Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Tieu luan TÍNH NHÂN BẢN CỦA GIÁO LÝ NGHIỆP BÁO TRONG KINH TRUNG BỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.64 KB, 21 trang )

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP.HỒ CHÍ MÍNH

-----------------------------------------------------

PHẠM HỒI PHÚC
PD: Diệu Âm

TÍNH NHÂN BẢN CỦA GIÁO LÝ NGHIỆP BÁO
TRONG KINH TRUNG BỘ

Tiểu luận học kỳ 2: Môn Kinh Trung Bộ

Người hướng dẫn khoa học: TT.TS THÍCH GIÁC HỒNG

TP.Hồ Chí Minh ,Năm 2020.


GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP.HỒ CHÍ MÍNH

-----------------------------------------------------

TÊN TÁC GIẢ: PHẠM HỒI PHÚC
PHÁP DANH: DIỆU ÂM
LỚP ĐTTX: KHĨA VI
MSSV: TX 6320

BÀI TIỂU LUẬN

TÍNH NHÂN BẢN CỦA GIÁO LÝ NGHIỆP BÁO


TRONG KINH TRUNG BỘ

Tiểu luận học kỳ 2: Môn Kinh Trung Bộ
Người hướng dẫn khoa học: TT.TS THÍCH GIÁC HỒNG

TP.Hồ Chí Minh , Năm 2020.


LỜI CẢM ƠN :
Tôi xin cam đoan bài tiểu luận này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tơi, các
dữ liệu và nội dung hồn tồn trung thực, khơng sao chép của bất cứ ai.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về bài tiểu luận của riêng tôi.
Người cam đoan

PHẠM HOÀI PHÚC

NHẬN XÉT CỦA GIÁO THỌ SƯ
...............................................................................................................………..
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
TP.HCM, ngày 10 tháng 05 năm 2020
Trưởng tiểu ban xét duyệt



MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................1
2. Phạm vi đề tài.....................................................................................................1
3. Cơ sở tài liệu......................................................................................................1
4. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................1
5. Bố cục tiểu luận.................................................................................................2
B. NỘI DUNG…………………………………………………………………..2

CHƯƠNG 1 : Giới Thiệu Tổng Quan Về Kinh Trung Bộ
1.Tổng quan về kinh trung bộ.........................................................................2
1.1 Về số lượng...............................................................................................2
1.2.Về người giảng kinh ……………………………………………………3
1.3.Về đối tượng …………………………....................................................3
CHƯƠNG 2:Tổng Quan Về Giáo Lý Nghiệp Báo

2.1.Nghiệp……………………………………………………………………3
2.2.Sự liên hệ giữa nghiệp nhân và nghiệp quả………………………………4
2.3.Các loại nghiệp và tác dụng của nghiệp………………………………..4-5


CHƯƠNG 3: Giáo Lý Nghiệp Báo Trong Kinh Trung Bộ
3.1. Kinh Upali………………………………………………………………6
3.2.Kinh tiểu nghiệp phân biệt và đại nghiệp phân biệt …………………7-11

C. KẾT LUẬN………………………………………………………………12-15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................16



A.
1.

MỞ ĐẦU:

Lý do chọn đề tài:

Ngày nay xã hội đang phát triển với tốc độ nhanh, con người được nâng tầm tư duy
rất cao theo dòng chảy của khoa học, kỹ thuật. Quyền của con người cũng vì thế
mà có sự thay đổi lớn như; Tự do ngôn luận, tự do hưởng thụ, tự do trong mọi sinh
hoạt đời sống. Đặc biệt với sự hổ trợ của cơng nghệ thì mỗi thông tin mà con người
cần truyền tải sẽ lan tỏa và hiệu ứng nhanh chóng. Mặc khác dịng tư tưởng của
con người đang ngày càng chìm sâu vào “ lãnh địa” tham - sân và si. Khi người ta
càng đầy đủ vật chất thì sự hưởng thụ càng trở nên thối q vì đích đến của sự
thỏa mãn cảm xúc thì ln biến đổi theo cá mỗi nhân trong từng giây. Chính vì vậy
giáo lý nghiệp báo là ánh sáng, là con đường giúp cho nhân loại đi đến sự thỏa
mãn, sự hạnh phúc cao nhất.
2. Phạm vi đề tài :
Trong tập tiểu luận này người viết chỉ trình bày những gì gọi là cơ bản thiết thực
đối với giáo lý nghiệp báo trong kinh trung bộ. Vì số trang có giới hạn cũng như
thời gian khơng có nhiều nên người viết khơng thể trình bày một cách chi tiết về
giáo lý nghiệp báo, vì vậy chắc chắn sẽ gặp phải những thiếu sót lỗi lầm, ngưỡng
mong Chư vị tôn túc giáo thọ sư từ bi, hoan hỷ chỉ dạy để tập tiểu luận được hoàn
chỉnh hơn.
3. Cơ sở tài liệu:
Trong quá trình thực hiện người viết đã được kham khảo những tài liệu về
nghiệp báo do chư vị Tơn túc Hồ thượng, Thượng tọa, Ni trưởng… phiên dịch và chú
giải để làm cơ sở nghiên cứu cho tập tiểu luận này. Mục đích là nói lên các cách để
chấm dứt sự tranh cãi tồn tại của Phật pháp và đối với người xuất gia .cũng như người

cư sĩ như thế nào? Từ đó mọi người có cái nhìn sâu sắc hơn về giáo lý nghiệp báo.
Với mục đích ấy nội dung tiểu luận này cũng muốn nhắc lại một lần nữa về sự quan
trọng của nghiệp báo trong đời sống hàng ngày.
6


4. Phương pháp nghiên cứu:
Phật giáo cho rằng tất cả các pháp trên thế gian này đều là duyên sinh, có điều
kiện. đo đó tất cả các pháp là vơ ngã khơng có một thực thể nào vĩnh hằng, cũng
khơng có ai làm chủ đời sống của chúng ta, điều quan trọng trong giáo lý đạo phật là
tất cả chúng sanh điều có phật tánh, đều có khả năng thành phật. sự giác ngộ giải
thốt là chân lý bình đẳng đối với tất cả chúng hữu tình mà khơng phải là một ân
sủng đặc biệt dành cho riêng ai.
Có thể nói cơ sở của nghiệp là tâm, phật dạy: “Trong các pháp tâm dẫn đầu
tâm làm chủ”. Vậy mối tương quan giữa nhân quả từ nơi tâm ý của của con người
hình thành nên thiện ác, vì thế đức phật dạy về nghiệp là đánh thức con người phải
cẩn trọng từ nơi tâm ý của mình để đi vào cuộc sống an lạc, giải thoát “ ta là chủ
nhân của nghiệp; là kẻ thừa tự của nghiệp, nghiệp là thai tạng, nghiệp là điểm tựa,
phàm việc nào sẽ là thiện hay ác ta sẽ thừa tự nghiệp ấy”.
5 .Bố cục tiểu luận: Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu
tham khảo, tiểu luận gồm 12 trang được kết cấu thành 03 chương, 6 tiết và 10 tiểu tiết.

