Tải bản đầy đủ (.pdf) (197 trang)

Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập phần cấu tạo nguyên tử và liên kết hóa học dùng bồi dưỡng học sinh giỏi trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 197 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HĨA

HỒNG MINH NHỰT
Đề tài:

XÂY DỰNG HỆ THỐNG LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP PHẦN
CẤU TẠO NGUYÊN TỬ VÀ LIÊN KẾT HÓA HỌC DÙNG
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THPT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN SƯ PHẠM

Đà Nẵng -2014


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA

Đề tài:

XÂY DỰNG HỆ THỐNG LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP PHẦN
CẤU TẠO NGUYÊN TỬ VÀ LIÊN KẾT HÓA HỌC DÙNG
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THPT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN SƯ PHẠM

Sinh viên thực hiện : Hoàng Minh Nhựt


Lớp
: 10SHH
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Lan Anh

Đà Nẵng -2014

MỤC LỤC


Đại học Đà Nẵng
Trường Đại học Sư phạm
Khoa Hóa

Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: Hoàng Minh Nhựt
Hiện đang học lớp: 10SHH
1. Tên đề tài khóa luận
“Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập phần cấu tạo nguyên tử và liên kết hóa
học dùng bồi dưỡng học sinh giỏi trung học phổ thơng”
2. Ngun liệu, dụng cụ và thiết bị
- Giáo trình Đại học của các học phần Cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, Hóa đại
cương, Đại cương kim loại..
- Đề thi học sinh giỏi mơn Hóa học cấp thành phố và cấp quốc gia.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về vấn đề học sinh giỏi, tầm quan trọng của
việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ở trường trung học phổ thông.
- Xây dựng hệ thống lý thuyết của 4 chuyên đề: Cấu tạo nguyên tử, Hệ thống tuần

hoàn các nguyên tố hóa học, Hóa học phóng xạ, Liên kết hóa học.
- Xây dựng hệ thống và phân dạng bài tập có lời giải, hệ thống bài tập tự giải, hệ thống
đề kiểm tra của từng chuyên đề dựa trên nền tảng lý thuyết đã xây dựng.
4. Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Lan Anh
5. Ngày giao đề tài: 15/1/2014
6. Ngày hoàn thành đề tài: 20/5/2014
Chủ nhiệm khoa

PGS.TS Lê Tự Hải

Giáo viên hướng dẫn

Th.S Nguyễn Thị Lan Anh

Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho khoa ngày … tháng … năm 2014
Kết quả điểm đánh giá
Ngày … tháng … năm 2014
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


LỜI CẢM ƠN
Em xin gởi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô của
trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, đặc biệt là các thầy cơ khoa Hóa học của
trường đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu
cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Và em cũng xin chân thành cám
ơn cô Nguyễn Thị Lan Anh đã nhiệt tình hướng dẫn hướng dẫn em hồn thành luận
văn này.
Do hạn chế về thời gaian cũng như trình độ lý luận, kinh nghiệm thực tiễn cịn
hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được
ý kiến đóng góp Thầy, Cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm.

Em xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, ngày … tháng … năm 2014
Sinh viên

Hoàng Minh Nhựt


MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài..................................................................................................... 1
2. Mục đích của đề tài................................................................................................ 2
3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 2
4. Nhiệm vụ của đề tài ............................................................................................... 2
5. Giả thiết khoa học .................................................................................................. 2
6. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 9
7. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 3
8. Những đóng góp của đề tài .................................................................................... 3
PHẦN II: NỘI DUNG ............................................................................................... 4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ
TÀI ............................................................................................................................. 4
1.1. Cơ sở lí luận ........................................................................................................ 4
1.1.1. Bồi dưỡng học sinh giỏi Hoá học ở bậc trung học phổ thông......................... 4
1.1.1.1. Bồi dưỡng học sinh giỏi là phát hiện, đào tạo nhân tài cho đất nước ........................4
1.1.1.2. Những năng lực và phẩm chất của một học sinh giỏi Hoá học......................... 4
1.1.1.3. Một số biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi Hoá học .................... 4
1.1.2. Đặc trưng của dạy học hoá học hiện nay ở các bậc học nói chung và bậc phổ
thơng nói riêng ........................................................................................................... 5
1.1.2.1. Hóa học gắn liền với thực nghiệm .................................................................. 5
1.1.2.2. Cơ sở lý thuyết vững vàng.............................................................................. 6

1.1.2.3. Gắn liền với các vấn đề công nghệ, môi trường, kinh tế xã hội, phòng chống
AIDS ........................................................................................................................... 6
1.1.2.4. Sự vi tính hố.................................................................................................. 6
1.1.2.5. Phương pháp khoa học ................................................................................... 6
1.1.3. Bài tập hố học................................................................................................ 6
1.1.3.1. Vai trị, mục đích của bài tập hoá học............................................................. 6
1.1.3.2. Phân loại bài tập hoá học................................................................................ 7
1.1.3.3. Tác dụng của bài tập hoá học đối với việc dạy học nói chung và trong việc bồi
dưỡng học sinh giỏi Hố học nói riêng ........................................................................ 9


1.2. Cơ sở thực tiễn - Nội dung kiến thức hoá học thường được đề cập trong kỳ
thi học sinh giỏi quốc gia ........................................................................................... 9
1.2. 1. Nội dung chương trình thi học sinh giỏi THPT mơn hóa học ....................... 9
1.2. 2. Các dạng bài tập............................................................................................ 14
a. Bài tập lý thuyết..................................................................................................... 14
b. Bài tập định lượng ................................................................................................. 15
1.2.3. Cách thức ra đề .............................................................................................. 15
a. Nội dung đề thi ...................................................................................................... 15
b. Hình thức đề thi ..................................................................................................... 16
1.3. Tầm quan trọng của phần “Cấu tạo nguyên tử và liên kết hóa học” trong bồi
dưỡng học sinh giỏi THPT ...................................................................................... 16
CHƯƠNG 2. HỆ THỐNG LÍ THUYẾT CẤU TẠO NGUN TỬ VÀ LIÊN
KẾT HĨA HỌC DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VÀ HỌC SINH
CHUYÊN HÓA HỌC.............................................................................................. 17
2.1. Chuyên đề 1: Cấu tạo nguyên tử ...................................................................... 17
2.1.1. Thành phần cấu tạo nguyên tử...................................................................... 17
2.1.2. Kích thước, khối lượng của nguyên tử......................................................... 17
2.1.3. Hạt nhân nguyên tử ....................................................................................... 18
2.1.4. Nguyên tố hóa học.......................................................................................... 18

