuật có tay nghề giỏi. Sản lượng xuất khẩu đạt 120.000 – 130.000 tấn/năm, tổng dung lượng kho bảo
quản lạnh là 230.000 tấn, năng lực sản xuất nước đá là 3.300 tấn/ngày, đội xe vận tải lạnh hơn 1.000
chiếc với trọng tải trên 4.000 tấn, tàu vận tải lạnh khoảng 28 chiếc, với tổng trọng tải 6.150 tấn. Đối với
hàng chế biến xuất khẩu, ngành đang chuyển dần từ hình thức bán nguyên liệu sang xuất khẩu các sản

phẩm tươi sống, sản phẩm ăn liền và sản phẩm bán lẻ siêu thị có giá trị cao hơn.
Tuy nhiên, ngành chế biến thủy sản cũng là một trong những ngành gây ô nhiễm nghiêm trọng đến
môi trường, những ảnh hưởng này có sự khác nhau đáng kể, khơng chỉ phụ thuộc vào loại hình chế biến,
mà cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như quy mô sản xuất, sản phẩm, ngun liệu đầu vào, mùa vụ,
trình độ cơng nghệ sản xuất, trình độ tổ chức quản lý sản xuất…, trong đó yếu tố kỹ thuật, cơng nghệ và
tổ chức quản lý sản xuất có ảnh hưởng quyết định đến vấn đề bảo vệ môi trường của từng doanh
nghiệp.
Trong quy trình cơng nghệ chế biến các loại thủy sản, nước thải chủ yếu sinh ra từ các công đoạn
rửa sạch và sơ chế nguyên liệu. Trong nước thải thường chứa nhiều mảnh vụn thịt, ruột của các loại
thủy sản; các mảnh vụn này thường dễ lắng và dễ phân hủy gây nên mùi hôi tanh. Trong nước thải cũng
thường xuyên có mặt các loại vảy cá và mỡ các loại hải sản. Theo thống kê chung, nước thải chế biến
thủy sản bị ô nhiễm hữu cơ ở mức độ khá cao: COD trong nước thải dao động trong khoảng 1.000 –
1.200 mg/l, BOD5 vào khoảng 600 – 950 mg/l. Hàm lượng nitơ hữu cơ trong nước thải cũng rất cao, 70 –
110 mg/l, rất dễ gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn tiếp nhận nước thải. Ngồi ra trong nước thải
còn chứa các thành phần hữu cơ khi bị phân hủy chúng sẽ tạo các sản phẩm có chứa indol và các sản
phẩm trung gian của sự phân hủy các axit béo không no, gây nên mùi hôi thối rất khó chịu và đặt trưng.

11JX\rQOL͏X
Ngun liệu là tơm, cá, cua, mực… Số lượng phụ thuộc vào lượng nguyên liệu thu mua được. Nhiêu
liệu chính là dầu DO dùng cho lị hơi để hấp chín thực phẩm. Các nhu cầu về điện, nước.
Ngành chế biến thuỷ hải sản là một ngành sử dụng nước rất nhiều, với chỉ số tiêu thụ dao động từ
30 – 60 m3/tấn thành phẩm. Ngồi ra, ngành cịn phụ thuộc nhiều vào sản lượng đánh bắt tự nhiên nên
trên thực tế nhiều nhà máy có năng suất dao động mạnh tùy theo mùa đánh bắt.
Q trình cơng nghệ chế thuỷ sản bao gồm hai loại chính là: Sơ chế biến và chế biến các sản phẩm
cao cấp từ thuỷ sản. Các chủng loại sản phẩm của quá trình phụ thuộc vào nguyên liệu dạng sản phẩm
chế biến.


11


1.1.2 Quy trình cơng nJK͏FK͇EL͇QWKͯ\V̫QWK{QJGͭQJ
Nguồn vào

Quy trình chếbiế
n

Sả
n phẩ
m

Nguồn ớ

c thả
i

đánh

t ợ
đư
cb

Phân loạ
i và cân nặ
ng

Loại bỏ sản phẩm dư thừa

Chuẩ
n bị
Nước


Nước, Cl2

Các hợp chất
khác

Làm cá, đánh vảy, lấy thịt phi lê, bỏ da và làm
sạch ruột

Loại bỏ da, xương, máu, đầu,
ruột, thịt cá ươn

Làm sạ
ch và kiể
m tra lạ
i

Nước mắm, nước sốt cá, dầu,
thịt cá ươn, bao bì khơng
dùng…

Giai

n thành
đo phẩ
m
Nước sốt cá, nước mắm…

Sản phẩm cụ thể.