B.NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KINH TRUNG BỘ

1.

Tổng quan về kinh Trung Bộ:

Trung bộ Kinh (P. Majjhima Nikāya, C. 中中中) là bộ kinh quan trọng thứ hai trong

năm bộ Kinh Pali (Pāḷi Nikāya) của Phật giáo Thượng tọa bộ (Therāvāda); là tuyển
tập 152 bài Kinh có độ dài trung bình (Collection of Middle-length Discourses)
trong Kinh tạng Pali (Sutta piṭaka), tương ứng với 220 bài Kinh Trung Ahàm (S. Madhyama Āgama, C. 中中中中, Zhōng Ahánjīng). Khái niệm “trung”
(majjhima, 中) có nghĩa đen là “trung bình, vừa” về số lượng chữ của từng bài
kinh trong bộ này. Trên thực tế, Trung bộ Kinh là tuyển tập kinh Pali có số trang
nhiều gần gấp 3 lần so với Kinh Trường bộ.
1.1.

Về số lượng:

Trung bộ Kinh ít hơn 70 bài kinh so với bộ Kinh Trung A-hàm trong văn học Hán
tạng của Nhất thiết hữu bộ (Sarvāstivāda), vốn là bộ thứ hai trong Đại Chánh tân
7


tu Đại Tạng Kinh (中中中中中中中, Taishō edition). Vì khác nhau về số lượng các bài kinh,
giữa Kinh Trung bộ và Kinh Trung A-hàm có sự khác biệt lớn về thứ tự các bài kinh,
cách đặt tựa đề kinh, các khái niệm và nội dung từng bài kinh.Về văn tự, kinh
điển Pali thường được phân bổ theo chiều dài (pamāṇa) của Kinh. Trường Bộ Kinh là
tuyển tập 32 bài kinh có chiều dài dài nhất (dīghappamāṇānaṁ suttānaṁ). Trung Bộ
Kinh là tuyển tập 152 Kinh có chiều dài trung bình (majjhimappamaaṇāni
suttāni). Tương Ương Bộ Kinh gồm 7762 bài kinh.
1.2.Về người giảng kinh:
Phần lớn các bài Kinh Trung bộ do đức Phật trực tiếp giảng dạy cho các đệ tử xuất
gia và tại gia. Cũng có một số kinh đức Phật yêu cầu A-la-hán Xá-lợi-phất tuyên giảng
thay cho ngài (3, 5, 9, 24, 28, 43). Có kinh do ngài Mục-kiền-liên nói (15, 37, 50). Có
9 kinh do A-nan-đa nói. Có kinh do Ca-chiên-diên nói (18, 23). Có kinh dưới dạng đối
thoại giữa đệ tử Phật và người khác đạo (27, 44). Có kinh do Trưởng lão
Ni Dhammadinnà trả lời vấn đáp (44). Một số bài kinh được các vị thánh A-la-hán
khác giảng sau khi đức Phật qua đời. Đọc Kinh Trung bộ khắc họa bức tranh toàn

diện về cuộc đời đức Phật và những lời dạy minh triết của đức Phật trong 45
năm truyền bá chân lý và đạo đức.
1.3.Về đối tượng thính chúng:
Trung Bộ Kinh, người nghe pháp rất đa dạng. Các kinh nói cho các thành phần Tăng
đồn (1, 2, 21, 61, 62). Các kinh nói về các tơn giáo khác (13, 77, 101), về vua chúa
(82), về cư sĩ (143), về tướng cướp (86), về Thiên và ma vương (49, 50). Có 36 Kinh
nói cho từng đối tượng khác nhau (chẳng hạn các kinh mang số 8, 12, 23, 30, 41, 42,
36, 50); trong khi các kinh cịn lại nói cho đại chúng.

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ GIÁO LÝ NGHIỆP BÁO
2.Giới thiệu tổng quan ý nghĩa giáo lý nghiệp báo:
2.1.Nghiệp: “Nghiệp” tiếng Sanskrit là karma, tiếng Pali là kamma có nghĩa là hành
động có tác ý, nghĩa là những tác động về thân, về miệng và về ý tạo thành những sức
mạnh chi phối của tự thân và hoàn cảnh.

8


Trong kinh Upali Phật dạy “Ý nghiệp là tối trọng” vì vậy Tâm dẫn đầu các pháp,
Thân và miệng chỉ là kẻ thừa hành của ý thế nên một việc làm khơng có tác ý khơng
đưa đến nghiệp.
Trong Trung Bộ Kinh số 135 Tiểu nghiệp phân biệt Phật ghi “ Các lồi hữu tình là
chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự của nghiệp. Nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến
thuộc, là điểm tựa, nghiệp phân chia các loại hữu tình; nghĩa là có liệt, có ưu”. Hay
trong kinh Tăng Chi ghi” Ta là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự của nghiệp. Nghiệp
là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, là điểm tựa. Phàm làm nghiệp nao2se4 làm thiện
hay ác ta sẽ thừa tự nghiệp ấy”.
Như vậy nói đến nghiệp là nói đến sự biểu hiện của thiện hay sự biểu hiện của
ác trong vòng luân hồi sinh diệt.
2.2 .Sự liên hệ giữa nghiệp nhân và nghiệp quả

