Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Tiểu luận quy định của pháp luật về Vi phạm quy định về cung ứng điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.4 KB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SAU ĐẠI HỌC


TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI:
TỘI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ CUNG ỨNG ĐIỆN
NHỮNG BẤT CẬP TRONG QUY ĐỊNH, ÁP DỤNG TRONG THỰC TIỄN
VÀ CÁC BẤT CẬP KHÁC TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM

GVHD: TS. PHẠM VĂN BEO

HVTH: LÊ PHƯƠNG CHI
MSSV: M3417003
Lớp: LK1734S1

Tháng 9/2017

LỜI MỞ ĐẦU


Tội vi phạm các quy định về cung ứng điện, những bất cập trong quy định, áp dụng trong
thực tiễn và các bất cập khác trong đấu tranh phòng chống tội phạm

Điện năng là một loại sản phẩm hàng hóa hàng hóa đặc biệt,
được sản xuất và đồng thời đưa vào sử dụng. Điện năng là một trong
những yếu tố quyết định đến tốc độ phát triển kinh tế xã hội và đặc
biệt là thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Trong định
hướng phát triển kinh tế – xã hội qua các thời kỳ đều xác định “điện
phải đi trước một bước”. Điện năng là nhu cầu không thể thiếu cho sư
phát triển của ngành kinh tế quốc dân, nó phục vụ trong đời sống hàng


ngày của nhân dân, nó góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân. Về
nguyên tắc nhà nước điều tiết hoạt động của thị trường điện lưc nhằm
bảo đảm phát triển hệ thống điện bền vững, đáp ứng yêu cầu cung cấp
điện an toàn, ổn định, hiệu quả.1
Tuy nhiên điện năng là một loại hàng hóa đặc biệt nên trong quá
trình quản lý nếu người có thẩm quyền không thưc hiện đúng nguyên
tắc, quy định của pháp luật về đóng điện, cắt điện, từ chối cung ứng
điện hoặc trì hoãn việc xử lý sư cố điện không có lý do chính đáng thì
nó có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến tài sản,
gây thiệt hại đến tính mạng sức khỏe cho người sử dụng và xã hội. Để
phát huy vai trò của loại hàng hóa đặc biệt này và đảm bảo an toàn
trong sinh hoạt cho người sử dụng điện thì vấn đề đặt ra là trách nhiệm
của người có thẩm quyền trong việc cung ứng điện là vấn đề cần thiết
để đảm bảo việc tuân thủ đúng quy định của pháp luật trong cung ứng
điện và những quy định liên quan đến trách nhiệm hình sư.
Luật điện lưc 2004, sửa đổi bổ sung năm 2012 và các văn bản
hướng dẫn thi hành đã quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá
nhân hoạt động điện lưc và của cả người sử dụng điện, các hành vi bị
cấm trong hoạt động điện lưc và đây là căn cứ để cơ quan tiến hành tố
tụng dẫn chiếu nhằm xác định những hành vi được Bộ luật hình sư cụ
thể hóa hành vi vi phạm quy định về cung ứng điện để từ đó xác định
trách nhiệm hình sư của người có trách nhiệm vi phạm quy định về cung
ứng điện.
Người viết chọn nghiên cứu quy định của pháp luật về Vi phạm
quy định về cung ứng điện là một sư cần thiết góp phần gia tăng
1 Điều 17, khoản 3, luật Điện lực 2004

HVTH: Lê Phương Chi – MSHV: M3417003

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Page |


Tội vi phạm các quy định về cung ứng điện, những bất cập trong quy định, áp dụng trong
thực tiễn và các bất cập khác trong đấu tranh phòng chống tội phạm

nhận thức cho đối với tổ chức, cá nhân hoạt động điện lưc. Đề tài
nghiên cứu các dấu hiệu cấu thành tội phạm về Vi phạm quy định về
cung ứng điện theo quy định tại Điều 199 Bộ luật hình sư 2015 sửa đổi
bổ sung 2017, những bất cập trong quy định, áp dụng trong thưc tiễn
và các bất cập khác trong đấu tranh, phòng chống tội phạm đó. Về lý
luận, đề tài nêu khái quát cơ sở lý luận về nhóm tội phạm xâm phạm
trật tư quản lý kinh tế của Bộ luật hình sư 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Từ đó, cho thấy vị trí của tội phạm Vi phạm quy định về cung ứng điện
trong quy định pháp luật hình sư Việt Nam.

HVTH: Lê Phương Chi – MSHV: M3417003

GVHD: TS. Phạm Văn Beo
Page |


Tội vi phạm các quy định về cung ứng điện, những bất cập trong quy định, áp dụng trong
thực tiễn và các bất cập khác trong đấu tranh phòng chống tợi phạm

MỤC LỤC

Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỢI XÂM PHẠM TRẬT TƯ
QUẢN LÝ KINH TÊ
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỘI XÂM PHẠM TRẬT TƯ QUẢN LÝ

KINH TÊ
1.1 . Khái niệm tội phạm – tội phạm kinh tế
1.1.1. Khái niệm tội phạm
Khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sư năm 2015 định nghĩa về tội phạm
như sau: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định
trong Bộ luật hình sư, do người có năng lưc trách nhiệm hình sư hoặc
pháp nhân thương mại thưc hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm
độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm
chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật
tư, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm
quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm
những lĩnh vưc khác của trật tư pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo
quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sư.
Từ quy định trên, có thể rút ra một định nghĩa ngắn gọn, khái quát
thể hiện đầy đủ đặc điểm của tội phạm mà khoa học pháp lý hình sư
thường sử dụng: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái
pháp luật hình sư và phải chịu hình phạt.

HVTH: Lê Phương Chi – MSHV: M3417003

GVHD: TS. Phạm Văn Beo
Page |


Tội vi phạm các quy định về cung ứng điện, những bất cập trong quy định, áp dụng trong
thực tiễn và các bất cập khác trong đấu tranh phòng chống tội phạm

1.1.2. Khái niệm tội phạm kinh tế
Tội phạm về kinh tế là tội phạm xâm hại sư ổn định và phát triển
nền kinh tế quốc dân, gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức hoặc công

dân qua hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong quản lý kinh tế.
Tội phạm kinh tế là sư biểu hiện tập trung nhất của những nhân tố tâm
lý - xã hội tiêu cưc trong quá trình phát triển nền kinh tế quốc gia. Với
nội dung là sư vi phạm các quy định của Nhà nước trong quản lí kinh
tế, khái niệm tội phạm về kinh tế luôn luôn có sư thay đổi về phạm vi
cũng như những nội dung cụ thể cùng với sư thay đổi và phát triển của
nền kinh tế quốc dân. Bất kỳ hành vi nào khiến cho nền kinh tế phát
triển trái với trật tư quản lý kinh tế đó đều bị xem là hành vi vi phạm
pháp luật. Tùy theo mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm mà các
ngành luật khác nhau sẽ điều chỉnh nó. Do đó, Luật Hình sư sẽ điều
chỉnh những hành vi vi phạm trật tư quản lý kinh tế có mức độ nguy
hiểm cao và sẽ bị cho là tội phạm xâm phạm trật tư quản lý kinh tế.
Thuật ngữ “tội phạm kinh tế” được hiểu theo nhiều phạm vi rộng
hẹp khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu. Trong phạm vi đề tài
này, nhóm các tội phạm kinh tế được hiểu là những tội phạm có tính
chất kinh tế xảy ra trong lĩnh vưc kinh doanh, sản xuất, thương mại của
doanh nghiệp (gồm cả Doanh nghiệp Nhà nước, cụ thể là Công ty điện
lực mà người viết chọn đề tài để nghiên cứu) cũng như các hành vi
phạm tội vì mục đích kinh tế. Các tội xâm phạm trật tư quản lý kinh tế
có thể được chia thành các nhóm như sau:
-

