Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống cà gai leo (solanum procumens)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 115 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

LÊ VĂN TÌNH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG
CÀ GAI LEO (SOLANUM PROCUMBENS)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng

HUẾ - 2018


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

LÊ VĂN TÌNH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG
CÀ GAI LEO (SOLANUM PROCUMBENS)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 8620110

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. HOÀNG KIM TOẢN

HUẾ - 2018




i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều chính xác và được chỉ rõ
nguồn gốc.

Thừa Thiên Huế, tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn

Lê Văn Tình


ii

LỜI CÁM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn này, tơi đã nhận
được sự giúp đỡ tận tình của các tập thể và cá nhân.
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Chủ nhiệm Khoa và tồn thể q thầy
cơ giáo trong Khoa Nơng học đã truyền đạt kiến thức; Cảm ơn Phịng Đào tạo sau Đại
học, trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời
gian học tập, thực tập và hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS. Hồng Kim Toản,
trưởng Ban Cơng tác học sinh, sinh viên Đại học Huế, người đã tận tình hướng dẫn

cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới tất cả các bạn bè, đồng nghiệp và gia
đình đã động viên và cổ vũ tơi hồn thành tốt khoá học này.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng với thời gian, kiến thức và kinh nghiệm
của một học viên, luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong nhận
được sự chia sẻ, đóng góp ý kiến của q Thầy Cơ, bạn bè, đồng nghiệp để tơi có điều
kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình.
Xin chân thành cảm ơn !
Thừa Thiên Huế, tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn

Lê Văn Tình


iii

TĨM TẮT
Mục đích nghiên cứu: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhân giống
Cà gai leo bằng hạt. Từ đó, xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống cây Cà gai leo
bằng hạt.
Phương pháp nghiên cứu gồm:
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích Gibberellic
acid (GA3) và thời gian ngâm hạt đến cây giống cà gai leo gồm 16 công thức được bố
trí theo phương pháp RCB với 3 lần nhắc lại. Mỗi lần nhắc lại của mỗi công thức là 30
bầu, mỗi bầu gieo 4 hạt.
Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá và hỗn hợp giá thể đến cây
giống cà gai leo từ hạt gồm 12 công thức được bố trí theo kiểu RCB 3 lần nhắc lại.
Mỗi lần nhắc lại của mỗi công thức là 30 bầu, mỗi bầu gieo 3 hạt.
Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ gieo và độ che bóng đến cây
giống cà gai leo bằng hạt gồm 9 công thức được bố trí theo kiểu RCB 3 lần nhắc lại.

Mỗi lần nhắc lại của mỗi công thức là 30 bầu, mỗi bầu gieo 3 hạt.
Kết quả nghiên cứu:
- Nồng độ chất kích thích Gibberellic acid (GA3) và thời gian ngâm hạt khơng
ảnh hưởng nhiều đến q trình tăng trưởng chiều cao cây và số lá của cây cà gai leo
nhưng ảnh hưởng đến quá trình nảy mầm của hạt giống cà gai leo. Khi ngâm hạt trong
thời gian 6h với nồng độ GA3 20ppm cho tỷ lệ nảy mầm đạt cao nhất (96,38%), tốc độ
nảy mầm (0,148%/ngày) và thời gian nảy mầm nhanh nhất (8,10 ngày).
- Hỗn hợp các loại giá thể khơng ảnh hưởng nhiều đến q trình tăng trưởng
chiều cao cây, số lá/cây và các chỉ tiêu khi cây cà gai leo xuất vườn. Các loại phân bón
lá có ảnh hưởng đáng kể đến cây giống cà gai leo. Tất cả các cơng thức có phun phân
bón lá đều có chiều cao cây, số lá/cây và các chỉ tiêu khi cây cà gai leo xuất vườn cao
hơn so với với các cơng thức khơng phun phân bón lá. Cơng thức phun phân bón lá
Bloom plus và sử dụng giá thể là 60% đất phù sa, 1% supe lân, 29% phân chuồng
hoai, 10% xơ dừa có chiều cao cây khi xuất vườn lớn nhất (6,61 cm), số lá/ cây đạt
6,31 lá, chiều dài lá 4,73 cm, chiều rộng lá 3,51 cm, đường kính thân 2,02 mm và tỷ lệ
sống cao 98%.
- Độ che bóng khơng ảnh hưởng nhiều đến quá trình tăng trưởng chiều cao cây,
số lá/cây và các chỉ tiêu khi cây cà gai leo xuất vườn. Thời vụ gieo có ảnh hưởng đáng
kể đến cây giống cà gai leo. Tất cả các công thức được trồng ở thời vụ thứ 1 (20/2
dương lịch) và thứ 2 (mùng 10/3 dương lịch) đều có số lá/cây, chiều cao cây và các chỉ
tiêu khi cây cà gai leo xuất vườn cao hơn so với với các công thức được trồng ở thời
vụ thứ 3. Công thức được trồng ở thời vụ thứ 1 với độ che bóng 40% và công thức
được trồng ở thời vụ thứ 2 với độ che bóng 60% có chiều cao cây khi xuất vườn lớn
nhất (6,45cm và 6,47 cm), số lá/ cây đạt 6,81 lá và 6,75 lá, chiều dài lá 4,74 cm và
4,59 cm, chiều rộng lá 3,27 cm và 3,56 cm, đường kính thân 2,01 mm và 2,05 mm, tỷ
lệ sống cao lần lượt là 100,00% và 99,44% .


iv


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN .............................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iv
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT......................................................................vii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................viii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... ix
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1.ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................... 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 1
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................................ 1
3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................. 1
3.2. Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 3
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................................... 3
1.1.1. Giới thiệu chung về cây cà gai leo ...................................................................... 3
1.1.2. Các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc cà gai leo trong vườn ươm ................ 7
1.1.3. Vai trò của chất điều hòa sinh trưởng trong sản xuất nơng nghiệp ...................... 8
1.1.4. Vai trị của phân bón lá đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây .................... 12
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................ 13
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 17
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................. 17
2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................................. 17
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................... 17
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 17
2.4.1. Bố trí thí nghiệm .............................................................................................. 17



