Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Nghiên cứu chiết tách phân lập và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của hợp chất 6 hydroxyl 2 6 dimethyloct 7 enoic acid từ phân đoạn dichloromethane hoa đu đủ đực carical

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 46 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TÔ THỊ NGỌC ÁNH
NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, PHÂN LẬP VÀ HOẠT TÍNH GÂY ĐỘC TẾ
BÀO UNG THƯ CỦA HỢP CHẤT
6-HYDROXY-2,6-DIMETHYLOCT-7-ENOIC ACID TỪ
PHÂN ĐOẠN DICHLOROMETHANE HOA ĐU ĐỦ ĐỰC (CARICA L.)

LUẬN VĂN CỬ NHÂN HÓA HỌC

Đà Nẵng - Năm 2020


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TÔ THỊ NGỌC ÁNH
NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, PHÂN LẬP VÀ HOẠT TÍNH GÂY ĐỘC
TẾ BÀO UNG THƯ CỦA HỢP CHẤT
6-HYDROXY-2,6-DIMETHYLOCT-7-ENOIC ACID TỪ
PHÂN ĐOẠN DICHLOROMETHANE HOA ĐU ĐỦ ĐỰC (CARICA L.)

LUẬN VĂN CỬ NHÂN HÓA HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
ThS. Đỗ Thị Thúy Vân

Đà Nẵng - Năm 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Đà Nẵng, ngày tháng năm 2020
Tác giả

Tô Thị Ngọc Ánh

1


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện đề tài kh a luận tốt
nghiệp em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ:
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Đỗ Thị Thúy Vân đã
trực tiếp hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho em trong suốt quá
trình nghiên cứu.
Xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Khoa H a, Trường ĐH Sư Phạm,
những người đã truyền đạt kiến thức quý báu cho em suốt trong thời gian học
tập vừa qua.
Sau cùng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn động viên, giúp
đỡ em trong quá trình làm luận luận văn.
Tuy nhiên vì kiến thức chuyên mơn cịn hạn chế và bản thân cịn thiếu
nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung của báo cáo không tránh khỏi những
thiếu s t. Kính mong nhận được sự đ ng g p ý kiến của các thầy cô giáo, bạn
bè và đồng nghiệp để bài nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

2



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................8
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................... 8
2. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................9
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................... 9
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 9
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết................................................................ 9
4.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm........................................................10
5. Bố cục của luận văn........................................................................................ 10
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................ 11
1.1. Giới thiệu về cây đu đủ................................................................................ 11
1.2. Tình hình nghiên cứu về thành phần h a học của cây đu đủ...................... 15
1.2.1. Tình hình nghiên cứu về thành phần hóa học của cây đu đủ trong nước15
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về thành phần hóa học của cây đu đủ trên thế giới16
1.3. Tình hình nghiên cứu về hoạt tính sinh học của cây đu đủ.........................18
1.3.1. Tác dụng trị giun sán................................................................................ 18
1.3.2. Tác dụng hạ huyết áp................................................................................18
1.3.3. Tác dụng kháng sinh, kháng nấm............................................................. 19
1.3.4. Tác dụng trị ung bướu, ung thư................................................................20
1.3.5. Tác dụng chống oxi hóa............................................................................22
1.3.6. Các tác dụng dược lý khác........................................................................23
1.3.7. Công dụng trong dân gian........................................................................ 23
1.4. Các phương pháp nghiên cứu tính gây độc tế bào...................................... 24
1.4.1. Phương pháp MTT.................................................................................... 25
1.4.2. Phương pháp SRB..................................................................................... 25

3



CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............ 27
2.1. Nguyên liệu, h a chất, thiết bị nghiên cứu..................................................27
2.1.1. Nguyên liệu................................................................................................27
2.1.2. Hóa chất và thiết bị nghiên cứu................................................................27
2.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 28
2.2.1. Phương pháp chiết mẫu thực vật..............................................................28
2.2.2. Phương pháp tách và tinh chế chất.......................................................... 28
2.2.3. Phương pháp xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất.....................28
2.3. Sơ đồ điều chế các cao chiết........................................................................ 28
2.4. Thử hoạt tính sinh học................................................................................. 30
2.4.1. Vật liệu...................................................................................................... 30
2.4.2. Phương pháp nuôi cấy tế bào in vitro...................................................... 30
2.4.3. Phương pháp thử tác dụng gây độc tế bào ung thư................................ 31
2.5. Chạy cột sắc ký phần cao dichloromethane................................................ 32
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................ 35
3.1. Kết quả PHÂN LẬP HỢP CHẤT HÓA HỌC TRONG PHÂN ĐOẠN
DỊCH CHIẾT dichloromethane.......................................................................... 35
3.2. Kết quả đánh giá hoạt tính gây độc tế bào ung thư của hợp chất CP10..... 38
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................ 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 40

4


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CÁC KÍ HIỆU:
d

: Doublet (NMR)


dd

: Doublet of doublet (NMR)

J(Hz) : Hằng số tương tác (NMR)
Rf

: Retention factor

m

: Multiplet (NMR)

s

: Singlet (NMR)

t

: Triplet (NMR)

ppm

: Parts per million (mg/kg)

ppb

: Parts per billion (µg/kg)


δ

: Độ chuyển dịch h a học (NMR)

P

: Probability

CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NMR

: Nuclear magnetic resonance

1

H-NMR : Proton Nuclear Magnetic Resonance
C-NMR : Carbon (13) Nuclear Magnetic Resonance

