Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

TIỂU LUẬN HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢCMARKETING TOÀN CẦU CHO HỆTHỐNG QUẦN ÁO FS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.19 KB, 33 trang )

TIỂU LUẬN
MƠN HỌC: QUẢN TRỊ MARKETING TỒN CẦU

Chủ đề: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
MARKETING TOÀN CẦU CHO HỆ
THỐNG QUẦN ÁO FS

Giáo viên hướng dẫn:

TS. Nguyễn Xuân Trường

Lớp:

QTKD 9.1

Họ và tên:

44 - Trần Hoàng Thái


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐH TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA SAU ĐẠI HỌC
LỚP K9-1-QTKD

TIỂU LUẬN CÁ NHÂN
MƠN: QUẢN TRỊ MARKETING TỒN CẦU
ĐỀ TÀI: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC


MARKETING TOÀN CẦU CHO HỆ THỐNG QUẦN
ÁO FS
GVHD: TS. Nguyễn Xuân Trường
Học viên thực hiện: 44 - TRẦN HỒNG THÁI

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04/2017


MỤC LỤC


TÓM TẮT
Xuất khẩu là một hướng đi đúng của những nước cơng nghiệp hố- hiện đại hố đi sau. Xuất
khẩu dệt may là ngành đóng góp thứ hai vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong chiến lược
phát triển kinh tế xã hội nước ta, xuất khẩu các sản phẩm may mặc có vị trí quan trọng, giúp khai
thác lợi thế so sánh của Việt Nam so với thế giới, giải quyết việc làm cho người lao động Với
những điều kiện biến động trên thị trường hiện nay, đặc biệt là Việt Nam vừa mới gia nhập
WTO, nó vừa tạo nhiều cơ hội lớn vừa là đe doạ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu may thì mỗi
doanh nghiệp cần có một chiến lược khoa học, phù hợp điều kiện doanh nghiệp và tình hình thị
trường quốc tế. Hệ thống kinh doanh quần áo FS là doanh nghiệp phân phối hàng may mặc có uy
tín ở Việt Nam. Trong tình hình mới, hệ thống cũng cần xây dựng cho mình một chiến lược thích
ứng với mơi trường. Theo đó chiến lược 2016-2020 sẽ là trước mắt để khẳng định vị trí của hệ
thống kinh doanh quần áo FS trên thị trường quốc tế trong tương lai. Leo những bậc thang một
cách cẩn thận sẽ giúp hệ thống kinh doanh quần áo FS chinh phục được những đỉnh cao trong
tương lai không xa. Đề tài: “Hoạch định chiến lược Marketing toàn cầu cho hệ thống quần áo
FS” được ra đời nhằm định hướng hoạt động marketing xuất khẩu cho hệ thống.
Các chuyên gia hay Giám đốc Marketing cần phải am tường việc xây dựng những kế hoạch hành
động, những chiến lược mang tính thực thi cao vào một thị trường mới. Ngồi ra, họ cịn phải là
những người rất am hiểu những định hướng, mục tiêu, chiến lược kinh doanh cốt lõi của hệ
thống chiến lược tồn cầu có bài bản, người ra quyết định phải là người biết nhìn nhận, đánh giá

và lựa chọn đúng thị trường, phân tích về lợi thế cạnh tranh tốt nhằm mục đích cuối cùng là sử
dụng tất cả chúng vào việc thâm nhập thị trường một cách hoàn hảo.

