Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Đặc trưng ngôn ngữ của người nuôi dưỡng trong giao tiếp đối với trẻ 0 3 tuổi trên địa bàn thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (977.19 KB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

Đề tài:

ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ CỦA NGƯỜI NUÔI DƯỠNG
TRONG GIAO TIẾP ĐỐI VỚI TRẺ 0 -3 TUỔI
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Giảng viên hướng dẫn

: Th.S Lê Thị Thanh Nhàn

Sinh viên thực hiện

: Châu Thị Việt Trinh

Lớp

: 11SMN1

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2015


LỜI CẢM ƠN

Bằng tấm lịng tri ân sâu sắc tơi xin gửi lời cám ơn đến các Thầy
Cô trong khoa Giáo dục Mầm non– Trường Đại học Sư phạm, Đại học
Đà Nẵng, đặc biệt là cô giáo Lê Thị Thanh Nhàn– người đã trực tiếp
hướng dẫn tơi trong q trình thực hiện khóa luận.
Qua đây, tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Phòng Thư viện trường


Đại học Sư phạm Đà Nẵng, tập thể giáo viên trường mầm non 19/5,
trường mầm non Búp Sen Xanh. Cùng các bậc cô/ bác/ anh/ chị đã
nhiệt tình giúp đỡ để chúng tơi có cơ sở nghiên cứu đề tài.
Do bước đầu tìm hiểu nghiên cứu khoa học, nên trong q tình
nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những
đóng góp ý kiến q báu của các thầy cơ và các bạn để đề tài của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 07 tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Châu Thị Việt Trinh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................................... 3
2.1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngồi ................................................................... 3
2.2. Những cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................................... 5
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 6
3.1. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................... 6
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................................... 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 7
4.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................... 7
4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................ 7
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 7
5.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết .................................................................................. 7
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ................................................................................. 8
5.3 Phương pháp thơng kê tốn học: Thu thập, thống kê, tổng hợp kết quả khảo sát, phân

tích và rút ra kết luận có độ tin cậy cao. ................................................................................ 8
6. Giả thuyết khoa học ......................................................................................................... 8
7. Cấu trúc khoá luận .......................................................................................................... 9
NỘI DUNG ......................................................................................................................... 10
CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG NGÔN NGỮ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN ............................... 10
TOÀN DIỆN CỦA TRẺ EM............................................................................................. 10
1.1. Ngơn ngữ và sự phát triển tồn diện của trẻ em ...................................................... 10
1.1.1. Khái niệm ngôn ngữ................................................................................................... 10
1.1.2. Vai trị của ngơn ngữ đối với sự phát triển nhân cách toàn diện của trẻ.................... 10
1.2. Đặc điểm hoạt động ngôn ngữ của trẻ em ................................................................ 12
1.2.1. Khái niệm hoạt động ngôn ngữ.................................................................................. 12
1.2.2. Đặc điểm của các nhân tố giao tiếp trong hoạt động ngôn ngữ của trẻ em ............... 13
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình học nói của trẻ em ............................................ 16


CHƯƠNG 2: ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ Ở NGƯỜI NUÔI DƯỠNGTRONG
GIAO TIẾP VỚI TRẺ MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
................................................................................................................................... 20
2.1 . Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 20
2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................ 20
2.1.2 Đặc điểm văn hố - ngơn ngữ ......................................................................... 21
2.2. Khảo sát đặc trưng ngôn ngữ của người nuôi dưỡng trong giao tiếp với trẻ từ 0 -3 tuổi
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng .......................................................................................... 23
2.2.1. Mục đích khảo sát ...................................................................................................... 23
2.2.2. Đối tượng khảo sát ..................................................................................................... 23
2.2.3. Nội dung khảo sát ...................................................................................................... 27
2.2.4. Phương pháp khảo sát ................................................................................................ 27
2.2.5. Kết quả khảo sát ......................................................................................................... 29
2.3. Một số đề xuất về việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp với trẻ ........................... 48
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM ....................................................................... 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 52
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Danh sách đối tượng điều tra.

Bảng 2: Kết quả điều tra Anket về biểu hiện ngôn ngữ của NND (thống kê theo
tiêu chí quan hệ với trẻ).
Bảng 3: Kết quả điều tra Anket về biểu hiện ngôn ngữ của NND.
Bảng 4: Danh sách người nuôi dưỡng được quan sát.
Bảng 5: Nhận thức của NND về việc sử ngôn ngữ phi chuẩn trong giao tiếp với
trẻ ( thống kê theo độ tuổi văn hóa).
Kết quả điều tra Anket thống kê theo địa bàn cư trú.
Bảng 5: Kết quả điều tra Anket thống kê theo độ tuổi của trẻ.


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nhìn vào q trình phát triển lịch sử của loài người, chúng ta thấy rất rõ vai
trị và tác dụng của ngơn ngữ. Trước hết là lao động, sau đó đồng thời với lao động
là ngơn ngữ - đó là hai động lực chủ yếu trong sự phát triển của loài người nguyên
thủy (Mác). Cùng với sự phát triển của tư duy, của ý thức, ngơn ngữ đã góp phần
hồn thiện con người, như Ph. Anghen đã từng nhận định: ngôn ngữ là một trong
hai yếu tố đã làm cho con vật trở thành con người. Nói cách khác, ngơn ngữ đã góp
phần tích cực làm cho quá trình tâm lý của con người có chất lượng hơn hẳn so với
con vật. Đồng thời, đối với tiến trình phát triển của xã hội, ngơn ngữ đóng vai trị là
phương tiện lưu giữ những kinh nghiệm lịch sử xã hội lồi người, góp phần thể hiện
ý thức xã hội.

Bản chất của con người là sự tổng hòa các mối quan hệ xã hội (Mác). Con
người muốn tồn tại thì phải gắn bó với cộng đồng. Và trong việc tổ chức hoạt động
kết nối đó, ngơn ngữ có vai trị là hết sức cơ bản. LêNin nhận định: ngôn ngữ là
phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất. Nhờ có ngơn ngữ mà con người có thể hiểu
được nhau, cùng nhau hành động vì mục đích chung: lao động, đấu tranh, xây dựng
và phát triển xã hội. Khơng có ngơn ngữ, con người khơng thể giao tiếp được, thậm
chí con người khơng thể tồn tại được. Nói cách khác, với một cá thể người, ngơn
ngữ chính là tấm giấy thông hành để con người trở thành thành viên của xã hội.
Với trẻ em, những sinh thể yếu ớt rất cần đến sự chăm sóc, bảo vệ của người
lớn thì ngơn ngữ càng có một vai trị quan trọng. Ngơn ngữ là cơng cụ hữu hiệu để
trẻ có thể bày tỏ những nguyện vọng của mình từ khi cịn rất nhỏ, để người lớn có
thể chăm sóc, điều khiển, giáo dục trẻ, là điều kiện quan trọng để trẻ tham gia vào
hoạt động và trong hoạt động hình thành nhân cách cho trẻ. Ngôn ngữ cũng là công
cụ để phát triển tư duy, nhận thức, là công cụ để trẻ học tập và vui chơi, giống như
việc dạy trẻ tiếng mẹ đẻ ở các cấp học khác nhau, phát triển lời nói cho trẻ ở trường
mầm non thực hiện mục tiêu “kép”. Đó là, trẻ học phải biết tiếng mẹ đẻ, đồng thời