13

IR

: Infrared radiation

GC/MS

:Gas Chromatography Mass Spectometry

OD


:Optical Density

IC50

: Half maximal inhibitory concentration

DMSO

: Dimethyl sunfoxide

DEPT

: Distortionless enhancement by polarisation transfer

HMBC

: Heteronuclear Multiple Bond Correlation

HSQC

: Heteronuclear Single Quantum Corelation

MMT

: 3-[4,5-dimetylthiazol-2-yl]-2,5-diphenyltetrazolium bromide

SRB

: Sulforhodamine B


UV

: Ultraviolet

TCA

: Trichloroacetic acid

CH2Cl2

: Dichloromethane

5


EtOAc

: Ethyl acetat

MeOH

: Methanol

EtOH

: Ethanol

BuOH

: Butanol


TLC

: Thin Layer Chromatography

CC

: Column Chromatography

HEPES

: 4-(2-hydroxyethyl)-1-piperazineethanesulfonic acid

DMEM

: Dulbecco's Modified Eagle Medium

CP10

: 6-hydroxy-2,6-dimethyloct-7-enoic acid

6


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng

3.1

Số liệu phổ NMR của hợp chất CP9 và hợp chất tham

Trang
35

khảo
3.2

Hoạt tính gây độc tế bào ung thư của hợp chất CP9

38

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Số hiệu

Tên hình

hình

Trang

1.1

Hình ảnh Đu đủ

12

2.1


Hoa Đu đủ đực và Bột hoa Đu đủ đực

27

2.2

Sơ đồ điều chế các cao chiết

29

2.3

Sơ đồ phân lập hợp chất CP10 từ phân đoạn dịch chiết
dichloromethane hoa đu đủ đực

34

3.1

Cấu trúc h a học (a) và tương tác HMBC chính (b)
của hợp chất CP10

35

3.2

Phổ 1H-NMR của hợp chất CP10

36


3.3

Phổ 13C-NMR của hợp chất CP10

37

3.4

Phổ HSQC của hợp chất CP10

37

3.5

Phổ HMBC của hợp chất CP10

38

7


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây đu đủ (Carica papaya Linn) là một trong các loại cây nhiệt đới giàu
dinh dưỡng và c giá trị kinh tế cao. Ở Việt Nam, cây đu đủ được trồng hầu hết
ở các tỉnh miền Bắc và miền Nam. Diện tích trồng đu đủ của cả nước ước
khoảng 10 000 – 17 000 hecta với sản lượng khoảng 200 – 350 nghìn tấn quả.
Cây đu đủ c lợi thế là loại cây dễ trồng, ra quả sớm, năng suất cao đồng
thời toàn bộ thân, lá, quả đều được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.

Ngồi việc lấy quả tươi, dùng làm nguyên liệu cho chế biến, đu đủ còn được
trồng để lấy nhựa, dùng làm thức ăn chăn nuôi.
Lá đu đủ được chứng minh là c khả năng chống oxy h a rất mạnh, c
hoạt tính kháng khuẩn tốt, kháng viêm và giảm đau. Ngoài ra, trong dân gian lá
cây đu đủ còn được sử dụng để sát khuẩn, kháng nấm, kháng viêm, chữa sốt rét,
trừ giun sán…
Do đ , nhiều cơng trình nghiên cứu về hoạt tính sinh học của lá đu đủ
được đưa ra cả trong và ngoài nước. Năm 2006, Đỗ Thị Thảo c chỉ ra rằng cao
chiết methanol của lá đu đủ c tác dụng gây độc tế bào ung thư phổi LU với
IC50 = 19,2 µg/ml. Năm 2001, Phạm Im Mãn và cộng sự đã chứng minh cao
chiết từ lá đu đủ với cồn c tác dụng ức chế sự phát triển u báng gây bởi tế bào
ung thư Sarcoma TG – 180 ở chuột nhắt trắng. Làm giảm thể tích u, giảm mật
độ tế bào ung thư, giảm sự gia tăng sinh khối u. Ngoài ra, kết quả được báo cáo
trong tạp chí nghiên cứu vào tháng 10 năm 2013 của Trung tâm nghiên cứu
quốc gia, Cục dược điển, Ai Cập cho thấy Ether dầu hỏa chiết xuất từ lá đu đủ
ở nồng độ 100 µg/ml c tác dụng chống ung thư đáng kể trên tế bào MCF7
(vú).
Gần đây, việc sử dụng hoa cây đu đủ đực để điều trị các bệnh về đường hô
hấp như viêm họng, ho… được nhiều người quan tâm. Hoa đu đủ đực được coi
là thần dược bởi n chứa rất nhiều vitamin A, C, E, chiết xuất papain tốt cho hệ
8


tiêu h a, tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể và đặc biệt giàu hoạt chất c
khả năng hỗ trợ điều trị ung thư (phổi, vú, gan,…) và ngăn ngừa sự phát triển
của các tế bào xấu.
Cây đu đủ n i chung và hoa đu đủ đực n i riêng c nhiều ứng dụng trong
cuộc sống, đặc biệt là hoạt tính ức chế các tế bào ung thư. Với công dụng chữa
bệnh như vậy, c rất nhiều đề tài nghiên cứu đã tập trung xác định thành phần
h a học và hoạt tính sinh học của lồi cây này, nhưng vẫn cịn rất ít nghiên cứu

