Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Nghiên cứu, thiết kế chế tạo bếp lò sử dụng đa nhiên liệu, tích hợp bộ thu nhiệt tận dụng, phục vụ sản xuất đời sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 71 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các số liệu
nghiên cứu trong luận văn này là trung thực.
Kết quả nghiên cứu trong thực hiện luận văn này đã được cám ơn, các thơng tin
trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Tôi xin chịu trách nhiệm cho lời
cam đoan trên.
Thừa Thiên Huế, ngày 30 tháng 05 năm 2016
Người viết cam đoan

Nguyễn Huy Phương


ii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tơi được sự
tận tình giúp đỡ của rất nhiều quý thầy cô giáo, cơ quan và bạn bè đồng nghiệp.
Trước hết xin gửi lời biết ơn chân thành đến NGƯT.TS. Đinh Vương Hùng
thầy hướng dẫn khoa học cho tơi, đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình học
tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Huế, các
thầy cô giáo trong khoa Cơ khí - Cơng nghệ và bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi
nhiều mặt trong quá trình thực hiện luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thừa Thiên Huế, ngày 30 tháng 05 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Huy Phương




iii

TĨM TẮT
Luận văn nghiên cứu, tìm hiểu q trình phát triển, cải tiến các loại bếp lò, lò
đốt trên thế giới và ở Việt Nam. Khảo sát tình hình sử dụng bếp đun nhiên liệu sinh
khối trên địa bàn thành phố Huế, từ đó phân tích đặc điểm kết cấu của các loại bếp lò
dùng nhiên liệu sinh khối, nguyên lý hoạt động của bếp lò, hiệu suất của bếp, từ đó tìm
ra được ưu nhược điểm của các loại bếp đang sử dụng.
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu và các thơng số kích thước của bếp lị; chúng
tôi đã thiết kế hai mẫu bếp, chế tạo một mẫu bếp lò xây cải tiến sử dụng cho hộ gia
đình có khả năng nấu cùng lúc 02 nồi 04 lít và bộ phận thu nhiệt thừa collector quanh
lị dùng đun nước nóng để tiến hành thử nghiệm.
Mẫu bếp đã được tiến hành khảo nghiệm với ba thí nghiệm: sử dụng đốt củi,
đốt than tổ ong và đốt gas trên mẫu bếp hộ gia đình. Kết quả đạt được khi đun củi sau
30 phút thì đun sơi được 1 nồi nước có dung tích 4 lít nước, nồi bếp phụ dung tích 4 lít
đạt nhiệt độ 80°C.
Kết quả thực nghiệm mẫu bếp lò xây cải tiến dùng cho hộ gia đình, có khả năng
làm việc tốt với cả ba loại nhiên liệu là: củi, than tổ ong và gas công nghiệp. Bếp thu
khói triệt để, có hiệu suất nhiệt cao hơn do giảm tổn thất truyền nhiệt, tiêu hao nhiên
liệu giảm khoảng 35 % so với bếp đối chứng (bếp kiềng). Mẫu bếp có bộ phận
collector thu nhiệt thừa truyền qua thành lị và các van áp suất an tồn, tận dụng được
phần nhiệt cho đun nước nóng sử dụng nhà bếp.
Mẫu bếp gọn nhẹ, bảo đảm độ bền, có khả năng di động, dễ chế tạo với các vật
liệu sẵn có, bảo đảm vệ sinh thực phẩm và an toàn sử dụng.


iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................................ ii
TÓM TẮT ...................................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ............................................................................................viii
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................................ 4
1.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA BẾP LỊ ............................................................................ 4
1.2. TÌNH HÌNH CẢI TIẾN BẾP LÒ TRÊN THẾ GIỚI ......................................................... 5
1.3. ỨNG DỤNG BẾP LÒ CẢI TIẾN Ở VIỆT NAM.............................................................. 6
1.4. CÁC LOẠI BẾP ĐUN, LỊ ĐỐT ......................................................................................... 7
1.4.1. Bếp kiềng: ............................................................................................................................. 7
1.4.2. Bếp lị: ................................................................................................................................... 8
1.4.3. Bếp hóa khí (Bếp ga sinh học)............................................................................................ 9
1.4.4. Bếp Gas................................................................................................................................. 9
1.4.5. Bếp sử dụng điện. ............................................................................................................. 10
1.5. THỰC TRẠNG BẾP ĐUN SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU SINH KHỐI HIỆN NAY. ... 11
1.5.1. Bếp kiềng ba chân.............................................................................................................. 11
1.5.2. Bếp lò. ................................................................................................................................. 12
1.5.3. Bếp lị cải tiến khơng khói. ............................................................................................... 13
1.5.4. Các loại bếp cải tiến tiết kiệm năng lượng. ..................................................................... 13
1.6. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG BẾP ĐUN SINH KHỐI Ở THÀNH PHỐ
HUẾ............................................................................................................................................... 16
CHƯƠNG 2. CÁC DẠNG NHIÊN LIỆU VÀ NĂNG LƯỢNG SỬ DỤNG TRONG LÒ
ĐỐT ............................................................................................................................................... 18
2.1. NHIÊN LIỆU Ở THỂ RẮN ................................................................................................ 18
2.2. NHIÊN LIỆU Ở THỂ LỎNG ............................................................................................. 19



v

2.3. NHIÊN LIỆU Ở THỂ KHÍ .................................................................................................. 19
2.4. NĂNG LƯỢNG KHÁC: ..................................................................................................... 20
CHƯƠNG 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ................................................ 21
3.1. MỤC TIÊU CỤ THỂ ........................................................................................................... 21
3.2. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ........................................................................ 21
3.2.1. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................... 21
3.2.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................................ 21
3.3. TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................... 21
CHƯƠNG 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................... 22
4.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU ................................................................... 22
4.2. PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA............................................................ 22
4.3. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TỐN, THIẾT KẾ .................................................................... 22
4.4. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM .................................................................................. 22
CHƯƠNG 5. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 23
5.1. NHIÊN LIỆU SINH KHỐI ................................................................................................. 23
5.1.1. Khái niệm về sinh khối...................................................................................................... 23
5.1.2. Nguồn gốc của sinh khối................................................................................................... 23
5.1.3. Công nghệ chuyển đổi năng lượng sinh khối.................................................................. 28
5.1.4. Hàm lượng nước và năng suất nhiệt của sinh khối......................................................... 30
5.1.5. Năng suất nhiệt của sinh khối ........................................................................................... 31
5.1.6. Quá trình đốt cháy của nguyên liệu sinh khối bằng gỗ .................................................. 31
5.1.7. Các đặc tính khác của sinh khối ....................................................................................... 33
5.1.8. Sơ chế nhiên liệu sinh khối ............................................................................................... 34
5.2. TÍNH TOÁN SỰ ĐỐT CHÁY CỦA NHIÊN LIỆU SINH KHỐI. ............................... 34
5.2.1 Các nguyên lý của quá trình cháy ..................................................................................... 34
5.2.2. Tính lượng khơng khí cho q trình đốt cháy. ................................................................ 36
5.3. TRUYỀN NHIỆT TRONG NẤU ĂN ............................................................................... 40