v

2.4.2. Các cơng thức thí nghiệm ................................................................................. 20
2.5. CÁC CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI ............................................ 22
2.5.1. Các chỉ tiêu về sự nẩy mầm .............................................................................. 22
2.5.2. Các chỉ tiêu về sinh trưởng ............................................................................... 23
2.6. ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU THỜI TIẾT TẠI THỪA THIÊN HUẾ .......................... 23
2.7. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU.................................................................... 24
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 25
3.1. ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ CHẤT KÍCH THÍCH GIBBERELLIC ACID
(GA3) VÀ THỜI GIAN NGÂM HẠT ĐẾN CÂY GIỐNG CÀ GAI LEO ................. 25
3.1.1. Ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích GA3 và thời gian ngâm hạt đến khả
năng nảy mầm của hạt cà gai leo ................................................................................ 25
3.1.2. Ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích GA3 và thời gian ngâm hạt đến động
thái tăng trưởng chiều cao cây ................................................................................... 27
3.1.3. Ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích GA3 và thời gian ngâm hạt đến động
thái ra lá..................................................................................................................... 29
3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ VÀ HỖN HỢP GIÁ THỂ ĐẾN CÂY
GIỐNG CÀ GAI LEO ............................................................................................... 31
3.2.1. Ảnh hưởng của phân bón lá và hỗn hợp giá thể đến động thái tăng trưởng chiều
cao cây....................................................................................................................... 31
3.2.2. Ảnh hưởng của phân bón lá và hỗn hợp giá thể đến động thái ra lá .................. 33
3.2.3. Ảnh hưởng của phân bón lá và hỗn hợp giá thể đến một số chỉ tiêu khi cây cà gai
leo xuất vườn ............................................................................................................. 35
3.3. ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI VỤ GIEO VÀ ĐỘ CHE BÓNG ĐẾN CÂY GIỐNG
CÀ GAI LEO............................................................................................................. 37
3.3.1. Ảnh hưởng của thời vụ gieo và độ che bóng đến động thái tăng trưởng chiều cao
cây ............................................................................................................................. 37
3.3.2. Ảnh hưởng của thời vụ gieo và độ che bóng đến động thái ra lá ....................... 39
3.3.3. Ảnh hưởng của thời vụ gieo và độ che bóng đến một số chỉ tiêu khi cây cà gai leo

xuất vườn ................................................................................................................... 41
3.4. QUY TRÌNH KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY CÀ GAI LEO BẰNG HẠT: .. 43
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................... 44


vi

4.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................ 44
4.2. ĐỀ NGHỊ............................................................................................................ 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 46
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 48


vii

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

CT: Cơng thức
TN: Thí nghiệm
PBL: Phân bón lá
NSG: Ngày sau gieo
Đvt: Đơn vị tính
LSD: Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa (Least significant difference)


viii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Thời tiết, khí hậu vụ Xuân năm 2018 tại Thừa Thiên Huế ......................... 24

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích GA3 và thời gian ngâm hạt đến khả
năng nảy mầm của hạt giống cà gai leo ...................................................................... 26
Bảng 3.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các cơng thức thí nghiệm ............ 28
Bảng 3.3. Động thái ra lá của các công thức thí nghiệm ............................................. 30
Bảng 3.4. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các cơng thức thí nghiệm ............ 32
Bảng 3.5. Động thái ra lá của các cơng thức thí nghiệm ............................................. 34
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của phân bón lá và hỗn hợp giá thểđến một số chỉ tiêu khi cây cà
gai leo xuất vườn ....................................................................................................... 36
Bảng 3.7. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các cơng thức thí nghiệm ............ 37
Bảng 3.8. Động thái ra lá của các cơng thức thí nghiệm ............................................. 39
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của thời vụ gieo và độ che bóng đến một số chỉ tiêu khi cây cà
gai leo xuất vườn ....................................................................................................... 41


ix

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các cơng thức thí nghiệm ............ 29
Hình 3.2.Động thái ra lá của các cơng thức thí nghiệm .............................................. 31
Hình 3.3. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các cơng thức thí nghiệm ............ 33
Hình 3.4. Động thái ra lá của các cơng thức thí nghiệm ............................................. 35
Hình 3.5.Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các công thức thí nghiệm ............. 38
Hình3.6. Động thái ra lá của các cơng thức thí nghiệm .............................................. 39


1

MỞ ĐẦU
1.ĐẶT VẤN ĐỀ

Cây thuốc có vai trị quan trọng trong cơng tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng
đồng. Có đến 80% dân số thế giới đang sử dụng các loại cây thuốc để chăm sóc sức
khoẻ ban đầu và gần 70 - 80% dân số ở các vùng nông thôn lấy cây thuốc làm nguồn
chữa bệnh chủ yếu. Nguồn gen cây thuốc ở Việt Nam rất phong phú về thành phần và
chủng loại, số lồi có cơng dụng làm thuốc khá lớn. Thuốc từ dược liệu có nhiều triển
vọng để phục vụ thị trường hơn 80 triệu dân, xuất khẩu và sử dụng làm mỹ phẩm.
Cây cà gai leo (Solanum procumbens) thuộc họ Cà (Solanaceae). Cà gai leo cịn
có nhiều tên gọi địa phương khác như: cà quánh, cà quạnh, cà quýnh, cà bò, cà cạnh,
cà hải nam, cà gai dây. Cà gai leo mọc rải rác ven rừng, lùm bụi, bãi hoang, ven
đường, ở độ cao dưới 300 m, nó thường được phân bố nhiều ở miền bắc. Cà gai leo là
một cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, ngồi ra cà gai leo cịn là một cây thuốc dân
gian được nhân dân sử dụng chửa các bệnh: cảm cúm, dị ứng, ho gà, đau lưng, đau
nhức xương khớp, thấp khớp, rắn cắn…. Gần đây nhiều cơng trình nghiên cứu cho
thấy cà gai leo có tác dụng chống viêm ứng chế xơ gan giai đoạn kịch phát, giảm nhẹ
khối u (Nguyễn Minh Khai và cs..,1996). Mặt khác cà gai leo đã được viện dược liệu
chứng minh cà gai leo có tác dụng chống viêm, bảo vệ gan.
Mặc dù cà gai leo có ý nghĩa lớn trong điều trị bệnh nhưng hiện nay nguồn
thuốc chủ yếu được khai thác từ tự nhiên chất lượng không đồng đều và ở một số tỉnh
như Hịa Bình, Quảng Ngãi, Thanh Hóa đã tiến hành trồng cây dược liệu này và đã đạt
được những hiệu quả nhất định. Cà gai leo thường đường nhân giống hữu tính bằng
hạt hoặc nhân giống vơ tính bằng giâm cành nhưng cả hai phương pháp này điều có
nhiều hạn chế và chưa được quan tâm nghiên cứu. Xuất phát từ những thực tiễn trên
tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân
giống cà gai leo (Solanum procumbens)”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhân giống Cà gai leo bằng
hạt. Từ đó, xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống cây Cà gai leo bằng hạt.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung cơ sở lý luận cho việc xác

định nồng độ và thời gian ngâm hạt thích hợp nhằm rút ngắn thời gian nảy mầm của
hạt cà gai leo.