Một số tội phạm trong lĩnh vực sản xuật kinh doanh, thương mại

-

(Điều 188 đến Điều 199)
Một số tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, chứng

-


khoán, bảo hiêm (Điều 200 đến Điều 216)
Một số tội phạm khác xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (Điều 217
đến Điều 234)

1.2. Đặc trưng các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
Việc nghiên cứu những đặc trưng của tội phạm kinh tế trong giai
đoạn hiện nay có vai trò hết sức quan trọng. Không chỉ giúp cho việc
HVTH: Lê Phương Chi – MSHV: M3417003

GVHD: TS. Phạm Văn Beo
Page |


Tội vi phạm các quy định về cung ứng điện, những bất cập trong quy định, áp dụng trong
thực tiễn và các bất cập khác trong đấu tranh phòng chống tội phạm

xác định chính xác cơ chế phát sinh, phát triển tội phạm kinh tế mà
còn tạo ra tiền đề cần thiết để xây dưng các chủ trương, phương hướng
phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm kinh tế có hiệu quả và bám sát
thưc tiễn. Việc chỉ ra nguyên nhân, điều kiện của tội phạm kinh tế theo
từng lĩnh vưc như trên có ý nghĩa xác định các biện pháp cụ thể trong
phòng ngừa tội phạm kinh tế. Đặc trưng của các tội phạm xâm phạm
trật tư quản lý kinh tế là các tội phạm diễn ra trong lĩnh vưc kinh tế
hoặc có liên quan đến kinh tế. Qua nghiên cứu tình hình tội phạm kinh
tế trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện
nay, có thể xác định quá trình phát sinh, phát triển của tội phạm kinh
tế mang những đặc điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, các tội phạm mang tính chất kinh tế.
Tội phạm kinh tế ở trong giai đoạn nào sẽ phụ thuộc vào các chính

sách kinh tế, công cụ quản lý kinh tế, cơ chế vận hành nền kinh tế của
quốc gia trong giai đoạn đó. Có thể nói, chỉ cần một chính sách kinh tế
mới ra đời, đời sống kinh tế - xã hội xuất hiện một quy định mới, sẽ nảy
sinh những hành vi phạm tội kinh tế mới tương ứng. Ví dụ: Ở Việt Nam,
trong vài năm đầu áp dụng Luật Thuế giá trị gia tăng năm 1997 có
chính sách cho phép khấu trừ thuế đầu vào theo tỷ lệ % (còn gọi là
khấu trừ khống). Lợi dụng quy định này, các đối tượng đã khai khống
về số lượng, quay vòng hàng nông sản xuất khẩu, lập hồ sơ hoàn thuế
giá trị gia tăng đầu vào, gây thất thoát lớn cho ngân sách nhà nước.
Hành vi kinh tế hợp pháp tất yếu phải được tiến hành trong phạm
vi pháp luật không cấm, được điều chỉnh bởi các chính sách, công cụ
quản lý kinh tế và tuân thủ cơ chế chung trong vận hành nền kinh tế.
Do vậy, giữa hành vi kinh tế và các chính sách, công cụ, cơ chế vận
hành nền kinh tế có quan hệ phụ thuộc tương ứng. Theo đó, tất cả đặc
trưng của các chính sách, công cụ và cơ chế vận hành nền kinh tế đều
phản ánh lên các hành vi kinh tế cụ thể. Ví dụ, không có chế độ tài
chính và hệ thống tài chính, thì tất yếu sẽ không tồn tại cái gọi là hoạt
động tài chính; không có quy định về quản lý kinh doanh, thì sẽ không
có hoạt động đăng ký kinh doanh của các pháp nhân với tư cách là chủ
thể của thị trường. Tương tư như các hành vi kinh tế hợp pháp, tội
HVTH: Lê Phương Chi – MSHV: M3417003

GVHD: TS. Phạm Văn Beo
Page |


Tội vi phạm các quy định về cung ứng điện, những bất cập trong quy định, áp dụng trong
thực tiễn và các bất cập khác trong đấu tranh phòng chống tội phạm

phạm kinh tế với tư cách là hành vi “phản kinh tế” cũng tất yếu phát

sinh và tồn tại dưa vào các chính sách, công cụ quản lý kinh tế và cơ
chế vận hành nền kinh tế. Ví dụ, trong lĩnh vưc ngân hàng không sử
dụng thẻ tín dụng, chứng thư tín dụng thì tất nhiên sẽ không có tội
phạm về thẻ tín dụng; không có quy tắc giao dịch hợp đồng, tất yếu sẽ
không tồn tại tội phạm lừa đảo lợi dụng hình thức hợp đồng… Có thể
nói, tội phạm kinh tế đã lấy chính sách kinh tế, công cụ kinh tế và cơ
chế vận hành nền kinh tế làm “vật chủ” để dưa vào đó mà tồn tại và
phát triển. Điều đó thể hiện sư phụ thuộc chặt chẽ của tội phạm kinh
tế vào các chính sách kinh tế, công cụ, cơ chế vận hành nền kinh tế.
Thứ hai, tội phạm kinh tế thường biểu hiện dưới dạng các hoạt
động kinh tế.
Tuy nhiên, để đạt đến mục đích phi pháp của tội phạm, thì các đối
tượng phạm tội lại luôn luôn “tránh né” các chính sách, công cụ và cơ
chế quản lý kinh tế. Sư “tránh né” này được thưc hiện trên cơ sở am
hiểu chính sách, nắm vững công cụ, cơ chế quản lý kinh tế và thành
thạo trong tổ chức thưc hiện hành vi phạm tội. Do vậy, tính “trí tuệ”,
tính nghiệp vụ kinh tế, sư tinh vi, xảo quyệt của tội phạm kinh tế chính
là sư phản ánh tất yếu quy luật phụ thuộc và “tránh né” này của hành
vi phạm tội kinh tế.
Đặc trưng của tội phạm kinh tế cho thấy: phụ thuộc chặt chẽ vào
sư phát triển của các hoạt động kinh tế. Mức độ tư do của đời sống
kinh tế quyết định trình độ phát triển của tội phạm kinh tế. Mức độ
hiện đại hóa của nền kinh tế quyết định trình độ chuyên nghiệp hóa.
Mức độ phát triển của các công cụ quản lý kinh tế quyết định sư đổi
mới của phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm kinh tế. Đến
lượt mình, trình độ phát triển của tội phạm kinh tế sẽ quyết định các
lĩnh vưc hoạt động của tội phạm này. Cùng với điều đó, khi tội phạm
kinh tế biểu hiện ra bên ngoài dưới hình thức của các hoạt động kinh
tế, nó luôn luôn “tránh né” các hoạt động quản lý kinh tế. Chính sư
“tránh né” này của tội phạm kinh tế đã quyết định tính “trí tuệ”, tính

chuyên nghiệp, tính tinh vi, xảo quyệt, tính nghiệp vụ kinh tế của tội
phạm kinh tế.
HVTH: Lê Phương Chi – MSHV: M3417003