5.3.1. Dẫn nhiệt............................................................................................................................. 40
5.3.2. Đối lưu ................................................................................................................................ 41


vi

5.4. THIẾT KẾ MỘT SỐ MẪU BẾP LÒ SỬ DỤNG ĐA NHIÊN LIỆU............................ 43
5.4.1. Thiết kế mẫu bếp lò sử dụng cho hộ gia đình ................................................................. 43
5.4.2. Thiết kế mẫu bếp dùng cho nhà hàng, quán ăn tập thể .................................................. 46
5.4.3. Kích thước tiêu chuẩn của các loại xoong nồi, than tổ ong ........................................... 49
5.4.4. Thiết lập bài toán cân bằng nhiệt cho mỗi loại bếp ........................................................ 51
5.4.5. Kết quả tính tốn. ............................................................................................................... 53
5.5 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ĐỐI CHỨNG..................................................................... 56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................................... 58
KẾT LUẬN .................................................................................................................................. 58
KIẾN NGHỊ.................................................................................................................................. 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 60


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 5.1. Phân loại và các dạng sinh khối................................................................................. 23
Bảng 5.2. Bảng thành phần cấu tạo nhiên liệu gỗ ..................................................................... 32
Bảng 5.3. Các phản ứng cháy...................................................................................................... 35
Bảng 5.4. Thí dụ thành phần hố học và tỉ lệ của một số chất đốt .......................................... 37
Bảng 5.5. Hệ số dẫn nhiệt một số vật liệu.................................................................................. 41
Bảng 5.6. Kích thước đường kính ngồi các loại nồi ............................................................... 49
Bảng 5.7. Kích thước và trọng lượng than tổ ong tiêu chuẩn .................................................. 50
Bảng 5.8. Lượng nước đun sôi tương ứng trọng lượng viên than ........................................... 50

Bảng 5.9. Năng suất tỏa nhiệt của một số nhiên liệu ................................................................ 50
Bảng 5.10. Kết quả thử nghiệm mẫu bếp khi đun củi .............................................................. 57
Bảng 5.11. Kết quả thử nghiệm mẫu bếp khi đun than tổ ong ................................................ 57
Bảng 5.12. Kết quả thử nghiệm mẫu bếp khi đun gas .............................................................. 57


viii

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Bếp củi truyền thống ..................................................................................................... 4
Hình 1.2. Bếp tiết kiệm năng lượng TK90 .................................................................................. 7
Hình 1.3. Bếp lị di động tự đắp .................................................................................................... 8
Hình 1. 4. Bếp lị tự xây có nhiều vịng........................................................................................ 9
Hình 1.5. Bếp gas hóa khí.............................................................................................................. 9
Hình 1.6. Bếp ga sử dụng khí hóa lỏng ........................................................................................ 9
Hình 1.7. Bếp điện sử dụng dây điện trở.................................................................................... 10
Hình 1.8. Bếp từ Midea MI-SV21DM ....................................................................................... 11
Hình 1.9. Bếp hồng ngoại Sanaky SNK2102HG ..................................................................... 11
Hình 1.10. Bếp kiềng ba chân. .................................................................................................... 12
Hình 1.11. Bếp lị di động............................................................................................................ 12
Hình 1.12. Bếp lị cải tiến. ........................................................................................................... 13
Hình 1.13. Bếp parabol sử dụng năng lượng mặt trời .............................................................. 14
Hình 1.14. Hầm nắp cố định chế tạo sẵn ................................................................................... 15
Hình 1.15. Bếp hồng ngoại khơng dùng quạt ............................................................................ 16
Hình 1.16. Bếp ga sử dụng tại quán phở Sài Gịn ..................................................................... 16
Hình 1.17. Bếp lị tự xây tại nhà hàng. ...................................................................................... 17
Hình 2.1. Củi gỗ và củi ép từ dăm bào ....................................................................................... 18
Hình 2.2. Than củi và than đá ..................................................................................................... 18
Hình 2.3. Cồn cơng nghiệp.......................................................................................................... 19
Hình 2.4. Khí Gas ......................................................................................................................... 19

Hình 5.1. Vụn gỗ và bã vỏ mía ................................................................................................... 23
Hình 5.2. Gỗ rừng, gỗ lâm nghiệp .............................................................................................. 24
Hình 5.3. Hình dạng và kích cỡ một số vật liệu sinh khối ....................................................... 33
Hình 5.4. Quá trình bức xạ nhiệt................................................................................................. 42
Hình 5.5. Kết cấu mẫu bếp sử dụng cho hộ gia đình ................................................................ 44
Hình 5.6. Giá đỡ bếp .................................................................................................................... 44
Hình 5.7. Thân bếp ....................................................................................................................... 45


ix

Hình 5.8. Bộ thu nhiệt .................................................................................................................. 45
Hình 5.9. Bộ trao đổi nhiệt .......................................................................................................... 46
Hình 5.10. Giá đỡ than tổ ong ..................................................................................................... 46
Hình 5.11. Kết cấu mẫu bếp dùng cho nhà hàng ...................................................................... 47
Hình 5.12. Thân bếp ..................................................................................................................... 48
Hình 5.13. Bộ thu nhiệt tận dụng ................................................................................................ 48
Hình 5.14. Giá đỡ than tổ ong ..................................................................................................... 49
Hình 5.15. Mẫu bếp dùng cho hộ gia đình................................................................................. 51
Hình 5.16. Mẫu bếp dùng cho nhà hàng .................................................................................... 52
Hình 5.17. Mơ hình thử nghiệm mẫu bếp lị xây cải tiến dùng cho hộ gia đình .................... 56

