Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Kinh nghiệm luyện thi TOEFL doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.83 KB, 2 trang )

Kinh nghiệm luyện thi TOEFL
Để có một kết quả thi tốt, quá trình luyện thi là rất quan trọng. Kết quả thi sẽ đánh giá
được toàn bộ hiệu quả quá trình ôn luyện của bạn. Quy luật này đúng cả với kỳ thi Tiếng
Anh Quốc tế - Toefl...
Đặt mục tiêu cụ thể
Chúng ta phải lấy Toefl trên bao nhiêu điểm (tùy theo khả năng từng người). Sau
khi có mục tiêu thì chúng ta cần phải làm nhiều đề để rèn luyện kĩ năng làm bài.
Làm đề phải nghiêm túc như một kỳ thi
Việc sưu tập đề thi không khó (ngoài các tiệm sách, trên mạng), nhưng để làm bài
hiệu quả thì bạn nên tham khảo gợi ý sau:
1. Nên bắt đầu làm y như mình đi thi không coi bài giải, không tra chỗ này chỗ kia.
Nếu nhắm thấy làm hết tất cả các phần rất mệt (mất trên 3 tiếng đồng hồ) thì làm
từng phần một nhưng phải hoàn thành hẳn một phần.
2. Không nên đoán đại, câu nào chọn cũng phải có lý do của nó.
3. Sau khi làm xong bắt đầu tra lại đáp án. Lúc này hãy lưu ý thật kỹ những câu
bạn làm sai và những câu bạn đoán. Hãy phân tích tại sao mình làm sai (lúc này
phải dùng từ điển, sách vở để kiểm tra thật kỹ cái nào đúng cái nào sai), ghi chép
lại cẩn thận những lỗi này và đánh dấu câu mình làm sai đó lại.
4. Sau này khi ôn lại sẽ không cần ôn lại hết cả đề thi cũ mà chỉ cần làm lại những
câu sai thôi, sẽ không mất thời gian nhiều.
Những sai lầm khi làm đề
Làm một lần không ngó lại đề đó nữa. Vì bạn nghĩ rằng lần sau gặp những đề
tương tự thì bạn chỉ có được kết quả bằng lần trước, không thể hơn.
Làm chỉ để đếm số câu đúng và không quan tâm đến các câu sai. Nhưng thực ra
các lỗi gài trong Toefl hay Ielts không nhiều. Trong khi làm bài tại nhà đừng ngán
khi mình mắc lỗi sai. Vì mình sai càng nhiều thì mình sẽ càng ghi nhớ được nhiều
lỗi sai.
Thực hành giao tiếp thường xuyên
Rất nhiều du học sinh khi mới đi du học thậm chí không mở miệng nói được câu
nào vì thực tế ở Việt Nam chúng ta có ít cơ hội để giao tiếp bằng tiếng Anh. Vậy
có một cách để thực hành đó là giao tiếp tiếng Anh một mình.


Bạn hãy đứng trước gương và tập nói khoảng 10-15 phút mỗi ngày (đừng quên
ghi âm những lời của mình nói nhé), hiêu quả lắm đấy!
Các bạn mua những cuốn về English conversations, những bài đàm thoại hằng
ngày của người Anh, Mỹ. Học hết những cách họ dùng trong lối nói hằng ngày,
học càng nhiều càng tốt.
Ngoài ra cố gắng chú trọng âm cuối của mỗi từ, có âm cuối thì trong phát âm của
mình cũng phải có. Chúng ta thường nói lướt những âm cuối câu, làm cho người
đối diện rất khó nghe và khó hiểu.
Cố gắng nói chậm, phát âm rõ từng âm một. Dùng câu chữ đơn giản, càng đơn
giản thì càng dễ nói dễ hiểu.
Học viết qua sách báo tiếng Anh
Bạn hãy đọc những sách ngay trong chuyên ngành của bạn, tập soạn và thuyết
trình. Nếu không hiểu thì tra từ, tra xong bạn nên ghi lại những từ mới bạn học
được vào một cuốn sổ, mỗi từ nên ghi thêm ví dụ một câu có sử dụng từ đó. Sau
một thời gian bạn lấy ra ôn lại những từ mới đã học được, dần dần khả năng đọc
của bạn sẽ tốt hơn.
Nếu bạn quyết tâm học anh văn để gia nhập vào môi trường học tập bằng tiếng
Anh, kỹ năng viết SOP (Statement of Purpose ) là không thể thiếu, riêng cái này
bạn hoàn toàn có thể học tốt được. Bạn lến mạng tra từ khóa “Statement of
Purpose” hoặc “Essays” trên Google và lấy về những đoạn mà người ta đã viết
post lên trên mạng. Chọn đoạn nào bạn thấy hay (bạn đọc thấy dễ hiều và trôi
chảy mạch lạc) thì giữ lại.
Sau đó “bắt chước” cách thành văn của họ, áp vào bài riêng của bạn. Sau đó bạn
có thể nhờ những người có kinh nghiệm sửa cho bạn (những người du học lâu
năm, những người bạn của bạn sinh ra ở nước Mỹ, đây là những người có thể
cho bạn ý kiến chính xác nhất, những người sử dụng tiếng Anh thật lâu năm có
cảm nhận rất tốt).
Reading phải làm nhiều đề để lấy “cảm giác” làm bài.
Đầu tiên, vốn từ học dùng trong phần Reading đều liên quan đến môi trường học
đại học, ví dụ như một bài giảng, một báo cáo... Đương nhiên bạn phải làm nhiều

đề để lấy cảm giác làm bài, phải tra từ mới nhưng đừng tra những từ quá sâu vào
chuyên ngành. Nếu trong bài xuất hiện một từ “khủng khiếp”, cũng chẳng cần lo
lắng làm gì, nhìn những từ xung quanh để hình dung nó là vật gì, con gì, là được
rồi. Sau khoảng 10, 15 lần làm bài bạn sẽ thấy, những từ mới nhưng không phải
từ chuyên môn sẽ lặp lại rất nhiều và bạn đọc nhanh hơn rất nhiều. Cách hỏi của
phần Reading cũng lặp lại rất nhiều, làm nhiều lần bạn sẽ hiểu ngay.

×