Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tài liệu SDR - Quyền rút vốn đặc biệt pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.25 KB, 14 trang )

-oO Khủng hoảng kinh tế - Cơ hội cho đồng SDR Oo-
Các vấn đề bất cập khi sử dụng đồng USD làm đồng tiền
thanh toán QT
Trước tình hình khủng hoảng kinh tế đang diễn ra hiện nay,lo ngại rằng
cộng đồng quốc tế trước nguy cơ đồng USD sụp đổ trong bối cảnh thế
giới đang phải chống chọi với khủng hoảng kinh tế. Trong đó, có quan
ngại về khả năng thanh toán của Mỹ. Và khi các cỗ máy in tiền của Mỹ
phải hoạt động hết công suất thì nguy cơ siêu lạm phát là hoàn toàn có
thể xảy ra. Thế giới muốn tìm đồng ngoại tệ dự trữ khác để thay thế,
nhằm phá vỡ sự thống trị của đồng USD trong hệ thống tài chính quốc
tế.

Vì thế, hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã không quá phụ thuộc vào
đồng USD trong cơ cấu rổ đồng tiền dự trữ của mình, cơ cấu dự trữ
ngoại hối của các nước đã có sự đa dạng hoá với sự góp mặt của một
số ngoại tệ khác. Theo số liệu thống kê của IMF, dự trữ bằng đồng USD
của các nước trên thế giới có xu hướng giảm dần từ mức 69% vào năm
2002 xuống còn khoảng 63% vào năm 2008 và tăng dần tỷ trọng các
đồng tiền khác.

Đối với hệ thống tiền tệ toàn cầu trong tương lai, người ta đưa ra khuyến
nghị về cơ cấu 3 trụ cột gồm đô la Mỹ, Euro và Nhân dân tệ. Ba đồng
tiền này tạo ra những sự lựa chọn cho các công ty và các quốc gia khi
chọn đồng tiền trong hoạt động thanh toán. Bất cứ đồng tiền nào có xu
hướng giảm giá, thì các quốc gia sẽ từ bỏ đồng tiền đó. Bất cứ đồng tiền
nào thể hiện xu thế tăng giá, thì các quốc gia lại mua vào đồng tiền đó.
Với 3 đồng tiền cạnh tranh với nhau và hỗ trợ cho nhau sẽ tạo ra một hệ
thống tài chính quốc tế ổn định ở mức tương đối. Nhưng để quốc tế hóa
đồng Nhân dân tệ hãy còn là một chặng đường dài ở phía trước. Đồng
nhân dân tệ sẽ không thể trở thành một đồng tiền quốc tế trước khi hình
thành một thị trường vốn hoàn thiện và trở thành một đồng tiền chuyển


đổi tự do.

GV hướng dẫn: Ths. Hoàng Thị Minh NgọcPage 1
-oO Khủng hoảng kinh tế - Cơ hội cho đồng SDR Oo-
Đứng trước một thị trường tài chính toàn cầu không ổn định, các quốc
gia và các công ty đang tìm cách bảo vệ giá trị đồng tiền. Quỹ tiền tệ
quốc tế (IMF) đã đề ra một công cụ để bảo toàn giá trị dự trữ bằng cách
gắn liền SDR với một rổ tiền.
I.SDR – SPECIAL DRAWING RICHTS – QUYỀN RÚT VỐN ĐẶC
BIỆT
1.1 SDR là gì?
Theo IMF: “SDR là một loại tiền tệ do quỹ tiền tệ quốc tế IMF tạo ra vào
năm 1969, đóng vai trò là một bộ phận trong dự trữ quốc tế của các
nước thành viên”. SDR được phân bổ cho các nước thành viên theo tỷ
lệ góp vốn của các nước thành viên vào IMF. Giá trị của SDR được tính
dựa trên rổ các loại tiền tệ mạnh: trong đó, USD chiếm 44%, EUR 34%,
JPY 11%, GBP 11%.
Hình thái tồn tại của đồng SDR là những con số ghi trên tài khoản. IMF
mở cho mỗi nước thành viên một tài khoản để ghi các khoản SDR được
phân bổ và để hạch toán các khoản thu chi bằng SDR giữa ngân hàng
trung ương các nước trong việc thực hiện theo cán cân thanh toán của
các nước. Tuy nhiên nó chỉ là đơn vị qui ước, chỉ được sử dụng để tính
toán chứ không thực sự tồn tại trong lưu thông do vậy người ta không
thể tiêu nó như các loại tiền tệ dùng trong lưu thông khác. Khi giải ngân,
có thể quy đổi ra một loại tiền tệ mạnh nào đó như Đô la Mỹ, Euro, hoặc
Yên Nhật,... tùy tình huống.
1.2 Lịch sử hình thành đồng SDR:
- Sau chiến tranh TG thứ II, Anh, Mỹ và các nước đồng minh đã cùng
nhau xây dựng hệ thống TGHĐ cố định : Hệ thống Bretton Woods (1944-
1973), trong đó, các quốc gia thành viên phải cố định tiền tệ của họ với