2.1.5. Đồng vị............................................................................................................ 18
2.1.5.1. Định nghĩa ................................................................................................... 18
2.1.5.2. Thang khối lượng nguyên tử tương đối, khối lượng nguyên tử trung bình của
các nguyên tố hóa học................................................................................................ 18
2.1.6. Cấu tạo vỏ nguyên tử ..................................................................................... 19
2.1.6.1. Những cơ sở thực nghiệm cho biết sự sắp xếp electron trong nguyên tử........ 19
2.1.6.2. Chuyển động của electron trong nguyên tử. Obitan nguyên tử...................... 20
2.1.6.3. Sự sắp xếp electron trong nguyên tử............................................................. 23
2.1.6.4. Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng .......................................................... 25
2.2. Chuyên đề 2: Bảng hệ thống tuần hồn các ngun tố hóa học – Định luật
tuần hồn.................................................................................................................. 25
2.2.1. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hóa học ................................................... 26
2.2.2. Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học ........................................... 26


2.2.2.1. Ơ ngun tố .................................................................................................. 26
2.2.2.2. Chu kì ........................................................................................................... 26
2.2.2.3. Nhóm ............................................................................................................ 26
2.2.3. Sự biến đổi tuần hồn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa
học ............................................................................................................................ 27
2.2.3.1. Cấu hình electron ngun tử các ngun tố nhóm A..................................... 27
2.2.3.2. Cấu hình electron ngun tử các ngun tố nhóm B...................................... 27
2.2.4. Những đại lượng và tính chất biến đổi tuần hồn theo chiều tăng của điện
tích hạt nhân ............................................................................................................ 28
2.2.4.1. Bán kính nguyên tử ....................................................................................... 28
2.2.4.2. Năng lượng ion hóa (I).................................................................................. 28
2.2.4.3. Ái lực electron (E)......................................................................................... 29
2.2.4.4. Độ âm điện (  ) ............................................................................................ 29
2.2.4.5. Tính kim loại, tính phi kim............................................................................ 29
2.2.5. Sự biến đổi tính axit – bazơ của oxit và hiđroxit .......................................... 29

2.2.6. Hợp chất với hiđro ......................................................................................... 29
2.1.3. Chuyên đề 3: Hóa học phóng xạ.................................................................... 30
2.3.1. Sơ lược về hạt nhân........................................................................................ 30
2.3.2. Hiện tượng phóng xạ ..................................................................................... 30
2.3.2.1. Hiện tương phóng xạ tự nhiên ....................................................................... 30
2.3.2.2. Sự phóng xạ nhân tạo. Điều chế các đồng vị phóng xạ nhân tạo .................... 32
2.3.3. Phản ứng hạt nhân......................................................................................... 32
2.3.3.1. Phản ứng hạt nhân......................................................................................... 32
2.3.3.2. Phản ứng phân chia hạt nhân (phản ứng phân hạch hạt nhân) ........................ 33
2.3.3.3. Phản ứng tổng hợp hạt nhân (phản ứng nhiệt hạch) ....................................... 33
2.4. Chuyên đề 4: Liên kết hóa học ......................................................................... 33
2.4.1. Tổng quan về liên kết hóa học ....................................................................... 33
2.4.1.1. Phân tử và liên kết hóa học........................................................................... 33
2.4.1.2. Các khuynh hướng hình thành liên kết hóa học ............................................ 34
2.4.2. Liên kết ion..................................................................................................... 35
2.4.2.1. Khái niệm về ion........................................................................................... 35
2.4.2.2. Sự tạo thành liên kết ion............................................................................... 36


2.4.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tạo thành liên kết ion....................................... 37
2.4.2.4 . Hoá trị của các nguyên tố trong hợp chất ion................................................ 38
2.4.3. Liên kết cộng hóa trị ...................................................................................... 38
2.4.3.1. Lý thuyết phi cơ học lượng tử ( Thuyết electron hóa trị Lewis - Langmuir)... 38
2.4.4. Liên kết kim loại ............................................................................................ 54
2.4.4.1. Định nghĩa .................................................................................................... 54
2.4.4.2 . Một số kiểu mạng tinh thể kim loại .............................................................. 54
2.4.4.3. Ảnh hưởng của liên kết kim loại đến tính chất vật lý của kim loại ................. 55
2.4.4.4. Độ đặc khít của mạng tinh thể, khối lượng riêng của kim loại ....................... 55
2.4.5. Liên kết hyđro ................................................................................................ 57
2.4.5.1. Khái niệm ..................................................................................................... 57

2.4.5.2. Bản chất của lực liên kết hyđro ..................................................................... 57
2.4.5.3. Điều kiện hình thành liên kết hyđro............................................................... 57
2.4.5.4. Ảnh hưởng của liên kết hyđro đến tính chất vật lý của chất ........................... 58
2.4.6. Liên kết Vanđecvan (liên kết phân tử).......................................................... 59
2.4.6.1. Định nghĩa .................................................................................................... 59
2.4.6.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới lực liên kết Vanđecvan.......................................... 59
CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG CÁC CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP PHẦN CẤU TẠO
NGUYÊN TỬ VÀ LIÊN KẾT HÓA HỌC DÙNG ĐỂ BỒI DƯỠNG HỌC SINH
GIỎI HÓA HỌC...................................................................................................... 61
3.1. Chuyên đề 1: Cấu tạo nguyên tử ...................................................................... 61
3.1.1. Dạng 1: Xác định khối lượng, bán kính nguyên tử ...................................... 61
3.1.2. Dạng 2: Các dạng bài tập liên quan đến các hạt tạo thành nguyên tử ........ 63
3.1.3. Dạng 3: Bài tập về số khối, đồng vị và nguyên tử khối trung bình.............. 67
3.1.4. Dạng 4: Bài tập về cấu hình electron và các số lượng tử.............................. 69
3.1.5. Dạng 5: Bài tập tổng hợp ............................................................................... 72
3.2. Chuyên đề 2: Bảng hệ thống tuần hồn các ngun tố hóa học – Định luật
tuần hoàn.................................................................................................................. 79
3.2.1. Dạng 1: Mối liên hệ giữa vị trí ngun tố và tính chất hóa học ................... 79
3.2.2. Dạng 2: Xác định công thức phân tử hợp chất ............................................. 83
3.2.3. Dạng 3: So sánh tính chất hóa học cơ bản của các nguyên tố ...................... 87