4


I. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG
Quy mô thị trường dệt may toàn cầu hiện đạt khoảng 1.100 tỷ USD với giá trị mậu dịch đạt 700
tỷ USD. EU là thị trường tiêu thụ lớn nhất, đạt 350 tỷ USD/năm và Trung Quốc là quốc gia xuất
khẩu lớn nhất với 288 tỷ USD. Các quốc gia đi trước như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản chủ yếu tập
trung vào khâu mang lại giá trị gia tăng cao nhất của chuỗi giá trị dệt may là thiết kế, marketing
và phân phối. Trong khi đó, hoạt động sản xuất tập trung tại Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia
đang phát triển như Bangladesh, Việt Nam, Pakistan, Indonesia,…Điểm đặc thù của ngành dệt
may là hệ thống các nhà bn tại 3 quốc gia chính là Hong Kong, Hàn Quốc, Đài Loan kết nối
các công ty sản xuất với người tiêu dùng cuối.
Ngành dệt may toàn cầu được dự báo sẽ phát triển theo những xu hướng sau.
Tăng trưởng với CAGR 5%/năm và đạt giá trị 2.100 tỷ USD vào năm 2025.
Tốc độ tăng trưởng của các quốc gia phát triển sẽ chậm lại và những nền kinh tế lớn mới nổi như
Trung Quốc, Ấn Độ sẽ là động lực chính của sự tăng trưởng.
Hoạt động gia công xuất khẩu sẽ dịch chuyển một phần từ Trung Quốc sang các quốc gia khác.
Bangladesh và Việt Nam là 2 điểm đến đầu tiên của sự dịch chuyển này.
Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu thu hút đầu tư 350 tỷ USD trong giai đoạn 2012-2025.
Với tốc độ tăng trưởng trung bình 14,5%/năm giai đoạn 2008-2013, Việt Nam là một trong
những quốc gia có tốc độ tăng trưởng ngành dệt may lớn nhất thế giới. Năm 2013, dệt may là
ngành xuất khẩu lớn thứ 2 cả nước với giá trị đạt 17,9 tỷ USD. Tuy nhiên, ngành dệt may nước ta
vẫn chưa mang lại giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu do chủ yếu sản xuất
xuất khẩu gia công theo phương thức CMT. Bên cạnh đó, ngành cơng nghiệp phụ trợ vẫn chưa

5



phát triển là một trong những thách thức lớn trong việc khai thác những lợi ích từ các Hiệp định
thương mại tự do như TPP, FTA EU-Việt Nam được kỳ vọng sẽ thông qua trong thời gian tới.
Ngành dệt may Việt Nam được dự báo sẽ phát triển theo những xu hướng sau.
Tăng trưởng với CAGR 9,8%/năm và đạt giá trị xuất khẩu 55 tỷ USD vào năm 2025 nếu Hiệp
định TPP được thông qua.
Dịch chuyển nhập khẩu nguyên liệu từ các thị trường chính hiện tại là Trung Quốc, Đài Loan,
Hàn Quốc về các nước nội khối TPP.
Bắt đầu phát triển hướng sản xuất xuất khẩu theo các phương thức cao hơn CMT là FOB, ODM,
OBM.
Thu hút đầu tư lớn vào ngành cơng nghiệp phụ trợ và dịng vốn FDI từ các quốc gia lân cận
nhằm tận dụng những lợi ích từ TPP và FTA EU-Việt Nam.

6


Quy mơ ngành dệt may tồn cầu (tỷ USD)

(Nguồn: TradeMap)

7


Quy mô thị trường dệt may thế giới năm 2012 đạt 1.105 tỷ USD; chiếm khoảng 1,8% GDP toàn
cầu. Dự báo đến năm 2025, quy mơ ngành dệt may tồn cầu đạt 2.110 tỷ USD, tương ứng CAGR
giai đoạn 2012-2025 đạt khoảng 5%/năm. 4 thị trường tiêu thụ chính là EU-27, Hoa Kỳ, Trung
Quốc, Nhật Bản với dân số chỉ khoảng 1/3 dân số toàn cầu nhưng chiếm hơn 75% tổng giá trị dệt
may toàn cầu. EU-27 hiện là thị trường lớn nhất với giá trị đạt 350 tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên,
dự báo đến năm 2025 Trung Quốc sẽ trở thành thị trường lớn nhất với giá trị 540 tỷ USD, tương
ứng CAGR giai đoạn 2012-2025 đạt 10%/năm. Các thị trường lớn tiếp theo là Brazil, Ấn Độ,

Nga, Canada, Úc. Ấn Độ được dự báo sẽ là thị trường có tốc độ tăng trưởng cao nhất với CAGR
đạt 12%/năm và giá trị năm 2025 đạt 200 tỷ USD, qua đó sẽ vượt Nhật Bản, Brazil để trở thành
quốc gia có quy mơ thị trường lớn thứ 4 thế giới. Các quốc gia khác chiếm khoảng 44% dân số
thế giới nhưng thị trường dệt may chỉ chiếm khoảng 7% quy mơ thị trường dệt may tồn cầu.
Chi tiêu dệt may bình quân đầu người (USD/người)

(Nguồn: Wazir Advisors)