Phật giáo cho rằng sự biến hoá của vũ trụ, sự lưu chuyển của nhân sinh mạng đều do
nghiệp lực của chúng sanh tạo thành. Nghiệp lực (sức mạnh của nghiệp) chính là
những hàng vi thiện hay ác của chúng sanh. Chúng giống như màu sắc một cách liên
tục không ngắt đoạn huân nhiễm tâm thức của chúng sinh, là chủ tể của sinh mệnh rồi
lại từ ở trong tâm thức theo ngoại duyên (điều kiện bên ngoài) mà hiện hành bộc lộ
cũng giống như hạt giống gieo xuống đất nhờ các ngoại dun là ánh sáng, độ ẩm,
khơng khí... mà sanh trưởng. Đó là hiện hành của nghiệp mà hiện hành của nghiệp
chính là kết quả tạo tác của nghiệp nên nói :“Thiện ác đáo đầu chung hữu báo” Nghĩa
là: Thiện ác cuối cùng đều có quả báo. Qua đó ta thấy nhân có mặt thì quả có mặt đã
có nhân tức tạo thành quả dầu sớm hay muộn, mà quả có mặt cũng tức là nhân có mặt.
Cả hai thống nhất biện chứng và sự ly khai hay phủ định của cái này sẽ kéo theo sự ly
khai hay phủ định của cái kia. Vì thế khơng một nghiệp nhân nào không đưa đến quả
và không một nghiệp quả nào không làm nhân cho nghiệp quả khác. Nhơn quả tương
đãi đắp đổi cho nhau và tiếp nối mãi không ngừng. Như vậy những gì do nghiệp khởi
sinh trong hiện tại rất quan trọng: Vì hạnh phúc hay thống khổ của chúng ta trong
tương lai phần lớn tuỳ thuộc vào hiện tại của chúng ta.
2.3. Các loại nghiệp và tác dụng của nghiệp
a.

Phân loại theo thân, khẩu, ý.

Thân nghiệp: Thân biểu nghiệp, thân vô biểu nghiệp
9


Ngữ nghiệp: Ngữ biểu nghiệp, ngữ vô biểu nghiệp.
Ý nghiệp: Gồm mọi ý nghĩ có tạo nghiệp.
Thân biểu nghiệp: Sự tính tốn cố ý phát động ra nơi thân với những nét biểu lộ rõ rệt
trông thấy được.
Thân vô biểu nghiệp: Khi đang khởi lên thân biểu nghiệp bên trong nội tâm vẫn có

một năng lực vơ hình khơng biểu lộ rõ rệt, nó cứ theo luật nhân quả thúc đẩy thân hoạt
động hay đừng hoạt động. Năng lực này tiềm ẩn khó trơng thấy được.
Ngữ biểu nghiệp và ngữ vô biểu nghiệp tương tợ như vậy.
b.

Phân loại theo thời gian

Hiện nghiệp: Là nghiệp nhân gây ra trog đời này và được trổ quả ngay trong kiếp
hiện tại .
Sinh nghiệp: Nhân gieo trong kiếp này nhưng trả quả ở kiếp kế cận.
Nghiệp vô hạn định (Hậu nghiệp): Nếu chưa trổ quả trong kiếp này hay kiếp kế cận
thì nghiệp đó sẽ phát hiện trong bất cứ kiếp sau này khi chúng hội đủ điều kiện .
Nghiệp vơ hiệu lực: Đó là những nghiệp đáng lẽ có kết quả trong kiếp này, kiếp sau
nhưng không đủ yếu tố để phát khởi nên chúng nằm yên tại chỗ, không trổ quả cho
đến khi người tu hành chứng đắc quả A La Hán hay vơ dư y Niết bàn thì nghiệp đó
chấm dứt khơng cịn trổ quả nữa.
c. Phân loại theo cơng tác
Sinh nghiệp: Là nghiệp lực chi phối sự tái sanh.
Trì nghiệp: là nghiệp lực duy trì sự sinh tồn của chúng sanh từ lúc mới ra đời cho đến
lúc lâm chung.
Chướng nghiệp: là nghiệp lực làm trở ngại sinh nghiệp.
Đoạn nghiệp: là nghiệp cắt đứt dòng sinh mệnh.
d. Phân loại theo tính chất nặng nhẹ
Cực trọng nghiệp: là nghiệp rất mạnh, rất trọng đủ sức lơi cuốn các nghiệp khác theo
nó về thiện cũng như về ác .
10


Cận tử nghiệp: là nghiệp được tạo tác trong khi sắp chết có tính chất quyết định cho
sự thọ sanh đời sau.

Tập quán nghiệp: Nghiệp do sự tập quán liên tục về ngơn ngữ, hành động, suy tư. Nó
yếu hơn cận tử nghiệp nhưng nếu chiến thắng các nghiệp khác nó trở thành cận tử
nghiệp.
Tích luỹ nghiệp: Là nghiệp tích luỹ từ vơ thuỷ mà mỗi hữu tình đều có đủ cả tồn bộ
trong mình.
e. Phân loại theo phạm vi tác dụng của nghiệp cá nhân hay tập thể
Biệt nghiệp: Nghiệp cảm thọ riêng từng cá nhân.
Cộng nghiệp: Thuộc nhiều người cùng tạo và cùng chịu quả báo “Đồng ưu cộng lạc.”

CHƯƠNG 3: GIÁO LÝ NGHIỆP BÁO TRONG KINH TRUNG BỘ

Nghiệp báo đóng một vai trị rất quan trọng trong giáo lý nhà Phật. Tuy nhiên chúng
ta nên nhớ rằng Đức Phật thuyết minh nghiệp lý không phải với mục đích khuyến
khích làm điều kiện để hưởng thụ hạnh phúc trong cõi cực lạc, thiên đường, nhưng để
giúp con người thốt khỏi dịng nghiệp báo triền miên (kammakkhayya).Trong bài
tiểu luận này chúng ta chỉ trình bày một cách tổng quát về lý nghiệp báo đã được dạy
trong kinh trung bộ.Trong 152 bài kinh trung bộ do cố HT Thích Minh Châu việt
dịch ,có 4 bài kinh nói đến giáo lý nghiệp báo đó là: kinh Upali,kinh tiểu nghiệp phân
biệt,kinh đại nghiệp phân biệt,kinh hạnh con chó
3.1.Kinh Upali:
Tại rừng Pavarikamba, Nalandà, ngoại đạo sư Nigantha Dìghatapassi đến yết kiến Thế
Tơn và trao đổi quan điểm về thuyết nghiệp (Kamma). Dìghatapassi xác định chủ
trương về Nghiệp của Nigantha Nàtaputta rằng: "Có ba loại để tác thành ác nghiệp,
để diễn tiến ác nghiệp, tức là thân phạt, khẩu phạt và ý phạt (khác nhau). Thân phạt là
tối trọng dẫn đến ác nghiệp".Thế tôn thì chủ trương trong ba nghiệp, thân, khẩu, ý
thì ý nghiệp là tối trọng để tác thành ác ý, để diễn tiến ác nghiệp.Sau đó, Nigantha
Nàtaputta cử gia chủ Upàli, thuộc Ni-kiền-tử, người thời danh, đến tranh luận với Thế
Tôn về thuyết Nghiệp với sự chuẩn bị rất chu đáo hy vọng đánh bại thuyết Nghiệp của
Thế Tôn. Nhưng sự thật thì ngược lại, sau khi Thế Tơn nêu lên sự thật căn cứ vào thực
tại thì ý nghiệp là quyết định hình thành nghiệp. Upàli quy hướng Thế Tơn với lòng

