Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Nghiên cứu hiện trạng và chọn dòng keo lá liềm (acacia crassicarpa) ưu tú vượt trội trên vùng đất cát ven biển tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 112 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết quả trong
luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Hồ Bình


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình hồn thành luận văn này tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn chân
thành và sâu sắc tới thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, phòng đào tạo sau đại học,
Ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Huế đã giảng dạy, giúp đỡ, nâng cao kiến
thức và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình hồn thành luận văn này.
Đặc biệt là PGS.TS. Đặng Thái Dương, thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi hồn
thành luận văn đúng tiến độ và có chất lượng.
Tơi xin được cảm ơn Cơng ty Công viên cây xanh thành phố Đà Nẵng đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi về thời gian và công việc trong suốt q trình học tập để tơi có thể
hồn thành luận văn.
Nhân dịp này tơi xin được cảm ơn gia đình và người thân đã tạo thuận lợi về tinh
thần và vật chất trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thiện luận văn này.
Với vốn kiến thức được tiếp thu trong q trình học khơng chỉ là nền tảng cho
q trình nghiên cứu luận văn mà cịn là hành trang qúi báu để tôi tiếp tục công việc
một cách vững chắc và tự tin. Bản thân nhận thức rằng cần phải tiếp tục trau dồi,
nghiên cứu học hỏi nhiều hơn nữa trong thời gian đến.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện, tuy nhiên luận văn chắc chắn
khơng tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu, bổ


sung của các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thừa Thiên Huế, tháng 3 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Hịa Bình


iii

TĨM TẮT
Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh có diện tích đất cát ven biển lớn và
thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió bão và cát biển.
Chủng loại cây trồng ven biển cịn đơn giản và ít có lồi nào có khả năng sống
sót, sinh trưởng và phát triển trên vùng đất này.
Thời gian gần đây một số loài keo đã được gây trồng trong vùng cát ven biển của
tỉnh trong đó Keo lá liềm là lồi cây tỏ ra thích nghi nhất với vùng cát khơ nóng nghèo
xấu này. Tuy vậy, các rừng Keo lá liềm sinh trưởng không đồng đều không những trên
các vùng lập địa khác nhau mà trong một vùng lập địa. Vì vậy, đề tài đã tiến hành
“Nghiên cứu hiện trạng và chọn dòng Keo lá liềm (Acacia crassicarpa) ưu tú vượt
trội trên vùng đất cát ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế” để chọn giống Keo lá liềm có
sự sinh trưởng nhanh, sinh khối lớn có khả năng cải tạo tiểu khí hậu tốt. Vừa đảm bảo
chức năng phịng hộ vùng cát, vừa góp phần cải thiện sinh kế người dân vùng biển
Thừa Thiên Huế là hết sức cần thiết.
Đề tài đã đánh giá được các dịng keo lá liềm có tỷ lệ sống tốt nhất ở vùng đất cát
nội đồng là A.Cr.S.6, A.Cr.N.34, A.Cr.N.84 và các dịng có tỷ lệ sống tốt nhất ở vùng
đất cát ven biển là A.Cr.N.147, A.Cr.N.34. Vùng cát đất cát nội đồng gồm các dòng
A.Cr.N.34, A.Cr.S.6. Và các dòng keo lá liềm sinh trưởng cao nhất trên vùng đất cát
ven biển là A.Cr.N.147, A.Cr.N.34, A.Cr.N.84, A.Cr.S.6.
Các dòng keo lá liềm có sinh khối lớn nhất ở vùng đất cát nội đồng là A.Cr.N.84,

A.Cr.N.34, A.Cr.N.147, A.Cr.S.6 và các dòng keo lá liềm có sinh khối lớn nhất ở vùng
đất cát ven biển là A.Cr.N.147, A.Cr.N.84, A.Cr.N.34. Ở vùng đất cát nội đồng là
A.Cr.N.84, A.Cr.N.34 và các dòng Keo lá liềm có khả năng cải tạo đất tốt nhất ở vùng
đất cát ven biển là A.Cr.N.147.


iv

MỤC LỤC


v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
A.Cr.S.

: Dòng keo lá liềm từ vùng Nam Trung Bộ

A.Cr.N.

: Dòng keo lá liềm từ vùng Bắc Trung Bộ



: Cao đẳng

DA

: Dự án


ĐC

: Đối chứng

UNDP

: United Nations Development Programme

PNG

: Papua New Guinea

RSX

: Rừng sản xuất

RPH

: Rừng phòng hộ

RĐD

: Rừng đặc dụng


vi

DANH MỤC BẢNG



vii

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Biến đổi khí hậu đang từng ngày tác động đến Việt Nam đặc biệt là khu vực
miền Trung, tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề.
Hằng năm, khu vực này phải đón nhận nhiều thiên tai bão lũ cùng với đó là hiện tượng
di động của cát và hiểm họa sa mạc hóa đã thật sự trở thành mối hiểm nguy đe doạ đến
môi trường sinh thái và sự phát triển ổn định bền vững của kinh tế xã hội tồn vùng.
Nhiều vùng đất đai đã bị thối hóa, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn vất vả.
Tỉnh Thừa Thiên Huế có vùng đất cát chiếm diện tích 28.498,8ha. Với diện tích
như vậy nếu biết tận dụng canh tác hợp lí, lựa chọn phương thức sản xuất phù hợp sẽ
mang lại nhiều lợi ích cho người dân trong việc xóa đói giảm nghèo, đồng thời góp
phần làm thay đổi cảnh quan vùng cát theo hướng tích cực.
Người dân vùng cát ven biển Tỉnh Thừa Thiên Huế chủ yếu sống dựa vào nông
nghiệp nên thu nhập thấp và không ổn định. Vì vậy, để thay đổi cần phải mở rộng diện
tích sản xuất cho người dân bằng cách cải tạo các vùng đất cát bỏ hoang, lựa chọn các
phương thúc sản xuất phù hợp khi canh tác nhằm mang lại nhiều hiệu quả trong kinh
tế cũng như phòng hộ. Trong các năm gần đây, công tác trồng rừng trên đất cát đã và
đang được nhiều cơ quan chức năng ở trong và ngoài nước quan tâm đầu tư, chú trọng
chất lượng lẫn số lượng. Chính vì vậy diện tích rừng đã tăng lên đáng kể qua các năm
nhưng nhìn chung hiệu quả trồng rừng chưa cao vì để canh tác trên vùng đất cát không
phải vấn đề dễ, việc lựa chọn cây trồng và phương thức canh tác cần kiểm tra lựa chọn
kĩ để đưa đến người nông dân. Qua quá trình nghiên cứu, viện khoa học lâm nghiệp
Việt Nam đã chọn lựa một số loại cây trồng trên vùng này mang lại hiệu quả gồm: Keo

lá tràm, Keo tai tượng, Keo lá liềm, các loài keo chịu hạn khác... Trong đó Keo lá liềm
được chú ý và quan tâm vì những đặc điểm nổi bật thích hợp với vùng đất cát so với
các loại cây trồng khác.
Qua tìm hiểu bằng quan sát tự nhiên và thực nghiệm thì Keo lá liềm có khả năng
thích ứng cao với vùng đất cát bạc màu và khơ cằn vì có những đặc điểm sau: Keo lá
liềm có rễ phát triển mạnh, rễ cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm (Rhizobium) nên có
tác dụng bảo vệ và cải tạo đất tốt, đặc biệt ở các khu vực ven biển cũng nhự nội đồng.
Với đặc điểm tán lá rộng thường xanh, mọc chồi khỏe, có khả năng cạnh tranh với cỏ
dại nên thích hợp cho việc che bóng cây ăn quả, cây cơng nghiệp. Trên các vùng đất
dốc có thể trồng thành hàng rào hay băng xanh để chống xói mịn, làm băng cản lửa,
chắn gió bão để bảo vệ đất hiệu quả. Với các vùng đất cát ven biển, đặc biệt là các đồi
cát nội đồng hoặc đồi cát di động, bán di động… Đây là loại cây trồng lý tưởng để xây
dựng rừng phòng hộ bảo vệ đất, giảm thiệt hại do thiên tai gây ra, điều hịa khí hậu,


2

chống cát bay, cát nhảy, cải tạo môi trường sinh thái, tạo điều kiện thuận lợi cho canh
tác nông nghiệp và đời sống dân sinh.
Với những ưu điểm trên ta thấy rằng Keo lá liềm là cây có giá trị kinh tế sinh thái
cao, sinh trưởng tốt trên vùng cát ven biển. Vì vậy, cần tiến hành nghiên cứu các kỹ
thuật canh tác hiệu quả để góp phần tăng khả năng thích nghi, sinh trưởng cũng như
mở rộng diện tích ở khu vực ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế. Đó là nhiệm vụ và vấn đề
quan trọng cần được quan tâm.
Nhìn chung cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào để chọn ra các
dòng ưu tú vượt trội để phục vụ cho việc nhân giống trồng rừng. Vì thế việc nghiên cứu
chọn dịng Keo lá liềm có khả năng sinh trưởng, thích nghi tốt, khả năng chống chịu cao
là rất quan trọng cho công tác nhân giống trồng rừng hiện nay. Xuất phát từ thực tiễn đó
đề tài tiến hành “Nghiên cứu hiện trạng và chọn dòng Keo lá liềm (Acacia crassicarpa)
ưu tú vượt trội trên vùng đất cát ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế”.