8


Chi tiêu dệt may bình quân đầu người thế giới năm 2012 đạt 153 USD, dự báo đến năm 2025,
mức chi tiêu này sẽ tăng lên 247 USD. Chi tiêu dệt may bình qn đầu người có sự khác biệt lớn
giữa những quốc gia phát triển và đang phát triển. Úc là quốc gia có chi tiêu dệt may bình quân
đầu người cao nhất với 1.050 USD/năm, trong khi Ấn Độ là quốc gia có mức chi tiêu dệt may
bình quân đầu người thấp nhất trong các nền kinh tế lớn mới nổi; chỉ bằng khoảng 3% mức chi
tiêu của Úc và 23,5% mức chi tiêu dệt may trung bình của thế giới. Dự báo đến năm 2025, Úc
vẫn sẽ là quốc gia có mức chi tiêu dệt may bình quân đầu người lớn nhất thế giới.

9


Giá trị xuất khẩu dệt may toàn cầu (tỷ USD)

(Nguồn: TradeMap)
Thương mại dệt may toàn cầu năm 2012 đạt 708 tỷ USD. Trong đó, giá trị xuất khẩu sản phẩm
dệt đạt 286 tỷ USD; giá trị xuất khẩu sản phẩm may đạt 423 tỷ USD. Trung Quốc là
quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới đối với cả sản phẩm dệt và sản phẩm may, chiếm khoảng
40% tổng mậu dịch dệt may toàn cầu. 10 khu vực xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới là Trung
Quốc, EU-27, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh, Việt Nam, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Pakistan và

Indonesia. Bangladesh là quốc gia có giá trị xuất khẩu tương đương với Việt Nam. Năm 2012,
giá trị xuất khẩu dệt may Bangladesh đạt 21,6 tỷ USD

10


Dự báo thương mại dệt may toàn cầu đến năm 2025 (tỷ USD)

(Nguồn: Wazir Advisors)
Thương mại dệt may toàn cầu được dự báo sẽ tăng từ 708 tỷ USD năm 2012 lên 1.700 tỷ USD
năm 2025 với tốc độ tăng trưởng CAGR 6.5%/năm. Tỷ trọng giá trị thương mại Trung Quốc
trong tổng thương mại dệt may toàn cầu được dự báo giảm từ 40% hiện tại về 35% năm 2025.
Sự sụt giảm thị phần Trung Quốc trong tổng thương mại dệt may toàn cầu sẽ tạo cơ hội cho các
11


quốc gia sản xuất khác. Theo báo cáo “The global sourcing map” tháng 10/2013 của McKinsey,
Bangladesh và Việt Nam sẽ là 2 điểm đến đầu tiên của sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc.

12


II. LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG QUỐC GIA MỤC TIÊU
1. 3 thị trường quốc gia mục tiêu
1/ Thái Lan là một quốc gia nằm ở vùng Đơng Nam Á, phía bắc giáp Lào và Myanma, phía
đơng giáp Lào và Campuchia, phía nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía tây giáp Myanma
và biển Andaman. Lãnh hải Thái Lan phía đơng nam giáp với lãnh hải Việt Nam ở vịnh Thái
Lan, phía tây nam giáp với lãnh hải Indonesia và Ấn Độ ở biển Andaman.
Thái Lan là một quốc gia quân chủ lập hiến. Vua Thái Lan theo nghi thức là nguyên thủ quốc gia
cao nhất, tổng tư lệnh quân đội và nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo của đất nước. Vua Thái Lan

hiện nay là Vajiralongkorn, người đã nhận lời mời lên kế vị ngai vàng của Hội đồng lập pháp vào
đêm 1 tháng 12 năm 2016 sau một thời gian dài trì hỗn kể từ khi cha ơng là Vua Rama IX băng
hà ngày 13 tháng 10 năm 2016, nhưng chưa tiến hành đăng cơ.
Thủ đô của đất nước là Băng Cốc. Đây thành phố lớn nhất và là trung tâm chính trị, thương mại,
cơng nghiệp và văn hóa. Thái Lan có diện tích 513.000 km2 (198.000 dặm vng) lớn thứ 50
trên thế giới và dân số khoảng 67 triệu người đông thứ 20 trên thế giới. Khoảng 75% dân số là
dân tộc Thái, 14% là người gốc Hoa và 3% là người Mã Lai, phần còn lại là những nhóm dân tộc
thiểu số như Mơn, Khmer và các bộ tộc khác. Có khoảng 2,2 triệu người nhập cư hợp pháp và
bất hợp pháp ở Thái Lan. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Thái.
Phật giáo Nam Tơng được coi là quốc giáo ở Thái Lan với tỉ lệ người theo tôn giáo này là 94,6%,
là một trong những quốc gia Phật giáo lớn nhất thế giới theo tỉ lệ dân số. Cũng theo điều tra dân
số năm 2000, Hồi giáo chiếm 4,6% dân số và Kitô giáo chiếm 0,7% dân số.