2

- Xác định được nhân tố sinh thái thích hợp (thời vụ và độ che bóng, phân bón
lá và hỗn hợp giá thể) cho sự sinh trưởng, phát triển của hạt giống cà gai leo.
- Là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu tiếp theo nhằm xây dựng quy
trình kỹ thuật thâm canh sản xuất cây giống cà gai leo trong vườn ươm.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả của đề tài tìm ra nồng độ và thời gian ngâm thích hợp, hỗn hợp giá thể
và phân bón lá thích hợp, thời vụ và độ che bóng thích hợp, góp phần hồn chỉnh quy
trình kỹ thuật sản xuất cây giống cà gai leo ở tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đó khuyến cáo
nơng dân đưa vào sản xuất.
- Nâng cao hiệu quả trong việc trồng và thâm canh cây cà gai leo đem lại hiệu
quả kinh tế cao. Cung cấp cây giống khỏe mạnh, giúp mở rộng diện tích trồng cà gai
leo ở các vùng thích hợp trồng cà gai leo nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người
nông dân.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Giới thiệu chung về cây cà gai leo
1.1.1.1. Nguồn gốc và phân loại
Cà gai leo có tên khoa học là Solanum procumbens, cịn có tên khác là cà gai

dây, cà vạnh, cà quýnh, cà lù, cà bò, cà Hải Nam, cà quạnh, quánh, gai cườm. Cà gai
leo thường mọc hoang ở khắp nơi, rải rác ven rừng, lùm bụi, bãi hoang, ven đường, ở
độ cao dưới 300 m. Phân bố ở Bắc Giang (n Thế), Phú Thọ (Việt Trì), Hà Nội
(Bưởi), Hải Phịng, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế,
Khánh Hoà, Gia Lai (An Khê, Kon Hà Nừng). Ngoài ra, cịn có ở Trung Quốc (Hải
Nam, Quảng Đơng, Quảng Tây).
Cà gai leo là thực vật bậc cao có đơn vị phân loại như sau:
Giới: Thực vật
Ngành: Magnoliophyta
Lớp: Magnoliopsida
Bộ: Solanales
Họ: Solanaceae
Chi: Solanum
Loài: S. procumbens
Các loài thuộc chi Solanum ở Việt Nam thường mọc ở ven rừng, ven đường,
bãi hoang, ruộng hoang, lùm bụi… và phân bố ở khắp mọi nơi từ vùng núi đến trung
du và đồng bằng. Trong số các lồi mọc phổ biến của chi Solanum, khơng ít lồi vừa
có vùng phân bố rộng rãi lại vừa có giá trị thực tiễn (S. erianthum, S. nigrum, S.
procumbes, S. torvum, S. violacem), Trong đó, có một số lồi mọc hoang ở khắp mọi
nơi (S. nigrum, S. torvum, S. violaceum), có lồi chỉ phát triển mạnh ở vùng đồng
bằng (S. procumbens). Giá trị thực tiễn của các loài trong chi này dùng để làm thuốc
(18/28), làm rau ăn (6/28) và làm cảnh (3/28), nhưng chủ yếu vẫn để làm thuốc [6].


4

1.1.1.2. Đặc điểm thực vật học của cây cà gai leo
* Bộ rễ
Rế cây chia làm nhiều nhánh rễ phụ nhỏ, mềm, phần chi rễ cứng, trịn bao
quanh là lớp vỏ màu vàng, nâu, thân rễ có chiều dài từ 10 - 20 cm. Mùi rễ thơm nhẹ

như mùi thuốc bắc, thành phần trong rễ là Saponin Steroid và Alcaloid solasodin ngồi
ra cịn có Dioshenin, Flavonoid và mới đây là thành phần Glycoalcaloid được tìm thấy
trong rễ cà gai leo
* Thân
Là loại cây có thân leo, dài tới 6m hoặc hơn, thường bò sát trên mặt đất hoặc
leo bám ở trên thân của các cây khác.Thân nhẵn, hóa gỗ, phân thành nhiều cành nhiều
nhánh. Các nhánh có thể dài tới 6m hoặc dài hơn. Các cành nhỏ cây cà gai leo có phủ
lơng tơ dày, hình sao trải dài suốt chiều dài thân là một lượng gai cong có màu vàng,
dài 2 - 5 mm và phân bổ ở gần nhau.
* Lá
Lá hình trứng, hình bầu dục hoặc hình bầu dục dẹp, chóp tù hoặc nhọn, gốc
nêm hoặc trịn, mép thường có 5 thùy lượng sóng, hiếm khi nguyên, mặt trên có lơng
hình sao thưa, mặt dưới có lơng hình sao dày, có gai trên cả hai mặt, cuống lá dài 0,4 0,5 cm có gai.
Lá mọc so le nhau, phiến lá to xẻ thùy không đều, mặt trên sẫm hơn mặt dưới,
mặt dưới màu nhạt hơn phủ đầy lông tơ màu trắng, cả hai mặt lá đều có những gai nhỏ
ở gân chính, nhất là ở mặt trên.
* Hoa
Hoa nở vào tháng 4-6, khi nở thì có màu trắng hoặc hơi phớt tím, có hình xim,
mọc ở nách lá thành những cụm nhỏ, mỗi cụm nhỏ thường có 2-5 hoa, cũng có khi 7-9
hoa. Nhị có màu vàng, chỉ nhị phình ở gốc. Đài hoa có lơng, xẻ thành 4 thùy hình trái
xoan nhọn.
Cụm hoa dạng tán ở đỉnh cành, hiếm khi xuất hiện ngài nách lá, cuống lá dài 3
- 5 mm. Hoa mẫu 4, cuống hoa dài 12 - 15 mm. Đài hình chén, dài 3 - 4 mm; thùy đài
hình tam giác, khơng đều, dài 1 - 2mm, ở mặt ngồi có lơng măng hình sao.Tràng màu
trắng hoặc tím nhạt, dài 1cm; thùy tràng hình mũi mác, dài 6 - 7 mm, ở mặt ngồi có
lơng hình sao. Nhị 4; chỉ nhị dài 1 mm; bao phấn dài 6 mm. Bầu nhẵn, vòi nhụy dài 7
mm, có lơng ở gốc.
* Quả và hạt
Quả cà gai leo chin có hình cầu rất mọng và căng. Khi cịn xanh có màu sắc
xanh sẫm và khi chin có màu đỏ tươi bất mắt. Qủa mọng đỏ sang, hình cầu, đường