11


đầy ngưỡng mộ. Upàli vốn là người nổi danh và rất giàu có, là chỗ dựa của các
Nigantha về vật chất. Thế Tơn khun Upàli tiếp tục hộ trì cho Nigantha. Điều nầy
khiến Upàli thêm quý kính thái độ xử sự của Thế Tôn, xin trọn đời làm đệ tử của Thế
Tơn. Từ đó, Upàli đóng cửa khơng tiếp đón và khơng hộ trì các Nigantha nữa.
Nigantha Nàtaputta, sau đó, cùng với chúng Nigantha đến trú xứ của Upàli để biết rõ
sự tình, Upàli đã là đệ tử đức Phật. Tại đó, Upàli đã hết lời tán dương vơ số đức và tuệ
của Thế Tôn. Nàtaputta phẫn nộ đến thổ huyết ngay tại chỗ. Đức Thế Tơn dạy có bốn
loại nghiệp: Ác; Thiện; vừa Ác vừa Thiện; vượt lên Thiện, Ác dẫn đến đoạn trừ
Nghiệp.
- Nghiệp ác thì sẽ dẫn đến địa ngục, ác thú...
- Nghiệp thiện thì sanh về chư Thiên, có thể sanh về Biến Tịnh Thiên (cõi thứ ba của
Sắc giới)
- Nghiệp vừa Ác vừa Thiện thì sanh vào cõi thế giới con người, một số sanh về chư
Thiên, một số rơi vào Ác thú.
- Nghiệp vượt qua Thiện Ác đưa đến sự đoạn tận nghiệp.. Koliya xin trọn đời làm đệ
tử cư sĩ của Thế Tôn. Seniya thì xin xuất gia và được Thế Tơn nhận lời. Seniya tinh
tấn, tinh cần hành phạm hạnh, sống một mình, khơng bao lâu sau đó đắc quả A-lahán. Qua kinh 51, 56 và 57, các du sĩ ngoại đạo dễ dàng đến yết kiến Thế Tôn và trao
đổi các quan điểm chủ thuyết. Các chủ trương của ngoại đạo thường khơng được hình
thành trên căn bản chứng nghiệm sự thật của thực tại, trên căn bản trí tuệ như thật, nên
hầu hết là sai lạc, tà kiến với các hạnh sống khổ hạnh kỳ dị, hoặc các lập luận quanh
co, ngụy biện. Họ khó có thể đối thoại với Thế Tôn ngay cả câu hỏi đầu tiên, hay vấn
nạn đầu tiên mà họ nêu ra. Bàn đến thực tại của tâm thức và của các cảnh giới thì
ngoại đạo càng mờ mịt.
3.2.Kinh tiểu nghiệp phân biệt và kinh đại nghiệp phân biệt:
Lý do đức Phật nói “Kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt” là thanh niên Subha todeyyaputta
hỏi Phật: “Do nhân dun gì cùng là lồi người với nhau, nhưng có sự sai khác nhau
về cuộc sống. Có người được người khác u mến, có người khơng được người khác

mến thương; người được sống lâu, người lại chết yểu; người khoẻ mạnh, người bị
nhiều bệnh hoạn; người đẹp kẻ xấu; người có chức quyền, người khơng chức quyền;
người giàu kẻ nghèo; người thông minh, kẻ ngu muội? Ðức Phật trả lời: “Các
lồi hữu tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp; nghiệp là thai tạng.
Nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa. Nghiệp phân chia các loài hữu tình có liệt
có ưu” .Ðại ý câu trả lời này, đức Phật giải thích sự khác biệt nhau về cuộc sống
của con người chính là sự khác biệt về nghiệp. Nghiệp chính là chủ nhân phân chia sự
sống của con người có sự sai khác. Như vậy, nghiệp là gì ? Nghiệp tiếng Phạn là
12


karma, có nghĩa là hành động, hành vi, hay sự tạo tác. Ở đây, hành vi tạo tác có
hai trường hợp, tạo tác có ý thức và tạo tác vơ ý thức. Nghiệp cũng có hai ý nghĩa,
nghiệp thiện và nghiệp ác. Nghiệp thiện là nghiệp được chỉ đạo bởi tâm không tham
không sân và không si; Nghiệp ác là nghiệp được chỉ đạo bởi tâm có tham có sân và
có si. Nói một cách dễ hiểu là hành động nào mang một ý thức tốt đẹp, thì hành động
ấy sẽ mang lại một kết quả tốt đẹp và ngược lại. Ví như chúng ta muốn trở thành một
vị bác sĩ tài giỏi, điều kiện tất yếu là chúng ta phải nỗ lực học tập, thâu thập kinh
nghiệm trong ngành y khoa, nếu làm đúng như vậy thì chúng ta sẽ trở thành một
vị bác sĩ tài giỏi. Ðó là kết quả của một hành động có ý thức đúng đắn, được chỉ
đạo bởi trí. Ngược lại, có người cũng muốn làm bác sĩ, nhưng không nỗ lực học tập,
không rút kinh nghiệm, thì người đó sẽ khơng thành bác sĩ hoặc trở thành một vị bác
sĩ khơng giỏi. Ðó là kết quả của một hành động thiếu ý thức, được chỉ đạo bởi vô
minh.
a. Sự khác biệt giữa người sống lâu và người chết yểu
Sau khi đức Phật trình quan điểm về nghiệp của mình, nhưng vị thanh niên Subha
todeyyaputta vẫn không hiểu ý nghĩa sâu xa về nghiệp của đức Phật, cho nên ngài căn
cứ vào trình độ, khả năng hiểu biết của vị thanh niên này, giải thích lý do tại sao
giữa con người với nhau lại có người sống lâu có người chết yểu. Như Ngài giải
thích trong kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt như sau:“Ở đây, này Thanh niên! Có người