13


Kinh tế Thái Lan phát triển nhanh từ 1985 đến 1995 và trở thành một quốc gia công nghiệp mới
trong đó du lịch với những điểm đến nổi tiếng như Ayutthaya, Pattaya, Bangkok, Phuket, Krabi,
Chiang Mai, và Ko Samui và xuất khẩu đóng góp lớn cho nên kinh tế
2/ Myanmar (Phát âm tiếng Myanma: [mjəmà], phát âm tiếng Việt: Mi-an-ma, tên gọi cũ: Miến
Điện), tên chính thức là Cộng hịa Liên bang Myanmar, là một quốc gia có chủ quyền tại Đơng
Nam Á có biên giới với Bangladesh, Ấn Độ, Trung Quốc, Lào và Thái Lan. Một phần ba tổng
chu vi của Myanmar là đường bờ biền giáp với vịnh Bengal và biển Andaman. Theo số liệu điều
tra nhân khẩu năm 2014, Myanmar có 51 triệu cư dân.[2] Myanmar có diện tích 676.578 km².
Thành phố thủ đơ là Naypyidaw cịn thành phố lớn nhất là Yangon.[3]
Các nền văn minh ban đầu tại Myanmar gồm có các thị quốc Pyu nói tiếng Tạng-Miến tại khu
vực Thượng Miến và các vương quốc Mon tại khu vực Hạ Miến.[4] Đến thế kỷ 9, người Miến
tiến đến thung lũng Thượng Irrawaddy, họ lập nên Vương quốc Pagan trong thập niên 1050, và
sau đó ngơn ngữ-văn hóa Miến cùng Phật giáo Nam Tơng dần dần chiếm ưu thế tại Myanmar.
Vương quốc Pagan sụp đổ trước các cuộc xâm chiếm của quân Mông Cổ, và xuất hiện một số

quốc gia thường xuyên giao chiến. Đến thế kỷ 16, Myanmar tái thống nhất dưới Triều Taungoo,
sau đó từng trở thành quốc gia lớn nhất trong lịch sử Đông Nam Á.[5] Đến đầu thế kỷ 19, lãnh
thổ của triều Konbaung bao gồm Myanmar ngày nay và cũng từng kiểm soát Manipur và Assam
trong thời gian ngắn. Người Anh chiếm được Myanmar sau ba cuộc chiến tranh trong thế kỷ 19
và quốc gia này trở thành một thuộc địa của Anh. Myanmar trở thành một quốc gia độc lập vào
năm 1948, ban đầu là một quốc gia dân chủ, song nằm dưới chế độ độc tài quân sự sau cuộc đảo
chính năm 1962.
Trong hầu hết thời gian độc lập, Myanmar xảy ra xung đột dân tộc tràn lan, trở thành một trong
các cuộc nội chiến kéo dài nhất vẫn đang diễn ra. Trong thời gian này, Liên Hiệp Quốc và một số
14


