Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp khu vực ven đô thành phố hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 118 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN TIẾN SƠN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
KHU VỰC VEN ĐÔ THÀNH PHỐ HÀ TĨNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ TÀI NGUYỄN VÀ MÔI TRƯỜNG

Chuyên ngành: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

HUẾ - 2018


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN TIẾN SƠN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
KHU VỰC VEN ĐÔ THÀNH PHỐ HÀ TĨNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ TÀI NGUYỄN VÀ MÔI TRƯỜNG

Chuyên ngành: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Mã số: 8850103

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS. HỒ KIỆT

HUẾ - 2018


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là kết quả nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong
luận văn này là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào.
Mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn đã được cảm ơn, các thơng
tin trích dẫn đã chỉ rõ nguồn gốc.
Huế, tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Tiến Sơn


ii

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học, nghiên cứu và làm luận văn, tơi đã nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình, quý báu của các thầy cô giáo trong nhà trường, của nhiều cá nhân và tập
thể, đơn vị nơi tôi đến làm việc.
Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Hồ Kiệt khoa Tài nguyên và Môi

trường nông nghiệp, trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế đã tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo tơi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tới các Thầy, Cô giáo Khoa Tài nguyên và Môi
trường nông nghiệp, Phòng quản lý đào tạo sau đại học, trường Đại học Nông Lâm Đại học Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi thực hiện và hồn thành đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Tĩnh, tập thể phòng
Tài nguyên và Mơi trường, phịng Tài chính Kế hoạch, phịng Nơng nghiệp và phát
triển nơng thơn, phịng Thống kê, cấp uỷ, chính quyền và bà con nhân dân các phường,
xã trong thành phố Hà Tĩnh đã giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện đề tài trên địa bàn.
Tôi xin cảm ơn đến gia đình, người thân, các cán bộ đồng nghiệp và bạn bè đã
động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Huế, tháng năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Tiến Sơn


iii

TÓM TẮT

Nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp khu
vực ven đô thành phố Hà Tĩnh”
Mục đích của Đề tài đề xuất được hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hiệu
quả tại vùng ven đơ thành phố Hà Tĩnh. Nắm được tình hình sử dụng đất sản xuất nơng
nghiệp vùng ven đơ thành phố Hà Tĩnh. Thấy rõ hiệu quả sử dụng đất sản xuât nông
nghiệp vùng ven đô thành phố Hà Tĩnh. Đề xuất được các giải pháp định hướng cho
việc sử dụng đất nơng nghiệp ven đơ có hiệu quả.
Với mục tiêu đó, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như điều tra thu
thập số liệu thứ cấp, điều tra thu thập số liệu sơ cấp, tham vấn các chuyên gia, phân tích,

xử lý số liệu, điều tra, phỏng vấn các hộ dân.
Đất nông nghiệp thành phố Hà Tĩnh bố trí khá tập trung ở khu vực ven đơ và
diện tích cịn khá nhiều 2852,89 ha (chiếm 50,45% so với tổng diện tích tự nhiên). Q
trình đơ thị hóa đã làm cho tổng diện tích đất nơng nghiệp thời kỳ 2000 – 2015 giảm
sang đất phi nông nghiệp 646,55 ha, chiếm 18,73% (trong đó đất lúa giảm 574,13 ha,
chiếm 16,63%) so với tổng diện tích đất nơng nghiệp đầu kỳ; diện tích đất khai hoang
để SXNN chỉ đáp ứng được 59,51% số bị mất do đơ thị hóa; diện tích được tưới, tiêu
chủ động, diện tích gieo trồng, năng suất, sản lượng của hầu hết các loại cây trồng và
số lao động nông nghiệp đều bị giảm dần theo thời gian; theo quy hoạch đến năm 2020
đất nông nghiệp tiếp tục giảm 639,79 ha (chiếm 22,43% so với diện tích đất nơng
nghiệp đầu kỳ) để chuyển sang đất phi nông nghiệp.
Tại điểm nghiên cứu thuộc phường Thạch Quý có 04 loại hình sử dụng đất
(LUT), 11 kiểu sử dụng đất; xã Thạch Mơn có 04 loại hình sử dụng đất, 12 kiểu sử
dụng đất; xã Thạch Hạ có 03 loại hình sử dụng đất, 10 kiểu sử dụng đất. Phân tích
hiệu quả sử dụng đất của các LUT ở 03 xã, phường khu vực ven đô thành phố Hà Tĩnh
cho thấy rằng các LUT Chuyên màu cho hiệu quả cao nhất, tiếp đến là LUT Lúa màu,
sau đó là LUT Cây ăn quả và cuối cùng là LUT chuyên lúa. Các loại hình rau, lạc, dưa,
hoa đào, hoa ly cho hiệu quả cao đều được sản xuất trên các vùng đất được đánh giá
thích hợp.
Từ kết quả nghiên cứu về Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
khu vực ven đô thành phố Hà Tĩnh, đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố trong thời gian tới.


iv

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii

TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................viii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... ix
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu đề tài ......................................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 2
2.2. Mục đích cụ thể .................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ................................................ 2
3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................. 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 3
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................... 3
1.1.1. Đất nơng nghiệp và tình hình sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp. ....................... 3
1.1.2. Đơ thị hóa và các vấn đề liên quan đến sử dụng đất nơng nghiệp ....................... 9
1.1.3. Vấn đề suy thối đất sản xuất nông nghiệp. ...................................................... 16
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ............. 20
1.1.5. Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hiệu quả. ..................................................... 22
1.1.6. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ................... 24
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................ 26
1.2.1. Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp trên thế giới............................................... 26
1.2.2. Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp ở Việt Nam ............................................... 28
1.2.3. Tình hình nghiên cứu sử dụng đất nơng nghiệp dưới tác động của đơ thị hóa .......... 30
1.2.4. Chiến lược tồn cầu về Mơi trường và phát triển bền vững .............................. 36


v


1.2.5. Chiến lược quốc gia về Môi trường và Phát triển bền vững ở Việt Nam .......... 37
1.2.6. Những thách thức đối với sử dụng đất bền vững ở Việt Nam ........................... 38
1.2.7. Tình hình nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, và sản xuất nông
nghiệp bền vững trên địa bàn ven đô thành phố Hà Tĩnh............................................ 39
1.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ................................. 41
CHƯƠNG 2............................................................................................................... 44
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 44
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................. 44
2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................................. 44
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................... 44
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 44
2.4.1. Điều tra số liệu thứ cấp .................................................................................... 44
2.4.2. Thu thập số liệu sơ cấp ..................................................................................... 44
2.4.3 Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất...................................................... 45
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 47
2.4.5. Lựa chọn loại hình sử dụng đất hợp lý ............................................................. 47
2.4.6. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp của thành phố ........................................ 48
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................... 49
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ TĨNH ............ 49
3.1.1. Điều kiện tự nhiên thành phố Hà Tĩnh .............................................................. 49
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ............................................................... 53
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ..................................... 57
3.2. HIỆN TRẠNG VÀ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA
BÀN .......................................................................................................................... 58
3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ................................................................. 58
3.2.2. Biến động đất nông nghiệp qua các thời kỳ ...................................................... 60
3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI, MƠI TRƯỜNG TRONG Q
TRÌNH SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NƠNG NGHIỆP CĨ TRÊN KHU VỰC VEN
ĐƠ THÀNH PHỐ HÀ TĨNH..................................................................................... 61
3.3.1. Loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất nông nghiệp của vùng nghiên cứu ....... 61