đàn ơng hay đàn bà sát sanh, tàn nhẫn, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả
thương, tâm không từ bi đối với các loại chúng sanh. Do nghiệp ấy... sau khi thân
hoại mạng chung, sanh vào cõi ác..., nếu sanh làm người... người ấy phải đoản
mạng...”Ngược lại, người sống được trường thọ và ít bệnh tật: Vì người ấy sống
với tâm từ bi, thương yêu mọi lồi chúng sinh, khơng sanh tâm sát hại, cho nên người
ấy hiện đời có cuộc sống lâu dài, ít bệnh. Sau khi người ấy mạng chung, sinh vào cõi
Người hay cõi Trời. Như đức Phật giải thích trong kinh này.“ Ở đây, này Thanh niên !
Có người đàn ơng hay đàn bà từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng bỏ kiếm,
biết tàm q, có lịng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và lồi hữu
tình. Do nghiệp ấy,... sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào thiện thú, thiên giới...,
nếu sanh làm người... người ấy sống trường thọ...”.
b.Sự khác biệt giữa người đẹp kẻ xấu
Cũng trong bài kinh này, đức Phật giải thích nguyên nhân lý do tại sao cùng là con
người trong xã hội, nhưng có sự khác nhau về người đẹp và kẻ xấu. Như đức Phật giải
thích:
“ Ở đây, này Thanh niên! Có người đàn ơng hay đàn bà tánh hay phẫn nộ, nhiều phật
ý... Do nghiệp ấy,... sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi ác..., nếu sanh làm
người... người ấy có nhan sắc xấu xa...”“ Ở đây, này Thanh niên ! Có người đàn ơng
13


hay đàn bà tánh hay phẫn nộ, nhiều phật ý... Do nghiệp ấy,... sau khi thân hoại mạng
chung, sanh vào thiện thú, thiên giới..., nếu sanh làm người... người ấy có nhan
sắc đẹp đẽ”
c. Sự khác biệt giữa người có địa vị và kẻ khơng có địa vị
“ Ở đây, này Thanh niên! Có người đàn ơng hay đàn bà tánh hay tật đố đối với người
khác... Do nghiệp ấy,... sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi ác..., nếu sanh
làm người... người ấy khơng có quyền thế...”.“ Ở đây, này Thanh niên! Có người đàn
ơng hay đàn bà, tánh không tật đố đối với người khác... Do nghiệp ấy,... sau khi thân
hoại mạng chung, sanh vào cõi lành..., nếu sanh làm người... người ấy có quyền

thế...”Nguyên nhân người khơng có quyền thế trong xã hội, vì người ấy sống với lịng
tật đố, tị hiềm, nghi kỵ khơng tơn trọng người khác, đó là lý do khiến cho người ấy
sống trong xã hội khơng có quyền thế. Ngược lại, người nào sống với lịng khoan
dung, cảm thơng, tơn trọng kẻ khác, do vậy người ấy sống có quyền thế trong xã hội.
d.Sự khác biệt giữa người giàu và kẻ nghèo
“ Ở đây, này Thanh niên! Có người đàn ơng hay đàn bà khơng biết bố thí cúng
dường cho Sa-mơn, Bà-la-môn... Do nghiệp ấy,... sau khi thân hoại mạng chung, sanh
vào cõi ác..., nếu sanh làm người... người ấy có tài sản nhỏ...”“ Ở đây, này Thanh
niên ! Có người đàn ơng hay đàn bà biết bố thí cúng dường cho Sa-môn, Bà-la-môn...
Do nghiệp ấy,... sau khi thân hoại mạng chung, được sanh vào cõi lành..., nếu sanh
làm người... người ấy có tài sản lớn...”.Ở đây, đức Phật giải thích, lý do người có
cuộc sống nghèo khổ trong xã hội, vì người ấy sống với tâm keo kiệt, bỏn sẻn, khơng
biết bố thí cúng dường cho những Sa-mơn, Bà-la-mơn, vì nhân duyên ấy, người đó
có đời sống nghèo khổ, bần cùng. Ngược lại, người nào sống với tâm rộng rãi, biết bố
thí cúng dường Sa-mơn, Bà-la-mơn, đó là ngun nhân khiến cho họ có cuộc
sống giàu có, sung túc về vật chất...
Kinh Ðại Nghiệp Phân Biệt:

Ðức Phật giải thích về sự sai khác của 4 hạng người
- Lý do người làm ác sanh vào cõi dữ:Ðối với trường hợp thứ nhất, là người sát sanh...
nói lời khơng thật, sau khi mạng chung sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ. Trường
hợp này, đức Phật giải thích: vì trong lúc sống người đã làm các việc ác, có tà kiến,
nhưng trong lúc lâm chung (là giờ phút hiện tại) vẫn giữ tâm tà kiến, tức không tin
những lời dạy của Phật, là những chân lý của cuộc sống. Ðó là lý do tại sao người ấy
phải sinh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
- Lý do người làm ác sanh vào cõi lành:Ðối với trường hợp thứ hai, đức Phật giải
thích: Trong lúc sống, tuy người ấy làm những việc ác, có tà kiến, nhưng
14