về bộ phận hoa của chúng. Vì vậy, việc tìm hiểu, xác định thành phần h a học
và cao hơn nữa là chứng minh được thành phần hoạt chất cụ thể của hoa đu đủ
đực c tác dụng ức chế tế bào ung thư là rất cần thiết. Trong điều kiện cho phép
của luận văn cử nhân h a học, em chọn đề tài “Nghiên cứu chiết tách, phân lập
và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của hợp chất 6 - hydroxyl - 2,6 - dimethyloct
-7-enoic acid từ phân đoạn dichloromethane hoa đu đủ đực (Carica L.)” làm đề
tài luận văn của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân lập hợp chất hố học từ phân đoạn dịch chiết dichloromethane, xác
định cấu trúc hoá học, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cao chiết nước của hoa đu đủ
đực nhằm g p phần cung cấp các thông tin c ý ngh a khoa học về thành phần
h a học của chúng, nâng cao giá trị sử dụng của loài thực vật này trong thực
tiễn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Hoa đu đủ đực được thu hái tại Quảng Nam-Đà Nẵng.
- Phân đoạn dịch chiết từ lồi hoa trên với dung mơi dichloromethane.
- Hợp chất phân lập từ dịch chiết nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp nghiên cứu các hợp chất tự nhiên.
- Nghiên cứu trên mạng Internet, tham khảo các cơng trình nghiên cứu
trên thế giới về loài cây này.

9


- Tổng quan các tài liệu về đặc điểm hình thái thực vật, thành phần hoá
học, ứng dụng của các bộ phận của cây đu đủ.
4.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
- Các phương pháp xử lý mẫu thực nghiệm

- Các phương pháp chiết mẫu, phân lập các hợp chất hữu cơ
- Các phương pháp phân tích sắc ký lớp mỏng, sắc ký cột
- Các phương pháp nghiên cứu cấu tạo hợp chất h a học: kết hợp các
phương pháp đo phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H-NMR,

C-NMR, phổ hồng

13

ngoại (IR), phổ tử ngoại (UV) và các phương pháp khác.
5. Bố cục của luận văn
Luận văn gồm 33 trang, 02 bảng, 09 hình ảnh, 37 tài liệu tham khảo. Với:
Phần mở đầu (03 trang)
Chương 1 – Tổng quan (16 trang)
Chương 2 – Những nghiên cứu thực nghiệm (09 trang)
Chương 3 – Kết quả và thảo luận (05 trang)
Kết luận (01 trang)
Tài liệu tham khảo (05 trang)

10


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu về cây đu đủ
Đu đủ c

tên khoa học là Carica papaya Linn, thuộc Họ Đu đủ

(Caricaceae). Đây là một họ thực vật c hoa thuộc bộ Cải (Brassicales). Họ này
chứa khoảng 4-6 chi và 34 loài: Carica (1 loài), Cylicomorpha (2 loài),

Horovitzia (1 loài), Jacaratia (6 loài), Jarilla (3 loài), Vasconcellea (19 - 25
lồi)[1]. Ngồi ra, đu đủ cịn được gọi thù đủ (Huế), phiên mộc, cà lào, phiên
qua, phan qua thụ, lô hong phlê (Campuchia), mắc hung (Lào), má hống
(Thái),…Chúng là các loài cây bụi hay cây gỗ nhỏ thân xốp và mập, thường
xanh, khơng hoặc ít khi c nhánh, tuổi thọ thấp, cao tới 5–10 m[34]. Lá to hình
chân vịt hay xẻ thùy, cuống dài, đường kính 50–70 cm, c khoảng 7 khía, mọc
so le[35]. Cụm hoa mọc ở nách lá, kiểu xim hoa. Hoa trắng hay xanh, đài nhỏ,
vành to năm cánh. Lá và quả xanh chứa nhựa mủ màu trắng[34]. Quả đu đủ to
trịn, dài, khi chín mềm, hạt màu nâu hoặc đen tùy từng loại giống, c nhiều
hạt[35].
Đu đủ thường là cây đồng chu, nhưng đu đủ c thể xếp thành 3 loại trên
phương diện giới tính: cây đực, cây lưỡng tính và cây cái[1].
* Cây đu đủ đực: mang hoa đực, chùm hoa ra ở nách lá dài 10-90cm, khơng
c quả. Cây c thể hình thành quả nhưng quả nhỏ, ăn đắng và không c giá trị
thương phẩm.
* Cây đu đủ cái: mang hoa cái. Để tạo thành quả, các hoa này phải nhận
được phấn từ các cây đực và cây lưỡng tính. Q trình ra hoa của cây cái ổn
định ít bị ảnh hưởng và chi phối bởi điều kiện ngoại cảnh.
* Cây đu đủ lưỡng tính: mang hoa lưỡng tính mọc thành chùm hoặc đơn độc;
nếu mọc thành chùm thì ngồi hoa lưỡng tính trên chùm còn c hoa đực. Tùy
vào điều kiện dinh dưỡng và ngoại cảnh trong năm, cây lưỡng tính ra các loại
hoa khác nhau, khả năng đậu quả không bằng cây cái, nhưng trọng lượng từng
quả lại cao[2].

