Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý đối với việc gây nuôi các loài động vật hoang dã ở địa bàn tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.77 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

THÁN TRỌNG TIẾN

NGUYÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐỐI
VỚI VIỆC GÂY NI CÁC LỒI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ Ở ĐỊA BÀN TỈNH
BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Chuyãn Ngaình: LÂM HỌC
Mã số

: 862.02.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

NGUT. TS. TRẦN MẠNH ĐẠT

HUẾ - 2018


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý
đối với việc gây ni các lồi động vật hoang dã ở địa bàn tỉnh Bình Định”, là của
bản thân tơi.
Các kết quả phân tích nêu trong luận văn là trung thực và chưa được cơng bố.
Các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.



Huế, ngày 25 tháng 02 năm 2018
Tác giả luận văn

Thân Trọng Tiến


ii

Lời Cảm Ơn
Trong thời gian thực hiện đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề
xuất giải pháp quản lý đối với việc gây ni các lồi động vật hoang
dã ở địa bàn tỉnh Bình Định”, tơi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình
và sự đóng góp q báu của nhiều cá nhân và tập thể, đã tạo điều
kiện cho tơi hồn thành bản luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn sâu sắc NGƯT. TS. Trần Mạnh Đạt,
là người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn.
Chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa lâm nghiệp,
Phòng đào tạo sau Đại học đã giúp đỡ tận tình trong q trình thực
hiện đề tài.
Tơi trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Lãnh đạo Chi
cục Kiểm lâm Bình Định, Lãnh đạo Phịng Bảo tồn Thiên nhiên, các
Hạt Kiểm lâm trực thuộc đã tạo điều kiện giúp đỡ về mặt thời gian,
cung cấp các số liệu cần thiết để tôi thực hiện đề tài.
Cảm ơn gia đình, các anh, chị, bạn bè đồng nghiệp đã cổ vũ
và động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu học tập và thực
hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!

Huế, ngày 25 tháng 02 năm 2018

Tác giả luận văn

Thân Trọng Tiến


iii
TÓM TẮT


iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ĐVHD:

Động vật hoang dã

NĐ-CP:

Nghị định – Chính phủ

QĐ-BNN:

Quyết định - Bộ Nơng nghiệp

TT:

Thơng tư

CT:


Chỉ thị

NQ:

Nghị quyết

BCA:

Bộ Cơng an

VKSNDTC:

Viện kiểm sốt nhân dân tối cao

TANDTC:

Tịa án nhân dân tối cao

PCCCR:

Phòng cháy chữa cháy rừng

VQG:

Vườn quốc gia

WCS:

Hiệp hội bảo vệ động vật hoang dã Việt Nam


IUCN:

Hiệp hội bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Quốc tế

KT – XH:

Kinh tế - xã hội

ĐVT:

Đơn vị tính


v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1. Tổng hợp các trại ni ĐVHD trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2015 ....... 32
Bảng 3.2. Thống kê trại nuôi trên địa bàn huyện An Lão ........................................... 34
Bảng 3.3. Thống kê trại nuôi trên địa bàn huyện An Nhơn ......................................... 36
Bảng 3.4. Thống kê trại ni trên địa bàn huyện Hồi Ân .......................................... 38
Bảng 3.5. Thống kê trại nuôi trên địa bàn huyện Hồi Nhơn ...................................... 42
Bảng 3.6. Thống kê trại ni trên địa bàn huyện Phù Cát ........................................... 44
Bảng 3.7. Thống kê trại nuôi trên địa bàn huyện Phù Mỹ........................................... 45
Bảng 3.8. Thống kê trại nuôi trên địa bàn huyện Tây Sơn .......................................... 46
Bảng 3.9. Thống kê trại nuôi trên địa bàn Thành phố Quy Nhơn................................ 47
Bảng 3.10. Thống kê trại nuôi trên địa bàn huyện Tuy Phước .................................... 51
Bảng 3.12. Tổng hợp các trại ni ĐVHD trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2017 ..... 53
Bảng 3.13. Hiệu quả kinh tế của việc ni nhốt các lồi động vật hoang dã tại tỉnh
Bình Định .................................................................................................................. 56



vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bình Định ............................................................. 25
Hình 3.2: Bản đồ vị trí các điểm gây ni trên địa bàn tỉnh Bình Định....................... 54


vii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài ................................................................................ 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ..................................................................... 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 2
Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 4
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................... 6
1.3. Tình hình ĐVHD trên thế giới, trong nước............................................................ 6
1.3.1. Một số nét về tình hình ĐVHD trên thế giới ....................................................... 6
1.3.2. Tình hình gây ni các lồi ĐVHD trong nước .................................................. 7
1.4. Tình hình ĐVHD ở tỉnh Bình Định ..................................................................... 18
1.4.2. Cơng tác quản lý, kiểm tra, thanh tra và xử lý các hành vi vi phạm về nuôi,
trồng, khai thác động vật hoang dã............................................................................. 19
Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 22
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 22
2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 22
2.2.1. Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Bình Định liên quan đến vấn đề
nghiên cứu ................................................................................................................. 22
2.2.2. Đánh giá tình hình gây ni các lồi động vật rừng thơng thường trên địa bàn
tỉnh Bình Định, gồm: ................................................................................................. 22

2.2.3. Hiện trạng cơng tác quản lý của cơ quan chức năng ......................................... 22
2.2.4. Đề xuất các giải pháp quản lý việc gây nuôi động vật rừng thông thường trên địa
bàn tỉnh ...................................................................................................................... 22
2.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 23
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ............................................................... 23
2.3.2. Phương pháp phỏng vấn hộ .............................................................................. 23
2.3.3. Phương pháp điều tra hộ gây nuôi ĐVHD trên địa bàn ..................................... 23
2.3.4. Phương pháp SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats) ............ 23


viii
2.3.5. Phương pháp chuyên gia .................................................................................. 23
2.3.6. Phân tích vai trò các bên liên quan bằng sơ đồ venn ......................................... 23
2.3.7. Số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học và một số phần mềm
máy tính..................................................................................................................... 24
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................... 25
3.1. Tình hình cơ bản của khu vực nghiên cứu ........................................................... 25
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên tỉnh Bình Định .................................................................... 25
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định .......................................................... 29
3.2. Thực trạng tình hình gây ni các lồi động vật rừng thơng thường trên địa bàn
tỉnh Bình Định ........................................................................................................... 31
3.2.1. Những hoạt động Quản lý trại nuôi động vật hoang dã ở tỉnh Bình Định.......... 31
3.2.2. Kết quả điều tra, phỏng vấn hộ ......................................................................... 33
3.2.3. Hiệu quả kinh tế - xã hội của việc gây nuôi ĐVHD trên địa bàn tỉnh................ 55
3.2.5. Những thuận lợi và khó khăn của các chủ trang trại trong hoạt động gây nuôi,
thuần dưỡng các lồi ĐVHD ...................................................................................... 57
3.3. Hiện trạng cơng tác quản lý ĐVHD của ngành chức năng ................................... 58
3.3.1. Các văn bản quy định trong công tác quản lý ĐVHD gây nuôi, thuần dưỡng ... 58
3.3.2. Cách thức, phương thức và biện pháp quản lý ĐVHD của ngành chức năng trên
địa bàn tỉnh ................................................................................................................ 58