Ví dụ : nước
mắm
Giai

n đo
đóng
ộp

h

Đơng lạnh, vơ lon, đóng chai.
Ngun liệu
dùng để đóng
gói

Đóng

gói và

Đồ phế thải, quá hạn sử dụng,
sản phẩm bị trả lại


12
phân phối sả
n phẩ
m
Hình 1.1: Dây chuyền chế biến thủy sản thông dụng.

1.2 Nguồn gốc phát sinh các chất ô nhiễm trong ngành chế biến thủy sản

Các nguồn gây ô nhiễm chủ yếu trong các công ty chế biến thủy hải sản thường được phân chia thành 3
dạng: chất thải rắn, nước thải và mùi hôi.

1.2.1 &K̭WWK̫LU̷Q
Chất thải rắn của ngành chế biến thuỷ hải sản chủ yếu là các vỏ, đầu tôm, con tôm bị nát, hư hỏng, các
vảy cá, xương cá, ruột tôm cá… bị loại bỏ sau quá trình phân loại và sản xuất. Thành phần rác thải loại
này rất giàu chất hữu cơ, đạm và có độ ẩm cao.
Khối lượng rác thải rất lớn, có thể lên đến hàng chục tấn/ngày. Ngay cả khi phần lớn chất rắn được thu
gom, vận chuyển, tận dụng hay xử lý thì một phần đáng kể chất thải rắn có kích thước nhỏ trộn lẫn vào
nước thải.
Ngồi ra cịn có một lượng nhỏ rác thải sinh hoạt, các bao bì hư hỏng hoặc đã qua sử dụng với thành
phần đặc trưng của rác thải đô thị.
Phần lớn chất thải rắn được chế biến làm thức ăn cho gia súc, phần dư lại (gồm các chất khó phân
huỷ như: da mực, nang mực ,xương cá...) được thu gom cùng với chất thải sinh hoạt.

1˱ͣFWK̫L
Tại khu công nghiệp Dịch vụ Thủy sản Đà Nẵng, nước thải phần lớn sinh ra trong quá trình sản xuất,
trong đó đáng kể nhất là:
 Nước thải cơng nghệ: Bao gồm nước thải từ q trình tiếp nhận nguyên liệu và nước thải từ quá
trình chế biến sản phẩm.
Khu tiếp nhận nguyên liệu: lưu lượng và chế độ thải không ổn định phụ thuộc vào việc vận chuyển
nguyên liệu của các cơ sở thu mua và các chủ hàng mang sản phẩm đến bán.
Quá trình chế biến sản phẩm: chế độ thải ổn định trong một ca sản xuất, bao gồm nước thải từ
quá trình chế biến sản phẩm và nước thải từ quá trình vệ sinh phân xưởng, vệ sinh cá nhân của công nhân
sau giờ làm việc.
 Nước thải từ các quá trình khác.
Nước thải sinh hoạt của cán bộ cơng nhân viên xí nghiệp.
Nước thải từ các dàn ngưng tụ của hệ thống làm lạnh, nước làm mát, nước xả đáy lò hơi và nước
ngưng từ các lò hấp sản phẩm.



13
Các loại nước thải trong các công ty thường được thoát theo các hệ thống thoát nước và hệ thống xử lý
nước riêng biệt.

1.2.3. Mùi hơi
Trong q trình thu mua và chế biến nguyên liệu thuỷ sản tươi đã gây ra mùi hôi tanh đặc trưng.
Đối với một số công ty có sản xuất mặt hàng khơ, sử dụng năng lượng mặt trời để sấy, thì khả năng phát
tán mùi hôi đến khu vực dân cư xung quanh là rất lớn. Tuy nhiên mặt hàng này chỉ sản xuất 2 tháng/năm
nên các tác động đến mơi trường khơng khí khơng đáng kể. Đặc biệt mùi hôi sinh ra do hệ thống xử lý
nước thải, bảo quản chất thải rắn phân huỷ ra các khí độc như: NH3, H2S, axit hữu cơ …
Hệ thống làm lạnh trong công nghiệp chế biến thủy sản thường dùng chất tải lạnh là NH3, freon, đây là
nguồn gây ơ nhiễm khơng khí, có khả năng gây hại cho công nhân làm việc, ảnh hưởng đến chất lượng
sản phẩm đơng lạnh. Khí freon thải vào khí quyển sẽ là một trong những yếu tố gây thủng tầng ozơn.
Ngồi ra, trong q trình sản xuất cịn gây ra các nguồn ô nhiễm khác như tiếng ồn, độ rung và khả năng
gây cháy nổ.