trong khi mạng chung, do sinh tâm hối hận về những việc làm ác trong quá khứ,
lại có chánh kiến, tin tưởng những lời Phật dạy. Do vậy, người ấy không sinh vào cõi
dữ, ngược lại sinh vào cõi lành.
- Lý do người làm lành sanh vào cõi lành:Ðối với trường hợp thứ ba, đức Phật giải
thích: Do vì cuộc sống của người ấy làm các việc lành, có chánh kiến. Trong lúc mạng
chung, tâm người ấy có chánh kiến. Do vậy, sau khi mạng chung, người ấy sinh vào
cõi lành.
- Lý do người làm lành sanh vào cõi dữ:Ðối với trường hợp thứ tư, đức Phật giải
thích: Trong khi sống, tuy người ấylàm những việc lành, có chánh kiến, nhưng
trong lúc lâm chung, vì lý do nào đó, người ấy khơng tin tưởng nhân quả, có tà
kiến. Do vậy, người ấy phải sinh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
Bốn trường hợp vừa nêu trên, đức Phật liệt kê bốn hiện tượng có thực trong cuộc sống
của con người. Trường hợp thứ 1 và 3 là hai trường hợp có mối quan hệ giữa nhân và
quả rất hợp lý, làm ác phải thọ nhận quả báo xấu, làm lành phải gánh chịu những hậu
quả xấu, là điều tất nhiên. Hai trường hợp thứ 2 và thứ 4, nếu chúng ta căn cứ luật
nhân quả nghiệp lực trong Phật giáo để phán xét vấn đề, chúng ta thấy mối quan hệ về
nhân quả không hợp lý, không công bằng, vì tại sao người làm ác, có tà kiến mà người
ấy lại được sanh vào cõi lành. Ngược lại, người làm việc thiện có chánh kiến, nhưng
sau khi người ấy mạng chung lại đọa vào cõi dữ, ác thú, thế thì vấn đề nhân quả
nghiệp báo trong đạo Phật có giá trị gì trong cuộc sống? Ðây là những vấn đề mà
trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thường gặp, chính nó đã tạo thành những hồi
nghi về qui luật nhân quả nghiệp báo trong đạo Phật. Do vậy, đức Phật lấy nó làm đề
tài thảo luận chính trong kinh này. Dưới đây là cách giải thích của đức Phật đối với
bốn trường hợp vừa nêu trên. Trước nhất là lời khuyên của Ngài đối với chúng ta,
không nên có thái độ chủ quan, khi đánh giá bất cứ vấn đề, cần có thái độ thận trọng
và khách quan, điều đó giúp cho chúng ta có cái nhìn chân chính. Cái nhìn chân chính
là điều kiện mang lại cuộc sống an lạc hạnh phúc.
Trường hợp thứ nhất: Ðức Phật khuyên chúng ta, khi chúng ta thấy có trường hợp
thứ nhất này xảy ra trong cuộc sống, nhưng chúng ta đừng vì thế, vội vã đi đến kết
luận: "Ðây là sự thật, tất cả những ai làm ác, có tà kiến, người ấy chắc chắn sinh vào

cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Những ai biết như vậy là biết chân chánh, ngồi ra
đều hư vọng, sai lầm". Vì sao? Vì trên thật tế, có người làm ác, có tà kiến, nhưng
người ấy sanh vào cõi lành.
Trường hợp thứ hai: Ðức Phật khuyên chúng ta, tuy chúng ta thấy có trường hợp thứ
hai là có người làm ác, có tà kiến, nhưng người ấy sau khi mạng chung sinh vào cõi
lành, chúng ta khơng vì thế, vội vã đi đến kết luận: "Ðây là sự thật, tất cả những ai làm
ác, có tà kiến, người ấy chắc chắn sinh vào cõi lành. Những ai biết như vậy là biết
15


chân chánh, ngồi ra đều hư vọng, sai lầm". Vì sao? Vì thật tế trong cuộc sống, chúng
ta vẫn thấy có người làm ác, có tà kiến, nhưng người ấy sanh vào cõi dữ.
Trường hợp thứ ba: Ðức Phật khuyên, tuy chúng ta thấy có người làm thiện, có
chánh kiến, sau khi người ấy mạng chung, sinh vào cõi lành, nhưng chúng ta đừng vì
thế, vội vã đi đến kết luận: "Ðây là sự thật, tất cả những ai làm việc thiện, có chánh
kiến, người ấy chắc chắn sinh vào lành. Những ai biết như vậy là biết chân chánh,
ngoài ra đều hư vọng, sai lầm". Vì sao? Vì trên thật tế cuộc sống, vẫn có người làm
thiện, có chánh kiến, nhưng người ấy sau khi mạng chung sanh vào cõi dữ, ác thú, địa
ngục.
Trường họp thứ tư: Ðức Phật khuyên, tuy chúng ta thấy có người làm thiện, có
chánh kiến, sau khi người ấy mạng chung, sinh vào cõi dữ, nhưng chúng ta đừng vì
thế, vội vã đi đến kết luận: " Ðây là sự thật, tất cả những ai làm việc thiện, có chánh
kiến, tất cả những người ấy chắc chắn sinh vào dữ. Những ai biết như vậy là biết chân
chánh, ngoài ra đều hư vọng, sai lầm". Vì sao? Vì trên thật tế trong cuộc sống, vẫn có
người làm thiện, có chánh kiến, người ấy sanh vào cõi lành.
Vấn đề mà đức Phật chỉ dạy là quá trình hoạt động của tâm lý ngang qua thân thể này.
Thân thể mà chúng ta đang sống gồm hai phần là vật chất (sắc) và tinh thần (thọ,
tưởng, hành, thức). Hiện tượng sinh lão bịnh tử của thân là những hiện tượng tự nhiên,
người giác ngộ hay không giác ngộ cũng không thể trốn chạy quy luật này. Sự khác
biệt nhau giữa người giác ngộ và kẻ phàm phu là sự khác biệt về đời sống tinh thần,

tức là sự hiểu biết hay không hiểu biết, hiểu biết là giác ngộ, không hiểu biết là phàm
phu. Do vậy, vấn đề cốt lõi của cuộc sống là sống hạnh phúc. Theo đạo Phật quan
niệm, cuộc sống an lạc và hạnh phúc không tùy thuộc vào không gian hay thời gian,
không tùy thuộc giàu sang hay nghèo hèn, cũng không tùy thuộc địa vị xã hội... khơng
thể nói chỉ có ở đây mới có hạnh phúc ở chỗ kia khơng có hạnh phúc, khơng thể nói
chỉ có thời gian này mới có hạnh phúc thời gian khác khơng có hạnh phúc, khơng thể
nói chỉ có người giàu mới có hạnh phúc người nghèo khơng có hạnh phúc, cũng
khơng thể nói chỉ có người có địa vị mới có hạnh phúc, người khơng có địa vị khơng
có hạnh phúc... Sự hạnh phúc hay khổ đau tùy thuộc vào vai người ấy thắp sáng trí tuệ
hay vơ minh. Ðó là ý nghĩa của câu: "Tâm tịnh Phật độ tịnh".