Sơ đồ 5.1. Công nghệ chuyển đổi năng lượng sinh khối.......................................................... 28
Sơ đồ 5.2. Các sản phẩm của quá trình nhiệt phân ................................................................... 29
Sơ đồ 5.3. Sơ đồ sơ chế nhiên liệu sinh khối từ phế thải. ......................................................... 34
Biểu đồ 5.1. Hàm lượng nước và năng suất nhiệt của sinh khối ............................................. 30
Biểu đồ 5.2. Giá trị nhiệt của nhiên liệu sinh khối .................................................................... 31
Biểu đồ 5.3. Quá trình đốt cháy vật liệu gỗ ............................................................................... 32



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tính cấp thiết của đề tài.
Cơng nghệ sinh khối ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa phát triển nhiều, q trình
thương mại hóa vẫn cịn rất hạn chế. Cho đến nay, sinh khối được sử dụng chủ yếu ở
vùng nơng thơn với quy mơ nhỏ và chưa có cơng nghệ thích hợp.
Là một nước nơng nghiệp với dân số khoảng 90 triệu người (trong đó 80% sống ở
nơng thơn), Việt Nam có một tiềm năng sinh khối đáng kể (từ gỗ, rơm rạ, lá cây củi mục và
những phần dư thừa từ q trình sản xuất nơng nghiệp hay chế biến thực phẩm v.v…) [8].
Tiềm năng của năng lượng sinh khối trong mối tương quan với dạng nhiên liệu
gỗ được tóm tắt như sau:
Từ rừng tự nhiên: khoảng 41 triệu tấn/năm
Từ rừng phân tán, cây bụi v.v…: khoảng 35 triệu tấn/năm
Từ rừng trồng: khoảng 1-2 triệu tấn/năm
Từ những cây rải rác: khoảng 8-10 triệu tấn/năm
Lượng nhiên liệu gỗ tổng cộng khoảng 75-80 triệu tấn/năm, tương đương với
26-28 triệu tấn dầu/năm. Năng lượng sinh khối từ rơm rạ, trấu, cỏ, lá, mùn cưa và các
chất thải nông nghiệp khác khoảng 30 triệu tấn/năm tương đương với 10 triệu tấn
dầu/năm. Thêm vào đó, năng lượng sinh khối có nguồn gốc từ chất thải rắn hộ gia đình
khoảng 0,103 triệu tấn/năm.
Nguồn nhiên liệu gỗ chính là rừng tự nhiên và rừng trồng, cây rải rác, cây
thường niên và phần vụn thừa từ lâm nghiệp, công nghiệp khai thác gỗ.
Ở nước ta, hiện có khoảng gần 9 triệu hộ gia đình sống ở nông thôn đang sử
dụng năng lượng sinh khối (NLSK) cho đun nấu hàng ngày. Việc phụ thuộc vào
NLSK mà chủ yếu là gỗ – củi, phụ phẩm nông – lâm nghiệp làm chất đốt cho đun nấu
sẽ còn kéo dài trong nhiều thập kỷ nữa ngay cả khi kinh tế phát triển. Bởi lẽ, các
nguồn năng lượng (NL) cao cấp hơn như điện, khí hố lỏng,…là có hạn, hoặc còn đắt
đỏ chưa thể phổ cập rộng rãi ngay đến các vùng nông thôn – miền núi được.
Từ việc khảo sát thực trạng sử dụng năng lượng phục vụ cho đời sống dân sinh

ở khu vực nông thôn, làng nghề trong năm 2014 của Trung tâm TVCN &TKNL Thừa
Thiên Huế với 03 tỉnh khu vực miền Trung (Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Quảng
Nam) trong khuôn khổ dự án Carbon thấp do WWF Việt nam tài trợ, hơn 80% số hộ
dân nông thôn miền Trung đang sử dụng chất đốt truyền thống từ phế sản phẩm củi gỗ,
than, dầu, điện, rơm rạ,…việc đun nấu thông thường của từng hộ gia đình vẫn đang sử
dụng loại bếp truyền thống như “kiềng ba chân” kê ba viên gạch, kê hai thanh sắt dài


2

làm bếp…để đun nấu rất tiêu hao vật liệu chất đốt gây toả khói bụi, ảnh hưởng đến
mơi trường và sức khoẻ trực tiếp người đun nấu và cộng đồng, dễ gây cháy,…nhiều hộ
có nghề truyền thống như nấu rượu, làm bún, chăn ni có sử dụng bếp tự xây bằng
đất nung tiết kiệm chất đốt, nhưng hiệu suất vẫn cịn thấp và khó khăn khi nhóm lị,
khơng linh hoạt, bất tiện khi cần di chuyển. Những nơi hộ dân thiếu chất đốt thì việc
chặt cây phá rừng để tạo nguồn đốt vẫn xảy ra trong khi không tận dụng được nguồn
chất đốt có sẵn từ rác thải sinh hoạt, rác tự nhiên từ phế phẩm nông nghiệp, chăn
nuôi,…mà các bếp truyền thống không sử dụng được [8].
Nhu cầu nhiên liệu làm chất đốt cho đun nấu ở hộ gia đình đang gia tăng (tăng
do tăng dân số, và các nhu cầu sử dụng nhiệt khác) đã kéo theo việc khai thác gỗ – củi
vượt quá khả năng cung cấp bền vững, làm mất rừng và như vậy là môi trường sinh
thái đã, đang và sẽ bị tác động xấu. Hậu quả của việc mất rừng đã được minh chứng
qua các trận hạn hán, lũ lụt ở nhiều vùng quê, nhiều địa phương trong cả nước.
Mặc dù nguồn cung cấp gỗ – củi, sinh khối đang ngày càng bị hạn chế; vấn đề
thiếu hụt chất đốt đã xảy ra ở nhiều vùng, địa phương nhưng việc sử dụng gỗ – củi,
sinh khối làm nhiên liệu cho đun nấu trong các hộ dân lại rất lãng phí, kém hiệu quả.
Đó là do hầu hết gỗ – củi, sinh khối đang được đốt trên các bếp đun cổ truyền – bếp
kiềng, loại bếp hở có từ lâu đời. Những bếp đun này do hiệu suất thấp, chỉ đạt từ 815% đã dẫn tới tiêu thụ nhiều nhiên liệu và khi đun phát ra nhiều khí thải độc hại có
thể gây ra các ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng, đặc biệt là người già, phụ nữ và trẻ
em, họ là những người nội trợ chính ở các gia đình nơng thơn nước ta.