10͙LTXDQK͏JLͷDFiFFK̭WWK̫L
Các chất thải trong ngành chế biến thủy sản có mối quan hệ mật thiết, tạo nên sự cộng hưởng trong
nhiều vấn đề khiến cho việc xử lý gặp nhiều khó khăn. Có thể xem xét mối quan hệ này trên một số vấn
đề sau:
 Cộng hưởng mùi: Mùi hơi phát sinh trong q trình thu mua, bảo quản nguyên liệu cho đến khi
thải bỏ, vì nguyên liệu của ngành thường là các chất phân hủy nhanh tạo ra mùi tanh (mùi đặc trưng của
ngành). Chất thải (rác thải, nước thải) là những chất có hàm lượng hữu cơ cao khi phân hủy tự do trong
khơng khí gây nên mùi hơi, theo chiều gió phát tán rộng ra môi trường làm ảnh hưởng đến đời sống sinh
hoạt của khu vực dân cư lân cận.
 Chất thải rắn lẫn trong nước thải: Đối với các chất thải rắn có kích thước lớn có thể tái sử dụng,
còn các chất thải rắn ở dạng lơ lửng sẽ làm cho nồng độ ô nhiễm tăng nhanh, khiến hệ thống không thể
xử lý triệt để.
 Chất thải sinh hoạt lẫn với chất thải sản xuất: Một số doanh nghiệp thường để lẫn các loại rác thải

lại với nhau, khi xử lý sẽ gây khó khăn do chất thải sản xuất có mùi hơi khó chịu và độc hại, gây nên các
bệnh về đường hô hấp nếu tiếp xúc thường xun.
Đối với ngành cơng nghiệp chế biến thủy sản thì vấn đề mơi trường thường được quan tâm nhất
chính là nước thải. Tuy nhiên, từ thực tế có thể nhận thấy rằng mùi hôi và rác thải cũng tiềm ẩn nguy cơ
ô nhiễm cao. Việc chỉ chú trọng xử lý nước thải hoặc xử lý chung nước thải và rác thải thủy sản vào một
hệ thống đã làm xảy ra các vấn đề như quá tải, hiệu suất xử lý thấp… khiến cho tình trạng ơ nhiễm do
các nhà máy chế biến thủy sản đang gia tăng và gây nhiều bức xúc.


14

1.3. Tác động môi trường của các chất thải
1.3.1 7iFÿ͡QJFͯDQ˱ͣFWK̫Lÿ͇QP{LWU˱ͥQJ
Nước thải chế biến thủy sản có hàm lượng các chất ô nhiễm cao nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm
các nguồn nước mặt và nước ngầm trong khu vực.

1.3.1.1 *k\{QKL͍PQJX͛QQ˱ͣFQJ̯P
Đối với nước ngầm tầng nông, nước thải chế biến thủy sản thấm xuống đất và gây ô nhiễm. Nguồn nước
ngầm nhiễm các chất hữu cơ, dinh dưỡng và vi trùng rất khó xử lý thành nước sạch cung cấp cho sinh
hoạt.

1.3.1.2 *k\{QKL͍PQJX͛QQ˱ͣFP̿W
Đối với các nguồn nước mặt, các chất ơ nhiễm có trong nước thải chế biến thủy sản sẽ làm suy thoái
chất lượng nước, tác động xấu đến môi trường và thủy sinh vật.
Các chất hữu cơ trong nước thải chế biến thủy sản chủ yếu dễ bị phân hủy khi xả vào nguồn nước sẽ làm
giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước. Nồng độ oxy hịa tan dưới 50% bão hịa có khả năng gây ảnh
hưởng tới sự phát triển của tơm, cá. Oxy hịa tan giảm khơng chỉ gây suy thối tài ngun thủy sinh mà
còn làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước, dẫn đến giảm chất lượng nước cấp cho sinh hoạt
và công nghiệp.
Các chất dầu mỡ nếu không được xử lý sẽ tồn tại như một màng nổi ngăn cản sự khuếch tán của oxy vào