Đề tài tập trung đánh giá một cách khách quan, khoa học về khả năng thích nghi,
khả năng chống chịu của Keo lá liềm với các điều kiện bất lợi, đồng thời đánh giá tình
hình sinh trưởng, sinh khối và khả năng cải tạo đất của Keo lá liềm trên vùng đất cát
ven biển Tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ đó phân tích, đánh giá để chọn dòng ưu tú làm cơ
sở cho việc nhân giống đại trà Keo lá liềm phục vụ trồng rừng trên vùng đất cát ven
biển miền Trung.
2. Mục đích-mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Xác định dòng Keo lá liềm trội về sinh trưởng, sinh khối, khả năng cải tạo đất và
thích nghi trên vùng đất cát ven biển Thừa Thiên Huế phục vụ nhân giống trồng rừng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được dòng Keo lá liềm có khả năng thích nghi trên vùng đất cát nội
đồng và ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế
- Xác định được dòng Keo lá liềm sinh trưởng tốt trên vùng đất cát nội đồng và
ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế
- Xác định được dịng Keo lá liềm có sinh khối vượt trội trên vùng đất cát nội
đồng và ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế
- Xác định được dòng Keo lá liềm có khả năng cải tạo đất tốt trên vùng đất cát
nội đồng và ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế


3

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu chọn dịng Keo lá liềm có khả năng thích nghi, chống chịu mạnh,
sinh trưởng nhanh, cải tạo đất tốt... làm cơ sở cho công tác nhân giống trồng rừng đại
trà và nghiên cứu chuyên sâu.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá một cách khách quan và khoa học hiện trạng rừng trồng Keo lá liềm

trên vùng đất cát ven biển miền Trung đặc biệt là tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Xác định được dòng Keo lá liềm sinh trưởng phát triển tốt nhất trên vùng cát
ven biển dựa trên phương diện về sinh trưởng, sinh khối, khả năng thích nghi, khả
năng cải tạo đất... phục vụ cơng tác nhân giống trồng rừng cho vùng đất cát ven biển
miền Trung.


4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Giới thiệu về cây Keo lá liềm
Keo lá liềm (Acacia crassicarpa A. Cunn. ex Benth.) thuộc họ Đậu (Fabaceae),
tên khác là Keo lưỡi liềm, Keo lưỡi mác.
Tên tiếng Anh: Northern wattle, Papua New Guinea red wattle, red wattle
1.1.1.1. Đặc điểm hình thái
Keo lá liềm còn gọi là Keo lưỡi liềm hoặc Keo lưỡi mác, có tên khoa học là
Acacia crassicarpa A. Cunn. ex Benth, thuộc họ Trinh nữ (Mimosaceae) là cây thân
gỗ, sống lâu năm hoặc thân bụi tùy môi trường sống. Nơi nguyên sản tại các đụn cát
ven biển (Australia) là cây thân bụi cao 2-3m, bình thường cao 5-20m, nơi thích hợp
cao tới 30m, đường kính lên tới 50-60cm. Thân thẳng, đâm nhiều cành nhánh, vỏ màu
sẫm hay nâu xám, nhiều vết nứt sâu.
Lá già nhẵn bóng, màu xanh lục, lá đơn hình lưỡi liềm dài 11 - 12 cm, rộng 1-4
cm, có 3-5 gân dọc gần song song chụm lại phía đuôi lá. Hoa tự chùm màu vàng nhạt,
dài 4 – 7 cm.
Quả chín vào tháng 5 - 6 đối với các tỉnh phía Bắc và Miền Trung. Quả dạng quả
đậu, mọc xoắn, hạt nhẵn màu đen. Hạt được thu hái khi bắt đầu chuyển sang mầu nâu
hoặc màu xám, khi tách hạt ra thấy hạt có màu đen, trung bình khoảng 35.000 - 40.000
hạt/kg.
Rễ phát triển mạnh, có nhiều vi khuẩn cố định đạm cộng sinh nên vừa có tác

dụng bảo vệ và cải tạo đất rất tốt, đặc biệt là các vùng cát trắng ven biển.
1.1.1.2. Đặc điểm sinh thái
Qua điều tra tập đoàn cây trồng cây trồng rừng chủ yếu trên đất cát nội đồng
vùng miền Trung đã xác định Keo lá liềm là lồi cây trồng có triển vọng nhất. Đây là
lồi cây có khả năng thích nghi trong điều kiện khắc nghiệt của đất cát nội đồng, có
khả năng sinh trưởng tốt trên cát nội đồng úng ngập khi được lên líp, vừa thích hợp
trong điều kiện cát bay cục bộ nhờ bộ rễ đặc biệt phát triển.
Cây ưa sáng, thích hợp với độ cao dưới 200 m, cũng có thể trồng tới độ cao
700m so với mặt biển. Thích hợp với lượng mưa bình qn hàng năm từ 1.000 - 3.500
mm, mưa theo mùa hoặc mưa tập trung vào mùa hè, chịu được khô hạn, gió Lào…
Chịu nhiệt độ bình qn các tháng nóng nhất là 31-340C, nhiệt độ bình quân các tháng
lạnh nhất 15-220C.


5

Keo lá liềm có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau kể cả đất cát sâu và
đất sét khó thốt nước. Có thể chịu được độ mặn, đất cằn cỗi và khả năng chịu lửa tốt.
Nhưng điều kiện sinh trưởng, phát triển tốt nhất là trên các loại đất feralit, pH từ 3–7..
1.1.1.3. Phân bố
A. crassicarpa mọc tự nhiên ở Australia, Indonesia, Papua New Guinea, Keo lá
liềm phân bố tự nhiên dọc theo bờ biển phía đơng bắc của Australia, từ Townsville tới
phần chóp của bán đảo Cape York phía bắc của Queensland. Ở các tỉnh miền tây
Papua New Guinea loài này phân bố rộng rãi chủ yếu ở khu vực phía nam của sơng
Fly, gần Wasua-Duaba. Ngồi ra chúng còn phân bố đến những khu vực lân cận phía
đơng bắc của Irian Jaya (Indonesia), và tập trung nhiều giữa Merauke và Erambu (sơ
đồ 1.1). Chúng phân bố từ vĩ độ 80S đến 200S và ở độ cao dưới 450m so với mực
nước biển. Lượng mưa thích nghi từ 500 - 3.500 mm. Đặc biệt Keo lá liềm có thể chịu
được mùa khơ kéo dài 6 tháng, thích ứng với nhiệt độ tối thiểu từ 15-220C và nhiệt độ
tối đa từ 31-340C.

Được đưa vào trồng tại các nước Trung Quốc, Fiji, Malaysia, Thái Lan. Cây đã
được đưa vào Việt Nam trồng thành rừng ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ,
Đơng Nam Bộ.