Việc phổ biến rộng rãi các loại bếp đun cải tiến phù hợp với phong tục tập quán
đun nấu của cư dân địa phương được coi là vấn đề cần thiết, cần làm ngay. Nếu phổ
cập rộng rãi các bếp đun cải tiến thì hiệu quả mà nó sẽ mang lại là rất lớn không những
về kinh tế – xã hội mà còn giải quyết tốt các vấn đề về mơi trường.
Để có được các mẫu bếp đun cải tiến vừa tiết kiệm nhiên liệu vừa phù hợp với
phong tục tập quán đun nấu của các địa phương thì việc tiến hành khảo sát, điều tra
hiện trạng sử dụng chất đốt, tìm hiểu phong tục tập quán đun nấu của người dân là rất
cần thiết. Kết quả điều tra về chất đốt, loại bếp, cách thức sử dụng của các hộ gia đình
nơng thơn tại một số tỉnh như Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam… đã chỉ ra
một số vấn đề và được tóm tắt như sau:
Hộ gia đình sử dụng củi chiếm tỷ lệ áp đảo tới 74% [8]. Củi được lấy từ các
nguồn chính: từ rừng tự nhiên, rừng trồng, cây trong vườn và phế thải từ chế biến gỗ.
Mức tiêu thụ gỗ củi cho đun nấu có sự khác nhau khá rõ giữa các vùng miền:
- Nông thôn đồng bằng: 1,3 kg củi/người/ngày.
- Nông thôn trung du: 1,5 kg/người/ngày.


3

- Nông thôn miền núi: 2,0 kg/người/ngày.
- Cho nấu cám lợn: 7,7 kg củi/hộ ngày (mức trung bình).
Có khoảng 65% hộ gia đình ở khu vực nơng thơn đồng bằng sử dụng phụ phẩm
nông nghiệp làm chất đốt như rơm rạ, thân cây các loại. Các hộ miền núi không sử
dụng loại chất đốt này, chỉ một số ít sử dụng thân, lõi ngô để đun nấu.
Bếp sử dụng phần lớn là loại kiềng dài và tròn làm bằng các thanh sắt hàn lại
với nhau. Khi đo đạc cho thấy hiệu suất bếp rất thấp, trung bình chỉ đạt 13,5%.
Tiết kiệm năng lượng là vấn đề toàn cầu. Nhu cầu nấu ăn hàng ngày từ gia đình
đến các bếp tập thể đông người cho đất nước 90 triệu dân đã và đang sử dụng hơn 3
triệu bếp lò lớn nhỏ. Hiện tại, khoảng 74% hộ gia đình ở khu vực nông thôn vẫn sử
dụng năng lượng sinh khối (NLSK) cho đun nấu.

Chỉ nâng hiệu suất nhiệt của các loại lò đốt – bếp lị hiện tại lên 1%, Việt Nam
có thể tiết kiệm được hàng trăm tỷ đồng/năm.
Nhu cầu thị trường cần có một hệ thống các loại bếp lị phù hợp về kết cấu, dễ
sử dụng, an toàn cháy nổ, tiết kiệm năng lượng, có thể sử dụng đa nhiên liệu, tích hợp
bộ thu nhiệt tận dụng, có hiệu suất nhiệt cao, bảo đảm vệ sinh môi trường và giá mua
phù hợp.
Vì lý do đó, tơi chon đề tài “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hệ thống bếp lò sử
dụng đa nhiên liệu, tích hợp bộ thu nhiệt tận dụng, phục vụ sản xuất và đời sống”.
Đối tượng sử dụng: hộ gia đình (mẫu 1); hộ kinh doanh nhà hàng, bếp ăn tập
thể (mẫu 2).
Mục tiêu chung của đề tài.
Tạo ra được một hệ thống các loại bếp lò cải tiến, có khả năng sử dụng đa nhiên
liệu, tiết kiệm năng lượng, phù hợp yêu cầu của sản xuất và đời sống.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Ý nghĩa khoa học.
Đóng góp thêm mẫu bếp sử dụng đa nhiên liệu, có hiệu suất nhiệt cao hơn, phục
vụ sản xuất và đời sống hàng ngày cho hộ gia đình, các nhà hàng.
Ý nghĩa thực tiễn
Tăng hiệu suất sử dụng của bếp, tiết kiệm nhiên liệu, tận dụng được nhiệt thừa,
nâng cao hiệu quả sử dụng, bảo đảm vệ sinh và an toàn .
Những điểm mới của đề tài.
- Thiết kế được 2-3 mẫu bếp có khả năng sử dụng đa nhiên liệu, hiệu suất lò đốt
và gia nhiệt cao, cấu tạo đơn giản, an toàn và vệ sinh.
- Chế tạo ra 1- 2 mẫu bếp sử dụng đa nhiên liệu.


4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA BẾP LÒ

Từ xưa đến nay chúng ta đã được nghe qua rất nhiều câu chuyện về sự tích
“Ơng Táo, Bà Táo”, thần lửa, cái bếp lị… Điều đó chứng tỏ chiếc bếp ngày xưa đã là
một dụng cụ không thể thiếu trong mỗi căn nhà, căn hộ. Chiếc bếp lò, xuất hiện từ lúc
con người đã biết tạo ra lửa để làm chín thức ăn và trải qua hàng ngàn năm chiếc bếp
đã thay đổi rất nhiều từ hình dáng cho đến máy móc bên trong của nó. Điều đó đã
được các nhà khoa học, khảo cổ ghi chép lại như một lịch sử để chứng minh sự phát
triển của chiếc bếp nói riêng và sự phát triển của con người nói chung [9].

Hình 1.1. Bếp củi truyền thống
Các nhà khảo cổ học cho rằng con người, cách đây khoảng 1 triệu năm, bắt đầu
học cách sử dụng lửa. Thời điểm từ biết dùng lửa cho đến biết dùng lửa để làm chín
thức ăn kéo dài khơng lâu, vì thực phẩm sau khi làm chín bằng lửa sẽ ngon hơn dễ ăn
hơn thực phẩm sống. Các chứng tích từ thời đồ đá gồm các lỗ hõm vào mặt đất, có đặt
thêm miếng đá vào bên trong chứng minh là vị trí dùng đốt lửa. Thực phẩm được xiên
qua cây và nướng trên ngọn lửa hoặc cuộn trong đất sét, lá cây và vùi trực tiếp vào
than hồng.
Mãi cho đến thời trung cổ thì phương pháp nấu thức ăn này cũng khơng thay
đổi nhiều. Thời điểm này lị dùng đốt lửa thay vì trực tiếp trên nền đất, họ bắt đầu kê
lên cao, trên các chân, các phiến đá. Lúc này họ chưa có giải pháp cho việc thốt khói,
giải pháp thô sơ là các đường rạch vào tường vào nóc để khói thốt ra.
Khoảng từ thế kỷ thứ 9 chỗ đốt lửa được chỉnh thành lò tượng tự như lò sưởi, di
chuyển từ giữa phòng vào một cạnh tường và được thiết kế thêm ống dẫn khói ra
ngồi. Đầu tiên ống dẫn khói được làm bằng gỗ, sau đó mãi vào cuối thời trung cổ,
khoảng thế kỷ 13 thì được làm bằng đá.