1


sử dụng nó như một cơng cụ để vui chơi, học tập. Ngôn ngữ phát triển sẽ giúp trẻ
mở rộng giao tiếp, trẻ tiếp thu được những giá trị thẩm mỹ trong thơ ca, truyện kể…
Tóm lại, ngơn ngữ đóng vai trị quan trọng trong q trình giáo dục trẻ trở thành
những con người phát triển toàn diện. Sự phát triển chậm trễ về mặt ngơn ngữ có
ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tồn diện của đứa trẻ. Vì vậy giáo dục mầm non
cần phải nhận thức rõ sự cần thiết của việc nghiên cứu về quá trình học nói của trẻ,
đưa ra các phương pháp pháp triển ngơn ngữ cho trẻ ngay từ ban đầu, đặc biệt là
những phương thức tác động thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ em, tạo tiền đề
để trẻ thành công trong cuộc sống.
Ý thức được điều đó, hiện nay ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề

phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Tuy nhiên, các tài liệu hiện có đã có phần lạc hậu so
với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em giao đoạn hiện nay. Mặt khác, những đề xuất
về nội dung, phương pháp dạy nói cho trẻ chủ yếu dựa theo kinh nghiệm. Vẫn cịn
thiếu hụt các cơng trình hướng đến tìm hiểu hoạt động ngôn ngữ ở trẻ, đặc biệt là về
các nhân tố tham gia và tác động trực tiếp đến việc sử dụng lời nói với tính chất là
một hoạt động, từ đó xác lập các điều kiện phát triển ngơn ngữ cho trẻ.
Xem môi trường ngôn ngữ là một trong những nhân tố có ảnh hưởng to lớn
đến tiến trình học nói của trẻ, chúng tơi đề xuất đề tài nghiên cứu về “Đặc trưng
ngôn ngữ của người nuôi dưỡng trong giao tiếp đối với trẻ 0 -3 tuổi trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng” nhằm làm rõ diện mạo môi trường ngôn ngữ chủ đạo của trẻ
trên địa bàn nghiên cứu, bước đầu tìm hiểu tác động của mơi trường ngôn ngữ được
sử dụng xung quanh trẻ đối với sự phát triển ngơn ngữ của trẻ em, góp phần cung
cấp cơ sở dữ liệu cho việc phân tích, đánh giá các yếu tố chi phối tiến trình thủ đắc
ngơn ngữ của trẻ em.

2


2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Những cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi
Ở nước ngồi đã có các cơng trình nghiên cứu và vận dụng từ lâu về vấn đề
ngôn ngữ của người nuôi dưỡng đối với trẻ. Các tác giả như Huei-Mei Liu, FengMing Tsao, Patrica K. Kuhl, Weiyi Ma, Roberta Michnick Golinkoff, Derek
Houston, Kathy Hirsh-Pasek, Gregory A. Bryant, H.Clark Barett,… đã thực hiện
khá nhiều nghiên cứu về ngôn ngữ của người nuôi dưỡng khi gia tiếp với trẻ em.
Theo kết quả được cơng bố thì đặc trưng ngơn ngữ ở người ni dưỡng khi giao tiếp
với trẻ có nhiều điểm khác biệt so với khi giao tiếp với người lớn và điều này thể
hiện phổ biến ở rất nhiều ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật… Giới
nghiên cứu trên thế giới gọi tên loại ngôn ngữ này bằng các thuật ngữ như Infantdirected speech, child-directed speech, hoặc thân mật hơn là Babytalk, motherese,
parentese, caretaker… Đây là một dạng thức ngôn ngữ đặc trưng với những biểu
hiện cụ thể về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Về mặt ngữ âm, ngôn ngữ được người

lớn sử dụng khi giao tiếp với trẻ mang đặc tính uyển chuyển, giàu nhạc điệu, tốc độ
phát âm chậm, đồng thời, các yếu tố khác của ngữ điệu cũng được phóng đại để
tăng tính biểu cảm [14]. Nói chung, cốt lõi của những biến điệu về mặt âm vị học
của dạng thức ngôn ngữ này chính là sự nhấn mạnh, cường điệu các phẩm chất vật
lí của âm thanh như cao độ (đẩy giọng lên hơn mức bình thường), trường độ (kéo
dài nguyên âm), sự tăng cường độ vuốt khi phát âm nhằm làm cho lời nói thêm rõ
ràng và đạt hiệu quả cao trong chuyển tải cảm xúc.
Về phương diện từ vựng, điểm nổi bật của ngôn ngữ do người lớn sử dụng
khi giao tiếp với trẻ em chính là sự rút gọn và đơn giản hoá hệ thống từ ngữ trong
giao tiếp với trẻ. Việc này có thể được thực hiện cả trên phương diện ngữ âm lẫn
hình thái học với nhiều cơ chế đa dạng như: thiết lập từ mới bằng cách đồng hố
hoặc láy (ví dụ: wawa thay cho water, baba thay cho bottle, beddy-bye thay cho
bedtime…); thêm vĩ tố để biến đổi âm tiết sau hoặc tạo âm tiết mới (ví dụ: kitten
thành kitty, dog thành doggy); thay thế phụ âm đầu của âm tiết thành một bán âm
/w/ (như binkie thành winkie,…). Người lớn cũng dùng cách đặt tên mới cho một số

3


đối tượng gần gũi trong đời sống của trẻ vốn có tên gọi phức tạp, khó hiểu, khó phát
âm (như nana thay cho grandmother, gee gee thay cho horse, choo choo thay cho
train…), hoặc cho những đối tượng thuộc vào nhóm “cấm kị”, khơng tiện gọi tên
trực tiếp như từ chỉ các chức năng bài tiết của cơ thể, cơ quan sinh dục ngoài (sissy /
wee wee thay cho urination (tiểu tiện), poo poo, poopie thay cho defecation (đại
tiện) v.v. ) như là những cách thức quan trọng nhằm nâng cao khả năng lĩnh hội
ngôn ngữ cho trẻ.
Về đặc trưng cú pháp, điểm khác giữa ngôn ngữ của người lớn khi trò
chuyện với trẻ em thể hiện trước hết ở việc giản lược các từ phụ như giới từ, mạo từ
để đơn giản hố phát ngơn; sử dụng lời nói ngắn thay vì câu có cấu trúc đầy đủ khi
giao tiếp với trẻ. Bên cạnh đó, nhiều bậc ni dưỡng trẻ cịn dùng cách mơ tả hoặc