tổ chức khác ghi nhận các vi phạm nhân quyền tại đây.[6][7][8] Năm 2011, chính quyền quân sự
chính thức giải tán sau tổng tuyển cử năm 2010, và một chính phủ dân sự trên danh nghĩa nhậm
chức. Mặc dù các lãnh đạo quân sự cũ vẫn nắm giữ quyền lực rất lớn trong nước, song quân đội
tiến hành các bước nhằm từ bỏ kiểm sốt chính phủ. Điều này cùng với hành động phóng thích
Aung San Suu Kyi và các tù nhân chính trị, đã cải thiện hồ sơ nhân quyền và quan hệ ngoại giao
của Myanmar, kéo theo nới lỏng các chế tài mậu dịch và kinh tế khác.[9][10] Trong tổng tuyển
cử năm 2015, đảng của Aung San Suu Kyi giành đa số tại lưỡng viện quốc hội.
Myanmar giàu tài nguyên ngọc thạch và đá quý, dầu mỏ], khí thiên nhiên và các loại khoáng sản
khác. Năm 2016, GDP danh nghĩa ở mức 68.277 tỷ USD và GDP theo sức mua tương đương đạt
6,501 tỷ USD. Khoảng cách thu nhập tại Myanmar nằm vào hàng rộng nhất trên thế giới, do
phần lớn kinh tế nằm dưới quyền kiểm soát của những người ủng hộ chính phủ quân sự cũ.[11]
[12] Tính đến năm 2014[cập nhật], Myanmar có chỉ số phát triển con người HDI ở mức thấp,
xếp thứ 148 trong số 188 quốc gia được đánh giá.
3/ Singapore (phiên âm Tiếng Việt: Xin-ga-po), tên chính thức là nước Cộng hịa Singapore, là
một thành bang và đảo quốc tại Đông Nam Á. Đảo quốc nằm ngồi khơi mũi phía nam của bán
đảo Mã Lai và cách xích đạo 137 km về phía bắc. Lãnh thổ Singapore gồm có một đảo chính
hình thoi, và khoảng 60 đảo nhỏ hơn. Singapore tách biệt với Malaysia bán đảo qua eo biển
Johor ở phía bắc, và tách biệt với quần đảo Riau của Indonesia qua eo biển Singapore ở phía

nam. Singapore là quốc gia đơ thị hóa cao độ, chỉ cịn lại ít thảm thực vật nguyên sinh. Lãnh thổ
của Singapore liên tục mở rộng thơng qua hoạt động cải tạo đất.
Các hịn đảo của Singapore có người định cư vào thế kỷ thứ 2 Cơng ngun và sau đó thuộc một
số quốc gia bản địa. Năm 1819, chính trị gia Anh Quốc Stamford Raffles thành lập Singapore

15


hiện đại với vai trò là một trạm mậu dịch của Công ty Đông Ấn Anh, hành động này được
Vương quốc Johor cho phép. Anh Quốc giành được chủ quyền đối với đảo vào năm 1824, và
Singapore trở thành một trong Các khu định cư Eo biển của Anh Quốc vào năm 1826. Với sự
phát triển của thương mại và vận tải biển, đến năm 1900, Singapore đã trở thành một thành phố
quốc tế hiện đại và phồn thịnh nhất tại khu vực Đơng Nam Á.
Nhật Bản chiếm đóng Singapore trong Chiến tranh thế giới thứ hai, và sau chiến tranh Singapore
tuyên bố độc lập từ Anh Quốc vào năm 1963, và hợp nhất với các cựu lãnh thổ khác của Anh
Quốc để hình thành Malaysia, tuy nhiên Singapore bị trục xuất khỏi Malaysia hai năm sau. Kể từ
đó, Singapore phát triển nhanh chóng, được cơng nhận là một trong Bốn con hổ châu Á.
Singapore là một trong các trung tâm thương mại lớn của thế giới, với vị thế trung tâm tài chính
lớn thứ tư và một trong năm cảng bận rộn nhất. Nền kinh tế mang tính tồn cầu và đa dạng của
Singapore phụ thuộc nhiều vào mậu dịch, đặc biệt là chế tạo, chiếm 26% GDP vào năm 2005.
Theo sức mua tương đương, Singapore có thu nhập bình quân đầu người cao thứ ba trên thế giới.
Quốc gia này xếp hạng cao trong các bảng xếp hạng quốc tế liên quan đến giáo dục, chăm sóc
sức khỏe, sự minh bạch của chính phủ, và tính cạnh tranh kinh tế.
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm
- Dân số (Population) là tập hợp của những con người đang sống ở một vùng địa lý hoặc một
không gian nhất định.
Quy mô và tốc độ tăng dân số là hai chỉ tiêu dân số học quan trọng. Dân số lớn và tăng cao tạo ra
một thị trường tiềm năng rộng lớn cho nhiều doanh nghiệp. Việt Nam với quy mô dân số hơn 70
triệu người với tốc độ tăng cao là thị trường hấp dẫn của các cơng ty trong nước và nước ngồi.


