Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

TIỂU LUẬN Văn hóa giữ nước của người Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.2 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG
ĐẠI HỌC
HỌC SƯ
SƯPHẠM
PHẠM
TRƯỜNG ĐẠI

BÀI TẬP CÁ NHÂN
HỌC PHẦN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

Sinh viên : TỪ DIỆU QUỲNH TIÊN
Lớp : 17 CBC3
Giảng viên : HOÀNG MAI SA
Mục lục:
I.
Một số vấn đề lý luận chung


II.
1.
2.
3.
4.
III.
IV.

Văn hóa giữ nước của người Việt Nam
Lịng u nước, ý chí kiên cường bất khuất.
Tinh thần đồn kết dân tộc, tồn dân đánh giặc


Nghệ thuật đánh giặc độc đáo
Tính nhân văn cao cả
Kết luận.
Tài liệu tham khảo.

2


I.

Một số vấn đề lý luận chung
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách
hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần
của con người. Văn hóa bao gồm tất cả những sản phẩm do con người
tạo ra, như vậy văn hóa sẽ bao gồm cả hai khía cạnh, khía cạnh phi
vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị,… và các khía
cạnh vật chất như quần áo, nhà cửa, cơng trình nhân tạo, các loại
phương tiện,… Văn hóa là sản phẩm của con người, văn hóa được tạo
ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song,
chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự
bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế
hệ khác thông qua q trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát
triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người.
Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu
hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của
con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con
người tạo ra.
Dân tộc Việt Nam trải qua hàng nghìn năm lịch sử đã tạo cho
mình một nền văn hóa riêng, phong phú và bền vững với những giá trị
truyền thống tốt đẹp và cao quý. Một trong những giá trị văn hóa

mang bản sắc riêng được vun đắp trong suốt quá trình ra đời và phát
triển của dân tộc ta đó là văn hóa giữ nước của người Việt. Hiếm có
một dân tộc nào phải trải qua hơn một nghìn năm lịch sử để đấu tranh
chống giặc ngoại xâm, và văn hóa giữ nước của người Việt như là một
sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình chống giặc ngoại xâm ấy.
3


II.

Văn hóa giữ nước của người Việt Nam:
Văn hóa giữ nước Việt Nam là những giá trị tinh thần truyền
thống được sáng tạo trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, giữ gìn
độc lập của quốc gia - dân tộc. Đặc trưng nổi bật của văn hóa giữ
nước Việt Nam là: Lịng u nước, ý chí kiên cường bất khuất; tinh
thần đoàn kết dân tộc, toàn dân đánh giặc; nghệ thuật đánh giặc độc
đáo; tính nhân văn cao cả.
1.

Lịng u nước, ý chí kiên cường bất khuất :

Lịng u nước khơng phải là giá trị tinh thần riêng của dân tộc
Việt Nam. Theo Lê-Nin: “Chủ nghĩa yêu nước là một trong những
tình cảm sâu sắc nhất đã được củng cố qua hàng trăm hàng nghìn
năm tồn tại của các tổ quốc biệt lập”. Nhưng chủ nghĩa yêu nước lại
là một giá trị văn hóa tinh thần truyền thống ln ln xếp đầu tiên
trong danh sách các giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc ta. Nó là
“tiêu điểm của các tiêu điểm, giá trị của các giá trị” là “động lực tình
cảm lớn nhất của đời sống dân tộc, đồng thời là bậc thang cao nhất
trong hệ thống các giá trị đạo đức của dân tộc ta” (theo nhà Sử học,

Triết học Trần Văn Giàu).
Lịng u nước là tình cảm thiêng liêng của nhân dân ta từ xưa
đến nay, nó bắt nguồn từ sự kiên cường, bất khuất, ý thức tự tôn, tự
chủ dân tộc, ý thức gắn kết chặt chẽ giữa cá nhân - gia đình - làng xã tổ quốc. Từ những tình cảm bình dị đối với những người thân thiết,
dần dần phát triển thành tình gắn kết giữa xóm làng, quê hương mà
cao hơn hết là lòng yêu nước, ý thức tự chủ dân tộc. Yêu nước biểu
4