GVHD: TS. Phạm Văn Beo
Page |


Tội vi phạm các quy định về cung ứng điện, những bất cập trong quy định, áp dụng trong
thực tiễn và các bất cập khác trong đấu tranh phòng chống tội phạm

Trong công tác phòng ngừa và điều tra tội phạm kinh tế, việc nhận
thức rõ quy luật trên có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó yêu cầu chúng
ta phải nghiên cứu sâu sắc những nhân tố liên quan đến tình hình tội
phạm kinh tế. Trong đó, chú trọng đến sư ảnh hưởng của việc xây dưng
và thưc hiện các chính sách, công cụ, cơ chế vận hành nền kinh tế đối
với hoạt động của tội phạm kinh tế để đề ra những đối sách chống tội
phạm có tính khả thi và tính chiến lược. Quy luật này cũng đòi hỏi lưc
lượng làm công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm kinh tế phải
không ngừng nâng cao năng lưc chiến đấu. Cán bộ làm công tác đấu
tranh chống tội phạm kinh tế không chỉ cần am hiểu nghiệp vụ quản lý
kinh tế, các chính sách và quá trình vận hành kinh tế mà còn cần có
năng lưc phân tích, đánh giá, phân biệt các hành vi kinh tế hợp pháp
với các hành vi tội phạm kinh tế thể hiện dưới vỏ bọc của các hành vi
kinh tế thông thường2.
Thứ ba, về tội phạm và người phạm tội
Tội phạm diễn ra trong thời gian khá dài, tỷ lệ tội phạm ẩn rất cao,
dễ nhầm lẫn với các vi phạm hành chính, vi phạm dân sư. Người phạm
tội thường là người có chức vụ, quyền hạn, có quan hệ với người có
trách nhiệm trong quản lý kinh tế, quản lý tài sản, thường lợi dụng các

yếu tố nghiệp vụ quản lý kinh tế, tài chính, hiểu biết chính sách pháp
luật để thưc hiện hành vi mà bản thân người đó là những nhà chuyên
môn để lợi dụng và đó cũng chính là điều kiện để thưc hiện hành vi
phạm tội của mình.
Thứ tư, mối quan hệ với người quản lý kinh tế
Tội phạm xâm phạm trật tư quản lý kinh tế thường có mối quan hệ
với những người trưc tiếp hoặc gián tiếp quản lý kinh tế, quản lý các
giá trị vật chất; hoạch định chính sách kinh tế, xã hội… Vì vậy, nhóm
tội buôn lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả; trốn thuế thường xuất hiện
đan xen với nhóm tội phạm tham nhũng, cố ý làm trái quy định
Thứ năm, về địa bàn, tuyến và ngành hàng hóa
2 Nguyễn Ngọc Minh, Những đặc trưng của tội phạm kinh tế trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, Tạp chí cảnh sát nhân dân số 08/2014.

HVTH: Lê Phương Chi – MSHV: M3417003

GVHD: TS. Phạm Văn Beo
Page |


Tội vi phạm các quy định về cung ứng điện, những bất cập trong quy định, áp dụng trong
thực tiễn và các bất cập khác trong đấu tranh phòng chống tội phạm

Nhóm tội buôn bán hàng cấm, hàng giả thường hoạt động theo
các tuyến địa bàn và tập trung vào các ngành hàng nhất định như: Lợi
dụng các tuyến giao thông, tuyến bưu điện, đường ống; tuyến biên
giới, cảng biển, hàng không…; hoạt động theo địa bàn là một khu vưc
địa lý, địa giới hành chính, cơ quan hành chính…; hoạt động ngành
hàng thường tác động tới nhiều loại hàng hóa khác nhau với qui mô lớn
và phức tạp.

Thứ sáu, về thủ đoạn hoạt động
Câu kết chặt chẽ giữa các đối tượng phạm tội, lợi dụng trong sản
xuất, quản lý để xuất nhập khẩu, lưu thông hàng hóa, lợi dụng mối
quan hệ với người có chức quyền để che chắn. Sử dụng các danh nghĩa
để sản xuất, kinh doanh gây khó khăn trong phát hiện tội phạm. Câu
kết, mua chuộc cán bộ, người có chức vụ để che giấu hành vi phạm tội.
Thủ đoạn tinh vi, phức tạp, thiết lập thành hệ thống chặt chẽ, có khả
năng ngụy trang, che giấu hành vi.
1.3. Q trình phát triển các tợi phạm xâm phạm trật tự quản
lý kinh tế qua từng giai đoạn
Năm 1985 Quốc hội ban hành Bộ Luật Hình sư đầu tiên của Việt
Nam đáp ứng tình hình cấp bách cho sư phát triển kinh tế xã hội của
Việt Nam sau 10 năm thống nhất đất nước. Bộ Luật Hình sư 1985, chưa
phân biệt rõ khách thể của tội phạm trong lĩnh vưc kinh tế, chưa xác
định tội phạm trật tư quản lý kinh tế mà quy định còn rải rác như tại:
Điều 9: Tội vi phạm quy định về hàng không, Điều 91: Tội vi phạm quy
định về hàng hải; Điều 97: Tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép
hànghoá, tiền tệ qua biên giới… Vì vậy, hiểu rằng do thời điểm đất
nước mới hòa bình đang xây dưng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung
nên việc quản lý kinh tế chưa được chú trọng.
Đối với các tội phạm về kinh tế, tại Chương 7 của Bộ Luật Hình sư
1985, từ Điều 164 đến Điều 184 quy định “Các tội phạm về kinh tế”.
Trong đó, có những điều luật mà đến khi Bộ Luật Hình sư 1999 ra đời
đã không còn phù hợp, cụ thể, Điều 164: Tội cản trở việc thưc hiện các
quy định của Nhà nước về cải tạo xã hội chủ nghĩa, Điều 172: Tội
HVTH: Lê Phương Chi – MSHV: M3417003

GVHD: TS. Phạm Văn Beo
Page |



Tội vi phạm các quy định về cung ứng điện, những bất cập trong quy định, áp dụng trong
thực tiễn và các bất cập khác trong đấu tranh phòng chống tội phạm

chiếm đoạt tem, phiếu, tội làm hoặc lưu hành tem, phiếu, giấy tờ giả
dùng vào việc phân phối, Điều 184: Tội lạm sát gia súc. Do yêu cầu
phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, có sư
điều tiết của Nhà nước nên Bộ Luật Hình sư năm 1999 quy định thêm
một số tội phạm mới như: Tội quảng cáo gian dối (Điều 168), Tội vi
phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp (Điều
170), Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171).
Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã có những bước phát
triển quan trọng, từng bước hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới
và đã mang lại những lợi ích to lớn, nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều
vấn đề cần phải giải quyết trong đó có vấn đề đấu tranh phòng chống
tội phạm. BLHS năm 1999 vẫn là sản phẩm mang đậm dấu ấn thời kỳ
đầu của quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu, bao
cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, do vậy, chưa thưc
sư phát huy tác dụng trong việc bảo vệ và thúc đẩy các nhân tố tích
cưc của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN phát triển một cách
lành mạnh. Một số quy định của BLHS năm 1999 không còn phù hợp
với điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường. Mặt khác, nhiều tội
phạm mới phát sinh trong quá trình vận hành nền kinh tế chưa được
kịp thời bổ sung hoặc tuy đã được bổ sung, nhưng chưa đầy đủ, toàn
diện, nhất là các tội phạm trong lĩnh vưc sản xuất kinh doanh, thương
mại, tài chính, ngân hàng, thuế, bảo hiểm, chứng khoán, tội phạm
trong lĩnh vưc môi trường…
Những hạn chế này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sư phát triển
của nền kinh tế cũng như hiệu quả của công tác đấu tranh phòng
chống tội phạm và đòi hỏi cần phải tiếp tục hoàn thiện BLHS để góp

phần bảo vệ và thúc đẩy hơn nữa sư phát triển của nền kinh
tế thị trường định hướng XHCN.3
Với mô hình “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” thì
vai trò của Nhà nước là tạo ra hành lang pháp lý để quản lý, kiểm
soát sư vận hành của các hoạt động kinh tế. Một trong những thay
đổi quan trọng là phi hình sư hóa một số tội danh trong lĩnh vưc trật
3 Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp, Đề cương giới thiệu Bộ luật hình sự 2015