nước, giảm khả năng quang hợp của tảo và vi sinh, tạo môi trường phân hủy kỵ khí ảnh hưởng đến q
trình phân hủy chất, gây mất cảm quan…
Các chất rắn lơ lửng làm cho nước đục hoặc có màu. Nó hạn chế độ sâu tầng nước được ánh sáng chiếu
xuống, gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong rêu… Chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân gây
ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh đồng thời gây tác hại về mặt cảnh quan (tăng độ đục
nguồn nước), bồi lắng lịng sơng, cản trở sự lưu thơng nước và tàu thuyền…
Nồng độ các chất nitơ, photpho cao gây ra hiện tượng phát triển nhanh các loài tảo, khi đạt mức giới
hạn, tảo sẽ bị chết và phân hủy gây nên hiện tượng thiếu oxy. Ngoài ra, các loài tảo nổi trên mặt nước
tạo thành lớp màng khiến cho tầng nước bên dưới nhận được ít ánh sáng, q trình quang hợp của các
thực vật tầng dưới cũng vì thế bị ngưng trệ. Tất cả các hiện tượng trên gây tác động xấu tới chất lượng
nước, ảnh hưởng tới hệ thủy sinh, nghề nuôi trồng thủy sản, du lịch và cấp nước.
Đối với các vùng đất xung quanh, nếu như nước thải khơng được xử lý thì khi xâm nhập vào đất nó
sẽ phân hủy yếm khí các chất hữu cơ tạo nên các loại chất độc như : H2S, CH4, NH3…

1.3.2. 7iFÿ͡QJFͯDNKtWK̫Lÿ͇QP{LWU˱ͥQJ
Khí thải có chứa bụi, các chất khí COx, NOx, SOx…sẽ tác động xấu tới sức khỏe của công nhân lao
động trong khu vực, đây là tác nhân gây bệnh đường hơ hấp nếu hít phải khơng khí ô nhiễm lâu ngày.


15
Khí Cl2 phát sinh từ khâu vệ sinh khử trùng, vì vậy trong nước thải chứa hàm lượng Cl2 cao và nồng độ
khí Cl2 trong khơng khí đo được tại chỗ thường cao hơn mức quy định 5 – 7 lần. Cl2 là loại khí độc, gây
ảnh hưởng trực tiếp đến mắt, đường hô hấp, khi tiếp xúc ở nồng độ cao có thể gây chết người. Ngồi ra,
các sản phẩm phụ là các chất hữu cơ dẫn xuất của Cl2 có độ bền và độc tính cao, các chất này đều độc
hại và có khả năng tích tụ sinh học.
Mùi hôi tanh ở khu vực sản xuất tuy không có độc tính cấp, nhưng trong điều kiện phải tiếp xúc với thời
gian dài người lao động sẽ có biểu hiện đặc trưng như buồn nôn, kém ăn, mệt mỏi trong giờ làm việc.

1.3.3 7iFÿ͡QJGRK͏WK͙QJO̩QK
Các hệ thống lạnh trong chế biến thủy sản thường xuyên hoạt động, nhiệt độ của các tủ cấp đơng hoặc

kho lạnh cần duy trì tương ứng – 40oC, làm tăng độ ẩm cục bộ lên rất cao. Trong điều kiện tiếp xúc với
nước lạnh thường xuyên và lâu dài, làm việc ở điều kiện nhiệt độ thay đổi đột ngột, liên tục, người lao
động hay mắc các bệnh về đường hô hấp, viêm khớp.


16
CHƯƠNGỊ
CH2:
S
ỬHÌNH
L THÀNH VÀ PHÁT Ể
TRI
N CỦA KHU CƠNG NGHI

P DỊ
CH VỤTHỦY SẢN ĐÀ
NẴNG

2.1 Giới thiệu về khu công nghiệp Dịch vụ Thủy sản Đà Nẵng
2.1.1 Thông tin chung
Khu công nghiệp Dịch vụ Thủy sản Đà Nẵng thuộc địa phận hành chính của phường Thọ Quang, quận
Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Nằm về phía Đơng Bắc thành phố.
Khu cơng nghiệp Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng được thành lập theo Quyết định số 5210/UĐ–UB ngày
04/09/2001 (giai đoạn 1) và Quyết định số 10939/UĐ–UB ngày 31/12/2002 (giai đoạn 2) của Chủ tịch Ủy
ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng với tổng diện tích là 77,3 ha; nằm tại Quận Sơn Trà, thành phố Đà
Nẵng, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 3,5 km, cách cảng biển Tiên Sa 2,5 km, cách cảng biển Liên
Chiểu 18,5 km.
Về vị trí địa lý:
 Phía Bắc


: Giáp khu dân cư và nhà máy X50 Hải qn.