5

kính 5 - 7 mm, có cuống dài. Mùa sinh trưởng từ tháng 4 đến tháng 5, mùa quả chín từ
tháng 7 đến tháng 9.
Hạt màu vàng và dạng dẹt, dạng thận, cỡ 4 x 2 mm, hình dáng tương đương với
hạt ớt hoặc hạt cà chua
1.1.1.3. Đặc điểm sinh thái của cây cà gai leo
Cà gai leo là cây ưa sáng, ưa ẩm, hơi chịu bóng, có khả năng chịu hạn cao, cây
không chịu được ngập úng. Cà gai leo thích nghi trên nhiều loại khí hậu, nhiều loại
đất: Đất phù xa, đất pha cát, đất ba gian. Cả ba miền Bắc, Trung Nam đều trồng được
cây thuốc này.
Cây phát triển rất nhanh trong vòng 5 đến 6 tháng từ khì gieo hạt là có thể thu
hoạch được, tái sinh bằng hạt hoặc từ các phần cịn sót lại sau khi bị chặt, là cây sống
lâu năm trồng 1 lần có thể thu hái trong nhiều năm, do vậy qua trình chăm sóc khơng
q vất vả.
1.1.1.4. Thành phần hóa học và giá trị của cây cà gai leo
* Thành phần hóa học:
Rễ cây có chứa tinh bột và đặc biệt chứa các hoạt chất chất như ancaloid,
glycoancaloid… có tác dụng bảo vệ tế bào gan, chữa bệnh viêm gan virus, ngăn chặn
sự phát triển của xơ gan nên dùng điều trị các bệnh lý gan mật
Rễ và lá cà gai leo mọc ở Việt Nam có cholesterol, b - sitosterol, lanosterol,
dihydrolanosterol. Ngoài ra, rễ chứa 3b - hydroxy - 5a - pregnan - 16 - on, rễ và lá có
solasodenon. Hai chất solasodin và neoclorogenin cịn thu được sau khi thuỷ phân dịch
chiết rễ (Hoàng Thanh Hương, 1980).
Viện dược liệu đã phân tích thành phần hố học thấy có alcaloid, glycoalcaloid,
saponin, flavonoid, acid amin và sterol, trong đó nhân glycoalcaloid cso tỷ lệ nhiều hơn cả
(Âu Văn Yên - Phạm Kim Mãn).
Bộ phận dùng: Rễ, cành lá, thu hái quanh năm, phơi hay sấy khơ. Có khi dùng

cả tươi.
Tính vị cơng năng: Vị hơi the, đắng, có tính ấm, tác dụng tiêu độc, trừ ho, tán
phong thấp, giảm đau.
* Giá trị dược liệu:
Theo y học dân giang và cổ truyền: Theo Đơng y cà gai leo tính ấm, vị hơi the,
hơi độc, có tác dụng tiêu độc, tiêu đờm, tán phong thấp, trị ho, suyễn, rắn căn,…đặc
biệt có tác dụng chữa trị các bệnh về gan như: xơ gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan B mạn
tính khá hiệu quả.


6

Cà gai leo là một cây thuốc dân gian được nhân dân sử dụng chửa các bệnh:
cảm cúm, dị ứng, ho gà, đau lưng, đau nhức xương khớp, thấp khớp, rắn cắn…
Rễ và quả dùng trị mụn nhọt, lở ngứa (Phạm Hồng Hộ, 1993). Trong rễ có chứa
Solasodin dùng trị cảm cúm, ho gà, đau lưng, nhức xương, thấp khớp, sâu răng, rắn cắn
(Võ Văn Chi, 1997). Nước sắc của rễ uống chống say rượu (Đỗ Tất Lợi).
Theo y học hiện đại: Dựa theo các bài thuốc cổ truyền trị bệnh gan, hiện nay, cà
gai leo đã được nghiên cứu chun sâu, bài bản với hàng trăm cơng trình khoa học để
đáp ứng nhu cầu trị bệnh gan ngày càng tăng cao trong cộng đồng:
 Cà gai leo có tác dụng hạ men gan nhanh chóng.
 Cà gai leo là thảo dược duy nhất đến nay được kiểm chứng lâm sàng có hiệu
quả hỗ trợ bệnh viêm gan virus.
 Cà gai leo hỗ trợ điều trị xơ gan, làm chậm quá trình tiến triển của xơ gan.
 Cà gai leo giúp giải độc gan, hạn chế tổn thương gan.
 Hiện nay Cà gai leo đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng điều trị
viêm gan do virus, xơ gan và ung thư gan.
Gần đây nhiều cơng trình nghiên cứu cho thấy cà gai leo có tác dụng chống viêm
ứng chế xơ gan gai đoạn kịch phát, giảm nhẹ khối u….Mặt khác cà gai leo đã được
viện dược liệu chứng minh cà gai leo có tác dụng chống viêm, bảo vệ gan. Có thể

chống viêm, chống oxy hóa, ức chế sự phát triển xơ gan, đồng thời cịm có tác dụng tốt
trên các Marker virus viêm gan B [7].
* Giá trị kinh tế:
Cà Gai Leo là một trong những cây thuốc nam được nghiên cứu thành công nhất
dùng để đặc trị những bệnh về viêm gan, chống xơ gan và giải độc gan, hạ men gan,
hiện nay cà gai leo đã được đưa vào chữa bệnh một cách rộng rãi. Với giá trị phòn và
chữa bệnh, cà gai leo khơng những có ý nghĩa vơ cùng lớn trong ngành y dược mà cịn
có ý nghĩa trong viêc có ý nghĩa trong việc phát triển kinh tế.
Chính vì đây là một loại dược liệu quý trong y học nên khi sản xuất có lượng tiêu
thụ rất lớn, nên mang lại lợi nhuận rất lớn. mặc khác Cà gai leo phát triển nhanh, tái
sinh bằng hạt hoặc từ các phần còn sót lại sau khi bị chặt, là cây sống lâu năm trồng 1
lần có thể thu hái trong nhiều năm, do vậy khâu chăm sóc khơng q vất vả. vì vậy nên
cà gai leo rất đễ trồng và chăm sóc khơng q vất vả. Chi phí đầu tư ít nhưng mang lại
lợi nhuận cao cho người nông dân.
Cà gai leo mọc hoang là chất lượng nhất, tuy nhiên nguồn mọc tự nhiên hiện nay
hầu như không thấy do khai thác bừa bãi. Vì thế, hiện nay, nhiều cơ sở, cơng ty dược


7

đã đầu tư trồng Cà gai leo sạch và có thể khai thác mỗi năm hàng chục tấn để phục vụ
nhu cầu sử dụng trong nhân dân.
1.1.1.5. Cách sử dụng cà gai leo
Cà gai leo có cách sử dụng rất phong phú, người dân có thể sử dụng dạng sắc
nước, dạng cao hay các sản phẩm được bào chế thành viên nén. Mỗi cách sử dụng sẽ
có những tiện lợi và nhược điểm của nó.
* Dạng sắc nước: Đây là dạng đơn giản và dễ áp dụng nhất. Người dùng có thể
mua cà gai leo đã phơi sấy, sao tẩm hoặc mua dạng tươi về phơi khô để dùng dần.
Định lượng cà gai leo phù hợp nhất là từ 50-60g khơ/người/ngày. Chúng ta có thể
dùng theo hai cách là sắc uống và hãm nước.