11


Hình 1.1: Hình ảnh cây đu đủ
Đu đủ c nguồn gốc ở vùng đất thấp từ miền nam México qua miền
đông Trung Mỹ và bắc Nam Mỹ. Trên thế giới, các nước trồng nhiều Đu đủ là

Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan,…(Châu Á); Tazania, Uganda (Châu Phi);
Brazil, Mỹ (Châu Mỹ); Mỹ, Brazil (Châu Mỹ); Úc, Newzealand (Châu Đại
Dương). Hiện nay, n được trồng ở các nước vùng nhiệt đới và vùng nhiệt đới
ẩm châu Á trong phạm vi 32℃Bắc - 32℃ Nam, ở những nơi c nhiệt độ bình
quân trong năm không thấp hơn 15℃.Ở Việt Nam, chúng được trồng chủ yếu ở
các tỉnh đồng bằng như Hà Tây, Hà Nam, Hưng Yên, Tuyên Quang, V nh Phúc,
Bình Dương, Tiền Giang, …[2].
Thân đu đủ thẳng, cao khoảng 2 – 10m, ít phân cành. Rễ nhỏ, mềm, giòn,
dễ bị tổn thương do cơ giới cũng như ngập úng hoặc khô hạn của đất. Đu đủ
không c rễ cái mà chỉ c rễ con, trên một cây thường c 2 loại rễ:
* Loại rễ cố định: c đường kính trung bình từ 2 – 4cm, c thể ăn sâu
0,7 – 1m. Thường giữ vai trò thay rễ cái ngh a là c tác dụng làm cho cây vững
chắc, một cây thường c 4 – 8 rễ này.
* Loại rễ hút: c đường kính trung bình 0,5mm, phân bố nhiều trong tầng
đất 10 – 30 cm, phân bố dày đặc ở tầng đất mặt, c nhiều lông hút, c tác dụng
hút chất dinh dưỡng cung cấp cho cây.

12


Đu đủ c lá đơn, mọc thành chùm ở ngọn cây, sắp xếp theo đường xoắn
ốc bao quanh ở đỉnh, c bản rộng. Lá chia thành nhiều thùy, thường số thùy lá
ổn định khi cây đã đạt 8-9 lá với số thùy biến động từ 7-9 thùy. Phiến lá đạt
kích thước từ 60-100 cm. Cuống lá đạt độ dài từ 70-90 cm.
Hoa đu đủ c ba loại hoa: hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính. Hoa mọc ở
nách lá. Hoa thường nở vào ban đêm và thời gian từ khi nở đến tàn kéo dài 3-5
ngày.
* Hoa đực: 5 cánh, đường kính 0.4-0.5 cm, dài 4-5 cm. Nửa dưới của hoa
dính liền nhau tạo thành dạng ống, nửa trên tách rời nhau. Hoa c 10 nhị đực
rất phát triển, hoa bé, màu trắng.

* Hoa cái: 5 cánh tách rời, dài 3-5 cm, đường kính 4-6 cm. Hoa mọc riêng
hoặc từng chùm c 2-4 hoa.
* Hoa lưỡng tính: 5 cánh, nửa trên tách rời, nửa dưới hợp thành ống. Hoa
lưỡng tính vừa c khả năng tự thụ phấn vừa thụ phấn chéo để tạo quả.
Thời gian sinh trưởng của quả đu đủ kể từ lúc tàn hoa đến lúc chín kéo dài
3-4 tháng. Khi chưa chín c màu xanh chuyển sang xanh đậm, xanh sữa và khi
chín c màu vàng hoặc vàng da cam, vàng sẫm. Quả thuộc loại quả thịt, hình
dạng và độ lớn thay đổi tùy giống, thường c dạng dài, ovan, lê, dài, trịn.
* Hình trứng hay hình cầu ( do hoa cái phát triển ): Trái lớn và trịn, mỏng
cơm, bọng ruột.
* Hình thon dài ( do hoa lưỡng tạo thành ): thường dài 20-40 cm, đường
kính 5-15 cm, trọng lượng 0,5-4 kg, dày cơm, nhiều hạt, ngon ngọt.
Đu đủ c hạt màu đen hoặc xám, bên ngoài hạt c lớp vỏ lụa mỏng bao
quanh ngăn cản thấm nước. Trái đu đủ trung bình c 300-500 hạt[2].
Trên thế giới c đến hơn 70 dòng và giống đu đủ khác nhau. Ở nước ta
hiện nay thường trồng các giống:

13


* Đu đủ ta: lá xanh đậm, mỏng, cuống lá dài nhỏ, c màu xanh, cây cao,
sinh trưởng khỏe. Quả nhỏ, c 1-3 quả/cuống, trọng lượng trung bình 0,30,8kg/quả, thịt quả vàng, mỏng, ăn ngọt.
* Đu đủ Mêhicô: cây cao trung bình, to, khỏe, các đốt rất sít nhau, lá xanh
đậm, dày, cuống lá to, màu xanh. Quả dài, trọng lượng 0,6-1,2kg/quả, thịt chắc.
* Đu đủ Solo: Giống Solo sớm c quả, thấp cây, quả c dạng hình quả lê,
trọng lượng 0,8-2,0kg/quả.
* Đu đủ Trung Quốc: thấp cây, quả dài, cọng lá thường c màu tím, phiến
lá chia thùy khá sâu, thịt vàng hoặc đỏ tùy giống[2].
Đu đủ c hàm lượng dinh dưỡng cao, c thể cung cấp cho cơ thể các loại
vitamin thiết yếu như vitamin A, C, B1, B2; các acid gây men và khoáng chất

như kali; canxi; magie; sắt và kẽm:
* Nhựa: chứa khá nhiều enzym như papain; chymopapain; papaya
glutamine cyclotransferase; chitinase; papaya peptidase A và B;…
* Quả: chứa 1-amino cyclopropane-1-carboxylase (ACC); beta galactosidase I, II, III, …
* Đu đủ chín: chứa 19 loại carotenoid, chủ yếu là cryptoxanthin (48%);
beta caroten (30%) và crytoflavin (13%); violaxanthin và zeaxanthin.
* Lá: chứa carpinin và carpain.
* Ruột thân: chứa pseudo carpain[35].
* Hạt: nước (8,2%); tro (8,8%); hydrat cacbon (15,5%); chất anbuminoit
(24%); dầu (26,3%)[37].
Đu đủ là cây ưa sáng. Nếu thiếu ánh sáng, các đốt than vươn dài, cuốn lá
nhỏ, phiến lá mỏng và dễ bị sâu bệnh. Cây đu đủ c thể tiếp nhận được cường
độ ánh sáng cao ở mức 30.000-50.000 lux c kèm theo sự tăng nhiệt độ khơng
khí và c đầy đủ nước. Nhiệt độ ≥ 20℃ được coi là mức nhiệt độ trồng đu đủ

