Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

xây dựng học liệu điện tử hỗ trợ dạy và học phần cấu tạo nguyên tử và hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học – chương trình trung học phổ thông chuyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.75 MB, 147 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
__________


Trịnh Lê Hồng Phương


XÂY DỰNG HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ HỖ TR DẠY
VÀ HỌC PHẦN CẤU TẠO NGUYÊN TỬ VÀ HỆ
THỐNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA
HỌC – CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG CHUYÊN




LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC








Thành phố Hồ Chí Minh - 2011

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
__________




Trịnh Lê Hồng Phương


XÂY DỰNG HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ HỖ TR DẠY VÀ
HỌC PHẦN CẤU TẠO NGUYÊN TỬ VÀ HỆ THỐNG
TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC – CHƯƠNG
TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN



Chun ngành : Lí luận và phương pháp dạy học bộ mơn Hóa học
Mã số : 60 14 10


LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. ĐẶNG THỊ OANH



Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gởi lời cảm ơn trân trọng nhất đến Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm
TPHCM, Phòng Sau đại học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để khóa học được hoàn thành tốt đẹp.

Cùng với các học viên lớp Cao học Lý luận và phương pháp dạy học Hóa học, chân thành
cảm ơn quý thầy cô giảng viên đã tận tình giảng dạy, mở rộng và làm sâu sắc kiến thức chuyên
môn, đã chuyển những hiểu biết hiện đại của nhân loại về Giáo dục học Hóa học đến cho chúng tôi.
Đặc biệt, xin gởi lời tri ân đến PGS.TS. Đặng Thị Oanh. Cảm ơn cô đã quan tâm động
viên, khuyến khích giúp tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập. Cảm ơn cô đã không
quản ngại thời gian và công sức, đã hướng dẫn tận tình và vạch ra những định hướng sáng suốt giúp
tôi hoàn thành tốt luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trịnh Văn Biều, người đã giúp đỡ tôi rất
nhiều, cho tôi những lời khuyên bổ ích trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin gởi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu và các thầy cô trường các THPT chuyên Lê
Hồng Phong-TPHCM, chuyên Lương Thế Vinh-Đồng Nai, Chuyên Long An-Long An, Chuyên Lê
Quý Đôn-Ninh Thuận, Nguyễn Thị Minh Khai-TPHCM, và Nguyễn Hữu Cầu-TPHCM đã có nhiều
giúp đỡ trong quá trình thực nghiệm sư phạm đề tài.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè thân thuộc đã luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc,
giúp tác giả thực hiện tốt luận văn này.

Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CNTT : công nghệ thông tin
CD : compact disc đĩa quang được sử dụng để lưu trữ dữ liệu số
ĐC :
đối chứng
ĐHSP : Đại học sư phạm
GV : giáo viên
HĐ : hoạt động
HLĐT : học liệu điện tử
HS : học sinh
HTTH : hệ thống tuần hoàn

ICT : information and communication Technology – Công nghệ thông tin và truyền
thông
IChO : International Chemistry Olympic- Olympic Hóa học quốc tế
NXB : nhà xuất bản
PP : phương pháp
SGK : sách giáo khoa
SBT : sách bài tập
TB : trung bình
THPT : trung học phổ thông
T
R
kđ :
Rđại lượng kiểm định Student
TN : thực nghiệm
TT : thông tin
MỤC LỤC
2TLỜI CẢM ƠN2T 3
2TDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT2T 4
2TMỤC LỤC2T 5
2TMỞ ĐẦU2T 10
2TCHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI2T 13
2T1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu2T 13
2T1.2. Một số vấn đề về dạy và học2T 15
2T1.2.1. Quá trình dạy học [47]2T 15
2T1.2.1.1. Định nghĩa2T 15
2T1.2.1.2. Cấu trúc của quá trình dạy học2T 15
2T1.2.2. Cơ sở lí luận về tự học [73]2T 16
2T1.2.2.1. Khái niệm2T 16
2T1.2.2.2. Các hình thức tự học2T 17
2T1.2.2.3. Chu trình tự học của học sinh2T 17

2T1.2.2.4. Vai trò tự học2T 17
2T1.2.2.5. Tự học qua mạng và lợi ích của nó2T 18
2T1.2.2.6. Những khó khăn khi tiến hành tự học2T 19
2T1.2.2.7. Một số biện pháp hướng dẫn và quản lí việc tự học của học sinh2T 20
2T1.2.3. Mục tiêu đào tạo học sinh giỏi [67]2T 22
2T1.3. Cơ sở lí luận về học liệu điện tử [48]2T 22
2T1.3.1. Khái niệm2T 22
2T1.3.2. Đặc điểm của HLĐT2T 23
2T1.3.3. Những ưu điểm và hạn chế của HLĐT2T 24
2T1.3.3.1. Ưu điểm2T 24
2T1.3.3.2. Hạn chế2T 24
2T1.3.4. Sử dụng một số phần mềm để thiết kế HLĐT2T 24
2T1.4. Thực trạng việc dạy và học môn Hóa học ở các trường THPT chuyên [45]2T 25
2T1.4.1. Những khó khăn của GV khi bồi dưỡng HSG hoá học2T 25
2T1.4.2. Những yêu cầu của GV khi bồi dưỡng HSG hoá học2T 25
2TCũng theo tác giả Nguyễn Thị Ngà [45], GV khi bồi dưỡng HSG hoá học có những yêu cầu
sau:
2T 25
2T1.4.3. Thực trạng tình hình tự học của HSG, học sinh chuyên Hoá2T 25
2T1.4.3.1. Tình hình học tập của HS ở các trường THPT chuyên2T 25
2T1.4.3.2. Thời gian và hình thức tự học2T 26
2TTÓM TẮT CHƯƠNG 12T 28
2TCHƯƠNG 2. XÂY DỰNG HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ PHẦN2T 30
2TCẤU TẠO NGUYÊN TỬ VÀ HỆ THỐNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC -
CHƯƠNG TRÌNH THPT CHUYÊN
2T 30
2T2.1. Tổng quan phần “Cấu tạo nguyên tử và HTTH các nguyên tố hóa học”2T 30
2T2.1.1. Vị trí, mục tiêu, cấu trúc chương “Cấu tạo nguyên tử”2T 30
2T2.1.1.1. Vị trí2T 30
2T2.1.1.2. Mục tiêu2T 30

