Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.48 KB, 3 trang )
Những thói quen khiến sếp
bực mình
Không thể hiện sự sáng tạo, lúc nào cũng tìm lý do để né trách nhiệm, hỏi quá
nhiều... là những điều dễ khiến các nhà quản lý bực mình. Muốn tạo ấn tượng tốt
với sếp, bạn cần tránh xa những thói quen này.
Không thể hiện sự sáng tạo
Không một nhà quản lý nào muốn có một nhân viên tuy làm được việc nhưng luôn
phải nhắc nhở chi tiết từng công việc cần làm và làm như thế nào.
Do đó khi nhận việc, hãy tự tìm tòi và sáng tạo. Điều này thể hiện bạn có trách
nhiệm, nhiệt tình và chủ động với công việc. Sau đó sếp sẽ giúp bạn chỉ ra những
điểm còn thiếu sót.
Thể hiện quá mức
Nếu bạn lúc nào cũng chăm chăm thể hiện bản thân để được chú ý và thăng tiến,
sếp sẽ đánh giá thấp bạn. Vì thế, bạn cần cẩn thận không nên làm quá những công
việc được giao.
Lúc nào cũng có lý do
Mỗi khi làm gì sai hoặc có lỗi, bạn lại cố tìm ra một lý do để bào chữa thay vì
thẳng thắn nhận lỗi và sửa chữa. Ví dụ, khi bạn chưa hoàn thành công việc được
giao, bạn nói với sếp rằng hôm qua xe bạn hỏng và bạn đã phải mất cả ngày để đi
sửa nó.
Với sếp, dù lý do đó có thật hay không, sếp vẫn cho rằng đó là lỗi của bạn. Bởi vì
xe hỏng là việc riêng của bạn còn công việc ở công ty là trách nhiệm của bạn.
Lúc nào cũng phàn nàn
Trong công việc, mỗi khi phải làm việc căng thẳng, mệt mỏi, bạn lại cảm thấy bực
tức và luôn cáu bẳn với mọi người. Điều đó cho thấy bạn không kiểm soát được
bản thân và chỉ có người không chuyên nghiệp mới hành động như vậy.
Bạn nên hiểu rằng các đồng nghiệp và thậm chí là sếp cũng phải làm việc với
cường độ như vậy nhưng tại sao họ lại không phàn nàn?
Hỏi quá nhiều