3.4. Đề xuất các giải pháp quản lý ĐVHD ................................................................. 61
3.4.1. Về kinh tế - xã hội............................................................................................ 64
3.4.2. Về xây dựng hệ thống văn bản quy định cho hoạt động gây ni các lồi ĐVHD
.................................................................................................................................. 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 69
1. Kết luận ................................................................................................................. 69
2. Kiến nghị ............................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 71


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, nhu cầu của con người về các mặt hàng ĐVHD và sản phẩm của
chúng ở nhiều nơi ngày càng tăng cao. Họ có thể có nhu cầu để phục vụ vào các mục
đích khác nhau, chẳng hạn như: mục đích thương mại, trưng bày, lập vườn thú, biểu
diễn, xiếc, nghiên cứu khoa học và các mục đích khác…Song song với nhu cầu trên thì
nguồn cung cấp đang là vấn đề quan trọng, đang được xã hội quan tâm. Từ thực trạng
đó, việc săn bắt động vật hoang dã từ rừng tự nhiên là vấn đề bức xúc, khiến các nhà
quản lý phải ngày đêm trăn trở. Săn bắt động vật hoang dã trái phép làm giảm đa dạng
sinh học, mất cân bằng sinh thái.
Để đáp ứng nhu cầu xã hội về ĐVHD và các sản phẩm của chúng, các doanh nghiệp
và các hộ gia đình đã đầu tư, phát triển gây ni các lồi ĐVHD phục vụ cho nhu cầu đời
sống của con người nhằm giảm thiểu tình trạng săn bắt, bẫy và sử dụng các loài động vật
hoang dã trong tự nhiên.
Trên địa bàn tỉnh Bình Định, hoạt động gây nuôi ĐVHD đã được các doanh
nghiệp và các hộ dân phát triển từ những năm trước đây. Tuy nhiên, hoạt động gây
ni cịn mang tính tự phát, sơ khai và nhỏ lẽ, chưa được hướng dẫn về trình tự thủ tục
cũng như kỹ thuật gây ni. Vì vậy, việc gây nuôi ĐVHD chưa mang lại hiệu quả kinh
tế cao cho người dân, đồng thời công tác quản lý gây nuôi ĐVHD gặp nhiều khó khăn,

trở ngại.
Đến nay, quy mơ gây nuôi đã được nhân lên và được mở rộng trên địa bàn toàn
tỉnh. Ngoài ra, điều kiện tự nhiên tỉnh Bình Định thuận lợi cho việc gây ni một số
lồi động vật hoang dã như: nhím, lợn rừng, kỳ đà vân, chồn, baba, rùa, rắn, cầy vòi
hương....Để hoạt động gây nuôi ĐVHD được phát triển, nhân rộng mang lại hiệu quả
kinh tế cao cho người dân đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý hoạt
động gây nuôi ĐVHD các ban ngành chức năng cũng như các nhà khoa học cần
nghiên cứu tạo một hành lang pháp lý, những hướng dẫn quy trình về thủ tục gây ni
và kỹ thuật gây ni các lồi ĐVHD.
Từ những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất
giải pháp quản lý đối với việc gây ni các lồi động vật hoang dã ở địa bàn tỉnh
Bình Định” là rất cần thiết, giúp chúng ta định hướng đề xuất các giải pháp quản lý
ĐVHD có hiệu quả, nhằm quản lý tốt và thúc đẩy hoạt động gây ni các lồi động vật
hoang dã trên địa bàn tỉnh theo hướng bền vững, tạo điều kiện cho các hộ dân phát triển
kinh tế, nâng cao đời sống, giảm áp lực săn bắt từ rừng tự nhiên.


2
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
Đánh giá thực trạng gây ni các lồi động vật hoang dã ở địa bàn tỉnh; phân
tích những thuận lợi, khó khăn, các vấn đề cịn bất cập trong quản lý hoạt động gây
ni; phân tích vai trị của các bên liên quan và trên cơ sở hành lang pháp lý đối với
hoạt động gây nuôi ĐVHD để đề xuất các giải pháp, định chế cho việc gây ni các
lồi ĐVHD trên địa bàn tỉnh Bình Định.
2.2. Yêu cầu
Thu thập số liệu đầy đủ để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động gây ni
các lồi ĐVHD trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; làm rõ các thuận
lợi, khó khăn và các vấn đề cịn bất cập trong hoạt động quản lý gây nuôi các loài
ĐVHD và đi đến đề xuất các giải pháp cho việc quản lý có hiệu quả.

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Bản luận văn sẽ góp phần làm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống văn bản liên
quan đến công tác quản lý, bảo vệ rừng nói chung và quản lý, bảo vệ động vật hoang
dã nói riêng trên địa bàn tỉnh, xây dựng các quy định về quản lý gây nuôi các loài động
vật hoang dã trên cơ sở căn cứ các văn bản pháp luật hiện hành.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nội dung luận văn được hoàn thành từ kết quả của các hoạt động quản lý gây
nuôi thực tế trên địa bàn tỉnh, do đó đã phản ánh được các vấn đề còn bất cập cần bổ
sung và điều chỉnh để phù hợp với điều kiện địa phương. Nội dung này được áp dụng
để bổ sung cho các văn bản quy định hiện hành, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân
n tâm đầu tư gây ni các lồi ĐVHD và sản phẩm động vật hoang dã gây nuôi lưu
thơng trên thị trường có chứng nhận xuất xứ và kiểm dịch theo quy định, góp phần
nâng cao cơng tác quản lý động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh, tiến đến ổn định và
phát triển bền vững.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các lồi động vật rừng thơng thường đang được ni tại các trang trại, các hộ
gia đình trên địa bàn tỉnh Bình Định.
- Các hoạt động quản lý gây ni của các cơ quan chức năng.
- Các văn bản, qui định hiện hành liên quan đến quản lý, bảo vệ động vật rừng.


3
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Điều tra trên địa bàn toàn tỉnh.
- Nghiên cứu điểm tại 2 đến 3 điểm có nhiều cơ sở gây ni động vật rừng.


4

Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
Hoạt động gây ni các lồi ĐVHD trên cả nước nói chung cũng như trên địa
bàn tỉnh Bình Định nói riêng ngày càng gia tăng. Để có một hành lang pháp lý cho
hoạt động này, địi hỏi phải có hệ thống văn bản pháp quy, quy định về thủ tục cấp
phép gây ni; quy trình kỹ thuật gây ni và các vấn đề liên quan khác. Việc nghiên
cứu thực trạng và các giải pháp quản lý đối với việc gây ni các lồi ĐVHD là vấn đề
rất quan trọng và cần thiết. Để đề xuất những giải pháp phù hợp với thực tiễn gây ni
các lồi ĐVHD trên địa bàn tỉnh, đề tài căn cứ vào các văn bản quy định hiện hành
như sau:
- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 6 thơng qua ngày 03/12/2004;
- Luật Đa dạng sinh học được Quốc Hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13/11/2008;
- Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/3/2006 về quản lý thực
vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
- Cơng ước CITES về bn bán quốc tế các lồi động vật, thực vật hoang dã
nguy cấp ban hành kèm theo Quyết định số 74/2008/QĐ-BNN ngày 20/6/2008 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục các loài động, thực
vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài
động thực vật hoang dã nguy cấp.
Phụ lục của Công ước CITES bao gồm:
a. Phụ lục I: là danh mục những loài động vật, thực vật hoang dã bị đe dọa tuyệt
chủng, nghiêm cấm xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh
mẫu vật từ tự nhiên vì mục đích thương mại.
b. Phụ lục II: là danh mục những loài động vật, thực vật hoang dã hiện chưa bị
đe dọa tuyệt chủng, nhưng có thể dẫn đến tuyệt chủng, nếu việc xuất khẩu, nhập khẩu,
tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật từ tự nhiên vì mục đích thương
mại những lồi này khơng được kiểm sốt.