2T2.1.1.3. Cấu trúc2T 31
2T2.1.2. Vị trí, mục tiêu, cấu trúc chương “HTTH các nguyên tố hoá học”2T 31
2T2.1.2.1. Vị trí2T 31
2T2.1.2.2. Mục tiêu2T 32
2T2.1.2.3. Cấu trúc2T 32
2T2.2. Nguyên tắc xây dựng HLĐT2T 33
2T2.2.1. Đảm bảo tính định hướng vào việc thực hiện mục tiêu bài giảng2T 33
2T2.2.2. Nội dung phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, đầy đủ và súc tích2T 33
2T2.2.3. Đảm bảo tính sư phạm2T 33
2T2.2.4. Đảm bảo tính thẩm mỹ, khoa học về hình thức trình bày2T 33
2T2.2.4.1. Màu sắc của hình nền2T 33
2T2.2.4.2. Font chữ2T 33
2T2.2.4.3. Cỡ chữ2T 33
2T2.2.4.4. Nội dung trên trang web2T 33
2T2.2.5. Phần hướng dẫn sử dụng HLĐT phải dễ hiểu và rõ ràng2T 34
2T2.2.6. Dễ dàng sử dụng ở các máy tính thông thường2T 34
2T2.2.7. Đảm bảo tính tương tác cao khi sử dụng HLĐT2T 34
2T2.2.8. Đảm bảo tính hiệu quả2T 34
2T2.3. Quy trình xây dựng HLĐT2T 35
2T2.4. Thiết kế học liệu điện tử phần “Cấu tạo nguyên tử và HTTH các nguyên tố hóa học”2T 36
2T2.4.1 Thiết kế nội dung HLĐT2T 36
2T2.4.1.1. Hệ thống hóa lí thuyết phần “Cấu tạo nguyên tử”2T 36
2T(Nội dung này lưu trong đĩa CD kèm theo luận văn).2T 36
2T2.4.1.2. Hệ thống hóa lí thuyết phần “HTTH các nguyên tố hóa học”2T 36
2T(Nội dung này lưu trong đĩa CD kèm theo luận văn).2T 36
2T2.4.1.3. Phương pháp giải bài tập phần “Cấu tạo nguyên tử và HTTH các nguyên tố hóa học”2T
36
2T2.4.2. Cấu trúc HLĐT2T 61
2T2.4.3. Nội dung HLĐT2T 61
2T2.4.3.1. Trang chủ2T 62

2T2.4.3.2. Trang “Bài giảng”2T 63
2T2.4.3.3. Trang “Phương pháp giải”2T 64
2T2.4.3.4. Trang “Bài tập”2T 65
2T2.4.3.5. Trang “Thư viện”2T 66
2T2.4.3.6. Trang “Từ điển”2T 67
2T2.5. Sử dụng HLĐT trong dạy và học phần “Cấu tạo nguyên tử và HTTH các nguyên tố hóa học”
ở trường THPT chuyên
2T 67
2T2.5.1. Đối với học sinh2T 67
2T2.5.2. Đối với giáo viên2T 68
2TTÓM TẮT CHƯƠNG 22T 69
2TCHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM2T 71
2T3.1. Mục đích thực nghiệm2T 71
2T3.2. Đối tượng thực nghiệm2T 71
2T3.3. Nội dung thực nghiệm2T 72
2T3.4. Tiến hành thực nghiệm2T 72
2T3.5. Kết quả thực nghiệm2T 74
2T3.5.1. Kết quả về mặt định lượng2T 74
2T3.5.2. Kết quả về mặt định tính2T 81
2T3.5.2.1. Kết quả nhận xét của GV về HLĐT2T 81
2T3.5.1.2. Kết quả nhận xét của HS về HLĐT2T 85
2TTÓM TẮT CHƯƠNG 32T 88
2TKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ2T 89
2TTÀI LIỆU THAM KHẢO2T 94
2TPHỤ LỤC2T 100
2TBÀI 1. THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ2T 104
2TBÀI 2. HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ. SỰ PHÓNG XẠ2T 108
2TBÀI 3. CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ2T 113
2TNa (Z=11): 1sP
2

P2sP
2
P2pP
6
P3sP
1
P .2T 123
2TNatri là nguyên tố s vì e có mức năng lượng cao nhất ở phân lớp s.2T 123
2TAl (Z=13): 1sP
2
P2sP
2
P2pP
6
P3sP
2
P3pP
3
P2T 123
2TNhôm là nguyên tố p vì e có mức năng lượng cao nhất ở phân lớp p.2T 123
2TFe (Z=26) : 1sP
2
P2sP
2
P2pP
6
P3sP
2
P3pP
6

P3dP
6
P4sP
2
P2T 123
2TSắt là nguyên tố d vì e có mức năng lượng cao nhất ở phân lớp d.2T 124
2TMg (Z=12): 1sP
2
P2sP
2
P2pP
6
P3sP
2
P. Magie là kim loại vì có 2 e ở lớp ngoài cùng.2T 124
2TCl (Z=17): 1sP
2
P2sP
2
P2pP
6
P3sP
2
P3pP
5
P. Clo là phi kim vì có 7 e ở lớp ngoài cùng.2T 124
2TCu (Z=29): 1sP
2
P2sP
2

P2pP
6
P3sP
2
P3pP
6
P3dP
10
P4sP
1
P. Đồng là kim loại vì có 1 e ở lớp ngoài cùng.2T 124
2TVí dụ:2T 124
2TCu (Z=29): 1sP
2
P2sP
2
P2pP
6
P3sP
2
P3pP
6
P3dP
10
P4sP
1
P. Electron hóa trị =12T 124
2TFe (Z=26) : 1sP
2
P2sP

2
P2pP
6
P3sP
2
P3pP
6
P3dP
6
P4sP
2
P . Electron hóa trị =6+2=82T 124
2TBÀI 1. ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN VÀ BẢNG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN
TỐ HÓA HỌC
2T 125
2TBÀI 2. QUY LUẬT BIẾN ĐỔI TÍNH CHẤT CỦA NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG TUẦN
HOÀN
2T 128
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay nhu cầu phát triển nguồn nhân lực có trình độ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước ngày càng cao. Do vậy, yêu cầu đào tạo thế hệ học sinh THPT đang tăng lên
rất nhanh cả về số lượng và chất lượng. Đất nước ta đang trong thời kì phát triển, ngành Hóa học
đóng một vai trò rất quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Trong tương lai không xa, nền
công nghiệp hóa chất của đất nước phát triển, cần phải có một lực lượng, đội ngũ cán bộ giỏi trong
các lĩnh vực công nghệ hóa học. Việc bồi dưỡng HSG về Hóa học ở trường phổ thông chuyên nằm
trong nhiệm vụ phát hiện, đào tạo nhân tài mà trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay nó có một
vị trí không thể thiếu được.

