Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Có nên cắt giảm ngân sách Marketing trong thời kỳ suy thoái kinh tế? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.27 KB, 7 trang )

Có nên cắt giảm ngân sách Marketing
trong thời kỳ suy thoái kinh tế?
Bạn đừng bao giờ giảm ngân sách Marketing. Đó chính là
một trong những sai lầm đầu tiên trong kinh doanh mà các
doanh nghiệp thường mắc phải khi nền kinh tế đối mặt với
khủng hoảng.

Ôi, bầu trời đang đổ sụp xuống... Và mọi người cố gắng vật lộn
với suy thoái kinh tế ngày càng trầm trọng.
Khủng hoảng xuất hiện trong tin tức, trên
mặt báo. Khắp mọi nơi tôi đến, mọi
người bàn tán về vòng xoáy suy giảm
của nền kinh tế. Tôi biết bạn đang nghĩ
gì trong đầu, phải chăng là cắt giảm ngân sách cho Marketing?

Những dấu hiệu của suy thoái đang bao trùm lấy chúng ta, xuất
hiện xung quanh chúng ta. Vì thế, hãy bắt đầu giảm bớt chi phí và
Marketing sẽ trở thành đối tượng đầu tiên trong tầm ngắm. Nghe
quá hợp lý, đúng không bạn? Không phải như thế đâu. Tôi sẽ giải
thích cho bạn hiểu.
Bạn đừng bao giờ giảm ngân sách Marketing. Đó chính là một
trong những sai lầm đầu tiên trong kinh doanh mà các doanh
nghiệp thường mắc phải khi nền kinh tế đối mặt với khủng hoảng.
Ngược lại, đây phải là lúc bạn sử dụng những đồng đôla cho
Marketing của bạn một cách thông minh hơn để đem đến kết quả
mong đợi. Bạn thấy thế nào, cũng hay đấy chứ? Tuy vậy, tôi vẫn
lắng nghe ý kiến từ bạn, làm sao có thể làm như thế, khi người
tiêu dùng trở nên khôn ngoan hơn trong
từng lựa chọn của họ?
Bí quyết nằm ở cách bạn nhìn nhận số
tiền bạn dành cho Marketing, giống như


một khoản đầu tư chứ không phải là chi phí. Sau đó, hãy tận
dụng kiến thức bạn có về khách hàng và tiến hành chiến lược
Marketing SMART trong suốt những thời kỳ tình hình tài chính
lâm vào cảnh hiểm nghèo như thế này.
Chiến lược Marketing SMART bao gồm:
S – Xây dựng chiến lược
M – Duy trì nguồn chi vào thị trường
A – Đánh giá và phân bổ ngân quỹ
R – Nghiên cứu kỹ lưỡng về khách hàng
T – Có mục tiêu và cố gắng theo đuổi mục tiêu
Khi có khó khăn, đừng vội lùi bước. Tôi không thể nhấn mạnh
cho các bạn về tầm quan trọng của việc nhìn nhận chi tiêu cho
Marketing như là một khoản đầu tư, chứ không phải như một chi
phí trong những thời điểm như thế này, nếu bạn thiếu đi sự kiên
định.
Rất nhiều công ty đã sống sót qua
những giai đoạn khó khăn và trở nên
mạnh mẽ. Bạn có thể tin vào những gì
tôi đang nói, hoặc không, điều đó tùy
thuộc ở bạn. Nhưng tôi đã may mắn được đọc một nghiên cứu
thú vị và chứa đựng nhiều thông tin bổ ích thực hiện tại trường
Đại học kinh doanh Smeal thuộc bang Pensylvania có tựa đề
“Nghiên cứu về Marketing tiên phong trong thời kỳ suy thoái” (*).
Theo tôi, mọi chủ doanh nghiệp nên đọc nghiên cứu quý giá này.
Nghiên cứu nhắc đến những công ty đã dự báo được sóng gió
thương trường và trở nên thành công như những ví dụ tiêu biểu:
 Procter & Gramble đã tung ra thị trường loại xà bông Ivory
trong thời kỳ Đại suy thoái.
 Trong hai năm 1990 và 1991 khi nền kinh tế gặp khó khăn,
Intel thực hiện chiến dịch “Intel Inside” và đưa sản phẩm đến

người tiêu dùng.
 Wal-mart giới thiệu chiến dịch “Everyday low prices” (tạm
dịch “giá rẻ mỗi ngày” trong năm 2000 và 2001
Thậm chí trong thời kỳ khó khăn, các công ty có chiến lược định
vị tốt không những tồn tại mà còn có thể phát triển. Đó là sự thật
nếu bạn tiến hành Markerting SMART và thực hiện một cách
nghiêm túc ngay lúc này.
Tất nhiên, điểm mấu chốt nằm ở chỗ bạn phải hiểu rõ về người
tiêu dùng, cả trong lẫn ngoài, biết họ nghĩ gì và nơi họ đến. Bạn
cũng phải hiểu rằng suy thoái kinh tế đang giáng những đòn nặng
nề vào đời sống của họ. Hãy tạo nên những thông điệp chứng tỏ
bạn đồng cảm và chia sẻ nỗi vất vả của họ.

×