 Phía Đơng

: Giáp khu tái định cư Thọ Quang và các cơ quan, kho cảng.

 Phía Nam

: Giáp đường quy hoạch khu tái định cư An Hòa, Nại Hiên 2, Mân Thái.

 Phía Tây

: Giáp khu Âu thuyền Thọ Quang.

Về mục tiêu kinh tế – xã hội :
 Đẩy nhanh tốc độ phát triển của công nghiệp chế biến thủy sản là một trong những ngành kinh tế
mũi nhọn theo định hướng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của thành phố.
 Tạo cơ hội đổi mới công nghệ và kỹ thuật sản xuất ngành cơng nghệ chế biến thủy sản một cách
đồng bộ, góp phần nâng cao giá trị và sản lượng sản phẩm thủy sản, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu thủy
sản trong cơ cấu mặt hàng, giá trị xuất khẩu của toàn thành phố.
 Tạo điều kiện quy hoạch, sắp xếp lại các cơ sở sản xuất chế biến thủy sản hiện nằm rải rác trong
khu dân cư thành khu công nghiệp dịch vụ thủy sản tập trung để có các giải pháp quản lý, bảo vệ môi
trường.
 Giải quyết công việc làm cho lượng lớn lao động tại địa phương, sử dụng nguồn nguyên liệu thủy
sản đánh bắt được của khu vực và các tỉnh lân cận, nhất là chương trình đánh bắt xa bờ của Chính phủ,
góp phần thúc đẩy nghề cá khu vực phát triển.
 Tăng thêm nguồn thu cho ngân sách, góp phần tăng trưởng kinh tế – xã hội cho Đà Nẵng nói riêng
và cho đất nước nói chung.



17
Khu công nghiệp Dịch vụ Thủy sản Đà Nẵng là một dự án quan trọng trong chiến lược phát triển
công nghiệp của thành phố. Sự hình thành và phát triển khu cơng nghiệp góp phần tăng trưởng nền kinh
tế, thực hiện thắng lợi chương trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho mục tiêu
mơi trường lâu dài của thành phố Đà Nẵng.

2&iFOR̩LKuQKF{Q
JQJKL͏SKR̩Wÿ͡QJW̩LNKXF{QJ
Khu công nghiệp Dịch vụ Thủy sản Đà Nẵng là khu công nghiệp chuyên biệt dành để phát triển các
nhà máy thuộc ngành công nghiệp chế biến thủy sản và các hoạt động phụ trợ cho ngành trên địa bàn
thành phố.
Trong đó bao gồm các loại hình:
 Cơng nghiệp chế biến thủy sản.
 Cơng nghiệp sản xuất thức ăn nuôi tôm.
 Công nghiệp phụ trợ.
Danh sách các doanh nghiệp tại khu công nghiệp Dịch vụ Thủy sản Đà Nẵng được liệt kê ở bảng 2.1
và 2.2.

Bảng 2.1: Danh sách các doanh nghiệp đang hoạt động tại khu cơng nghiệp
STT

Tên doanh nghi
ệp

Diệ
n tích
(m2)