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông trong những năm gần đây đã
tác động vào hầu hết các lĩnh vực, làm thay đổi đến đời sống kinh tế xã hội, đặc biệt là giáo dục.
Nhằm đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và năng
lực tự học của học sinh, một hình thức đào tạo mới đã du nhập vào nước ta: E-learning. Mô hình
đào tạo trực tuyến này đã nhanh chóng phát triển với những ưu thế nhất định trong việc hỗ trợ dạy
và tự học.
Để nâng cao hiệu quả trong việc bồi dưỡng HSG về Hóa học tại sao chúng ta không xây dựng
một hệ thống bài giảng trên Internet giúp cho học sinh có thể tự học, tự đánh giá khả năng bản thân
qua đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng trong các kì thi HSG Hóa học.
Trong các kì thi HSG quốc gia, quốc tế nội dung cấu tạo nguyên tử và HTTH các nguyên tố
hóa học luôn chiếm một phần không nhỏ trong các đề thi. Bên cạnh đó, lí thuyết phần này mang
tính trừu tượng, khó hiểu vì vậy học sinh cảm thấy khó khăn khi giải các bài tập về nó. Từ những lí
do đó đã thôi thúc chúng tôi chọn đề tài
“XÂY DỰNG HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ HỖ TRỢ DẠY VÀ HỌC
PHẦN CẤU TẠO NGUYÊN TỬ VÀ HỆ THỐNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC –
CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN”.
2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế HLĐT phần “Cấu tạo nguyên tử và HTTH các nguyên tố hóa học” nhằm hỗ trợ việc
dạy và học ở trường THPT chuyên.
3. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu một số nội dung làm cơ sở lí luận cho đề tài: quá trình dạy học, quá trình tự học,
học liệu điện tử và một số phần mềm dùng để xây dựng HLĐT.
- Tìm hiểu thực trạng việc dạy và học môn Hóa ở các trường THPT chuyên.
- Nghiên cứu tổng quan phần “Cấu tạo nguyên tử và HTTH các nguyên tố hóa học”– chương
trình THPT chuyên.
- Nghiên cứu các nguyên tắc, quy trình xây dựng HLĐT.
- Thiết kế HLĐT phần “Cấu tạo nguyên tử và HTTH các nguyên tố hóa học”– chương trình
THPT chuyên. Trong đó, trọng tâm là hệ thống hóa lí thuyết và bài tập, phần hỗ trợ thêm là
các thí nghiệm, bảng tuần hoàn, thư viện hóa học, từ điển hóa học…
- Đề xuất các hướng sử dụng HLĐT trong dạy và học phần “Cấu tạo nguyên tử và HTTH các

nguyên tố hóa học” ở trường THPT chuyên.
- Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả của việc sử dụng HLĐT trong dạy học Hóa học
ở trường THPT chuyên và trường THPT có lớp chuyên.
4. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học hoá học ở trường THPT chuyên.
5. Đối tượng nghiên cứu
Việc thiết kế HLĐT phần “Cấu tạo nguyên tử và HTTH các nguyên tố hóa học” – chương
trình THPT chuyên bằng các phần mềm tin học.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng HLĐT phần “Cấu tạo nguyên tử và HTTH các nguyên tố hóa học” có tính khoa
học và khả thi cao thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả việc dạy và học ở các trường THPT chuyên.

7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài.
- Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa.
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Tìm hiểu thực trạng việc bồi dưỡng HSG hóa học ở trường THPT.
- Phỏng vấn một số GV đã tham gia bồi dưỡng HSG hoá học ở trường THPT.
- Trao đổi ý kiến với học sinh và sinh viên tham gia kì thi HSG hoá học.
- Phương pháp thực nghiệm (Thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm giá trị thực tiễn của các kết
quả nghiên cứu và khả năng ứng dụng của những đề xuất).
7.3. Nhóm các phương pháp thống kê toán học
Dùng các phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu, các kết quả điều tra và các kết
quả thực nghiệm để có những nhận xét, đánh giá xác thực.
8. Phạm vi nghiên cứu
8.1. Nội dung: kiến thức phần “Cấu tạo nguyên tử và HTTH các nguyên tố hóa học” – chương
trình THPT chuyên.
8.2. Địa bàn nghiên cứu: Một số trường THPT chuyên khu vực phía Nam và các lớp chuyên của
các trường THPT TPHCM.

8.3. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 8/2010 đến 8/2011.
9. Điểm mới của đề tài
- Ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế các bài học phần “Cấu tạo nguyên tử và HTTH các
nguyên tố hóa học”-chương trình THPT chuyên dưới dạng HLĐT.
- Hệ thống phương pháp giải toán phần “Cấu tạo nguyên tử và HTTH các nguyên tố hóa học” –
chương trình THPT chuyên với các chuyên đề cụ thể.
- Có thêm phần “Từ điển hóa học” với nội dung hấp dẫn và phong phú, những kiến thức gắn
liền hóa học cuộc sống và môi trường, giúp học sinh mở rộng thêm vốn kiến thức.
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và truyền thông, việc tự học qua
mạng, qua hệ thống e-learning và các e-book đang được phổ biến rộng rãi. Người học có thể học bất
cứ lúc nào, bất kì ở đâu, với bất kì ai, học những vấn đề mà bản thân quan tâm, phù hợp với năng
lực và sở thích, phù hợp với yêu cầu công việc …qua đó mỗi cá nhân có thể tự giàu thêm nguồn tri
thức cho chính bản thân.
Bồi dưỡng và đào tạo nhân tài là một trong những chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Vì
vậy, việc phát hiện để tổ chức bồi dưỡng nhân tài cho đất nước là một khâu vô cùng quan trọng.
Nhiệm vụ này thường được giao cho các trường THPT chuyên trọng điểm. Để đáp ứng được yêu
cầu này, chúng ta phải bồi dưỡng kĩ năng tự học và tự khám phá tri thức vô tận của thế giới cho học
sinh ở các trường THPT này.
Sau đây là một số khoá luận và luận văn tốt nghiệp chuyên ngành hoá học ở trường ĐHSP
TPHCM và ĐHSP Hà Nội, nghiên cứu về thiết kế website tự học, xây dựng e-learning, thiết kế e-
book và xây dựng các chuyên đề bồi dưỡng HSG hoá học cho các trường THPT chuyên:
1. Đỗ Ngọc Linh (2005), Nghiên cứu xây dựng giáo trình điện tử hoá học lớp 10, luận văn thạc
sĩ giáo dục học, ĐHSP Hà Nội.
2. Hỉ A Mổi (2005), Thiết kế website tự học môn hoá học lớp 11 chương trình phân ban thí
điểm, khoá luận tốt nghiệp, ĐHSP TPHCM.
3. Phạm Dương Hoàng Anh (2006), Ứng dụng phần mềm Macromedia Flash và Macromedia
Dreamweaver để thiết kế website hỗ trợ cho việc học tập và củng cố kiến thức môn Hoá học

phần hidrocacbon không no, mạch hở dành cho học sinh THPT, khoá luận tốt nghiệp, ĐHSP
TPHCM.
4. Nguyễn Thị Thanh Hà (2006), Ứng dụng phần mềm Macromedia Flash và Macromedia
Dreamweaver để thiết kế website về lịch sử hoá học 10 góp phần nâng cao chất lượng dạy và
học, khoá luận tốt nghiệp, ĐHSP TPHCM.
5. Trần Thị Đào (2006), Bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia môn Hoá học, khoá luận tốt nghiệp,
ĐHSP TPHCM.
6. Đào Thị Hoàng Hoa (2006), Bồi dưỡng học sinh giỏi hoá học ở trường THPT, khoá luận tốt
nghiệp, ĐHSP TPHCM.
7. Nguyễn Thị Ánh Mai (2006), Thiết kế sách giáo khoa điện tử (E-book) các chương về lí
thuyết chủ đạo sách giáo khoa hoá học lớp 10 THPT, luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP
Hà Nội.
8. Nguyễn Thị Thanh Hà (2006), Ứng dụng phần mềm Macromedia Flash và Macromedia
Dreamweaver để thiết kế website về lịch sử Hóa học 10 góp phần nâng cao chất lượng dạy
học, khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TPHCM.
9. Phạm Duy Nghĩa (2006), Thiết kế website phục vụ việc học tập và ôn tập chương nguyên tử
cho học sinh lớp 10 bằng phần mềm Macromedia Flash và Dreamweaver, khóa luận tốt
nghiệp, ĐHSP TPHCM.
10. Nguyễn Ngọc Anh Thư (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia Dreamweaver MX và
Macromedia Flash MX 2004 để tạo trang web hỗ trợ cho học sinh trong việc tự học môn
Hóa học lớp 11 nhóm nitơ chương trình phân ban thí điểm, khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP
TPHCM.
11. Phạm Thị Phương Uyên (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia Dreamweaver MX và
Macromedia Flash MX 2004 để thiết kế website hỗ trợ cho việc học tập và củng cố kiến thức
môn Hóa học nhóm oxi