5

Đến khoảng cuối thế kỷ thứ 19 cịn có loại lị bằng gang, được gọi là máy nấu, ở
nhiều kích cỡ lớn nhỏ và hình dạng khác nhau. Các loại lò này được chạm trổ, điêu

khắc như một vật trang trí trong nhà.
Trong khi máy nấu đang được yêu chuộng ở đỉnh điểm thì một phát minh mới
khác ra đời: bếp gas. Bếp gas được ứng dụng đầu tiên tại Đức ở vào khoảng cuối thế
kỷ thứ 19. Bếp loại này được ứng dụng nhiều vào thời điểm từ thế kỷ 19 sang 20. Lợi
thế của loại nguyên liệu mới này quá rõ ràng. Nhiệt năng tập trung hơn và cần là có.
Qua phát minh này, người ta tiết kiệm rất nhiều năng lượng và thời gian. Ngồi ra
khơng có khói, khơng có tro và bồ hóng.
Bếp điện đầu tiên đã được trưng bày trong triển lãm thế giới vào năm 1893 tại
Chicago. Cho đến nay, rất nhiều các phương pháp làm chín thực phẩm đã du nhập vào
trong bếp của từng gia đình: từ hơi nóng, hơi lạnh từ nguồn nhiệt bên trên , bên dưới,
rồi từ nướng đến microwave. Microwave là tần số cao (high frequency), sóng điện tử
khoảng giữa sóng radio và sóng hồng ngoại. Chúng có tác dụng trực tiếp lên các phân
tử nước trong thực phẩm mà không tỏa nhiệt. Các phân tử nước qua tác động của sóng
bắt đầu xoay, cọ xát với nhau và phát ra nhiệt làm nóng thực phẩm. Chén dĩa, đồ dựng
thực phẩm thực chất khơng bị nóng trực tiếp qua q trình này nhưng sẽ bị nóng do
nhiệt năng từ thực phẩm truyền qua [9].
Từ năm 1984 trên thị trường có một phương pháp nấu khác nữa là nấu bằng
cảm ứng. Về bề ngồi cách nấu này khơng khác mấy so với bếp điện có mặt bếp bằng
caran. Sự khác biệt đầu tiên chúng ta nhận biết là khi vặn bếp, nếu chúng ta khơng đặt
nồi lên thì mặt bếp vẫn khơng nóng. Với cuộn đồng cảm ứng trong mặt bếp một dòng
điện hai chiều được tạo ra, dòng điện này tạo ra từ trường thay đổi rất nhanh. Khi nồi
nấu (được làm từ kim loại) có từ tính và được đặt lên mặt bếp, từ trường sẽ tạo ra điện
áp trong đáy nồi. Điện áp sẽ tạo ra dòng điện gọi là eddy current chạy trong đáy nồi
khiến đáy nồi cũng như thực phẩm trong nồi nóng lên nhanh chóng.
Nấu theo phương pháp cảm ứng (nấu bếp từ) rất tiết kiệm. Nồi phản ứng nhanh
đối với sự thay đổi nhiệt độ, tương tự như bếp gas. Thời gian nấu nóng lên cịn ngắn
hơn so với bếp gas.
Như vậy, với sự phát triển của khoa học kĩ thuật thì những chiếc bếp ngày trước
“cồng kềnh” đã trở nên đẹp mắt, sang trọng hơn. Những kĩ thuật tiên tiến đều được áp
dụng cho bếp để tiết kiệm thời gian cũng như chùi rửa hàng ngày cho các chị em nội trợ.

1.2. TÌNH HÌNH CẢI TIẾN BẾP LỊ TRÊN THẾ GIỚI
Thuật ngữ bếp cải tiến bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ XX được gọi là ICS (viết tắt
của Improved Cook Stove).


6

Bếp cải tiến là một kiểu bếp cần ít nhiên liệu và tạo ra ít khói hơn bếp truyền
thống để nấu cùng một lượng thức ăn [3]. Trước thực trạng thiếu chất đốt các nước
trên thế giới đã tích cực nghiên cứu cải tiến bếp đun.
Ở Châu Phi, nghiên cứu áp dụng bếp đun cải tiến bắt đầu từ những năm 1980.
Tổ chức GTZ đã phát triển bếp cải tiến cho người dân địa phương và bán trong các
chợ. Một tổ bộ phận cải tiến bếp kiềng được thành lập và quy định bắt buộc ít nhất
mỗi hộ gia đình có một bếp cải tiến. Tuy nhiên, thiếu cơ chế chính sách nên sau khi
kết thúc chương trình bếp cải tiến có xu hướng giảm do khơng cịn nhận được hỗ trợ
kinh phí.
Năm 2003, Trung tâm xúc tiến năng lượng thay thế (AEPC) và Sở Khoa học
Công nghệ - Khoa học Mơi trường Nepal xúc tiến chương trình nghiên cứu triển khai
bếp đun cải tiến tại 30/75 huyện với khoảng 250.000 bếp [3].
Năm 2008, tổ chức VPA (Voluntary Program Activities) thực hiện nghiên cứu
cải tiến bếp kiềng tại Peru xây dựng được 82.099 bếp với kế hoạch đến năm 2011
giảm được 74.233 tấn gỗ/năm và 331.754 tấn CO2 trong vòng 7 năm. Sử dụng bếp
truyền thống còn gây ra một số bệnh về hô hấp. Theo số liệu của VPA: năm 2004, có
2.500 trẻ em dưới 14 tuổi chết tại Peru, trung bình 1 năm trên thế giới có 1.000 người
chết vì hít phải khí thải từ bếp truyền thống [13].
Nghiên cứu đã xác định được một số lợi ích thu được từ việc sử dụng bếp cải
tiến như sau:
- Giảm nhu cầu sử dụng năng lượng không tái tạo.
- Giảm khí CO2 và bảo vệ rừng địa Phương.
- Giảm khói, cải thiện chất lượng khơng khí trong nhà, bảo vệ sức khỏe.

