Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Nghiên cứu tác dụng của dịch chiết từ cây cỏ lào đối với hoạt động thần kinh cấp cao và hàm lượng malonyl dialdehyde acid mda trong não của chuột nhắt trắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1023.3 KB, 53 trang )

1


N N
Ọ SƢ P
M
KHOA SINH

K ÓA LUẬN TỐT N

ỆP



Nghiên cứu tác dụng của dịch chiết từ cây cỏ lào
(Chromolaena odorata (L.) King et Robinson ) đối với hoạt
động thần kinh cấp cao và hàm lƣợng Malonyl dialdehyde
acid (MDA) trong não của chuột nhắt trắng
(Mus musculus Var.Albino)

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thu Phương
Chuyên ngành : Cử nhân Sinh Môi Trường
Người hướng dẫn : Th.S Nguyễn Công Thùy Trâm


2

MỞ ẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động thần kinh cấp cao của hệ thần kinh trung ương nhằm điều hoà, phối
hợp các hoạt động chức năng của các cơ quan trong cơ thể, đồng thời bảo đảm cho cơ


thể thích ứng được với những điều kiện của mơi trường sống luôn biến động cũng như
bảo đảm được mối quan hệ phức tạp giữa cơ thể với thế giới bên ngoài.
Hiện nay kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, địi hỏi con người phải thích ứng
và thay đổi để phù hợp với xu thế phát triển đó. Trong đó, áp lực về cơng việc và học
tập khiến con người phải hoạt động liên tục và luôn trong tình trạng căng thẳng sẽ gây
nên trạng thái stress ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ thần kinh. Khi tình
trạng này kéo dài, sẽ làm tăng quá trình lão hóa sớm, giảm trí nhớ ở tuổi thanh niên và
các bệnh khác như tim mạch, xương khớp, đái tháo đường, ung thư …
Việc tìm kiếm các nguồn dược liệu có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ não bộ
khỏi các tác động xấu của stress đã và đang được nghiên cứu. Cây cỏ lào có nhiều tác
dụng chữa bệnh như cầm máu, chữa lành các vết thương, vết bỏng và trị một số bệnh
do nhiễm khuẩn về đường ruột, ung nhọt, ghẻ lở, viêm đại tràng, đau nhức xương, cảm
cúm... Cơ sở để sử dụng cây cỏ lào là trong thành phần hóa học của nó có chứa nhiều
hợp chất như tinh dầu, tanin, flavonoid và ankaloid có tác dụng loại bỏ các gốc tự do,
chống oxy hóa và tốt cho hoạt động của hệ thần kinh. Tuy nhiên cho đến nay chưa có
tác giả nào nghiên cứu về ảnh hưởng của các thành phần hóa học có trong cây cỏ lào
đến các hoạt động thần kinh.
Trên cơ sở đó, tơi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu tác dụng của dịch chiết từ cây
cỏ lào (Chromolaena odorata (L.) King et Robinson ) đối với hoạt động thần kinh
cấp cao và hàm lượng Malonyl dialdehyde acid (MDA) trong não của chuột nhắt
trắng (Mus musculus Var.Albino)”.
2. Mục tiêu của đề tài


3

Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch chiết từ cây cỏ lào (Chromolaena odorata (L.)
King et Robinson ) đến quá trình hình thành phản xạ có điều kiện và sự thay đổi hàm
lượng MDA trong não của chuột nhắt trắng (Mus musculus Var.Albino) từ đó đánh
giá tác động của cây cỏ Lào đối với hoạt động thần kinh trên động vật thực nghiệm.

Góp phần làm cơ sở để nghiên cứu tác dụng của cây cỏ lào đến hiệu quả điều trị và
phòng bệnh ở con người.
Giúp bản thân thực hiện tốt công tác nghiên cứu khoa học.
3. Nhiệm vụ cụ thể của đề tài là nghiên cứu ảnh hưởng của dịch chiết từ cây
cỏ lào đến :
-

Thời gian hình thành phản xạ vận động dinh dưỡng có điều kiện
(PXVĐDDCĐK) của chuột nhắt trắng

-

Thời gian hình thành PXVĐDDCĐK bền vững của chuột nhắt trắng

-

Thời gian phản xạ của chuột nhắt trắng

-

Thời gian dập tắt phản xạ của chuột nhắt trắng

-

Hàm lượng MDA trong não chuột nhắt trắng

-

Chỉ số I của chuột nhắt trắng



4

ƢƠN
1.1.

1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Tổng quan về cây cỏ lào

1.1.1 Mô tả thực vật
Tên gọi khác: cây Yến Bạch, Cỏ hôi, Cỏ Việt Minh, Cây Cộng sản, Cây lốp
bốp, Cây ba bớp, Cây phân xanh, Cỏ Nhật.
Tên khoa học: Chromolaena odorata (L.) King et Robinson (Eupatorium
odoratum L.), thuộc Họ Cúc - Asteraceae, Bộ Cúc - Asterales, Lớp thực vật hai lá
mầm.
Hình thái – cấu tạo [22]
 Thân: cây thảo mọc thành bụi, thân cây cao đến 2m hay hơn. Cành nằm
ngang, có lơng mịn.
 Lá: mọc đối, hình trái xoan nhọn, mép có răng, cuống dài 1-2cm, có 3
gân chính.
 Hoa: hoa nhiều, có màu hoa đào. Cụm hoa xếp thành ngù kép, mỗi cụm
hoa có bao chung gồm nhiều lá bắc xếp 3-4 hàng. Cây ra hoa vào cuối
mùa đông, đầu mùa xuân. Ngọn cành mang hoa.
 Quả: thuộc loại quả bế hình thoi, 5 cạnh, có lơng.