c. Phụ lục III: là danh mục những loài động vật, thực vật hoang dã mà một nước
thành viên của Công ước CITES yêu cầu nước thành viên khác của Công ước CITES
hợp tác để kiểm soát việc xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu vì mục đích thương mại.
- Quyết định số 74/2008/QĐ-BNN ngày 20/6/2008 về việc cơng bố Danh mục
các lồi động, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Cơng ước về bn
bán quốc tế các lồi động, thực vật hoang dã nguy cấp;


5
- Nghị định 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 quy định về quản lý hoạt động
xuất, nhập khẩu và quá cảnh các loài động, thực vật hoang dã;
- Thông tư số 16/2007/TT-BTC ngày 14/02/2007 Hướng dẫn quản lý, sử dụng
Chứng chỉ xuất khẩu mẫu lưu niệm thuộc phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các
loài động vật hoang dã nguy cấp;
- Quyết định số 140/2000/QĐ-BNN-KL ngày 21/12/2000 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn về việc công bố Danh mục một số loài động vật hoang dã là
thiên địch của chuột;
- Nghị định 99/2009/NĐ-CP, ngày 02/11/2009 về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;
- Thông tư liên tịch 19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTCTANDTC của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp, Bộ Công An, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao và Toà án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn áp dụng một số
điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và
quản lý lâm sản;
- Thông tư 50/2009/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách
nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Quyết định 95/2008/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về
việc ban hành Quy chế quản lý gấu nuôi;
- Thông tư 90/2008/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về
việc hướng dẫn xử lý tang vật là động vật rừng sau khi xử lý tịch thu;

- Thông tư 59/2010/TT-BNNPTNT ngày 19/10/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thơn về việc ban hành danh mục các lồi động vật, thực vật thuộc quản lý của
công ước CITES về bn bán quốc tế các lồi động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
- Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn về hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản;
- Thông tư 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngồi gỗ;
- Thơng tư 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25/9/2012 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn quy định về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng
thông thường;
- Thông tư 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 6/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn về sữa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010;


6
- Quyết định 104/2007/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
về việc ban hành Quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các Vườn quốc
gia, khu bảo tồn thiên nhiên;
- Công văn 410/TTg-NN của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế
chăn nuôi, quản lý, khai thác, vận chuyển, tiêu thụ đối với động vật hoang dã;
- Quyết định 45/2005/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về
việc ban hành Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, Danh mục
động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch;
- Chỉ thị số 359/CT-TTg về những biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển
các lồi động vật hoang dã;
Ngồi ra cịn có một số văn bản quy định khác liên quan đến quản lý ĐVHD
như các Quyết định, Chỉ thị, Nghị quyết…ở địa phương.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Trên cơ sở nhu cầu về ĐVHD và sản phẩm của chúng đang ngày càng tăng cao

với nhiều mục đích khác nhau. Để đáp ứng nhu cầu đó, ngồi hoạt động săn bắt từ
rừng tự nhiên thì các hoạt động gây ni các lồi ĐVHD của các tổ chức, cá nhân
ngày càng tăng để đảm bảo cung cấp đủ cho nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, hoạt
động gây ni các lồi ĐVHD với mục đích thương mại, phát triển kinh tế đã trở nên
phổ biến trên toàn quốc cũng như ở tỉnh ta. Thời gian qua, phong trào gây nuôi động
vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Bình Định có xu hướng phát triển mạnh, số lượng trại
ni và số lồi ĐVHD tăng nhanh trong hai năm gần đây. Do vậy, việc đề xuất một số
giải pháp quản lý các hoạt động này là hết sức quan trọng và bức xúc, nhằm đáp ứng
nhu cầu xã hội, giải quyết việc làm và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, đặc biệt là
các vùng gần rừng, ven rừng.
1.3. Tình hình ĐVHD trên thế giới, trong nước
1.3.1. Một số nét về tình hình ĐVHD trên thế giới
Động vật hoang dã là một thành tố tất yếu của hệ sinh thái, chúng có vai trị to
lớn trong cân bằng sinh thái, là những mắt xích quan trọng trong chu trình dinh dưỡng
và tuần hồn vật chất trên trái đất. Đối với đời sống con người, ĐVHD là nguồn sống,
chúng đáp ứng nhiều nhu cầu của con người như: Cung cấp lương thực, thực phẩm,
giá trị giải trí, khoa học, văn hoá, sức khoẻ và nhiều giá trị tiềm tàng khác.
Mặc dù các sinh vật sống có thể tìm thấy ở mọi lục địa, trong mọi đại dương,
từ bắc cực đến nam cực, nhưng đa dạng sinh học không phân bố đồng đều trên tồn
cầu. Một số nơi có tính đa dạng lồi cao hơn so với các nơi khác. Chẳng hạn, ở
những nơi độ cao thấp tính đa dạng loài cao hơn so với những nơi độ cao lớn là nơi
nhiệt độ lạnh hơn và mùa sinh trưởng ngắn hơn. Những vùng có lượng mưa phong


7
phú tạo điều kiện thuận lợi cho thảm thực vật phát triển tươi tốt có tính đa dạng
sinh học cao hơn những vùng khô cằn. Trong môi trường nước ngọt, tính đa dạng
lồi có xu hướng giảm đi theo độ sâu của tầng nước.
Đa dạng sinh học cũng tăng khi đi từ các vùng cực xuống tới xích đạo. Ánh
sáng mặt trời phong phú hơn ở các vùng nhiệt đới đã làm nâng cao năng suất của các