Với cách sắc uống: Cà gai leo trước khi sắc phải đem rửa qua nước sạch. Đun với
1 lít nước, khi sơi duy trì lửa nhỏ trong thời gian 10 phút. Sau đó chắt nước ra để uống
hàng ngày. Nước cà gai leo ngon nhất là khi uống lạnh.
Với cách hãm nước: Cà gai leo rửa sạch, tráng qua 1 lần bằng đun sôi, thêm
700ml nước sôi rồi ủ trong 30 phút là dùng được.
* Dạng cao: Cà gai leo cũng đang là sự lựa chọn của nhiều người. Bởi với dạng
đặc nên hàm lượng dược chất lớn hơn so với dạng sắc uống, người dùng chỉ cần dùng
với lượng nhỏ mà vẫn cho hiệu quả điều trị bệnh gan rất tốt. Mỗi ngày, người bệnh chỉ
cần dùng 3-4g cao đặc (tương đương 1/6 thìa cà phê), pha với 200ml là có thể dùng
ngay, tiện dụng hơn rất nhiều so với việc sắc hãm cầu kì, phức tạp.
* Dạng viên nén: Đây là dạng tiện dụng nhất và rất thích hợp để mang đi xa,
khơng phải mất công pha chế hay đun hãm. Hơn nữa, dạng viên nén được bào chế
dưới dạng cao khô (đã làm mất nước) nên thời gian bảo quản được lâu hơn rất nhiều.
1.1.2. Các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc cà gai leo trong vườn ươm
* Cách chọn hạt giống
- Việc chọn giống là khâu rất quan trọng, nó liên quan đến tồn bộ q trình phát
triển của cây cũng như chất lượng cây giống khi xuất vườn.
- Chọn những quả già to chín mọng màu đỏ, khơng nên chọn những quả xanh vì
hạt sẽ khơng đạt chất lượng, phơi khô cả quả cho đến khi da quả nhăn lại và chuyển
thành màu đen. Tách lớp vỏ bên ngoài ra để lấy hạt.
* Trộn giá thể và đóng bầu
- Giá thể được sử dụng để trộn đất đóng bầu gồm: đất phù sa,vụn xơ dừa, trấu
hun, phân supe lân, vôi. Tùy mỗi cơng thức của mỗi thí nghiệm thì giá thể được sử
dụng để trộn cũng khác nhau.


8

- Bì được sử dụng để đóng bầu: Bì ni lơng trắng có kích thước 8 x 13.5. Sau khi
đóng xong bầu ta tiến hành bố trí thí nghiệm và gieo hạt.

*Gieo trồng
- Trước khi gieo ta phải tưới nước đẫm bầu.
- Tiến hành gieo hạt giống trực tiếp vào bầu, mỗi bầu gieo 4 hạt, sau đó rải một ít
đất lên trên, lưu ý nếu rải nhiều thì sẽ lâu nảy mầm. Sau khi đã hoàn thành việc gieo
hạt xuống đất, dùng nước tưới nhẹ lên, mỗi ngày nên tưới 2 lần vào buổi sáng và
chiều. Khi cây được 15 ngày thì nhổ bớt cây con, mỗi gốc để lại 2 cây, như vậy cây sẽ
sinh trưởng, phát triển tốt hơn.
* Bón phân
- Cách bón phân cho thí nghiệm 2: Tiến hành pha dung dịch theo hướng dẫn của
sản phẩm, sau đó phun dung dịch phân bón lá lên cây, phun ướt đều cả cây bao gồm lá
và thân.
- Cách 5 ngày ta tiến hành phun phân một lần, tốt nhất là phun phân buổi chiều.
* Chăm sóc
- Thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho cây, mỗi ngày tưới 2 lần sáng và chiều,
làm cỏ.
- Lưu ý khi tưới nước trong giai đoạn hạt giống vừa mới gieo không nên tưới
nước quá mạnh tránh trình trạng làm cho mặt trên bầu bị dẻ làm hạt giống khó nẩy
mầm hặc nẩy mầm chậm. Tốt nhất trong giai đoạn này ta nên xử dụng bình tưới nước
phun mưa.
1.1.3. Vai trị của chất điều hịa sinh trưởng trong sản xuất nơng nghiệp
Hiện nay trong sản phẩm phân bón, chủ yếu là phân bón lá, nhà sản xuất ngày
càng có xu hướng cho ra đời sản phẩm tổng hợp nhiều thành phần, bao gồm các chất
đa, trung, vi lượng. Đối với dòng phân sinh học hữu cơ cịn có thêm các chất điều hịa
sinh trưởng, các vi sinh vật hữu ích…
1.1.3.1. Khái niệm chất điều hòa sinh trưởng
Chất điều hòa sinh trưởng thực vật là những chất được sinh ra trong cây để điều
khiển các quá trình phát triển của cây. Trong suốt đời sống, cây phải trải qua nhiều giai
đoạn phát triển như nảy mầm, lớn lên, ra hoa, kết quả. Các chất điều hòa sinh trưởng
giúp cây tiến hành các giai đoạn này một cách cân đối hài hòa theo đặc tính và quy
luật phát triển của cây với liều lượng rất thấp. Mỗi giai đoạn được điều khiển bởi một

nhóm chất nhất định. Ở các giai đoạn trước khi ra hoa có nhóm chất kích thích sinh