3.3.2. Hiệu quả về kinh tế .......................................................................................... 64


vi

3.3.3. Hiệu quả về xã hội ........................................................................................... 71
3.3.4. Hiệu quả về môi trường.................................................................................... 76
3.4. ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP KHU VỰC VEN ĐÔ THÀNH PHỐ HÀ TĨNH .......................................... 80
3.4.1. Cơ sở đề xuất các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp triển vọng tại địa phương....... 80
3.4.2. Đề xuất các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp có triển vọng của địa phương ............ 82
3.4.3. Những giải pháp để thực hiện các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp được đề
xuất............................................................................................................................ 83
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 86
4.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................ 86
4.2. KIẾN NGHỊ........................................................................................................ 87
4.2.1. Đối với chính quyền địa phương ...................................................................... 87
4.2.2. Đối với nông hộ ............................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 89
PHỤ LỤC ………………………………………………………………………….


vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CLĐ

: Cơng lao động


CPTG

: Chi phí trung gian

CPTT

: Chi phí trực tiếp

FAO

:

GTSX

: Giá trị sản xuất

GTGT

: Giá trị gia tăng

LUT

: Loại hình sử dụng đất

NS

: Năng suất

TNHH


: Thu nhập hỗn hợp

WB

: World Bank - Ngân hàng thế giới

Food and Agriculture Organization of the United Nations Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc


viii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. So sánh giữa nông nghiệp đô thị và nông nghiệp nông thôn ...................... 13
Bảng 3.1. Mức lũ của sông Rào Cái. .......................................................................... 50
Bảng 3.2. Loại đất, diện tích, tỷ lệ và địa bàn phân bố ............................................... 52
Bảng 3.3. Hiện trạng sử dụng đất thành phố Hà Tĩnh năm 2016 ................................ 59
Bảng 3.4. Diện tích, cơ cấu các loại đất nông nghiệp năm 2000, 2005, 2010 và 2016 ở
thành phố Hà Tĩnh ..................................................................................................... 60
Bảng 3.5. Các loại hình sử dụng đất chính ở phường Thạch Q ............................... 62
Bảng 3.6. Các loại hình sử dụng đất chính ở xã Thạch Mơn ....................................... 63
Bảng 3.7. Các loại hình sử dụng đất chính ở xã Thạch Hạ ......................................... 64
Bảng 3.8. Hiệu quả kinh tế trên 1ha của một số cây trồng chính tại phường
Thạch Quý ................................................................................................................ 65
Bảng 3.9. Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn
phường Thạch Quý .................................................................................................... 66
Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế trên 1ha của một số cây trồng chính tại xã Thạch Mơn . 67
Bảng 3.11. Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa
bàn xã thạch Môn ...................................................................................................... 68
Bảng 3.12. Hiệu quả kinh tế trên 1ha của một số cây trồng chính tại xã Thạch Hạ .... 69

Bảng 3.13. Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa
bàn xã Thạch Hạ ........................................................................................................ 70
Bảng 3.14. Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp trên địa
bàn nghiên cứu .......................................................................................................... 70
Bảng 3.15. Mức đầu tư lao động và thu nhập/ngày công lao động của phường Thạch
Quý............................................................................................................................ 72
Bảng 3.16. Mức đầu tư lao động và thu nhập/ngày công lao động của xã Thạch Môn 73
Bảng 3.17. Mức đầu tư lao động và thu nhập/ngày công lao động của xã Thạch Hạ... 74
Bảng 3.18. Đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất............................ 75
Bảng 3.19. So sánh mức đầu tư phân bón với tiêu chuẩn bón phân cân đối và hợp lý. 77
Bảng 3.20. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của một số loại cây trồng .......... 78


ix

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1. Vị trí địa lý thành phố Hà Tĩnh ................................................................... 49
Hình 3.3 Lượng mưa trung bình năm của TP Hà Tĩnh từ năm 2000-2016 .................. 51
Hình 3.4 Tổng GDP thành phố Hà Tĩnh giai đoạn 2006-2015 .................................... 54
Hình 3.5 Biến động cơ cấu lao động giai đoạn 2005-2015 ........................................ 55
Hình 3.5. Cơ cấu các loại đất nơng nghiệp năm 2000 và 2016 ................................... 61

`


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Đất là một bộ phận hợp thành quan trọng của môi trường sống, khơng chỉ là tài
ngun thiên nhiên mà cịn là nền tảng để định cư và tổ chức hoạt động kinh tế, xã hội,
không chỉ là đối tượng của lao động mà cịn là tư liệu sản xuất đặc biệt khơng thể thay
thế trong sản xuất nông nghiệp. Nông nghiệp là một hoạt động có từ xa xưa của lồi
người và hầu hết các nước trên thế giới đều phải xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở
phát triển nông nghiệp dựa vào khai thác tiềm năng của đất, lấy đó làm bàn đạp cho
việc phát triển các ngành khác. Trong điều kiện hiện nay, khi dân số ngày một gia
tăng, nhu cầu về sử dụng đất của con người cũng không ngừng tăng theo, làm ảnh
hưởng rất lớn đến diện tích và chất lượng đất sản xuất nơng nghiệp, diện tích đất nơng
nghiệp ngày càng bị thu hẹp để nhường chỗ cho các mục tiêu phát triển và đáp ứng
nhu cầu ở ngày càng tăng, cùng với nó là q trình khai thác đất nơng nghiệp q mức,
khơng quan tâm đến việc cải tạo, bồi bổ đất đã dẫn đến hiện tượng làm giảm sức sản
xuất của đất như: xói mịn, rửa trơi, sa mạc hố, nhiễm mặn, nhiễm phèn, chua
hố….Vì vậy việc tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên đất đai hợp lý, có hiệu quả là
nhiệm vụ quan trọng đảm bảo cho nông nghiệp phát triển bền vững.
Đất nước ta đang trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng nơng
nghiệp. Nhưng cũng khơng thể phủ nhận vai trị to lớn của nông nghiệp khi một phần
lớn dân số Việt Nam hiện nay vẫn đang sinh sống bằng nông nghiệp và các ngành
nghề có liên quan đến nơng nghiệp. Bởi nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ
bản, giữ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế ở hầu hết các nước, nhất là ở các
nước đang phát triển như Việt Nam. Từ một nước có nền nơng nghiệp lạc hậu thì tính
đến nay, nền nơng nghiệp nói chung và sản xuất nơng nghiệp nói riêng của nước ta đã
có những bước chuyển biến lớn từ một nước hằng năm phải nhập khẩu hàng triệu tấn
lương thực thì đến năm 2015 sản lượng lương thực có hạt bình qn đầu người đạt 550
kg. Khơng chỉ bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia mà Việt Nam đã trở
thành một trong những nước xuất khẩu lương thực lớn trên thế giới, với sản lượng
trung bình từ 6 đến 7 triệu tấn gạo/năm, đứng vào top đầu các nước xuất khẩu gạo của
thế giới và nhiều mặt hàng nông sản khác chiếm vị thế cao trên thị trường quốc tế.
Thành phố Hà Tĩnh là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh Hà