Hình 1.1. Cây cỏ Lào


5


Phân bố: ở Việt Nam, cỏ Lào phân bố nhiều nhất ở trung du, miền núi thấp,
thường mọc thành những bụi lớn ven đường.
Bộ phận sử dụng: toàn bộ cây nhưng chủ yếu có tác dụng tốt nhất là lá non.
1.1.2. Cơng dụng
Cỏ lào có vị hơi cay, tính ấm, có tác dụng sát trùng, cầm máu, chống viêm.
Nước sắc Cỏ lào có tác dụng kháng khuẩn, ức chế được vi khuẩn gây mủ trên vết
thương và trực trùng lỵ Shigella. Cây cỏ lào cũng được dùng chữa bệnh lỵ cấp tính và
bệnh ỉa chảy của trẻ em; chữa viêm đại tràng, đau nhức xương, viêm răng lợi, chữa
ghẻ, lở, nhọt độc[1].
Một số bài thuốc dân gian [19]
* Chữa bệnh lỵ và ỉa chảy: lấy lá Cỏ lào pha dưới dạng xirơ từ nước hãm (dùng
lá non rửa sạch, vị nát, hãm trong nước nóng, cứ 5g lá lấy 15ml nước hãm), sau đó
đem phối hợp với đường, cứ 500ml nước hãm hịa với nước pha 900g đường đã đun
sơi.
* Chữa bệnh đau nhức xương: dùng nước sắc Cỏ lào uống.
* Chữa ghẻ : dùng lá non nấu tắm, khi tắm dùng bã xát vào mụn ghẻ trong vòng
5-6 ngày là khỏi.
* Cầm máu vết thương: lấy lá tươi vò hay giã đắp lên vết thương.
* Chữa vết thương phần mềm (do bị ngã): lá và ngọn cỏ lào tươi 1 nắm to
(150g) rửa sạch, giã nát, đắp vào vết thương, băng chặt. Mỗi ngày thay thuốc một lần.
* Chữa lỵ trực khuẩn: lá và ngọn cỏ lào tươi 1 nắm to (150g) rửa sạch, cắt nhỏ,
hãm với với nước theo từng bước cụ thể. Liên tục uống đến khi khỏi. Cần bổ sung
nhiều nước trong thời gian điều trị mà đi lỏng quá nhiều.
* Chữa vết thương mắt do xước hoặc loét giác mạc: ngọn cỏ lào và lá non 50g
rửa thật sạch, giã nát. Dùng 2 miếng gạc sạch chia thuốc thành 2 gói. Đặt vào bát sạch,
cho vào nồi áp suất hấp hoặc có thể hấp cách thuỷ. Rửa sạch mắt bằng nước muối 2%


6


đun sơi để nguội; Đắp gói thuốc rồi băng lại, sau đó nằm ngửa. 12 giờ thay thuốc một
lần. Nếu bệnh nhẹ thì 24 giờ là khỏi.
1.1.3. Thành phần hóa học
Những nghiên cứu cho thấy cây Cỏ lào chứa tinh dầu, tanin (thuộc nhóm tanin
pyrogalic), flavonoid (flavonol, flavanol, chalcol, dihydroflavonol), coumarin và
alkaloid. Trong số đó flavonoid là nhóm hợp chất có hoạt tính sinh học trong phịng
chống các bệnh tật, tạo nên những cơng dụng chính của cây Cỏ lào [21].
a. Flavonoid
Flavonoid là một nhóm hợp chất tự nhiên thường gặp trong thực vật, phần lớn
có màu vàng.
 Cấu trúc [11]
Flavonoid là một chuỗi polyphenolic gồm có 15 nguyên tử cacbon và hai vòng
benzene liên kết bởi một đường thẳng có 3 cacbon. Khung ở trên, có thể được mơ tả hệ
thống như: C6-C3-C6. Cấu trúc hóa học của flavonoid được dựa trên cơ sở là một
khung 15C với một Chromane vịng thơm B thứ hai ở vị trí 2,3 hay 4. Flavonoid gồm
2 vòng thơm và một vòng pyran : vòng thơm bên trái gọi là vòng A; vòng thơm bên
phải gọi là vòng B; vòng trung gian chứa ngun tử oxy gọi là vịng pyran.

Hình 1.2. Cấu trúc flavonoid


7

Dựa vào vị trí gốc aryl (vịng B) và các mức độ oxy hóa của mạch 3C phân loại
flavonoid trong cây cỏ Lào thuộc Euflavonoid bao gồm các nhóm : flavonol, flavanon,
chalcol, dyhydroflavonol [20], [28].
 Flavonol
Flavonol là một loại hợp chất thuộc họ Flavoniod, thuộc nhóm Hidroxit - 3OH.
Chất này tồn tại trong các loại trái cây và rau củ và được đánh giá là tốt cho sức khỏe.

Nhóm nghiên cứu Giovambattista Desideri của trường đại học L'Aquila (Ý)
khám phá ra rằng : “Flavonol là một loại hợp chất có tác dụng như chất chống oxy
hóa. Trong cuộc nghiên cứu mới đây, các nhà nghiên cứu tìm ra bằng chứng cho thấy
chất flavonol giúp ích cho chức năng não” [31].
Theo Giáo sư Henriette van Praag thuộc Đai học Salk Institute for Biological
Studies nhận thấy là nếu cho chuột ăn epichatechin, một lọai flavonol chuyên biệt thì
khả năng giải đáp mê lộ của chuột đươc cải thiện và các con chuột này nhớ dai hơn so
với chuột không ăn epichatechin. Giáo sư giải thích là do loại flavonol này ảnh hưởng
lên vùng hippocampus - vùng não bộ quan trọng đối với trí nhớ [32].
Tác dụng: tác động lên hệ thần kinh như làm giảm mức độ của stress do quá
trình oxy hóa gây ra, giảm đau, chống lại thối hóa thần kinh trung gian, chống lão hóa
sớm, kéo dài tuổi thọ, tăng tuần hoàn máu trong động mạch, tĩnh mạch và mao mạch…

Hình 1.3. Cấu trúc flavonol
 Flavanon
Theo Nghiên cứu của Aedin Cassidy, trưởng khoa Dinh dưỡng thuộc trường Y
Norwich, Đại học Đông Anglia ở Anh cho biết: “Các nghiên cứu đã cho thấy rằng chế


8

độ ăn nhiều hoa quả và rau xanh có flavano sẽ giúp giảm nguy cơ đột quỵ trong và
việc tiêu thụ trái cây họ cam quýt nhiều hơn trong khẩu phần rau quả hàng ngày giúp
giảm nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ.”
Hợp chất flavanon có tác dụng tăng cường chức năng mạch máu hoặc giảm
viêm nhiễm, có liên quan đến đột quỵ.
 Tác dụng sinh học của flavonoid [20]
- Các flavonoid có khả năng dập tắt các gốc tự do như HO., ROO.. Các gốc này
sinh ra trong tế bào và cạnh tranh với DNA sẽ gây ra những ảnh hưởng nguy hại cho
cơ thể như gây biến dị, hủy hoại tế bào, gây ung thư, tăng nhanh sự lão hố. Đặc biệt,