14


để c hiệu quả kinh tế. Nhiệt độ thích hợp từ 25-30℃. Đu đủ cần được cung
cấp lượng nước cao do diện tích lá lớn, phát tán mạnh nhưng bộ rễ lại không
tương xứng. Đu đủ rất sợ úng, mưa to ngập làm ngạt rễ dẫn đến thối rễ. Những
vùng c mưa 1.300-2000mm và hằng tháng lượng mưa khoảng 100mm là thích
hợp trồng đu đủ. Đu đủ khơng kén đất, c thể trồng trên các loại đất khác nhau
nhưng đất phải thoáng, tiêu và thoát nước tốt, c tầng canh tác dày 70cm, hàm
lượng khí trong đất 4%, pH = 6-7 và đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là lân, kali…
Nếu pH<5,5 phải b n vơi[2].
1.2. Tình hình nghiên cứu về thành phần hóa học của cây đu đủ
1.2.1. Tình hình nghiên cứu về thành phần hóa học của cây đu đủ trong
nước
Năm 1983, Nguyễn Tường Vân và các cộng sự đã nghiên cứu chiết xuất

alkaloid carpaine từ lá đu đủ bằng cồn 80%, kết quả thu được sản phẩm cuối
cùng là alkaloid carpaine dưới dạng tinh thể trắng c hiệu suất từ 1-1,5%[6].
Năm 2007, Hà Thị Bích Ngọc đã nghiên cứu thành phần một số
carotenoid (beta caroten, lutein, lycopen) trong lá đu đủ bằng phương pháp sắc
kí lỏng cao áp (HPLC). Kết quả cho thấy β-carotene, luteine chiếm tỷ lệ tương
ứng là 57,05% và 11,864% so với tổng các chất carotenoid, tuy nhiên không
xác định được lycopene [7].
Năm 2014, Hồ Thị Hà đã nghiên cứu chiết phân đoạn dịch chiết MeOH từ
lá đu đủ bằng các dung môi c độ phân cực tăng dần: n-hexan, CH2Cl2, EtOAc,
buthanol. Kết quả phân lập được 6 hợp chất từ cặn chiết CH2Cl2 là: danielone,
apocynol A (đây là 2 chất lần đầu tiên được chiết ra từ lá đu đủ), carpainone
(hợp chất mới), acid pluchoic, carpaine, Pseudocarpaine[5].
Năm 2015, theo nghiên cứu của PGS.TS Giang Thị Kim Liên và các cộng
sự tại Khoa H a Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng, từ phân đoạn
dịch chiết Chloroform, Dichloromethane và cặn Ethyl Acetate, xác định được
trong hoa đu đủ đực c chứa các hợp chất: Kaempferol (flavonoid), β-sitosterol
glucoside, Indole-3-aldehyde, Quercitrin, …[3]
15


Trong đề tài “Nghiên cứu phân lập một số hợp chất từ phân đoạn dịch
chiết Chloroform của hoa đu đủ đực thu hái tại Quảng Nam” của Lê Thị Thanh
Phương vào năm 2017 cho các kết quả sau:
+ Sau khi định tính sơ bộ các lớp chất thường gặp trong thực vật bằng
phản ứng h a học, tác giả kết luận: Mẫu hoa đu đủ đực dùng nghiên cứu c các
lớp chất: alkaloid, flavonoid, saponin steroid, đường khử, polyphenol, sterol,
coumarin, polysaccarid, carotene, chất béo.
+Thông qua định danh sơ bộ thành phần h a học trong cao Chloroform
bằng phương pháp phổ GC/MS cho kết quả về hàm lượng các chất:
D-Limonene


(2,78%);

Ethylbenzene(9,56%);

Ethylbenzene(9,56%);

Glycyl-L-proline (8,31%); Benzene, 1,3,dimethyl (5,29% ), D-Limonene
(2,78%);…[4]
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về thành phần hóa học của cây đu đủ trên
thế giới
Năm 2002, thông qua đề tài “Cyanogenic allosides và glucosides từ chanh
dây và đu đủ”, David và các cộng sự đã xác định được glycosid trong lá và thân
đu đủ là prunasin và sambunigrin[13]
Năm 2007, Antonella Canini và cộng sự đã phân tích sắc ký khí khối phổ
của các hợp chất phenol trong lá đu đủ và cho kết quả về hàm lượng các hợp
chất như sau: axit caffeic(0,25mg/g); axit p-coumari(0,33mg/g); axit
protocatechuic(0,11mg/g); kaempferol(0,03mg/g); quercetin(0,04mg/g) và 5,7dimethoxycoumair(0,14mg/g)[14]
Các nhà khoa học tại trường Đại học Bách khoa Abia đã c bài nghiên
cứu về thành phần h a học của Hoa đu đủ , được phát hành trên Tạp chí quốc
tế về nghiên cứu khoa học và nghiên cứu kỹ thuật (IJSRES) vào tháng 3 năm
2015. Tất cả những kết quả chỉ ra rằng hoa đu đủ chứa chất dinh dưỡng và
khoáng chất hữu ích trong dinh dưỡng và một số h a chất c tác dụng chữa
bệnh. Phân tích gần đúng của mẫu hoa tươi cho thấy c sự hiện diện của