Tĩnh. Với tổng diện tích tự nhiên là 5654,97 ha, dân số 98.668 người, có 16 đơn vị hành
chính, gồm 10 phường (Bắc Hà, Nam Hà, Đại Nài, Hà Huy Tập, Tân Giang, Trần Phú,
Nguyễn Du, Thạch Quý, Thạch Linh, Văn n) và 6 xã (Thạch Bình, Thạch Mơn,
Thạch Hạ, Thạch Trung, Thạch Hưng và Thạch Đồng). Những năm gần đây, tốc độ đơ
thị hóa ở thành phố Hà Tĩnh tăng nhanh, nhiều diện tích đất nơng nghiệp được


2

chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp, xây dựng các khu đô thị. Sản xuất nông
nghiệp giảm dần và chuyển sang nơng nghiệp đơ thị, theo hướng hàng hóa, nơng
nghiệp sạch, và theo nhu cầu thị trường. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất
sản xuất nông nghiệp vùng ven đô thành phố Hà Tĩnh rất cần thiết để phục vụ
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển nông nghiệp đô thị, nâng cao hiệu quả sử
dụng đất bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao đời sống cho nhân dân
thành phố Hà Tĩnh.
Việc định hướng cho người dân trong việc khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu
quả đất sản xuất nơng nghiệp là một trong những vấn đề hết sức cần thiết. Để giải
quyết vấn đề này thì việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nhằm đề xuất
hướng sử dụng đất và loại hình sử dụng đất thích hợp, bền vững là tất yếu.
Từ thực tiễn trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng
đất sản xuất nông nghiệp khu vực ven đô thành phố Hà Tĩnh.”
2. Mục tiêu đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Đề xuất được hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hiệu quả tại vùng ven đơ
thành phố Hà Tĩnh.
2.2. Mục đích cụ thể
Nắm được tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp vùng ven đô thành
phố Hà Tĩnh.
Thấy rõ hiệu quả sử dụng đất sản xuât nông nghiệp vùng ven đô thành phố

Hà Tĩnh.
Đề xuất được các giải pháp định hướng cho việc sử dụng đất nơng nghiệp ven
đơ có hiệu quả.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
3.1. Ý nghĩa khoa học
Góp phần làm rõ lý luận về sử dụng đất nói chung và sử dụng đất sản xuất nơng
nghiệp nói riêng trong từng điều kiện thổ nhưỡng, sinh thái cụ thể.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Là tài liệu tham khảo cho các bên liên quan trong việc quy hoạch và sử dụng
đất sản xuất nông nghiệp vùng ven đô thành phố Hà Tĩnh.


3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Đất nơng nghiệp và tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.
1.1.1.1 Khái niệm đất nông nghiệp
Đất đai là một khoảng khơng gian có giới hạn gồm: Khí hậu, lớp đất bề mặt,
thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, nước ngầm và khống sản trong lịng đất.
Trên bề mặt đất đai là sự kết hợp giữa các yếu tố thổ nhưỡng, địa hình, thuỷ văn, thảm
thực vật cùng với các thành phần khác có vai trị quan trọng và ý nghĩa to lớn đối với
hoạt động sản xuất và cuộc sống của xã hội loài người.
Đất đai được xem vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động trong quá
trình sản xuất. Đất đai là đối tượng lao động bởi lẽ nó là nơi để con người thực hiện
các hoạt động của mình tác động vào cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm. Bên cạnh
đó, đất đai cịn là tư liệu lao động trong q trình sản xuất thơng qua việc con người đã
biết lợi dụng một cách ý thức các đặc tính tự nhiên của đất như lý học, hoá học, sinh
vật học và các tính chất khác để tác động và giúp cây trồng tạo nên sản phẩm [4].
Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm

về nơng nghiệp, lâm nghiệp, ni trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát
triển rừng; bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản,
đất làm muối và đất nông nghiệp khác.
Theo Luật đất đai (Quốc hội, 2013)[15], nhà nước căn cứ vào mục đích sử dụng
của từng loại đất cụ thể trong nhóm nơng nghiệp để phân chia thành các loại đất sau:
- Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.
- Đất trồng cây lâu năm gồm đất trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả lâu
năm, vườn tạp và các cây lâu năm khác.
- Đất rừng sản xuất là đất sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp theo quy
định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
- Đất rừng phòng hộ là đất để sử dụng vào mục đích phịng hộ đầu nguồn, bảo
vệ đất, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, chắn gió, chắn cát, chắn sóng
ven biển theo quy định.
- Đất rừng đặc dụng là đất được sử dụng vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm
khoa học, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, vườn quốc gia, bảo vệ di tích lịch
sử, văn hóa, danh lam, thắng cảnh, bảo vệ môi trường sinh thái theo quy định của pháp
luật về bảo vệ và phát triển rừng.


4

- Đất nuôi trồng thủy sản là đất được sử dụng chun cho mục đích ni trồng
thủy sản, bao gồm đất nuôi trồng nước lợ, mặn và đất chuyên nuôi trồng nước ngọt.
- Đất làm muối bao gồm các thửa ruộng để sử dụng vào mục đích sản xuất muối.
- Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà
khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất;
xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật
cho phép, đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; cho mục đích học tập, nghiên
cứu, thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.
1.1.1.2. Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp

Những nguyên tắc trong sử dụng đất nơng nghiệp
Theo Phạm Vân Đình và các cộng sự (1997)[11], đối với vấn đề sử dụng đất
nông nghiệp cần phải đảm bảo ba ngun tắc cơ bản,đó là:
* Đất nơng nghiệp cần được sử dụng đầy đủ và hợp lý.
Sử dụng đầy đủ và hợp lý đất nơng nghiệp có nghĩa là đất nông nghiệp cần
được sử dụng hết và mọi diện tích đất nơng nghiệp đều được bố trí sử dụng phù hợp
với đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của từng loại đất để vừa nâng cao năng suất cây trồng,
vật ni vừa duy trì được độ phì nhiêu của đất.
Để sử dụng đầy đủ và hợp lý đất nông nghiệp cần thực hiện tốt các biện pháp
sau đây:
+ Thực hiện đánh giá đất theo số lượng, chất lượng và các điều kiện gắn với đất
đai làm cơ sở khoa học cho việc phân loại bố trí quy hoạch sử dụng đất theo hướng
khai thác lợi thế so sánh của từng vùng, từng địa phương.
+ Điều tra đánh giá phân loại đất, một mặt nhằm đánh giá chính xác tiềm năng
đất đai có thể sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, mặt khác xác lập cơ sở khoa học cho
việc bố trí sử dụng đất đai.
+ Đánh giá số lượng, chất lượng đất đai là hai mặt của điều tra cơ bản nguồn
tài ngun đất. Đó là cơng việc cần thiết nhưng cũng rất tốn kém công sức tiền của.
Vì vậy cần tiến hành từng bước, có sự đầu tư và phối hợp với nhiều ngành khoa học
khác nhau.
+ Đẩy mạnh thâm canh nơng nghiệp, đồng thời tích cực mở rộng diện tích bằng
khai thác và tăng vụ.
+ Phải sử dụng một cách tiết kiệm quỹ đất nông nghiệp, đặc biệt là việc chuyển
đất nông nghiệp sang mục đích sử dụng khác.