16


C-KẾT LUẬN
Con người là tất cả, con người là trung tâm của xã hội quyết định tổ chức và vận mệnh
của xã hội. Mọi tư tưởng tiến bộ và phát triển phải từ con người là chính. Nhà đạo học
khiêm tư tưởng gia Ấn Độ Swami Vivekenanda từng nói: “Con người cao cả hơn các
loài vật, các vị thiên thần. Ngay các vị thiên thần còn phải giáng sinh làm người mới
hoàn toàn giác ngộ.” Cho nên việc thành Phật Thánh, phi con người ắt hẳn khó thành.
Đức Khổng Tử cũng dạy “Nhân vi vạn vật chi linh.” Ý này đồng nghĩa với
câu: “Nhân vi tối thắng, năng sinh nhất thiết chư thiện pháp cố.” (Kinh Hoa Nghiêm).
Thực tế đã chứng minh rằng trải qua hai thế kỷ phát triển công nghiệp con người trở
thành một sức mạnh vô địch trong sự biến cải bộ mặt trái đất. Những phương tiện cơ
giới và kỹ thuật luôn luôn được cải thiện và hiện đại hoá nhằm phát triển kinh tế và
nâng cao mức sống khiến con người không ngừng nghỉ trong việc chế tạo ra ngày
càng nhanh, càng nhiều những mặt hàng lợi nhuận cao. Do đó, con người khơng từ
một hành động nào dù là thiện hay bất thiện đưa đến hệ quả nhân loại đang sống trong
cảnh lo âu, sợ hãi một cuộc chiến tranh huỷ diệt loài người bằng vũ khí hạt nhân. Nếu
trước kia con người lo sợ thần linh giáng hoạ lên mình thì ngày nay nhân loại khơng

cịn sợ thần linh bằng sợ con người đầy ác tâm, hiếu sát, say mê theo quyền hành và
lợi lộc mà nhẫn tâm trút hết tai hoạ lên nhân loại bằng vũ khí tối tân. Do đó, giáo
lý “Nghiệp Báo” là hồi chuông giống lên đánh vào tâm thức cảnh tỉnh mọi người phải
biết phân biệt rõ ràng thiện ác, cần phải từ bỏ việc ác, cần phải thành tựu hạnh lành.
Chỉ có hành động thiện mới tơn trọng bảo vệ sự sống cho mình và cho người. Điều
lành là những việc làm khơng hại người, hại mình, hại cả hai và được người trí tán
thán sẽ đem lại an lạc hạnh phúc lâu dài. Trong kinh Tăng Chi II trang 130 Đức Phật
dạy có bốn hạng người trên thế gian này:


Hạng thứ nhất: Chun làm khổ mình.



Hạng thứ hai: Chuyên làm khổ người.



Hạng thứ ba: Chuyên làm khổ mình và người.



Hạng thứ tư: Khơng làm khổ mình, khơng làm khổ người.
Bốn hạng trên tựu trung khơng ngồi hai hạng: Hạng người biết phục thiện và
hạng người không biết phục thiện. Hạng người biết phục thiện là đôi lúc vấp phải lỗi
lầm, bởi không hay quên làm chủ được tam nghiệp sau đó liền hối cải ăn năn. Hạng
17


người này trước lúc hành động thường nghĩ đến hậu quả, xã hội rất quý chuộng. Hạng

người bất phục thiện là những gì ngược lại, xã hội rất đố kỵ, bị vất bỏ như đồ vơ dụng
ví như chiếc bình vỡ bị quăng vào xô rác. Vậy mỗi người phải xem mình là hạng
người nào. Nếu chúng ta thuộc hạng bất phục thiện thì chúng ta phải điều chỉnh lại
trong mọi hành động lời nói, ý niệm của mình gột rửa tâm trí ta cho sạch hết những
bụi bậm mà dục vọng đã tạo ra… loại trừ những phiền não như tham lam, sân hận, si
mê. Đây là quá trình thử thách gay go nhưng chỉ qua đó mới chứng được hạnh tu
hành, có đạo đức trong sáng. Đức Phật xác nhận con người là trung điểm của xã hội
và muốn cải tạo xã hội phải bắt đầu bằng việc cải tạo con người và chính con người
phải chịu lấy nhiệm vụ gột rửa thân tâm mình. Nghiệp, giữa nhân quả và dun khởi
Nhìn dưới khía cạnh đó, nghiệp có phần hơi khác biệt: thay vì là sự biến hóa từ
một thực thể « nhân - hạt » này tới một thực thể « quả - trái » khác, thì thật ra đó chỉ là
sự thay đổi từ một hình thái này sang một hình thái khác, dưới sự ảnh hưởng của
những yếu tố trợ duyên.
« Nguyên nhân » và « kết quả », cũng như hạt cây và trái cây, quả trứng và con
gà, thật ra cùng là một thực thể, vào những giai đoạn phát triển khác nhau, chứ không
phải là hai thực thể, cái này sanh ra cái kia.
Nhìn thống qua, luật « nhân quả » và nghiệp rất cần thiết để giải thích luân
hồi, và để làm nền tảng cho giáo lý căn bản của đạo Phật, tức là 4 Diệu
Đế (cattari ariya-saccani). Khổ (dukkha) là kết quả của sự xuất hiện (samudaya)
nguyên nhân gây khổ, và sự diệt khổ (nirodha) là kết quả của con đường dẫn tới diệt
khổ, là con đường chánh 8 nẻo (atthangika-magga).
Nếu khơng có nghiệp, thì người ta khơng thể hiểu rõ được và cũng không thể đi
theo được con đường vạch ra bởi đức Phật. « Tu là chuyển nghiệp » là tựa đề của một
cuốn sách của HT Thích Thanh Từ. Mục đích của tu tập (bhavana) khơng phải là để
đi tìm một cái gì xa vời, ở chân trời góc biển nào đó, mà là để chuyển đổi
cái nghiệp của mình từ xấu thành tốt, tức là chuyển hóa tâm, và đặc biệt những tác
ý của mình.
Trong Phật giáo Đại thừa, người ta thường nghe nói câu: « Bồ Tát sợ nhân,
chúng sanh sợ quả ». Câu này có ý nghĩa rằng đa số mọi người chỉ sợ những chuyện
xấu xẩy ra cho mình (tức là quả), cho nên cầu Trời khấn Phật để không bị ốm đau, tai

nạn, xui xẻo, mà lại khơng tìm cách tránh gây nên những nghiệp xấu (tức là nhân).
18