khả năng chống oxy hóa của flavonoid còn mạnh hơn các chất khác như vitamin C, F,
selenium và kẽm.
- Flavonoid tạo được phức với các ion kim loại, mà chính các ion kim loại này
là xúc tác của nhiều phản ứng oxy hóa.
- Thành phần của màng tế bào có các chất lipid dễ bị peroxy hoá, tạo ra những
sản phẩm làm rối loạn sự trao đổi chất cũng dẫn đến sự huỷ hoại tế bào. Ðưa các chất
chống oxy hoá như flavonoid vào cơ thể để bảo vệ tế bào thì có thể ngăn ngừa các
nguy cơ như xơ vữa động mạch, tai biến mạch, lão hoá , tổn thương do bức xạ, thoái
hoá gan...
- Flavonoid thể hiện tác dụng chống co thắt những tổ chức cơ nhẵn như túi mật,
ống dẫn mật, phế quản và một số tổ chức khác.
- Trên bộ máy tiết niệu, nhiều flavonoid thuộc nhóm flavon, flavanon, flavonol
thể hiện tác dụng thơng tiểu rõ rệt.
- Theo các cơng trình nghiên cứu khoa học về tác dụng của flavonoid trong việc
điều trị bệnh tim mạch cho thấy, flavonoid có khả năng ức chế q trình oxy hóa
lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL), thành tế bào xốp của đại thực bào và chứng xơ vữa
động mạch. Flavonoid là các polyphenol lấy từ dịch ép quả lựu có thể bảo vệ LDL
chống lại q trình oxy hóa trung gian tế bào thơng qua hai con đường, bao gồm cả sự


9

tương tác trực tiếp của các polyphenol với lipoprotein và ảnh hưởng gián tiếp thơng
qua tích tụ của chất polyphenol trong các đại thực bào động mạch [24], [26].
b. Tinh dầu
Khi tách chiết tinh dầu lá và hoa cây Cỏ lào bằng phương pháp chưng cất lôi
cuốn hơi nước, sau đó phân tích tinh dầu bằng sắc kí khí mao quản đã xác định được
các thành phần chính của tinh dầu lá và hoa cây cỏ lào như sau [11]:
- 0,16% tinh dầu tách chiết từ lá có thành phần là: geiren (42,54%), acetat
bornil (3,46%) và B-cubeben (12,51%)

- 0,01% tinh dầu trích từ hoa có thành phần là: geiren (7,98%), acetat bornil
(22,93%) và B-cubeben (26,1%)
Tinh dầu từ cây cỏ lào có tác dụng kháng sinh tốt, ức chế hai loại vi khuẩn
staphylococcus và shigella shigae. Nước sắc lá có tác dụng kháng sinh mạnh nhất do
có hàm lượng tinh dầu cao nhất. Điểm đặc biệt là thân rễ khơng có tác dụng với vi
trùng lị nhưng lá lại có tác dụng[11] .
c. Tanin
Tanin là những hợp chất tự nhiên thuộc nhóm polyphenol phổ biến trong thực
vật. Chúng có vị chát, có khả năng liên kết với protein của da tạo thành cấu trúc bền
vững.
Tanin trong cây cỏ lào là hợp chất tanin pyrogalic là có khả năng thủy phân.
Đặc điểm của tannin này là:
- Khi thủy phân tanin pyrogalic bằng acid hoặc bằng enzim tanaza thì giải
phóng ra phần đường thường là glycose và phần không đường là các acid.
 Phần acid là bao gồm các acid galic có thể nối với nhau để tạo thành acid
digalic, trigalic. Ngoài acid galic có thể gặp các acid khác như acid
ellagic, acid luteolic…
 Phần đường và phần không đường nối với nhau theo liên kết este nên
người ta coi tanin là những pseudoglycosid hay thuộc nhóm Glycosid.


10

- Khi cất khô ở 180 - 2000C thu được pyrogalol là chủ yếu.
- Cho tủa xanh đen với muối sắt III.
- Cho tủa bông với hợp chất acetat 10%.
- Thường dễ tan trong nước.
Tác dụng của tannin :
- Ở trong cây, tannin có tính chống oxy hóa nhằm ngăn quá trình phá hủy tế bào
của các gốc tự do.

- Là những chất đa phenol, tanin có tính kháng khuẩn nên có vai trị bảo vệ cho
cây.
- Dung dịch tanin kết hợp với protein, tạo thành màng trên niêm mạc nên ứng
dụng làm thuốc săn da. Tanin cịn có tác dụng kháng khuẩn nên dùng làm thuốc súc
miệng khi niêm mạc miệng, họng bị viêm loét, hoặc chỗ loét khi nằm lâu. Tanin có thể
dùng trong để chữa viêm ruột, chữa tiêu chảy.
- Tanin kết tủa với kim loại nặng và với alkaloid nên dùng chữa ngộ độc đường
tiêu hoá.
- Tanin có tác dụng làm đơng máu nên dùng đắp lên vết thương để cầm máu,
chữa trĩ, rị hậu mơn.
d. Coumari
Coumarin thuộc nhóm các hợp chất phenol nhưng phần lớn các nhóm OH
phenol được ethyl hóa bằng nhóm CH3 hay bằng một mạch terpenoid có từ 1-3 đơn vị
isoprenoid.
Trong tự nhiên, coumarin hay gặp là glucose, ít tồn tại dạng glycosid, nếu có thì
mạch đường thường có dạng đơn giản.
Trong nhóm dihydrofuranocoumarin và dihydropyranocoumarin người ta đã
phân lập được nhiều chất thuộc nhóm chức acyl. Những chất acylcoumarin này trước
đây thường bị bỏ qua trong quá trình chiết xuất vì rất dể bị thủy phân đặc biệt ở môi
trường kiềm.


11

Tác dụng chủ yếu của coumarin là chống co thắt, làm giãn nở động mạch vành.

Hình 1.4. Cấu trúc Coumarin.
e. Alkaloid
Alkaloid là những hợp chất hữu cơ có chứa nitơ, đa số có nhân dị vịng, có phản
ứng kiềm, thường gặp trong thực vật và đơi khi có trong động vật, thường có dược tính

mạnh và cho những phản ứng hóa học với một số thuốc thử chung của alkaloid.
Cơng dụng của alkaloid rất đa dạng và phong phú. Một trong những tác dụng
của alkaloid là kích thích hoạt động thần kinh trung ương, kích thích thần kinh giao
cảm và phó giao cảm.
1.2. Tổng quan về chuột nhắt trắng
Chuột nhắt trắng là loài gặm nhấm nhỏ, thuộc Họ Chuột (Muridae), Bộ Gặm
nhấm (Rodentia), Lớp Thú (Mammalia).
Chuột nhắt trắng được dùng làm động vật thí nghiệm trong sinh học và y học.
Trong đó chúng được sử dụng phổ biến nhất ở các phịng thí nghiệm kỹ thuật di
truyền.
Vì, chúng là động vật có vú, tương đối dễ dàng để duy trì và xử lý, sinh sản
nhanh chóng và có sự tương đồng cao với con người. Trình tự gen của chuột đã được
xác định và nhiều đoạn gen chuột có đồng đẳng với gen của con người. Kết quả giải