sử dụng tên riêng thay cho các đại từ như là một phương thức làm giảm nhẹ tính
phức tạp của các quy tắc ngữ pháp. Các câu nói vơ nghĩa cũng được người lớn sử
dụng làm phương tiện để thực hiện tương tác với trẻ em, cịn từ ngữ và cấu trúc câu
thì thường được lặp đi lặp lại nhằm giúp tăng cường khả năng hiểu ngơn ngữ của trẻ
và khuyến khích trẻ tham gia vào giao tiếp.
Ngoài các biểu hiện trên, khi giao tiếp với trẻ, người lớn còn kết hợp chặt
chẽ yếu tố ngôn ngữ với các di chuyển cơ thể mang tính thị giác nhằm hỗ trợ cho
việc truyền đạt ý nghĩa của ngôn ngữ đến với trẻ. Và một trong những phương diện
thị giác có ý nghĩa to lớn đối với sự nhận hiểu lời nói của trẻ chính là sự di chuyển
mơi. Người ta nhận thấy rằng, khi trị chuyện với trẻ, miệng luôn được mở rộng hơn
so với khi phát âm bình thường. Đó được xem như là một phương cách hữu hiệu để
truyền thông điệp đến với trẻ. Ngoài ra, các cử động của đầu cũng được dùng để
nhấn mạnh các âm tiết khác nhau, kết hợp với các dấu hiệu khác nhằm giúp trẻ phân
biệt tốt hơn lời nói [14].
Nhìn chung, những biểu hiện của ngơn ngữ ở người nuôi dưỡng khi giao tiếp
với trẻ em trong nhiều cộng đồng trên thế giới được miêu tả là tương đối đồng nhất.
Điều đó tạo cơ hội cho việc nghiên cứu vấn đề này trong trường hợp trẻ nói tiếng
Việt.

4


Về tác động của dạng thức ngôn ngữ phi chuẩn trong giao tiếp với trẻ, về cơ
bản, các nghiên cứu đều thống nhất rằng, sử dụng ngôn ngữ phi chuẩn mực – “nói
theo cách của trẻ em” có tác dụng tích cực đối với sự phát triển ngơn ngữ ở trẻ.
Jordan R. Green và nhóm cộng sự cho rằng, trẻ em bắt đầu q trình thủ đắc và phát
triển ngơn ngữ thông qua loại ngôn ngữ này. Do các thuộc tính âm học của ngơn
ngữ trong ngơn ngữ dùng để giao tiếp với trẻ em được khuếch đại, loại ngôn ngữ
này tỏ ra hiệu quả hơn ngôn ngữ thông thường trong việc thu hút sự chú ý của trẻ.
Đồng thời, tính biểu cảm của nó trên cả hai phương diện lời nói lẫn nét mặt, ánh

mắt… cũng là nhân tố làm cho trẻ hứng thú với loại ngôn ngữ này hơn. Việc dùng
ngơn ngữ phi chuẩn được ví như là một chiếc cầu kết nối cảm xúc tích cực giữa
người nuôi dưỡng và trẻ. Khi người lớn sử dụng cách nói “theo kiểu trẻ con” tức là
đã chuyển đạt đến trẻ thông điệp về sự thừa nhận đối với ngôn ngữ của trẻ. Từ đó,
trẻ tiếp nhận ngơn ngữ với ý nghĩa là tín hiệu của sự ủng hộ, quan tâm. Điều này tạo
nên ở trẻ cảm giác an toàn, được động viên, khích lệ. Và hiệu quả rõ ràng là, một
khi trẻ nhận được sự thừa nhận và khích lệ từ những gì chúng nói, trẻ sẽ hào hứng,
tích cực hơn trong giao tiếp với người lớn, từ đó, việc học nói của trẻ sẽ được đẩy
nhanh hơn [, tr 338].
2.2. Những cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, các nghiên cứu nhằm phát triển ngôn ngữ ở trẻ hiện có cơ bản
tập trung vào tìm hiểu đặc điểm ngơn ngữ trẻ, từ đó hoạch định các nội dung và
phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em.
Trong nhiều giáo trình về phương pháp phát triển ngơn ngữ cho trẻ của các tác
giả như Nguyễn Quang Ninh, Nguyễn Xuân Khoa, Đinh Hồng Thái,… cũng như
trong các đề tài nghiên cứu các cấp như vấn đề dạy ngôn ngữ cho trẻ được đề cập
tương đối cụ thể. Trên cơ sở mô tả đặc điểm ngôn ngữ của trẻ theo độ tuổi và mục
tiêu giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mầm non, các nhà nghiên cứu đã đề xuất các biện
pháp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở các phương diện như trau dồi ngữ âm, mở
rộng vốn từ, dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, phát triển lời nói mạch lạc, lời nói văn hố
và ngơn ngữ nghệ thuật. Một số cơng trình nghiên cứu khác như đề tài nghiên cứu

5


khoa học cấp Bộ: “Xây dựng nội dung, biện pháp phát triển hoạt động ngôn ngữ
cho trẻ mẫu giáo (Bùi Kim Tuyến - Mã số B 98-49-59), luận án “Những bước phát
triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo” (Lưu Thị Lan), “Phương pháp kể sáng tạo truyện
cổ tích thần kì cho trẻ mẫu giáo” (Hà Nguyễn Kim Giang), “Các biện pháp phát
triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn” (Nguyễn Thị Oanh)… cũng đã đi sâu

vào những nội dung cụ thể về vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Các cơng trình
này thực sự là những đóng góp to lớn về cả phương diện lí luận lẫn thực tiễn đối với
nhiệm vụ giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Tuy nhiên, có thể thấy, các cách
thức tác động được đề xuất chủ yếu theo quan điểm giáo dục dựa vào tính chuẩn
mực của mẫu. Đối với vấn đề ngôn ngữ của người lớn trong giao tiếp với trẻ, các
nhà ngôn ngữ cũng như nhà giáo dục học chủ yếu tập trung xác định dạng thức
ngôn ngữ cần/ nên khi tương tác với trẻ, còn biểu hiện thực tế của việc sử dụng
ngôn ngữ trong giao tiếp với trẻ của người nuôi dưỡng vốn dĩ rất sinh động và phức
tạp cũng như tác động của các dạng ngôn ngữ đến sự phát triển của trẻ hầu như
chưa được đề cập. Trong thực tế thì, các kết quả nghiên cứu ở nước ngồi cho thấy,
chính những yếu tố phi chuẩn trong ngôn ngữ của người lớn khi giao tiếp với trẻ em
lại có tác dụng thúc đẩy tiến trình thủ đắc ngơn ngữ của trẻ. Chính vì vậy, đối với
trường hợp trẻ nói tiếng Việt, rất cần những nghiên cứu cụ thể về tính đa dạng của
mơi trường ngơn ngữ trẻ được tiếp xúc trong q trình học nói và tác dụng của nó
đối với sự phát triển ngơn ngữ của trẻ. Có như vậy chúng ta mới có được cái nhìn
tồn diện, thấu đáo về các nhân tố chi phối trực tiếp đến hoạt động ngôn ngữ của trẻ
em, để qua đó đề xuất những phương thức tác động đúng đắn nhằm hỗ trợ cho quá
trình học nói của trẻ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua khảo sát việc người ni dưỡng sử dụng ngôn ngữ phi chuẩn để
giao tiếp với trẻ 0 -3 tuổi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng để bước đầu mô tả
những đặc trưng cơ bản của người nuôi dưỡng trong giao tiếp với trẻ em trường
hợp trẻ nói tiếng Việt, qua đó xác định tác động của loại ngơn ngữ này q trình

