Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Sáng tạo và kỹ thuật Brainstorming docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.45 KB, 6 trang )

Sáng tạo và kỹ thuật Brainstorming

Bạn bắt đầu thiết kế một tác phẩm hay bất cứ một thứ gì, việc bạn bắt đầu
sẽ là gì? Bạn có thể ngay lập tức ngồi vẽ ra liền hình dáng của nó, hay tạo ra một
sản phẩm hoàn chỉnh ngay? Câu trả lời là không, vậy việc đầu tiên phải làm là gì?
Thứ bạn cần tới chính là ý tưởng, và để đạt được bạn phải suy nghĩ rất
nhiều. Đã bao giờ bạn ngồi hàng giờ trước một tờ giấy trắng mà không đạt được
bất cứ một ý tưởng cụ thể nào? Khi đó, có phải bạn thật sự không có khả năng
sáng tạo? tất nhiên là không phải. Chỉ đơn giản là bạn chưa tìm được cách nắm bắt
được tất cả những ý tưởng của mình.
Khi nhìn xung quanh có bao giờ bạn thấy có những người luôn luôn tìm
được những ý tưởng tuyệt vời mà bạn thì không? và từ đó bạn chấp nhận rằng khả
năng sáng tạo của mình là bị giới hạn so với họ, hay là khả năng tìm kiếm ý tưởng
là một thứ của trời cho được ban phát không đồng đều? Nhưng nếu ngay cả như
vậy thì có giải pháp nào khắc phục và phát huy hết khả năng của mỗi người
không? Đó chính là lúc bạn cần đến kỹ thuật Brainstorming.
Vậy kỹ thuật Brainstoming là gì?
Đơn giản đây là phương pháp giúp cho não của bạn hoạt động một cách
hiệu quả và sáng tạo nhất. Brainstorming không chỉ dành riêng cho những hoa sĩ
bậc thầy hay những nhà thiết kế đồ họa lâu năm mà còn có thể được sử dụng bởi
tất cả mọi đối tượng, những người cần tới sự sáng tạo, tìm kiếm cái mới cho dù họ
là họa sĩ, kỹ sư hay một chuyên gia kinh tế.
Điều gì tạo nên sự khác biệt giữa một nhà thiết kế và số còn lại? Đó chính
là sự độc đáo trong ý tưởng và cách thể hiện. Vậy làm cách nào để có những ý
tưởng thật sự độc đáo? Hãy ví dụ có 100 nhà thiết kế nghĩ ra đuợc 100 ý tưởng
khác nhau, và nếu ý tưởng của bạn không thể nào vượt qua ranh giới của 1000 ý
tưởng này thì chắc chắn rằng cho dù ý tưởng của bạn có hay tới mức nào thì cũng
chỉ là một sự sao chép. Nhưng hãy hình dung nếu bạn có thể đưa ra được 101 ý
tưởng, điều này có nghĩa chắc chắn bạn đã tạo ra dược một điều gì đó hoàn toàn
mới mẻ. Bạn đã đạt được 1 sự khác biệt so với những người còn lại, nhưng nếu
bạn đã có 1 ý tưởng mới rồi, vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn có thể nghĩ ra tới