5

+ Đẩy mạnh công tác chuyển đổi ruộng đất nhằm khắc phục tình trạng phân tán
manh mún trong sử dụng đất.

+ Thúc đẩy quá trình tập trung ruộng đất, khuyến khích thực hiện phương thức
“ ai giỏi gì làm nghề đó”
+ Phải kết hợp chặt chẽ giữa khai thác và bảo vệ, bồi dưỡng và cải tạo ruộng đất.
+ Tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai
* Đất nông nghiệp cần được sử dụng có hiệu quả kinh tế cao.
Đây là kết quả của nguyên tắc thứ nhất trong sử dụng đất nông nghiệp. Nguyên
tắc chung là đầu tư vào đất nông nghiệp đến khi mức sản phẩm thu thêm được trên
một đơn vị diện tích bằng mức chi phí tăng thêm trên đơn vị diện tích đó.
* Đất nông nghiệp cần được quản lý và sử dụng một cách bền vững.
Sự bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp có nghĩa là cả số lượng và chất
lượng đất nông nghiệp phải được bảo tồn không những để đáp ứng mục đích trước mắt
của thế hệ hiện tại mà còn phải đáp ứng cả nhu cầu ngày càng tăng của thế hệ mai sau.
Sự bền vững của đất nông nghiệp gắn liền với điều kiện sinh thái môi trường. Vì vậy,
cần áp dụng các phương thức sử dụng đất nơng nghiệp kết hợp hài hịa lợi ích trước
mắt và lợi ích lâu dài.
Vấn đề quản lý và nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta
Năm 1945, "Việt Nam là một nước chuyên về nông nghiệp, 95% dân số Việt
Nam sống về đồng ruộng"[10]. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 thành cơng, nước
ta thực hiện ngay chính sách giảm tô, tịch thu ruộng đất của thực dân
Pháp, Việt gian phản động chia cho nông dân nghèo, chia lại công điền công thổ,
tiếp theo là cải cách ruộng đất, ruộng đất được chia cho nông dân theo nguyên
tắc: “thiếu nhiều chia nhiều, thiếu ít chia ít, khơng thiếu không chia"; xây dựng
HTX nông nghiệp bậc thấp, HTX nông nghiệp bậc cao; ban hành Chỉ thị số 100
(1980) về “Cải tiến cơng tác khốn, mở rộng khốn sản phẩm đến nhóm và người
lao động trong HTX nơng nghiệp”; ban hành Nghị quyết 10 (1988) về đổi mới quản
lý kinh tế nơng nghiệp (hay cịn gọi “Khốn 10”); lần đầu tiên kinh tế hộ gia đình
được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ. Trước những kết quả khả quan của “Khoán
100” và “Khoán 10"; Luật Đất đai 1993 ra đời, trong đó nội dung đổi mới quan
trọng nhất là hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có 5 quyền chuyển đổi, chuyển
nhượng, thừa kế, cho thuê, thế chấp đối với đất đai; Nghị định 64 (1993) ra đời

quy định về việc giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục
đích sử dụng đất nông nghiệp.


6

Theo Tổng cục Thống kê (2016)[22], quá trình phát triển đất nước 72 năm qua
đã giảm tỷ lệ lao động khu vực nơng nghiệp nơng thơn xuống cịn 68,1% nhưng nông
nghiệp, nông dân, nông thôn vẫn được Đảng và Nhà nước xác định có vai trị, vị trí
chiến lược trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ
vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phịng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn
hố dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước (Ban chấp hành Trung ương,
2008). Theo đó, Luật đất đai năm 2013 và các quy định liên quan đã được sửa đổi,
điều chỉnh, bổ sung theo hướng mở rộng hạn mức sử dụng đất, thúc đẩy quá trình tích
tụ đất đai, tiếp tục thực hiện chính sách giao đất nông nghiệp sử dụng ổn định lâu dài
cho hộ gia đình, cá nhân, ban hành các chính sách đảm bảo hài hài hịa lợi ích giữa
người bị thu hồi đất, nhà đầu tư và nhà nước trong quá trình thu hồi đất thực hiện bồi
thường GPMB, tăng nguồn lực cho phát triển nơng nghiệp, có quy hoạch hợp lý và cơ
chế bảo vệ vững chắc đất trồng lúa.
Nội dung quản lý nhà nước về đất đai như quy hoạch kế hoạch sử dụng đất,
đánh giá đất, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, thống kê, kiểm kê đất đai, giá đất,...
cũng đã được nhà nước sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung đầy đủ, kịp thời. Ngoài ra, luật
đất đai 2013 cịn có nhiều quy định riêng, cụ thể, chi tiết hơn đối với việc quản lý
nhóm đất nơng nghiệp như trong quy hoạch sử dụng đất các cấp thì chỉ tiêu bắt buộc
phải xác định (trong nhóm đất nơng nghiệp) bao gồm diện tích các loại đất trồng lúa,
lúa nước, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất, NTTS, làm muối; khi thẩm
định quy hoạch chuyển mục đích đất trồng lúa, rừng phịng hộ, rừng đặc dụng sang
mục đích khác thì phải thực hiện kiểm tra trực tiếp tại thực địa; muốn chuyển từ 10 ha
trở lên đối với đất trồng lúa hoặc từ 20 ha trở lên đối với đất rừng phòng hộ, rừng đặc

dụng sang sử dụng cho mục đích khác thì phải được Thủ tướng Chính phủ đồng ý
bằng văn bản, phải có biện pháp để bổ sung diện tích (nhà đầu tư mới phải nộp một
khoản tiền cho nhà nước để thực hiện việc bổ sung diện tích); tổ chức kinh tế, hộ gia
đình, cá nhân khơng trực tiếp sản xuất nơng nghiệp thì khơng được nhận chuyển
nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng của hộ gia đình cá
nhân (trừ trường hợp nhà nước đã cho phép chuyển mục đích).
Để quản lý tốt đất đai, đặc biệt là quỹ đất nơng nghiệp, Chính phủ, các Bộ,
ngành Trung ương và các địa phương đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để
làm căn cứ hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện. Việc tổ chức triển khai pháp luật đất đai được
thực hiện đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, cụ thể như Quy hoạch sử dụng đất cả
nước giai đoạn 2011 - 2020 đã được Quốc hội thơng qua. Theo đó, nhằm đảm bảo an
ninh lương thực, đẩy mạnh xuất khẩu lúa gạo, diện tích quy hoạch đất trồng lúa là 3,81
triệu hecta trên toàn quốc, làm cơ sở để Chính phủ phân bổ cho các địa phương thực
hiện (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012)[4]. Ngoài ra, để quản lý, theo dõi đất đai