6


phát triển ngôn ngữ của trẻ, làm cơ sở cho việc hoạch định phương cách giáo dục
nhằm thúc đẩy tiến trình thủ đắc ngơn ngữ cho trẻ em.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu, hệ thống hố cơ sở lí luận về hoạt động ngơn ngữ của trẻ em.
- Tìm hiểu biểu hiện ngôn ngữ ở người nuôi dưỡng khi giao tiếp với trẻ em, so
sánh với ngôn ngữ được sử dụng với người lớn, từ đó chỉ ra những đặc trưng cơ
bản trong ngôn ngữ của người nuôi dưỡng trong giao tiếp với trẻ trường hợp trẻ
nói tiếng Việt.
- Bước đầu tìm hiểu về ảnh hưởng của ngơn ngữ phi chuẩn mực được người
nuôi dưỡng sử dụng khi giao tiếp với trẻ đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đặc trưng ngôn ngữ của người nuôi dưỡng trong giao tiếp với trẻ em.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu trên đối tượng là người trực tiếp nuôi dưỡng trẻ tại gia đình và
tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Đà Nẵng sử dụng phương ngữ Đà
Nẵng.
Về trẻ, việc nghiên cứu được thực hiện trên hoạt động giao tiếp giữa người
nuôi dưỡng với trẻ ở độ tuổi từ 0 đến 3.
Về phạm trù người nuôi dưỡng, chúng tôi sử dụng khái niệm theo cách hiểu
phổ quát trong lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ trẻ em nhằm chỉ các đối tượng đảm
nhiệm cơng việc chăm sóc, giáo dục trẻ như bố mẹ, ông bà, anh chị, bảo mẫu, vú
ni và cơ giáo mầm non. Trong đó đối tượng người nuôi dưỡng được hướng đến
trong điều tra là người đóng vai trị chính yếu trong việc chăm sóc trẻ, có thời gian
tiếp xúc với trẻ trong ngày nhiều nhất.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

7


Thu thập và phân tích tư liệu, tài liệu liên quan về hoạt động ngôn ngữ của

trẻ, làm tiền đề cho việc khảo sát thực trạng sử dụng ngôn ngữ của người nuôi
dưỡng trong giao tiếp với trẻ em.
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: quan sát và ghi chép sản phẩm giao tiếp giữa người nuôi
dưỡng với trẻ trong cuộc sống thường ngày.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (Anket): sử dụng hệ thống câu hỏi nhiều
lựa chọn và câu hỏi mở nhằm tìm hiểu thực tế sử dụng ngôn ngữ của người nuôi
dưỡng trong giao tiếp với trẻ từ 0 đến 3tuổi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, quan
điểm của người nuôi dưỡng về dạng thức ngôn ngữ phi chuẩn trong giao tiếp với trẻ
và tác động của ngôn ngữ phi chuẩn đến q trình học nói của trẻ em.
- Phương pháp phỏng vấn: Là cuộc nói chuyện được tiến hành theo một kế hoạch
nhất định thông qua cách thức hỏi đáp trực tiếp giữa người và người cung cấp thông
tin dựa theo một bảng câu hỏi (được chuẩn bị từ trước) trong đó người phỏng vấn
nêu các câu hỏi cho đối tượng cần khảo sát, lắng nghe ý kiến trả lời và ghi nhận kết
quả vào phiếu điều tra.
Đối với việc điều tra về đặc trưng ngôn ngữ mà người nuôi dưỡng sử dụng,
để mở rộng đối tượng điều tra, đồng thời để có cơ sở xác thực trong việc xác định
được mối quan hệ giữa môi trường ngôn ngữ mà trẻ được thụ hưởng với năng lực
hoạt động ngôn ngữ của trẻ, chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn hồi cố
(thông tin khai thác khi phỏng vấn hồi cố chủ yếu tập trung vào các quá trình đã
xuất hiện trong quá khứ, là những sự việc mà người được khảo sát đã từng trải qua,
từng chứng kiến, từng thực hiện; câu trả lời được đưa ra theo những gì mà người
được khảo sát ghi nhớ). , chúng tôi tiến hành phỏng vấn với những người ni
dưỡng có trẻ đang trong độ tuổi từ 2 – 6 tuổi.
5.3 Phương pháp thơng kê tốn học: Thu thập, thống kê, tổng hợp kết quả khảo
sát, phân tích và rút ra kết luận có độ tin cậy cao.
6. Giả thuyết khoa học

8



Nếu kết quả nghiên cứu về ngôn ngữ của người ni dưỡng cũng như tác
động của nó đối với sự phát triển của trẻ thu được từ trường hợp trẻ nói tiếng Việt
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thống nhất với các miêu tả ở nước ngồi thì sẽ cung
cấp một cơ sở quan trọng trong việc thiết kế các cách thức dạy nói nhằm thúc đẩy
sự phát triển ngơn ngữ cho trẻ em.
7. Cấu trúc khố luận
Ngồi phần Mở đầu và Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, nội dung của
khoá luận được cấu trúc gồm hai chương:
Chương 1: Hoạt động ngôn ngữ và sự phát triển tồn diện của trẻ em
Chương 2: Đặc trưng ngơn ngữ ở người nuôi dưỡng trong giao tiếp trong giao tiếp
với trẻ mầm non trên địa bàn TP Đà Nẵng

9


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG NGÔN NGỮ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN
TỒN DIỆN CỦA TRẺ EM
1.1. Ngơn ngữ và sự phát triển tồn diện của trẻ em
1.1.1. Khái niệm ngơn ngữ
Ngơn ngữ, hiểu theo nghĩa rộng là tiếng nói chung của lồi người. Khi ta nói:
Con người là động vật cấp cao, có lao động, có tư duy và ngơn ngữ thì ngơn ngữ
được hiểu là khái niệm có những nét nghĩa nội hàm mang tính khái quát cho tất cả
các ngôn ngữ trên thế giới.
Cũng theo nghĩa rộng, ngôn ngữ còn được dùng để chỉ các phương tiện được con
người sử dụng để giao tiếp. Bất cứ sự vật hiện tượng nào được dùng làm công cụ để
truyền tải thông tin đều được gọi là ngơn ngữ. Ví dụ: ngơn ngữ các lồi hoa, ngơn
ngữ điện ảnh, ngơn ngữ hội hoạ, ngôn ngữ âm nhạc.
Hiểu theo nghĩa hẹp, ngôn ngữ là tiếng nói của một dân tộc, một quốc gia, đó