hiện ở khát vọng ln đặt lợi ích của đất nước lên trước tiên, hết sức
chăm lo xây dựng quê hương đất nước, sẵn sàng chiến đấu hi sinh bảo
vệ độc lập, tự do và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước mình, giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Bác Hồ từng nói: “Dân ta có một lịng nồng nàn u nước. Đó
là một truyền thống q báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc
bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết thành một làn sóng vơ
cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó
nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Lịch sử dựng nước
và giữ nước của dân tộc ta đã chứng minh câu nói trên của Bác. Cách
đây những hơn hai nghìn năm lịch sử - từ thời khai thiên lập địa, các
Vua Hùng đã ý thức được tinh thần tự lập, tự cường của dân tộc, liên
kết các bộ lạc lại với nhau lập nên nhà nước Văn Lang, nhà nước đầu
tiên của người Việt chúng ta. Tiếp sau đó là người anh hùng Thục
Phán đã mạnh mẽ đứng lên đánh đuổi quân xâm lược Tần, giành lại
độc lập cho dân tộc. Rồi đến các vị anh hùng phất lên ngọn cờ chính
nghĩa, kêu gọi mọi người chung sức, chung lòng như Hai Bà Trưng
đánh đuổi quân Đông Hán, Bà Triệu đánh đuổi quân Ngô,… Và sau
khi Ngô Quyền dành chiến thắng vang dội trước quân Nam Hán trên
sông Bạch Đằng, mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ của đất nước ta sau
1000 năm Bắc thuộc. Năm 981, nhờ chuẩn bị tốt và tài mưu lược, Lê

Hoàn lãnh đạo đánh bại quân Tống, giữ yên bờ cõi đất nước. Từ năm
1075-1077, nhân dân ta đánh bại âm mưu xâm lược nước ta của nhà
Tống lần II với trận đánh nổi tiếng trên phịng tuyến sơng Như
Nguyệt, gắn liền với tên tuổi của vị anh hùng dân tộc Lý Thường
5


Kiệt, và cũng từ thời kì chống Tống xâm lược này đã dẫn đến sự ra
đời của bài thơ thần “Nam Quốc Sơn Hà”, được xem là bản Tuyên
ngôn độc lập đầu tiên của đất nước ta, khẳng định chủ quyền của đất
nước ta:
“Nam quốc sơn hà Nam Đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại thư”.
Đến thời nhà Trần, nhân dân ta đã anh dũng 3 lần đánh bại âm
mưu xâm lược của quân Mông Cổ (1258, 1285, 1287-1288). Khi ấy,
Mông Cổ là một đế quốc hùng mạnh bậc nhất thế giới lúc bấy giờ có
lãnh thổ bao gồm khoảng 40 nước trải dài từ bờ Thái Bình Dương cho
tới Trung Đông, Đông Âu và vẫn tiếp tục bành trướng, vó ngựa qn
Mơng Cổ đi đến đâu thì cỏ cây ở đó khơng mọc được, làng mạc hoang
tàn chết chóc, qn Mơng Cổ là đội qn hiếu chiến nhất. Ấy vậy mà
đế quốc hùng mạnh nhất thế giớ thời kì đó lại 3 lần bị khuất phục bởi
ý chí sắt đá, dũng cảm và kiên cường của nhân dân ta. Những chiến
thắng của dân nhân ta trước quân Mông Cổ phần lớn đều gắn liền với
tên tuổi của nhà quân sự tài ba Trần Hưng Đạo, vị tướng lẫy lừng của
dân tộc ta.
Vào nửa đầu thế kỉ XV, sau khi nhà Hồ tiến hành cuộc kháng
chiến chống nhà Minh xâm lược (1406), nhân dân ta chìm trong lầm
than, lại tiếp cảnh bị chế độ phong kiến phương Bắc đặt ánh thống trị,

áp bức, bóc lột nặng nề. Trước cảnh lầm than của nhân dân ta, người.
Năm 1418, khi đã tập hợp được nhiều hào kiệt khắp nơi trong nước,
6