hệ sinh thái vùng xích đạo. Khí hậu nhiệt đới cũng có xu hướng ổn định hơn làm giảm
khả năng tuyệt chủng liên quan đến thời tiết ở đây. Rừng nhiệt đới cung cấp những
nơi cư trú phong phú hơn và do đó có thể chứa nhiều lồi hơn. Phần lớn những vùng
đất có tính đa dạng sinh học cao nằm ở vùng nhiệt đới.
1.3.2. Tình hình gây ni các lồi ĐVHD trong nước
1.3.2.1. Hoạt động gây ni các lồi ĐVHD trong nước
Theo số liệu của Cục Kiểm lâm, đến nay đã có khoảng 10.000 cơ sở nuôi động
vật hoang dã đăng ký với cơ quan chức năng ở cả 63 tỉnh, thành phố với khoảng 3
triệu con thuộc 70 loài đang được ni, trong đó có 4 lồi chính là trăn, cá sấu, khỉ
đuôi dài và rắn các loại. Đồng bằng Sông Cửu Long và Đông Nam Bộ là hai khu vực
nuôi động vật hoang dã lớn nhất cả nước, chiếm khoảng 70%; tiếp theo là đồng bằng
Sơng Hồng chiếm 20%. Nhìn vào con số trên, nhiều chuyên gia bảo tồn động vật
hoang dã lo ngại, cho rằng Nhà nước không nên cho phép gây nuôi động vật hoang dã
nhiều như vậy bởi nếu “mở cửa” cho các hoạt động này thì chắc chắn số lượng các loài
động vật hoang dã sẽ dần bị suy giảm trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.
Gs.Ts Lê Vũ Khôi cho biết, việc cấp phép hay khuyến khích ni bất cứ một
lồi hoang dã nào đều có thể làm tăng lượng săn bắt lồi đó từ tự nhiên để làm giống.
Theo báo cáo của Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã Việt Nam (WCS), hiện nay có 4
lồi thú đã tuyệt chủng và 12 lồi đang nằm trong tình trạng nguy cấp như voi, gấu,
hổ, kỳ đà hoa, cầy hương...
Còn Giám đốc Trung tâm giáo dục thiên nhiên Vũ Thị Quyên cho biết, vấn đề
săn bắn, buôn bán động vật hoang dã ở Việt Nam đã trở nên nhức nhối trong hơn thập
kỷ qua. Mỗi ngày có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn cá thể động vật quý hiếm bị săn
bắn và buôn bán trái phép, khiến các loài động vật hoang dã đang phải đối mặt với
nguy cơ tuyệt chủng. Thực tế, nếu xem xét các lồi đang bị bn bán hiện nay, chúng
ta thấy rằng số lượng các loài động vật hoang dã có thể gây ni thành cơng là rất ít.
Ví dụ tê tê khó có thể sống trong điều kiện ni nhốt hoặc việc gây ni các lồi rùa
mai cứng, chi phí cao hơn nhiều so với giá trị thực tế của chúng trên thị trường.
Tuy nhiên, một số người ủng hộ các hoạt động gây nuôi lại tin rằng việc gây nuôi
sinh sản động vật hoang dã là một trong những biện pháp nhằm bảo tồn nguồn gen,

đồng thời giảm áp lực lên việc khai thác, săn bắn động vật hoang dã ngoài tự nhiên,


8
mang lại hiệu quả kinh tế, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Đại diện
chủ nuôi động vật hoang dã tỉnh Quảng Ninh cho biết các lồi động vật được ưu tiên gây
ni là các lồi có thể sinh sản và sống sót tốt trong điều kiện ni nhốt, có thời gian
tăng trưởng hợp lý và có giá trị kinh tế cao. Đơn cử như cá sấu, ba ba trơn, trăn, rắn... có
thể được gây ni sinh sản với số lượng lớn và thu được lợi nhuận khá cao.
Đại diện WCS cũng cho rằng, về mặt lý thuyết, động vật gây ni có thể thay
thế cho động vật hoang dã nhưng địi hịi phải có sự kiểm soát chặt chẽ và nâng cao
hiểu biết về những tác động của thị trường và thị hiếu người tiêu dùng. Thực tế cho
thấy nhiều trang trại gây nuôi do chạy theo lợi nhuận đã không ngần ngại bổ sung
thêm các cá thể động vật hoang dã từ tự nhiên vào số lượng động vật gây nuôi. Hơn
nữa, nếu việc gây ni thu lãi sẽ khuyến khích những người khác làm theo. Tại đây sẽ
hình thành ngành cơng nghiệp gây nuôi động vật hoang dã và kết quả là số lượng quần
thể động vật hoang dã trong tự nhiên càng bị gây áp lực lớn.
Chủ tịch Hội động vật học Việt Nam Đặng Huy Huỳnh cho biết, ở nhiều nước
trên thế giới, chăn nuôi động vật hoang dã đã trở thành ngành sản xuất hàng hóa thật
sự, mang lại rất nhiều lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, việc nhân ni các loài động vật
hoang dã tại nước ta đến nay cịn mang tính tự phát, chưa thực hiện đúng hướng dẫn,
hình thức ni nhốt chưa phù hợp và khơng đáp ứng u cầu an tồn dịch bệnh,
chuồng trại. Vì vậy, các cơ quan quản lý nên hướng dẫn quy trình cụ thể, quy định các
danh mục được phép gây nuôi, kinh doanh và góp phần vào mục tiêu bảo tồn.
Ơng Nguyễn Hữu Dũng - Cục kiểm lâm cho biết, việc gây ni động vật hoang
dã chỉ có thể phát triển một cách hợp lý và bền vững nếu có những biện pháp điều
hành chặt chẽ và ngăn chặn người dân tham gia vào các hoạt động trái với pháp luật.
Những biện pháp này cần bao gồm quy định buộc người chủ trang trại phải đưa ra
bằng chứng xác đáng chứng tỏ con vật của họ là hợp pháp, cũng như quy định cho
phép các cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc, bao gồm

cả phạt hành chính hay khởi tố hình sự khi có vi phạm.
Đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của xã hội về sản phẩm từ ĐVHD, hoạt động
nhân ni các lồi hoang dã tại Việt Nam cũng được phát triển mạnh cả về số lượng và
số loài. Phần lớn các sinh vật từ ĐVHD trên thị trường hiện nay đều có nguồn gốc từ
gây nuôi và đang dần thay thế những sinh vật có nguồn gốc từ tự nhiên, góp phần
khơng nhỏ trong phát triển kinh tế ở địa phương, tác động tích cực tới cơng tác bảo tồn
nguồn tài ngun thiên nhiên, tài nguyên đa dạng sinh học và môi trường. Đó là ni
hươu sao ở Quỳnh Lưu, Hương Sơn (Nghệ Tĩnh), nuôi nai (ở Đắc Lắc, Gia Lai, Kon
Tum, Lâm Đồng), nuôi khỉ (ở đảo Rều, Quảng Ninh), làng nghề cá sấu ở TPHCM,
nuôi rắn (ở Vĩnh Sơn, Phú Thọ), nuôi ếch, ba ba ở đồng bằng sông Cửu Long và sông
Hồng, nuôi voi ở Bản Đôn...


9
Đây là những kinh nghiệm làm cơ sở cho việc tổ chức hướng dẫn chăn ni
một số lồi ĐVHD quy mơ hàng hóa lớn, có giá trị kinh tế và giá trị bảo tồn cao. Để
việc nhân ni các lồi hoang dã một cách bền vững, địi hỏi phải có sự phối hợp chặt
chẽ giữa các bên có liên quan, trong đó đặc biệt quan trọng là giữa các cơ sở nuôi với
cơ quan quản lý, các nhà khoa học, chính quyền các cấp, các cơ quan truyền thơng, các
tổ chức xã hội, các tổ chức về bảo tồn quốc tế và toàn thể cộng đồng.
Tuy nhiên, theo GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội Động vật học Việt
Nam, so với các nước, việc gây nuôi ĐVHD ở nước ta cịn mang tính tự phát, nhỏ lẻ,
chưa phải là ngành sản xuất hàng hóa để có thể trở thành một ngành kinh tế nông
nghiệp mũi nhọn, kết hợp gây nuôi, kinh doanh, bảo tồn với du lịch như các nước châu
Âu (Nga, Đức, Hungari, Bungari, Ba Lan, Pháp), các nước Đông Nam Á (Thái Lan,
Malaysia, Indonesia, Myanmar), các nước Đông Phi... Chưa thực hiện đúng hướng
dẫn, quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước.
Phương pháp nuôi đơn giản, chủ yếu là nuôi nhốt, chưa phù hợp với điều kiện
sinh thái nhiệt đới, chưa chủ động nguồn thức ăn cho động vật ni, chưa có biện pháp
phịng và chữa bệnh, chưa kết hợp với kỹ thuật công nghệ sinh học trong nhân nuôi,