lưu huỳnh chương trình cải cách, khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP
TPHCM.
12. Đỗ Thị Việt Phương (2006), Ứng dụng Macromedia Flash MX 2004 và Dreamweaver MX
2004 để thiết kế website hỗ trợ cho hoạt động tự học Hóa học của học sinh phổ thông trong

chương halogen lớp 10, khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TPHCM.
13. Lê Thị Xuân Hương (2007), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học chương halogen lớp
10 trung học phổ thông, khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TPHCM.
14. Trịnh Lê Hồng Phương (2008), Thiết kế học liệu điện tử chương oxi

lưu huỳnh lớp 10,
khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TPHCM.
15. Nguyễn Thị Thu Hà (2008), Thiết kế sách giáo khoa điện tử lớp 10-nâng cao chương “Nhóm
Halogen”, luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TPHCM.
16. Nguyễn Thị Thuỳ Linh (2008), Xây dựng E-learning chương “Liên kết hoá học và cấu tạo
phân tử” học phần hoá đại cương trường Giao thông vận tải 3”, luận văn thạc sĩ giáo dục
học, ĐHSP TPHCM.
17. Thái Hoài Minh (2008), Thiết kế website hỗ trợ việc kiểm tra đánh giá môn hoá học lớp 10
trung học phổ thông”, luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TPHCM.
18. Trần Tuyết Nhung (2009), Thiết kế sách giáo khoa điện tử chương “Dung dịch - sự điện li”
lớp 10 chuyên hoá học, luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TPHCM.
19. Vũ Thị Phương Linh (2009), Thiết kế e-book hỗ trợ việc dạy và học phần hoá hữu cơ 11
THPT (chương trình nâng cao), luận văn thạc sĩ giáo dục học ĐHSP TPHCM.
20. Tống Thanh Tùng (2009), Thiết kế e-book hoá học lớp 12, phần crom-sắt –đồng hỗ trợ học
sinh tự học, luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TPHCM.
Các khoá luận, luận văn ở trên đều có đặc điểm chung là nghiên cứu về việc nâng cao hiệu quả
tự học, tự nghiên cứu kiến thức của học sinh. Tuy nhiên các đề tài này còn một số tồn tại sau:
- Một số website đòi hỏi phải truy cập Internet mới sử dụng được.
- Các e-book chưa chú ý tới phần củng cố, kiểm tra và đánh giá sau mỗi bài học.
- Nội dung các e-book tập trung chủ yếu ở chương trình THPT, rất ít đề cập đến chương trình
THPT chuyên.
- Các khoá luận và luận văn nghiên cứu về các chuyên đề bồi dưỡng HSG chưa phân ra các
dạng bài tập, bên cạnh đó nguồn bài tập của các chuyên đề này chưa được phong phú.
- Phần thư giãn chưa được các e-book quan tâm.
1.2. Một số vấn đề về dạy và học

1.2.1. Quá trình dạy học [47]
1.2.1.1. Định nghĩa
Quá trình dạy học là chuỗi liên tiếp các hành động dạy và hành động của người dạy và người
học đan xen và tương tác với nhau trong khoảng không gian và thời gian nhất định, nhằm thực hiện
các nhiệm vụ dạy học.
Quá trình dạy học được xác định bởi các dấu hiệu sau:
Thứ nhất: Dạy học là một dạng hoạt động đặc thù của xã hội, nhằm truyền thụ và lĩnh hội kinh
nghiệm xã hội, trên cơ sở đó hình thành và phát triển nhân cách của người học.
Thứ hai: Hoạt động dạy và hoạt động học đều phải được tiến hành trên bản thể của quá trình
dạy học đó là nội dung dạy học. Nội dung dạy học là yếu tố khách quan, quyết định tiến trình và
phương pháp hoạt động dạy và hoạt động học.
Thứ ba: Kết quả của quá trình dạy học là làm biến đổi ở người học những đặc tính nào đó đã
được xác định từ trước và tương ứng với nội dung dạy học. Nói cách khác, phải thực hiện được mục
đích của chính quá trình dạy học đó.
Thứ tư: Một quá trình dạy học bất kì bao giờ cũng phải được tiến hành trong khoảng không
gian, thời gian nhất định (một tiết dạy, một bài, một khóa đào tạo, bồi dương,v.v ). Nói cách khác,
quá trình dạy học phải là một quá trình học tập có kiểm soát và điều khiển được.
1.2.1.2. Cấu trúc của quá trình dạy học
Một quá trình dạy học bao gồm các yếu tố: mục đích, nội dung dạy học, các hoạt động dạy-
học và kết quả học tập. Trong hoạt động dạy và học phải có phương pháp phù hợp. Các yếu tố trên
có quan hệ hữu cơ với nhau.
Mặt khác, mục đích dạy học nói riêng và các yếu tố khác của quá trình dạy học nói chung
được xuất phát từ nhu cầu của xã hội và chịu sự tác động của điều kiện kinh tế - xã hội-văn hóa-
khoa học,v.v…
Có thể tóm tắt cấu trúc quá trình dạy học bằng sơ đồ sau:













Hình 1.1. Cấu trúc của quá trình dạy học

1.2.2. Cơ sở lí luận về tự học [73]
1.2.2.1. Khái niệm
Theo từ điển Giáo dục học – NXB Từ điển Bách khoa 2001: “…tự học là quá trình tự mình
hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kỹ năng thực hành…”.
Tiến sĩ Võ Quang Phúc cho rằng: “Tự học là một bộ phận của học, nó cũng được hình thành
bởi những thao tác, cử chỉ, ngôn ngữ, hành động của người học trong hệ thống tương tác của hoạt
động dạy học. Tự học phản ánh rõ nhất nhu cầu bức xúc về học tập của người học, phản ánh tính tự
giác và sự nỗ lực của người học, phản ánh năng lực tổ chức và tự điều khiển của người học nhằm
đạt được kết quả nhất định trong hoàn cảnh nhất định với nội dung học tập nhất định.”.
Tự học thể hiện bằng cách tự đọc tài liệu giáo khoa, sách báo các loại, nghe radio, truyền hình,
nghe nói chuyện, báo cáo, tham quan bảo tàng, triễn lãm, xem phim, kịch, giao tiếp với những
người có học, với các chuyên gia và những người hoạt động thực tiễn trong các lĩnh vực khác nhau.
Người tự học phải biết cách lựa chọn tài liệu, tìm ra những điểm chính, điểm quan trọng trong các
tài liệu đã đọc, đã nghe, phải biết cách ghi chép những điều cần thiết, biết viết tóm tắt và làm đề
cương, biết cách tra cứu từ điển và sách tham khảo, biết cách làm việc trong thư viện. Đối với học
sinh, tự học còn thể hiện bằng cách tự làm các bài tập chuyên môn, các câu lạc bộ, các nhóm thực
nghiệm và các hoạt động ngoại khóa khác. Tự học đòi hỏi phải có tính độc lập, tự chủ, tự giác và
kiên trì cao.
Kết quả dạy học
Mục đích dạy học
Nội dung dạy học