12

mã toàn bộ gen người và chuột cho thấy cả hai đều có khoảng 30.000 gen và khoảng
trên 80% các gen trong người cũng là gen tìm thấy trong chuột. Ngồi ra việc chuột có
giá thành tương đối thấp và dễ dàng duy trì, nên chuột có nhiều ưu thế để sử dụng
trong phịng thí nghiệm nghiên cứu. Chuột nhắt có thể sinh sản nhanh chóng, nên có
thể quan sát nhiều thế hệ chuột trong một thời gian tương đối ngắn [25].
 Đặc điểm sinh học [30], [29]
Chuột nhắt trắng trưởng thành có chiều dài cơ thể (tính từ mũi đến gốc đuôi) là
7,5–10 cm và chiều dài đuôi là 5–10 cm. Khối lượng cơ thể chúng vào khoảng 10–
25 g. Lơng chuột ngắn, ở tai và đi thì ít lông hơn. Chân sau của chuột khá ngắn, cỡ
khoảng 15–19 mm; sải chân bình thường khi chạy đạt 4,5 cm, nhưng chúng có thể
nhảy cao đến 45 cm. Tiếng kêu của chuột nhắt trắng có âm vực rất cao và khơng đều.
Tập tính : Chuột nhắt thường đứng, đi hoặc chạy bằng cả bốn chân, nhưng khi
ăn, khi đánh nhau hoặc khi cần định hướng thì chúng chỉ đứng trên hai chân sau, có

đi hỗ trợ. Chuột nhắt trắng giỏi nhảy, leo trèo và bơi lội.
Chuột chủ yếu hoạt động ban đêm, chúng khơng thích ánh sáng chói. Những
con chuột đực khỏe mạnh thường chiếm một lãnh thổ riêng, chúng sống cùng với một
số con cái và con non. Những con chuột đực này tôn trọng lãnh thổ của nhau và
thường chỉ xâm nhập lãnh thổ của các con chuột khác khi nơi đó bị bỏ trống. Nếu có
hai con đực hoặc nhiều hơn được nhốt chung trong một cái lồng, chúng sẽ thường
xuyên gây lộn, trừ khi chúng được ni cùng nhau từ nhỏ.
 Vịng đời và sức sinh sản [27]
Chuột đực lôi kéo chuột cái bằng cách phát ra tiếng kêu siêu âm đặc trưng,
những tiếng kêu này thường xuyên nhất trong thời gian con đực đánh hơi thấy và theo
sau con cái.
Thai kỳ của chuột nhắt vào khoảng 19-21 ngày và mỗi lứa chuột mẹ sinh 3-14
chuột con (trung bình 6-8). Mỗi chuột cái có thể đẻ 5-10 lứa mỗi năm, vì vậy dân số
chuột nhắt có thể tăng rất nhanh. Chuột sinh sản quanh năm (tuy nhiên, trong điều kiện


13

sống tự nhiên, chúng không sinh sản trong những tháng quá lạnh, mặc dù chúng không
ngủ đông). Chuột sơ sinh khơng mở mắt được ngay và khơng có lơng. Bộ lông bắt đầu
phát triển vài ba ngày sau khi sinh, đôi mắt mở sau khi sinh khoảng 1-2 tuần. Con đực
trưởng thành sinh dục sau khoảng 6 tuần và con cái là khoảng 8 tuần, nhưng cả hai
giới có thể sinh sản sớm từ khi được năm tuần.
Tuổi thọ của chuột: Khi sống hoang dã, chuột có tuổi thọ dưới 1 năm. Nguyên
nhân là do trong môi trường này, chuột là con mồi của các động vật ăn thịt và chúng
phải sống trong môi trường khắc nghiệt. Trong các môi trường được bảo vệ, chuột
thường sống 2-3 năm.
1.3. Tổng quan về sinh lý hoạt động thần kinh cấp cao
1.3.1. Khái niệm về hoạt động thần kinh cấp cao
Hoạt động thần kinh cấp cao là hoạt động của hệ thần kinh trung ương nhằm

điều hòa phối hợp chức năng của các cơ quan trong cơ thể đồng thời đảm bảo cho cơ
thể thích ứng được với những điều kiện của mơi trường sống luôn biến động hay đảm
bảo được mối liên hệ phức tạp giữa cơ thể với thế giới bên ngoài [8].
Phân biệt hoạt động thần kinh cấp cao và cấp thấp, I.P.Pavlov - người phát
minh học thuyết phản xạ có điều kiện hay học thuyết hoạt động thần kinh cấp cao viết
“Các hoạt động của bán cầu đại não cùng với phần dưới vỏ não bảo đảm cho quan hệ
phức tạp và bình thường của tồn bộ cơ thể đối với thế giới bên ngoài gọi là hoạt động
thần kinh cấp cao hay tập tính của con vật. Đối lập với vỏ não, hoạt động của các phần
não bộ khác và của tuỷ sống, chủ yếu điều hoà mối quan hệ và tập hợp các phần của
cơ thể với nhau được gọi là hoạt động thần kinh cấp thấp”[4], [8].
1.3.2. Phản xạ có điều kiện
a. Khái niệm
Theo Pavlov, phản xạ có điều kiện là một liên hệ thần kinh tạm thời, được hình
thành trong đời sống cá thể giữa một trong số các tác nhân khác nhau của môi trường
và một hoạt động xác định của cơ thể [4].


14

b. Đặc điểm
Phản xạ có điều kiện có các đặc điểm sau [4] :
- Phản xạ có điều kiện là phản xạ tự tạo, hình thành trong đời sống cá thể, có
tính chất cá thể
- Phản xạ có điều kiện không bền vững, rất dễ mất khi không được cũng cố.
- Phản xạ có điều kiện có thể được hình thành với tác nhân bất kỳ
- Trung khu phản xạ có điều kiện nằm ở vỏ não
- Phản xạ có điều kiện báo hiệu gián tiếp tác nhân kích thích gây ra phản xạ.
c. Điều kiện thành lập PXCĐK
Để thành lập được PXCĐK cần đảm bảo các điều kiện sau[4]:
- Phải lấy một phản xạ không điều kiện hoặc một phản xạ có điều kiện đã được

củng cố vững chắc làm cơ sở.
- Phải có sự kết hợp nhiều lần giữa tác nhân kích thích có điều kiện với tác nhân
kích thích khơng điều kiện. Số lần kết hợp phụ thuộc vào tính chất, cường độ của tác
nhân kích thích và trạng thái sinh lý của cơ thể.
- Tác nhân kích thích có điều kiện phải vơ quan, nghĩa là khi chúng tác động sẽ
không gây ảnh hưởng lớn tới đời sống của động vật.
- Sự phối hợp đúng thời gian và trình tự của các tác nhân kích thích. Nghĩa là
kích thích có điều kiện phải tác động trước hoặc đồng thời với kích thích khơng điều
kiện, đồng thời cường độ kích thích có điều kiện phải yếu hơn cường độ kích thích
khơng điều kiện.
- Hệ thần kinh trung ương phải ở trạng thái bình thường.
- Trong quá trình thành lập phản xạ có điều kiện, trừ tác nhân kích thích cơ và
khơng có điều kiện thì khơng được có mặt của kích thích lạ.
d.. Cơ chế hình thành PXCĐK
* Theo quan điểm của I.P.Pavlov :