16


saponin (0,07%) , alkaloids (0,05%), tannin (0,02%) và flavonoid (2,8 %), các
vitamin, thiamine , riboflavin, niacin và axit ascobic,…[10]

Theo đề tài “Phân lập và xác định Carpaine từ lá đu đủ bằng phương pháp
HPLC-UV” của Xiuyi Wang và các cộng sự được xuất bản trên Tạp chí quốc tế
về tính chất thực phẩm vào ngày 16 tháng 3 năm 2015 đã kết luận hàm lượng
của Carpaine trong lá đu đủ dạng bột là 0,93 g/kg[12]
Cũng trong năm 2015, thông qua đề tài “Hoạt tính gây độc tế bào của hoa
đu đủ trên tế bào ung thư vú MCF-7”, Marline Nainggolan và Kasmirul đã kết
luận trong hoa đu đủ đực c

chứa các thành phần: triterpenoids/steroid,

flavonoid, tannin, và glycosides, saponin [15].
Năm 2017, trong đề tài nghiên cứu “Thành phần dược phẩm sơ bộ của
chiết xuất dung môi thô hoa đu đủ đực” của tạp chí nghiên cứu khoa học, khoa
H a học Công nghiệp và Tinh khiết, Đại học Chukwuemeka Odumegwu
Ojukwu, Uli, bang Anambra, Nigeria đã xác định thành phần h a học của hoa
đu đủ gồm c : alkaloids (0,53 ± 0,01%), flavonoid (0,86 ± 0,02%), saponin
(0,37 ± 0,02%), tannin (2,06 ± 0,01%), terpenoid (0,21 ± 0,01%), steroid (0,08
± 0,01%) và cardiac glycoside (1,87 ± 0,02%)[11].
* Một số hợp chất trong cây đu đủ:

17


1.3. Tình hình nghiên cứu về hoạt tính sinh học của cây đu đủ
1.3.1. Tác dụng trị giun sán
Tháng 12 năm 2007, thông qua đề tài “Tác dụng chống giun trong ống
nghiệm của protein cysteine từ thực vật (đu đủ, dứa, vả) chống giun sán đường
ruột”, Gillian Stepek và các cộng sự đã kết luận: protein cysteine từ đu đủ c
tác dụng chống lại hai loại giun sán GI từ các nh m phân loại khác nhau - giun
m c, Ancylostoma ceylanic , Vi khuẩn Rodentolepis[16]

Năm 2008, dựa vào kết quả nghiên cứu về “Tiềm năng Anthelmintic của
hạt đu đủ chống lại giun sán đường ruột ở dê đỏ Sokoto”, S.A.Ameen và các
cộng sự đã chứng minh rằng dịch chiết từ hạt đu đủ c tác dụng chống giun sán
tương đương với thuốc chống giun độc quyền (Thiabendazole) ở dê đỏ Sokoto.
Số lượng trứng của giun sán giảm đáng kể (p <0,05) khi sử dụng chiết xuất từ
hạt đu đủ so với việc điều trị bằng Thiabendazole. Tuy nhiên, hiệu quả chiết
xuất dạng nước c ý ngh a hơn (p <0,05) so với chiết xuất thô (bột)[17].
1.3.2. Tác dụng hạ huyết áp

18


Tháng 6 năm 2000, dựa vào kết quả đề tài “Nước ép từ đu đủ làm giảm
huyết áp ở thận và tăng huyết áp do DOCA gây ra ở chuột”, sau khi đã nghiên
cứu dịch chiết ethanol từ trái đu đủ xanh và thử nghiệm trên chuột cống trắng
đực, A.E.Eno và các cộng sự cho rằng nước ép từ quả đu đủ gây hạ huyết áp do
hoạt tính trên các thụ thể α-adrenoceptive[18].
Năm 2014, Girlandia Alexandre Brasil và các cộng sự đã nghiên cứu về
“Tác dụng hạ huyết áp của đu đủ thông qua việc giảm hoạt động của enzym
chuyển đổi angiotensin (ACE ) và cải thiện Baroreflex” và đưa ra kết luận rằng:
Thành phần h a học của chiết xuất metanolic của cây đu đủ c tác dụng hạ
huyết áp, ức chế men chuyển angiotensin của n trên cơ thể và c tác dụng đối
với hoạt động của enzyme chuyển đổi huyết thanh và angiotensin trong huyết
thanh. Đây được coi là bước đầu tiên để phát triển một sản phẩm tế bào học
mới c thể được sử dụng trong điều trị tăng huyết áp[19].
1.3.3. Tác dụng kháng sinh, kháng nấm
Năm 1996, dựa vào kết quả đề tài “Nghiên cứu về hoạt tính diệt nấm của
nhựa cây đu đủ và tác dụng kháng nấm của D (+) - glucosamine đối với sự phát
triển của nấm Candida albicans”, Giordani R và các cộng sự đã kết luận: Nhựa
đu đủ c khả năng ức chế sự phát triển của Candida albicans khi được thêm vào

nuôi cấy trong giai đoạn tăng trưởng theo cấp số nhân với hiệu quả khoảng
60% [20].
Năm 2006, Đỗ Huy Bích và Đặng Quang Chung đã cơng bố nghiên cứu
về tác dụng kháng khuẩn của cây đu đủ. Kết quả cho thấy:
+ Cao lá Đu đủ c tác dụng kháng khuẩn đối với Typhimurium mentagrophytes,
T. rubrum và Staphylococcus aureus.
+ Cao chiết từ vỏ và hạt c tác dụng kháng khuẩn đối với Staphylococcus
aureus, Bacillus cereus, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa và Shigella
flexneri.