3.2.4. Dạng 4: Xác định 2 nguyên tố thuộc 2 nhóm A liên tiếp hoặc 2 chu kì liên
tiếp trong HTTH...................................................................................................... 91
3.2.5. Dạng 5: Bài tập liên quan đến năng lượng ion hóa ...................................... 94
3.3. Chuyên đề 3: Hóa học phóng xạ....................................................................... 98
3.3.1. Dạng 1: Phương trình phản ứng hạt nhân.................................................... 98
3.3.2. Dạng 2: Xác định các đại lượng phóng xạ .................................................... 99
3.3.3. Dạng 3: Xác định chu kì bán rã................................................................... 104
3.3.4. Dạng 4: Tính tuổi của vật ............................................................................ 106

3.3.5. Dạng 5: Bài tập tổng hợp ............................................................................. 108
3.4. Chuyên đề 4: Phân tử và liên kết ................................................................... 112
3.4.1. Dạng 1: Xác định loại liên kết và độ phân cực của liên kết........................ 112
3.4.2. Dạng 2: Viết CTCT, giải thích dạng hình học của phân tử, tính chất các
phân tử tương tự nhau .......................................................................................... 115
3.4.3. Dạng 3: Xác định hóa trị và số oxi hóa của các nguyên tố trong hợp chất
hóa học ................................................................................................................... 121
3.4.4. Dạng 4: Viết cơng thức electron và công thức cấu tạo của phân tử hoặc ion
................................................................................................................................ 125
3.4.5. Dạng 5: Tính hiệu ứng nhiệt, năng lượng liên kết trung bình ................... 130
3.5. Chuyên đề 5: Tinh thể phân tử....................................................................... 135
3.5.1. Dạng 1: Dựa vào cấu trúc mạng tinh thể để giải thích tính chất của các
phân tử ................................................................................................................... 135
3.5.2. Dạng 2: Xác định khối lượng riêng, số phối trí, độ đặc khít của các cấu trúc
mạng ....................................................................................................................... 138
3.5.3. Dạng 3: Xác định bán kính, cạnh của hình và khoảng cách ngắn nhất giữa
hai tâm của hai nguyên tử trong mạng tinh thể ................................................... 142
3.5.4. Dạng 4: Xác định trị số Avogadro. Tính thành phần phần trăm thể tích
khơng gian trống trong mạng tinh thể.................................................................. 144
KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 148
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 150


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, trước sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước, nền giáo
dục nước nhà đang đóng vai trị chức năng của một cỗ máy cái nhằm hoạt động “ nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực , bồi dưỡng nhân tài ” để hồn thành tốt cơng cuộc cơng nghiệp hóa

- hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta tiến kịp và hội nhập với các nước trong khu vực nói
riêng và tồn cầu nói chung.
Kết quả đó bước đầu được khẳng định bởi số lượng học sinh đạt giải quốc gia và
quốc tế ở nước ta ngày càng tăng nhanh. Đặc biệt kết quả tham dự cáccuộc thi Olympic Hóa
học quốc tế của đội tuyển học sinh giỏi nước ta trong nhiều năm gần đây đã ghi nhận nhiều
thành tích tự hào và khích lệ. Olympiad 35th-2003 tại Hy Lạp đạt một huy chương vàng và
ba huy chương đồng, Olympiad 36th -2004 tại CHLB Đức đạt ba huy chương bạc và một
huy chương đồng, Olympiad 37th- 2005 tại Đài Loan đạt ba huy chương vàng và một huy
chương bạc.
Từ thực tế đó đặt ra cho nghành giáo dục và đào tạo khơng những có nhiệm vụ đào
tạo tồn diện cho thế hệ trẻ mà phải có chức năng phát hiện, bồi dưỡng tri thức năng khiếu
cho học sinh nhằm đào tạo các em trở thành những nhà khoa học mũi nhọn trong từng lĩnh
vực. Đó chính là nhiệm vụ cấp thiết trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi và tuyển chọn các
em có năng khiếu thực sự của từng bộ môn và của lớp chuyên ở trung tâm giáo dục chất
lượng cao.
Xuất phát từ thực trạng dạy và học ở các lớp chuyên Hóa học cũng như việc bồi
dưỡng học sinh giỏi Hóa học cịn đang gặp một số khó khăn phổ biến:
- Giáo viên chưa mở rộng được kiến thức Hóa học cơ bản phù hợp với học sinh
chuyên hóa và học sinh giỏi Hóa học. Nghiên cứu chương trình thi Olympic quốc gia và đặc
biệt là quốc tế cho thấy khoảng cách kiến thức giữa nội dung chương trình thi Olympic là
rất xa. Để rút ngắn khoảng cách đó cần trang bị cho các em một số kiến thức Hóa học cơ
bản ngang tầm với chương trình đại học nước ta về mức độ vận dụng.
- Vì chưa chuẩn bị tốt hệ thống lý thuyết cơ bản nên cũng chưa xây dựng được một
hệ thống bài tập nâng cao và chuyên sâu phù hợp với năng khiếu tư duy của các em.


2

Xây dựng một hệ thống lý thuyết, bài tập hóa học cơ bản và chuyên sâu từng vấn đề
một để giáo viên bồi dưỡng và học sinh chuyên Hóa học tham khảo thiết nghĩ là rất cần