HVTH: Lê Phương Chi – MSHV: M3417003

GVHD: TS. Phạm Văn Beo
Page |


Tội vi phạm các quy định về cung ứng điện, những bất cập trong quy định, áp dụng trong
thực tiễn và các bất cập khác trong đấu tranh phòng chống tội phạm

tư quản lý kinh tế. Bộ luật hình sư 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy
định bổ sung hành vi khách quan vào cấu thành tội phạm phân hóa
tội danh trước thành tội danh mới để đáp ứng yêu cầu đấu tranh
phòng, chống tội phạm, tách một số điều luật quy định tội phạm
ghép thành các điều luật quy định tội phạm độc lập do không đảm
bảo được việc phân hóa trách nhiệm hình sư giữa các hành vi phạm
tội. Việc bổ sung quy định mở rộng áp dụng hình phạt tiền như vậy
để phù hợp với Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 2-6-2015 của Bộ Chính
trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
BLHS 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, đã bổ sung thêm một số
hành vi mới phát sinh trong lĩnh vưc quản lý kinh tế, đáp ứng nhu cầu
của nền kinh tế trong giai đoạn hiện tại. Thưc tiễn áp dụng BLHS cho
thấy, một số hành vi vi phạm pháp luật đang phát triển gây nguy

hiểm cho xã hội, có nơi, có lúc diễn biến phức tạp nhưng chưa được
quy định trong BLHS 1999 sửa đổi bỏ sung năm 2009. Vì vậy xuất
phát từ tình hình thưc tế, sau khi xem xét các yếu tố, đặc điểm phát
triển kinh tế chính trị, văn hóa truyền thống pháp lý Việt Nam cũng
như các yếu tố quốc tế, xu thế chung của thế giới trong thời kỳ hội
nhập nền kinh tế quốc tế hiện nay, BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017
đã quy định một số tội phạm mới trong lĩnh vưc kinh tế như:
1. Tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán
2.
3.
4.
5.

(Điều 212);
Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm; (Điều 213)
Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; (Điều 214)
Tội gian lận bảo hiểm y tế; (Điều 215)
Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp cho

người lao động; (Điều 216)

6. Tội vi phạm quy định về cạnh tranh; (Điều 217)
7. Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp

(Điều 217a)
8. Tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản; (Điều
218)
9. Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây
thất thoát, lãng phí; (Điều 219)


HVTH: Lê Phương Chi – MSHV: M3417003

GVHD: TS. Phạm Văn Beo
Page |


Tội vi phạm các quy định về cung ứng điện, những bất cập trong quy định, áp dụng trong
thực tiễn và các bất cập khác trong đấu tranh phòng chống tội phạm
10. Tội vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn

đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng; (Điều 220)
11. Tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả
nghiêm trọng; (Điều 221)
12. Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng;
(Điều 222)
13. Tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả
nghiêm trọng; (Điều 223)
14. Tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dưng gây hậu quả
nghiêm trọng; (Điều 224)
15. Tội vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà

nước thu hồi đất; (Điều 230)
16. Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã
(Điều 234)
Bộ luật Hình sư 2015 sửa đổi bổ sung 2017 đã sử dụng các hình
thức mở rộng phạm vi trách nhiệm hình sư, quy định pháp nhân
thương mại phải chịu trách nhiệm hình sư đối với 17 tội danh trong
chương tội phạm kinh tế - đó là các tội thuộc lĩnh vưc sản xuất, kinh
doanh, lưu thông hàng hoá; thuế, chứng khoán, bảo hiểm và các lĩnh

vưc kinh tế khác. Một số hành vi mới phát sinh trong lĩnh vưc quản lý
kinh tế, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế trong giai đoạn hiện tại.
Thưc tiễn áp dụng BLHS cho thấy, một số hành vi vi phạm pháp
luật đang phát triển gây nguy hiểm cho xã hội, có nơi, có lúc diễn biến
phức tạp nhưng chưa được quy định trong BLHS 1999 sửa đổi bổ sung
năm 2009. Bổ sung quy định trách nhiệm hình sư đối với pháp nhân
thương mại đối tội danh trong chương này. Việc bổ sung quy định
trách nhiệm hình sư đối với pháp nhân thương mại về tội phạm kinh tế
có ý nghĩa rất quan trọng, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống
tội phạm trong quá trình hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay.
2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỢI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ CUNG ỨNG
ĐIỆN
Chương XVIII tợi xâm phạm trật tư quản lý kinh tế, sai phạm trong
lĩnh vưc sản xuất, kinh doanh, thương mại thì tội vi phạm các quy định
về cung ứng điện là tội phạm đã được quy định tại Điều 182 Bộ luật
HVTH: Lê Phương Chi – MSHV: M3417003

GVHD: TS. Phạm Văn Beo
Page |


Tội vi phạm các quy định về cung ứng điện, những bất cập trong quy định, áp dụng trong
thực tiễn và các bất cập khác trong đấu tranh phòng chống tội phạm

hình sư năm 1985 với tội danh “sử dụng hoặc phân phối điện trái
phép”, Điều 177 Bộ luật hình sư năm 1999 không còn quy định hành vi
sử dụng điện trái phép là tội phạm nữa mà chỉ quy định hành vi phân
phối điện trái phép là tội phạm, nhưng cũng được sửa thành vi phạm
các quy định về cung ứng điện. Nay Bộ luật hình sư 2015 cũng không
thay đổi về hành vi của tội phạm này nhưng Luật sửa đổi bổ sung một

số điều của bộ luật hình sư số 100/2015/QH13 đã thay đổi hành vi “cắt
điện, không có căn cứ hoặc không thông báo theo quy định, từ chối
cung cấp điện không có căn cứ” thành hành vi “đóng điện, cắt điện, từ
chối cung cấp điện trái với quy định của pháp luật”
Cấu tạo của Điều 177 Bộ luật hình sư năm 1999 cũng có nhiều
thay đổi so với Điều 182 Bộ luật hình sư năm 1985 như: quy định thêm
tình tiết là yếu tố định tội; quy định cụ thể hành vi khách quan của
người phạm tội; bổ sung một số tình tiết là yếu tố định khung hình phạt
ở khoản 2 của điều luật; bỏ tình tiết là yếu tố định khung của hình phạt
quy định tại khoản 2 Điều 182 Bộ luật hình sư năm 1985; hình phạt bồ
sung được quy định ngay trong điều luật.4
Cấu tạo của Điều 199 Bộ luật hình sư năm 2015 cũng có nhiều
thay đổi so với Điều 177 Bộ luật hình sư năm 1999 như: quy định cụ
thể hơn như thế nào là hành vi gây hậu quả nghiêm trọng là gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn
thương cơ thể từ 31% đến 60%, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 31% đến 60% hoặc gây thiệt hại về tài sản từ
100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, tăng mức phạt tiền.
Quy định hành vi gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm
trọng là làm chết người; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 61% đến 121%;