7

hàng năm Trung ương chỉ đạo các địa phương phải tổ chức thống kê biến động đất đai,
định kỳ 5 năm phải thực hiện việc Tổng kiểm kê quỹ đất, đánh giá mức độ biến động
các loại đất, đặc biệt là đối với đất nông nghiệp và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng
đất (cho cả 4 cấp) để làm cơ sở xây dựng các chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu vấn đề sử dụng đất, đặc biệt là đất nông nghiệp ở
nước ta luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, đến nay đã hình thành và phát triển
nhiều cơ quan chuyên môn (chủ yếu thuộc bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn) trong đó có nhiệm vụ nghiên cứu vấn đề này như Viện
Nghiên cứu Quản lý đất đai; Viện Khoa học Đo đạc bản đồ; Trung tâm ứng dụng và
Phát triển công nghệ địa chính; Trung tâm Định giá đất và Kiểm định địa chính; Trung
tâm Điều tra, Đánh giá đất; Viện Thổ nhưỡng Nơng hóa; Viện Quy hoạch Thiết kế
nơng nghiệp; Học viện Nông nghiệp Việt Nam,... Các phương pháp như ứng dụng

công cụ GIS, LIS, ảnh viễn thám, đánh giá đất theo FAO, phân hạng đất nông nghiệp
theo đa chỉ tiêu MCA, đánh giá hiệu quả sử dụng đất theo SWOT… đã được các cơ
quan chuyên môn ứng dụng, phát triển để phục vụ nghiên cứu. Đến nay đã có nhiều
cơng trình khoa học, đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực này được cơng bố, áp dụng thực
tiễn có hiệu quả như đề tài "Nghiên cứu cơ sở khoa học của một số chỉ tiêu chủ yếu
trong quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp và nông thôn theo hướng CNH và HĐH ở cơ
sở" có sự tham gia của PGS.TS Chu Văn Thỉnh, TS Võ Tử Can (Bộ Tài nguyên và
Môi trường, 2010); hoặc đề tài "Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đảm bảo an ninh
lương thực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm giảm diện tích đất trồng
lúa" có sự tham gia của TS Nguyễn Đức Minh, Ths Ninh Minh Phương (Bộ Tài
nguyên và Môi trường, 2010),...
Đặc điểm sử dụng đất nông nghiệp vùng đô thị và ven đô
Nông nghiệp ven đô thị dùng để chỉ các đơn vị nông nghiệp ở gần thành phố
sản xuất theo hình thức thâm canh và thương mại hóa tồn bộ hay một phần sản phẩm
nơng nghiệp như rau, hoa quả, thịt, trứng và sữa. Nông nghiệp đơ thị và ven đơ thị đều
có mặt trên các đô thị thế giới, cung cấp sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và
lâm nghiệp cho vùng đô thị và ven đô thị. Các sản phẩm bao gồm cả sản phẩm lâm
nghiệp không phải gỗ và các dịch vụ mơi trường mang tính chất nơng, lâm, ngư
nghiệp. Thơng thường, các hệ thống đa canh và làm vườn xuất hiện nhiều ở ven đơ thị.
Sự phân biệt giữa tính chất “đô thị” và “ven đô thị” thay đổi tùy theo hoàn cảnh về mật
độ dân số và kiểu mẫu sử dụng đất(Nguyễn Văn Bắc, 2011)[3]. Trên thế giới cũng như
ở Việt nam, tại các vùng đồng bằng gần các đô thị việc sử dụng đất nơng nghiệp đều
có những đặc điểm khác biệt so với những vùng đất nông nghiệp ở các khu vực thuần
nông và xa đô thị.
Qua nghiên cứu quy hoạch chi tiết các khu đô thị, khu vực quy hoạch phát triển
đô thị cũng như về hồ sơ thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển, mở rộng đô thị
chúng tôi thấy rằng cơ quan tư vấn và các chủ đầu tư hầu hết đều có chủ ý quy hoạch


8


tránh các khu dân cư, chỉ nhằm vào đất sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Hơn nữa, các
quy hoạch này thường có các cơng trình cơng cộng theo tuyến (giao thơng, cấp - thốt
nước, điện,..) chiếm tỷ lệ khá lớn (thường từ 20 - 30% khu quy hoạch). Do đó khi thu
hồi để thực hiện các dự án thường chỉ lấy một phần diện tích của các thửa đất. Đây là
ngun nhân dẫn đến diện tích đất nơng nghiệp của các nông hộ bị thu hẹp và quy mô
sản xuất nhỏ, manh mún(UBND thành phố Hà Tĩnh, 2016).
Khoảng cách từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ nông sản khu vực ven đô thị
thường gần hơn, thuận tiện hơn so với các khu vực khác. Vì vậy, các nơng hộ có điều
kiện sản xuất, lựa chọn các loại nơng sản có giá trị kinh tế cao và theo yêu cầu thị
trường nơi tiêu thụ của thành phố về nhu cầu dân sinh và chế biến thực phẩm như các
loại cây lương thực, thực phẩm tươi sống với chất lượng cao, các loại hoa, cây cảnh để
cung cấp cho tiêu dùng khu vực đơ thị.
Một phần diện tích đất nơng nghiệp có thể được sử dụng theo hướng du lịch
sinh thái để phục vụ cho nhu cầu của cư dân đơ thị với mục đích giải trí như vườn sinh
thái, trang trại nuôi trồng cây, con đặc sản,...
Thực tế cho thấy dân cư đơ thị có trình độ nhận thức, đời sống thu nhập cao,
nhu cầu về sản phẩm tiêu dùng cũng đòi hỏi khắt khe hơn nhiều so với khu vực nơng
thơn. Theo đó, u cầu về sử dụng đất nơng nghiệp vùng ven đơ cũng địi hỏi có sự
đầu tư cao hơn vùng thuần nông. Nghĩa là phải ni trồng các loại cây, con có giá trị
kinh tế và giá trị cung - cầu cao; đầu tư giống cây, con, vật tư phân bón, cơ sở sản xuất
chuồng trại, máy móc, kho tàng, cơng nghệ - kỹ thuật sản xuất cao; trình độ, khả năng,
kỹ năng sản xuất của người lao động cũng phải cao. Phải xây dựng được một mơi
trường sản xuất nơng nghiệp an tồn, sạch cho người tiêu thụ như áp dụng nông
nghiệp hữu cơ, đất trồng màu mỡ, khơng có kim loại nặng, nước tưới sạch, không bị ô
nhiễm bởi chất thải công nghiệp và các vi khuẩn gây bệnh.
Khu vực đô thị, ven đô thị là nơi hội tụ tri thức của vùng, về kinh tế - xã hội
cũng phát triển hơn vùng thuần nông. Đây là cơ sở để phát triển các ngành nghề phụ
nhất là các nghề chế biến nông sản để phục vụ cho ẩm thực thành phố hoặc sơ chế
nông sản cho ngành công nghiệp thực phẩm.