Ngược lại Bồ Tát, là người đã giác ngộ rồi, nhìn thấy rõ rằng lý do của quả xấu chính
là nghiệp xấu của mình, cho nên sợ nhân chứ khơng sợ quả và tìm cách tránh gây nên
những nghiệp xấu. Như vậy, việc đầu tiên của người tu Phật là phải ý thức được tầm
quan trọng của nghiệp, tức là cái nhân dẫn tới một cách tự nhiên cái quả.
Tuy nhiên, nếu chúng ta căn cứ vào lời dậy chính yếu của đức Phật, lý duyên
khởi và lý vô ngã, thì phải chấp nhận một số thay đổi so với quan niệm cổ xưa
về nghiệp.
Nguyên nhân, nguồn gốc của khổ nằm ở trong chính nó, chứ khơng hề ở ngồi
nó. Trong Kinh pali cổ xưa có nói: « Tất cả những gì có tính chất xuất hiện, cũng có
tính chất chấm dứt ». Cho nên đức Phật dậy: «Ai nhìn thấy khổ, cũng nhìn thấy lý do
xuất hiện của khổ. Và cũng thấy sự diệt khổ và con đường dẫn tới đó ».
Nếu được phép so sánh, tơi sẽ cho rằng lý duyên khởi bao gồm luật nhân quả,
không khác gì trong vật lý học những luật tương tác giữa các phân tử bao gồm luật
vạn vật hấp dẫn. Thật vậy, trong khi luật nhân quả và luật hấp dẫn có vẻ tuyến tính (đi
theo đường thẳng), với hai biến số (nhân-quả, khối lượng-khoảng cách), thì lý duyên
khởi và luật tương tác giữa các phân tử có vẻ đa chiều, đa biến số, và như vậy giải
thích được rõ hơn sự phức tạp của thế giới.
Nghiệp, giữa sự thật tương đối và sự thật tuyệt đối
Và vì khơng có cái ta như một thực thể, cho nên trong Thanh Tịnh đạo
luận (Visuddhi-Magga) của ngài Phật Âm (Buddhaghosa) có câu:
(XVI). « Có khổ đau, nhưng khơng có người khổ
Có hành động, nhưng khơng người hành động
Có diệt khổ, nhưng khơng ai chứng diệt
Có con đường, nhưng khơng có người đi. »
(XIX). « Khơng có người tạo nghiệp,
Khơng có người hái quả.

Chỉ có hiện tượng trơi chảy,
Khơng thể nhìn đúng hơn.
Và trong khi nghiệp và quả
Quay vòng theo nhân duyên,
Như hạt và cây tiếp nối nhau,
Khơng có gì là khởi thủy. »
19


Như vậy, trong nghĩa tối hậu, 4 Diệu Đế được xem như là trống khơng, khơng
có thực thể, bởi vì khơng có người khổ đau, khơng có người tự gây nên khổ, khơng có
người chứng sự diệt khổ, khơng có người trên con đường diệt khổ.
Đó là cách giải thích của ngài Long Thụ (Nagarjuna), một nhà đại hiền triết
Ấn Độ, dẫn đầu trường phái Trung Quán (Madhyamaka), bằng cách phân biệt hai sự
thật giảng dậy bởi đức Phật: sự thật đời thường, tương đối, theo qui ước, samvritisatya (tục đế), và sự thật sâu xa, tuyệt đối, tối hậu, paramartha-satya (chân đế).
Theo Tỳ kheo Nyanatiloka, « Sự hiểu biết thực sự và đúng đắn theo nghĩa tối
hậu, của chữ nghiệp theo đạo Phật, chỉ có thể cảm nhận được bởi những người hiểu
sâu xa giáo lý vô ngã và lý duyên khởi của mọi hiện tượng ».
Trên thực tế, hiểu biết về nghiệp mang lại gì cho ta?
Tất cả chỉ là lý thuyết, bạn sẽ nói, nhưng làm thế nào để áp dụng sự hiểu biết
về nghiệp?
Trong đời sống thường nhật, giữa xã hội loài người, sự vận hành thế giới vẫn là
do cái nghiệp theo qui ước, do cái ta theo qui ước tác động và đón nhận kết quả của
hành động. Đức Phật luôn luôn nhắc nhở cho chúng ta phải chịu hoàn toàn trách
nhiệm về các tư tưởng, lời nói, và hành động của mình. Như ngài đã dậy trong
Kinh Pháp Cú, Dhammapada (1-2):
« Nếu với ý ơ nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não tới liền sau,
Như xe theo chân bị.

Nếu với ý thanh tịnh,
Nói lên hay hành động,
An lạc bước theo sau,
Như bóng, khơng rời hình. »

20


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. HT. Minh Châu dịch, “Kinh Trung Bộ” tập 1, “Kinh Tất Cả Lậu Hoặc”, Viện
NCPHVN ấnh hành, 1992.
2.Viện CÐHÐNT dịch, “Kinh Trung A Hàm” tập 4, “Kinh Tiễn Dụ”, trang 737-747,
Viện NCPHVN ấn hành, 1992.
3. HT. Minh Châu dịch, “Kinh Trung Bộ” tập 3,viện NCPHVN ấn hành, 1992.
4.Viện CÐPHHÐNT dịch, “Kinh Trung A Hàm” tập 3, Viện NCPHVN ấn hành, 1992.
5. Lữ Trưng, “Ấn Ðộ Phật học tư tưởng khái luận” trang 11, Ðài Bắc, NXB Thiên
Hoa, 1993.
6.F. Max Mulier dịch “The Upanisads” (The Sacred Books of The East. Vol.15) trang
85, Delhi 1995.
7. HT. Minh Châu dịch, “Kinh Trung Bộ” tập 1, trang 20. Ðức Phật dạy: Này các Tỷkheo! Do không như lý tác ý, các lậu hoặc chưa sanh được sanh khởi, và các lậu
hoặc đã sanh được trừ diệt.
8. “Kinh Trung Bộ” tập 1, trang 20. Ðức Phật dạy: Này các Tỷ-kheo! Do như lý tác ý,
các lậu hoặc chưa sanh không sanh khởi, các lậu hoặc đã sanh được trừ diệt.
9.HT. Minh Châu dịch, “Kinh Trung Bộ” tập III, “Kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt”, trang
474, VNCPHVN ấn hành, 1992.
10. “Kinh Trung Bộ” III, trang 475.

21




×