Hình 1.1. Khu vực phân bố A.crassicarpa trên thế giới
1.1.1.4. Giá trị
Công dụng: Gỗ Keo lá liềm khá nặng, gỗ lớn dùng đóng đồ mộc, gỗ xây dựng,
làm ván ghép thanh, gỗ nhỏ dùng làm nguyên liệu giấy, dăm, ván ép, cọc trụ mỏ… Do
tán lá rộng thường xanh, mọc chồi khỏe, có khả năng cạnh tranh với cỏ dại nên dùng
để trồng trên đồi trọc làm cây che bóng cho các cây ăn quả, cây cơng nghiệp rất tốt.
Trên các vùng đất dốc có thể trồng thành hàng rào hay băng xanh để chống xói mịn,
làm băng cản lửa, chắn gió để bảo vệ đất rất hữu hiệu. Với các vùng đất cát ven biển,
đặc biệt là các đồi cát nội đồng hoặc đồi cát di động, bán di động… là cây trồng lý


6

tưởng để hình thành rừng phịng hộ bảo vệ đất, điều hịa khí hậu, chống cát bay, cát
nhảy, cải tạo môi trường sinh thái, tạo điều kiện thuận lợi cho canh tác nông nghiệp và
đời sống dân sinh.
1.1.1.5. Khả năng kinh doanh, bảo tồn
Trong thời gian 15 năm trở lại đây, Keo lá liềm đã được nghiên cứu đưa vào
trồng ở một số nước Đông Nam Á và châu Phi, và nó đã chứng tỏ là một trong những
lồi cây trồng lâm nghiệp mới có nhiều hứa hẹn cho các vùng đất cát ven biển, các
vùng đất bị suy thoái. Đã và đang được trồng thành rừng thuần loài hoặc hỗn giao tại
nhiều tỉnh thành ở nước ta.
1.1.1.6. Hình thái liên quan đến khả năng chống chịu của Keo lá liềm
Có thể nói, khả năng chịu hạn, chịu nóng của các lồi chủ yếu được thể hiện
thơng qua đặc điểm hình thái (ngoại trừ một số lồi có thể chịu được, tồn tại được nhờ
đặc điểm gen di truyền vốn có của lồi), như mơ tả ở phần hình thái liên quan đến khả

năng chịu nóng, chịu hạn của Keo lá liềm được biểu hiện thông qua một số đặc điểm
hình thái đó là: Lớp vỏ của Keo lá liềm rất dày, lớp bên ngoài rất rắn chắc, lớp trong
cùng nhiều nước, vỏ nứt dọc thân, đặc điểm này giúp cây giữ được nước trong thân,
ngăn chặn được những tác động ngoại cảnh gây tổn hại đến vỏ cây, làm mất nước
trong cây, từ đó giúp cây có thể chịu được nhiệt tốt, thậm chí nhiều cây sau khi bị lửa
cháy tạt có thể phục hồi trở lại.
Phiến lá của Keo lá liềm nằm theo chiều vng góc với mặt đất, đặc điểm tự
nhiên này giúp lá cây hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vào thời điểm có
nhiệt độ cao nhất trong ngày (từ 10 h đến 14 h). Đặc điểm này đã làm hạn chế việc
thốt hơi nước, giúp cây có thể chịu được ở những vùng có thời tiết thường xuyên
nắng nóng, nhiệt độ cao.
Do có nguồn gốc xuất xứ từ các vùng cát khơ nóng nên rễ của Lồi Keo lá liềm
phát triển rất mạnh, kể cả rễ cọc, rễ chùm đều ăn sâu, lan rộng trong lòng đất. Để ngăn
chặn việc hấp thụ nhiệt và bốc hơi nước của các vùng đất cát vốn dĩ đã khô hạn, Keo
lá liềm đã hình thành và phát triển hệ thống rễ phụ mọc lan tỏa ngược lên trên bề mặt
đất, đây chính là đặc điểm đáng kể về khả năng chịu hạn của loài Keo này, lớp rễ phụ
này mềm, mịn, đan xen chằng chịt vào nhau như các lớp lưới xếp chồng lên nhau, có
những cây lớp rễ phụ dày đến 15 cm, điều này đã giúp cho việc thấm và giữ nước của
những đợt mưa hiếm hoi cũng như hạn chế được việc hấp thụ nhiệt và bốc hơi nước
của bề mặt đất cát.


7

1.1.1.7. Nghiên cứu về cải thiện giống Keo lá liềm
Trong một chương trình về cải thiện giống cây rừng thì bước đầu tiên là chọn
loài và xuất xứ phù hợp với mục tiêu được đặt ra và có đặc điểm sinh thái phù hợp với
từng vùng gây trồng cụ thể. Để chọn loài và xuất xứ phù hợp với từng vùng một cách
chắc chắn, phải tiến hành một loạt các khảo nghiệm loài và xuất xứ. Khảo nghiệm loài
là sự tập hợp các nguồn hạt của một số loài cây nhất định theo mục tiêu kinh tế được

đặt ra và xây dựng các khu khảo nghiệm so sánh giống ở một số vùng sinh thái chính
nhằm chọn ra một hoặc một số lồi cây thích hợp nhất cho mỗi vùng.
Khảo nghiệm xuất xứ là bước tiếp sau khảo nghiệm loài, là sự tập hợp nguồn hạt
của những xuất xứ thuộc các vùng sinh thái khác nhau trong những loài đã được xác
định, xây dựng khảo nghiệm so sánh giống nhằm tìm ra một hoặc một số xuất xứ tốt
nhất, đáp ứng các mục tiêu mà nhà chọn giống đề ra. Trong một số trường hợp, khi
nhà chọn giống biết được một cách tương đối đầy đủ các thông tin cần thiết về loài cây
định chọn lọc, nghĩa là biết được khả năng cung cấp sản phẩm kinh tế, vùng phân bố
của loài, các yêu cầu sinh thái và khả năng chống chịu của lồi với các điều kiện bất
lợi, thì việc khảo nghiệm loài được kết hợp với khảo nghiệm xuất xứ trong cùng một
lần và trên cùng một số địa điểm nhất định. Những khảo nghiệm này được gọi là khảo
nghiệm loài - xuất xứ. Với phương thức khảo nghiệm này chúng ta có thể rút ngắn
được thời gian nghiên cứu và đây là phương pháp đang được áp dụng ở nhiều nước
trên thế giới. Chỉ thông qua khảo nghiệm loài và xuất xứ, nhà chọn giống mới biết
được một cách chắc chắn xuất xứ thích hợp nhất để sử dụng cho một chương trình
trồng rừng trên một vùng sinh thái nhất định, đặc biệt là khi đưa cây từ nơi khác đến.
Nhờ chọn lọc tự nhiên trong một quá trình lâu dài mà cây rừng đã hình thành tính
thích ứng với các điều kiện địa lý - sinh thái nhất định, hình thành những biến dị di
truyền hết sức phong phú cả về hình thái, tập tính sinh trưởng và khả năng chống chịu.
Lồi có phạm vi phân bố càng rộng trên nhiều điều kiện địa lý - sinh thái khác nhau thì
càng có nhiều biến dị di truyền và do đó càng có nhiều khả năng để lựa chọn những
biến dị di truyền phù hợp với mục tiêu chọn giống ở từng khu vực. Khảo nghiệm loài
và xuất xứ chính là sự lợi dụng các biến dị di truyền có sẵn trong tự nhiên một cách có
cơ sở khoa học, thông qua thực nghiệm gây trồng trong những điều kiện mới. Bất luận
kỹ thuật chọn giống tinh vi như thế nào, tăng thu lớn nhất, nhanh nhất và rẻ nhất trong
các chương trình cải thiện giống cây rừng là sự bảo đảm sử dụng nguồn hạt thích hợp
nhất cho trồng rừng, đặc biệt là khi gây trồng cây ngoại lai, trong đó sử dụng xuất xứ
thích hợp là chìa khóa cho sự thành cơng của một chương trình trồng rừng cây ngoại lai.
Mục tiêu chính của các chương trình cải thiện giống cây rừng là tạo ra được tăng
thu di truyền tối ưu cho các thế hệ kế tiếp, cụ thể:



8

- Tăng khả năng thích ứng của vật liệu giống với điều kiện khí hậu và lập địa
gây trồng;
- Tăng khả năng sinh trưởng;
- Tăng khả năng chống chịu của cây với sâu bệnh hại và các điều kiện bất lợi của
môi trường.
- Tăng chất lượng của sản phẩm cuối cùng theo mục tiêu kinh tế.
Tuy nhiên tùy theo điều kiện cụ thể mà cơng tác cải thiện giống có thể bắt đầu ở
các bước khác nhau. Mặt khác cũng có thể tiến hành cùng đồng thời các bước nhằm
rút ngắn thời gian cải thiện giống mà vẫn đáp ứng mục tiêu đề ra.
Australia có đến hơn 660 lồi keo Acacia (Bentham và cộng sự, 1984), với nhiều
loài cây gỗ lớn. Một số nước như Papua New Guinea cũng có các lồi keo Acacia kích
thước lớn, sinh trưởng nhanh, dễ thích ứng với điều kiện đất trống đồi núi trọc ở nước
ta. Vì thế việc nhập nội một số lồi keo nhiệt đới từ các nước này để trồng khảo
nghiệm nhằm chọn được lồi và xuất xứ thích hợp với một số vùng sinh thái chính của
nước ta là hết sức cần thiết.
Giống là một trong những khâu quan trọng nhất của công tác trồng rừng, chọn và
cải thiện theo mục tiêu kinh tế sẽ đưa năng suất rừng trồng ngày một lên cao. Theo
Zobel và Talbert thì cải thiện giống cây rừng chỉ có hiệu quả khi nó kết hợp được tất
cả sự khéo léo về lâm sinh và chọn giống của nhà lâm nghiệp để sản xuất ra những sản
phẩm cây rừng một cách nhanh nhất và rẻ nhất, là một cuộc “hôn nhân” giữa chọn
giống cây rừng và các biện pháp lâm sinh. Vì thế, khi nói đến cải thiện giống cây rừng
một mặt phải nghĩ đến việc áp dụng các nguyên lý di truyền học và chọn giống để
nâng cao năng suất và chất lượng rừng theo mục tiêu kinh tế là chính, mặt khác khơng
bao giờ được quên các biện pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp với đặc điểm sinh thái
của từng lồi cây rừng.
So với Keo lá tràm (A. auriculiformis) và Keo tai tượng (A. mangium) thì Keo lá

liềm được đưa vào gây trồng ở Việt Nam muộn hơn. Chương trình nghiên cứu cải
thiện giống Keo lá liềm chính thức bắt đầu từ những năm 1990, nhưng đến nay nó đã
trở thành một trong những cây trồng rừng chủ lực, đặc biệt ở các tỉnh ven biển miền
Trung, song các kết quả nghiên cứu về cải thiện giống của lồi cây này cịn rất khiêm
tốn. Vì lý do đó trong khn khổ luận án này tác giả đề cập đến kết quả nghiên cứu cải
thiện giống của Keo lá tràm và Keo tai tượng để làm tăng thêm cơ sở cho việc nghiên
cứu cải thiện giống cây Keo lá liềm.


9

1.2. Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Công tác trồng rừng trên vùng cát ven biển
Trong vài thập kỷ gần đây, với mong muốn trồng phát triển, gây trồng các loài
cây lâm nghiệp trên vùng đất cát ven biển. Nhiều loài cây đã được đưa vào trồng khảo
nghiệm và phát triển ở các địa phương Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam,
Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận... như Bạch đàn, Xoan chịu hạn, Trai lá cong, các
loài Keo chịu hạn, Phi lao... Ngoài những cây trồng nêu trên, vùng đất cát ven biển
duyên hải miền Trung cịn trồng một số lồi cây bản địa, cây ăn quả lâu năm như:
Xoài, Đào lộn hột, ổi... bước đầu đã mang lại những thành công nhất định.
Trong kế hoạch phát triển lâm nghiệp của tỉnh Thừa Thiên-Huế xác định: Từ
2011 - 2015 tiếp tục quản lý, bảo vệ 12.000 ha rừng vùng cát ven biển hiện có; trồng
mới 1.150 ha rừng vùng cát ven biển và đầm phá, với các loại cây trồng như phi lao,
Keo chịu hạn, Keo lá liềm và cây ngập nước. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển rừng
vùng cát ven biển và đầm phá chống biển xâm thực cho giai đoạn này ở Thừa Thiên Huế gần 20 tỷ đồng, từ nguồn vốn Nhà nước; vốn chương trình dự án JIPPRO do
Trung tâm xúc tiến và hợp tác quốc tế Nhật Bản tài trợ; vốn trồng cây phân tán hàng
năm của tỉnh; vốn bảo vệ nâng cấp đê điều, phòng chống thiên tai để đầu tư, xây dựng
hệ thống rừng phòng hộ thuộc hành lang bảo vệ đê và khu vực bị sạt lở.
Hiện nay, các địa phương ven biển miền Trung đã quyết tâm trồng các đai rừng
phịng hộ trên vùng cát, ví dụ tỉnh Thừa Thiên-Huế đã hình thành tuyến rừng phịng hộ

ven biển chạy dài từ Phú Lộc đến Quảng Điền, chủ yếu là rừng cây phi lao, Keo lá
liềm và nhóm các loại thực vật hoang dại như: xương rồng, tràm, chổi, mua, sim, chạc
chìu, dứa dại... góp phần đa dạng hóa thành phần lồi cho thảm thực vật vùng cát
phịng hộ ven biển, tuy nhiên trong số đó cây Keo lá liềm vẫn có nhiều ưu điểm vượt
trội hơn.
Thực tế trong nhiều năm qua, trồng rừng cũng như các mơ hình sinh thái ở Tuy
Phong (Bình Thuận); Thăng Bình (Quảng Nam), Quảng Điền (Thừa Thiên Huế)... đều
đem lại kết quả tốt và đã chỉ ra được các loài cây thích hợp trên vùng cát như: Keo lá
liềm, Phi lao, các loài Keo chịu hạn... đều sinh trưởng phát triển tốt đồng thời điều
kiện lập địa được cải thiện rõ rệt, trong đó Keo lá liềm vẫn tỏ ra là cây có nhiều ưu
điểm vượt trội hơn cả.
1.2.2. Tiềm năng Keo lá liềm và những vấn đề khoa học công nghệ cần giải quyết
1.2.2.1. Về Giống
Trên cơ sở các khảo nghiệm hậu thế kết hợp với xây dựng vườn giống thế hệ một
được tiến hành từ trước đến nay đã khẳng định được một số xuất xứ, gia đình triển
vọng cho trồng rừng ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Thông qua các chương


10

trình cải thiện giống một số cây trồng rừng chủ lực, Viện nghiên cứu Giống và Công
nghệ Sinh học Lâm nghiệp đã tiến hành xây dựng một hệ thống vườn giống thế hệ 2
trên toàn quốc gồm Hà Nội, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Bình Thuận,
Đồng Nai. Đây là nguồn giống đã được cải thiện có khả năng cung cấp hạt giống trồng
rừng trong thời gian tới.
Mặt khác, công nghệ nhân giống hom phục vụ trồng rừng gia đình dịng vơ tính
đã được ứng dụng thành cơng cho Keo lá liềm tại Indonesia. Ở Việt Nam công nghệ
này bước đầu được áp dụng nhằm giải quyết được vấn đề già hóa sớm vật liệu nhân
giống ở lồi keo này. Ngồi ra nhân giống bằng ni cấy mơ cũng đã bước đầu được
nghiên cứu nhằm hồn thiện cơng nghệ sản xuất số lượng lớn cây giống phục vụ trồng