đồng USD theo TGHĐ chính thức, và NH trung ương Mỹ phải đảm bảo
GV hướng dẫn: Ths. Hoàng Thị Minh NgọcPage 2
-oO Khủng hoảng kinh tế - Cơ hội cho đồng SDR Oo-
có thể chuyển đổi USD thành vàng với giá 35USD/ounce vàng. Tuy
nhiên, với sự phát triển của thương mại và tài chính quốc tế, nguồn lực
dự trữ chủ yếu bằng vàng và USD của các quốc gia trở nên không đủ
đáp ứng.
- Năm 1969, SDR được Quỹ Tiền tệ Quốc tế đặt ra theo đề nghị của 10
nước trong câu lạc bộ Paris gồm: Bỉ, Canada, Pháp, Ý, Nhật Bản, Hà
Lan, Thụy Điển, Anh, Mỹ, Đức. Khi được khai sinh, SDR là tài sản dự trữ
có tính chất quốc tế nhằm bổ sung cho tài sản dự trữ của các quốc gia
thành viên, góp phần giúp duy trì TGHĐ của đồng nội tệ. Tại thời điểm
này hệ thống TGHĐ cố định trong khuôn khổ Hiệp ước Bretton Woods
đang tồn tại nên các nước tham gia hiệp ước phải đảm bảo dự trữ vàng
hoặc tiền tệ mạnh để có thể sử dụng nó mua vào nội tệ khi cần thiết
nhằm duy trì TGHĐ.
- Ban đầu, SDR được tính theo vàng: 1 SDR= 0,888671 g vàng = 1USD
Năm 1974, SDR không được xác định bằng vàng nữa, mà căn cứ vào
giá trị một số đồng tiền của một số nước chủ yếu, gồm 16 nước mà mỗi
loại chiếm tỷ trọng từ 1% trở lên trong thương mại quốc tế: Hoa Kì, Anh,
Pháp, Cộng hoà Liên bang Đức, Italia, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Canađa,
Hà Lan, Bỉ, Thuỵ Điển, Đan Mạch, Na Uy, Ôxtrâylia, Áo, Nam Phi.
- Đến 1980, giảm xuống còn 5 nước: Mỹ (Đô la Mỹ), Anh (Bảng Anh),
Pháp (Phrăng), Đức (Mác) và Nhật Bản (Yên).
- Từ năm 1999 đến nay, khi đồng tiền chung châu Âu (EUR) ra đời và có
sự thay đổi về tiềm lực tài chính của các nước phát triển, IMF đã đưa
EUR vào rổ tiền tệ và bỏ Franc (Pháp) và Mac (Đức) ra khỏi rổ tiền tệ.
Sau khi hệ thống TGHĐ cố định bị sụp đổ và áp dụng tỷ giá thả nổi, tỷ
giá của các đồng tiền thường xuyên biến động. Vì vậy, IMF công bố
hàng ngày TGHĐ của từng đồng tiền quốc gia với SDR.