15

Mỗi thụ quan, mỗi phản xạ đều có một điểm đại diện trên vỏ não. Khi kết hợp
tác động đồng thời giữa các tác nhân kích thích khơng điều kiện và tác nhân kích thích
có điều kiện thì trên vỏ não có hai điểm cùng hưng phấn : một điểm đại diện cho
PXKĐK và một điểm phụ trách tác nhân kích thích có điều kiện.
Theo quy luật lan tỏa và tập trung của hệ thần kinh, điểm đại diện hưng phấn
sau khi xuất hiện trên vỏ não có thể lan tỏa ra các phần khác nhau, khi đủ mức sẽ thu
hẹp về vị trí ban đầu. Do cường độ kích thích có điều kiện yếu hơn cường độ kích
thích khơng điều kiện nên theo quy luật ưu thế Ukhtomski thì điểm đại diện hưng phấn
mạnh hơn sẽ có khả năng lôi cuốn hưng phấn từ điểm đại diện hưng phấn yếu hơn về
phía nó. Kết quả sự dẫn truyền hưng phấn từ điểm đại diện PXCĐK đến điểm đại diện
PXKĐK đã tạo ra con đường thần kinh giữa hai điểm hưng phấn này.

Tuy nhiên sau khi PXCĐK đã được thành lập, nếu phản xạ này khơng được
củng cố thì chúng sẽ mất đi, cũng có nghĩa con đường mịn sẽ mất đi. Lúc này ơng gọi
nó là “đường liên hệ thần kinh tạm thời” [4].
* Theo quan điểm của một số tác giả khác :
- Theo Lorente deNo, quá trình hình thành mối liên hệ giữa kích thích có điều
kiện và kích thích khơng điều kiện là q trình hình thành “cái bẫy” để thu hút hưng
phấn chạy theo một đường nhất định nhờ có năng lượng tích lũy trong “bẫy”.
- Theo xu thế hiện nay, quá trình thành lập phản xạ có điều kiện là một loại hoạt
động phức tạp, trong đó, mối liên hệ giữa kích thích khơng điều kiện và có điều kiện
được thực hiện ở mức tế bào hay mức phân tử và liên quan đến việc hình thành acid
nucleic mới. Các tác giả cho rằng khi có sự kết hợp giữa tác nhân kích thích có điều
kiện và tác nhân kích thích khơng điều kiện ở synap thần kinh làm biến đổi cấu trúc
của phân tử acid ribonucleic (ARN), dẫn đến việc tổng hợp được những phân tử
protein mới, có khả năng lưu trữ thơng tin về mối liên hệ đó.
- Một số tác giả đi tìm những trung khu riêng biệt của phản xạ có điều kiện trên
vỏ não. Khi bàn đến tổ chức lưới, người ta cho rằng tổ chức lưới có vai trò quan trong


16

trong q trình thành lập phản xạ có điều kiện. Các neuron của tổ chức lưới chứa nhiều
synap, liên hệ với nhiều neuron khác nên mỗi neuron có thể tiếp nhận rất nhiều thông
tin của các neuron khác chuyển đến. Nhờ đó mà trong một neuron của tổ chức lưới có
thể hình thành phản xạ có điều kiện ở mức tế bào [10].
1.3.3. Gốc tự do và chất chống oxy hóa
a. Gốc tự do
Gốc tự do là những phân tử hay những mảnh vỡ của phân tử có một điện tích
đơn lẻ ở quỹ đạo vịng ngồi, do sự có mặt của điện tích này mà các gốc tự do có năng
lượng cao nhưng kém bền nên dễ dàng phản ứng với những đại phân tử (protein, lipid,
ADN…) gây rối loạn các q trình sinh hóa trong cơ thể.

Năm 1954, bác sĩ Denham Harman thuộc Đại học Berkeley, California, là nhà
khoa học gia đầu tiên nhận ra sự hiện hữu của gốc tự do trong cơ thể với nguy cơ gây
ra những tổn thương cho tế bào và chính oxy – chất cần thiết cho sự sống của con
người – cũng là một loại gốc tự do.
Tác hại của gốc tự do: khi cơ thể tồn tại quá nhiều gốc tự do sẽ gây ra tình trạng
viêm nhiễm ở các cơ quan, các bệnh lý như tim mạch, ung thư, bệnh thần kinh và nhất
là lão hố sớm. Nó phá rách màng tế bào khiến chất dinh dưỡng thất thoát, tế bào
khơng tăng trưởng từ từ rồi chết. Nó tiêu hủy hoặc ngăn cản sự tổng hợp các phân tử
chất đạm, đường bột, mỡ, enzyme trong tế bào. Nó gây đột biến ở gene, ở nhiễm sắc
thể, DNA, RNA [2].
Tuy nhiên cũng phải nói rằng, những gốc tự do khơng phải luôn luôn gây hại
cho cơ thể. Gốc tự do là thành phần thiết yếu của quá trình phát triển tế bào, vì vậy cần
phải có một số lượng nhất định gốc tự do tồn tại trong cơ thể. Chúng cũng được sản
sinh khi tế bào bạch cầu cần chúng để tiêu diệt những dị nguyên có thể gây hại cho cơ
thể. Gốc tự do lúc đó như là một phần của hệ miễn dịch. Như thế chỉ khi nào cơ thể có
quá nhiều gốc tự do mới dẫn tới tổn thương [2].