thiết. Đề tài này mong muốn góp một phần nhỏ bé vào mục đích to lớn đó.
2. Mục đích của đề tài
Đề tài: “Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập phần cấu tạo nguyên tử và liên
kết hóa học dùng bồi dưỡng học sinh giỏi trung học phổ thông” nhằm bồi dưỡng học
sinhgiỏi cũng như học sinh chuyên Hóa học nắm vững phần này một cách toàn diện cả về lý
thuyết và bài tập, phương pháp giải với mục đíchgiúp các em chuẩn bị tốt trong các kỳ thi
Olympic Hóa học.
3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu phần cấu tạo nguyên tử và liên kết hóa học bồi dưỡng học sinh giỏi hóa ở
trường phổ thông.
4. Nhiệm vụ của đề tài
a. Nghiên cứu cơ sở lí luận, thực tiễn của đề tài.
b. Xác định nội dung cơ bản của các chương cấu tạo nguyên tử và liên kết hóa học
trong tài liệu giáo khoa Hóa học ban KHTN và giáo khoa chuyên Hóa học.
c. Phân tích câu hỏi và bài tập phần “ Cấu tạo nguyên tử và liên kết hóa học” dùng
vào tài liệu giáo khoa Hóa học ban KHTN, giáo khoa chuyên Hóa học và đề thi học sinh
giỏi cấp Tỉnh, cấp Quốc Gia, Olympic Hóa học quốc tế.
d. Xây dựng hệ thống lý thuyết, phân dạng câu hỏi và bài tập về phần “Cấu tạo
nguyên tử và liên kết hóa học” dùng cho học sinh khá, giỏi Hóa học ở bậc THPT.
5. Giả thiết khoa học
Nếu có một hệ thống lý thuyết, bài tập cơ bản, kết hợp với phương pháp bồi dưỡng
đúng hướng của giáo viên, chắc chắn sẽ thu được kết quả cao trong
việc bồi dưỡng học sinh giỏi và học sinh chuyên hóa học.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong q trình nghiên cứu đề tài, chúng tơi sử dụng kết hợp nhiều phương pháp:
a.Nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu lý luận về mục đích, yêu cầu, biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học
sinh giỏi Hóa học.
- Nghiên cứu lý luận về việc xây dựng hệ thống các câu hỏi và bài tập phần “Cấu tạo
nguyên tử và liên kết hóa học” dựa trên quan điểm lí luận về quá trình nhận thức.



3

- Tìm hiểu tài liệu có liên quan đến luận văn: Sách, báo, tạp chí, nội dung chương
trình, tài liệu giáo khoa chuyên Hóa học, các đề thi Hóa học trong nước và quốc tế nhằm đề
ra giả thuyết khoa học và nội dung của luận văn.
b. Nghiên cứu thực tiễn
- Tìm hiểu thực tiễn giảng dạy và bồi dưỡng học sinh khá, giỏi ở các lớp chuyên,
chọn Hóa học nhằm phát hiện vấn đề nghiên cứu.
- Trao đổi kinh nghiệm với các giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong bồi dưỡng học
sinh khá, giỏi, …
7. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi mơn hóa học phần cấu tạo nguyên tử
và liên kết hóa học.
8. Những đóng góp của đề tài
a. Về lý luận: Bước đầu đề tài đã xác định và góp phần xây dựng được một hệ thống
lý thuyết, bài tập về cấu tạo nguyên tử và liên kết hóa học tương đối phù hợp với yêu cầu và
mục đích bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học ở trường phổ thơng và giảng dạy các lớp chuyên
hiện nay.
b. Về mặt thực tiễn: Nội dung của luận án giúp giáo viên có thêm nhiều tư liệu bổ ích
trong việc giảng dạy lớp chuyên và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi.


4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1.Bồi dưỡng học sinh giỏi Hố học ở bậc trung học phổ thơng

1.1.1.1.Bồi dưỡng học sinh giỏi là phát hiện, đào tạo nhân tài cho đất nước[19]
Trong công cuộc cải cách giáo dục hiện nay, việc phát hiện và đào tạo những học
sinh giỏi để tạo đà phát triển nhân tài cho đất nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng
ở bậc THPT. Vì thế người giáo viên bộ mơn cần có nhiệm vụ phát hiện, bồi dưỡng học sinh
giỏi bộ môn. Cơng việc này mới mẻ, cũng gặp nhiều khó khăn và mang những nét đặc thù
của nó.
Trong các kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia, Quốc tế nhìn chung số học sinh đặc biệt là
học sinh Việt Nam đoạt giải ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng so với nhiều Quốc
gia khác. Họ đã phát huy được những năng lực tích cực của mình trên mọi lĩnh vực của nền
kinh tế quốc dân, nhiều người đã trở thành những chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực
công nghiệp, nông nghiệp, giáo dục - đào tạo…
Do vậy vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi Hoá học là cần thiết.
1.1.1.2. Những năng lực và phẩm chất của một học sinh giỏi Hố học[19]
a. Có năng lực tiếp thu kiến thức và có kiến thức cơ bản vững vàng, sâu sắc, hệ
thống. Biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo những kiến thức cơ bản đó vào tình huống mới.
b. Có năng lực tư duy sáng tạo, suy luận logic. Biết phân tích, tổng hợp, so sánh, khái
qt hố vấn đề, có khả năng sử dụng linh hoạt phương pháp tư duy: quy nạp, diễn dịch,
loại suy…
c. Có kỹ năng thực nghiệm tốt, có năng lực về phương pháp nghiên cứu khoa học hoá
học. Biết nêu ra những lý luận cho những hiện tượng xảy ra trong thực tế, biết cách dùng
thực nghiệm để kiểm chứng lại những lý luận trên và biết cách dùng lý thuyết để giải thích
những hiện tượng đã được kiểm chứng.
1.1.1.3. Một số biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi Hoá học [19]
a. Một số biện pháp phát hiện học sinh có năng lực trở thành học sinh giỏi Hoá học.
- Làm rõ mức độ đầy đủ, chính xác của kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo theo tiêu chuẩn
kiến thức, kỹ năng của chương trình và sách giáo khoa. Muốn vậy phải kiểm tra học sinh ở
nhiều phần của chương trình, về kiến thức lý thuyết, bài tập và thực hành. Có thể thay đổi
một vài phần trong chương trình nhằm mục đích do khả năng tiếp thu của mỗi học sinh