là một hệ thống bao gồm tập hợp các đơn vị (âm vị, hình vị, từ, câu) và các quy tắc
kết hợp chúng để tạo thành lời nói mà một cộng đồng sử dụng trong giao tiếp.
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt, tồn tại và phát triển theo sự tồn
tại, phát triển của xã hội loài người. Ngơn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt, là
phương tiện nhận thức và giao tiếp hữu hiệu nhất của con người. Nhờ có ngơn ngữ,
con người mới có phương tiện để nhận thức và thể hiện nhận thức của mình, để giao
tiếp và hợp tác với nhau.
1.1.2. Vai trị của ngơn ngữ đối với sự phát triển nhân cách tồn diện của trẻ
a. Ngơn ngữ đối với việc phát triển trí tuệ
U.sinxki đã nhận định: “Tiếng mẹ đẻ là cơ sở của mọi sự phát triển, là vốn q
nhất của mọi tri thức”. Ngơn ngữ có vai trị rất lớn trong việc phát triển trí tuệ cho
trẻ, là phương tiện để trẻ nhận thức thế giới xung quanh, là cơ sở của mọi sự suy
nghĩ, là công cụ của tư duy. Trẻ có nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh. Thông

10


qua ngơn ngữ, lời nói của người lớn, trẻ làm quen với các sự vật, hiện tượng và hiểu
những đặc điểm, tính chất, cấu tạo, cơng dụng... của chúng đồng thời trẻ học được
từ tương ứng (từ và hình ảnh trực quan đi vào nhận thức của trẻ cùng một lúc).
Ngôn ngữ giúp trẻ mở rộng hiểu biết về thế giới. Từ ngữ giúp cho việc củng cố
những biểu tượng đã được hình thành. Sự phát triển của ngơn ngữ giúp cho hoạt
động trí tuệ, các thao tác tư duy ngày càng được hồn thiện, kích thích trẻ tích cực,
sáng tạo trong hoạt động trí tuệ. Có nhiều phương tiện để nhận thức thế giới xung
quanh nhưng ngôn ngữ là phương tiện nhận thức hữu hiệu. Thông qua ngôn ngữ trẻ
nhận thức thế giới xung quanh chính xác, rõ ràng, sâu và rộng.
b. Ngôn ngữ đối với việc giáo dục đạo đức
Ngơn ngữ có vai trị rất lớn trong việc hình thành và điều chỉnh những hành
vi của trẻ. Thơng qua ngơn ngữ trẻ biết những gì nên, khơng nên…, qua đó rèn
luyện những phẩm chất đạo đức tốt ở trẻ, dần dần hình thành ở trẻ những khái niệm

ban đầu về đạo đức (ngoan - hư, tốt - xấu...). Ngơn ngữ có tác dụng to lớn trong
việc hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp ở trẻ. Ngôn ngữ đã góp phần
khơng nhỏ vào việc trang bị cho trẻ những hiểu biết về những nguyên tắc, chuẩn
mực đạo đức, rèn luyện cho trẻ những tình cảm và hành vi đạo đức phù hợp với xã
hội mà trẻ đang sống.
c. Ngôn ngữ đối với việc giáo dục thẩm mĩ
Ngôn ngữ có vai trị quan trọng trong q trình tác động có mục đích, có hệ
thống nhằm phát triển ở trẻ năng lực cảm thụ cái đẹp và hiểu đúng đắn cái đẹp trong
tự nhiên, trong đời sống xã hội, trong nghệ thuật, giáo dục cho trẻ lòng yêu cái đẹp
và năng lực tạo ra cái đẹp. Thông qua ngôn ngữ, trẻ nhận thức được cái đẹp ở thế
giới xung quanh, qua đó làm cho tâm hồn trẻ càng thêm bay bổng, trí tưởng tượng
càng phong phú; đồng thời trẻ càng yêu quý cái đẹp, trân trọng cái đẹp và có ý thức
sáng tạo ra cái đẹp. Thơng qua ngơn ngữ văn học, trẻ cảm nhận được cái hay, cái
đẹp trong ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, cái đẹp trong hành vi, cái đẹp trong cuộc sống. Có

11


thể khẳng định rằng ngơn ngữ đã góp phần khơng nhỏ vào quá trình giáo dục cho
trẻ những tình cảm thẩm mĩ cao đẹp.
Ngôn ngữ vừa là phương tiện để chuyển tải các giá trị thẩm mĩ trong đời sống đến
cho trẻ, đồng thời, đó cũng là cơng cụ để sáng tạo nên cái đẹp. Bằng ngôn từ nghệ
thuật, các nhà văn, nhà thơ vẽ nên những bức tranh đẹp đẽ về cuộc sống, để rồi khi
trẻ được tiếp xúc với các sáng tác ngôn từ ấy, tâm hồn trẻ cũng trở nên bay bổng, trí
tưởng tượng được phát triển, các cảm xúc thẩm mĩ được hình thành.
d. Ngơn ngữ đối với việc phát triển thể lực
Để phát triển thể lực cho trẻ cần kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, trong
đó, ngơn ngữ đóng góp một vai trị quan trọng đáng kể. Trong các hoạt động góp
phần phát triển thể lực như các trò chơi vận động, các giờ thể dục, trong chế độ ăn...
giáo viên đều cần dùng đến ngôn ngữ để hướng dẫn trẻ thực hiện tốt những yêu cầu

cần đạt. Hoạt động nói năng liên quan đến các cơ quan hơ hấp, thính giác, bộ máy
phát âm... Do đó, q trình phát âm là q trình rèn luyện bộ máy cấu âm, rèn luyện
phổi, khí quản và các bộ phận khác của cơ thể. Để có thể lực tốt cần có một chế độ
vệ sinh hợp lí. Ngơn ngữ cũng tham gia vào q trình chăm sóc vệ sinh để trẻ phát
triển thể lực.
1.2. Đặc điểm hoạt động ngôn ngữ của trẻ em
1.2.1. Khái niệm hoạt động ngơn ngữ
Hoạt động ngơn ngữ là q trình bao gồm hoạt động sử dụng những phương
tiện, quy tắc của hệ thống ngôn ngữ để tạo lập và tiếp nhận lời nói trong mối quan
hệ với các nhân tố giao tiếp nhằm đạt được các mục tiêu giao tiếp đề ra.
Như vậy, có thể hiểu, hoạt động ngơn ngữ thực chất chính là hoạt động giao
tiếp với tính chất là một q trình phức tạp. Theo Berko thì “đó là một q trình hữu
thức hoặc vơ thức, hữu ý hoặc vơ tình trong đó các tình cảm và ý tưởng được diễn
đạt bằng các thông điệp ngôn từ và phi ngơn từ. Nó xảy ra ở các cấp độ nội nhân,
liên nhân và công cộng. Giao tiếp của con người vốn năng động, liên tục, bất hồi,
tương tác và mang tính chu cảnh”. Hoạt động giao tiếp được cấu thành từ rất nhiều