Nhu
cầu

hội
Dạy
Học
PP
Đánh
giá
dạy
học
MÔI TRƯỜNG KINH TẾ - XÃ HỘI - VĂN HÓA – KHOA HỌC
Dạy Học


1.2.2.2. Các hình thức tự học
Tự học có thể diễn ra theo 3 hình thức:
- Tự học không có hướng dẫn: người học tự tìm lấy tài liệu để đọc, hiểu, vận dụng các kiến thức
trong đó.
- Tự học có hướng dẫn: có GV ở xa hướng dẫn người học bằng tài liệu hoặc bằng các phương
tiện thông tin khác.
- Tự học có hướng dẫn trực tiếp: có tài liệu và giáp mặt với GV một số tiết trong ngày, trong
tuần, được thầy hướng dẫn giảng giải sau đó về nhà tự học.
1.2.2.3. Chu trình tự học của học sinh
Chu trình tự học của học sinh là một chu trình 3 thời:
- Tự nghiên cứu.
- Tự thể hiện.
- Tự kiểm tra, tự điều chỉnh.







Thời (1): Tự nghiên cứu
Người học tự tìm tòi, quan sát, mô tả, giải thích, phát hiện vấn đề, định hướng, giải quyết vấn
đề, tự tìm ra kiến thức mới (chỉ mới đối với người học) và tạo ra sản phẩm ban đầu hay sản phẩm
thô có tính chất cá nhân.
Thời (2): Tự thể hiện
Người học tự thể hiện mình bằng văn bản, bằng lời nói, tự sắm vai trong các tình huống, vấn
đề, tự trình bày, bảo vệ kiến thức hay sản phẩm cá nhân ban đầu của mình, tự thể hiện qua sự hợp
tác, trao đổi, đối thoại, giao tiếp với các bạn và thầy, tạo ra sản phẩm có tính chất xã hội của cộng
đồng lớp học.
Thời (3): Tự kiểm tra, tự điều chỉnh
Sau khi tự thể hiện mình qua sự hợp tác, trao đổi với các bạn và thầy, sau khi thầy kết luận,
người học tự kiểm tra, tự đánh giá sản phẩm ban đầu của mình, tự sửa sai, tự điều chỉnh thành sản
phẩm khoa học (tri thức).
1.2.2.4. Vai trò tự học
Tự học có ý nghĩa quyết định quan trọng đối với sự thành đạt của mỗi người.
Hình 1.2. Chu trình tự học
(2)
Tự thể hiện
(1)
Tự nghiên cứu
Tự học
(3)
Tự kiểm tra, tự
điều chỉnh
Tự học là con đường tự khẳng định của mỗi người. Tự học giúp cho con người giải quyết mâu
thuẫn giữa khát vọng cao đẹp về học vấn với hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống cá nhân.

Tự học khắc phục nghịch lý: học vấn thì vô hạn mà tuổi học đường thì có hạn. Sự bùng nổ
thông tin làm cho người thầy không có cách nào truyền thụ hết kiến thức cho trò, trò phải học cách
học, tự học, tự đào tạo để không bị rơi vào tình trạng “tụt hậu”. Đối với học sinh THPT, quỹ thời
gian 3 năm được đào tạo ở bậc học này chắc chắn sẽ không thể nào tiếp thu được hết khối lượng
kiến thức khổng lồ trong chương trình. Vì vậy, tự học là một giải pháp khoa học giúp giải quyết
mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức đồ sộ với quỹ thời gian ít ỏi ở nhà trường.
Tự học là con đường tạo ra tri thức bền vững cho mỗi người. Quá trình tự học khác hẳn với
quá trình học tập thụ động, nhồi nhét, áp đặt. Quá trình tự học diễn ra theo đúng quy luật của hoạt
động nhận thức. Kiến thức có được do tự học là kết quả của sự hứng thú, của sự tìm tòi, lựa chọn
nên bao giờ cũng vững chắc bền lâu. Có phương pháp tự học tốt sẽ đem lại kết quả học tập cao hơn.
Khi học sinh biết cách tự học, học sinh sẽ có ý thức và xây dựng thời gian tự học, tự nghiên cứu
giáo trình, tài liệu, gắn lý thuyết với thực hành, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, biến quá
trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.
Người học phải biết cách tự học vì học tập là một quá trình suốt đời. Đối với học sinh THPT,
nếu không có khả năng và phương pháp tự học, tự nghiên cứu thì khi lên đến các bậc học cao hơn
như cao đẳng, đại học, … học sinh sẽ khó thích ứng với cách học đòi hỏi phải tự học tập, tự nghiên
cứu thường xuyên do đó khó có thể thu được một kết quả học tập tốt.
Tự học của học sinh THPT còn có vai trò quan trọng đối với yêu cầu đổi mới giáo dục và đào
tạo, nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường phổ thông. Với lối dạy theo hướng “nhồi nhét”
trong các nhà trường phổ thông hiện nay, học sinh khó có thể có thời gian để tự học. Đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học sẽ phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của người học trong việc lĩnh hội tri thức khoa học. Vì vậy, tự học chính là con
đường phát triển phù hợp với quy luật tiến hóa của nhân loại và là biện pháp sư phạm đúng đắn cần
được phát huy ở các trường phổ thông.
1.2.2.5. Tự học qua mạng và lợi ích của nó
a. Tự học qua mạng
Tự học qua mạng là hình thức của tự học mà không dùng lời nói trực tiếp để giao lưu với
nhau, mà dùng các phương tiện khác đó là máy tính có kết nối mạng Internet. Người học chủ động
tìm kiếm tri thức để thỏa mãn những nhu cầu hiểu biết của mình tự củng cố, tự phân tích, tự đào
sâu, tự đánh giá, tự rút kinh nghiệm…với sự hỗ trợ của máy tính.