rừng trong tương lai.
1.2.2.2. Tiềm năng gây trồng các loài keo
Các lồi keo Acacia có nguồn gốc tự nhiên từ Australia đều có khả năng thích
nghi với đất nghèo dinh dưỡng, đất rừng bị tàn phá và cạnh tranh mạnh với cỏ dại.
Chính vì vậy mà trong vịng 40 năm qua, các loài keo của Australia đã được thử
nghiệm và gây trồng rộng rãi ở các nước nhiệt đới có điều kiện tự nhiên tương tự và
rất được ưa chuộng. Nhiều lồi trong số đó đã đáp ứng được các u cầu về sử dụng
cho các mục tiêu công nghiệp, xã hội và mơi trường. Các lồi được gây trồng phổ biến
để cung cấp gỗ và bột giấy là Keo lá tràm, Keo tai tượng, Keo lá liềm và Keo lai (A.
mangium x A. auriculiformis)… cịn các lồi khác như A. colei, A. tumida, A. dicifilis
có khả năng cung cấp gỗ củi, chống gió, chống cát bay và cát lấp…
- Chống xói mịn, bảo vệ và cải tạo đất: Các lồi keo nói chung và Keo lá liềm
nói riêng được sử dụng để chống cát di động. Ở những vùng có lượng mưa cao, Keo lá
liềm có hệ lá dày trở thành lớp che phủ đất khá tốt. Ngoài ra hệ rễ rộng đã giúp giữ cho
đất khỏi xói mịn, một số nơi cịn dùng làm cây chắn gió, làm cây che bóng cho các
cây cơng nghiệp, nơng nghiệp và góp phần cải tạo đất.
Do có khả năng giữ đất, che phủ đất và cố định đạm khí quyển, trả lại nitơ cho
đất thơng qua q trình phân hủy rễ và lá rụng, đặc biệt các vùng đã qua khai thác mỏ
có điều kiện quá khắc nghiệt để có thể gây trồng lại các lồi cây khác thì các lồi keo
cố định đạm được nghĩ đến đầu tiên. Nghiên cứu của Suanto (2008) tại vùng đất đã
qua khai thác mỏ lignite cho thấy, đất không trồng keo chỉ cho lượng nitơ đạt dưới 1
kg/ha, nhưng nếu có trồng keo thì lượng nitơ đạt tới 85,3 kg/ha. Nhìn chung lượng lá
rơi rụng hàng năm của các loài keo là cao. Chẳng hạn rừng Bạch đàn 8 - 10 tuổi có
lượng chất hữu cơ tích tụ khoảng 1 tấn/ha/năm, cịn rừng trồng keo đồng tuổi có lượng
tích tụ lớn hơn nhiều khoảng 3,2 tấn/ha/năm.
- Triển vọng gây trồng ở vùng khô và nửa khơ hạn: Keo lá liềm có khả năng
thích nghi với nhiều dạng lập địa khác nhau, đặc biệt có khả năng sinh trưởng nhanh


11


trên dạng lập địa đất cát pha và cát nội đồng mà các loài keo trồng rừng phổ biến ở
Việt Nam khó tồn tại. Trên vùng đồi Keo lá liềm có khả năng sinh trưởng tương đương
với Keo tai tượng, Keo lai và cao hơn Keo lá tràm. Ngoài đặc điểm sinh trưởng, Keo lá
liềm có một số đặc điểm tính chất gỗ như hàm lượng cellulose, khối lượng riêng, hiệu
suất bột giấy… cũng tương đương với các loài keo trên. Cũng như các nước trong khu
vực, ở Việt Nam bốn loài keo được được gây trồng chủ yếu là Keo tai tượng, Keo lai,
Keo lá tràm và Keo lá liềm với tổng diện tích ước tính là 1,2 triệu ha. Diện tích Keo lá
liềm được gây trồng chủ yếu trên đất cát và cát nội đồng tại tỉnh Quảng Trị và Thừa
Thiên Huế, ba lồi keo cịn lại chủ yếu tập trung gây trồng ở lập địa vùng đồi và các
lập địa khác.
Việt Nam có tổng diện tích đất cát khoảng 562.936ha, trong đó chủ yếu tập trung
ở các tỉnh duyên hải miền Trung với tổng diện tích đất cát khoảng 415.560ha, chiếm
59,4% tổng diện tích cả nước. Với diện tích đất lớn như vậy song chưa xác định được
loài cây trồng cũng như các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp nhằm phát huy lợi
thế. Với khả năng thích nghi và tiềm năng đất đai trong khu vực nói riêng và cả nước
nói chung, việc phát triển Keo lá liềm để trồng rừng cải tạo môi trường kết hợp cung
cấp nguyên liệu trong nước và xuất khẩu là hết sức cần thiết.
- Triển vọng gây trồng trên đất kiềm - mặn: Trong môi trường sống tự nhiên, các
loài Keo Acacia sinh trưởng tốt trên nhiều dạng lập địa khác nhau, kể cả các dạng đất
kiềm mặn. Nhiều nước đang phát triển có nhu cầu lớn về gỗ và gỗ củi, song lại có diện
tích lớn bị ảnh hưởng bởi muối mặn cần được trồng bằng các loài cây chịu mặn.
Thơng thường một số lồi cây có khả năng tuyệt vời đó do bởi chúng giúp che phủ,
bảo vệ và đặc biệt hơn là chúng duy trì hàm lượng muối trong lá thấp để tránh cho
muối quay trở lại đất khi lá rụng, khác với thực vật nước mặn là duy trì lượng muối
lớn trong thân cây và lá. Vì vậy việc tuyển chọn các lồi keo chịu mặn cho gây trồng ở
những vùng như vậy là rất cần thiết và đặc biệt có hiệu quả vì keo cịn có khả năng cải
tạo đất và cố định đạm. Thomson (1994) đã nghiên cứu một số lồi Acacia có khả
năng gây trồng trên đất kiềm mặn do chúng chịu được mặn cao, có sinh trưởng tốt
như: A. ampliceps, A. cuspidifolia, A. ligulata, A. salicina, A crassicarpa, A.

stenophuylla, A. scleroperma…
1.2.2.3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Giấy là một trong những ngành kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Có
thể nói khơng một lĩnh vực nào mà hoạt động của nó khơng sử dụng đến giấy. Xã hội
cơng nghiệp phát triển thì nhu cầu về giấy càng tăng và đồng nghĩa với nó là nguồn
nguyên liệu để sản xuất ngày càng gia tăng. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã làm
cho giá trị của giấy trở nên hữu ích hơn cho con người và giá trị sử dụng của giấy theo
đó càng trở nên phong phú và đa dạng.


12

Nhu cầu tiêu thụ: Nhu cầu tiêu thụ giấy ở các nước phát triển trên thế giới
khoảng 130 kg/người/năm, ở các nước châu Á có mức tiêu thụ giấy thấp hơn, bình
quân đạt 40 kg/người/năm. Mức tiêu thụ giấy bình quân đầu người ở Việt Nam mới
đạt khoảng hơn 30 kg/người/năm. Sức tiêu thụ giấy của người dân Việt Nam đã liên
tục tăng nhanh trong những năm qua. Năm 2010 bình quân sử dụng 26,44
kg/người/năm; năm 2011 đạt 29,61 kg/người/năm; và đến năm 2012 đạt 32,7
kg/người/năm. Với ước tính dân số nước ta hiện nay khoảng 90 triệu dân và mức sống
ngày càng được nâng cao thì hàng năm nước ta tiêu thụ khoảng 3 triệu tấn giấy các
loại (Bộ Công thương, 2013).
Nguồn cung: Thời gian gần đây, năng lực sản xuất bột giấy của Việt Nam tăng
rất nhanh. Sản lượng bột giấy sản xuất trong nước năm 2010 đạt 345.900 tấn; năm
2011 đạt 373.400 tấn. Năm 2012 sản lượng bột giấy nước ta thiết lập mức tăng trưởng
kỷ lục, cao hơn 30% so với năm 2011, đạt tới 484.300 tấn (Bộ Công thương, 2013).
Tuy nhiên, với khối lượng này mới đáp ứng được một nửa nhu cầu cho ngành sản xuất
giấy, bởi vậy hàng năm nước ta vẫn còn phải nhập khẩu lượng bột giấy và các sản
phẩm giấy với lượng gần bằng sản lượng trong nước.
Năm 2013, sản lượng giấy trong nước dự kiến đạt 2,18 triệu tấn giấy các loại,
tăng 17,7% so với năm 2012. Trong khi đó, nhu cầu tiêu dùng giấy các loại của cả

nước khoảng trên 3 triệu tấn. Do sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu nên
trong năm 2013, ngành giấy phải nhập khẩu hơn 0,8 triệu tấn giấy các loại như bột
giấy, giấy in báo, giấy bao bì cơng nghiệp…
Ngoài ra năm 2013, Việt Nam xuất khẩu 7,45 triệu tấn dăm các lồi keo và bạch
đàn, trong đó các loài keo chiếm khoảng 90%. Với khối lượng xuất khẩu trên Việt
Nam trở thành nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu dăm, chiếm 38% toàn thế giới.
Với nhu cầu tiêu thụ trong nước và khả năng thị trường xuất khẩu thì việc phát triển
Keo lá liềm trồng rừng nguyên liệu là hết sức cần thiết. Có thể nhận thấy ngay rằng
vùng cát ven biển miền Trung nói riêng và cả nước nói chung, từ trước đến nay đã đưa
vào gây trồng thử nghiệm nhiều lồi cây nhưng ít có lồi cây nào thành cơng ngoại trừ
Phi lao và Keo lá liềm. Kết quả tính tốn tại khảo nghiệm Phong Điền - Thừa Thiên
Huế cho thấy, sinh trưởng của Keo lá liềm trồng trên cát nội đồng đạt khoảng
15m3/ha/năm. Nếu tính chu kỳ kinh doanh 6 năm thì đạt được 90tấn/ha/năm (1m3 gỗ
tươi tương đương 1 tấn), giá gỗ dăm tại Thừa Thiên Huế (tháng 5/2014) là 1.100.000
đồng/tấn, như vậy 1 ha thu được 99 triệu đồng. Trừ chi phí trồng, chăm sóc đầu tư ban
đầu và khai thác vận chuyển khoảng 40 triệu đồng, lãi ròng 59 triệu đồng/ha. Từ kết
quả tính tốn trên cho thấy Keo lá liềm có thể trở thành cây trồng rừng chủ lực cho
vùng cát nội đồng, góp phần giải quyết vấn đề xóa đói giảm nghèo và cải tạo mơi
trường sinh thái.