19


+ Benzyl isothiocyanate phân lập từ Đu đủ, ức chế sự phát triển của nhiều loại
vi khuẩn gram dương, gram âm như Escherichia coli, Penicillium notatum và
Shigella.
+ Rễ Đu đủ c tác dụng kháng khuẩn yếu[8].
Năm 2011, Pedro Chávez-Quintal và các cộng sự đã nghiên cứu về hoạt
tính kháng nấm trong chiết xuất Ethanolic từ lá đu đủ và cho rằng: Chiết xuất
Ethanolic từ lá đu đủ là một nguồn tiềm năng của các chất chuyển h a thứ cấp
c đặc tính kháng nấm với khả năng ức chế khoảng 20% sự tăng trưởng các sợi
nấm[21].
Năm 2014, Hồ Thị Hà đã nghiên cứu khả năng ức chế nhiều loại vi khuẩn
và nấm của dịch chiết từ lá đu đủ và đưa ra kết luận: Cao lá đu đủ c tác dụng
kháng khuẩn đối với Typhimurium mentagrophytes, T. rubrum và
Staphylococcus aureus. Ngồi ra, dịch chiết lá đu đủ cịn c khả năng kháng
viêm, kháng virut sốt xuất huyết,….[5]
1.3.4. Tác dụng trị ung bướu, ung thư
Năm 2002, Asmah Rahmat và các cộng sự đã đánh giá hiệu quả gây độc tế
bào của lycopene tinh khiết, lycopene tách chiết từ quả đu đủ, nước ép quả đu

đủ và dưa hấu đối với hai dòng tế bào khối u khác nhau của con người là
HepG2 (dòng tế bào ung thư gan) và MDA-MB-231 (dòng tế bào ung thư vú).
Kết quả cho thấy rằng: Lycopene và nước ép đu đủ nguyên chất c thể c đặc
tính chống ung thư trên dịng tế bào ung thư gan (HepG2), trong khi nước dưa
hấu c

đặc tính chống ung thư chống lại dòng tế bào ung thư vú

(MDA-MB-231)[24].
Năm 2006, dựa vào kết quả đề tài “Ảnh hưởng của phần protein phân lập
từ cây đu đủ trên biểu hiện của p53 và Bcl-2 trong dòng tế bào ung thư vú”,
Rumiyati và các cộng sự đã chứng minh rằng: Trong lá đu đủ c chứa protein
bất hoạt ribosome (RIPs) c khả năng dẫn đến quá trình tự chết của tế bào ung

20


thư vú với IC50 là 2,8 mg/mL. Mức độ biểu hiện của p53 đã tăng 59,4%, trong
khi protein Bcl-2 giảm 63%[25].
Đề tài “Hoạt tính chống ung thư của lá đu đủ chiết xuất trong ống nghiệm
và phân tích phytochemical” của Trung tâm nghiên cứu quốc gia, Cục dược
điển, Dokki, Giza, Ai Cập và Nh m h a học sản phẩm tự nhiên, Hội đồng
nghiên cứu khoa học và công nghiệp Nam Phi được đăng trên tạp chí nghiên
cứu vào tháng 10 năm 2013 đã thử nghiệm về hoạt tính chống ung thư của
Ether dầu hỏa (40-60℃), Cloroform, Ethyl Acetate và Metanol 80% chiết xuất
từ lá đu đủ đối với ba bệnh ung thư: các tế bào TK10 (thận), UACC62 (khối u
ác tính) và MCF7 (vú) sử dụng xét nghiệm Sulforhodamine B (SRB). Kết quả
được báo cáo cho thấy Ether dầu hỏa chiết xuất từ lá đu đủ ở nồng độ 100
µg/ml c tác dụng chống ung thư đáng kể trên tế bào MCF7 (vú). Do đ , n c
thể hữu ích trong phòng ngừa và điều trị ung thư với đặc tính chống tăng sinh

hoặc khả năng dẫn đến quá trình tự chết của tế bào ung thư[23].
Năm 2014, Hồ Thị Hà đã nghiên cứu khả năng gây độc tế bào của lá đu
đủ và xác định được:
+ Phân đoạn cặn chiết CH2Cl2 của lá đu đủ c khả năng gây độc tế bào ung thư
biểu mô KB (IC50 = 18,44 µg/ml), ung thư phổi LU-1 (IC50 = 18,21 µg/ml) và
ung thư vú MCF-7 (IC50 = 19,16 µg/ml).
+ Hợp chất carpaine và pseudocarpaine phân lập từ cặn CH2Cl2 của lá đu đủ
lần đầu tiên được chứng minh c hoạt tính gây độc mạnh trên cả bốn dòng tế
bào ung thư người: ung thư biểu mô KB, ung thư máu HL-60, ung thư phổi
LU-1, ung thư vú MCF-7 (IC50 từ 1,13 đến 3,49 µg/ml) [8]
Năm 2018, trong báo cáo của khoa Dược, Đại học Sumatera Utara, Medan,
Indonesia, Edy Suwarso và các cộng sự đã tthử nghiệm phần hexane của hoa
đu đủ đực trên tế bào WiDr (tế bào ung thư ruột kết) và tế bào Vero (tế bào
người bình thường) bằng phương pháp phân đoạn tiêu chuẩn với sàng lọc
phytochemical. Kết quả chỉ ra rằng phần hexane c thể ngăn chặn sự phát triển
của tế bào WiDr nhờ các hợp chất triterpenoids và steroid trong phần hexane.
Ngoài ra, phần hexane của hoa đu đủ đực c tác dụng chống ung thư tốt đối với
21