5

trong lớp và giảng dạy lý thuyết là một quá trình trang bị cho học sinh vốn kiến thức tối
thiểu trên cơ sở đó mới phát hiện được năng lực sẵn có của một vài học sinh thơng qua các
câu hỏi củng cố.
- Làm rõ trình độ nhận thức và mức độ tư duy của từng học sinh bằng nhiều biện
pháp và nhiều tình huống về lý thuyết và thực nghiệm để đo mức độ tư duy của từng học
sinh. Đặc biệt đánh giá khả năng vận dụng kiến thức một cách linh hoạt, sáng tạo.
- Soạn thảo và lựa chọn một số dạng bài tập đáp ứng hai yêu cầu trên đây để phát
hiện học sinh có năng lực trở thành học sinh giỏi Hoá học.
b. Một số biện pháp cơ bản trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi Hố học.
- Hình thành cho học sinh một kiến thức cơ bản, vững vàng, sâu sắc. Đó là lý thuyết
chủ đạo, là các định luật cơ bản, là các quy luật cơ bản của bộ môn. Hệ thống kiến thức phải
phù hợp với logic khoa học, logic nhận thức đáp ứng sự đòi hỏi phát triển nhận thức một
cách hợp lý.
- Rèn luyện cho học sinh vận dụng các lý thuyết chủ đạo, các định luật, quy luật cơ
bản của môn học một cách linh hoạt, sáng tạo trên cơ sở bản chất hoá học của sự vật, hiện
tượng.
- Rèn luyện cho học sinh dựa trên bản chất hoá học, kết hợp với kiến thức các môn học khác
chọn hướng giải quyết vấn đề một cách logic và gọn gàng.
- Rèn luyện cho học sinh biết phán đoán (quy nạp, diễn dịch…) một cách độc đáo,
sáng tạo giúp cho học sinh hoàn thành bài làm nhanh hơn, ngắn gọn hơn.
- Huấn luyện cho học sinh biết tự đọc và có kỹ năng đọc sách, tài liệu, xem mục lục, chọn
nội dung cần đọc, ghi nhớ những phần trọng tâm… và đọc đi đọc lại nhiều lần), với học sinh
giỏi đọc càng nhiều mới tăng lượng chất trong vốn kiến thức của mình.
- Người giáo viên bộ mơn phải thường xun sưu tầm tích luỹ tài liệu bộ mơn, cập
nhật hoá tài liệu hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu và xem đó là biện pháp khơng
thể thiếu được trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi.
1.1.2. Đặc trưng của dạy học hoá học hiện nay ở các bậc học nói chung và bậc phổ
thơng nói riêng[19]

1.1.2.1.Hóa học gắn liền với thực nghiệm.
Trong thời đại khoa học kỹ thuật ngày nay phát triển như vũ bão, thực nghiệm hoá
học có những nét chủ yếu sau:


6

a. Có thêm các phương tiện hiện đại. Các kết quả thực nghiệm thu được trên phổ
hồng ngoại (IR), phổ tử ngoại - khả kiến (UV- Vis), phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR),
phổ khối (MS)… đã trở thành tư liệu học tập và có trong nội dung các đề thi học sinh giỏi
các cấp.
b.Sự mini hoá thể hiện trong việc dựng các lượng chất rất nhỏ, dụng cụ nhỏ.
1.1.2.2. Cơ sở lý thuyết vững vàng
Các quy luật về lý thuyết được hỏi riêng và vận dụng đan xen vào các bài tập. Có cơ
sở lý thuyết vững vàng trong giảng dạy và học tập, ngay cả ở bậc phổ thông là kết quả tất
yếu của sự phát triển nội tại của khoa học hoá học trong suốt chiều dài hình thành và phát
triển của nó.
1.1.2.3. Gắn liền với các vấn đề công nghệ, môi trường, kinh tế xã hội, phòng chống AIDS.
Đặc điểm này thể hiện ở chỗ nội dung, phương pháp nghiên cứu hoá học phải bắt
nguồn từ thực tế. Việc thí nghiệm ở mức vi lượng vừa tiết kiệm vừa tránh ô nhiễm môi
trường. Các vấn đề toàn cầu như lỗ thủng tầng ozon, mưa axit, điều chế và sử dụng dược
phẩm… đều có mặt trong bài tập cũng như các đề thi. Đặc điểm này xuất phát từ bản chất
của khoa học hoá học.
1.1.2.4. Sự vi tính hố
Đặc điểm này thể hiện phần nào trong các nội dung bài giảng, bài tập, đề thi và phần
nào đó trong phương pháp, cách thức làm bài dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
1.1.2.5. Phương pháp khoa học
Đặc điểm này thể hiện ở nhiều khía cạnh, nhiều mức độ thông qua nội dung để dạy
phương pháp học tập, phương pháp nghiên cứu mà cốt lõi là tự lực cá nhân vươn lên đóng
góp ở mức nhiều nhất cho xã hội, cho đất nước. Đối với học sinh Việt Nam có một ưu điểm

đáng được chú ý là sức bật, ý chí vươn lên, khả năng kiên nhẫn khéo léo, bứt phá trong giai
đoạn về đích.
1.1.3. Bài tập hố học
1.1.3.1. Vai trị, mục đích của bài tập hố học
Bài tập hoá học vừa là mục tiêu, vừa là mục đích, vừa là nội dung vừa là phương
pháp dạy học hữu hiệu do vậy cần được quan tâm, chú trọng trong các bài học. Nó cung cấp
cho học sinh khơng những kiến thức, niềm say mê bộ môn mà cũnggiúp học sinh con đường
giành lấy kiến thức, bước đệm cho quá trình nghiên cứu khoa học, hình thành phát triển có
hiệu quả trong hoạt động nhận thức của học sinh.


7

Bằng hệ thống bài tập sẽ thúc đẩy sự hiểu biết của học sinh, sự vận dụng sáng tạo
những hiểu biết vào thực tiễn, sẽ là yếu tố cơ bản của quá trình phát triển xã hội, tăng trưởng
kinh tế nhanh và bền vững.
1.1.3.2. Phân loại bài tập hoá học [18]
Dựa theo nhiều cơ sở có thể chia bài tập hoá học ra thành nhiều loại nhỏ để học sinh
dễ nắm bắt và ghi nhớ.