9

trưởng. Tới mức độ nhất định cây chuyển sang thời kỳ phát triển ra hoa, kết quả thì có
nhóm chất ức chế sinh trưởng hình thành.
Nhóm chất kích thích sinh trưởng có các chất Auxin, Gibberellin (GA) và
Cytokinin.
Nhóm chất ức chế sinh trưởng có acidAbsicic, Ethylen và các hợp chất Phenol.
Các gibberellin được đặt tên là GA1, GA2,…GAn theo trật tự phát hiện. Axít
gibberellic là gibberellin đầu tiên được mơ tả cấu trúc, có tên gọi GA3.
Hiện nay nhà khoa học đã xác định cấu tạo hóa học của các chất này nên đã điều
chế ra được. Ngồi ra cịn điều chế được những chất có tác dụng tương tự như các chất
điều hòa sinh trưởng sinh ra trong cây để ứng dụng trong sản xuất.
1.1.3.2. Chất kích thích sinh trưởng GA3
a. Khái Niệm và nguồn gốc
Gibberellin là một hoóc mơn thực vật có tác dụng điều chỉnh sự phát triển ở thực
vật và có ảnh hưởng tới một loạt các quá trình phát triển như làm cho thân dài ra, nảy
mầm,ngủ, ra hoa, biểu hiện gen, kích thích enzym và tình trạng già yếu của lá cũng
như quả v.v.
Gibberellin là nhóm phytohormone thứ hai được phát hiện sau auxin. Từ những
nghiên cứu bệnh lý “bệnh lúa von” do loài nấm ký sinh ở cây lúa Gibberella fujikuroi
(nấm Fusarium moniliforme ở giai đoạn dinh dưỡng) gây nên. Năm 1926, nhà nghiên
cứu bệnh lý thực vật Kurosawa (Nhật Bản) đã thành cơng trong thí nghiệm gây “bệnh
von” nhân tạo cho lúa và ngô.
Yabuta (1934-1938) đã tách được hai chất dưới dạng tinh thể từ nấm lúa von gọi
là gibberellin A và B nhưng chưa xác định được bản chất hóa học của chúng.
Năm 1955 hai nhóm nghiên cứu của Anh và Mỹ đã phát hiện ra axit gibberellic
ở cây lúa bị bệnh lúa von và xác định được cơng thức hóa học của nó là C19H22O6.

Năm 1956, West, Phiney, Radley đã tách được gibberellin từ các thực vật bậc
cao và xác định rằng đây là phytohormone tồn tại trong các bộ phận của cây. Hiện nay
người ta đã phát hiện ra trên 50 loại gibberellin và ký hiệu A1, A2, A3,... A50.
Trong đó gibberellin A3 (GA3) là axit gibberellic có tác dụng sinh lý mạnh nhất.
Người ta đã tìm được gibberellin ở nhiều nguồn khác nhau như ở các loại nấm, ở thực
vật bậc thấp và thực vật bậc cao.


10

b. Tính chất sinh lý của gibberelin
* Sự kéo dài tế bào
Gibberelin kiểm soát hướng đặt các vi sợi celluloz (vừa mới được tổng hợp nhờ
celluloz synthetaz) trong vách tế bào, hướng đặt này lại do hướng đặt của các vi ống ở
ngoại vi tế bào quyết định. Gibberelin cảm ứng sự đặt các vi ống theo hướng ngang ở
nhiều kiểu tế bào (kể cả các tế bào mà gibberelin khơng kích thích sự kéo dài), tuy
nhiên sự phối hợp hoạt động giữa gibberelin và auxin trong sự đặt các vi ống chưa
được biết.
Gibberelin hạ thấp nồng độ Ca2+ trong vách (có lẽ bằng cách kích thích sự hấp
thu ion này vào trong tế bào) và do đó giúp sự kéo dãn vách, vì Ca2+ cản sự kéo dãn
vách ở dicot (không cản ở monocot). Trong hoạt động này, vách tế bào khơng bị acid
hố bởi giberelin (khác với hoạt động nhanh của auxin).
Gibberelin cản hoạt động của các peroxidaz vách tế bào, do đó làm chậm sự hố
cứng của vách, hiện tượng do sự tạo lignin dưới tác dụng của các peroxidaz.
* Sự kéo dài của thân
Hiệu quả sinh lý rõ rệt nhất của gibberellin là kích thích mạnh mẽ sự sinh trưởng
kéo dài của thân, sự vươn dài của lóng. Hiệu quả này có được là do của gibberellin
kích thích mạnh lên pha giãn của tế bào theo chiều dọc. Vì vậy khi xử lý của
gibberellin cho cây đã làm tăng nhanh sự sinh trưởng dinh dưỡng nên làm tăng sinh
khối của cây. Dưới tác động của gibberellin làm cho thân cây tăng chiều cao rất mạnh

(đậu xanh, đậu tương thành dây leo, cây đay cao gấp 2-3 lần). Nó khơng những kích
thích sự sinh trưởng mà cịn thúc đẩy sự phân chia tế bào.
* Sự kéo dài lóng và tăng trưởng lá
Kích thích sự kéo dài lóng, vừa do sự kéo dài vừa do sự phân chia tế bào thân, là
đặc tính nổi bật của gibberelin. Gibberelin kích thích mạnh sự phân chia tế bào nhu mơ
vỏ và biểu bì. Xử lý gibberelin làm tăng năng suất mía cây và đường (do kích thích sự
kéo dài lóng).
* Sự nảy mầm, nảy chồi
Gibberellin kích thích sự nảy mầm, nảy chồi của các mầm ngủ, của hạt và củ, do
đó nó có tác dụng trong việc phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ của chúng. Hàm lượng
gibberellin thường tăng lên lúc chồi cây, củ, căn hành hết thời kỳ nghỉ, lúc hạt nảy
mầm.Trong trường hợp này của gibberellin kích thích sự tổng hợp của các enzyme
amilaza và các enzyme thuỷ phân khác như protease, photphatase... và làm tăng hoạt
tính của các enzyme này, vì vậy mà xúc tiến quá trình phân hủy tinh bột thành đường
cũng như phân hủy các polime thành monome khác, tạo điều kiện về nguyên liệu và


11

năng lượng cho quá trình nảy mầm. Trên cơ sở đó, nếu xử lý gibberellin ngoại sinh thì
có thể phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ của hạt, củ, căn hành kể cả trạng thái nghỉ sâu.
* Sự ra hoa, quả
Trong nhiều trường hợp của gibberellin kích thích sự ra hoa rõ rệt. Ảnh hưởng
đặc trưng của sự ra hoa của gibberellin là kích thích sự sinh trưởng kéo dài và nhanh
chóng của cụm hoa. Gibberellin kích thích cây ngày dài ra hoa trong điều kiện ngày
ngắn (Lang, 1956).
Gibberellin ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính của hoa, ức chế sự phát triển
hoa cái và kích thích sự phát triển hoa đực.
Gibberellin có tác dụng giống auxin là làm tăng kích thước của quả và tạo quả
khơng hạt. Hiệu quả này càng rõ rệt khi phối hợp tác dụng với auxin.