sinh sản cũng như vấn đề bảo vệ mơi trường và an tồn trong nhân ni, ảnh hưởng
đến quá trình phát triển sinh lý, sinh thái của vật ni. Nhà khoa học cịn đứng ngồi
khá nhiều thay vì cùng vào cuộc.
Ni ĐVHD ở Việt Nam cịn mang tính phong trào, mấy năm trước rộ lên phong
trào ni heo rừng, nay là phong trào ni nhím. Thu nhập những người khai phá bao giờ
cũng rất cao, lên đến hàng tỷ đồng/năm, nhưng chủ yếu nhờ bán con giống. Sự thiếu hiểu
biết về kiến thức nền như sinh học, sinh thái học, kỹ thuật ni, biện pháp phịng chữa
bệnh, kể cả những quy định của pháp luật khiến người nuôi thường gặp rủi ro.
Gắn với bảo tồn sinh học, khơng ít người đã lợi dụng việc gây ni ĐVHD nhằm
hợp thức hóa hành động săn bắt thú rừng. Mỗi năm các cơ quan chức năng bắt, xử lý
khoảng 1.300 vụ vi phạm, tịch thu trên 20.000 cá thể động vật hoang dã các loại làm cho
số lượng nhiều loài ĐVHD quý hiếm giảm sút nghiêm trọng như hổ, gấu... Một số lồi
khơng cịn tìm thấy trong thiên nhiên như heo vòi, tê giác hai sừng, bò xám...
Việc tổ chức gây ni một số lồi ĐVHD có giá trị bảo tồn và các lồi có giá trị
kinh tế đang bị giảm sút về số lượng ở Việt Nam là việc làm cần thiết, dựa trên nguyên
tắc nhân nuôi ĐVHD gắn với việc bảo tồn nguồn gen, không làm suy giảm số lượng
các lồi ĐVHD có giá trị kinh tế, các lồi đang bị đe dọa, mà cịn tạo điều kiện cho số
lượng của các loài ĐVHD phát triển qua nhiều thế hệ để phục hồi lại số lượng một số
loài hiện nay có nguy cơ tuyệt chủng.
Vấn đề này cần được đặt ra dưới nhiều hình thức như nhân ni ở các trạm cứu hộ
động vật, các trang trại, hộ gia đình, khu du lịch sinh thái... Nhờ đó, nguồn tài nguyên
ĐVHD mới có khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội và phục vụ việc bảo tồn quỹ gen hoang dã.


10
Theo tiến sĩ Hà Công Tuấn - Thứ trưởng Bộ NN & PTNT, việc gây nuôi, bảo tồn
ĐVHD không phải là nghề bình thường mà phải tuân thủ những quy định của pháp luật
Việt Nam và công ước quốc tế Cites. Cần nhìn nhận việc gây ni ĐVHD và nghiên
cứu sâu hơn, cũng như hoàn thiện các văn bản pháp luật. Tăng cường chế tài người ni
ĐVHD cố tình vi phạm, ủng hộ những người, tổ chức gây ni vì bảo tồn. [c]

1.3.2.2. Thực trạng việc nhân ni các lồi ĐVHD quý hiếm
Ở Việt Nam trong những năm cuối của thế kỷ XX và gần đây đã hình thành
nhiều cơ sở nhân ni một số lồi ĐVHD có giá trị kinh tế cao, quý hiếm phục vụ nhu
cầu trong nước và xuất khẩu. Theo Văn phòng CITES Việt Nam, hiện nay trong cả
nước có hơn 4.000 cơ sở nhân ni ĐVHD với gần 2 triệu cá thể các loại của 136 lồi.
Phần lớn các lồi được ni là các lồi quý, hiếm, có giá trị bảo tồn và giá trị kinh tế
cao như: rắn hổ mang, cá sấu, ba ba gai, ba ba trơn, kỳ đà, trăn các loại, hươu sao, nai,
nhím, hổ, báo, lợn rừng, cơng, trĩ, vẹt… Tuy nhiên, việc nhân ni các lồi ĐVHD ở
Việt Nam cho đến nay cịn mang tính chất tự phát, chưa thực hiện đúng hướng dẫn,
chưa được các cơ quan quản lý Nhà nước quản lý chặt chẽ; phương pháp chăn nuôi
đơn giản, hình thức ni nhốt là chủ yếu, chưa phù hợp với điều kiện sinh thái nhiệt
đới, chưa chủ động nguồn thức ăn, chưa có biện pháp phịng và chữa bệnh cho vật
nuôi, chưa biết kết hợp với kỹ thuật công nghệ sinh học trong nhân nuôi, sinh sản cũng
như vấn đề bảo vệ mơi trường và an tồn trong nhân ni. Mặc khác, việc nhân ni
các lồi ĐVHD q, hiếm chưa gắn liền với việc bảo vệ và khôi phục các hệ sinh thái
và tài nguyên động vật.
Hầu hết các trại nuôi động vật hoang dã (ĐVHD) tại VN hiện nay đều vì mục
đích thu lợi nhuận. Việc làm này ẩn chứa nhiều nguy cơ cho môi trường và con người.
Tại hội thảo, TS Scott Roberton - trưởng đại diện Hiệp hội Bảo tồn ĐVHD
(WCS) - cảnh báo rằng: “Người ni vì lợi nhuận sẽ nhân ni càng nhiều càng tốt,
không đảm bảo môi trường hoang dã hoặc làm mất hành vi hoang dã của động vật.
Cũng vì lợi nhuận, các chủ trại sẽ chỉ tập trung chọn lọc, lưu giữ những đặc tính có lợi
của vật ni như cá sấu có da đẹp, hươu có sừng to...”.
TS Scott nhấn mạnh: “Gây ni vì mục đích thương mại có thể đe dọa hoạt
động bảo tồn. Việc khuyến khích ni một lồi hoang dã có thể làm tăng lượng săn bắt
lồi đó từ tự nhiên để làm con giống”. Một khảo sát của WCS năm 2008 cho thấy 42%
các trại vẫn lấy con giống từ tự nhiên. Một nghiên cứu năm 2010 cũng chỉ ra rằng 20%
trang trại ni nhím tại tỉnh Sơn La vẫn mua nhím tự nhiên.
Bên cạnh việc gây hại cho bản thân loài hoang dã, nhân ni mục đích thương
mại cịn ẩn chứa nguy cơ dịch bệnh, các trang trại ĐVHD là môi trường lý tưởng để

xuất hiện các bệnh truyền từ động vật sang người.