13

1.3. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
1.3.1. Hình thái và phân bố cây Keo lá liềm
Keo lá liềm (Acacia crassicarpa A.Cunn ex benth) thuộc họ trinh nữ
(Minosaceae). Qua điều tra tập đoàn cây trồng cây trồng rừng chủ yếu trên đất cát nội
đồng vùng miền Trung đã xác định Keo lá liềm là lồi cây trồng có triển vọng nhất.
Đây là lồi cây có khả năng thích nghi trong điều kiện khắc nghiệt của đất cát nội
đồng, có khả năng sinh trưởng tốt trên cát nội đồng úng ngập khi được lên líp, vừa

thích hợp trong điều kiện cát bay cục bộ nhờ bộ rễ đặc biệt phát triển. Ngồi ra, với bộ
rễ có nhiều nốt sần và bộ tán lá dày, rụng lá nhiều nên có ưu thế trong việc cải tạo đất,
cải tạo môi trường. Gỗ lớn dùng đóng đồ mộc, gỗ xây dựng, làm ván ghép thanh… Gỗ
nhỏ dùng làm nguyên liệu giấy, dăm, ván sợi ép, trụ mỏ (Bolstand, P. V. et al, 1988).
Keo lá liềm là loài cây mới được đưa vào trồng ở nước ta vào đầu những năm
1980, là lồi có sinh trưởng nhanh nhất trong các loài keo ở vùng thấp, có thể gây
trồng trên đất cát nội đồng có lên líp ở tỉnh Thừa Thiên-Huế, đồng thời có thể sinh
trưởng trên các lập địa đất đồi núi ở nhiều vùng trong cả nước. Vì vậy nghiên cứu
chọn tạo giống keo lá liềm trồng trên vùng đất cát ven biển là có ý nghĩa khoa học và
thực tiễn cao (Bolstand, P. V. et al, 1988).
Keo lá liềm là lồi có triển vọng nhất trên đất cát nội đồng vùng Bắc Trung Bộ.
Đây là lồi cây có khả năng thích nghi tốt trên điều kiện khắc nghiệt của đất cát nội
đồng. Chúng có khả năng sinh trưởng tốt trên cát nội đồng úng ngập khi được lên líp,
vừa thích hợp trong điều kiện cát bay cục bộ vì nó có bộ rễ đặc biệt phát triển. Ngoài
ra với bộ rễ phát triển, có nhiều nốt sần và bộ tán lá dày, rụng lá nhiều nó có ưu thế
trong việc cải tạo đất, cải tạo môi trường. Trên đất rừng keo lá liềm khối lượng lá rụng
rất lớn, che phủ đất và cải tạo đất tốt, do đó Keo lá liềm có khả năng cải tạo đất cát nội
đồng tốt, vừa thích hợp được với điều kiện úng ngập vừa thích hợp cho điều kiện cát
bay cục bộ (Bolstand, P. V. et al, 1988).
Bên cạnh rừng trồng keo lá liềm trước đây thường bị úng ngập hoặc cát bay, nên
hầu hết người dân bỏ hoang, nay hầu như khơng cịn hiện tượng cát bay, người dân đã
trồng được các loại hoa màu như: Ngơ, Lạc, Dưa hấu, Dưa chuột... Thậm chí trước đây
một số vùng trũng trong rừng không thể trồng rừng được, nay người dân cũng xin xen
vào giữa để trồng các loại hoa màu đó.
Qua tìm hiểu đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về hình thái keo lá liềm, tuy
nhiên vẫn chưa đầy đủ, đặc biệt là hình thái Keo lá liềm trên vùng đất cát ven biển
miền Trung, và hình thái Keo lá liềm liên quan đến tính chống chịu, vì vậy đề tài tập
trung nghiên cứu khả năng thích nghi của keo lá liềm là cần thiết. Về phân bố của Keo
lá liềm: qua các cơng trình nghiên cứu cho thấy Keo lá liềm có phân bố rộng từ vùng
thấp đến vùng đất núi cao, và cả vùng đất cằn cỗi, nghèo dinh dưỡng, vì vậy nghiên

cứu trên đất cát ven biển miền trung là phù hợp.


14

1.3.2. Nghiên cứu về chọn loài/xuất xứ
Khảo nghiệm xuất xứ là bước tiếp sau khảo nghiệm loài, là sự tập hợp nguồn hạt của
những xuất xứ thuộc các vùng sinh thái khác nhau trong những loài đã được xác định, xây
dựng khảo nghiệm so sánh giống nhằm tìm ra một hoặc một số xuất xứ tốt nhất, đáp ứng
các mục tiêu mà nhà chọn giống đề ra. Trong một số trường hợp, khi nhà chọn giống biết
được một cách tương đối đầy đủ các thơng tin cần thiết về lồi cây định chọn lọc, nghĩa là
biết được khả năng cung cấp sản phẩm kinh tế, vùng phân bố của loài, các yêu cầu sinh
thái và khả năng chống chịu của lồi với các điều kiện bất lợi, thì việc khảo nghiệm loài
được kết hợp với khảo nghiệm xuất xứ trong cùng một lần và trên cùng một số địa điểm
nhất định. Những khảo nghiệm này được gọi là khảo nghiệm loài - xuất xứ. Với phương
thức khảo nghiệm này chúng ta có thể rút ngắn được thời gian nghiên cứu và đây là
phương pháp đang được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Chỉ thơng qua khảo nghiệm
lồi và xuất xứ, nhà chọn giống mới biết được một cách chắc chắn xuất xứ thích hợp nhất
để sử dụng cho một chương trình trồng rừng trên một vùng sinh thái nhất định, đặc biệt là
khi đưa cây từ nơi khác đến (Đồn Thị Mai 2004).
Từ năm 1990 - 1991 thơng qua các dự án UNDP đã khảo nghiệm một số lồi keo
trên vùng đất đồi tại Đá Chơng (Ba Vì - Hà Tây cũ nay là Hà Nội), Đông Hà (Quảng
Trị) và Đại Lải (Vĩnh Phúc). Các loài keo khảo nghiệm bao gồm: Keo lá tràm (A.
auriculiformis), Keo tai tượng (A. mangium), Keo lá liềm (A. crassicarpa), Keo nâu
(A. aulacocarpa) và Keo quả xoắn (A. cincinnata). Kết quả cho thấy keo lá liềm là một
trong những loài sinh trưởng tốt trên vùng đất đồi và được lựa chọn trồng trên vùng
đất đồi khu vực đã khảo nghiệm. Nhưng chưa có khảo nghiệm nào để chọn lồi keo
thích hợp tại vùng đất cát ven biển miền Trung (Nguyễn Hải Tuất, 1996).
Ngoài ra các kết quả nghiên cứu khác về Keo lá liềm cho thấy một số xuất xứ có
sinh trưởng tốt cho từng vùng nhất định như Mata Province (PNG) và Gubam Village

(PNG) cho các tỉnh miền Bắc, Morehead (PNG) và Bensbach (PNG) cho các tỉnh vùng
Đông Nam Bộ. Tương tự Keo lá tràm có các xuất xứ Kings Plains (QLD), Lower
Pascoe (QLD) cho các tỉnh miền Bắc, Wondo Village (QLD) cho Đông Hà (Quảng
Trị), Melville (QLD) cho Chơn Thành, Wenlock River (NT) cho Sông Mây ở vùng
Đông Nam Bộ. Trong khi đó Keo tai tượng có các xuất xứ Iron Range (QLD), Ingham
(QLD) và Mossman (QLD) cho các tỉnh phía Bắc, Deri - Deri (PNG), Cardwell và
Pascoe (QLD) cho vùng Đơng Nam Bộ (Lê Đình Khả, 2003).
Nghiên cứu về khả năng di truyền của Keo lá liềm cho thấy, hệ số di truyền theo
nghĩa hẹp của các tính trạng sinh trưởng trong khảo nghiệm giống tại Cam Lộ - Quảng
Trị và Phong Điền - Thừa Thiên Huế tại tuổi 4 và tuổi 5 là ở mức rất thấp. Trong khi
đó hệ số di truyền của độ thẳng thân ở mức trung bình, giao động từ 0,03 - 0,21(Phạm
Xuân Đỉnh, 2007).