b. Lợi ích của việc học qua mạng
Trong thời đại “bùng nổ thông tin”, mỗi người muốn thoát khỏi lạc hậu với khoa học và kĩ
thuật, phải có thói quen và khả năng tự học suốt đời vì không phải ai, vào bất cứ lúc nào, cũng có
điều kiện đến trường, đến lớp để học. Tự học hoàn toàn thì rất khó, phải có một sự hướng dẫn được
tổ chức chu đáo. Tự học qua mạng ra đời nhằm cung cấp sự hướng dẫn đó cho bất cứ ai muốn học
một chương trình nào đó hoặc xem lại, bổ sung, mở rộng phần kiến thức đã học ở trường lớp. Sự
hướng dẫn này có cấp độ chung và cấp độ cụ thể. Cấp độ chung hướng dẫn học về các mặt tư tưởng,
quan điểm, phương pháp luận, những phương pháp chung nhất, phổ biến nhất. Cấp độ cụ thể hướng
dẫn học môn cụ thể, từng bài học cụ thể. Cấp độ chung soi sáng cho cấp độ cụ thể và cấp độ cụ thể
minh họa, củng cố cấp độ chung. Cả hai cấp độ hướng dẫn này khi vào học sẽ hòa quyện vào nhau,
tác động lẫn nhau để tạo nên một phong cách tự học có hiệu quả, người học sẽ có trong tay một
công cụ cơ bản để học suốt đời. Một sự hướng dẫn được coi là có hiệu quả nếu người tiếp thu thật
sự chủ động khiến cho yêu cầu “được hướng dẫn” cũng sẽ giảm dần cho đến khi người học có thể tự
học hoàn toàn.
Tự học qua mạng, người học không bị ràng buộc vào thời khóa biểu chung, một kế hoạch
chung, có thời gian để suy nghĩ sâu sắc một vấn đề, phát hiện ra những khía cạnh xung quanh vấn
đề đó và ra sức tìm tòi học hỏi thêm. Dần dà, cách tự học đó trở thành thói quen, giúp người học
phát triển được tư duy độc lập, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo.
Tự học qua mạng giúp người học có thể tìm kiếm nhanh chóng và dễ dàng một khối lượng lớn
thông tin bổ ích. Về mặt này, người học hoàn toàn thuận lợi so với việc tìm kiếm trên sách báo.
Với tính năng siêu liên kết và giao diện thân thiện, website sinh động, hấp dẫn, tiện dụng cho
người học góp phần nâng cao hứng thú học tập.
Tóm lại, tự học có một vai trò hết sức quan trọng nhưng tự học của học sinh cũng không thể
đạt được kết quả cao nhất nếu không có sự hướng dẫn, chỉ dạy của người thầy. Chính vì vậy, “trong
nhà trường điều chủ yếu không phải là nhồi nhét cho học trò một mớ kiến thức hỗn độn… mà là
giáo dục cho học trò phương pháp suy nghĩ, phương pháp nghiên cứu, phương pháp học tập,
phương pháp giải quyết vấn đề” (Thủ tướng Phạm Văn Đồng-1969). GV cần giúp cho học sinh tìm
ra phương pháp tự học thích hợp và cung cấp cho học sinh những phương tiện tự học có hiệu quả.
Dạy cho học sinh biết cách tự học qua mạng chính là một trong những cách giúp học sinh tìm ra
chiếc chìa khóa vàng để mở kho tàng kiến thức vô tận của nhân loại.

1.2.2.6. Những khó khăn khi tiến hành tự học
Ngày nay có quá nhiều tài liệu nói về tự học của học sinh. Điều đó là tất yếu. Phương pháp tự
học có thể giúp người học thích ứng được đòi hỏi khắt khe của cuộc sống hiện đại. Nó phải là
phương pháp học tập cơ bản và suốt đời của mỗi người. Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây không phải là ở
chỗ tự học là gì và vai trò của nó trong học tập của học sinh, mà là người GV làm thế nào để giúp
học sinh thực hành được phương pháp này.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế hiệu quả tự học là học sinh gặp nhiều khó khăn
khi sử dụng phương pháp tự học. Đó có thể là những khó khăn khách quan như xa GV, xa bạn, phải
tự mình giải quyết việc học v.v và những khó khăn chủ quan như tâm lí thiếu tự tin, dễ nản chí khi
gặp bế tắc v.v Trong số các khó khăn đó, nổi bật là những hạn chế về kĩ năng tự học. Có thể kể ra
một số khó khăn thường thấy do thiếu các kĩ năng tự học:
- Sưu tầm và phân loại tài liệu học tập.
- Nghiên cứu tài liệu.
- Khắc phục khó khăn phát sinh trong trường hợp không có GV trợ giúp.
- Tự kiểm soát và quản lí quá trình tự học.
- Đánh giá kết quả và hiệu quả tự học.
Để khắc phục những khó khăn đó đưa ra một số biện pháp để nâng cao hiệu quả trong việc
hướng dẫn và quản lí việc tự học của học sinh.
1.2.2.7. Một số biện pháp hướng dẫn và quản lí việc tự học của học sinh
a. Xây dựng hệ thống bài tập tự học cho học sinh
Các bài tập tự học hàm chứa nội dung học tập mà học sinh phải tự hoàn thành. Đồng thời nó là
bản chỉ dẫn học tập cho học sinh, bản cam kết và hồ sơ để GV đánh giá kết quả tự học. Vì vậy, việc
soạn thảo bài tập tự học có ý nghĩa quan trọng trong việc hướng dẫn tự học
Trước khi soạn thảo bài tập tự học, GV cần lựa chọn và quyết định nội dung tự học. Thông
thường, các nội dung được chọn là những vấn đề cơ bản, đơn giản, mang tính thực tiễn cao, có
nhiều nguồn tài liệu (sách giáo khoa, tạp chí, băng hình v.v ). Phân tích nội dung đã được chọn
thành những đơn vị kiến thức nhỏ và theo các đề mục rõ ràng, để dễ thiết lập các bài tập và học sinh
dễ soạn đề cương.
Các bài tập tự học có thể được soạn theo hai hình thức: Bài tập theo bài học và bài tập theo
chủ đề.

Bài tập theo bài học là các bài tập được soạn thảo rất cụ thể, chi tiết và thường bám sát với
từng trang nội dung của sách giáo khoa. Các bài tập loại này được cấu trúc theo hệ thống phù hợp
với hệ thống tri thức đã được chọn lọc để người học tự nghiên cứu. Khi người học hoàn thành hệ
thống bài tập này sẽ nắm được nội dung của tài liệu học tập.
Bài tập theo chủ đề thường dùng để ôn tập. Trong đó các bài tập được soạn theo chủ đề và
thường có đề cương ôn tập kèm theo.
- Độ khó của các bài tập cũng là vấn đề cần quan tâm. Khó khăn chủ yếu của người học là
không có người trợ giúp khi bế tắc. Vì vậy, các bài tập không nên quá khó mà ở mức trung bình.
Nhìn chung, nên cấu trúc bài tập dưới dạng tìm hiểu nội dung tài liệu, ghi nhớ và tìm cách giải thích
các sự kiện thực tế, tránh ra các bài tập phức tạp. Việc sắp xếp các bài tập cũng cần theo lôgic chặt
chẽ từ dễ đến khó và đánh số thứ tự rõ ràng, để người làm không bỏ qua những bài dễ khi gặp bài
khó.
- Để tránh sự sao chép, các bài làm (các phiếu trả lời) nên yêu cầu viết tay (không đánh máy
vi tính).
b. Giám sát quá trình tự học
Đặc điểm của phương pháp tự học là không đánh giá quá trình học tập. Điều này gây khó khăn
không nhỏ cho cả người học và người dạy trong việc kiểm soát quá trình học tập và đánh giá mức
độ tiến bộ của việc học. Để khắc phục khó khăn này có thể làm theo các bước sau:
- Cho các câu hỏi để kiểm tra sự tiến bộ và mức độ hiểu của học sinh.
- Cho đáp án các câu hỏi ghi trên phiếu học tập để học sinh có thể tự đánh giá bản thân và
người khác.
- Cung cấp các bài làm mẫu hoặc cách giải tối ưu, sau khi người học đã hoàn thành phiếu học
tập.
- Khuyến khích học sinh tìm câu hỏi tự kiểm tra có trong sách giáo khoa.
- Yêu cầu học sinh phát biểu và đánh giá về quá trình và hiệu quả tự học.
- Cho học sinh đóng vai người GV để nâng cao trách nhiệm đối với bạn cùng học (học bằng
cách dạy người khác là cách học hiệu quả nhất).
c. Hướng dẫn sử dụng nguồn tài liệu
Nguồn tài liệu quyết định rất lớn đến chất lượng tự học. Vì vậy, người GV nên lập danh mục
các loại tài liệu cho học sinh, chỉ rõ tài liệu bắt buộc và tài liệu tham khảo. Đối với tài liệu bắt buộc