Gây thiệt hại về tài sản từ

500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. Bổ sung tình tiết định
4 Thạc sĩ Đinh Văn Quê, Bình luận khoa học Bộ luật hình sư, phần các tội phạm, tập VI, các tội xâm phạm trật tư quản lý kinh
tế, Nhà x́t bản Thành phố Hờ Chí Minh, trang 337 - 338


HVTH: Lê Phương Chi – MSHV: M3417003

GVHD: TS. Phạm Văn Beo
Page |


Tội vi phạm các quy định về cung ứng điện, những bất cập trong quy định, áp dụng trong
thực tiễn và các bất cập khác trong đấu tranh phòng chống tội phạm

tội là làm chết 02 người trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của 02 người trở lên, với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi
người 61% trở lên hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên
mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;
Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
Cấu tạo của Điều 199 Bộ luật hình sư năm 2015 sửa đổi bổ sung
2017 có sửa đổi bổ sung về tỷ lệ thương tật quy định tỷ lệ tổn thương
cơ thể đối với một người từ 61% trở lên, đối với 2 người từ 61% đến
121%; sửa đổi tăng mức thiệt hại về tài tăng mức thiệt hại; sửa đổi tỷ
lệ thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của 3 người trở lên mà tổng tỷ
lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên.
2.1. Khái niệm:
Cung ứng điện: Luật điện lưc năm 2004 sửa đổi bổ sung năm
2012 không có định nghĩa thế nào là cung ứng điện. Nên người viết
trình bày theo cách hiểu cung ứng điện được hiểu là hoạt động cung
cấp điện năng của đơn vị điện lưc nhằm đáp ứng, phục vụ cho nhu cầu
cần thiết của người sử dụng điện năng trong việc sản xuất, sinh hoạt
hoặc các hoạt động khác liên quan đến điện lưc tại Việt Nam.
Vi phạm các quy định về cung ứng điện: là hành vi của người
có trách nhiệm trong việc cung ứng điện mà đóng điện, cắt điện, từ

chối cung ứng điện trái với quy định của pháp luật hoặc trì hoãn việc
xử lý sư cố điện không có lý do chính đáng.
“Điều 199. Tội vi phạm quy định về cung ứng điện
1. Người nào có trách nhiệm mà đóng điện, cắt điện, từ chối cung
cấp điện trái quy định của pháp luật hoặc trì hỗn việc xử lý sự cố điện
khơng có lý do chính đáng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt tiền từ 30.000.000 đờng đến 150.000.000 đờng, phạt cải tạo
không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

HVTH: Lê Phương Chi – MSHV: M3417003

GVHD: TS. Phạm Văn Beo
Page |


Tội vi phạm các quy định về cung ứng điện, những bất cập trong quy định, áp dụng trong
thực tiễn và các bất cập khác trong đấu tranh phòng chống tội phạm

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người
trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61%
đến 121%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới
500.000.000 đồng;
d) Đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về một trong
các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa
được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt
tiền từ 150.000.000 đờng đến 500.000.000 đờng hoặc phạt tù từ 01

năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người
trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122%
đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới
1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt
tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người
trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở
lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đờng trở lên.
4. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”.

HVTH: Lê Phương Chi – MSHV: M3417003

GVHD: TS. Phạm Văn Beo
Page |


Tội vi phạm các quy định về cung ứng điện, những bất cập trong quy định, áp dụng trong
thực tiễn và các bất cập khác trong đấu tranh phòng chống tội phạm

2.2. Dấu hiệu pháp lý của tội phạm:
2.2.1. Các dấu hiệu về chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm là chủ thể đặc biệt, chỉ những người có

trách nhiệm liên quan đến việc cung ứng điện mới có thể là chủ thể
của tội phạm này. Tuy nhiên, người có trách nhiệm không nhất thiết
phải là người có chức vụ, quyền hạn, mà họ có thể là những người khác
được phân công làm nhiệm vụ cung ứng điện. Đối với người khác cũng
có thể là chủ thể nhưng họ chỉ là đồng phạm trong vụ án có đồng
phạm5
Nếu người phạm tội vi phạm các quy định về cung ứng điện chưa
gây hậu quả nghiêm trọng, tức là chưa đủ mức định và định lượng thì
người phạm tội phải là người đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về
hành vi này hoặc bị kết án về tội này mà chưa xóa án tích mà còn vi
phạm thì mới chịu trách nhiệm hình sư.
2.2.2. Các dấu hiệu về khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm này là xâm phạm đến trật tư quản lý kinh
tế trong lĩnh vưc sản xuất kinh doanh thương mại mà cụ thể là quy
định trong lĩnh vưc cung ứng điện. Đối tượng tác động của tội phạm
này là điện năng dùng trong sinh hoạt, trang trí, thắp sáng nơi công
cộng ...
2.2.3. Các dấu hiệu về mặt khách quan của tội phạm
a) Hành vi khách quan: người phạm tội là người có trách nhiệm
trong việc quản lý điện năng thưc hiện một trong hành vi: đóng điện,
cắt điện, từ chối cung ứng điện trái với quy định của pháp luật hoặc trì
hoãn việc xử lý sư cố điện không có lý do chính đáng
Đóng điện, cắt điện trái với quy định của pháp luật: là hành vi
ngừng, giảm mức cung cấp điện mà không có lý do chính đáng trong
hoạt động điện lưc. Cụ thể là hành vi của bên cung ứng điện ngừng
hoặc giảm mức cung cấp điện không khẩn cấp trong các trường hợp:
5 Thạc sĩ Đinh Văn Quê, Bình luận khoa học Bộ luật hình sư, phần các tội phạm, tập VI, các tội xâm phạm trật tư quản lý kinh
tế, Nhà x́t bản Thành phố Hờ Chí Minh, trang 338

HVTH: Lê Phương Chi – MSHV: M3417003


GVHD: TS. Phạm Văn Beo
Page |


Tội vi phạm các quy định về cung ứng điện, những bất cập trong quy định, áp dụng trong
thực tiễn và các bất cập khác trong đấu tranh phòng chống tội phạm

bên cung ứng điện cắt điện đột ngột khi không có nhu cầu sữa chữa
bảo dưỡng, đại tu, xây lắp các công trình điện, điều hòa, hạn chế phụ
tải do thiếu điện và các nhu cầu khác theo kế hoạch hoặc cắt điện mà
không theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân có liên quan trong trường hợp
để đảm bảo an toàn phục vụ thi công các công trình.
Trường hợp đóng điện, cắt điện trái với quy định của pháp luật là
hành vi khi bên cung ứng điện đóng điện, cắt điện mà không thông báo
cho bên sử dụng điện biết trước thời điểm ngừng hoặc giảm mức cung
cấp điện, cho dù là do lỗi của bên sử dụng điện vi phạm quyền và
nghĩa vụ của bên sử dụng điện (không trả tiền điện) thì bên cung ứng
điện phải tuân thủ việc thông báo ba lần thì sau mười lăm ngày, kể từ
ngày thông báo lần đầu tiên trước khi ngừng cung ứng điện, trừ trường
hợp quy định tại Khoản 6 Điều 7 Luật Điện lưc năm 2004 (hành vi trộm
cắp điện dưới mọi hình thức) và Điều 6 Thông tư (ngừng, giảm mức
cung cấp điện khẩn cấp)

6

thì hành vi đóng, cắt điện trong trường hợp

này không bị xem là trái với quy định của pháp luật về đóng điện, cắt
điện.