c. Một số ứng dụng của Gibberellin
GA đã được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp và đã mang lại những
hiệu quả to lớn như kích thích sự sinh trưởng của cây để tăng sản lượng (như với các
rau ăn lá), kích thích ra hoa nhanh và nhiều, hạn chế rụng hoa, rụng quả non và tăng
kích thước của quả (với các cây lấy quả), kích thích hạt nẩy mầm (với lúa…) và nhiều
ứng dụng khác. Với mỗi nhóm cây có thể sử dụng GA tùy theo mục đích.
- Đối với cây lúa: Thường sử dụng GA để kích thích hạt nẩy mầm, kích thích đẻ
nhánh, kích thích bơng lúc trổ nhanh và thốt, hạn chế nghẹn bơng.
- Đối với cây mía: Phun vào giai đoạn bắt đầu vươn lóng làm lóng dài và to, có thể
tăng năng suất 20-30%. Phun GA cho cây đay có thể làm chiều cao cây tăng gấp 2 lần.
- Đối với các loại rau ăn lá: như rau cải, rau muống, rau dền… phun 2-3 lần ở
giai đoạn cây sinh trưởng mạnh có thể tăng năng suất trên 30%.
- Đối với cà phê, điều và các cây ăn quả: (nhãn, vải, xoài, chơm chơm, táo, vú
sữa…) để kích thích cây ra hoa nhiều, nhanh và đồng loạt phun GA khi mầm hoa bắt
đầu hình thành, khoảng 20-30 ngày trước khi trổ hoa chính vụ hoặc sau khi đã thực
hiện các biện pháp xử lý ra hoa (để khơ hạn, bóc khoanh vỏ hoặc phun, tưới thuốc),
phun GA lúc này còn làm tăng tỉ lệ đậu quả, hạn chế rụng hoa và quả non.
Ngoài GA3 đã được sử dụng phổ biến, gần đây người ta đã phát hiện và sử dụng
GA4, GA7 cho cây trồng. GA4 và GA7 mang đầy đủ đặc tính và công dụng như GA3
nhưng sử dụng trong thực tế có phần thuận tiện và an tồn hơn. Xử lý GA3 cây vươn
cao mạnh nhưng chiều ngang không tăng nên cây mảnh khảnh, yếu ớt, dễ đổ gẫy. Xử
lý GA4 và GA7 cây vươn cao vừa phải với dáng cân đối, vững chắc hơn.


12

Ở nước ta hiện nay các chế phẩm Gibberellin hầu hết là GA3:
Cũng như các chất điều hòa sinh trưởng thực vật khác, các GA thể hiện hiệu quả với
cây ở liều rất thấp và phụ thuộc nhiều vào đặc điểm cây và thời điểm sử dụng. Không tự ý
tăng liều lượng và cần áp dụng đúng kỹ thuật sử dụng để có hiệu quả cao và khơng gây

ảnh hưởng xấu tới cây. Chú ý kết hợp cung cấp nước và dinh dưỡng theo yêu cầu. Các
GA thuộc nhóm độc IV (LD50 qua miệng > 15.000mg/kg), tuy rất ít độc với người nhưng
khi sử dụng cũng cần đảm bảo thời gian cách ly....
1.1.4. Vai trị của phân bón lá đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây
1.1.4.1. Khái niệm
Phân bón lá là các loại phân bón được sử dụng dưới dạng dung dịch để tưới
hoặc phun trực tiếp lên cây nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thơng qua
thân, lá. Trong thành phần của phân bón lá tùy đặc điểm của phân bón được sản
xuất, bên cạnh các chất dinh dưỡng khoáng đa lượng (N, P, K…) còn thường chứa các
chất trung, vi lượng (Ca, Mg, Si, Zn, Cu, Bo,Mo…) và các chất cần thiết khác, nhằm
đảm bảo cung cấp đủ và kịp thời dinh dưỡng khoáng, theo yêu cầu cân đối của cây
trồng, tạo khả năng sử dụng hiệu quả phân bón, tăng sức đề kháng và chống chịu cho
cây để đạt năng suất cao phẩm chất tốt. Trong thành phần của phân bón lá cịn tăng
cường điều hòa sinh trưởng, tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất kích thích đâm chồi, đẻ
nhánh, ra hoa, đậu trái, giảm hiện tượng rụng trái non, trái to đẹp, phẩm chất ngon và
tăng cường khả năng đề kháng chống chịu sâu bệnh.
Khi bón qua lá, chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng qua hệ thống khí khổng
ở bề mặt lá. Theo số liệu đã được công bố, hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng qua lá
đạt tới 95%. Trong khi đó, bón qua đất, cây chỉ sử dụng được 45-50% chất dinh
dưỡng. Sở dĩ như vậy là vì tổng diện tích bề mặt các lá trên một cây rộng gấp 15-20
lần diện tích đất được che phủ bởi cành và lá, nghĩa là diện tích hấp thụ chất dinh
dưỡng của lá rộng hơn rất nhiều so với diện tích đất trồng của một cây. Qua khí khổng,
các chất dinh dưỡng được dẫn đến các tế bào, mô cây để sử dụng.
1.1.4.2. Lưu ý khi sử dụng phân bón lá
Bón qua lá tốt nhất khi bón bổ sung hoặc bón thúc nhằm đáp ứng nhanh yêu cầu
dinh dưỡng của cây, hòa loảng phân theo đúng tỷ lệ trên bao bì, nhiệt độ q cao, đất bị
khơ hạn nặng khơng nên dùng phân bón lá vì dễ làm rụng lá. Khơng sử dụng phân bón
lá lúc cây đang ra hoa, lúc trời nắng vì sẽ làm rụng hoa trái và làm giảm hiệu lực phân.
Không phun khi trời mưa, nắng to do bay hơi, tỷ lệ lỗ khí khổng đóng cao.
Khơng phun sau mưa do cây đã no nước. Có thể pha chế phẩm với thuốc trừ sâu bệnh

để tiết kiệm cơng phun khi phát hiện cây có sâu bệnh (chỉ pha lẫn vào nhau ở nồng độ