16


Tại các nước đang phát triển nói chung, q trình đơ thị hố và phân bố lại dân cư diễn ra mạnh
mẽ. Các đô thị ngày càng mở rộng và đơng đúc. Dịng người từ các vùng q đổ xơ ra thành phố
làm ăn. Đây là yếu tố làm tăng nhu cầu xây nhà cửa, sắm đồ đạc gia đình, nhu cầu thuê nhà bình
dân, nhu cầu cơm bình dân, nhu cầu gửi tiền về quê, nhu cầu gọi điện thoại công cộng, nhu cầu
vận chuyển hành khách... Đất đai ở các khu ven đô cũng dần dần đắt lên và trở thành các tụ điểm
dân cư mới, mang lại nhiều tiền cho các gia đình nơng dân ngoại thành trước đây vốn thiếu thốn.
Điều này tạo tiền đề cho các nhu cầu xây nhà cửa, mua sắm đồ đạc. Q trình đơ thị hố và
chuyển dịch lao động cũng giúp cho đời sống nông thôn thay đổi. Nông thôn trở thành các thị
trường quan trọng cho nhiều doanh nghiệp.
Tỷ trọng: 0.3
- Mức thu nhập (Wages)
Tại một thời điểm nào đó, người có thu nhập cao hơn là người hạnh phúc hơn nhưng nhìn chung
trong các nền kinh tế giàu có, việc tăng GDP bình qn đầu người khơng làm các cá nhân hạnh
phúc hơn. Các khảo sát cho thấy, một người có thu nhập 5000$/năm sẽ thấy hạnh phúc hơn 1
người có thu nhập 20000$/năm nếu thu nhập tăng 500$. Đây là chỉ tiêu quan trọng vì có thể nói,
khi thu nhập cao, con người sẽ có xu hướng gia tăng chi tiêu và hưởng thụ nhiều hơn.
Tỷ trọng: 0.4
- Tỷ lệ thất nghiệp (Unemployment Rate)
Thất nghiệp tăng có nghĩa lực lượng lao động xã hội không được huy động vào hoạt động sản
xuất kinh doanh tăng lên; là sự lãng phí lao động xã hội- nhân tố cơ bản để phát triển kinh tế- xã
hội. Thất nghiệp tăng lên cũng có nghĩa nền kinh tế đang suy thối- suy thoái do tổng thu nhập
quốc gia thực tế thấp hơn tiềm năng; suy thoái do thiếu vốn đầu tư (vì vốn ngân sách bị thu hẹp
17


do thất thu thuế, do phải hỗ trợ người lao động mất việc làm…). Người lao động bị thất nghiệp,
tức mất việc làm, sẽ mất nguồn thu nhập. Do đó, đời sống bản thân người lao động và gia đình

họ sẽ khó khăn. Điều đó ảnh hưởng đến khả năng mua sắm của thị trường.
Tỷ trọng: 0.3

Dân số
Mức thu nhập
(triệu người)
(mỗi tháng)
Thái Lan
67.96
13,963 THB
Myanmar
53.9
3,600 MMK
Singapore
5.6
5,379 SGD
Trọng số
0.3
0.4
(Nguồn: số liệu 2015)

Tỷ lệ thất nghiệp
(%)
1.1
4.02
2.2
0.3

Tuy nhiên, hiện tại mức thu nhập đang thống kê theo đơn vị tiền tệ của mỗi quốc gia, do đó ta
quy về 1 đồng tiền mạnh để so sánh (bỏ qua các yếu tố về giá cả hàng hóa, lạm phát tại mỗi quốc

gia khi so sánh)
13,963 THB = 405.58 USD
3,600 MMK = 2.68 USD
5,379 SGD = 3,862.01 USD