Việc thông báo cho bên sử dụng điện biết trước thời điểm ngừng
hoặc giảm mức cung cấp điện ít nhất năm ngày bằng cách thông báo
trong ba ngày liên tiếp trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc các
hình thức thông tin khác

7

6 Điều 4: Mọi trường hợp ngừng, giảm mức cung cấp điện, bên bán điện phải thông báo trước cho bên mua điện, trừ trường hợp
quy định tại Khoản 6 Điều 7 Luật Điện lực (hành vi trộm cắp điện dưới mọi hình thức) và Điều 6 Thông tư này – Thông tư
30/2013/TT-BCT ngày 14/11/2013, Thông tư quy định về điều kiện, trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện
Điều 6: Ngừng, giảm mức cung cấp điện khẩn cấp (Thơng tư 30/2013/TT-BCT)
1. Do có sư cố xảy ra trên lưới điện cấp điện cho bên mua điện; sư cố trong hệ thống điện gây mất điện mà bên bán điện khơng
kiểm sốt được.
2. Có nguy cơ gây sư cố, mất an toàn nghiêm trọng cho người, thiết bị và hệ thống điện.
3. Do hệ thống điện thiếu cơng suất dẫn đến đe dọa sư an tồn của hệ thống điện.
4. Do sư kiện bất khả kháng.

7 Điều 27 khoản 1 Luật điện lực 2004

HVTH: Lê Phương Chi – MSHV: M3417003

GVHD: TS. Phạm Văn Beo
Page |


Tội vi phạm các quy định về cung ứng điện, những bất cập trong quy định, áp dụng trong
thực tiễn và các bất cập khác trong đấu tranh phòng chống tội phạm

Từ chối cung cấp điện trái với quy định của pháp luật: là trường
hợp người sử dụng điện làm đầy đủ các thủ tục cần thiết theo quy định

nhưng không được cung cấp điện, lý đo mà bên cung ứng điện đưa ra
để từ chối là trái với quy định của pháp luật.
Ví dụ: Hộ kinh doanh của doanh nghiệp A có nhu cầu được cung
ứng điện để phục vụ cho nhà máy xay xác lúa gạo của doanh nghiệp
nhưng rất nhiều lần doanh nghiệp A yêu cầu đều bị từ chối với lý do
bắt khách hàng phải chịu toàn chi phí lắp đặt công tơ mới, nhưng theo
quy định hiện hành điện lưc sẽ chịu các chi phí đầu tư từ điểm đấu nối
trên lưới đến công tơ và thiết bị bảo vệ ngay sau công tơ; còn khách
hàng chịu chi phí đầu tư từ sau thiết bị bảo vệ tại hộp ngay sau công tơ
vào đến hộ gia đình (bao gồm vật tư và các chi phí nhân công để lắp
đặt. Như vậy, thì đây là trường hợp từ chối cung cấp điện trái quy định
của pháp luật.
Ví dụ: Gia đình chị B muốn làm thủ tục mua điện sinh hoạt nhưng
chủ hộ là chồng chị B đi làm xa không về được nhưng có nhu cầu mua
điện sử dụng thì bị từ chối vì lý do phải có chủ hộ làm thủ tục mua
điện, đây cũng bọ xem là trường hợp từ chối trái với quy định của pháp
luật vì chị B có quan hệ với chủ hộ là vợ vẫn có thể đại diện làm mua
điện
Trì hỗn việc xử lý sự cố điện khơng có lý do chính đáng: là
trường hợp điện bị sư cố mất điện, đã nhận được thông báo mất điện,
có điều kiện để khắc phục sư cố nhưng không xử lý sư cố mà trì hoãn
kéo dài thời gian khắc phục sư cố gây khó khăn, gây ảnh hưởng đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của người sử dụng điện.
Nguyên tắc sử lý sự cố: Nhân viên vận hành có trách nhiệm áp
dụng các biện pháp xử lý sư cố theo quy định để nhanh chóng loại trừ
sư cố và ngăn ngừa sư cố lan rộng, Nhân viên vận hành có trách nhiệm
nhanh chóng khôi phục việc cung cấp điện cho khách hàng, đặc biệt là
các phụ tải quan trọng và đảm bảo chất lượng điện năng về tần số,
điện áp. Trong quá trình xử lý sư cố, Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc
gia được phép vận hành hệ thống điện với tần số và điện áp khác với

HVTH: Lê Phương Chi – MSHV: M3417003

GVHD: TS. Phạm Văn Beo
Page |


Tội vi phạm các quy định về cung ứng điện, những bất cập trong quy định, áp dụng trong
thực tiễn và các bất cập khác trong đấu tranh phòng chống tội phạm

tiêu chuẩn quy định ở chế độ vận hành bình thường tại Quy định hệ
thống điện truyền tải, Quy định hệ thống điện phân phối do Bộ Công
Thương ban hành nhưng phải nhanh chóng thưc hiện các giải pháp để
khôi phục hệ thống điện về trạng thái vận hành bình thường, đảm bảo
sư làm việc ổn định của hệ thống điện 8.
Theo quy định việc xử lý sư cố phải được tiến hành nhanh chóng
và kịp thời để làm giảm đáng kể thiệt hại xảy ra cho người sử dụng
điện. Nếu vì lý do chậm trể mà không khắc phục kịp thời thì phải chịu
trách nhiệm theo quy định, việc khắc phục kịp thời không quy định về
mặt thời gian cho nên bất kể thời điểm nào cũng phải nhanh chóng và
kịp thời khắc phục sư cố
b) Hậu quả:
Đối với tội vi phạm quy định về cung ứng điện thì hậu quả nghiêm
trọng là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Trường hợp chưa
gây hậu quả nghiêm trọng, thì phải có một trong những dấu hiệu sau
đây: đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về một trong các hành vi
này quy định tại điều này hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xoá
án tích mà còn vi phạm

9


thì mới phải chịu trách nhiệm hình sư.

Bộ luật hình sư năm 1999 chưa có hướng dẫn cụ thể thế nào là
gây hậu quả nghiêm trọng do hành vi vi phạm các quy định về cung
ứng điện gây ra nên khi vận dụng điều luật đã áp dụng Thông tư liên
tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm
2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ
công an, Bộ tư pháp để xác định hậu quả nghiêm trọng do hành vi vi
phạm các quy định về cung ứng điện.
Bộ luật hình sư năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 được ban
hành đã chi tiết, cụ thể hành vi gây hậu quả nghiêm trọng là: tỷ lệ tổn
thương cơ thể từ 61% trở lên, gây thương tổn sức khỏe cho hai người từ
61% đến 121%, gây thiệt hại tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới
500.000.000 đồng. Và quy định cụ thể hành vi gây hậu quả rất nghiêm
8 Khoản 1,2,3 Điều 11 Thông tư 28/2014/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2014 thơng tư quy định về quy trình xử lý sự cố trong hệ
thộng điện quốc gia
9 Điều 199, khoản 1, điểm c Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