Ngành, nghề
hoạ

t ộng
đ

1

Trạm xử lý nước thải tập trung

4.867

Hệ thống xử lý nước thải
tập trung

2

Công ty Đồ hộp Hạ Long

10.306

Sản xuất đồ hộp

3

Công ty Vinh Quý

5.000

Chế biến hải sản xuất khẩu

4


Công ty Minh Nghĩa

4.860

Nhà máy chế biến thủy sản
đông lạnh

5

Công ty PUFONG

5.252

Chế biến hải sản xuất khẩu


18
6

Công ty Thủy Sản Đà Nẵng

7.889

Chế biến hải sản xuất khẩu

7

Cơng ty Nhật Hồng

4.500


Nhà máy chế biến thủy hải
sản

8

Cơng ty Hải Thanh

5.000

Chế biến hải sản xuất khẩu

9

Công ty Thái An

3.671

Chế biến thủy sản

10

Công ty Bắc Đẩu

4.116

Nhà máy chế biến thủy hải
sản

11


Công ty Procimex

7.320

Kho bãi tổng hợp; cho thuê
kho bãi

12

Công ty kinh doanh chế biến hàng xuất
nhập khẩu

20.000

Chế biến hải sản xuất khẩu

13

Công ty Đại Thuận

11.985

Chế biến hải sản xuất khẩu

14

Công ty Thuận phước

53.564


Chế biến hải sản xuất khẩu

15

Công ty Thọ Quang

29.148

Nhà máy chế biến thủy hải
sản

16

Công ty Phước Tiến

10.000

Chế biến hải sản xuất khẩu

17

Công ty Hải Dương Thịnh

3.797

Chế biến thủy sản

18


Cơng ty Vận tải Biển Sài gịn

5.122

kho

19

Cơng ty thiết bị phụ tùng Đà Nẵng

15.366

kho

20

Cơng ty Phước Thành

4.720

kho

21

Cơng ty Thanh Tồn

5.000

Nhà máy chế biến thức ăn
nuôi tôm


Bảng 2.2: Danh sách các doanh nghiệp đang xây dựng tại khu công nghiệp

Stt

Tên doanh nghi
ệp

Diện
tích
(m2)

Ngành nghềđăng


Ghi chú


19

3.013

Chưa đăng ký

Dự án di dời có chủ
trương của Ủy ban
nhân dân

2


Công ty Bắc Đẩu (mua lại Công ty
Phước Tiến)

3.000

Kho chứa hàng và
văn phòng làm
việc

Đã xây dựng xong,
chuẩn bị đi vào hoạt
động

3

Công ty vật tư nông nghiệp II

12.374

kho

Đã xây dựng xong,
chuẩn bị đi vào hoạt
động

4

Cơng ty Hóa chất vật liệu điện

5.122


kho

Chưa xây dựng

5

Công ty Xi măng vật liệu xây dựng
Đà Nẵng

10.244

Kho chứa hàng

Chưa xây dựng

6

Công ty thiết bị phụ tùng hàng hải

15.366

kho

Đang xây dựng

7

Công ty Vận tải Đa Phương Thức


15.119

Kho

Dự án di dời. Chưa
xây dựng

1

Xí nghiệp chế biến thủy sản và
thực phẩm

8

Công ty Hưng Phú

4.902

Chưa đăng ký

Chưa làm thủ tục
đầu tư, đã có sổ đỏ,
chưa xây dựng

9

Hộ kinh doanh cá thể Hòa Lợi III

2.546


Kho chứa hàng và
văn phòng làm
việc

Chưa xây dựng

10

Cơng ty Tồn Phước

2.216

Kho chứa hàng và
văn phịng làm
việc

Chưa xây dựng

2.2 Điều kiện môi trường tự nhiên xung quanh khu công nghiệp
2Ĉ̿FÿL͋PNKtK̵X
Khu công nghiệp Dịch vụ Thủy sản Đà Nẵng nằm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nên mang tính
chất khí hậu của vùng Đà Nẵng.
Khí hậu thành phố Đà Nẵng là khí hậu nhiệt đới gió mùa với lượng bức xạ dồi dào, nắng nhiều, nền
nhiệt độ cao và lượng mưa phong phú. Tuy nhiên sự phân bố khí hậu theo khơng gian và thời gian hết
sức phức tạp.
Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình phát tán các chất ơ nhiễm trong khơng khí. Ngồi ra, nhiệt độ
cịn làm thay đổi q trình bay hơi các chất ơ nhiễm và các chất gây mùi hôi khác.