cần phải chỉ rõ số trang phải đọc kèm theo câu hỏi.
Sưu tầm và phân loại các nguồn tài liệu là một trong những kĩ năng cần được hình thành trong
hoạt động tự học. Vì vậy, bên cạnh việc chỉ dẫn cho học sinh cách sưu tầm tài liệu cần có sự giám
sát và đánh giá của GV, coi đó là một nội dung tự học.
d. Đánh giá việc tự học
Hình thức đánh giá phổ biến là bài thi ngay sau khi kết thúc việc thực hiện các bài tập tự học.
Việc đánh giá cần phù hợp với đặc điểm của từng lớp học. Bài thi dành cho học sinh tự học có thể
chia thành hai mức: thấp và cao.
Bài thi thấp là bài thi học sinh tự cho điểm, còn bài thi mức cao là bài thi giống như các bài thi
thông thường.
Thông thường, sẽ có nhiều học sinh chưa đạt yêu cầu trong đợt đánh giá đầu, GV cần dành
thời gian và bài tập tự học để củng cố. Thời gian ít nhất là nửa tháng và các bài tập không nên lặp
lại.
1.2.3. Mục tiêu đào tạo học sinh giỏi [67]
HSG có thể học bằng nhiều cách khác nhau và tốc độ nhanh hơn so với các bạn cùng lớp vì thế
cần có một chương trình đào tạo HSG để đáp ứng được tài năng của họ.
Mục tiêu chính của chương trình dành cho HSG và HS tài năng nhìn chung ở các nước đều
khá giống nhau. Có thể nêu lên một số điểm chính sau đây:
- Phát triển phương pháp suy nghĩ ở trình độ cao phù hợp với khả năng trí tuệ của trẻ.
- Bồi dưỡng sự lao động, làm việc sáng tạo.
- Phát triển các kĩ năng, phương pháp và thái độ tự học suốt đời.
- Nâng cao ý thức và khát vọng của trẻ về sự tự chịu trách nhiệm.
- Khuyến khích sự phát triển về lương tâm và ý thức trách nhiệm trong đóng góp xã hội.
- Phát triển phẩm chất lãnh đạo.
Ở Việt nam, theo đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2008, sẽ phấn đấu xây dựng và phát
triển các trường THPT chuyên thành hệ thống, với nhiệm vụ chủ lực là phát hiện những học sinh có
tư chất thông minh, khá giỏi nhiều môn học sau đó bồi dưỡng các em trở thành những học sinh có
tình yêu đất nước, ý thức tự lực, có nền tảng kiến thức vững vàng, có phương pháp tự học, tự nghiên
cứu, có sức khỏe tốt và tiếp tục đào tạo các em trở thành nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển đất
nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Như vậy, để phát huy được năng lực tư duy sáng tạo của các

HSG nói chung và HSG hoá học nói riêng cần phải có phương pháp dạy học hợp lý, góp phần vào
việc nâng cao chất lượng học tập của HSG hoá học.
1.3. Cơ sở lí luận về học liệu điện tử [48]

1.3.1. Khái niệm
HLĐT là các tài liệu học tập được số hóa theo một cấu trúc, định dạng và kịch bản nhất định
được lưu trữ trên máy tính nhằm phục vụ việc dạy và học qua máy tính. Dạng thức số hóa có thể là
văn bản, slide, bảng dữ liệu, âm thanh, hình ảnh, video clip, các ứng dụng tương tác và hỗn hợp của
các dạng thức nói trên. HLĐT bao gồm học liệu tĩnh và học liệu đa phương tiện. Học liệu tĩnh là các
file text, slide, bảng dữ liệu. Học liệu đa phương tiện có thể gồm những loại sau đây:
- Các file âm thanh để minh họa hay diễn giảng kiến thức.
- Các file flash hoặc tương tự được tạo ra từ các phần mềm đồ họa dùng để mô phỏng kiến
thức.
- Các file video clip được lưu trữ trong các định dạng mpeg, avi hay các định dạng có hiệu
ứng tương tự.
- Các file trình diễn tổ hợp các thành phần trên theo một cấu trúc nào đó.
Các HLĐT tương tác được hiểu theo nghĩa người sử dụng có thể tác động trực tiếp để thay đổi
kịch bản ngay trong quá trình trình diễn. Về kiểu tương tác có hai mức độ:
- Tương tác thông qua chọn kịch bản trình diễn (thực đơn hay liên kết) để khởi động một kịch
bản trình diễn tiếp theo sẵn có.
- Tương tác qua các dữ liệu được nhập trực tiếp trong quá trình trình diễn, kịch bản trình diễn
tiếp theo tùy thuộc vào giá trị trình diễn đó (ví dụ một câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm, trả lời
đúng hoặc sai sẽ rẽ nhánh theo một trong hai kịch bản tiếp theo). Với loại tương tác thứ hai
này chúng ta phải có một chương trình tạo kịch bản tự động tùy theo dữ liệu.
1.3.2. Đặc điểm của HLĐT
Điểm khác biệt cơ bản giữa học tập theo lớp - có GV giảng dạy (face to face) và học tập từ xa
hay tự học qua sử dụng tài liệu điện tử là người tự học (học tại nhà, học viên từ xa, học viên cô độc -
isolated learner) thiếu hẳn những tương tác hết sức quan trọng sau đây trong quá trình học tập:
- Tương tác thầy – trò.
- Tương tác trò – bạn đồng học.