15

Cải thiện giống cây rừng ở nước ta đã đạt được một số thành tựu đáng kể trong
những năm qua. Đó là đã chọn được một số lồi cây và xuất xứ có triển vọng nhất cho
một số vùng sinh thái chính, chọn được cây trội và xây dựng một số vườn giống cho
một số loài cây trồng rừng chủ yếu, cũng như các thành tựu về lai tạo và sử dụng giống
lai, về nhân giống hom và nuôi cấy mơ phân sinh.
Những giống mới thật sự có ý nghĩa vừa qua là các giống keo chịu hạn cho vùng
cát khô hạn ven biển, các giống tràm cho vùng ngập phèn ở miền Nam, các cây trội có
lượng nhựa cao của Thông nhựa, các giống Keo lai, Bạch đàn lai, các giống Bạch đàn
U6, PN2, PN14 và các giống phi lao 701, 601.
Mặc dầu công tác giống vẫn chưa đáp ứng yêu cầu to lớn của sản xuất, song biết
sử dụng giống mới và kỹ thuật nhân giống tiên tiến phối hợp với các biện pháp thâm
canh thích hợp chắc chắn chúng ta sẽ đẩy mạnh công tác cải thiện giống cây rừng, góp
phần tích cực vào việc tăng năng suất rừng trồng trong thời gian tới.
Ở Việt Nam, Keo lá liềm được trồng ở hầu khắp các tỉnh từ bắc vào nam, tập

trung nhiều ở các vùng triền sông, vùng bán sơn địa và các vùng mới khai hoang. Đặc
biệt tại vùng đất thấp.
Keo lá liềm là loại cây dễ trồng, chịu hạn tốt, phù hợp với điều kiện trồng trên
những vùng đất có độ cao dưới 800m. Đây là loại cây có củ ít bị sâu bệnh hại. Để phát
triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp bền vững, các địa phương nên phát triển
trồng nhiều cây keo lá liềm. Ở các thành phố, thị trấn, các cơ quan, nhà ở có vườn
quanh nhà, chúng ta có thể đào hố ven hàng rào để trồng keo nhằm mục đich cải tạo
môi trường sinh thái con cung cấp gỗ, củi tăng thu nhập kinh tế.
Về chọn giống: hiện vẫn sử dụng các giống đang được sản xuất ở các địa
phương; chưa có một cơng trình nào nghiên cứu chọn giống một cách có hệ thống. Các
giống hiện sản xuất ở các hộ nông dân chủ yếu nông dân tự lựa chọn, khơng có cơ sở
khoa học; chỉ dựa vào kinh nghiệm của nông dân.
Về nhân giống và sản xuất giống: Nông dân chủ yếu sử dụng phương pháp nhân
giống bằng hạt.
Do đó, việc thực hiện đề tài là hết sức có ý nghĩa khơng những bảo tồn các nguồn
gen q hiếm đang lưu giữ trong nơng dân mà cịn là vật liệu để chọn tạo ra các giống
mới, đáp ứng các yêu cầu của sản xuất ở các vùng khó khăn, thiếu nước; nhất là trong
xu thế khí hậu ngày càng có nhiều biến động bất lợi cho sản xuất những loại cây trồng
cần tưới nước.
Qua các nghiên cứu cho thấy việc cải thiện giống cây rừng và cây nông nghiệp
của nước ta đã được quan tâm từ lâu, một trong những bước, giải pháp để cải thiện
giống cây rừng la chọn lọc cây trội từ rừng tự nhiên hoặc rừng trồng. Kết quả nghiên


16

cứu ở nhiều lồi cây nơng lâm nghiệp theo phương pháp này đều cho kết quả tốt. Việc
chọn cây trội.
Keo lá liềm trên vùng đất cát ven biển miền Trung từ trước đến nay chưa có tác
giả nào nghiên cứu, vì vậy nghiên cứu chọn lọc cây trội, cây ưu tú làm vật liệu khởi

đầu cho công tác nhân giống, phát triển loài cây Keo lá liềm trên vùng đất cát ven biển
miền Trung đặt ra là cần thiết.
1.3.3. Nghiên cứu kỹ thuật canh tác Keo lá liềm
Mật độ trồng rừng của mỗi loài cây trên mỗi loại lập địa khác nhau với mục đích
kinh doanh khác nhau là khơng giống nhau. Để làm rõ vấn đề này, Phạm Thế Dũng và
các cộng sự (2004) khi đánh giá năng suất rừng trồng Keo lai ở vùng Đông Nam Bộ,
đã khảo sát trên 4 mơ hình có mật độ trồng ban đầu khác nhau.
Để xác định mật độ trồng thích hợp trên loại đất Feralit phát triển trên phiến
thạch sét ở khu vực Bắc Trung Bộ là cơng trình “Nghiên cứu các giải pháp khoa học
công nghệ để phát triển gỗ nguyên liệu cho xuất khẩu” của Nguyễn Huy Sơn (2006) đã
bố trí thí nghiệm 3 loại mật độ: 1330 cây/ha (3 x 2,5 m); 1660 cây/ha (3 x 2 m) và
2500 cây/ha (2 x 2 m). Qua thống kê sau 1 năm trồng tỷ lệ sống khá cao, đạt từ 98% 100%, sau 2 năm tỷ lệ sống ở các cơng thức thí nghiệm đều giảm những vẫn đạt từ
91,67% - 93,52%. Số liệu sinh truởng và kết quả phân tích phương sai cho thấy sau 1
năm mật độ trồng đã bắt đầu có ảnh hưởng rõ đến khả năng sinh trưởng cả về đường
kính, chiều cao và đường kính tán của Keo lai (Ft > F05), sau 2 năm tuổi sự ảnh hưởng
này càng thể hiện rõ hơn (Ft > F05), tốt nhất thuộc về mật độ 1330 cây/ha, tiếp theo ở
mật độ 1660 cây/ha và kém nhất ở mật độ 2500 cây/ha.
Cũng nghiên cứu về mật độ trồng rừng với mục tiêu nguyên liệu dăm giấy,
Nguyễn Huy Sơn (2006) đã bố trí thí nghiệm mật độ trên đất phù sa cổ tại Đồng Nơ
(Bình Phước) gồm 3 cơng thức: 1100 cây/ha (3 x 3 m), 1660 cây/ha (3 x 2 m), 2220
cây/ha (3 x 1,5 m), cây con được nhân giống bằng phương pháp giâm hom hỗn hợp
của các dòng TB03 và TB12 với tỷ lệ 1:1:1:1. Xử lý thực bì và làm đất băng phương
pháp cơ giới, cày toàn diện sâu 25cm, cày rạch hàng sâu 40cm, bón lót đồng nhất 200g
NPK + 100g vi sinh. Sau 24 tháng tuổi tỷ lệ sống giữa các công thức mật độ biến động
từ 86,46 - 97,90%. Cao nhất ở mật độ 1100 cây/ha và giảm dần theo chiều tăng của
mật độ, thấp nhất ở mật độ 2220 cây/ha.
Qua kết quả trên cho thấy, nghiên cứu mật độ trồng rừng, ảnh hưởng đến sinh
trưởng, sinh khối, sản lượng rừng đã có những nghiên cứu ở nhiều lồi cây nơng lâm
nghiệp, và tập trung nghiên cứu của mật độ đến sản lượng rừng mà chưa nghiên cứu
ảnh hưởng của mật độ đến sinh khối của cây. Nghiên cứu về mật độ trồng keo lá liềm

trên vùng cát chỉ có một số đề tài nghiên cứu của sinh viên ở các cất mật độ từ 1100
cây/ha đến 3300 cây/ha. Nhưng số liệu, kết luận cũng chưa thống nhất, vì vậy việc
nghiên cứu mật độ thích hợp cho trồng keo vùng cát là cần thiết.