20

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu
Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới
điển hình ở phía Nam. Lượng bức xạ tổng cộng trong năm khoảng 147,8 kcal/cm2. Nhiệt độ trung bình
năm dao động từ 250C – 300C.
Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.156,2 giờ; nhiều nhất vào tháng 5, 6, trung bình 234 – 277
giờ/tháng; ít nhất vào các tháng 11, 12, trung bình 69 – 165 giờ/tháng.
Độ ẩm khơng khí là yếu tố ảnh hưởng đến q trình chuyển hóa các chất ơ nhiễm và là một trong
những yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Độ ẩm lớn sẽ làm cho các phản ứng hóa
học của các khí thải (SO2, SO3…) mạnh hơn tạo ra H2SO3, H2SO4… Theo số liệu đo đạc của trung tâm Khí
tượng thủy văn Đà Nẵng, độ ẩm trung bình hàng năm là 83,4%; cao nhất vào các tháng 10, 11, trung
bình 85,67 – 87,67%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình 76,67 – 77,33%.
Mưa có tác dụng làm sạch mơi trường khơng khí và pha lỗng các chất ơ nhiễm nước. Lượng nước
mưa càng lớn thì mức độ ơ nhiễm trong khơng khí càng giảm. Tuy nhiên, các hạt mưa kéo theo bụi và
hòa tan một số chất độc hại rơi xuống đất gây ơ nhiễm đất, nước.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm; lượng mưa cao nhất vào các tháng 10, 11, trung
bình 550 – 1.000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4, trung bình 23 – 40 mm/tháng.
Gió là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất tới sự lan truyền của các chất ô nhiễm trong khơng khí. Sự
phân bố nồng độ chất ơ nhiễm phụ thuộc vào tốc độ gió. Tốc độ gió càng nhỏ thì mức độ ơ nhiễm xung
quanh nguồn ơ nhiễm càng lớn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nồng độ các chất ô nhiễm sẽ đạt
cực đại tuyệt đối ở tốc độ gió nguy hiểm. Vì vậy, khi đánh giá mức độ ô nhiễm cần xem xét tới trường
hợp tốc độ gió nguy hiểm.
Tốc độ gió phụ thuộc vào sự chênh lệch áp suất khí quyển. Tầng khơng khí sát mặt đất có tốc độ gió
ban ngày lớn hơn ban đêm, cịn ở trên cao thì ngược lại.
Hướng gió tại Đà Nẵng tương tối phân tán và bị chi phối bởi điều kiện hồn lưu và địa hình. Vào
mùa hè, gió mùa Tây Nam bị mất hơi nước sau khi vượt qua dãy Trường Sơn trở nên khơ, nóng và tạo ra
các đợt nắng nóng trong suốt các tháng mùa khơ, hướng gió thịnh hành là Tây Nam và Đơng – Đơng
Nam. Vào mùa đơng, gió mùa Đơng Bắc bị chắn bởi dãy Bạch Mã làm cho hướng gió thịnh hành là Bắc,
Tây Bắc, Đông Bắc.

2Ĉ̿FÿL͋PK̫LYăQ

Vịnh Đà Nẵng hầu như hứng chịu toàn bộ nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp của thành
phố. Do vậy cần nắm rõ đặc điểm hải văn của vịnh, đặc biệt chế độ sóng và dịng chảy là hai yếu tố có vai
trị cực kỳ quan trọng trong việc pha loãng và lan truyền các dịng ơ nhiễm đi xa.


21
Các chất ơ nhiễm sẽ lan truyền theo hướng sóng nên hướng sóng là cơ sở để xây dựng các phương
án phịng chống sự cố ơ nhiễm. Tại vùng biển Đà Nẵng, hướng sóng vào mùa đơng thường là Đơng Bắc
và mùa hè thường là Tây Nam, đặc biệt sóng khơng bị suy giảm khi truyền từ ngồi khơi vào bờ và chế
độ sóng rất khốc liệt. Độ cao sóng cực đại có thể đạt tới 7,5 m (chu kỳ 5 năm).
Chế độ dịng chảy có ảnh hưởng rất lớn đến việc pha lỗng và phát tán chất ơ nhiễm. Dòng chảy tại
vùng biển Đà Nẵng chịu tác động của gió, do vậy dịng chảy chủ yếu là Đơng Bắc vào mùa đông và Tây
Nam vào mùa hè. Tốc độ dịng chảy đơng lớn hơn hè.
Vịnh Đà Nẵng có bờ dạng vòng cung, được núi Sơn Trà và Hải Vân che chắn nên tạo ra các dịng
chảy xốy nước lớn và kèm theo các xoáy nhỏ phụ thuộc vào hướng gió, địa hình và các dịng chảy khác.

27jLQJX\rQVLQKY̵W
Khu cơng nghiệp nằm trên vùng đất cát ven biển nên tài nguyên sinh vật đơn điệu và nghèo nàn so
với các vùng khác. Hệ sinh thái của khu vực đang thay thế dần bằng các khu dân cư đô thị và một phần
hệ sinh thái nông nghiệp.
Thực vật gồm một số loại cây, cỏ dại hoặc cây trồng phân tán trong khu dân cư. Dọc theo bờ cát ven
vịnh có rau muống biển, một số cây bụi và các loại cây trồng như phi lao… Trong khu dân cư có trồng cây
cảnh, cây tạo bóng mát, cây ăn quả như đu đủ, ổi… Vùng trồng rau màu nằm rải rác hoặc xen lẫn vào các
hệ thực vật khác.
Động vật nuôi trong các hộ dân gồm các loại gia súc (lợn, bị, chó) và các loại gia cầm(gà, vịt). Động
vật hoang dã có các lồi bị sát, cơn trùng, chim…
Biển Đà Nẵng với hơn 500 lồi cá, khoảng hơn 30 lồi có giá trị kinh tế. Trữ lượng các loại hải sản
khoảng 113.000 tấn, trong đó cá nổi khoảng 70.000 tấn, cá đáy khoảng 30.000 tấn, cịn lại là mực và
tơm. Vùng biển Đà Nẵng có ngư trường rộng trên 15.000 km2, hàng năm có thể khai thác trên 15.000 –
200.000 tấn hải sản các loại.