- Tương tác trò – môi trường học tập.
HLĐT sử dụng những thành tựu trong công nghệ nhằm khắc phục những thiếu thốn đó bằng
cách cố gắng tạo ra những tương tác ảo để hỗ trợ người học trong quá trình tự học.
Trong các lớp học truyền thống, GV chuẩn bị bài giảng, trực tiếp giảng dạy và đối thoại với
học viên, trả lời các câu hỏi của người học. Học viên còn được thường xuyên trao đổi thảo luận với
bạn học, động viên khuyến khích nhau khi có tâm lý chán nản. Ngoài ra, người học luôn được tiếp
xúc, nắm bắt thông tin từ các tổ chức nhà trường, trong lớp học và các tổ chức khác, điều này cũng
có tác động rất quan trọng thúc đẩy học viên học tập. Tất cả các giao tiếp nói trên đều được chuyển
tải qua tất cả các dạng truyền thông (media) như: văn bản (sách báo, công văn giấy tờ), âm thanh,
hình ảnh và hình ảnh động.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho người học có thể hoàn toàn chủ động bố trí việc học bất kỳ lúc
nào, học bất cứ ở đâu phù hợp với điều kiện công tác, sinh hoạt của mình thì các giáo trình, HLĐT
sử dụng trong giáo dục phải đạt các yêu cầu sau: đơn giản, gọn nhẹ dễ mang theo, dễ sử dụng,
không đòi hỏi hệ thống thiết bị phức tạp và đặc biệt là giá thành rẻ, chi phí sử dụng thấp.
Như vậy một HLĐT là tài liệu được sử dụng thông qua các thiết bị điện tử, tài liệu này phải
thay thế được cho các tài liệu thông thường về nội dung kiến thức đồng thời phải thay thế được giáo
án giảng dạy của người GV tức là thông qua tài liệu, các thiết bị điện tử có thể thay thế người GV
để truyền đạt kiến thức đồng thời người học có thể phần nào tìm kiếm được các giải đáp khi có thắc
mắc cần hỏi. Ngoài ra học liệu điện tử cần có khả năng rèn luyện tư duy và kỹ năng cho người học,
có thể tạo được những tương tác hai chiều người- máy.
1.3.3. Những ưu điểm và hạn chế của HLĐT
1.3.3.1. Ưu điểm
- Với việc xây dựng HLĐT để sử dụng trên máy tính cá nhân sẽ giúp học viên khắc phục được
các khoảng cách về thời gian và không gian trong việc học tập từ đó dẫn đến giảm giá thành và
nâng cao hiệu quả của khoá học.
- HLĐT thường được ghi lên đĩa CD phân phối cho từng học viên mang về sử dụng trên máy
tính cá nhân mọi nơi, mọi lúc tùy theo nhu cầu và điều kiện cụ thể của mỗi người. GV của các
tổ chức đào tạo cũng có thể sử dụng học liệu đó trong các buổi phụ đạo, hướng dẫn cho
học viên.
- Chuyển tải được thông tin kiến thức bằng đầy đủ các media: văn bản, hình ảnh, âm thanh và

tiếng nói, hình ảnh động (video).
- Có thể sử dụng mọi nơi, mọi lúc, sử dụng nhiều lần, lặp lại từng phần tùy nhu cầu cụ thể của
từng người học.
- Kích thước rất gọn nhẹ, dễ dàng mang theo người, sử dụng dễ dàng, chỉ cần có một PC với cấu
hình vừa phải.
- Giá thành rất rẻ, chỉ bằng 25 - 30% so với giáo trình in cùng khối lượng nội dung.
- Dễ vận chuyển đến mọi nơi thông qua gửi e-mail hoặc truyền tệp trên mạng.
- Dễ dàng đưa vào các thư viện điện tử hiện đang rất phát triển.
1.3.3.2. Hạn chế
Trên môi trường học tập của nhà trường ảo (virtual instituton) trong đào tạo trực tuyến (online
training) có thể đặt những học liệu điện tử lên website để cho học viên và những người có nhu cầu,
sử dụng trực tuyến hoặc tải về máy tính cá nhân sử dụng. Do hạn chế về dung lượng của các website
đào tạo và tốc độ đường truyền nên các học liệu điện tử đặt trên mạng chỉ sử dụng chủ yếu là text
(văn bản) và picture (hình ảnh tĩnh), ít dùng các media khác như: voice (tiếng nói), sound (âm
thanh) và video. Chính vì thế, việc học qua các học liệu điện tử trên mạng, người học khó tiếp thu
được như nghe giảng trực tiếp, đặc biệt là đối với những phần thao tác thực hành cần được nhìn kỹ
cách làm mẫu của GV.
Mặt khác những người tự học trong điều kiện đơn độc không phải bao giờ cũng có thể truy cập
vào Internet bất cứ lúc nào và bất kỳ ở đâu.
1.3.4. Sử dụng một số phần mềm để thiết kế HLĐT
Phần này lưu trong đĩa CD.
1.4. Thực trạng việc dạy và học môn Hóa học ở các trường THPT chuyên [45]
1.4.1. Những khó khăn của GV khi bồi dưỡng HSG hoá học
Tác giả Nguyễn Thị Ngà, luận án Tiến sĩ Giáo dục học: “Xây dựng và sử dụng tài liệu tự học
có hướng dẫn theo mođun phần kiến thức cơ sở hóa học chung- chương trình trung học phổ thông
chuyên hóa học góp phần nâng cao năng lực tự học cho học sinh” [45], đã đưa ra những khó khăn
của giáo viên khi bồi dưỡng HSG:
- Không xác định được giới hạn của các kiến thức cần dạy cho học sinh sao cho hợp lí, vì đôi
lúc đề thi đề cập kiến thức quá rộng.
- Sách giáo khoa chuyên hoá lượng bài tập ít, các tài liệu tham khảo có nhiều bài đề cập đến

những kiến thức quá xa chương trình.
- Đề thi HSG hóa học quốc gia những năm gần đây không công bố đáp án.
- Một số kiến thức giữa các tài liệu chưa thống nhất, gây khó khăn cho GV trong việc tham khảo
và bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học.
- Kinh phí dành cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi chưa được chú trọng.
- Học sinh và phụ huynh chưa thật sự yên tâm do chính sách đặc cách của học sinh đạt giải chưa
ổn định, đồng thời công sức ôn thi vào đại học nhỏ hơn mà hiệu quả lại cao hơn.
1.4.2. Những yêu cầu của GV khi bồi dưỡng HSG hoá học
Cũng theo tác giả Nguyễn Thị Ngà [45], GV khi bồi dưỡng HSG hoá học có những yêu cầu
sau:
- Nên giới hạn kiến thức trước mỗi kì thi HSG hóa học.
- Bên cạnh sách giáo khoa cần có thêm nhiều sách bài tập chuyên hoá.
- Thường xuyên tổ chức (ở mức toàn quốc hoặc mức cụm) các lớp bồi dưỡng hoặc các hội nghị
trao đổi kinh nghiệm giữa các GV trực tiếp bồi dưỡng HSG.
- Trang bị thêm nhiều phòng thí nghiệm hóa học ở các trường THPT chuyên.
- Nên sớm có chính sách cụ thể và rõ ràng để động viên kịp thời các GV trực tiếp bồi dưỡng
HSG, nhất là khi có kết quả tốt.
1.4.3. Thực trạng tình hình tự học của HSG, học sinh chuyên Hoá
Tác giả Nguyễn Thị Ngà [45] đã tiến hành điều tra về tình hình tự học của 368 HS chuyên hóa
ở 6 tỉnh, thành phố: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Đà Nẵng,
Hải Phòng, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Dương. Kết quả như sau:
1.4.3.1. Tình hình học tập của HS ở các trường THPT chuyên
- 53/368 HS (14,40%) cho rằng chỉ cần học trên lớp là đủ.
- 20/368 HS (5,43%) cho rằng tự nghiên cứu tài liệu là chính.
- 310/368 HS (84,24%) cho rằng cần tự nghiên cứu những phần GV gợi ý.

×