- Ngày nay SDR ít được sử dụng như một tài sản dự trữ, mà chức năng
chính của nó là sử dụng như một tài khoản tại IMF của các nước thành
viên và một số tổ chức quốc tế khác, sử dụng như một đơn vị tính toán.
Quốc gia nắm giữ SDR có thể đổi ra các đồng tiền khác theo hai cách:
GV hướng dẫn: Ths. Hoàng Thị Minh NgọcPage 3
-oO Khủng hoảng kinh tế - Cơ hội cho đồng SDR Oo-
Thông qua thoả thuận trao đổi tiền với các nước thành viên khác.
Thông qua một thành viên được chỉ định, có điạ vị đối ngoại cao để
trao đổi với một thành viên khác có vị thế yếu hơn.
- Tỷ lệ đóng góp vào ngân sách của IMF liên quan đến quyền bỏ phiếu
của từng thành viên đối với các quyết định tài trợ, cho vay… của IMF.
1.3 Xác định giá trị SDR
Từ 1969 đến tháng 6/1974, SDR được định nghĩa bằng giá trị của USD
và USD xác định theo giá trị so với vàng:
- Từ 1969 đến ngày 17 tháng 12 năm 1971: 35 USD = 1 oz vàng.
- Từ ngày 18 tháng 12 năm 1971 đến ngày 11 tháng 2 năm 1973: 38
USD = 1 oz vàng.
- Từ ngày 12 tháng 2 năm 1973 đến ngày 30 tháng 6 năm 1974: 42,22
USD = 1 oz vàng.
Năm 1973, chế độ tỷ giá hối đoái cố định sụp đổ nên từ tháng 7 năm
1974 đến nay, SDR được định nghĩa theo các điều kiện của một rổ tiền
tệ, bao gồm các loại tiền tệ chính được sử dụng trong thương mại và tài
chính quốc tế.
- Tỷ lệ mỗi loại tiền tệ tạo ra một SDR được chọn theo tầm quan trọng
tương đối của nó trong thương mại và tài chính quốc tế. Việc xác định
loại tiền tệ trong rổ SDR và tỷ lệ của nó do Ban lãnh đạo của IMF thực
hiện sau mỗi 5 năm. Tỷ lệ của các loại tiền tệ trong giai đoạn từ 1981 tới
2010 là:
+ 1981–1985: USD 42%, DEM 19%, JPY 13%, GBP 13%, FRF 13%
+ 1986–1990: USD 42%, DEM 19%, JPY 15%, GBP 12%, FRF 12%

+ 1991–1995: USD 40%, DEM 21%, JPY 17%, GBP 11%, FRF 11%
+ 1996–2000: USD 39%, DEM 21%, JPY 18%, GBP 11%, FRF 11%
+ 2001–2005: USD 45%, EUR 29%, JPY 15%, GBP 11%
+ 2006–2010: USD 44%, EUR 34%, JPY 11%, GBP 11%
- SDR được định giá bằng số bình quân gia quyền của các đồng tiền
mạnh (đô la Mỹ, Bảng Anh, Euro và Yên Nhật). IMF tiến hành phân bổ
đồng SDR cho các nước thành viên đồng thời cũng được chính phủ các
GV hướng dẫn: Ths. Hoàng Thị Minh NgọcPage 4
-oO Khủng hoảng kinh tế - Cơ hội cho đồng SDR Oo-
nước thành viên hỗ trợ.
1 SDR =
Ʃ
(giá trị quy ra USD của 4 loại tiền tệ)
=
Ʃ
(tỷ trọng của 1 loại tiền tệ trong rổ tiền tệ SDR x tỷ giá của
loại tiền tệ đó so với USD) (công thức bình quân gia quyền)
- Giá quy đổi theo đôla của SDR được niêm yết hàng ngày trên website
của IMF
- Giá này được xác định dựa vào số lượng giao dịch của 4 đồng tiền trên
quy đổi ra đôla dựa theo TGHĐ niêm yết vào buổi trưa mỗi ngày trên thị
trường tiền tệ (thị trường ngoại hối) London. Nếu thị trường ngoại hối
London đóng cửa thì dùng tỷ giá trên thị trường ngoại hối New York, cuối
cùng là tỷ giá trên thị trường ngoại hối Frankfurt sẽ được sử dụng nếu
thị trường New York cũng đóng cửa.
+ Ví dụ về cách xác định giá SDR ngày 01/07/2009
Nguồn: />Chú ý:
- Cột 2 (Currency amount under Rule O-1): tỷ trọng của từng loại tiền tệ
trong rổ SDR được xác định theo Rule O-1 của IMF.
- Cột 3 (Exchange Rate): TGHĐ ở cột này là tỷ giá của 1 loại tiền

tệ/USD, riêng TGHĐ của JPY được thể hiện USD/JPY.
GV hướng dẫn: Ths. Hoàng Thị Minh NgọcPage 5

×