HVTH: Lê Phương Chi – MSHV: M3417003

GVHD: TS. Phạm Văn Beo
Page |


Tội vi phạm các quy định về cung ứng điện, những bất cập trong quy định, áp dụng trong
thực tiễn và các bất cập khác trong đấu tranh phòng chống tội phạm

trọng là: làm chết 1 người, gây thương tổn sức khỏe cho 2 người từ
122% đến 200%, gây thiệt hại tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới
1.500.000.000 đồng và đặc biệt nghiêm trọng là làm chết 2 người, gây

thương tổn sức khỏe cho 3 người từ 201%, gây thiệt hại tài sản
500.000.000 đồng trở lên.
c) Các dấu hiệu khách quan khác của tội phạm
ngoài hành vi khách quan, hậu quả, đối với tội vi phạm quqy định
về cung ứng điện, nhà làm luật còn quy định các dâu hiệu khách quan
khác như các quy định của Nhà nước về cung ứng điện: các quy định
về đóng điện, cắt điện, xử lý sư cố điện khi mất điện ... Vì vậy, khi xác
định hành vi vi phạm các quy định về cung ứng điện, các cơ quan tiến
hành tố tụng cần nghiên cứu kỹ các văn bản của Nhà nước quy định về
cung điện

10

(như luật điện lưc 2004 sửa đổi, bổ sung 2012 và văn bản

hướng dẫn thi hành
2.2.4. Các dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội vi phạm quy định về cung ứng điện thưc hiện
hành vi của mình là do lỗi cố ý, tức là nhận thức rõ hành vi của mình là
vi phạm quy định của Nhà nước về cung ứng điện gây hậu quả nghiêm
trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, mong muốn cho hậu
quả xảy ra nhưng bỏ mặt cho hậu quả xảy ra. Động cơ của người phạm
tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, nhưng chủ
yếu vì động cơ vụ lợi hoặc động cơ các nhân khác.

10 Thạc sĩ Đinh Văn Quê, Bình luận khoa học Bộ luật hình sư, phần các tội phạm, tập VI, các tội xâm phạm trật tư quản lý kinh
tế, Nhà x́t bản Thành phố Hờ Chí Minh, trang 340 - 341

HVTH: Lê Phương Chi – MSHV: M3417003


GVHD: TS. Phạm Văn Beo
Page |


Tội vi phạm các quy định về cung ứng điện, những bất cập trong quy định, áp dụng trong
thực tiễn và các bất cập khác trong đấu tranh phòng chống tội phạm

Chương 2: NHỮNG BẤT CẬP TRONG QUY ĐỊNH, ÁP DỤNG TRONG
THƯC TIỄN VÀ CÁC BẤT CẬP KHÁC TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG,
CHỐNG TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ CUNG ỨNG ĐIỆN
1. NHỮNG BẤT CẬP TRONG QUY ĐỊNH, ÁP DỤNG TRONG THƯC
TIỄN CỦA TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ CUNG ỨNG ĐIỆN
1.1. Những bất cập về tội vi phạm quy định về cung ứng điện
trong quy định của Bợ luật hình sự
Bất cập hiện nay ảnh hưởng đến hiệu quả công tác đấu tranh
phòng, chống tội phạm kinh tế trong lĩnh vưc sản xuất, kinh doanh
thương mại là sư thiếu các quy định của pháp luật điều chỉnh, hướng
dẫn cụ thể việc xử lý, giải quyết các hành vi vi phạm của lĩnh vưc này.
Quy định hiện nay của Bộ luật hình sư vẫn còn không ít hạn chế và bất
cập:
Thứ nhất, quy định của Bộ luật Hình sư rất bất cập nếu đối chiếu
dấu hiệu phạm tội với Luật điện lưc và văn bản hướng dẫn thi hành. Cụ
thể, Điều 199 Bộ luật hình sư 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định 4
tình tiết định tội, đó là: “Người nào có trách nhiệm mà đóng điện, cắt
điện, từ chối cung cấp điện trái quy định của pháp luật hoặc trì hỗn
việc xử lý sự cố điện khơng có lý do chính đáng”.
Như vậy: “đóng điện, cắt điện trái quy định của pháp luật”:
là chưa cụ thể hóa, vấn đề đặt ra là xác định như thế nào là hành vi
trái quy định của pháp luật, cần phải đối chiếu với các quy định của
Luật Điện lưc 2004, các văn bản hướng dẫn thi hành của chính phủ,

của Bộ công thương nhưng Luật chuyên ngành không quy định cụ thề
hành vi đóng điện, cắt điện mà chỉ quy định các trường hợp ngừng,
giảm mức cung cấp điện nên cơ quan tiến hành tố tụng chỉ dẫn chiếu
quy định này để áp dụng hành vi vi phạm quy định về cung ứng điện là
chưa thống nhất. Ngược lại, Điều 177 Bộ luật hình sư năm 1999 quy
định chỉ cần có hành vi cắt điện khơng có căn cứ hoặc khơng
thơng báo trước đã bị coi là có hành vi vi phạm tội này được hiểu là
hành vi cắt điện không do lỗi của người sử dụng điện hoặc không báo
thời gian cắt điện theo quy định trong hoạt động điện năng đều bị xem
là tội phạm nhưng Bộ luật hình sư 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì hành
HVTH: Lê Phương Chi – MSHV: M3417003

GVHD: TS. Phạm Văn Beo
Page |


Tội vi phạm các quy định về cung ứng điện, những bất cập trong quy định, áp dụng trong
thực tiễn và các bất cập khác trong đấu tranh phòng chống tội phạm

vi đóng điện, cắt điện, phải là “trái quy định của pháp luật” và
pháp luật trong quy định này phải dẫn chiếu là Luật điện lưc. Điện
năng là một loại hàng hóa đặc biệt nên khi có sư cố điện xảy ra thì rất
khó khăn để chứng minh hành vi của người có thẩm quyền có hay
không có hành vi đóng điện hay cắt điện trái với quy định của pháp
luật hay đó chỉ là sư cố khách quan, khơng dư báo trước được.
Như vậy, “Hành vi trì hỗn việc xử lý sự cố điện khơng có lý
do chính đáng” thì như thế nào được coi là hành vi trì hoãn xử lý sư
cố, luật điện lưc 2004 không quy định nên luật sửa đổi bổ sung một số
điều của luật điện lưc bổ sung thêm Điều 59a: Xử lý sư cố nhưng chỉ
nói chung chung “Trường hợp xảy ra sự cố điện, đơn vị điện lực trong

phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm xử lý theo quy
định của pháp luật”11 thì rất khó xác định phạm vi nhiệm vụ, quyền
hạn của người có thẩm quyền là đến đâu mới bị coi là trì hoãn
“Hành vi từ chối cung cấp điện trái quy định của pháp
luật” Như vậy, trường hợp nào mới bị xem là từ chối cung ứng điện trái
với quy định, thì hiểu là hành vi người sử dụng điện có nhu cầu mua
điện để sử dụng đã thưc hiện đầy đủ trình tư thủ tục mua bán điện
nhưng bên bán từ chối cung ứng điện và hành vi từ chối của bên cung
ứng điện phải là hành vi trái với quy định của pháp luật điện lưc thì mới
bị xem là vi phạm quy định về cung ứng điện. Đối chiếu lại với quy định
của luật chuyên ngành thì không quy định trình tư thủ mua bán điện
mà mỗi tổ chức cung ứng điện có ban hành quy chế riêng nên khi áp
dụng vi phạm từ chối cung cấp điện trái quy định của pháp luật
để xác định hành vi từ chối trái với quy định của pháp luật là điều bất
cập.
1.2. Những bất cập về tội vi phạm quy định về cung ứng điện
trong q trình áp dụng pháp luật
Đới với loại tội phạm này, hành vi phạm tội chưa đến mức phải
truy cứu trách nhiệm hình sư của người có thẩm quyền bởi lẽ điều luật
còn quy định trường hợp “Đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm
hành chính về mợt trong các hành vi quy định tại Điều này
11 Điều 59a: Xử lý sư cố – luật sửa đổi đổi bổ sung một số điều của luật điện lưc 2012

