5 lỗi chết người của doanh nghiệp bán
lẻ nhỏ
Trong môi trường kinh doanh không ngừng biến đổi và phát
triển nhanh chưa từng có như hiện nay, những cạm bẫy luôn
ẩn hiện rình rập bạn. Hãy tăng những cơ hội thành công của
bạn bằng việc tránh những cạm bẫy tiềm ẩn và những lỗi
“chết người” sau.
Không thể lên kế hoạch kinh doanh hiệu quả và khách quan
Hiện nay có rất nhiều thương nhân bán lẻ mới dấn thân vào con
đường kinh doanh cùng với một chút cầu may và mang trong
mình tràn đầy niềm lạc quan. Vậy hãy dành thời gian để chuẩn bị
kế hoạch kinh doanh và đánh giá nhu cầu tài chính của bạn.
Thiếu vốn, đây chính là nhân tố nguy hiểm hàng đầu đưa doanh
nghiệp bán lẻ của bạn tiến gần bên bờ vực thẳm. Lên kế hoạch
cho kinh doanh cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng,
cụ thể bạn cần ổn định địa điểm, mặt hàng sản phẩm kinh doanh
và tìm hiểu khối thị trường dân cư.
Quá tập trung vào sản phẩm và bỏ qua thị trường
Một thực tế là không ít các doanh nghiệp bán lẻ rơi vào tình trạng
trì trệ do người sở hữu nhất quyết chỉ tập trung thiên về một sản
phẩm hay mặt hàng sản phẩm, ngay cả khi thị trường đã bỏ qua
chúng. Cần phải ghi nhớ một điều rằng bạn đang kinh doanh để
kiếm lợi nhuận chứ không đơn thuần chỉ bán một sản phẩm cụ
thể.
Đừng chọn giải pháp “kết hôn” với sản phẩm của bạn. Hay nói
cách khác bạn không nên bán độc quyền một mặt hàng sản
phẩm bởi nó dễ bị mất giá sau mùa vụ hay ngay sau những dịp
đặc biệt. Có một số cách để làm mới liên tục những mặt hàng sản
phẩm của bạn mà không cần hạ giá chúng hoàn toàn. Ví dụ như,
nếu bạn muốn mở một cửa hàng chuyên về những sản phẩm
trang trí nhà cửa, bạn cần cập nhật việc giảm giá sản phẩm của
mình thường xuyên để giữ đúng nhịp trong việc thay đổi các
phong cách trang trí.
Một điều cần nhận ra rằng thương nhân bán lẻ nhỏ khó cạnh
tranh hiệu quả với những thương nhân tầm cỡ, vậy họ nên tập
trung vào việc liên kết nhiều sản phẩm mua bán thẳng đạt tiêu
chuẩn như các thiết bị nhỏ, đồ điện tử thay vì dành nhiều thời
gian cho những sản phẩm, dịch vụ mang tính chất đặc thù. Bạn
có thể dành ưu tiên cho những dịch vụ cá nhân mang lại cho
người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn, những mặt hàng có đặc thù
giống nhau, ví như đèn chiếu sáng, chăn ga gối đệm, nội thất,
những mặt hàng sản xuất mang tính địa phương.
Khó thích nghi với thay đổi của thị trường
Đây cũng là điều liên quan đến điều thứ hai nói trên, nhưng ở đây
tập trung nhiều vào phương pháp bán hàng và cách truyền thông
hơn. Một ví dụ điển hình dễ nhận thấy, vài năm về trước, các đĩa,
băng điện ảnh được thuê khá rầm rộ tại các cửa hàng phim đĩa
địa phương, nhưng ngày nay, hầu như người xem có thể xem
trực tuyến hay tải trực tiếp từ trên mạng về máy tính.
Sự xuất hiện của Internet đã làm thay đổi đáng kể thói quen của
người xem, và các cửa hàng cũng như người thuê đĩa phim ngày
càng đòi hỏi nhiều dịch vụ, sản phẩm theo yêu cầu của họ và
chuyên biệt hơn, nơi bán hàng cũng tiện nghi hơn.
Đánh giá thấp nhu cầu bán lẻ
Công việc bán lẻ không dành cho những người yếu đuối. Bởi yêu
cầu đối với việc điều hành một doanh nghiệp, cửa hàng bán lẻ
thành công là tập hợp nhiều yếu tố: kiên định, thẳng thắn và tiêu
tốn nhiều thứ bất kể lúc nào. Một số người mong muốn trở thành
thương gia bán lẻ trong tương lai đã sai lầm khi cho rằng họ có
thể thành lập, điều hành một doanh nghiệp, cửa hàng bán lẻ
trong thời gian rảnh rỗi của họ.
Công việc bán lẻ là một chu kỳ liên tục của các công việc: mua
hàng, chào hàng và bán hàng. Đây là công việc cực kỳ mệt mỏi
và đòi hỏi cao, đặc biệt phù hợp đối với những người có cá tính.
Và tất nhiên, thành công của doanh nghiệp chính là tăng chất
lượng cuộc sống, và bạn cần thuê nhiều nhân viên hơn để trợ
giúp, nhưng bản thân sự thay đổi này sẽ mang lại những vấn đề
và nhiều đòi hỏi hơn.
Vậy nếu bạn chưa sẵn sàng thay đổi một phần không nhỏ trong
cuộc sống của bạn, ít nhất ngay từ ban đầu, có thể bạn nên xem