- Tiết kiệm gỗ, thời gian và kinh phí.
- Bảo vệ rừng hiệu quả trong việc bảo tồn và phịng chống xói mịn đất.
- Giảm các chất khí có hại.
1.3. ỨNG DỤNG BẾP LỊ CẢI TIẾN Ở VIỆT NAM.
Ở Việt Nam, diện tích rừng suy giảm nhanh nên việc nghiên cứu cải tiến các
bếp tiết kiệm củi được bắt đầu từ rất sớm. Năm 2000, ECO và dự án LSNG đã nghiên
cứu thử nghiệm 6 bếp tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn [11].
Năm 2007, trong khuôn khổ các hoạt động của Chương trình mục tiêu quốc gia
về sử dụng năng lượng và tiết kiệm và hiệu quả, Trung tâm năng lượng tái tạo và cơ
chế phát triển sạch, Viện Năng lượng được Ban Chỉ đạo Chương trình giao thực hiện
dự án “Triển khai diện rộng bếp đun cải tiến tiết kiệm năng lượng sử dụng phụ phẩm


7

nơng, lâm nghiệp tại các hộ gia đình nơng thơn”. Chương trình đã triển khai ít nhất
1500 bếp cải tiến tại ba tỉnh lựa chọn là Phú Thọ, Thanh Hoá và Hịa Bình. Kết quả
nói trên tính tốn sơ bộ cho thấy mỗi hộ gia đình sử dụng bếp đun cải tiến thì mỗi năm
có thể tiết kiệm ít nhất 1,4-1,5 tấn củi.
Năm 2011, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Định Hóa, tỉnh Thái Ngun thử
nghiệm bếp lị cải tiến tại 2 xã Bình Thành và Bộc Nhiêu. Kết quả triển khai được 116
bếp xách tay và 14 bếp xây cố định.
Việc nghiên cứu cải tiến bếp theo hướng tiết kiệm củi còn được nhiều tổ chức, cá
nhân quan tâm. Tuy nhiên các nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào việc tiết kiệm nguồn
chất đốt là củi nên vẫn chưa chấm dứt tình trạng khai thác gỗ, củi bừa bãi từ rừng.

Hình 1.2. Bếp tiết kiệm năng lượng TK90
Việc tận dụng các chất thải trong sản xuất nông nghiệp làm chất đốt cũng được
nghiên cứu và áp dụng như: sản xuất củi trấu, sản xuất than cốt dừa, sản xuất khí gas
từ chất thải.

Tuy nhiên, chi phí sản xuất cao, sản phẩm than bánh chỉ sử dụng cho các lò sấy,
chưa phù hơp với điều kiện nấu ăn của các hộ gia đình dân tộc thiểu số. Chính vì vậy
sáng kiến thiết kế một kiểu bếp phù hợp để sử dụng lõi ngô cho việc đun nấu hàng
ngày chưa được phổ biến.
1.4. CÁC LOẠI BẾP ĐUN, LÒ ĐỐT
1.4.1. Bếp kiềng:
Là loại bếp đơn giản có 3 chân, được làm bằng 3 cục đá, 3 viên gạch hay làm
vành thép có 3 chân, nhiên liệu chủ yếu là các phụ phẩm nông - lâm nghiệp như: Rơm,
rạ, lõi ngô, trấu, củi...


8

Hiện nay, ở Việt Nam các hộ nông dân phổ biến sử dụng củi, rơm, rạ hoặc các
loại nhiên liệu có sẵn khác từ thiên nhiên trong việc đun nấu hàng ngày ở nhiều hộ gia
đình khu vực miền núi, nơng thơn vẫn cịn phổ biến. Theo nghiên cứu hiện vẫn còn
khoảng 56% dân số Việt Nam đang đun nấu hàng ngày bằng củi.
Loại bếp này hiệu suất nhiệt thấp, khi đun nấu gây nhiều khói bụi và khí độc
hại, là nguyên nhân gây bệnh về mắt và đường hô hấp, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ
của người đun nấu.
1.4.2. Bếp lị:
Là loại bếp ba mặt lị được xây bít kín lại. Nồi có thể đặt lên tấm sắt hoặc trực
tiếp trên lửa. Lợi thế của loại bếp này là giảm lượng củi cần thiết, tro than không bắn,
văng ra ngồi.

Hình 1.3. Bếp lị di động tự đắp
Bếp lị sử dụng than tổ ong, trấu và dăm bào ép: Chất đốt sử dụng là than tổ ong
hoặc dăm bào và trấu ép.
Loại bếp lị cải tiến có vịng kê nồi trên mặt lị. Vịng kê có đường kính khác
nhau cho nhiều kích cỡ của nồi. Khi lấy vịng ra khỏi lị, người ta có thể nấu trực tiếp

trên ngọn lửa, dùng vịng thì nấu gián tiếp qua miếng sắt. Vì phần nhiều đáy nồi cong
nên sự tiếp xúc nhiệt không hiệu quả. Nấu bằng cách treo nồi trực tiếp trên ngọn lửa
vẫn hiệu quả hơn.


9

Hình 1. 4. Bếp lị tự xây có nhiều vịng
Bên dưới mặt bếp có một hệ thống ống nước để nấu nóng nước. Nước được làm
nóng bằng ngọn lửa đốt nóng ống dẫn qua lị.
1.4.3. Bếp hóa khí (Bếp ga sinh học)
Là loại bếp đốt yếm khí nhiên liệu từ buồng chứa tạo ra khí gas sinh học [6].

Hình 1.5. Bếp gas hóa khí
1.4.4. Bếp Gas
Đây là loại bếp dùng nhiên liệu là khí hóa lỏng LPG, được sử dụng phổ biến
nhất hiện nay và thường hay gặp ở hầu hết các gia đình ở thành phố.