Bảng quy đổi điểm để đánh giá từng thị trường:
Dân số

Mức thu nhập
18

Tỷ lệ thất nghiệp


Thái Lan
Myanmar
Singapore
Trọng số

10
3
8
0.3

5
3
10
0.4

10

3
8
0.3

Kết quả nhân với trọng số:
Thái Lan: 0.3x10+0.4x5+0.3x10=8
Myanmar: 0.3x3+0.4x3+0.3x3=3
Singapore: 0.3x8+0.4x10+0.3x8=8.8
Dựa vào kết quả trên, Singapore có hệ số cao nhất nên cơng ty chọn thị trường Singapore.
Giải thích lý do chọn Singapore:
Cảng biển quốc tế lớn nhất Châu Á
Sự phồn vinh của Singapore bắt nguồn từ những thuận lợi về địa lý và vị trí của nó trong hệ
thống thuộc địa Anh. Cảng Singapore là trung tâm chuyển tải container nhộn nhịp nhất trên thế
giới. Nằm ở phía nam của bán đảo Malay, cách khoảng 30 km về phía tây nam cảng Johor của
Malaysia, cảng của Singapore cung cấp kết nối tới hơn 600 cảng ở 123 quốc gia. Đây là cảng có
sở hữu chung lớn nhất trên thế giới.
Tại cảng Singapore, các trang thiết bị của cảng cho phép xử lý số lượng lớn container và hàng
hóa bao gồm hàng đóng kiện và hàng rời. Cảng cũng đang đề xuất mở rộng các dịch vụ bốc dỡ
hàng rời và hàng chuyên dụng. Các kho, bãi được mở rộng để phục vụ lưu kho, đóng gói, gom
hàng và phân phối hàng hóa. Khoảng 80% các container đến Singapore được chuyển tải qua các
tàu để đến các cảng khác.

19


Cảng Singapore có năng lực xử lý rất lớn, chiếm khoảng một phần năm khả năng chuyển tải
container của toàn cầu. Trong năm 2009, Cảng đã bốc xếp 25,86 triệu TEUs, 471,4 triệu tấn hàng
hóa và đón 1 triệu hành khách. Tổng cộng có 130.575 tàu thuyền đến cảng trong năm 2009.

III. XÁC ĐỊNH CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP

1. Sơ lược về công ty
_ Hệ thống kinh doanh quần áo FS đi vào hoạt động kinh doanh bắt đầu từ ngày 01 tháng 01
năm 2014 bởi những người yêu thời trang, bắt nguồn từ nhu cầu thể hiện cá tính cũng như thể
hiện bản thân của giới trẻ.
_ Hệ thống đã phát triển lớn mạnh và mang những sản phẩm của mình đến khắp đất nước Việt
Nam. Trở thành người đồng hành cho khách hàng trẻ tuổi trong những lần đi tiệc hoặc đến những
nơi đông người, làm điệu cho các bạn bằng các sản phẩm thời trang như : quần, áo, giày, nón,
vịng đeo tay, dây nịt,… Trong đó, quần áo thời trang là sản phẩm chủ đạo

Sứ mệnh công ty:

20


_ Mang niềm vui đến cho khách hàng bằng mẫu mã đẹp, độc đáo, thời trang. Chúng tơi dành
tồn bộ tâm huyết nhằm tạo ra những sản phẩm , dịch vụ đáp ứng mọi nhu cầu của đối tượng là
những bạn trẻ
_ Tôi không ngừng nỗ lực và phấn đấu hết mình để đạt được vị trí bền vững trên thị trường thời
trang.
_ Các mặt hàng phân phối của hệ thống mẫu mã ngày càng đa dạng và phong phú, đáp ứng thị
hiếu và làm hài lịng khách hàng.
Phân tích SWOT
Điểm mạnh (S):
_ Ban quản trị có kinh nghiệm trong quản lý hệ thống
_ Nguồn vốn đủ
_ Sản phẩm có chất lượng nhưng giá thành lại phù hợp
_ Khả năng tiếp cận với thị trường cao
Điểm yếu (W):
_ Là hệ thống mới thành lập nên có thể chưa hoạt động ăn khớp nhau
_ Văn hóa hệ thống chưa được xây dựng (thái độ và kĩ năng nhân viên)

_ Dữ liệu thơng tin về ngành cịn ít
_ Ngân quỹ cịn hạn chế nếu cần thêm đầu tư
Cơ hội (O):

21


_ Thị trường thời trang là 1 thị trường mới nổi, còn nhiều tiềm năng.
_ Người tiêu dùng phản ứng tích cực với những thay đổi mới
_ Có thể tìm dược các hợp đồng cung cấp có lời
_ Bằng sự thay đổi có thể gây bất ngờ cho khách hàng cũng như đối thủ cạnh tranh
Thách thức (T):
_ Ảnh hưởng của pháp luật
_ Nhu cầu thị trường mang tính thời vụ
_ Rất cần duy trì nhân viên chủ chốt
_ Có thể gặp những phản ứng tiêu cực từ phía khách hàng