Thu nhập từ sản xuất nơng nghiệp trên một đơn vị diện tích của nông hộ vùng
ven đô thị thường cao hơn, ổn định hơn so với các nông hộ ở khu vực thuần nơng vì
sản xuất nơng nghiệp của họ ln gắn liền với nhu cầu của dân cư đô thị; việc sản xuất
được đầu tư bằng công nghệ cao nên tạo ra sản phẩm có năng suất cao, chất lượng tốt,
có giá trị kinh tế cao hơn.


9

1.1.2. Đơ thị hóa và các vấn đề liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp
1.1.2.1 Khái niệm đô thị và đơ thị hóa
Luật Quy hoạch đơ thị năm 2015 quy định: “Đô thị là khu vực tập trung dân cư
sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp,
là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chun ngành, có vai trị thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa
phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã;
thị trấn"[19]. .
Đơ thị hố được hiểu theo chiều rộng là sự phát triển của thành phố và việc
nâng cao vai trị của đơ thị trong đời sống của mỗi quốc gia với những dấu hiệu đặc
trưng như: tổng số thành phố và tổng số cư dân đô thị (Bassand and Michel, 2001).
Đơ thị hóa như một phạm trù kinh tế - xã hội, phản ánh q trình chuyển hố và
chuyển dịch chủ yếu sang phương thức sản xuất và tiêu dùng, lối sống và sinh hoạt
mới - phương thức đô thị. Đây là một quá trình song song với sự phát triển cơng
nghiệp hóa và cách mạng khoa học kỹ thuật [9].
Tóm lại, đơ thị hóa là q trình biến đổi và phân bố các lực lượng sản xuất
trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư, hình thành, phát triển các hình thức và điều
kiện sống theo kiểu đơ thị, đồng thời phát triển đơ thị hiện có theo chiều sâu trên cơ sở
hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng quy mô dân số.
Trong lịch sử, nông nghiệp thường gắn với vùng nông thôn rộng lớn. Nói đến
nơng nghiệp là nói đến nơng thơn và ngược lại. Các đô thị ra đời đã kéo theo sự hình

thành nền nơng nghiệp mới của nhân loại - nông nghiệp đô thị. Các đô thị ở nhiều
quốc gia trên thế giới đã chú ý đến nông nghiệp đô thị rất sớm và họ cũng đã đạt được
nhiều thành cơng trong việc phát triển loại hình nơng nghiệp mới này [14]. Hiện nay
có khoảng một nửa dân số thế giới sống ở đô thị với 800 triệu người làm nơng nghiệp
đơ thị [24].
Theo Võ Hữu Hịa (2011), nơng nghiệp đơ thị là q trình sản xuất sản phẩm
nơng nghiệp từ nguyên liệu, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm phù hợp với
điều kiện đất đai, khí hậu, thủy văn, bảo đảm sự cân bằng sinh thái, tạo hiệu quả sản
xuất, hiệu quả kinh tế, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng mơi trường. Q trình
đó được diễn ra ở các vùng xen kẽ hoặc tập trung ở đô thị bao gồm nội đô, ven đô và
ngoại ô.
Như vậy, nông nghiệp đô thị là một ngành sản xuất ở nội đô, ngoại ô và vùng
lân cận đô thị (Urban and Peri - Urban Agriculture - nông nghiệp đơ thị và ven đơ), có
chức năng trồng trọt, chăn nuôi, chế biến và phân phối các loại thực phẩm, lương thực
và các sản phẩm khác, sử dụng các nguồn lực tự nhiên và nhân văn, các sản phẩm,


10

dịch vụ ở đô thị và vùng lân cận đô thị để cung cấp trở lại cho đô thị các sản phẩm và
dịch vụ cao cấp.
Tóm lại, nơng nghiệp đơ thị là nông nghiệp nội đô thị và nông nghiệp ngoại thị;
bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và lâm nghiệp trên cơ sở sử
dụng các nguồn lực tự nhiên,kinh tế - xã hội để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ
nông nghiệp cho cư dân đô thị vàphục vụ cả cho xuất khẩu.
1.1.2.2. Vấn đề đơ thị hóa liên quan đến sử dụng đất nơng nghiệp
Trong vài thập kỷ gần đây, nhất là sau ngày giải phóng 1975, trên tồn quốc các
thành phố, thị xã, các khu kinh tế, khu công nghiệp ở các địa phương đều phát triển
mạnh, vì vậy diện tích đất nơng nghiệp ngày càng bị thu hẹp, tình hình sử dụng đất và
dân sinh cũng bị thay đổi nhiều.

Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm
(2011 - 2015) cấp quốc gia [6] đã có những đánh giá cụ thể như sau:
+ Đất nơng nghiệp:
Diện tích đất nơng nghiệp đến năm 2010 có 26.226 ngàn ha, tăng 4.694 ngàn ha
so với năm 2000 (bình quân tăng khoảng 470 ngàn ha/năm). Đặc biệt đối với đất trồng
lúa thời kỳ 2001 - 2010 cả nước đã giảm 348 ngàn ha (bình quân giảm khoảng 35 ngàn
ha/năm), trong đó đất lúa nước giảm 270 ngàn ha (năm 2000 có 4.268 ngàn ha, năm
2010 có 3.998 ngàn ha).
Các vùng có diện tích giảm nhiều như: Đồng bằng sông Cửu Long 165 ngàn ha,
Đông Nam bộ 102 ngàn ha và Đồng bằng sông Hồng 76 ngàn ha. Diện tích đất trồng
lúa ở một số địa phương có tốc độ giảm lớn như: tỉnh Cà Mau 6,2 ngàn ha/năm, Bạc
Liêu 5,4 ngàn ha/năm, Sóc Trăng 4,1 ngàn ha/năm, Tiền Giang 2 ngàn ha/năm, thành
phố Hồ Chí Minh 2,7 ngàn ha/năm, Tây Ninh 3,1 ngàn ha/năm, Gia Lai 1,9 ngàn
ha/năm, Lai Châu 3,8 ngàn ha/năm,...
Trong tổng diện tích đất trồng lúa giảm, có khoảng 63% giảm do chuyển đổi cơ cấu
cây trồng; còn khoảng 37% (hơn 128 ngàn ha) chuyển sang mục đích phi nơng nghiệp
(phát triển đơ thị, khu công nghiệp, dịch vụ, hạ tầng,...), tập trung chủ yếu ở các vùng ven
đô của các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Tính đến năm 2010, diện tích đất xây dựng đô thị của cả nước tăng rất nhanh
(gấp 1,91 lần so với năm 2000); bình quân đầu người 185 m2/người, cao hơn 1,5 lần so
với chỉ tiêu dự báo cho năm 2010, cơ bản đạt được yêu cầu về mức bình qn diện tích
đất đơ thị trên người của một đơ thị hiện đại.
Trong vịng 10 năm gần đây, Hà Nội có tới 11.000 ha đất, chủ yếu là nơng
nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp phục vụ cho hơn 1.700 dự án phát triển đô thị và


11

cơng nghiệp. Ví dụ, làng Phú Điền (Từ Liêm) năm 2011 hơn 70% đất nông nghiệp bị
thu hồi để phục vụ cho q trình đơ thị hóa [18].