Hình 1.6. Bếp ga sử dụng khí hóa lỏng


10

Ưu điểm:
Giá thành rẻ, dễ dàng sử dụng cũng như nấu ăn, nhiên liệu gas được sử dụng
rộng rãi. Gia nhiệt theo tùy chọn, kiểm soát ngọn lửa dễ dàng, nấu nướng nhanh
chóng. Khơng kén nồi nấu, sử dụng được hầu hết các nồi với chất liệu khác nhau,
đường kính không giới hạn to nhỏ, miễn sao vừa với kiềng và bề mặt bếp.
Nhược điểm:
Hiệu suất không cao chỉ 60% do lãng phí nhiệt năng dùng để đốt nóng khơng

khí. Do bếp sử dụng lửa từ gas để nấu ăn, nên sản sinh ra nhiều khí CO, ảnh hưởng tới
mơi trường. Nếu khơng cẩn thận có thể xảy ra tình trạng rị rỉ khí gas dẫn đến ngộ độc
khí gas hay cháy nổ gây nguy hiểm. Nếu thiết kế kiềng bếp và vịng lửa liền khối thì
gây khó khăn cho việc vệ sinh bếp.
1.4.5. Bếp sử dụng điện.
- Bếp điện dùng dây điện trở: đặc điểm giữ nhiệt yếu, tuổi thọ thấp, hiệu suất
nhiệt không cao, hạn chế. Tuy nhiên giá thành rẻ và dễ thay thế.

Hình 1.7. Bếp điện sử dụng dây điện trở
- Bếp điện từ: Bếp điện từ hay còn gọi là bếp từ là loại bếp hoạt động trên
nguyên lý tăng nhiệt nhờ dòng điện cảm ứng từ trong từ trường, dịng điện xoay chiều
thơng qua dây lò xo sản sinh ra từ trường, các đường cảm ứng điện từ trong từ trường
thông qua phần đế làm bằng sắt dưới đáy các loại nồi sinh ra vơ số các dịng điện cảm
ứng nhỏ, làm nóng thân nồi và từ đó sẽ đun nóng làm chín thức ăn.


11

Hình 1.8. Bếp từ Midea MI-SV21DM
- Bếp hồng ngoại là dòng bếp hiện đại dùng năng lượng điện để đun nấu, sử
dụng tia hồng ngoại xa để làm nóng thực phẩm, cơng nghệ siêu cao tần, kiểm sốt
nhiệt độ và thời gian chính xác, khơng có bức xạ điện từ ảnh hưởng đến sức khỏe, rất
phù hợp dùng cho việc nấu nướng trong gia đình.

Hình 1.9. Bếp hồng ngoại Sanaky SNK2102HG
1.5. THỰC TRẠNG BẾP ĐUN SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU SINH KHỐI HIỆN NAY.
1.5.1. Bếp kiềng ba chân.
Bếp được thiết kế gồm ba điểm tựa để kê xoong nồi, có thể sử dụng đá, gạch
hoặc các loại vật liệu khác... Chất đốt được đưa vào vùng đốt để đun nấu có thể từ
hướng khác nhau.



12

Hình 1.10. Bếp kiềng ba chân.
Đây là loại bếp phổ biến ở vùng quê, nó dễ dàng sử dụng và phù hợp với mọi
kích cỡ xoong nồi, sử dụng được nhiều dạng nhiên liệu sinh khối. Bếp truyền thống
tổn thất nhiệt lớn, khói và bụi, ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.
1.5.2. Bếp lị.

Hình 1.11. Bếp lị di động.
Bếp được đắp từ đất sét và các chất phụ gia, hoặc có thể làm từ các loại thép
phế liệu khác. Chất đốt chủ yếu là than củi, than đá, củi gỗ và các phụ phẩm
xenlulozo.
Đây là loại bếp bán rất nhiều trên thị trường, kích thước nhỏ gọn, dễ dàng di
chuyển, chi phí thấp, hiệu suất nhiệt của bếp cao hơn bếp truyền thống.
Chỉ dùng được cho các loại nồi nhỏ, đỡ bụi nhưng lượng khói vấn cịn nhiều.


13

1.5.3. Bếp lị cải tiến khơng khói.

Hình 1.12. Bếp lị cải tiến.
Bếp được xây đắp từ đất sét, gạch... Sử dụng được với nhiều loại nhiên liệu,
hiệu suất nhiệt cao. Bếp có ống dẫn khói, gọn gàng và sạch sẽ hơn, nên đảm bảo sức
khỏe cho người sử dụng.
Do bếp được xây, đắp nên trực tiếp tại vị trí cố định, nên khơng thể di chuyển, kích
thước miệng bếp cố định, chỉ phù hợp với một số loại xoong nồi có kích thước cụ thể.
1.5.4. Các loại bếp cải tiến tiết kiệm năng lượng.

Bếp tiết kiệm năng lượng được hiểu đơn giản là ứng dụng hiện tượng đối lưu
khơng khí, sử dụng chất đốt đa dạng (trực tiếp hoặc chuyển hoá Biogas) hiệu suất
nhiệt cao, nhiệt lượng thu được tập trung, giảm tổn thất nhiệt ra bên ngồi mơi trường
như bếp truyền thống “ kiềng ba chân” mà phần đông hộ dân nông thôn đang sử dụng;
bếp TKNL di chuyển dễ, ít phát thải khí CO, SO2, NOx,…do năng lượng được chuyển
hố thành nhiệt đến gần 80-90% để lại ít bụi than, khí thải. Việc lựa chọn bếp tiết kiệm
năng lượng là một giải pháp tối ưu, đơn giản, ít chi phí thay thế kiểu đun nấu truyền
thống của các hộ gia đình ở nơng thơn. [9]
Kết quả bước đầu khi thu thập ý kiến từ các hộ gia đình cho thấy bếp cải tiến
mà gia đình họ đã sử dụng đã mang lại hiệu quả cao như giảm tiêu thụ chất đốt, giảm
khói bụi và thời gian đun nấu, cụ thể như: tiêu thụ chất đốt giảm khoảng 30%, đặc biệt
là khơng có khói bụi. Thời gian đun nấu một bữa ăn cũng giảm đáng kể với gần một
phần ba thời gian cần thiết.
Từ những kết quả ban đầu nêu trên, tính tốn sơ bộ cho thấy mỗi hộ gia đình
sử dụng bếp đun cải tiến thì mỗi năm có thể tiết kiệm ít nhất là 1,4-1,5 tấn củi (gồm
nấu ăn và nấu cám lợn). Tính quy đổi về mặt năng lượng, tiết kiệm tương đương
khoảng 950 kg than cám 6. Như vậy, nếu bếp đun cải tiến được nhân rộng ra nhiều