12


nhân tố như nhân vật giao tiếp, mục đích giao tiếp, nội dung giao tiếp, hoàn cảnh
giao tiếp.
1.2.2. Đặc điểm của các nhân tố giao tiếp trong hoạt động ngôn ngữ của trẻ em
a. Nhân vật giao tiếp
Người tham gia giao tiếp được gọi là nhân vật giao tiếp, bao gồm: nhân vật
trao thông tin (thể phát) và nhân vật nhận thơng tin (thể nhận). Việc xác định vị trí,
tư cách của nhân vật giao tiếp (vai giao tiếp) có ý nghĩa rất quan trọng trong việc
xây dựng, lựa chọn công cụ và chiến lược giao tiếp. Về cơ bản, quan hệ vị thế và
quan hệ thân hữu giữa các nhân vật giao tiếp ảnh hưởng lớn đến nội dung và mục
đích giao tiếp. Vị thế được xác định dựa trên những giá trị xã hội liên quan đến tuổi

tác, giới tính và cương vị xã hội. Vai giao tiếp là biểu hiện rõ nét của vị thế xã hội.
mức độ thân hữu là nhân tố bên trong của giao tiếp và mang tính thương lượng hơn
là quy định. Mỗi cách xưng hơ có thể làm tăng hoặc giảm mức độ thân hữu giữa các
nhân vật giao tiếp. Quá trình giao tiếp diễn ra khi nhân vật truyền thông tin bị kích
thích một cách có ý thức hay khơng có ý thức bởi một sự việc, một khách thể hay
một ý tưởng nào đó . Ở họ xuất hiện nhu cầu gửi thông điệp tới nhân vật nhận tin.
Thông thường, trong các nhân vật giao tiếp là có sự trao đổi thơng tin. Đó là vai trị
quan trọng nhất của giao tiếp đối với đời sống con người.
Trong hoạt động giao tiếp của trẻ, nhân vật giao tiếp thông thường là ông bà,
bố mẹ, cô giáo, vú nuôi, anh chị, bạn và trẻ. Trong đó, nhân vật thường xuyên tiếp
xúc và giao tiếp bằng lời với trẻ giai đoạn 0 – 3 tuổi chính là người đảm nhiệm vai
trị chủ yếu trong việc nuôi dưỡng trẻ (mẹ, bà hoặc vú ni). Ở đây, trẻ có thê thay
đổi vai của mình trong hoạt động giao tiếp tùy theo mục đích, hồn cảnh: có thể là
người phát tin hoặc người nhận tin. Tuy nhiên, do đặc điểm trình độ ngơn ngữ của
trẻ nên trong giai đoạn tiền ngơn ngữ và thời kì đầu của giai đoạn ngơn ngữ, chủ
yếu trẻ đóng vai trò là người tiếp nhận. Đến 3 tuổi, trẻ mới bắt đầu có khả năng tổ
chức những cuộc trao đổi có sự luân phiên đều đặn giữa vai người nói và người
nghe.

13


Trẻ giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi thường khó khăn trong việc xác định vị
thế (vai) giao tiếp. Các quan hệ thân sơ, trên dưới là những tri thức khó đối với trẻ.
Do vậy, trẻ thường sử dụng nhân xưng trung hồ (xưng tên và gọi tên) trong q
trình tương tác lời nói với những người xung quanh.
b. Hệ thống tín hiệu (kênh)
Khi giao tiếp, thơng điệp được mã hóa và được truyền tải qua một hoặc một
số kênh nhất định. Dựa vào nhiều căn cứ khác nhau, người ta có thể phân loại các
kênh như sau:

- Dựa vào cách thể hiện các kênh: chữ, hình, âm thanh…
- Dựa vào cách tiếp nhận các kênh: thị giác, thính giác, xúc giác…
Việc chọn kênh trong giao tiếp là rất quan trọng, quyết định hiệu quả giao tiếp.
Các kênh giao tiếp khác nhau đòi hỏi phương pháp phát triển ý tưởng khác nhau và
có thể dẫn đến hiệu quả giao tiếp khác nhau. Nhờ kênh thông tin phù hợp, thông
điệp mới được nhân vật tiếp nhận trong giao tiếp giải mã. Thông điệp sẽ được giải
mã sẽ không giống hệt với thơng điệp được nhân vật truyền tin mã hóa thực hiện
trong giao tiếp. Đây cũng là một trong những minh chứng cho luận điểm “tâm lí là
hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”. Việc giải mã và có thơng điệp phản hồi
đã tạo ra q trình giao tiếp hoàn chỉnh.
Với trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ từ 0 – 3 tuổi, trẻ phối hợp hầu hết các giác
quan trong việc nhận hiểu thơng điệp lời nói. Đặc biệt, các yếu tố phi ngôn ngữ
được khai thác triệt để nhằm bổ trợ cho những thiếu khuyết về vốn ngôn ngữ do đặc
trưng độ tuổi quy định. Do khả năng nghe hiểu lời nói của trẻ cịn hạn chế, vốn từ
còn nghèo nàn, kiến thức về các quy tắc ngữ pháp chưa đầy đủ nên việc sử dụng cử
chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt trong giao tiếp của trẻ là hết sức quan trọng nhằm
giúp trẻ có thêm cơ sở để hiểu lời nói cũng như có thể chuyển thông điệp đến người
khác một cách rõ ràng hơn.

14


c. Mục đích giao tiếp
Mục đích giao tiếp trả lời cho câu hỏi: nói (nghe) để làm gì? Đây là yếu tố
quan trọng chi phối việc lựa chọn các thành tố khác như kênh giao tiếp, nội dung
giao tiếp, chiến lược giao tiếp.
Trong hoạt động ngôn ngữ của đối tượng trẻ từ 0 đến 3 tuổi, việc giao tiếp
thường xoay quanh các mục đích chủ yếu như yêu cầu, ra lệnh, giáo huấn, thuyết
phục, giải thích, nựng nịu (vai nghe) và u cầu, địi hỏi, nhõng nhẽo, âu yếm (vai
nói).

