Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tài liệu Động tác sờ chạm của Thầy Thuốc (A Doctor''''s Touch) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.71 KB, 12 trang )

Động tác sờ chạm của Thầy Thuốc
(A Doctor's Touch)
Sờ chạm khi thăm khám là một động tác quan trọng mà thầy thuốc cần và
được phép thực hiện.


Chú thích hình: Y Khoa vào Thế Kỷ thứ 19th: Động Tác Sờ Chạm của
Thầy Thuốc (The Touch)
Hình cổ điển mô tả thầy thuốc khám lâm sàng cho một bệnh nhân nữ.
Nhiều sách y khoa thế kỷ thứ 19 sử dụng bức hình này để mô tả cách thức thăm
khám đúng đắn một bệnh nhân nữ. Mắt thầy thuốc phải nhìn đi hướng khác để
không làm cho bệnh nhân phải e thẹn, ngại ngùng.

Tuy hiện nay không còn được tiến hành theo cung cách mô tả như hình trên
đây của sách Y Khoa thế kỷ thứ 19 nữa, nó vẫn còn là một động tác mà chúng ta
đang giảng dạy cho các sinh viên y khoa, như là kinh nghiệm đầu tiên của họ trong
mối quan hệ với bệnh nhân, trước đó vẫn còn là một người xa lạ.

Sờ chạm bệnh nhân, bước đầu có thể là một cái bắt tay, sẽ tạo được mối
liên kết với người bệnh. Nó có thể được xem như đánh dấu sự khởi đầu của mối
liên hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân, với hy vọng sẽ tiếp tục đem lại lợi ích cho
người bệnh.


Chất lượng của cái bắt tay, ngay từ bước đầu, đã có thể cho hai bên hiểu
biết một phần nào về người đối diện của mình. Kế đến, khi bệnh nhân kể lại tiền
sử bệnh và những điều họ cảm nhận, động tác của người thầy thuốc khi đặt bàn tay
của mình lên cánh tay hoặc vai của bệnh nhân vào thời điểm họ biểu lộ các xúc
cảm mạnh mẽ, cho thấy người thầy thuốc hiểu rõ nỗi lo âu của họ và đang có mặt
để hỗ trợ.
Động tác sờ chạm sẽ tiếp diễn sang việc thăm khám lâm sàng, và lúc đó sẽ


được gọi là ấn chẩn.



Thông thường, động tác sờ chạm đầu tiên trong thăm khám lâm sàng diễn
ra khi người thầy thuốc chứ không phải người điều dưỡng đo các dấu hiệu sinh
tồn: mạch, huyết áp của bệnh nhân.



×