17

* Gốc tự do và sự lão hóa: sự lão hóa tương ứng với sự tăng cường các gốc tự do
và sự sụt giảm các tác nhân bảo vệ của cơ thể. Ngồi ra, hoạt động của những enzym
có liên quan đến sự điều tiết các gốc tự do như catalase, superoxyde, dismutase cũng
bị suy giảm theo tuổi tác. Hậu quả là các gốc tự do đã vượt quá hệ thống điều tiết và
tích tụ lại gây ra sự lão hóa [2], [23].
* Gốc tự do và sự lão hóa hệ thần kinh: nguyên nhân của các bệnh sinh ra do sự
thối hóa của hệ thần kinh vẫn chưa được khoa học chứng minh rõ. Các bệnh này diễn
ra từ từ và mạnh dần lúc tuổi già nên cơ thể khơng chống lại được. Hai q trình cơ
bản là sự tổn thương do q trình oxy hóa và sự hoạt hóa các receptor amino acid đã
dẫn tới sự chết của tế bào thần kinh [2], [23].

b. Chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa là một loại hóa chất giúp ngăn chặn hoặc làm chậm q
trình oxy hóa khác. Sự oxy hóa là loại phản ứng hóa học trong đó electron chuyển
sang chất oxy hóa, có khả năng tạo các gốc tự do sinh ra phản ứng dây chuyền phá hủy
tế bào sinh vật. Chất chống oxy hóa ngăn q trình phá hủy này bằng cách khử đi các
gốc tự do, kìm hãm sự oxy hóa bằng cách oxy hóa chính chúng [23].
Cơ thể có khả năng tự sản xuất các chất chống oxy hóa khi xuất hiện gốc tự do
để khử các gốc tự do và dẫn xuất do chúng tạo ra, đây là q trình cân bằng oxy hóa.
Cân bằng này sẽ bị mất đi khi số lượng hay hàm lượng chất chống oxy hóa giảm, từ đó
gây ra sự lão hóa. Để phục hồi cân bằng oxy hóa, người ta hay dùng các chất như
Caroten, vitamin C, vitamin E, Giloba, Selenium, Tanakan, các dẫn xuất của
flavonoid... làm chất chống oxy hóa [23].
1.3.4. Q trình peroxy hóa lipid
Q trình peroxy hóa lipid là q trình oxy hóa tạo ra các gốc tự do, diễn ra
không ngừng đối với những acid béo khơng no nhiều nối đơi có trong màng tế
bào[18].


18

Sản phẩm phổ biến của q trình peroxy hóa lipid là MDA (Molonyl
diandehyde acids).
Các gốc tự do càng xuất hiện nhiều khi cơ thể bị stress hay chịu tác động của
các tác nhân vật lý độc hại: tia cực tím, tia bức xạ…làm phá vỡ cân bằng nội môi và
dẫn đến các bệnh lý khác nhau. Phản ứng peroxy hóa do stress là hậu quả của sự tạo ra
một lượng lớn gốc tự do. Đây là phản ứng gây ra sự tổn thương đáng kể tới cấu trúc và
chức năng của màng tế bào não[18].
Đặc biệt, não rất nhạy cảm với các gốc tự do vì nó chứa hàm lượng cao các acid
béo khơng no dễ dàng bị oxy hóa nhưng lại chứa ít các enzim chống oxy hóa, hoạt
động peroxy hóa lipid ở não rất dễ xảy ra làm phá hủy tế bào thần kinh.

1.4. Những nghiên cứu về sinh lý thần kinh trên chuột nhắt trắng
Năm 2001, khi nghiên cứu về sự thay đổi hàm lượng MDA trong não và gan
chuột bị stress của bài thuốc HHKV (hoàng kỳ, hà thủ ô, kim ngân, vỏ đậu xanh),
Phạm Bá Thuyên nhận thấy dịch chiết từ các vị thuốc và bài thuốc này có tác dụng ức
chế rõ rệt phản ứng peroxy hóa lipid đối với dịch nghiền đồng thể não và dịch nghiền
đồng thể gan. Ngoài ra, dịch chiết từ bài thuốc này với liều uống 0.2 ml/g thể trọng có
tác dụng ức chế phản ứng peroxy hóa lipid, bảo vệ não chuột chịu được stress trong tất
cả các điều kiện stress khác nhau [6].
Năm 2002, các tác giả Trịnh Hữu Hằng, Lưu Thị Thu Phương, Trần Lưu Vân
Hiền đã nghiên cứu trên chuột nhắt và chuột cống để thấy được tác dụng của dịch chiết
HHKV đối với sự hình thành PXCĐK ở chuột. Chuột được uống dịch chiết HHKV với
liều 2g/kg thể trọng/ngày (đối với chuột nhắt), liều 5g/kg thể trọng/ngày (đối với chuột
cống trắng) liên tục trong 14 ngày vào các buổi sáng và lô đối chứng được uống dung
dịch nước muối sinh lý. Sau 14 ngày, chuột nhắt được tập PXVĐDDCĐK, còn chuột
cống được tập phản xạ vận động tự vệ có điều kiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy
chuột được uống dịch chiết HHKV có khả năng hình thành trí nhớ nhanh hơn và bền
vững hơn so với lô đối chứng [13].


19

Năm 2002, các tác giả Trần Lưu Vân Hiền, Tạ Thị Phòng, Phạm Bá Thuyên,
Trịnh Hữu Hằng đã nghiên cứu tác dụng của dịch chiết HHKV và dịch chiết từng chất
có trong bài thuốc HHKV đối với tế bào não của chuột nhắt trắng. Kết quả nghiên cứu
cho thấy tác dụng của bài thuốc đối với sự ức chế phản ứng POL là 36,0%; từng dịch
chiết trong bài thuốc đều có tác dụng làm ức chế phản ứng POL, trong đó tác dụng của
dịch chiết hồng kì trên q trình ức chế phản ứng POL là cao nhất (63,5% so với đối
chứng), thấp nhất là vỏ đậu xanh(37,68% so với đối chứng) [7] .
Năm 2003, trong cơng trình “Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn dịch chiết từ mối
trắng lên hoạt động thần kinh cao cấp ở động vật thí nghiệm” của Nguyễn Thị Vân