2. Chiến lược thâm nhập
Các phương thức xuất khẩu chủ yếu của doanh nghiệp may:
* Xuất khẩu trực tiếp:
Là việc xuất khẩu hàng hố, dịch vụ do chính doanh nghiệp sản xuất hoặc mua của các tổ chức
sản xuất trong nước xuất khẩu ra nước ngồi thơng qua hệ thống tổ chức của mình mà khơng qua
bất kỳ tổ chức trung gian nào.
- Ưu điểm:
+ Tiết kiệm được chi phí trung gian
+ Doanh nghiệp khai thác triệt để mức giá xuất khẩu
22


+ Có cơ hội tiếp cận và làm quen dần với khách hàng

- Nhược điểm:
+ Yêu cầu các cán bộ kinh doanh phải giỏi chun mơn nắm rõ tình hình thị trường xuất khẩu.
+ Đòi hỏi vốn lớn
* Xuất khẩu uỷ thác:
Là hình thức xuất khẩu trong đó các đơn vị ngoại thương thay mặt người sản xuất ký kết các hợp
đồng mua bán, tiến hành các thủ tục cho hoạt động xuất khẩu và thu được một khoản hoa hồng
thù lao nhất định.
* Giao dịch qua trung gian
Tức là người xuất khẩu và người nhập khẩu giao dịch với nhau qua người thứ ba.
Giao dịch qua trung gian có ưu điểm là do trung gian nắm chắc tình hình thị trường tiêu thụ, giúp
nhà xuất khẩu giảm bớt chi phí bộ máy quản lý cồng kềnh ở nước nhập khẩu, các nghiệp vụ khác
như vận chuyển, phân loại hàng hố của nhà trung gian sẽ chun nghiệp hơn. Có thể người
trung gian cũng lấy mức lãi vừa phải thôi nên nhà xuất khẩu có nhiều thuận lợi mở rộng thị
trường. Tuy nhiên so với hình thức xuất khẩu trực tiếp thì giao dịch qua trung gian sẽ làm mất cơ
hội quan hệ trực tiếp với thị trường, hoàn toàn phụ thuộc vào trung gian. Hàng gửi trung gian bán
chưa chắc đã bán được gây ứ đọng vốn, phải nhận lại hàng. Vì trung gian phải làm việc với nhiều
nhà xuất khẩu nên có khi tiêu thụ hàng cho nhà xuất khẩu này thì gây khó khăn cho tiêu thụ hàng
của nhà xuất khẩu kia. Dựa vào tính chất hàng hóa, tiềm lực của hệ thống, tính rộng của thọ
trường, hệ thống chọn phương thức xuất khẩu qua trung gian bởi lẽ, Singapore là quốc gia đầu

23


tiên hệ thống mn mang sản phẩm ra nước ngồi, hình thức này sẽ giảm thiểu rủi ro cũng như
chi phí nghiên cứu thị trường.

IV. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC STP
1. Phân khúc thị trường và chọn thị trường mục tiêu
Ngành hàng may mặc thời trang được phân khúc theo độ tuổi.
Khách hàng của hệ thống cửa hàng quần áo FS là những người có độ tuổi từ 15-30 tuổi ở quốc

gia Singapore, những người có nhu cầu mặc đẹp, muốn thể hiện cá tính bản thân. Số người trong
độ tuổi này ở thành thị là vào khoảng 2 triệu người, chiếm khoảng 30% dân số cả nước (Nguồn :
Tổng cục thống kê)
Các tác nhân gây ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của phân khúc thị trường này:
+ Đối với những người chưa có việc làm: những người trong gia đình, mùa mốt tại thời điểm có
nhu cầu mua hàng, bạn bè,…
+ Đối với những người đã có việc làm: mùa mốt tại thời điểm có nhu cầu mua hàng, bạn bè, tiền
lương,…
Chúng tôi chia phân khúc tuổi từ 15-30 tuổi thành 2 phân khúc nhỏ là những người chưa có việc
làm và những người đã có việc làm. Sở dĩ chia nhỏ như vậy là vì tiện cho các hoạt động quảng
bá cũng như làm hài lòng khách hàng. Những khách hàng chưa có việc làm thì phong cách ăn
mặc của họ thường sẽ cá tính, điệu đà hơn những người đã có việc làm, phong cách sẽ đơn giản,
đơn điệu hơn.

24


2. Định vị
Đối thủ cạnh tranh:
_ Converse
_ Sio Shop
_ Ninomaxx

25


×