8

Tổng quát về bài tập Hóa học

Bài tập tổng hợp

Bài tập đơn giản

Bài tập định tính


Nghiên cứu
tài liệu mới

Bài tập định tính có
nội dung thực nghiệm

Hoàn thiện
kiến thức
kỹ năng

Kiểm tra
đánh giá

Bài tập định lượng

Nghiên cứu
tài liệu mới

Bài tập định lượng có
nội dung thực nghiệm

Hoàn thiện
kiến thức
kỹ năng

Kiểm tra
đánh giá



9

1.1.3.3. Tác dụng của bài tập hoá học đối với việc dạy học nói chung và trong việc bồi
dưỡng học sinh giỏi Hố học nói riêng
+Bài tập hố học có những tác dụng sau:
- Làm chính xác các khái niệm và định luật đã học
- Giúp học sinh năng động, sáng tạo trong học tập, phát huy khả năng suy luận, tích
cực của học sinh.
- Ơn tập, củng cố và hệ thống hoá kiến thức.
- Kiểm tra kiến thức, rèn luyện kỹ năng cơ bản của học sinh.
- Rèn luyện và phát triển tư duy cho học sinh.
+ Ngoài các tác dụng chung trên, trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học, bài tập hóa
học cịn có những tác dụng sau :
- Là phương tiện để ôn luyện, kiểm tra, đánh giá nắm bắt kiến thức một cách chủ
động, sáng tạo.
- Là con đường nối liền giữa kiến thức thực tế và lý thuyết tạo ra một thể hoàn chỉnh
và thống nhất biện chứng trong cả quá trình nghiên cứu.
- Phát triển năng lực nhận thức, tăng trí thơng minh, là phương tiện để học sinh tiến
tới đỉnh vinh quang, đỉnh cao của tri thức.
1.2. Cơ sở thực tiễn -Nội dung kiến thức hoá học thường được đề cập trong kỳ thi học
sinh giỏi quốc gia[17]
1.2. 1. Nội dung chương trình thi học sinh giỏi THPT mơn hóa học
Lớp 10
Chương
1.

Cấu

Nội dung
tạo 1. Thành phần nguyên tử, kích thước, khối lượng nguyên tử.


nguyên tử

2. Hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hóa học. Thêm phần: Phản ứng hạt
nhân.
3. Vỏ nguyên tử. Thêm phần: Cấu hình electron của ion, 4 số lượng tử
của electron.

2.

Bảng

hồn



tuần 1. Cấu tạo (ơ ngun tố, chu kì, nhóm ngun tố) – bảng tuần hồn.
định 2. Sự biến đổi tuần hồn cấu hình electron ngun tử; một số đại lượng

luật tuần hồn

vật lí (bán kính ngun tử, năng lượng ion hóa, ái lực electron, độ âm
điện); tính kim loại, phi kim; hóa trị, tính axit-bazơ (oxit cao nhất và
hiđroxit tương ứng) của các nguyên tố nhóm A. Định luật tuần hoàn.


10

3. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
4. Thực hành: Sự biến đổi tính chất của các ngun tố trong chu kì và

nhóm.
3. Liên kết hóa 1. Liên kết ion, liên kết cộng hóa trị, liên kết kim loại. Thêm phần:
học

Liên kết hiđro và tương tác Valdderr Waals.
2. Giải thích sự hình thành liên kết và thiết lập cấu tạo phân tử (theo
thuyết electron hóa trị và thuyết VB) – Thuyết lai hóa các obitan
nguyên tử.
3. Hóa trị và số oxi hóa.
4. Hiệu độ âm điện, phân loại liên kết hóa học theo hiệu độ âm điện.
5. Đại cương về tinh thể.

4.



thuyết 1. Nhiệt phản ứng ∆H [Nguyên nhân xuất hiện nhiệt phản ứng - Các

phản ứng hóa khái niệm cơ bản - Tính nhiệt trực tiếp từ nhiệt lượng kế - Định luật
học

Hess và tính gián tiếp nhiệt phản ứng (bằng chu trình nhiệt hóa học,
thuộc tính cộng tính hay từ các đại lượng như năng lượng liên kết, sinh
nhiệt, thiêu nhiệt)].
2. Vận tốc phản ứng [Định nghĩa (theo biểu thức v  

1 C
) - Thuyết
k t


va chạm hoạt động - Các yếu tố ảnh hưởng đến vận tốc phản ứng].
3. Cân bằng hóa học (Phản ứng thuận nghịch - Trạng thái cân bằng Hằng số cân bằng – Nguyên lý Le Chaterlie và sự chuyển dời cân
bằng).
5.

Nhóm 1. Khái quát nhóm halogen.

Halogen

2. Clo – Axit clohiđric – muối clorua, nhận biết ion Cl- - Một số hợp
chất có oxi của clo.
3. Flo, Brom và iot.
4. Thực hành: Tính tẩy màu của khí clo ẩm; so sánh tính oxi hóa của
clo, brom và iot.

6. Nhóm Oxi – 1. Phân nhóm chính nhóm VI.
Lưu huỳnh

2. Oxi – Ozon – Nước – Hiđropeoxit.
3. Lưu huỳnh – Hidro sunfua – Các oxit của lưu huỳnh – Axit sunfuric
– Sản xuất axit sunfuric – Muối sunfat.


11

4. Thực hành: Phản ứng của O2 với Fe; S với O2, Fe; H2S với O2; SO2
với dung dịch KMnO4, H2S; H2SO4 đặc với Cu, đường kính hoặc bột
gạo.
Lớp 11
1. Sự điện li


1. Sự điện li – Phân loại các chất điện li. Thêm phần: Tích số tan.
2. Axit – bazơ – muối. Chỉ số pH và chất chỉ thị màu. Thêm phần:
Hợp chất lưỡng tính, ion lưỡng tính.
3. Phản ứng trao đổi ion: điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion
trong dung dịch các chất điện li. Phản ứng thủy phân của muối.
4. Thực hành: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện
li. Thêm phần: Nhận biết một số ion trong dung dịch.

2. Nhóm Nitơ

1. Khái quát về nhóm nitơ.
2. Nitơ - Amoniac và muối amoni. Axit nitric và muối nitrat. Thêm
phần: Các oxit của nitơ.
3. Photpho - Axit photphoric và muối photphat.
4. Phân bón hóa học.
5. Thực hành: dung dịch NH3 với một số muối của Al3+, Cu2+…; Cu
với HNO3 đặc, loãng; nhận biết các ion NH4+, NO3-, PO43-; phân biệt
một số loại phân bón hóa học.

3. Nhóm Cacbon

1. Khái quát về nhóm cacbon.
2. Cacbon – Hợp chất của cacbon – Silic và hợp chất của silic –
Công nghiệp silicat.

4. Đại cương về 1. Hóa học hữu cơ và hợp chất hữu cơ - Phân loại – Gọi tên hợp
hóa hữu cơ

chất hữu cơ.

2. Phân tích nguyên tố - Các phương pháp thiết lập và biện luận xác
định công thức phân tử hợp chất hữu cơ.
3. Thuyết cấu tạo hóa học - Đồng đẳng - Đồng phân
4. Phản ứng hữu cơ.Thêm phần: Sự tương tác qua lại giữa các
nguyên tử trong phân tử; sơ lược về cơ chế phản ứng hữu cơ.