Thái , tác giả đã tiến hành nghiên cứu trên 45 chuột cống trắng và 45 chuột nhắt trắng.
Kết quả cho thấy dịch chiết cao mối toàn phần thể hiện rõ tác dụng đối với quá trình
học và nhớ. Hỗn dịch chiết từ mối (liều 10g/kg thể trọng) có tác dụng thúc đẩy nhanh
q trình hình thành, rút ngắn thời gian thực hiện và kéo dài thời gian duy trì phản xạ
có điều kiện tương đương với tác dụng của Giloba và tốt hơn so với lô đối chứng
(p<0.05-0.001). Đối với PXVĐDDCĐK ở chuột nhắt trắng: so với lơ chứng tốc độ
hình thành phản xạ bằng 50%, thời gian thực hiện phản xạ bằng 44%, thời gian duy trì
phản xạ bằng 199%. Đối với phản xạ vận động tự vệ trên chuột cống trắng: tốc độ hình
thành phản xạ bằng 62%, thời gian thực hiện phản xạ bằng 61%, thời gian duy trì phản
xạ bằng 224% so với lô đối chứng [16].
Năm 2003, tác giả Lưu Thị Thu Phương đã nghiên cứu tác dụng của bài thuốc
TCTN1 đối với hoạt động thần kinh của chuột nhắt trắng. Kết quả cho thấy bài thuốc
có tác dụng tốt lên hệ thần kinh của chuột nhắt trắng: chuột được uống thuốc có khả
năng hình thành phản xạ vận động có dinh dưỡng và phản xạ tự vệ có điều kiện nhanh
hơn, thời gian phản xạ được rút ngắn, đồng thời duy trì được phản xạ đó lâu hơn so với
đối chứng[14].
Năm 2004 với đề tài “Tác dụng của dịch chiết HHKV và TCTN1 đối với hàm
lượng MDA ở não chuột” của các tác giả Trịnh Hữu Hằng, Lưu Thị Thu Phương, Trần


20

Lưu Vân Hiền. Nội dung là nghiên cứu 170 chuột nhắt trắng được uống dịch chiết
TCTN1 liều 3g/kg thể trọng/ngày và dịch chiết HHKV liều 2g/kg thể trọng/ngày trong
thời gian 14 và 30 ngày. Sau 14 và 30 ngày uống thuốc, mỗi lô chuột lại được chia đôi
một nửa gây sốc điện, một nửa không gây sốc. Chuột được giết lấy não nghiền thành
dịch đồng thể để định lượng hàm lượng MDA theo phương pháp Jadwiga Robax. So
sánh với các lô đối chứng cho uống Giloba và đối chứng uống nước, kết quả cho thấy
hai loại dịch chiết nói trên đã hạn chế q trình peroxy hóa lipid ở tế bào não và giúp
chúng chịu đựng tốt hơn khi có sốc điện [5].

Năm 2005, các tác giả Thái Doãn Kỳ, Dương Quang Huy, Bùi Quang Dũng của
học viện Quân y với cơng trình “ Nghiên cứu tác dụng của dịch chiết từ cây đỏ ngọn
lên một số chức năng của hệ thần kinh trung ương trên động vật thực nghiệm” đã tiến
hành cho chuột nhắt trắng uống dịch chiết toàn phần từ cây đỏ ngọn hoặc uống dịch
flavonoid từ lá đỏ ngọn với liều 40ml/kg/1 ngày trong vòng 10 ngày liên tục có tác
dụng tốt lên q trình hưng phấn và ức chế có điều kiện ở não chuột nhắt trắng (thể
hiện ở sự tăng nhanh cả tốc độ hình thành phản xạ và tốc độ dập tắt phản xạ vận động
dinh dưỡng tìm thức ăn trong mê lộ), tác dụng này tương đương với Tanakan (là thuốc
được bào chế để bảo vệ thành mạch, chống lão hóa và tăng trí nhớ ở người lớn tuổi) và
tốt hơn so với dịch chiết toàn phần lá đã ngọn [9].
Năm 2005, tác giả Lê Thị Phương Thảo trong cơng trình: “Nghiên cứu tác dụng
của TKTP lên một số chỉ số sinh học trên động vật thực nghiệm” (TKTP là viên nang
trứng kiến thủy phân), đã tiến hành nghiên cứu trên 160 con chuôt nhắt trắng liều
40mg/kg thể trọng/ngày vào các buổi sáng trong 14 ngày liên tục, sau đó tiến hành tập
phản xạ vận động dinh dưỡng có điều kiện. Kết quả cho thấy có tác dụng thúc đẩy
nhanh q trình hình thành, rút ngắn tốc độ hình thành phản xạ bền vưng và thời gian
phản xạ tương đương với Giloba[17].
Năm 2008, tác giả Lưu Thị Thu Phương đã tiến hành nghiên cứu tác dụng của
dịch chiết mướp đắng đối với thể lực và hoạt động thần kinh của chuột. Kết quả cho


21

thấy sau 14 ngày uống dịch chiết, quá trình hình thành phản xạ vận động tự vệ có điều
kiện của chuột nhắt trắng được rút ngắn nhưng khơng có tác dụng duy trì phản xạ
này[15].
Năm 2009, Nguyễn Thị Mỹ Châu đã tiến hành nghiên cứu quá trình hình thành
phản xạ có điều kiện và q trình peroxy hóa não chuột nhắt trắng (Mus musculus
Var.Albino) dưới tác dụng của thành phần thức ăn có bổ sung bột lạc. Kết quả cho
thấy liều 4g/kg thể trọng/ngày đối với cả hai nhóm chuột ăn 15 và 30 ngày là liều tốt

nhất để giảm thời gian hình thành phản xạ vận động dinh dưỡng có điều kiện,
PXVĐDDCĐK bền vững và thời gian phản xạ. Cũng tại liều này hàm lượng MDA
trong não chuột nhắt trắng là nhỏ nhất so với lô đối chứng [3].
Năm 2010 với đề tài nghiên cứu tác động của NL 197 (một dẫn xuất của
Nazolinon) trên chức năng vận động và trí nhớ hình ảnh trên chuột nhắt trắng của tác
giả Võ Phùng Nguyên, Nguyễn Thúy An (ĐH Y dược TP.HCM), Nguyễn Ngọc Vinh
(Viện kiểm nghiệm thuốc TP.HCM) thu được kết quả sau: NL 197 khảo sát dùng
đường uống chỉ có tác động sau 10 phút sử dụng. Liều 12.5 mg/kg không làm ảnh
hưởng đến chức năng vận động tự nhiên và khám phá của chuột, liều 37 mg/kg làm
giảm vận động tự nhiên và khám phá của chuột sau 10 phút sử dụng và tác động này
vẫn duy trì sau 30 phút. Do đó, các thử nghiệm có liên quan hoặc bị ảnh hưởng bởi
chức năng vận động và hoạt động khám phá nên được khảo sát ở liều thấp hơn 37
mg/kg và sau 10 phút sử dụng thuốc NL 197 đường uống. Tuy nhiên, liều 37 mg/kg và
thậm chí ở liều cao hơn 73 mg/kg vẫn khơng làm mất điều hòa vận động ở chuột thử
nghiệm sau 30 và 60 phút thử nghiệm. Như vậy, các thử nghiệm liên quan đến trí nhớ
có sự ảnh hưởng bởi chức năng phối hợp vận động sẽ không bị ảnh hưởng với các liều
khảo sát. NL 197 có tác dụng bảo vệ, ngăn chặn sự mất trí nhớ hình ảnh gây ra bởi
scopolamin 1 mg/kg ở liều 12,5 mg/kg. Tác động này ngăn chặn tác động của
scopolamin trên việc hủy hoại khả năng trí nhớ trong giai đoạn học hỏi, do đó đây có


22

thể là một hướng mới trong nghiên cứu tác động của NL 197 để ứng dụng trong việc
ngăn ngừa sự suy giảm khả năng học hỏi ở người [12].