11
“Thực tế cho thấy những bệnh dịch nguy hiểm như SARS, cúm A/H1N1 đều có
mối liên hệ với trại ni ĐVHD” - ơng Scott nói.
GS.TS Lê Vũ Khơi (ĐH Quốc gia Hà Nội) nói ở nước ta, các trang trại chưa tạo
điều kiện sinh sản khi nuôi hổ, gấu và những loài động vật quý hiếm khác, chủ yếu là
mua gom những cá thể bị săn bắn trái phép từ tự nhiên về nuôi. “Làm như vậy là vi
phạm luật pháp” - TS Khôi cho biết.
Theo ông Nguyễn Hữu Hưng (Chi cục Kiểm lâm TP.HCM), việc nuôi ĐVHD
hiện nay diễn ra theo phong trào và chứa đựng nhiều rủi ro cho người dân.
Những năm trước, nghề nuôi heo rừng tại TP.HCM phát triển mạnh, nay nhu
cầu ni đã bão hịa nên giá bán heo giống giảm 30% so với trước. Ngành ni nhím
cũng đang đi theo quy trình tương tự. Hiện giá nhím giống lên đến trên 10 triệu
đồng/cặp. Theo tính tốn, chỉ 3 - 5 năm nữa thị trường nhím giống sẽ bão hịa.
Mới đây nhất là phong trào nuôi yến phát triển mạnh mẽ tại TP.HCM. Thật ra
chỉ một số hộ nuôi yến thu được lợi nhuận cao nhưng đã kéo theo hàng trăm nhà đầu
tư khác đổ tiền tỉ ra xây nhà yến.
Ông Hưng thừa nhận: “Rất khó quản lý hoạt động ni ĐVHD vì cịn thiếu các
quy định cụ thể. Hiện chưa có thơng tư hướng dẫn quản lý gấu ni, chưa có tiêu chuẩn
ngành cho từng trại ni, chưa có quy chế quản lý lồi dẫn dụ như chim yến”.
1.3.2.3. Nguy cơ tuyệt chủng của các loài ĐVHD
Ngoài ý nghĩa vật chất về giá trị kinh tế (thịt, nguồn dược liệu, hương liệu, mỹ
phẩm…), trên khía cạnh văn hố tâm linh và chức năng cân bằng sinh thái, ĐVHD còn
là cơ sở khoa học để chứng minh q trình tiến hố của sinh giới, đó là ngân hàng
“gen” – một tài sản thiên nhiên vô giá mà thiên nhiên phải mất hàng triệu triệu năm tái
tạo để ban tặng cho nhân loại. Nhưng từ lâu nay con người chỉ biết tìm mọi cách để
khai thác, vơ vét một cách không hợp lý, sử dụng không bền vững các loài ĐVHD, đã
làm cho số lượng các lồi ĐVHD ngày càng giảm sút trầm trọng trong đó có nhiều lồi

đã và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Trên thế giới, chỉ tính riêng vài thế kỷ gần
đây đã có đến 1.088 lồi bị biến mất trên trái đất. Ở Việt Nam cũng có một số lồi
khơng cịn tìm thấy ngồi mơi trường thiên nhiên như: Heo vòi, Tê giác hai sừng, Bò
xám… và hiện nay đang có 93 lồi thú, 78 lồi chim, 54 lồi bị sát ếch nhái, 51 loài cá
biển, 38 loài cá nước ngọt và 105 lồi động vật khơng xương sống đang đứng trước
nguy cơ tuyệt chủng, đặc biệt có 27 lồi thú, một số loài chim được Tổ chức quốc tế
Bảo vệ thiên nhiên (IUCN) xếp vào danh sách các loài động vật quý hiếm trên thế
giới, cần ưu tiên bảo vệ, bảo tồn để phát triển bền vững.
1.3.2.4. Định hướng nhân nuôi ĐVHD theo hướng phát triển bền vững
Một điều chưa thể phủ nhận ngay được là hiện nay nhu cầu sử dụng một số sản


12
phẩm từ ĐVHD của một bộ phận trong xã hội tuy khơng nhiều nhưng nếu khơng có
biện pháp thì ắt sẽ có ảnh hưởng khơng nhỏ đến các lồi hoang dã, quý, hiếm đang
được bảo vệ trong tự nhiên. Vì vậy, song song với vấn đề bảo vệ và phục hồi rừng,
phục hồi hệ sinh thái, vấn đề tổ chức và phát triển nhân ni các lồi ĐVHD q
hiếm, có giá trị bảo tồn và giá trị kinh tế cao cần được phát triển dưới nhiều hình thức
nhân ni khác nhau như: nhân nuôi trong các trạm cứu hộ động vật, trong các trang
trại doanh nghiệp, trong các vườn động vật, khu du lịch, hộ gia đình… Song việc tổ
chức nhân ni, tiêu thụ sản phẩm trong và ngồi nước phải tuân thủ nghiêm theo các
quy định pháp luật được cụ thể hố trong các luật: Bảo vệ mơi trường, Đa dạng sinh
học, Thuỷ sản... và Công ước CITES.
Việc tổ chức nhân ni các lồi ĐVHD có giá trị kinh tế gắn với công tác bảo tồn
dựa trên cơ sở luật pháp, quy định của Nhà nước là nhằm giữ gìn, phát triển các nguồn
gen động vật quý hiếm của quốc gia. Đồng thời góp phần tạo việc làm, phát huy kiến thức
bản địa, truyền thống của cộng đồng trong vấn đề bảo vệ và sử dụng bền vững các nguồn
tài nguyên thiên nhiên. Việc quy hoạch để hình thành các khu nhân ni một số lồi
ĐVHD q hiếm, có giá trị kinh tế cao, có giá trị bảo tồn dựa trên cơ sở khoa học sinh
thái nhiệt đới trong điều kiện ở nước ta là một yêu cầu khách quan mang tính chiến lược

lâu dài. Đây cũng là hướng kết hợp hài hoà giữa biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại
chỗ - nguyên vị (Insitu) và biện pháp bảo tồn chuyển chỗ (Exsitu).
Vấn đề còn lại là các cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương
cần có những định hướng, hướng dẫn cụ thể, rõ ràng được cụ thể hố thành các quy
trình, quy phạm kỹ thuật để hướng dẫn cho các tổ chức cá nhân có nhu cầu nhân ni
các lồi ĐVHD quý hiếm có nguồn gốc tự nhiên thực hiện. Bên cạnh đó, các cơ quan
thực thi pháp luật cần tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt vừa ngăn ngừa vi phạm,
đồng thời qua đó hướng dẫn, tạo điều kiện cho người kinh doanh làm đúng theo quy
định pháp luật. Đối với các cơ quan nghiên cứu khoa học và các nhà khoa học không
chỉ dừng lại ở bước hướng dẫn mà cần tiếp tục gắn bó với cơ sở để vừa mang kiến
thức lý luận vào vận dụng trong thực tiễn mà còn tiếp tục nghiên cứu thực tiễn để hồn
thiện lý luận, từ đó giúp các cơ quan quản lý Nhà nước hồn thiện những quy trình,
quy phạm kỹ thuật nhân ni các lồi ĐVHD có nguồn gốc tự nhiên.
Theo Hiệp hội Bảo vệ ĐVHD Việt Nam (WCS), nạn săn bắt và bn bán ĐVHD
đang khiến nhiều lồi phân bố ở Việt Nam nói riêng và Đơng Nam Á nói chung có nguy
cơ tuyệt chủng. Hiện các trang trại gây ni ĐVHD vì mục đích thương mại đang phát
triển mạnh về số lượng. Những người khởi xướng mô hình này cho rằng, các hoạt động
gây ni trang trại sẽ làm giảm bớt nạn săn bắt trong tự nhiên bởi ĐVHD gây nuôi và
sản phẩm của chúng là mặt hàng thay thế hợp pháp và có chi phí đầu tư thấp. Họ cịn
cho rằng, các trang trại gây ni cũng góp phần đảm bảo an ninh lương thực và là cơng
cụ hữu hiệu giúp xóa đói giảm nghèo cho các vùng nông thôn.