Việc xây dựng Âu thuyền Thọ Quang cùng các hoạt động neo đậu tàu thuyền trên bề mặt đã làm
ảnh hưởng đến lớp sinh vật đáy, sinh vật phù du và nguồn lợi thủy hải sản vùng biển tại đây. Việc gia
tăng độ đục, gây xáo trộn lòng biển cũng như các chất thải từ hoạt động công nghiệp sẽ ảnh hưởng đến
sự sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật thủy sinh khu vực này, làm nghèo đi số lượng cũng như
thành phần loài.

2.3 Nguyên nhiên liệu sản xuất
Nguyên liệu cung cấp cho ngành chế biến thủy sản được lấy từ các nguồn khác nhau: khai thác biển,
khai thác mặt nước nội địa, nuôi trồng thủy sản (nước mặn, nước lợ…), sự đa dạng về nguồn nguyên liệu
đã tạo nên thế mạnh cho ngành trên thương trường thế giới.
Sự khác nhau về thành phần hóa học và sự biến đổi sinh học của sinh vật biển ảnh hưởng đến mùi
vị và giá trị dinh dưỡng của sản phẩm, việc bảo quản và quá trình chế biến. Thành phần hóa học thường


22
khác nhau theo giống loài, điều kiện sinh sống, trạng thái sinh lý, mùa vụ, thời tiết… Ở nước ta nói chung
và thành phố Đà Nẵng nói riêng thì ngun liệu thủy hải sản có một đặc điểm nổi bật hơn so với các
nước khác là hàm lượng lipit thấp nhưng hàm lượng protit cao rất thích hợp để phát triển ngành công
nghiệp chế biến thủy sản.
Nhiên liệu được sử dụng chủ yếu là dầu DO dùng cho lò hơi, chạy máy phát điện. Ngồi ra cịn dùng
nước để rửa nguyên liệu, hóa chất khử trùng. Hóa chất khử trùng thường dùng trong chế biến thủy sản
đông lạnh là Cl2.

2.4 Dây chuyền công nghệ
Tại khu công nghiệp Dịch vụ Thủy sản Đà Nẵng có một số mặt hàng chủ yếu như: cá file đông lạnh, cá
đông nguyên con, chả cá đơng lạnh, sản xuất theo các quy trình cơ bản được trình bày ở các hình 2.1,
2.2, 2.3, 2.4.


23


TIẾP NHẬN NGUYÊN LIỆU

NƯỚC THẢI

RỬA

CHẤT THẢI RẮN,
NƯỚC THẢI

SƠ CHẾ

KHO BẢO QUẢN
NGUYÊN LIỆU

(bỏ đầu, da, nội tạng)
CHẾ BIẾN FILE
PHÂN CỠ, HẠNG

CÂN XẾP KHAY XỐP

CẤP ĐƠNG

RÃ ĐƠNG, MẠ BĂNG

ĐĨNG TÚI NILON

ĐĨNG THÙNG

KHO LẠNH BẢO QUẢN

THỰC PHẨM

Hình 2.1: Quy trình chế biến cá file đơng lạnh.

CHỜ ĐƠNG


24

Hình 2.2: Qui trình chế biến cá đơng ngun con.

NGUN LIỆU
(Tơm, cá chín ướp lạnh)

RỬA

LOẠI BỎ TẠP CHẤT

LUỘC SƠ LẠI

ĐĨNG VÀO HỘP

CHO NƯỚC MUỐI VÀO

GHÉP MÍ HỘP

KHỬ TRÙNG

ĐỂ NGUỘI


DÁN NHÃN

ĐĨNG GÓI
BẢO QUẢN


25

Hình 2.3: Quy trình chế biến đồ hộp

NGUYÊN LIỆU

XỬ LÝ

NGHIỀN ÉP

RỬA

LỌC

KHỬ NƯỚC

PHỐI TRỘN CÁC CHẤT PHỤ
GIA

ÉP ĐỊNH HÌNH

VÀO KHN CẤP ĐÔNG

CẤP ĐÔNG



×