110 ý tưởng. Khi đó bạn sẽ có rất nhiều cơ hội để có thể so sánh và lựa chọn ra ý
tưởng nào là tối ưu nhất để có thể ứng dụng vào thực tế.
Câu hỏi ở đây là vậy số ý tưởng đưa ra bao nhiêu là đủ?
bạn có thể thỏa mãn chỉ với một ý tưởng mới, nhưng cứ thử nghĩ nếu ta
phát triển thêm từ nó thì kết quả đạt được sẽ hiệu quả hơn biết chừng nào. Vậy câu
trả lời cho câu hỏi trên là giới hạn của số ý tưởng đưa ra chính là tất cả những ý
tưởng mà bạn còn có thể nghĩ ra và phát triển được. Hãy bỏ qua những giới hạn và
bắt bộ nào hoạt động hết khả năng, khi đó bạn sẽ thật sự bị bất ngờ bở khả năng
sáng tạo của chính mình.
Đôi lúc chúng ta suy nghĩ thường đi theo một lối cố định nào đó, ví dụ
những một đứa bé xây dựng những ngôi nhà đồ chơi, thì theo logic luôn luôn ây từ
sàn cho tới nóc. Vậy bây giờ nếu ta đảo ngược toàn bộ tiến trình xây dựng lại hay
thậm chí sắp xếp một cách ngẫu nhiên thì sao? Đã bao giờ bạn đọn dẹp lại những
đồ đạc mà bạn nghĩ đã được sắp xếp một cách ngăn nắp và phát hiện ra những thứ
mà bạn đã bỏ nhiều công sức để tìm tại một chỗ khác? Đó chính là suy nghĩ theo
một mô hình có sẵn rằng đồ vật đó không thể được tìm thấy tại nơi mình đã sắp
xếp. Cũng như vậy, ý tưởng luôn nằm ở nơi bạn hoàn toàn không ngờ tới, cách
hiệu quả nhất để tìm kiếm là hãy lục tung tất cả lên, phá vỡ sự ngăn nắp trong suy
nghĩ của bạn, bày bữa tất cả chúng ra trên mặt đất để có thể nhìn ngắm ở nhiều góc
độ, kết hợp nhiều thứ với nhau… Tới đây bạn có thể sẽ thắc mắc, làm sao có thể
bày tất cả ý tưởng của mình ra như đồ vật trong một căn phòng?
Thật đơn giản, hãy viết tất cả ra giấy, tất nhiên với một cây viết. Hãy viết
bất cứ thứ gì có trong đầu bạn ra mặt giấy (brain dumping), không cần phải suy
nghĩ nó là một ý tưởng tốt hay chỉ là một suy nghĩ thoảng qua trong đầu. Bạn càng
không cần phải bận tâm đến việc mình có viết đẹp, ngay hàng thẳng lối hay không,
nếu cần diễn tả một hình ảnh, cứ việc vẽ ra nếu bạn thích, nhưng hãy phác hoạ thật
nhanh chóng, hay khi phát hiện ra mình viết sai thì cũng chẳng cần phải quay lại
để sửa chữa, hãy để suy nghĩ của bạn liên tục. Đừng chỉ suy nghĩ về chỉ 1 thứ mà
hãy suy nghĩ đến tất cả những thứ có liên quan đến nó, ví dụ như bạn đang tập
trung về chủ đế ngôi nhà đồ chơi, hãy nghĩ tới những món đồ chơi khác mà bạn

có, về ngôi nhà thật, về những người công nhân xây dựng… Cứ viết và đừng dừng
bút để suy nghĩ. Nếu bạn dừng bút trong khoảng thời gian dài hơn 10 giây, điều đó
có nghĩa là bạn đã khai thác quá nhiều về ý tưởng đó, hãy lập tức bỏ qua một bên
và quay sang những thứ liên quan khác, ta sẽ quay lại với nó sau. Có thể bạn cảm
thấy hơi ngớ ngẩn, nếu chỉ viết ra tất cả mọi thứ như vậy thì bạn sẽ đạt được cái gì
cụ thể? Mục đích của quá trình Brainstorming này không phải là tìm được chính
xác một ý tưởng hoàn thiện mà là đưa ra được càng nhiều ý tưởng càng tốt, do đó
e ngại khi viết ra những điều mà bình thưởng bạn nghĩ sẽ rất ngớ ngẩn, ví dụ như
xây dựng một ngôi nhà không cần tới mái chẳng hạn, thật sự thì bạn cũng đã thấy
bây giờ đã có những ngôi nhà không có mái trong thực tế. Nếu không có ý tưởng
thì không thể nào có kết quả. Một người từng nhận giải Nobel đã phát biểu: “Cách
tốt nhất để có được một ý tưởng tốt là bạn phải có thật nhiều ý tưởng” (The best
way to get a good idea is to get a lot of ideas – Linus Carl Pauling – Nobel hòa
bình 1963).
Vậy Brainstorming ngoài việc đưa ra thật nhiều ý tưởng, nó còn giúp ta
được gì nữa không?
Brianstorming giúp ta phân tích kỹ vấn đề, tự xem xét tất cả vấn đề có thể
xảy ra khi trong khi ta liên tục đặt ra những câu hỏi: Nếu vậy, giả sử như …
Ví dụ: bạn sẽ nhìn thấy rất rõ được chức năng của từng bộ phận trong căn
nhà của bạn nếu liên tục đặt ra những câu hỏi nếu như không có nó thì sẽ như thế
nào? hay giả sử nó để vào chỗ khác thì có ảnh hưởng ko? tổng thể sẽ ra sao nếu nó
có hình dạng khác với hình dạng chuẩn? … Hay khi đặt câu hỏi nếu đang làm mà
mất đi một bộ phận của nhà thì sẽ lấy gì để thay thế?… Những câu hỏi như vậy sẽ
giúp bạn hình dung và đưa ra giải pháp xử lý tình huống bất ngờ một cách sáng
suốt nhất. Đưa ra nhiều tham số để lựa chọn, bạn sẽ dễ dàng để lựa chọn được
cách tối ưu nhất. Như khi bạn chỉ có 2 màu sơn để sơn một căn phòng cho thích
hợp, bạn sẽ phải buộc hài lòng với một trong hai, nhưng khi có trong tay tới 20
màu sơn thì bạn hoàn toàn lựa chọn màu sắc nào là thích hợp với tính cách bản

×