trong đó có Nguyễn Trãi, Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa tại vùng núi Lam
( nay thuộc Thanh Hóa), ban đầu lực lượng nghĩa quân còn yếu, bị
quân Minh đàn áp nặng nề, gặp vơ vàn khó khăn, (Khi Linh Sơn
lương hết mấy tuần/ Lúc Khôi Huyện quân không một đội), đôi khi
những tưởng cuộc khởi nghĩa bị dập tắt. Nhưng bằng ý chí quyết tâm
giải phóng dân tộc, sau nhiều năm “nằm gai nếm mật”, xây dựng lực
lượng,… Lê Lợi đã lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn từng bước đánh bại
quân xâm lược Minh, giành lại độc lập cho dân tộc. Sau khi đánh đuổi
giặc ngoại xâm, Nguyễn Trãi đã viết nên Bình Ngơ Đại Cáo, được
xem là bản Tuyên ngôn độc lập thứ 2 của đất nước ta, là lời khẳng
định sắt đá về chủ quyền, lãnh thổ của nước Việt Nam ta. Đến nửa sau
thế kỉ XVIII, người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ lãnh đạo nhân dân
ta đánh bại âm mưu xâm lược nước ta của quân Xiêm (1784-1785)
với trận đánh nổi tiếng Rạch Gầm-Xoài Mút và đánh bại 30 vạn quân
Thanh xâm lược (1788-1789) với những trận đánh vang dội sử sách
như trận Ngọc Hồi, Đống Đa,… Xi dịng lịch sử thêm 1 thế kỉ, khi
đất nước ta đang chịu sự đô hộ của thực dân Pháp, khơng khi nào lịng
u nước của nhân dân ta bị dập tắt. Cho dù bằng hình thức nào, dù là
đấu tranh vũ trang ( nổi bật là phong trào Cần Vương với hàng tram
cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ, nổi bật là khởi nghĩa Ba Đình, khởi nghĩa
Bãi Sậy,…), dù là đấu tranh trên mặt tư tưởng như phong trào “Chấn
hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa” của Phan Châu Trinh, phong trào
“Đông Du” của Phan Bội Châu,… đều thể hiện lòng yêu nước nồng
nàn của dân tộc ta không khi nào nguôi, đặc biệt là khi vận mệnh dân
tộc đang bị nguy vong. “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì

7


mới hết người Nam đánh tây” câu nói của Nguyễn Trung Trực như là
một lời khẳng định rằng, bọn giặc xâm lược sẽ không bao giờ khuất
phục được nhân dân ta, người này ngã xuống sẽ có người khác đứng
lên để đấu tranh, cứ như vậy lớp lớp cha anh sẽ cùng nhau chung sức
đồng lòng đánh đuổi giặc ngoại xâm để bảo vệ đất nước. Đến những
năm 1930, khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Đảng ra đời là nguồn
sáng soi đường chỉ lối, đưa nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng
lợi khác, lãnh đạo nhân dân dành thắng lợi trong cuộc cách mạng
tháng Tám 1945, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước
công nông đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á. Tiếp theo đó đã lãnh đạo
nhân dân tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống Pháp 1954
và chống Mỹ 1975, mang lại độc lập hoàn toàn cho đất nước ta.
Cùng với đấu tranh vũ trang, dân tộc ta đã kiên cường đấu tranh
để giữ vững và phát triển bản sắc văn hóa riêng có của dân tộc mình,
điển hình là cuộc đấu tranh chống Hán hóa về chủng tộc, ngôn ngữ,
phong tục, tập quán trong suốt chặng đường hơn nghìn năm các triều
đại phong kiến phương Bắc thay nhau đơ hộ; cuộc đấu tranh chống lại
chính sách văn hóa nơ dịch, phản động của thực dân Pháp và phát xít
Nhật những năm đầu thế kỷ XX... Văn hóa đã trở thành một mặt trận,
đấu tranh trên mặt trận đó cũng khơng kém phần cam go, phức tạp và
quyết liệt so với mặt trận vũ trang. Chủ nghĩa yêu nước ở Việt Nam
được hình thành từ rất sớm, được thử thách và khẳng định qua bao
thăng trầm của dân tộc, được bổ sung, phát triển qua từng thời kì theo
yêu cầu phát triển của dân tộc vào thời đại, trở thành một trong những
giá trị cao quý và bền vững nhất của dân tộc ta. Trải qua bao biến
8



thiên của lịch sử, lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần dân tộc sâu sắc
vẫn luôn tồn tại một cách bền bỉ và tỏa sáng rạng rỡ.

2.

Tinh thần đoàn kết dân tộc, toàn dân đánh giặc

Để chiến thắng giặc ngoại xâm có lực lượng vật chất lớn hơn ta
nhiều lần, nhân dân Việt Nam phải đoàn kết dân tộc thành một khối.
Đoàn kết toàn dân sẽ tạo ra nguồn sức mạnh lớn lao của dân tộc. Thời
kỳ phong kiến, khi bị ngoại bang xâm lược, các triều Tiền Lê, Lý,
Trần… đã biết dẹp những mâu thuẫn nội bộ, tập hợp lực lượng, củng
cố triều đình, đồn kết tồn dân chung sức chống giặc. Thời Trần 3
lần đánh bại quân Mông Ngun vì “bấy giờ vua tơi đồng lịng, anh
em hịa thuận, cả nước góp sức chiến đấu, nên giặc mới bó tay”.
Nghĩa qn Lam Sơn đánh thắng qn Minh vì “tướng sĩ một lịng
phụ tử, hịa nước sơng chén rượu ngọt ngào”, “nêu hiệu gậy làm cờ, tụ
tập khắp bốn phương dân chúng”. Chúng ta thắng thực dân pháp, đế
quốc Mỹ chủ yếu vì qn, dân nhất trí một lịng, “mỗi người dân là
9