d. Nội dung giao tiếp (hiện thực được giao tiếp)
Nội dung giao tiếp hay hiện thực được nói đến là những sự vật, hiện tương,
những tâm trạng tình cảm… trong thực tế khách quan được đưa vào hoạt động giao
tiếp. Tùy theo hiện thực được nói tới, nhân vật giao tiếp chọn lựa nội dung và cách
thức giao tiếp phù hợp.
Đối với hoạt động giao tiếp của trẻ nhỏ, nội dung giao tiếp thường hướng đến
các vấn đề đơn giản, gắn với cuộc sống gần gũi xung quanh trẻ. Các nội dung càng
gần gũi với trẻ càng được trẻ quan tâm chú ý.
e. Hồn cảnh giao tiếp
Giao tiếp ln xảy ra trong một tình huống, một mơi trường, hồn cảnh nhất
định. Hồn cảnh đó có ảnh hưởng lớn đến cách thức, nội dung giao tiếp. Bởi lẽ,
hồn cảnh giao tiếp có thể tạo ra những cảm xúc khác nhau ở các nhân vật giao tiếp.
Có thể hiểu hồn cảnh giao tiếp theo nghĩa rộng là xã hội, thời đại… Hoàn cảnh xã
hội tác động đến qua trình giao tiếp thơng qua việc lựa chọn ngôn ngữ, cách thức
xưng hô, thiết kế các nội dung giao tiếp. Hoàn cảnh giao tiếp hiểu theo nghĩa hẹp thì
đó là khơng gian, thời gian… xảy ra cuộc giao tiếp. Để đạt được hiệu quả giao tiếp,
cần chuẩn bị một hoàn cảnh giao tiếp thuận lợi cả về khơng gian, thời gian lẫn tâm
lí.
Về cơ bản, trẻ 0-3 tuổi chưa thực sự ý thức về hoàn cảnh giao tiếp, do vậy
chưa biết cách xác định, lựa chọn các nhân tố giao tiếp hợp lí và hiệu quả. Trẻ xây

15


dựng các nội dung giao tiếp dựa vào nhu cầu, cảm xúc của cá nhân là chính. Cịn
các vấn đề khác như tâm trạng của người đối thoại ở thời điểm diễn ra hội thoai,
hồn cảnh nói năng… hầu như chưa được trẻ nhận thức môt cách đầy đủ.
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến q trình học nói của trẻ em
Về cơ chế học nói của trẻ, các nhà nghiên cứu trên thế giới có nhiều quan
điểm khác nhau. Theo O.F Skinner thì ngơn ngữ của trẻ được hình thành cũng như

mọi hành vi khác là do thao tác quyết định. Việc học nói của trẻ dựa trên cơ chế bắt
chước. Những thao tác ngôn ngữ cùng với sự giúp đỡ của người lớn sẽ giúp trẻ
nhanh chóng trưởng thành về ngơn ngữ. Về hình thức, quan điểm này có vẻ hợp lí.
Tuy nhiên, trong lí thuyết Hành vi chủ nghĩa của mình, O.F. Skinner hầu như khơng
thể hiện được mối liên hệ giữa ngôn ngữ và tư duy, hai mặt vốn “gắn bó với nhau
như một tờ giấy, không thể cắt mặt này mà không cắt mặt kia” (Saussure).
Nhà ngơn ngữ học Noam Chomxki thì lại hướng theo lí thuyết Tự nhiên chủ
nghĩa khi cho rằng trẻ em chính là chủ thể đóng vai trị chính yếu trong sự phát triển
ngơn ngữ của mình. Ơng coi nguồn gốc ngôn ngữ xuất phát từ cơ sở sinh học. Con
người có cơ quan sản sinh ngơn ngữ trong não bộ, chỉ cần có sự tác động thêm từ
bên ngồi (mơi trường nói năng) là ngơn ngữ có cơ hội xuất hiện. Theo ơng, bản
chất của suy nghĩ là có sẵn, được tập hợp theo các mơ hình tách biệt và được di
truyền từ thế hê trước. Vốn liếng đó sẽ bùng nổ khi có kích thích phù hợp. Trong lí
thuyết của mình, N. Chomxki đề cập đến kho lí thuyết toàn cầu, chủ ý rằng kiến
thức ngữ pháp của trẻ có từ lúc trẻ mới sinh. Chỉ cần trẻ sử dụng đúng lúc là có thể
giải mã được tiếng mẹ đẻ. Chính vì thế, ở góc độ giáo dục, ơng cho rằng khơng cần
thiết tiến hành sự dạy dỗ có chủ định của người lớn nhằm phát triển lời nói cho trẻ.
Quan điểm của giáo dục hiện đại quan niệm rằng, sản phẩm lời nói của trẻ được
hình thành dưới sự tác động của nhiều yếu tố, bao gồm: yếu tố sinh học, yếu tố tâm
lí và yếu tố mơi trường ngôn ngữ mà trẻ được tiếp xúc trong quá trình phát triển.
a. Yếu tố sinh lí

16


Liên quan đến hoạt động ngôn ngữ của trẻ, về mặt sinh học, có những cơ quan
sau:
Não: Não của trẻ phải được phát triển bình thường, trẻ em bị tổn thương não
sẽ khơng học nói được, các chức năng nghe nói được hồn thiện cơ bản vào lúc trẻ
được 1 tuổi rưỡi đến 2 tuổi.

Bộ máy phát âm: Âm thanh của ngôn ngữ được tạo ra do hoạt động của bộ
máy cấu âm của con người. Bộ máy đó gồm phổi, cuống phổi, thanh hầu, yết hầu,
khoang mũi, khoang miệng. Đây đều là những cơ quan đảm nhận các chức năng
sinh lí khác (ăn, hơ hấp…). Việc chúng trở thành các bộ phận của bộ máy phát âm
là kết quả của q trình tiến hóa trong lịch sử lồi người. Các chủng tộc đều có bộ
máy cấu âm cơ bản là như nhau, cho nên về nguyên tắc, trong điều kiện bình
thường, khơng có âm nào người này phát âm được mà người khác lại khơng.
Phổi và khí quản cung cấp và dẫn truyền luồng hơi chứ không trực tiếp tham
gia vào việc phát âm.
Thanh hầu là bộ phận trên cùng của khí quản. Thanh hầu giống như một cái
hộp do bốn miếng xương sụn hợp thành: một xương sụn hình giáp, một xương sụn
hình nhẫn, hai xương sụn hình chóp. Giữa hộp có một bộ phận hết sức quan trọng
trong việc cấu âm gọi là dây thanh (vocal cords). Thực ra đây không phải là dây mà
là hai màng mỏng, có thể rung động mở ra khép lại, căng lên chùng xuống theo sự
chỉ huy của dây thần kinh. Khoảng trống giữa dây thanh gọi là thanh môn. Dây
thanh của đàn ông dài khoảng 20 đến 24 mm, của phụ nữ khoảng 19 đến 20mm.
Dây thanh dày lên theo tuổi tác; đặc biệt vào tuổi từ 14 đến 15, dây thanh dày lên
rất nhanh gọi là hiện tượng bể tiếng.
Dây thanh tách xa nhau, không rung, cho phép luồng hơi thốt ra tự do dẫn
đến hiện tượng vơ thanh. Dây thanh khép hẳn lại rồi bật mở ra mà vẫn không rung
dẫn đến âm tắc thanh hầu. Dây thanh khép lại nhưng vẫn chừa một khe hẹp cho
phép luồng hơi đi qua, dây thanh rung lên dẫn đến âm hữu thanh.

17


Khoang yết hầu ở ngay trên thanh hầu. Hoạt động của khoang yết hầu có thể
diễn ra theo ít nhất hai cách sau:
- Gốc lưỡi kéo lui chạm vào thành họng khiến cho luồng hơi bị cản bít tạo
nên âm tắc yết hầu.