Qua đó thấy rằng một số địa phương chưa thực hiện đúng chủ trương sử dụng
tiết kiệm đất nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa nước, vẫn cịn tình trạng quy hoạch sử
dụng đất phi nơng nghiệp trên đất nơng nghiệp có năng suất cao, thậm chí trên đất
chuyên trồng lúa nước, trong khi vẫn còn các loại đất khác.Việc quy hoạch và phát
triển các khu cơng nghiệp cịn dàn trải, có địa phương tỷ lệ lấp đầy còn thấp (dưới
60%) nhưng vẫn đề nghị mở thêm nhiều khu, cụm công nghiệp khác. Đây là những
vấn đề gây bức xúc hiện nay, cần được chấn chỉnh kịp thời.
1.1.2.3 Tác động của đô thị hố đối với phát triển nơng nghiệp khu vực đơ thị và ven đơ
Trong q trình đổi mới phát triển đất nước, việc mở rộng quy mô đô thị ra
vùng ven đô ngày càng lớn và với tốc độ khá nhanh. Tốc độ đơ thị hóa, chính sách và
khả năng kiểm sốt sự phát triển của đơ thị ảnh hưởng mạnh đến tính ổn định của nơng
nghiệp. Sản xuất nơng nghiệp khu vực đơ thị hóa có những đặc điểm chủ yếu sau:
* Diện tích đất nơng nghiệp ngày càng bị thu hẹp và manh mún do q trình
đơ thị hóa
Thời gian qua, diện tích đất sản xuất nơng nghiệp khu vực đô thị và ven đô
ngày càng bị thu hẹp do q trình đơ thị hóa. Theo một báo cáo năm 2009 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thơn, mỗi năm có bình qn khoảng 73.000 héc ta đất
nông nghiệp bị thu hồi để làm khu công nghiệp, khu đô thị, sân golf... Theo Nguyễn
Tấn Lực (2008)[16], đa số diện tích bị quy hoạch, thu hồi đều là đất tốt, thuộc đất ven
lộ, trong đó có xã mất đến 80% diện tích đất canh tác. Chẳng hạn ở Cần Thơ, Sóc
Trăng, Hậu Giang, ven các tuyến đường mới mở như quốc lộ 91B, đường Nam Sông
Hậu... nhiều mảnh ruộng ven đường đang dần bị san lấp cát để xây nhà, xưởng. Những
chủ ruộng, dù có thể khơng muốn, nhưng vẫn phải san lấp để cất nhà hoặc bán cho
người khác xây dựng. Đường mở đến đâu, đất nông nghiệp mất theo đến đấy.
Ngồi việc giảm diện tích đất canh tác thì manh mún ruộng đất cũng là vấn đề
cần được quan tâm. Thực hiện chủ trương Khoán 10 và Khoán 100 của Đảng và Nhà
nước, bên cạnh những thành tựu to lớn thì vẫn tồn tại những hạn chế nhất định, đặc
biệt là đã tạo nên sự manh mún rộng đất. Thêm vào đó, tốc độ đơ thị hóa ngày càng
cao thì việc chuyển đất nơng nghiệp sang sử dụng vào mục đích phi nơng nghiệp càng
lớn thơng qua các biện pháp thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đã làm

cho các thửa đất nơng nghiệp cịn lại bé nhỏ, ngày càng tồn tại nhiều hộ nông dân sản
xuất với quy mô khiêm tốn do đất đai ngày càng thu bị hẹp.
Thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh trước khi thực hiện chủ trương chuyển đổi sử
dụng đất nông nghiệp từ ô thửa nhỏ thành ơ thửa lớn (trước năm 2002) thì bình qn


12

diện tích đất sản xuất nơng nghiệp/thửa là 382 m2, thửa có diện tích nhỏ nhất là 96 m2,
bình qn mỗi hộ sản xuất nơng nghiệp có 5 thửa. Điều này làm ảnh hưởng đáng kể đối
với việc tổ chức sản xuất nông nghiệp tại địa phương(UBND thành phố Hà Tĩnh, 2015).
* Sản xuất theo hướng chuyên canh cây trồng và vật nuôi phục vụ thị trường
tiêu thụ ở đô thị
Ngày nay khu vực đô thị và ven đô sản xuất nơng nghiệp có xu hướng phát
triển theo chiều tập trung về các sản phẩm rau, quả, hoa, cây cảnh và chăn ni có giá
trị kinh tế cao. Nhờ tiếp cận thuận lợi hơn với khoa học kỹ thuật nên nhiều hộ nông
dân ở khu vực đô thị và ven đô đã biết làm giàu từ nông nghiệp. Vùng sản xuất nơng
nghiệp ven đơ có nhiều lợi thế về thị trường vì sự địi hỏi về nhu cầu tiêu dùng của cư
dân đô thị, nông nghiệp khu vực đô thị hóa thường phát triển các sản phẩm tươi sống
tạo ra nền nông nghiệp khác biệt với đặc điểm thông thường của nó.
Thành phố Hà Nội là địa phương đã triển khai tương đối sớm các mơ hình này.
Từ những năm 2001 Thành phố đã xây dựng chương trình nơng nghiệp trọng điểm, tập
trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng “ba cây, ba con”, gồm rau, hoa, quả, bò
sửa, lợn hướng nạc và thủy sản. Sau một thời gian “vành đai” thực phẩm Thủ đơ bước
đầu hình thành sáu vùng chuyên canh: vùng trồng hoa 500 ha ở Tây Hựu - Từ Liêm;
vùng rau sạch 2.000 ha ở các xã Vân Hội - Đông Anh, Văn Đức và Đặng Xá - Gia Lâm;
vùng cây ăn quả kết hợp du lịch sinh thái ở Từ Liêm, Sóc Sơn; vùng lợn hướng nạc ở
Đơng Anh; vùng bị sữa ở dọc hai bên bờ sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ (thuộc
Gia Lâm, Thanh Trì Đơng Anh và Sóc Sơn); vùng ni trồng thủy sản ở các xã Đông
Mỹ và Đại Áng - Thanh Trì và huyện Thanh Trì (UBND thành phố Hà Nội, 2005).