13

lỗng). Trường hợp cây phát triển kém có thể phun chế phẩm nhiều lần, mỗi lần cách
nhau 10-15 ngày.
Không nên nhầm lẫn giữa phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng, nếu trong
phân bón lá có chất kích thích sinh trưởng thì trong phân này đã có chất dinh dưỡng,
nếu chỉ dùng kích thích sinh trưởng thì phải bổ sung thêm dinh dưỡng để cây tăng
trưởng tương ứng với sự kích thích đó.
1.1.4.3. Các chế phẩm phân bón lá trên thị trường
Hiện nay các chế phẩm phân bón lá rất phong phú và đa dạng, phân sản xuất trong nước như: HVP, HUMIX, HQ 201, BIOTED, KOMIX.
1.1.4.4. Giới thiệu phân bón lá
*Phân bón lá NabGibb
- Thành phần chính: GA3 10%, canxi (ca) 6%, Boron (B 2% , canxi (cao) 8.4%
- Cơng dụng: NabGibb được dùng làm thuốc điều hịa sinh trưởng cho cây
trồng.Tăng trưởng mầm và rễ, Tăng kích cỡ và chất lượng sản phẩm, Phù hợp cho
cây trồng cần GA3, Canxi và Boron như rau, cây ăn quả, lúa và cây trồng. Thường
được sử dụng trong việc cải thiện tốc độ nảy mầm của hạt cọ dầu và hạt giống cây
trồng khác.
* Phân bón lá Komix
Phân bón hữu cơ Komix vừ cung cấp dưỡng chất cho cây trồng, vừa có tác dụng
tăng độ tươi xốp, phì nhiêu cho đất và có tác dụng bảo vệ sự bền vững của mơi trường.
- Thành phần: Phân bón qua lá Komix201 có thành phần gồm: PH = 7,0 - 9,0; N
= 2,6%; P2O5 = 7,5%; K2O = 2,2%.
- Công dụng: Tăng hiệu quả hấp thụ dinh dưỡng cho cây trồng: giúp cây trồng
phát triển hệ thống rễ, mọc mầm sớm, trái đậu nhiều và mau lớn, phẩm chất nông sản
tốt, sản lượng cao và ổn định. Giúp cây trồng tăng chất đề kháng đối với sâu bệnh, cải tạo
đất trồng khi được tưới trực tiếp xuống đất. Thích hợp cho tất cả các loại cây lương thực,

cây công nghiệp, cây giống lâm nghiệp, cây ăn quả và các loại nấm.
- Cách dùng: Pha dung dịch này với nước theo tỉ lệ 1:200 phun đều lên toàn bộ
cây trồng vào thời tiết thích hợp, 7ngày/1 lần. Sử dụng 1 lít BFC 201 cho 1 ha trong
một lần phun.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới, viêm gan B là một trong 10 nguyên nhân
gây tử vong nhiều nhất, khoảng 1 triệu ca tử vong mỗi năm do bệnh này.Trước ảnh
hưởng không nhỏ đến sức khỏe cộng đồng, ở nước ta đã có nhiều đề tài nghiên cứu


14

cấp quốc gia về các dược liệu hỗ trợ điều trị viêm gan B được thử nghiệm lâm sàng kỹ
lưỡng tại những bệnh viện hàng đầu tại Việt Nam.
Cây thuốc có vai trị quan trọng trong cơng tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng
cứu lâm sàng cũng đã chứng minh trong Cà gai leo chứa các Saponin steroid và các
alkaloid solasodin, solasodinon, cịn có diosgenin và các flavonid có tác dụng giải độc,
bảo vệ tế bào gan đặc biệt là trong trường hợp bệnh gan do bia rượu hoặc viêm gan B.
Đề tài cấp nhà nước của TS. Nguyễn Thị Minh Khai và các cơng trình nghiên
cứu khoa học năm 1987-2000 của Viện Dược Liệu Trung Ươngđã công bố chiết xuất
Cà gai leo với hoạt chất glycoalkaloid có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của xơ gan
rõ rệt thông qua cơ chế ức chế sự rễ cây cà gai leo được các nhà khoa học phát hiện từ
1986 và nghiên cứu phổ biến cho tới nay. Khoa học đã chứng minh rễ có nhiều thành
phần Glycoalcaloid gấp 3 lần thân, sử dụng rễ lâu năm sẽ cho cơng dụng đáng ngạc
nhiên. Các hợp Glycoalcaloid có tác dụng bảo vệ tế bào gan mạnh, kìm hãm và làm
âm tính với virut viêm gan B, tái tạo phụ hồi chức năng gan.
Cà gai leo có tác dụng hạ men gan nhanh chóng. Cơng dụng này đã được cố GS.
Phạm Kim Mãn nghiên cứu ngay từ những năm 80 của thế kỷ trước. Bởi các bệnh gan
thường kèm theo men gan tăng nên trong các nghiên cứu về sau, hầu như nghiên cứu
nào cũng chỉ ra rằng thảo dược này giúp men gan trở về bình thường nhanh chóng.

Những nghiên cứu tại Viện Dược Liệu Trung Ương, Viện Trung ương quân đội
108, Viện Quân Y 103 đã cho thấy: Cà gai leo là dược liệu duy nhất được chứng minh
có tác dụng ngăn chặn xơ gan rõ rệt thông qua việc ức chế sự tạo thành các sợi
collagen qua hai nghiên cứu “Nghiên cứu tác dụng ức chế quá trình xơ của Cà gai leo
trên mơ hình gây xơ gan thực nghiệm” và “Nghiên cứu tác dụng trên collagenase của
Cà gai leo”, đề tài thuộc cơng trình nghiên cứu khoa học 1987-2000 của Viện dược
liệu Trung ương.
Các đề tài nghiên cứu lâm sàng trên bệnh nhân viêm gan B mạn tính thể hoạt
động tại các bệnh viện lớn là Bệnh viện Quân y 103, Bệnh viện 354, Bệnh viện Trung
ương quân đội 108 đã chứng minh hoạt chất glycoalkaloid có tác dụng hỗ trợ điều trị
viêm gan virus, nhất là viêm gan B mạn thể hoạt động hiệu quả không thua kém gì so
với thuốc tân dược. Các bệnh nhân thử nghiệm được uống thuốc từ Cà gai leo tạo
thành sợi collagen trong các tế bào gan.
Đề tài khoa học của Tiến sỹ y học Nguyễn Phúc Thái: “Nghiên cứu lâm sàng tổn
thương gan và tác dụng bảo vệ gan của Cà gai leo” năm 1998 kết luận dịch chiết từ
cây cà gai leo giúp bảo vệ gan trong môi trường độc hại, giảm thiểu tối đa hủy hoại tế
bào gan và giảm bớt các biểu hiện tổn thương ở gan.


×