5. Hiđrocacbon no

1. Mở đầu về hiđrocacbon no.
2. Ankan: đồng đẳng, đồng phân, danh pháp; cấu trúc phân tử, tính


12

chất, điều chế, ứng dụng. Thêm phần: cơ chế thế gốc tự do SR và
định tính các yếu tố ảnh hưởng.
3. Xicloankan.
4. Thực hành: Xác định sự có mặt của C, H, Cl trong hợp chất hữu
cơ. Điều chế và thử một số tính chất của metan.
6.

Hiđrocacbon 1. Anken: danh pháp, cấu trúc, đồng phân, tính chất, ứng dụng và

khơng no

điều chế. Thêm phần: cơ chế cộng electrophin AE và định tính các
yếu tố ảnh hưởng; phản ứng ozon phân.
2. Ankađien. Thêm phần: phản ứng Diels-Alder.
3. Tecpen.
4. Ankin.

5. Thực hành: Điều chế và thử tính chất của etilen, axetilen; tecpen
với nước brom.

7.

Hiđrocacbon 1. Benzen và ankylbenzen. Thêm phần: cơ chế SEAr và định tính

thơm.

Nguồn các yếu tố ảnh hưởng.

hidrocacbon thiên 2. Stiren va naptalen.
nhiên

3. Nguồn hidrocacbon thiên nhiên.
4. Thực hành: tính chất của benzen, toluen.

8.

Dẫn

halogen.

xuất 1. Dẫn xuất halogen.
Ancol- 2. Ancol. Thêm: cơ chế E1, E2, SN và định tính các yếu tố ảnh

Phenol

hưởng, thuốc thử Lucas.
3. Phenol.

4. Thực hành: thủy phân dẫn xuất halogen; tác dụng của glixerol với
Cu(OH)2; phenol với nước brom; phân biệt etanol, phenol, glixerol.

9. Anđehit –xeton. 1. Anđehit và xeton. Thêm: cơ chế AN và định tính các yếu tố ảnh
Axit cacboxylic

hưởng, phản ứng oxi hóa bằng nước brom, phản ứng Cannizaro,
phản ứng andol hóa và croton hóa.
2. Axit cacboxylic. Thêm: cơ chế SN và định tính các yếu tố ảnh
hưởng.
3. Thực hành: phản ứng tráng bạc; phản ứng đặc trưng của andehit
và axit cacboxylic.
Lớp 12


13

1. Este – Lipit

1. Este: Cấu tạo phân tử, danh pháp, tinh chất, điều chế, ứng dụng.
2. Lipit: Khái niệm, phân loại, tính chất, vai trị của chất.
3. Chất giặt rửa.

2. Cacbohiđrat

1. Glucozơ và Fructozơ: trạng thái tự nhiên, cấu trúc phân tử, tính
chất, ứng dụng.
2. Saccarozơ và Mantozơ: trạng thái tự nhiên, cấu trúc phân tử, tính
chất, sản xuất saccarozơ trong công nghiệp.
3. Tinh bột và xenlulozơ: trạng thái tự nhiên, cấu trúc phân tử, tính

chất, ứng dụng.
4. Thực hành: Điều chế etyl axetat, phản ứng xà phịng hóa, phản
ứng của glucozơ với Cu(OH)2.

3.Amin

- 1. Amin. Thêm phần: phản ứng với nhóm cacbonyl.

Aminoaxit

– 2. Aminoaxit. Thêm phần: tách aminoaxit bằng phương pháp điện

Protein

di.
3. Peptit và protein. Thêm: xác định trật tự liên kết trong peptit
thông qua sản phẩm thủy phân hoàn toàn và từng phần.

4.Polime



vật 1 . Đại cương về polime.

liệu polime

2. Vật liệu polime: chất dẻo – tơ - cao su - keo dán.
3. Thực hành: Phản ứng màu biure, tính chất của một vài vật liệu
polime với kiềm.


5. Đại cương về 1. Kim loại và hợp kim.
kim loại

2. Tính chất vật lý chung của kim loại - Tính chất hóa học chung của
kim loại.
3. Sơ lược về pin điện - Dãy điện hoá của kim loại.
4. Sự điện phân.
5. Ăn mòn kim loại.
6. Điều chế kim loại.
7. Thực hành: Thí nghiệm về dãy điện hóa của kim loại, điều chế
kim loại bằng phương pháp thủy luyện; ăn mịn điện hóa học.

6. Kim loại kiềm. 1. Kim loại kiềm - Kim loại kiềm thổ - Nhôm - Các hợp chất quan
kiềm thổ. Nhôm

trọng của kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm.
2. Thực hành: so sánh khả năng phản ứng của Na, Mg, Al; Al với


14

dung dịch kiềm; tính lưỡng tính của Al(OH)3.
7. Crom – Sắt - 1. Crom và một số hợp chất của crom.
Đồng

2. Sắt - Hợp chất của sắt - Hợp kim của sắt - Sản xuất gang, thép.
3. Đồng và một số hợp chất của đồng.
4. Sơ lược một số kim loại khác: Bạc, vàng, niken, kẽm, thiếc, chì .
5. Thực hành: Điều chế FeCl2, Fe(OH)2; thử tính oxi hóa của
K2Cr2O7; Cu với H2SO4 đặc.


8. Phân biệt một số 1. Nhận biết 1 số cation, anion trong dung dịch.
chất vô cơ. Chuẩn 2. Nhận biết một số chất khí.
độ dung dịch

3. Chuẩn độ axit – bazơ. Chuẩn độ oxi hóa khử bằng phương pháp
pemanganat.
4. Thực hành: Nhận biết một số ion trong dung dịch. Chuẩn độ dung
dịch (chuẩn độ axit - bazơ; chuẩn độ dung dịch FeSO4 bằng dung
dịch chuẩn KMnO4/H2SO4.