bệnh ung thư vú… Từ báo cáo, c thể kết luận: Hoa đu đủ đực c giá trị về mặt
h a trị và ngăn chặn sựu phát triển của các tế bào ung thư[22].
Năm 2019, theo nghiên cứu về các hoạt chất sinh học c khả năng ức chế
tế bào ung thư từ hoa đu đủ đực của PGS.TS Giang Thị Kim Liên và các cộng
sự tại Khoa H a Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng, kết quả cho thấy
cao đặc hoa đu đủ đực thể hiện hoạt tính gây độc tế bào ung thư trên cả 3 dạng
tế bào: ung thư phổi A549, ung thư gan Hep3B, ung thư vú MCF-7 ở nồng độ
30 µg/mL và 100 µg/mL với các mức độ khác nhau[3].
1.3.5. Tác dụng chống oxi hóa
Trong cơ thể người thường xuyên sản sinh ra các mảnh phân tử không ổn

định gọi là gốc tự do. Các gốc này phá huỷ tế bào, mô, các tổ chức của cơ thể,
đồng thời là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra nhiều loại bệnh
trong cơ thể, trong đ c ung thư. Số lượng gốc tự do tăng cao bất thường sẽ
dẫn đến hàng rào chống oxy h a tự nhiên trong cơ thể khơng kiểm sốt
được…[36].
Tháng 6 năm 2004, E.V.Mikhalchik và các cộng sự đã nghiên cứu về hoạt
động chống oxy h a của phytopreparation từ đu đủ trong việc điều trị chữa
lành vết thương. Kết quả cho thấy phytopreparation c tác dụng liên quan đến
sự gia tăng hiệu quả của việc tiêu diệt vi khuẩn nội bào bởi các mô phagocytes
do sự ức chế catalase của vi khuẩn[26].
Năm 2013, Maisarah và cộng sự nghiên cứu hoạt tính chống oxy h a từ
các bộ phận khác nhau của cây đu đủ bao gồm: quả chín, quả xanh, hạt và lá
non bằng việc sử dụng hai tác nhân là DPPH và β - carotene để đánh giá. Kết
quả cho thấy hoạt tính chống oxy h a giảm dần theo thứ tự: lá non (1,0±0,08
mg/ml); quả chưa chín (4,3±0,01mg/ml); quả chín (6,5±0,01mg/ml); hạt
(7,8±0,06mg/ml). Tuy nhiên, các hoạt chất c tác dụng chống oxy h a còn
chưa được phân lập[27].

22


1.3.6. Các tác dụng dược lý khác
Ngồi những hoạt tính sinh học trên, các bộ phận khác nhau của cây đu đủ
cũng đã được chứng minh c tác dụng như kháng virus sốt xuất huyết, tác dụng
giảm thời gian đông máu, kháng viêm…
Năm 2008, Bamidele Owoyele và các cộng sự đã nghiên cứu về hoạt tính
chống viêm của chiết xuất etanolic từ lá đu đủ trên chuột bằng cách sử dụng
mơ hình phù chân do carrageenan, u hạt dạng bơng và mơ hình viêm khớp do
formaldehyd[28].
Năm 1978, Mundayat Gopalakrishnan và cộng sự đã nghiên cứu về tác

dụng hạn chế sinh sản của đu đủ đối với đối với thai kỳ và chu kỳ động dục ở
chuột bạch tạng chủng Wistar. Kết quả chỉ ra rằng quả chưa chín của đu đủ làm
gián đoạn chu kỳ động dục và gây sảy thai. Hoạt tính này giảm khi quả chín
dần và progesterone thêm vào thực phẩm giúp tái tạo sự cân bằng, các bào thai
chưa bị sảy tiếp tục phát triển bình thường[30].
Tháng 5 năm 2001, Bungorn Sripanidkulchai và các cộng sự đã nghiên
cứu tác dụng lợi tiểu của chiết xuất từ rễ đu đủ bằng cách dùng đường uống cho
chuột với liều 10 mg/kg. Kết quả đã chứng minh lượng nước tiểu tăng đáng kể
(P <0,01), tương ứng là 79% và 74% tác dụng của một liều hydrochlorothiazide
tương đương[29].
Năm 2000, Lohiya NK và cộng sự đã nghiên cứu hoạt động diệt tinh trùng
trong ống nghiệm của chiết xuất từ hạt đu đủ. Kết quả cho thấy khả năng di
chuyển của tinh trùng giảm xuống dưới 20% ở nồng độ 2%. Sự ức chế hồn
tồn vận động được quan sát trong vịng 20-25 phút ở tất cả các nồng độ của tất
cả các sản phẩm. Kính hiển vi điện tử quét và truyền cho thấy những thay đổi
lớn trong màng plasma của đầu và giữa mảnh tinh trùng. Xét nghiệm khả năng
sinh tinh trùng và số lượng tinh trùng bất thường sau khi hoàn thành việc ấp
trứng cho thấy rằng tinh trùng đã vô sinh[31].
1.3.7. Công dụng trong dân gian
Trong dân gian hoa đu đủ đực tươi hoặc phơi khô hấp với đường phèn
dùng chữa bệnh ho, viêm cuống phổi, khàn tiếng hoặc mất tiếng ở người
lớn,nhất là ở trẻ em[9].
23


×