một người chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài, cả nước là một
chiến trường giết giặc”. “Bất kì đàn ơng, đàn bà, bất kì người già,
người trẻ, khơng chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt
Nam thì đứng lên đánh Pháp cứu Tổ quốc. Ai có sung dùng sung, ai
có gương dùng gương, ai khơng có gương thì dùng cuốc thuổng gậy
gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân cứu nước”, rồi “giặc đến nhà
đàn bà cũng đánh”. Tư tưởng đoàn kết để tạo nên sức mạnh dân tộc đã

được Đảng và Bác Hồ triệt để thực hiện. Như Bác đã từng nói “Dễ
trăm lần khơng dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng lo”. Lịch sử
dân tộc đã cho thấy rằng, cứ khi nào chúng ta khơng thực hiện được
đồn kết tồn dân, trong nội bộ có sự chia rẽ thì sức mạnh đất nước bị
suy yếu, kẻ thù dễ dàng chiến thắng, còn đất nước bị đặt trước sự tồn
vong. Thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh
xâm lược (1406) là một trường hợp tiêu biểu. Còn khi nào nhân dân ta
trên dưới đồn kết một lịng thì cho dù kẻ thù có hùng mạnh đến đâu
cũng bị nhân dân ta khuất phục hoàn toàn.
3.

Nghệ thuật đánh giặc độc đáo

Nghệ thuật đánh giặc cũng là một trong những đặc trưng nổi bật
trong văn hóa giữ nước của người Việt. Xuất phát từ các điều kiện cụ
thể như việc tương quan lực lượng giữa ta và địch, địch đông và mạnh
hơn ta gấp nhiều lần, quân nhu hiện đại, dồi dào hơn mà ơng cha ta đã
có nghệ thuật quân sự, cách đánh độc đáo. Phương châm cơ bản chỉ
đạo xuyên suốt các cuộc chiến tranh giữ nước của dân tộc ta là lấy
nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh. Thời phong kiến
ông cha ta đã có nhiều cách đánh giặc độc đáo, sáng tạo. Thời nhà Lý,
10


Lý Thường Kiệt sử dụng cách đánh “Tiên phát chế nhân”, chủ động
đánh trước, phá kế hoạch của quân Tống sau đó chủ động lập phịng
tuyến sơng Như Nguyệt để đẩy lui âm mưu xâm lược. Thời nha Trần
chống quân Mông Nguyên sử dụng kế sách “Vườn không nhà trống”
nhằm đánh vào điểm yếu của địch là lương thảo. Lê Lợi dùng kế lấy
yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều, đánh bất ngờ,… để đánh bại quân

Minh. Hay người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ dùng kế rút lui chiến
lược, bảo toàn lực lượng tạo thế và lực cho cuộc phản cơng đánh địn
quyết định tiêu diệt địch trong cuộc kháng chiến chống Xiêm và
chống Thanh. Đến thời kì đất nước tiến hành kháng chiến chống Pháp
và chống Mỹ cứu nước, ta chủ trương trường kì kháng chiến. “Xuất
phát từ việc so sánh tương quan giữa ta và địch. Địch mạnh hơn ta về
sức mạnh vũ khí, quân số, ta mạnh hơn địch về mặt tinh thần. Ta chủ
trương đánh lâu dài để bồi dưỡng sức ta, vừa đánh vừa xây dựng lực
lượng, khiến cho ta càng đánh càng mạnh, dần chuyển từ thế bị động
thành thế chủ động, từng bước dành các thắng lợi và đi đến thắng lợi
hoàn tồn”. Mặt khác, địch khơng chỉ đánh ta trên mặt trên qn sự
mà cịn tấn cơng ta trên các mặt trận khác như chính trị, ngoại giao,
văn hóa,… Vì vậy, ta không chỉ tập trung chống giặc trên mặt trận
quân sự mà còn đánh bại mọi âm mưu của chúng trên mặt trận chính
trị, ngoại giao, văn hóa,… để có thể khuất phục dã tâm của chúng
hoàn toàn. “Nghệ thuật đánh giặc độc đáo của ông cha ta không
những chỉ có giá trị trong chiến tranh, mà ngay cả thời bình khi Đảng
ta xác định đối tượng và đối tác đã thể hiện quan điểm vừa kiên
cường, tự chủ, vừa mềm dẻo và linh hoạt. Việc xử lý các tình huống
11


nảy sinh trong tranh chấp lãnh thổ, biển đảo hiện nay cũng cần có
những phương pháp linh hoạt, hiệu quả, kiên trì kết hợp đấu tranh trên
nhiều mặt. Đó chính là những nội dung mới trong nghệ thuật đấu
tranh giữ nước hiện nay”.
4.