13
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, ĐVHD được gây nuôi không làm giảm sức
ép lên ĐVHD trong tự nhiên. Ngược lại, nhiều trường hợp động vật bị săn bắt trái
phép trong tự nhiên được hợp pháp hóa trong trang trại. Hơn nữa, các trang trại luôn
tiềm ẩn nguy cơ vật ni sổng chuồng và có thể truyền bệnh cho các cá thể lồi trong
tự nhiên; và khi đó, chính các trang trại gây nuôi lại làm chệch hướng các nguồn lực
bảo tồn. Theo khảo sát của WCS, 20% số chủ trang trại gây nuôi ĐVHD cho biết đã

xảy ra hiện tượng sổng chồng. Trong số này, đặc biệt có một số lồi gây nguy hiểm
đến tính mạng con người như trăn, rắn hổ mang, cá sấu,...
Hiệp hội Bảo vệ ĐVHD đã phối hợp với Cục Kiểm lâm thực hiện một nghiên
cứu nhằm kiểm tra giả định trang trại gây ni ĐVHD thúc đẩy cơng tác bảo tồn quần
thể lồi trong tự nhiên. Cuộc khảo sát tiến hành trên 78 trang trại. Kết quả cho thấy, có
22 lồi hiện đang được gây ni tại các trang trại, trong đó có 12 loài bị đe dọa cấp
quốc gia, 6 loài bị đe dọa trên toàn cầu.
Điều đáng ngại là, nhiều trang trại khai thác trực tiếp từ quần thể loài trong tự
nhiên. Có tới 42% số trang trại được khảo sát thường xuyên nhập ĐVHD làm con
giống. 50% chủ trang trại thừa nhận con giống ban đầu có nguồn gốc tự nhiên hoặc
bao gồm cả nguồn từ tự nhiên và từ động vật gây ni. Một số chủ trang trại cịn tiết
lộ, có bán sản phẩm của trang trại mình cho các đầu nậu gần biên giới Trung Quốc để
xuất khẩu trái phép. Một số trang trại khác công khai thừa nhận việc mua ĐVHD từ
thợ săn để làm con giống, hối lộ các cơ quan chức năng, vận chuyển trái phép sản
phẩm của trang trại, nhập khẩu con giống bất hợp pháp và sở hữu trái phép các ĐVHD
khác. Lòng tham của các chủ trang trại còn thể hiện kể cả khi gây ni các lồi có khả
năng sinh trưởng nhanh với tỷ lệ sinh sản tương đối cao và chi phí chăn ni thấp như
trăn, lợn rừng, nhím,...
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, Việt Nam được biết đến như là một điểm
tiêu thụ và trung chuyển quan trọng ĐVHD và các sản phẩm của ĐVHD. Dữ liệu từ
các vụ tịch thu, giấy phép vận chuyển và kết quả điều tra, khảo sát cho thấy, các
thương lái Việt Nam thu mua và tìm kiếm nguồn ĐVHD từ các quốc gia châu á
khác cũng như từ các cánh rừng để đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế. Xét về
số lượng loài và tổng số lượng ĐVHD, Trung Quốc đang là thị trường tiêu thụ
chính của các lái bn Việt Nam. Các loài được bán qua biên giới rất đa dạng, bao
gồm cả mẫu vật còn sống, đã chết, các bộ phận cơ thể con vật. Những nhóm lồi
chính bị bn bán là bị sát, linh trưởng, thú ăn thịt, móng vuốt và chim. Ước tính,
có đến 90% số ĐVHD buôn bán trái phép sang Trung Quốc là qua cửa khẩu Quảng
Ninh và Lạng Sơn. Chỉ riêng tại Quảng Ninh (hoặc từ Hải Phòng vận chuyển qua
Quảng Ninh), lực lượng chức năng đã bắt giữ nhiều vụ vận chuyển lớn như tịch thu

têtê đến từ Inđônêxia, ngà voi từ châu Phi...


14
“Nếu tình trạng bn bán và săn bắt ĐVHD khơng được ngăn chặn kịp thời thì
chính con người chứ khơng phải là loài nào khác sẽ mất dần sự sống”, TS. Scott
Roberton, một chuyên gia quốc tế về lĩnh vực bảo vệ ĐVHD nhấn mạnh. Rất tiếc, do
hành lang pháp lý chưa đủ mạnh để đảm bảo tính răn đe, trong khi lợi nhuận q lớn
đã khiến tình trạng bn bán ĐVHD trái phép ngày càng nóng bỏng.
Hiện nay, việc gây nuôi và kinh doanh các loại động vật hoang dã như nhím,
lợn rừng, lợn rừng lai, rắn, hươu... đã mang lại hiệu quả kinh tế cao nên thu hút
được khá nhiều hộ dân tham gia. Với đặc điểm địa hình vừa có đồi núi vừa có đồng
bằng, sản phẩm nông nghiệp phong phú thuận lợi cho việc gây nuôi các loại động
vật hoang dã. Các năm về trước, việc gây nuôi các loại động vật hoang dã chủ yếu
tập trung vào một nhóm người có điều kiện kinh tế và sở thích thì nay đã trở thành
một nghề mà nhiều hộ đã tham gia và dần làm giàu. Nguồn giống trước kia chủ yếu
là từ hoang dã thì nay đa phần từ nuôi sinh sản. Nhiều hộ đã đầu tư số vốn không
nhỏ để mua con giống, bỏ thời gian đi học tập kinh nghiệm nhiều nơi để tìm ra biện
pháp chăm sóc tốt nhất. Ni động vật hoang dã chi phí thức ăn thấp, có thể tận
dụng các loại rau, củ, quả sẵn có tại địa phương hoặc nhiều loại phụ phẩm hoặc phế
phẩm của nông nghiệp như ngơ, lạc, sắn... có quanh năm. Chuồng trại dễ xây cất,
khơng cần diện tích lớn. Việc quản lý chăn ni và bảo vệ động vật hoang dã trên
địa bàn phải được thực hiện thường xuyên. Định kỳ hoặc đột xuất, cán bộ hạt kiểm
lâm địa bàn đi kiểm tra các cơ sở ni nhốt tìm hiểu và nắm bắt tình hình gây ni,
bn bán động vật hoang dã của các trang trại. Thực hiện tốt công tác trên tạo điều
kiện cho các chủ trang trại nâng cao hiểu biết và ý thức tuân thủ pháp luật và họ
ngày càng có ý thức trong việc phối hợp với cơ quan chức năng để đảm bảo quyền
lợi của mình trong lĩnh vực này.
1.3.2.5. Một số phát hiện về ĐVHD ở Việt Nam
Ở nước ta, chỉ có 3 khu vực có thể bảo tồn và phát triển voi lâu dài, đó là Nghệ

An, Daklak và Đồng Nai (nơi có quần thể voi từ 10-20 con). Đàn voi Daklak, phân bố
ở Vườn Quốc gia Yokđôn và đàn voi Nghệ An, phân bố ở Vườn Quốc gia PùMát, cả 2
khu vực này đều có ranh giới chung với Campuchia và Lào, vì vậy đàn voi có thể di
chuyển đi lại giữa 2 nước. Đàn voi ở Đồng Nai là đàn voi nội địa duy nhất của Việt
Nam, có diện tích vùng phân bố gần 130.000 ha, nhưng tập trung ở khu vực 49.000 ha,
phía đơng của Vườn Quôc gia Cát Tiên.
Tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã Phát hiện lồi bị sát. Ông Nguyễn
Tấn Hiệp, Giám đốc vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Bình Định) cho biết tại vùng
núi Karst thuộc khu vực Chà Nòi của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, nhà khoa học
Thomas Zegler (Cộng hoà liên bang Đức) đã phát hiện một lồi bị sát mới lần đầu tiên
xuất hiện trên thế giới loại thằn lằn tai có tên gọi là Tripidophrus nogeler sống tại các
vách núi gần các con suối hoặc ẩn mình dưới các tảng đá bên những khe nước.