- Gốc lưỡi lui về sau nhưng vẫn còn một khe hở khiến luồng hơi bị cọ xát
vào đó sinh ra một âm xát yết hầu, có thể hữu thanh hoặc vô thanh.
Khoang miệng là nơi xảy rất nhiều hoạt động cấu âm. Trong đó, bộ phận
quan trọng nhất là lưỡi, tiếp đến là mơi.
Khoang mũi có vai trò trong việc cấu âm nhờ vào hoạt động của mạc. Nếu mặt
trên của mạc chạm vào thành họng, luồng hơi bị chặn ở lối thơng lên mũi, chỉ có thể
thốt ra đường miệng thì dẫn đến âm miệng. Nếu âm có thể đi qua cả mũi lẫn miệng
nhờ mạc bng tự do thì dẫn đến âm mũi.
Muốn nói tốt thì con người phải có bộ máy phát âm tốt và được luyên tập đúng
mức, thường xuyên. Trẻ càng bé, khả năng điều khiển bộ máy phát âm càng khó
khăn, vì vậy cần có nhiều bài tập luyện đối với từng bộ phận của bộ máy phát âm.
Cơ quan thích giác: Đây cũng là một bộ phận quan trọng trong q trình học
nói, muốn học nói trẻ phải nghe được người khác nói. Trẻ có vấn đề về thính giác
(điếc) sẽ khơng thể học nói được.
b. Yếu tố tâm lí
Sự phát triển ngơn ngữ của trẻ em có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với sự phát
triển của tâm lý. Vệc tiếp thu ngơn ngữ cịn phụ thuộc vào sự nhanh nhẹn của hệ
thần kinh và chú ý của đứa trẻ. Có một số trẻ em học nói chậm hơn mức bình
thường, những trẻ này thường quá rụt rè, nhút nhát, ít chan hịa với tập thể, q trầm
lặng… Hoặc những trẻ bị thiệt thòi do khuyết tật bẩm sinh nào đó có tâm lý mặc
cảm nên ngại giao tiếp, ít tiếp xúc với bạn bè, người xung quanh. Như vậy, tình
cảm, tính cách cũng có ảnh hưởng rõ rệt đến q trình học nói của trẻ. Sự phát triển
ngôn ngữ ở trẻ luôn song hành với sự phát triển tâm lí, tư duy.

18


c. Yếu tố xã hội
Yếu tố xã hội được hiểu bao gồm môi trường giao tiếp tự nhiên của trẻ và
môi trường giáo dục ngôn ngữ mà trẻ được thụ hưởng. Lời nói của trẻ em được hình

thành và phát triển phụ thuộc vào môi trường xung quanh. Trẻ em được sống trong
“một bầu khơng khí ngơn ngữ tốt”, người lớn thường xun trị chuyện với trẻ, sử
dụng ngơn ngữ phong phú, đa dạng, biểu cảm thì ngơn ngữ của trẻ sẽ phát triển
mạnh mẽ. Ngược lại, nếu môi trường xung quanh trẻ nghèo nàn về ngôn ngữ, hoạt
động giao tiếp, trị chuyện với trẻ bị hạn chế hoặc ngơn ngữ mà trẻ được tiếp xúc
khơng đảm bảo tính văn hố thì khả năng ngơn ngữ của trẻ cũng bị ảnh hưởng theo.
Chính vì vậy, đối với nhiệm vụ giáo dục ngôn ngữ cho trẻ nhỏ, việc xây dựng một
môi trường ngôn ngữ (cả môi trường ngôn ngữ tự nhiên lẫn mơi trường giáo dục)
phù hợp sẽ có tác dụng kích thích sự phát triển ngơn ngữ ở trẻ em. Vấn đề là, như
thế nào là một môi trường ngôn ngữ có lợi cho sự phát triển của trẻ chính là một câu
hỏi cần được đặt ra và trả lời bằng những chứng liệu khoa học. Hiện tại, trong quan
niệm của nhiều bậc nuôi dưỡng lẫn các nhà giáo dục học thì tính chuẩn mực trong
ngơn ngữ của người lớn khi giao tiếp với trẻ là một yêu cầu cơ bản để đảm bảo cho
ngôn ngữ của trẻ được phát triển tốt nhất. Tuy nhiên, trong nhiều nghiên cứu của
nước ngồi, như đã tuyển lược ở trên, vấn đề khơng hồn tồn như vậy. Dạng thức
ngơn ngữ phi chuẩn mực vẫn có những ích lợi nhất định trong việc thủ đẩy tiến
trình thủ đắc ngơn ngữ của trẻ em, đặc biệt là trong những năm đầu đời của trẻ.
Trước tình hình đó, đối với trường hợp trẻ nói tiếng Việt, rõ ràng là cần có những
nghiên cứu cẩn trọng hơn về thực trạng sử dụng ngôn ngữ của người nuôi dưỡng
trong giao tiếp với trẻ để có những bằng chứng xác thực về các yếu tố chi phối sự
phát triển ngôn ngữ của trẻ em.

19


CHƯƠNG 2: ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ Ở NGƯỜI NUÔI DƯỠNG
TRONG GIAO TIẾP VỚI TRẺ MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1 . Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Thành phố Đà Nẵng có vị trí chiến lược quan trọng, nằm ở vị trí trung điểm
của cả nước, phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Nam và Tây giáp tỉnh Quảng
Nam, phía Đơng giáp biển Đơng, cách Hà Nội 764 km về phía Bắc và cách thành
phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam, Đà Nẵng là đầu mối giao thơng lớn nhất
của khu vực miền Trung về đường sắt, đường thủy, đường bộ (quốc lộ 1A, 14B),
đường hàng không quốc tế. Cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) là cửa ngõ ra biển quan trọng
của Tây Nguyên, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma và là điểm đầu, cuối của
Tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) và các quốc gia ASEA. Nghị quyết
kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX ngày 6 tháng 11 năm 1996 đã phê chuẩn Đà Nẵng
chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào ngày 01 tháng 01 năm
1997. Với các lợi thế về vị thế địa lý, con người, nguồn lực tài nguyên… và sự vận
dụng linh hoạt các đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước, Đà Nẵng đã phát
triển và hình thành được những nét đặc thù lớn đáp ứng mục tiêu “Xây dựng và
phát triển Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước” theo tinh
thần Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị (Khóa IX).
Ngày 13/8/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Vùng Kinh tế
trọng điểm miền Trung gồm năm tỉnh và thành phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng,
Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định, nhằm phát huy tiềm năng, vị trí địa lý và
các lợi thế so sánh của Vùng, từng bước phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm miền
Trung thành một trong những vùng phát triển năng động của cả nước. Trong đó, Đà
Nẵng được xác định là thành phố đóng vai trị hạt nhân tăng trưởng, tạo động lực
thúc đẩy phát triển cho cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

20


×