Tính nhân văn cao cả


Tất cả các cuộc chiến tranh của dân tộc ta đều mang tính chính
nghĩa nhằm chống giặc ngoại xâm. Tính chất chính nghĩa của các
cuộc chiến tranh là nguồn gốc tạo nên tính nhân văn cao cả trong
công cuộc giữ nước của dân tộc Việt Nam. Ngay từ thời xa xưa, với
tư tưởng chính nghĩa trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm
lược, các nhà quân sự luôn đề cao việc tránh đổ quá nhiều máu, gây
nhiều thương vong cho quân ta. Khi thấy quân địch đã hoàn toàn mất
hết tinh thần chiến đấu, ơng cha ta ln chọn giải pháp thương lượng
hịa bình để kết thúc chiến tranh, cấp lương thảo, ngựa, cho quân sửa
lại cầu đường để quân giặc được trở về với quê hương của họ với
điều hiện phải tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ đất nước ta, bởi lẽ chúng ta
ý thức rõ ràng trong chiến tranh, dù thua hay thắng thì đều phải đổ
máu, với một dân tộc có truyền thống nhân ái thì đó là điều khơng
mong muốn, dù là máu ta hay máu địch. Tính nhân văn còn được thể
hiện trong việc đối xử với tù nhân trong hai cuộc kháng chiến chống
Pháp và chống Mỹ, đồng thời có những chính sách khoan hồng với
những con người đã từng phản bội đất nước, đi làm tay sai cho giặc.
Tiếp nối truyền thống đó, hiện nay Đảng và nhà nước ta thực hiện
đường lối đối ngoại “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước

12


trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hịa bình, độc lập và phát
triển”.
Văn hóa giữ nước là thành tựu sáng tạo, rực rỡ nhất trong các
thành tựu văn hóa Việt Nam. Là cầu nối gắn kết mỗi con người Việt
Nam yêu nước, khơi dậy mạch nguồn trí tuệ, tư tưởng, tình cảm và ý
chí Việt Nam.


“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và s ự thật đã thành
một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh th ần
và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
CHỦ TỊCH H Ồ CHÍ MÌNH
(TUN NGƠN ĐỘC L ẬP)

13


III.

KẾT LUẬN:

Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữa nước của dân tộc ta, có
lúc thăng, lúc trầm, song phần lớn là thăng và chưa chịu khuất phục
bất cử kẻ thù nào, dù đó là giặc ngoại xâm hùng mạnh đến mức nào.
Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta.
Ngày nay, khi chiến tranh đã lùi xa, nhưng sự toàn vẹn lãnh thổ
của đất nước ta vẫn luôn bị đe dọa, vấn đề Biển Đông luôn là một vấn
đề nóng bỏng, nhân dân ta đã thể hiện tinh thần yêu nước bằng việc
thể hiện những quan điểm phản đối cách hành xử của Trung Quốc
trên Biển Đông. Văn hóa giữ nước của người Việt vẫn ln tồn tại
mãnh liệt, nó là nguồn động lực lớn lao giúp cho mỗi con người Việt
Nam ra sức phấn đấu xây dựng Tổ quốc ngày càng giàu đẹp, càng
phát triển.
Từ nhận thức sâu sắc về truyền thống tốt đẹp của dân tộc nói
chung và văn hóa giữ nước của người Việt nói riêng, mỗi chúng ta
phải tạo nên trong mình ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống đó
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ
nghĩa. Trước mắt, mỗi sinh viên chúng ta, những chủ nhân tương lai

của đất nước phải chú ý học tập và rèn luyện tốt, sẵn sàng thực hiện
tốt các hoạt động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc được giao.

14


Tài liệu tham khảo:
1.

/>
hoa-giu-nuoc-noi-dung-cot-loi-cua-ban-sac-van-hoa-dan-tocviet-nam-2284777/
2.
/>/NuocCHXHCNVietNam/ThongTinTongHop/vanhoa
3.
/>4.
5.

/> />
%C3%B3a

15



×