14

hộ, nhiều địa phương thì hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực tiết kiệm NL và bảo vệ môi
trường là rất lớn.
Tùy theo nguồn nhiên liệu sử dụng (hoặc chuyển hóa), có thể chia thành ba loại
cơ bản: bếp sử dụng năng lượng mặt trời; bếp sử dụng khí sinh học biogas và điện tử.
1.5.4.1. Bếp sử dụng năng lượng mặt trời
Bếp sử dụng năng lượng mặt trời có rất nhiều loại khác nhau nhưng có 2 loại
bếp rất phù hợp với điều kiện Việt Nam, đó là loại bếp hình hộp dùng hiệu ứng nhà
kính để tăng nhiệt và bếp chảo parabol. Ưu điểm của loại bếp này là sử dụng nguồn
năng lượng sạch, không gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên loại bếp này lại có nhiều

hạn chế như phụ thuộc nhiều vào thời tiết, chỉ sử dụng được trong mùa nắng nóng;
phải đun nấu ngồi trời nắng nóng, điều chỉnh nhiệt theo hướng chuyển động ĐơngTây của mặt trời nên khá bất tiện; giá thành cao dao động từ 800.000đ đến 1,4 triệu
đồng tùy chất liệu và tùy từng cơ sở sản xuất. Do đó bếp sử dụng năng lượng mặt trời
chưa được đại đa số bà con sử dụng rộng rãi mà chỉ thích hợp tại những nơi nắng
nhiều và điều kiện các nguồn năng lượng khác khó khăn. [8]

Hình 1.13. Bếp parabol sử dụng năng lượng mặt trời
1.5.4.2. Bếp sử dụng khí sinh học biogas
Biogas là một loại khí được sinh ra khi phân động vật và các chất hữu cơ lên
men trong điều kiện khơng có khơng khí. Vi sinh vật phân huỷ các chất tổng hợp và
khí được sinh ra gồm metan (CH4), nitơ (N2), cacbon dioxit (CO2) và hydro sulphate
(H2S). Trong đó, khí CH4 có thể cháy được.
Hầm khí biogas rất phù hợp với các hộ chăn nuôi gia súc. Làm hầm biogas sẽ
đạt được lợi ích kép là giải quyết được vấn đề bảo vệ mơi trường vì có thể tận dụng
các chất thải của gia súc để đổ vào hầm biogas mà không đổ ra môi trường xung quanh
gây ô nhiễm. Đồng thời vừa có thể tiết kiệm được chi phí sử dụng năng lượng từ việc
sử dụng khí CH4 từ hầm biogas có thể đun nấu, chiếu sáng, chạy máy phát điện. Tuy


15

nhiên bếp loại này cũng có nhiều khuyết điểm như bị ô nhiễm mùi hôi nếu hệ thống
biogas không đảm bảo kín; chi phí đầu tư xây dựng tốn kém; thiếu kiến thức sử dụng
hầm ủ khí sẽ cho ít gas, tuổi thọ sẽ giảm. [8]
Hiện nay có các loại: hầm nắp rời, hầm nắp cố định chế tạo sẵn, hầm nắp cố
định xây gạch, hầm dạng túi ủ.

Hình 1.14. Hầm nắp cố định chế tạo sẵn
1.5.4.3. Bếp hồng ngoại
Loại bếp này được đánh giá phù hợp với quy mô hộ gia đình Việt Nam, góp

phần bảo vệ mơi trường nông thôn. Hiệu quả kép của loại bếp là tận dụng nhiên liệu
có sẵn, tiện lợi, tiết kiệm chi phí sử dụng năng lượng.
- Loại bếp này tận dụng được các phụ phẩm nơng nghiệp có rất nhiều ở các
vùng nông thôn nước ta như rơm rạ, vỏ trấu, lõi ngô, vỏ lạc, mùn cưa,…hiện đang là
nguyên nhân gây ô nhiễm mơi trường khơng khí, đất và nước ở một số địa phương khi
sử dụng để làm nhiên liệu đốt bởi các loại bếp truyền thống hay đốt trực tiếp.
- Bếp có hiệu suất cháy cao, tiết kiệm nhiên liệu, an tồn khơng sợ nổ, do vậy
tiết kiệm được chi phí, thời gian đun nấu và tạo cảm giác an toàn cho người nội
trợ. Đồng thời loại bếp này sau khi đun nấu cho ra phế thẩm là than, loại than sinh học
được dùng để ủ với phân chuồng sẽ là phân bón rất tốt cho cây trồng và cải tạo đất.
Mặt khác việc đưa bếp hồng ngoại vào thực tiễn sản xuất, đời sống góp phần tạo thêm
việc làm từ việc thu mua và sản xuất viên nhiên liệu.
Những nhà nghiên cứu đã thử sử dụng nhiều loại bếp khác nhau đun sơi 5 lít
nước. Kết quả cho thấy thời gian đun sôi nước bằng bếp than, bếp trấu và bếp rơm rạ
lâu hơn tương đối nhiều so với bếp hồng ngoại. Chi phí hàng tháng sử dụng bếp gas
hồng ngoại tiết kiệm hơn từ 27-42% so với bếp gas dầu hóa lỏng và từ 12-32% với bếp
than tổ ong.


16

Hình 1.15. Bếp hồng ngoại khơng dùng quạt
Tuy nhiên loại bếp hồng ngoại này cũng có nhược điểm chung là sau khoảng 30
phút đun nấu, vỏ bếp có thể nóng đến 60-80 độ C, do vậy có thể gây bỏng. Do đó cần
tránh tiếp xúc trực tiếp vào mặt bếp và thân bếp nhất là sau 30 phút đun nấu để tránh
bỏng. Đồng thời do thân bếp nhanh nóng nên phải được chế tạo bởi vật liệu bền và
chịu nhiệt tốt, do đó giá thành sẽ cao. Tuy nhiên hiện nay đã có một số biện pháp bảo
vệ cải tiến như bếp được chế tạo thêm lớp cách ly hoặc lắp thêm lưới bảo vệ bên ngoài
đã hạn chế được nhược điểm này.
1.6. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG BẾP ĐUN SINH KHỐI Ở THÀNH

PHỐ HUẾ
Các hộ gia đình ở thành phố Huế hiện nay chủ yếu là sử dụng các loại bếp Gas,
bếp Hồng ngoại. Với đặc điểm các bếp là sử dụng tiện lợi, đề dàng, nấu ăn nhanh,
khơng phải mồi lửa, khơng bị khỏi, bụi.

Hình 1.16. Bếp ga sử dụng tại quán phở Sài Gòn


×