23

CHƢƠN


2. Ố TƢỢNG, NỘI DUNG V P ƢƠN

P ÁP

NGHIÊN CỨU
2.1.

ối tƣợng nghiên cứu
Chuột nhắt trắng (Mus musculus Var.Albino) do Trung tâm kiểm nghiệm

dược – mỹ phẩm Huế cung cấp gồm 50 con, trọng lượng trung bình từ 20-30g/con,
khỏe mạnh, đạt tiêu chuẩn sử dụng làm thí nghiệm.
Chuột trên được ni trong cùng điều kiện và chế độ dinh dưỡng trong suốt q
trình nghiên cứu tại phịng thí nghiệm “Di truyền và sinh học động vật” thuộc khoa
Sinh – Môi Trường, Trường Đại học sư phạm Đà Nẵng
2.2.

Dƣợc liệu nghiên cứu
Lá của cây cỏ lào (Chromolaena odorata (L.) King et Robinson) thu hái tại

Hòa Khánh – Liên Chiểu – Tp Đà Nẵng vào tháng 2- 2013 đến tháng 4- 2013, sử dụng
phương pháp chiết Soxhlet [20] để thu dịch chiết cỏ lào, pha chế với nước cho chuột
uống theo các liều thích hợp với thể trọng.
2.3.

Phƣơng tiện nghiên cứu và mơ hình bố trí thí nghiệm

2.3.1. Phương tiện nghiên cứu
Chuồng mê lộ được thiết kế gồm nhiều đường dích dắc nhưng chỉ có một

đường đi đúng tới đích (nơi để thức ăn ngon), còn tất cả các đường khác (12 đường),
mỗi đường cao 6cm, rộng 10 cm, đều là đường vào ngõ cụt, khơng tới đích.
2.3.2. Mơ hình bố trí thí nghiệm
Chuột nhắt trắng được chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm 6 lô (từ 5 con/1 lô):
- Lô 1: (LĐC) Uống nước bình thường
- Lơ 2: uống thuốc liều: 0.035ml/20g thể trọng/1 ngày
- Lồ 3: uống thuốc liều: 0.04ml/20g thể trọng/1 ngày
- Lô 4: uống thuốc liều: 0.045ml/20g thể trọng/1 ngày
- Lô 5: uống thuốc liều: 0.05ml/20g thể trọng/1 ngày


24

Uống một lần duy nhất lúc 9h sáng trong vòng 15 ngày liên tục đối với nhóm 1
và 30 ngày liên tục đối với nhóm 2
2.4.

Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp nghiên cứu phản xạ vận động dinh dưỡng có điều kiện[13]
2.4.1.1.

Thành lập phản xạ vận động dinh dưỡng có điều kiện

Phản xạ vận động dinh dưỡng có điều kiện trên chuột nhắt trắng được tiến hành
thành lập sau khi cho chuột uống thuốc 15 ngày đối với chuột nhóm 1 và sau 30 ngày
uống thuốc liên tục đối với chuột nhóm 2:
 Cho chuột nhịn ăn qua đêm và tập phản xạ vào các buổi sáng.
 Đặt chuột ở cửa vào và dẫn dắt chuột tới đích, nơi có thức ăn.
 Mỗi ngày tập 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 phút.

 Tập đến khi nào đặt chuột ở cửa vào chuột chạy một mạch tới đích, khơng
quay lại, khơng nhầm vào ngõ cụt, tức phản xạ đã hình thành.
 Phản xạ tìm thức ăn trong mê lộ được xem là bền vững khi cả 3 lần liền
nhau thả chuột ở điểm xuất phát và mở cửa vào chuột chạy một mạch tới
đích, khơng nhầm đường, khơng quay lại.
Trong đó:
- Thời gian hình thành phản xạ có điều kiện: được tính bằng số lần phối hợp tín
hiệu có điều kiện với tín hiệu khơng điều kiện để hình thành phản xạ, đó là số
lần tập để hình thành phản xạ đầu tiên
- Thời gian hình thành phản xạ có điều kiện bền vững: được tính bằng số lần
phối hợp tín hiệu có điều kiện với tín hiệu khơng điều kiện để hình thành phản
xạ bền vững, đó là số lần tập để phản xạ được thực hiện liên tiếp 3lần/ngày
- Thời gian phản xạ: thời gian chuột chạy từ điểm xuất phát đến đích
2.4.1.2.

Dập tắt phản xạ vận động dinh dưỡng có điều kiện

Sau khi phản xạ đã được bền vững tiến hành dập tắt phản xạ bằng cách tiếp tục
cho chuột chạy trong mê lộ, nhưng ở đích không để thức ăn.


25

Khi nào 3 lần liên tiếp thả chuột ở điểm xuất phát chuột khơng chạy tới đích
nữa thì xem như phản xạ đã bị dập tắt.
- Thời gian dập tắt phản xạ có điều kiện: được tính bằng số lần phát tín hiệu có
điều kiện mà khơng được cũng cố bằng tín hiệu khơng có điều kiện cho tới khi
dập tắt phản xạ, chính là số lần tập để chuột không thực hiện phản xạ cả
3lần/ngày
2.4.2. Xác định chỉ số I của chuột nhắt trắng

Chỉ số I = Thời gian dập tắt phản xạ có điều kiện/ thời gian hình thành phản xạ
có điều kiện bền vững
2.4.3. Phương pháp xác định hàm lượng MDA (Malonyl dialdehyde acid) [9]
- Sử dụng phương pháp Jadwiga Robax (Ba Lan, 1987)
 MDA là sản phẩm trung gian của q trình peroxy hóa lipid của màng não.
Chuột giết lấy não nghiền thành dịch đồng thể xác định hàm lượng MDA.
Phản ứng tạo màu sẽ sảy ra giữa MDA với acid Thiobarbituric để tạo thành
phức hợp Trimethine có màu hồng. Đem so màu ở bước sóng 532 nm.
 Hàm lượng MDA = 28.4 × OD
2.4.4. Xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý sô liệu theo phương pháp thống kê Sinh – Y học trên
phần mềm Excel


×