HVTH: Lê Phương Chi – MSHV: M3417003

GVHD: TS. Phạm Văn Beo
Page |


Tội vi phạm các quy định về cung ứng điện, những bất cập trong quy định, áp dụng trong

thực tiễn và các bất cập khác trong đấu tranh phòng chống tội phạm

hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà cịn vi
phạm” thì khi người có thẩm quyền vi phạm thì chịu chế tài xử lý kỷ
luật nếu đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức sa thải, cách chức người có
thẩm quyền thì mọi quyền hạn của người đó đã chấm dứt và người có
thẩm quyền khác thay thế tiếp tục vi phạm các quy định về cung ứng
điện thì vẫn phải xử lý kỷ luật chủ thể mới thì chế tài xử lý cứ tiếp diễn
sẽ không có cơ hội được truy cứu trách nhiệm của người có thẩm
quyền nếu có hành vi vi phạm.
Nếu người có thẩm quyền chỉ vi phạm hành vi từ chối cung ứng
điện trái với quy định của pháp luật thì đây chỉ là trách nhiệm dân
sư nếu đưa vào mục vi phạm quy định thì không thống nhất với các
hành vi khác bởi vì hành vi từ chối này nếu có xảy ra thì cũng không có
lý do để xác định thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hay tài sản là liên
đối đến hành vi từ chới cung ứng điện.
Thêm hành vi “Người có thẩm qùn trì hỗn xử lý sự cố
điện khơng có lý do chính đáng” thì mới phải chịu trách nhiệm hình
sư, thì vấn đề bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật đó là xác định
lý do chính đáng và người có thẩm quyền sẽ tìm mọi cách để chứng
minh lý do trì hoãn xử lý sư cố điện là lý do chính đáng để miễn trừ
trách nhiệm hình sư của mình và quá trình áp dung pháp luật xác định
lý do chính đáng cũng tùy thuộc vào nhận định chủ quan về phía cơ
quan tiến hành tố tụng.
2. NHỮNG BẤT CẬP KHÁC VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ CUNG
ỨNG ĐIỆN TRONG QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG PHÁP ḶT.
Tợi vi phạm quy định về cung ứng điện chỉ quy định xử lý trách
nhiệm hình sư về hình phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc
mức phạt tù từ 3 tháng đến cao nhất là 7 năm thì ngoài hình phạt
chính người vi phạm “còn có thể” bị phạt tiền và cấm đảm nhiệm chức

vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được xem là hình
phạt bổ sung và trong Điều 199 Bộ luật Hình sư 2015 sửa đồi bổ sung
2017 lại không quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người
bị thiệt hại nếu hành vi của người có thẩm quyền là vi phạm quy định

HVTH: Lê Phương Chi – MSHV: M3417003

GVHD: TS. Phạm Văn Beo
Page |


Tội vi phạm các quy định về cung ứng điện, những bất cập trong quy định, áp dụng trong
thực tiễn và các bất cập khác trong đấu tranh phòng chống tội phạm

điều luật này dẫn đến thiệt hại tính mạng, sức khỏe cũng như thiệt hại
đến tài sản của người khác.
Nếu áp dụng pháp luật xử lý trách nhiệm hình sư mà không quy
định trách nhiệm bồi thường thì người sử dụng điện sẽ là người chịu
thiệt thòi đến quyền lợi nhìu nhất bởi lẽ người có trách nhiệm sẽ không
phải bồi thường thiệt vì điều luật không quy định. Thêm nữa, điều luật
còn quy định người có thẩm quyền nếu vi phạm điều ḷt này “cịn có
thể” bị phạt tiền và cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm cơng việc nhất định thì cụm từ “có thể” này khi cơ quan tiến hành
tố tung giải quyết sẽ dẫn đến bấp cập là quan điểm giải quyết chủ
quan và theo hướng có lợi cho người phạm tội.

KÊT LUẬN
Qua phân tích, đánh giá tổng quát về nội dung và các quy định
của Điều 199 Bộ luật hình sư 2015 sửa đổi bổ sung 2017, người viết
thấy rằng cần xây dưng hoàn chỉnh hơn nữa, cụ thể hơn nữa các quy

định liên quan đến hoạt động trong lĩnh vưc điện lưc, các quy định của
ngành điện chưa rõ ràng nên việc Bộ luật hình sư căn cứ theo quy định
pháp luật chuyên ngành để xác định có hành vi vi phạm pháp luật xảy
ra là điều khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng. Nhìn chung các quy
định của pháp luật về điện lưc chỉ quy định các hành vi chế tài đối với
người sử dụng điện, còn việc xử lý trách nhiệm của người có thẩm
quyền còn rất hạn chế. Trong khi đó Bộ luật hình sư quy định xử lý
trách nhiệm hình sư đối với người có thẩm quyền trong cung ứng điện
phải dẫn chiếu đến luật chuyên ngành để xác định hành vi vi phạm
HVTH: Lê Phương Chi – MSHV: M3417003

GVHD: TS. Phạm Văn Beo
Page |


Tội vi phạm các quy định về cung ứng điện, những bất cập trong quy định, áp dụng trong
thực tiễn và các bất cập khác trong đấu tranh phòng chống tội phạm

pháp luật của chính chủ thể có thẩm quyền thì rất khó xác định khách
quan tính trái pháp luật. Còn cả việc, Bộ luật hình sư chưa quy định
trách nhiệm bồi thường dân sư khi có thiệt hại xảy ra do lỗi của người
có thẩm quyền.
Việc nghiên cứu và trên thưc tế đã không thấy chủ thể nào bị truy
cứu trách nhiệm về hành vi vi phạm quy định về cung ứng điện bởi lẽ
nếu truy cứu trách nhiệm hình sư thì người có thẩm quyền phải bị xử lý
kỷ luật, xử phạt về hành vi đó rồi, đây là hướng mở cho người phạm tội
vì nếu người có thẩm quyền bị kỷ luật thì sẽ không còn thẩm quyền
nữa thì làm gì có tội phạm xảy ra truy cứu và người có thẩm quyền
thay thế sẽ là chủ thể an toàn. Bộ luật hình sư 2015 sửa đổi bổ sung
2017 sẽ có hiệu lưc thay thế Bộ luật hình sư 1999 nhằm hoàn thiện

hơn hệ thống pháp luật của các tội danh khác nói chung nhưng đối với
tội danh mà ngườ viết chọn nghiên cứu là chưa được hoàn thiện, vẫn
còn nhiều bất cập vì có lợi cho chủ thể có thẩm quyền cung ứng điện.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Thạc sĩ Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, phần các
tội phạm, tập VI, các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, Nhà xuất
bản Thành phố Hồ Chí Minh, trang 337 - 338
2. Nguyễn Ngọc Minh, Những đặc trưng của tội phạm kinh tế

trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, Tạp chí cảnh sát nhân dân số
08/2014.
HVTH: Lê Phương Chi – MSHV: M3417003

GVHD: TS. Phạm Văn Beo
Page |


×