* Sự thay đổi về lực lượng lao động nơng nghiệp
Khu vực đơ thị hóa thường cịn ít đất sản xuất, u cầu địi hỏi về trình độ sản
xuất phải cao hơn khu vực nông thôn trong khi đó khu vực này thừa lao động do lao
động nơng nghiệp chưa chuyển kịp hoặc không chuyển được sang ngành nghề khác
nhưng lại thiếu lao động nơng nghiệp có trình độ cao do những người có khả năng tiếp
cận khoa học công nghệ thường chọn hướng chuyển đổi nghề sang lĩnh vực phi nơng
nghiệp để có thu nhập tốt hơn.
Theo khảo sát của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vào năm 2008, ở vùng
đồng bằng Sông Hồng, trung bình mỗi hộ bị thu hồi đất có 1,5 lao động mất việc làm,
trong khi đó 1 ha đất nơng nghiệp hằng năm tạo ra việc làm cho 13 lao động nông
nghiệp. Người mất việc làm chủ yếu là nông dân, trình độ văn hóa, chun mơn thấp,
chưa qua đào tạo nghề phi nơng nghiệp nên cơ hội tìm việc làm ngồi nơng nghiệp rất
khó [26].


13

* Tác động của môi trường đối với sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng của sự ô nhiễm do sản xuất công
nghiệp và đô thị (nước thải đô thị, nước thải công nghiệp, chất thải rắn, khí thải,...).
Nước thải cơng nghiệp và nước thải đơ thị không qua xử lý hoặc xử lý không triệt để
thải vào hệ thống sơng ngịi, nơi cung cấp nguồn nước tưới chủ yếu cho sản xuất nông
nghiệp, gây ô nhiễm đất trồng trọt, ô nhiễm môi trường nuôi trồng thủy sản,…
Tóm lại, nền nơng nghiệp khu vực đơ thị và ven đô ở nước ta vẫn là sản xuất
nhỏ phân tán, sức cạnh tranh thấp,... quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động gần như
diễn ra tự phát và chậm chạp. Hơn nữa, đất nông nghiệp ở những thành phố lớn đang
có xu thế giảm nhanh, điều này sẽ làm quy mô sản xuất bị thu hẹp, lao động dư thừa
và sự cạnh tranh sản phẩm từ các địa phương khác đến cũng như hàng nhập khẩu là
những thách thức to lớn cho nền nông nghiệp khu vực này.
Bảng 1.1. So sánh giữa nông nghiệp đô thị và nông nghiệp nơng thơn

TT

Nội dung

1

Thời gian

2

Vị trí và
lãnh thổ

3

Chức năng

4

Nguồn lực
phát triển

Nông nghiệp đô thị
Xuất hiện muộn và phát triển
sau quá trình phát triển đơ thị
- Tiến hành trong đơ thị và
vùng ngoại ô, nơi mật độ dân
số cao.
- Quy mô nhỏ, manh mún, xen
ghép với các hoạt động khác.

- Nhiều tầng (tiến hành cả nóc
nhà tầng, ban cơng và dưới đất).
- Lãnh thổ sản xuất nông
nghiệp kém ổn định do sự mở
rộng và thay đổi không gian
đô thị.
Cung cấp thực phẩm tươi sống
khó vận chuyển đi xa cho bản
thân đơ thị
- Nguồn lực tự nhiên, nguồn
lực chất thải, lao động, cơ sở
hạ tầng.
- Yếu tố nhu cầu đóng vai trị
chủ yếu cịn các yếu tố tự nhiên
tuy được tính đến nhưng

Nơng nghiệp nơng thơn
Xuất hiện rất sớm và có trước
các đô thị
- Tiến hành ở vùng nông thôn,
nơi mật độ dân cư thấp.
- Chỉ tiến hành trên mặt đất
và các thủy vực.
- Quy mô lớn, liên tục về mặt
lãnh thổ.
- Lãnh thổ sản xuất nông
nghiệp tương đối ổn định.

Cung cấp các sản phẩm nông
nghiệp (lương thực, cây công

nghiệp, cây ăn quả,...)
- Yếu tố tự nhiên đóng vai trị
quan trọng.
- Nguồn lực tự nhiên, lao
động, cơ sở hạ tầng.
- Cơ sở hạ tầng kém phát triển,
khơng đồng bộ và có tính


14

TT

Nội dung

5

Nơng hộ

6

Lao động

7

8

9

Nơng nghiệp đơ thị

thường giữ vai trị thứ yếu.
- Cơ sở hạ tầng phát triển và
tương đối đồng bộ.
- Sử dụng cơ sở hạ tầng chung
của đô thị.
- Kinh doanh hỗn hợp.
- Dễ thay đổi loại hình kinh
doanh sang các ngành phi
nông nghiệp.
- Chủ nông trại là phụ nữ chiếm
tỷ lệ cao.
- Phần lớn là lao động tại chỗ,
có thu nhập thấp và chủ yếu là
phụ nữ.
- Trình độ canh tác, khả năng
ứng dụng tiến bộ kỹ thuật cao,
nhất là khả năng tiếp thị tốt.
- Thời gian rảnh rỗi ít do
có nhiều cơng việc phi
nơng nghiệp.

- Làm vườn, chăn nuôi, thủy
sản, lâm viên, hoa viên.
- Phần lớn là cây, con có thời
gian sinh trưởng ngắn.
Cơ cấu
- Ngũ cốc, cây có củ, rau, nấm,
quả, cây cảnh, ni gia cầm,
gia súc, lợn, thủy sản,... chủ
yếu là rau và vật ni cao cấp.

- Khơng lớn, tiến hành quanh
Tính mùa năm, có nhiều sản phẩm nơng
vụ, hệ số sử nghiệp trái vụ.
dụng đất. - Hệ số sử dụng đất cao.
Dịch vụ
- Tiếp cận với dịch vụ nông
nông nghiệp nghiệp dễ dàng và ngay bên

Nơng nghiệp nơng thơn
chun mơn hóa khơng cao.
- Ít được sử dụng chung cơ sở
hạ tầng của vùng nông thôn.

- Phần lớn thuần nông.
- Chậm hoặc hầu như không
thay đổi ngành nghề
kinh doanh.
- Chủ nông trại là nam giới
chiếm tỷ lệ cao.
- Lao động tại chỗ và biết
nhiều nghề, trình độ chun
mơn thấp.
- Ứng dụng các tiến bộ khoa
học kỹ thuật, khả năng tiếp thị
yếu. Thường di cư theo mùa
vụ đến các đô thị.
- Lao động thủ công là
chủ yếu.
- Thời gian rảnh rỗi nhiều.
- Trồng trọt, chăn ni, thủy

sản, lâm nghiệp.
- Có cả cây hàng năm và cây
lâu năm.
- Cơ cấu sản phẩm rất đa dạng
và chủ yếu là sản phẩm có thể
vận chuyển đi xa được.
- Tính mùa vụ lớn, lao động
nơng nghiệp có nhiều thời
gian rỗi, thời gian thu hoạch
tập trung.
- Hệ số sử dụng đất thấp.
- Tiếp cận với dịch vụ nơng
nghiệp khó khăn và cách xa,


×