17

Tại Việt Nam, nghiên cứu về phân bón rừng trồng đã có rất nhiều cơng trình đi
sâu nghiên cứu, điển hình có cơng trình nghiên cứu với 14 ơ tiêu chuẩn của rừng trồng
Keo lai từ 1,5–5,5 năm tuổi ở 5 tỉnh khác nhau, Nguyễn Đức Minh và cộng sự (2004)
đã chỉ ra rằng rừng trồng được bón phân tốt hơn rừng trồng khơng được bón phân mặc
dù Keo lai là cây cố định đạm. Tuy nhiên, ở giai đoạn rừng non cũng cần bón một
lượng phân nhất định để thúc đẩy q trình sinh trưởng. Ngồi ra, tác giả cịn cho thấy
rừng trồng Keo lai được bón lót 100g NPK/cây và bón thúc 100g NPK/cây vào năm
thứ 2 cho lượng tăng trưởng cao hơn rừng chỉ bón lót khi trồng.
Đặc biệt hơn cả là cơng trình nghiên cứu bón phân cho Bạch đàn Urophylla ở Đại
Lải–Vĩnh Phúc của Nguyễn Huy Sơn (2006) với 8 cơng thức thí nghiệm bón lót khác
nhau và bón thúc năm thứ 2 vào đầu mùa mưa lặp lại như khi bón lót. Xử lý thực bì và
làm đất tồn diện bằng cơ giới, cày toàn diện sâu 25 cm, cày rạch hàng sâu 40 cm. Sau
6 tháng trồng kết quả thu được cho thấy tỷ lệ sống ở các cơng thức thí nghiệm đều cao
(>98%); Sau 30 tháng tuổi tỷ lệ sống vẫn đạt từ 97,22–98,15%. Khả năng sinh trưởng
của Bạch đàn Urophylla khá nhanh và khác nhau rõ rệt giữa các công thức thí nghiệm
cả về đường kính lẫn chiều cao, sau 6 tháng tuổi đường kính gốc đạt từ 2,54–3,14 cm
và chiều cao đạt từ 1,87–2,06 m; sau 30 tháng tuổi, đường kính ngang ngực (D1.3 m)
đạt từ 6,32–7,23 cm và chiều cao (H) đạt từ 8,21–9,66 m. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, cơng thức bón phân tốt nhất thuộc về các cơng thức có mặt đồng thời cả phân
NPK, vi sinh và vôi bột. Cụ thể đối với nghiên cứu trên thì khi bón lót và bón thúc vào
năm thứ 2 tốt nhất là ở công thức 100g NPK (5:10:3) + 200g vi sinh + 100g vôi bột,
tiếp theo là công thức 100g NPK (5:10:3) + 400g vi sinh + 50g vôi bột.
Nghiên cứu các biện pháp làm đất để trồng rừng thì nghiên cứu của Nguyễn Thị

Liệu (2006) đã chỉ ra rằng sinh trưởng của keo lá tràm và keo lá liềm trên đất lên líp là
tốt nhất. Tuy mới bước đầu chưa đánh giá chính xác mức độ sinh trưởng nhưng nhìn
chung keo lá liềm có khả năng thích ứng tốt với điều kiện lập địa bất lợi của vùng cát
nội đồng Bắc Trung Bộ. Trên vùng cát nội đồng tỉnh Quảng Trị keo lá liềm sinh
trưởng tốt hơn keo lá tràm kể cả hai trường hợp lên líp và khơng lên líp. Sinh trưởng
của hai lồi keo trong trường hợp lên líp đơn tốt hơn lên líp đơi.
Như vậy, bón phân và làm đất cho rừng trồng là một trong những biện pháp kỹ
thuật canh tác đã được nghiên cứu nhiều nhất. Hầu hết các tác giả đều kết luận rằng
phân bón có ảnh hưởng khá rõ đến sinh trưởng của các loài cây trồng, đặc biệt là đối
với các loài cây trồng rừng nguyên liệu. Tuy nhiên, để tăng cường hiệu lực của phân
bón thì điều quan trọng là phải bón đúng loại phân, đúng thời vụ và đúng liều lượng
cùng với kỹ thuật hợp lý.


18

1.4. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.4.1. Tổng quan về cây Keo lá liềm
Keo lá liềm có tên khoa học là Acacia Crassicarpa A. Cunn ex Benth, thuộc họ
trinh nữ (Mimosaceae) có nguồn gốc từ Australia, Papua New Guinea và Indonesia là
lồi cây có tỉ trọng gỗ khá cao, từ 0,6 đến 0,7 thích hợp làm đồ xây dựng và đồ mộc
gia dụng (Turnbull & Doran, 1997).
Theo (Hanum &Van der Maesen, 1997; p. 57). "A. crassicarpa có vùng phân bố
rộng nhiệt độ thích hợp từ 15-340C lượng mưa từ 500-3500mm. Mùa khơ có thể kéo
dài 6 tháng, phân bố từ vùng đất cát ven biển đến đất đồi núi, xuất hiện ơ nơi đất khơ
hạn, nhiểm mặn. Nó thích hợp với nhiều loại đất (đất ven biển, đất vàng, đất núi lửa…
đất acid hay bị ngập lụt vào mùa ẩm), đặc biệt là vùng đất khô hạn hoặc vùng đất cát
ven biển, do đó lồi cây này cũng là lồi cây được lựa chọn cải tạo đất khơ ở một số
vùng miền Tây và miền Trung nước Úc.
1.4.2. Nghiên cứu về chọn loài/xuất xứ

Giống là một trong những khâu quan trọng nhất của công tác trồng rừng, chọn và
cải thiện theo mục tiêu kinh tế sẽ đưa năng suất rừng trồng ngày một lên cao. Theo
Zobel và Talbert (1984) thì cải thiện giống cây rừng chỉ có hiệu quả khi nó kết hợp
được tất cả sự khéo léo về lâm sinh và chọn giống của nhà lâm nghiệp để sản xuất ra
những sản phẩm cây rừng một cách nhanh nhất và rẻ nhất, là một cuộc “hôn nhân”
giữa chọn giống cây rừng và các biện pháp lâm sinh. Vì thế, khi nói đến cải thiện
giống cây rừng một mặt phải nghĩ đến việc áp dụng các nguyên lý di truyền học và
chọn giống để nâng cao năng suất và chất lượng rừng theo mục tiêu kinh tế là chính,
mặt khác không bao giờ được quên các biện pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp với đặc
điểm sinh thái của từng lồi cây rừng.
Đối với chọn lọc để tìm ra dịng Keo lá liềm có xuất xứ vượt trội đã được tiến
hành từ rất sớm ở Australia thông qua 1 nghiên cứu thực nghiệm của Harwood và
cộng sự (1993). Trong nghiên cứu này, 170 dòng Keo lá liềm được tuyển chọn từ
Queensland Úc và Papua New Guinea và cho thụ phấn chéo tự nhiên. Kết quả nghiên
cứu cho thấy rằng các dịng keo có nguồn gốc xuất xứ từ Papua New Guinea có kết
quả về chiều cao và được kính tốt hơn, ngoài ra khả năng chịu hạn cũng cao hơn so với
dịng có xuất xứ từ Úc.
Theo (Pederson et al., 1993) khảo nghiệm xuất xứ có thể được tiến hành ngay sau
giai đoạn loại trừ loài nghĩa là giai đoạn loại trừ lồi có thể được đánh giá sau 1/10 - 1/5
luân kỳ thì khảo nghiệm xuất xứ cũng có thể bắt đầu ngay sau đó. Khảo nghiệm nhiều
xuất xứ: Đây là khảo nghiệm nhằm xác định quy mô và kiểu biến dị giữa các xuất xứ của


×