9. Hóa học và vấn 1. Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế.
đề kinh tế, xã hội, 2. Hóa học và vấn đề xã hội.
mơi trường

3. Hóa học và vấn đề môi trường.

1.2. 2. Các dạng bài tập
a. Bài tập lý thuyết
Các dạng bài tập lý thuyết cần chú ý :
- Nêu các khái niệm cơ bản và cho ví dụ minh họa.
- Phát biểu các định luật, các quy tắc, các quy luật và cho ví dụ minh họa.
- Trình bày tính chất hố học của một chất, nêu tính chất hố học cơ bản của một ngun
tố khi biết vị trí trong bảng tuần hồn, so sánh tính chất hố học của các chất , viết phương
trình phản ứng thể hiện tính chất hố học của các chất.
- Nhận biết hoá chất, tinh chế, tách riêng hoá chất bằng phương pháp vật lí và hố học.
- Dựa vào tính chất hố học xác định đúng ngun tố, các hợp chất vô cơ hoặc hữu cơ.
- Viết phương trình thực hiện chuyển hố, điều chế hố chất từ các nguyên liệu cho trước
( phương pháp hiện đại, thực tế, có đề cập trong chương trình).
- Giải thích hiện tượng thí nghiệm, hiện tượng tự nhiên; nêu biện pháp bảo vệ mơi trường

trong q trình sản xuất các chất (đặc biệt là các chất độc hại).


15

- Xác định công thức hợp chất vô cơ và hữu cơ, xác định công thức cấu tạo đúng của hợp
chất hữu cơ dựa vào những dữ kiện thực nghiệm.
b. Bài tập định lượng
- Xác định các nguyên tố, công thức hóa học của các hợp chất vơ cơ dựa vào tính chất
hố học và các dữ kiện thực nghiệm. Xác định công thức cấu tạo của các hợp chất hữu cơ
bằng phương pháp khối lượng, bằng phương pháp thể tích, theo phương trình phản ứng hoặc
biện luận và xác định cấu tạo đúng dựa vào tính chất.
- Tính tốn khối lượng các chất tham gia và sản phẩm theo phương trình hố học với hiệu
suất cho trước.
- Bài tập về sự hình thành muối trung hồ và muối axit khi cho axit đa chức và oxit tương
ứng tác dụng với dung dịch kiềm.
- Bài tập tính thành phần hỗn hợp.
- Bài tập liên quan đến phần Hóa đại cương ở các phần đồng vị, phản ứng hạt nhân, tốc
độ phản ứng, cân bằng hóa học, phản ứng oxi hóa khử ...
- Bài tập tổng hợp.
c. Những phương pháp giải toán sử dụng trong bài tập định lượng
- Phương pháp dùng sơ đồ đường chéo.
- Phương pháp dùng đồ thị.
- Phương pháp ghép ẩn số.
- Phương pháp tăng giảm khối lượng.
- Phương pháp dùng định luật bảo toàn khối lượng (bảo toàn số nguyên tử).
- Phương pháp biện luận.
- Phương pháp dùng định luật bảo toàn electron, bảo toàn điện tích.
1.2.3. Cách thức ra đề
a. Nội dung đề thi

- Nội dung kiến thức thuộc chương trình nâng cao Hóa học phổ thông, một số kiến thức
khai thác sâu hơn thuộc chương trình chun.
- Đề thi Hóa 11: bao gồm cả chương trình Hóa 10 nhưng trọng tâm là Hóa 11.
- Đề thi Hóa 12: bao gồm cả chương trình Hóa 10, 11 nhưng trọng tâm là Hóa 12.
- Nội dung thi thực hành (có thể có tùy theo hướng dẫn nhiệm vụ từng năm học) gồm các
thí nghiệm trong bài thực hành và một số thí nghiệm chứng minh, biểu diễn trong các bài
của lớp đang học.


16

b. Hình thức đề thi
- Tự luận:gồm 5 - 6 câu (mỗi câu có thể gồm nhiều ý).
- Phần thực hành: có thể thể hiện trên lý thuyết hoặc trực tiếp làm việc tại phịng thí nghiệm
(theo hướng dẫn nhiệm vụ hằng năm).
Từ đó rút ra kết luận về cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài bao gồm :
1. Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn bồi dưỡng học sinh giỏi Hoá học ở bậc THPT
cụ thể là : tính cấp thiết của vấn đề, năng lực và phẩm chất của một học sinh giỏi Hoá học,
một số biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi Hố học, các nội dung kiến thức hóa
học thường được đề cập đến trong kì thi học sinh giỏi quốc gia.
2. Nghiên cứu đặc trưng cơ bản của dạy học hoá học hiện nay ở các bậc học nói
chung và bậc phổ thơng nói riêng.
3. Nghiên cứu vai trị, mục đích, cách phân loại và tác dụng của bài tập hố học đối
với việc dạy học nói chung và trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi Hoá học nói riêng.
Tất cả các vấn đề trên là cơ sở giúp em đề ra nhiệm vụ và phương pháp tiến hành để
thực hiện các nhiệm vụ của đề tài.
1.3. Tầm quan trọng của phần “Cấu tạo nguyên tử và liên kết hóa học” trong bồi
dưỡng học sinh giỏi THPT[17]
Chương trình hóa học THPT là cơ sở để cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản
quan trọng về hóa học. Chiếm 2/3 lượng kiến thức, hóa lí đóng vai trị đặc biệt quan trọng

trong chương trình giáo dục. Ở các đề thi chọn học sinh khá, giỏi và các đề thi olympic,
phần hóa lí chiếm khoảng 50% khối lượng bài tập thông qua các vấn đề: Cấu tạo nguyên tử,
hệ thống tuần hồn các ngun tố hóa học - định luật tuần hồn, hóa học phóng xạ, phân tử
và liên kết hóa học, tinh thể ion - tinh thể phân tử, nhiệt động hóa học, động hóa học, cân
bằng hóa học, phản ứng oxi hóa khử và điện hóa học, các quá trình điện phân, dung dịch
phân tử, dung dịch chất điện li. Như vậy ta thấy được phần cấu tạo nguyên tử và liên kết hóa
học chiếm 1 nửa so với phần hóa lí. Với tầm quan trọng về kiến thức, việc bồi dưỡng phần
cấu tạo nguyên tử và liên kết hóa học trong hóa phổ thơng sẽ giúp học sinh có thể hồn
thành tốt bài tập trong các bài kiểm tra cũng như khắc sâu kiến thức, làm hành trang để tiếp
tục nghiên cứu các vấn đề hóa học nâng cao. Tuy nhiên, những nội dung này tương đối khó
và trừu tượng, học sinh gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tiếp thu và tìm tài liệu tham khảo.
Vì vậy việc xây dựng một hệ thống lý thuyết, bài tập logic, rõ ràng là cần thiết, sẽ giúp học
sinh lĩnh hội kiến thức dễ dàng hơn.


×