15
ThS. Nguyễn Vũ Khôi, thuộc tổ chức Widlife At Risk, cho biết, trong hai
chuyến khảo sát vào tháng 1/2005 và tháng 4/2006, đã phát hiện được sự hiện diện của
một loài Culi lớn tại đảo Phú Quốc.
Đây là lần đầu tiên người ta phát hiện Culi lớn ở Phú Quốc. Trước đó, các tài
liệu khoa học ghi nhận, lồi vật này chỉ sống từ phía biên giới phía Bắc Việt Nam vào
đến Bình Định. Một hộ nơng dân trên đảo Phú Quốc đã bắt giữ 3 con Culi lớn tại vườn
nhà (tháng 10/2005 bắt 2 con và tháng 12/2005 bắt 1 con). Chúng từ bìa rừng bị vào
rẫy (sát rừng) của một hộ dân để ăn trái mít và trái điều được trồng trong vườn.
Mô tả sơ bộ ban đầu của 3 con Culi được chụp hình, chiều dài từ đầu đến hết
phần thân 37cm, lông dày màu nâu nhạt so với lồi Culi nhỏ và có một sọc nâu chạy
dọc theo sống lưng. Theo nông dân và lực lượng Kiểm lâm của vườn Quốc gia cho
biết, loài Culi ở đây có con lớn và con nhỏ. Chúng cịn tương đối phổ biến trong rừng
và nhất là sau mùa mưa, chúng hay xuất hiện dọc ven đường, bìa rừng vào ban đêm.
Các hình ảnh chụp lồi Culi này cũng đã được kiểm chứng với chuyên gia của Viện
Sinh Thái và Tài Nguyên Sinh Vật, Ông Đặng Huy Phương, cùng với chuyên gia của Trung

tâm Cứu Hộ Thú Linh Trưởng Nguy Cấp tại Vườn Quốc Gia Cúc Phương, Tiến sĩ Ulrike
Streicher. Loài này được xác nhận là loài Culi lớn (Nycticebus bengalensis).
Hiện nay, hộ dân này đã chủ động thả 3 cá thể Culi này về rừng. Culi là loài
cấm săn bắn vì được liệt vào sách đỏ Việt Nam và các quy định của ngành Kiểm lâm.
Trong thời gian tới, các nhà khoa học sẽ tiếp tục khảo sát về độ phong phú của quần
thể các loài Culi tại Phú Quốc.
1.3.2.6. Hoạt động quản lý ĐVHD ở một số tỉnh trong nước (Ví dụ điển hình)
Trong thời gian qua, ở địa bàn một số tỉnh, thành trên cả nước đã có quy định
về thủ tục ni nhốt ĐVHD như: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Gia Lai, Bình
Định….Để tìm hiểu hoạt động quản lý ĐVHD trên địa bàn các tỉnh trong nước, tơi lấy
một ví dụ điển hình ở tỉnh Gia Lai về công tác quản lý ĐVHD như sau:
UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành quy định về quản lý và điều kiện trại nuôi sinh
sản, trại nuôi sinh trưởng động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh, kèm theo Quyết định số:
05 /2010/QĐ-UBND ngày 01 tháng 3 năm 2010 của UBND tỉnh Gia Lai, quy định:
- Trách nhiệm quản lý, thẩm định, cấp Giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi
sinh sản, trại nuôi sinh trưởng động vật hoang dã.
1. Hạt Kiểm lâm huyện, thị xã, Đội kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy
rừng số 2 đơn vị phụ trách địa bàn thành phố Pleiku (sau đây gọi chung là Hạt Kiểm
lâm) có trách nhiệm:
a. Tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn, kiểm tra xác nhận hồ sơ đăng ký trại nuôi sinh


16
sản, trại nuôi sinh trưởng cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn quản lý chuyển Chi cục
Kiểm lâm tỉnh thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đăng ký.
b. Quản lý, kiểm tra, xác nhận việc cập nhật biến động số lượng cá thể động vật
hoang dã của các chủ trại nuôi đã được Chi cục Kiểm lâm cấp sổ theo dõi; tổng hợp
báo cáo tình hình quản lý trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng động vật hoang dã
trên địa bàn quản lý theo quy định.
2. Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm:

a. Thẩm định hồ sơ đã được Hạt Kiểm lâm kiểm tra, xác nhận, xét cấp hoặc đề
nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng: động vật
hoang dã theo đúng quy định.
b. Hướng dẫn, quản lý, kiểm tra và cấp sổ theo dõi biến động số lượng cá thể
động vật hoang dã của các trại nuôi; tổng hợp báo cáo tình hình quản lý trại ni sinh
sản, trại nuôi sinh trưởng động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh.
3. Trình tự, thủ tục, thời hạn thẩm định, cấp Giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi
sinh sản, trại nuôi sinh trưởng động vật hoang dã:
- Chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký trại nuôi
sinh sản, trại nuôi sinh trưởng động vật hoang dã của tổ chức, cá nhân. Hạt Kiểm lâm
phải tiến hành kiểm tra, xác nhận; đồng thời, gửi hồ sơ đã kiểm tra báo cáo Chi cục
Kiểm lâm. Trường hợp từ chối tiếp nhận hồ sơ, phải thông báo lý do từ chối tiếp nhận
cho tổ chức, cá nhân có hồ sơ đề nghị đăng ký.
- Chậm nhất là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký của chủ trại
nuôi đã được Hạt Kiểm lâm kiểm tra, xác nhận. Chi cục Kiểm lâm phải tiến hành thẩm
định và cấp Giấy chứng nhận đăng ký cho các trại nuôi hoặc gửi hồ sơ đã thẩm định
cho cơ quan quản lý CITES Việt Nam xem xét, cấp Giấy chứng nhận (Nếu động vật
hoang dã quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES). Trường hợp từ chối tiếp nhận
hồ sơ, phải thông báo lý do từ chối tiếp nhận cho tổ chức, cá nhân có hồ sơ đề nghị
đăng ký.
- Thủ tục, hồ sơ đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng động vật
hoang dã.
Động vật hoang dã thông thường phải bảo đảm các loại giấy tờ sau:
a. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền cấp.
b. Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y của cơ quan có thẩm quyền cấp.
c. Giấy xác nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm
quyền cấp.



×