Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Ứng dụng phần mềm tmv cadas xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và bản đồ hiện trạng sử dụng đất thị trấn nam phước, huyện duy xuyên, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 81 trang )

i

LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành luận văn này tơi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu
sắc nhất tới NGƯT.TS. Lê Thanh Bồn, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, và tạo
mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nơng lâm Huế,
Phịng Đào tạo sau Đại học, quý thầy cô giáo khoa Tài nguyên đất và Môi trường
nông nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tơi hồn thành chương trình học tập
và nghiên cứu này.
Đồng thời tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tồn thể Cán bộ cơng chức, viên
chức của Phịng Tài ngun và Môi trường huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam,
cùng anh em, đồng nghiệp đã tạo điều kiện về thời gian, thu thập số liệu và tham gia
nhiều ý kiến quý báu trong q trình thực hiện đề tài này.
Tơi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình, bạn
bè đã ln sát cánh và động viên giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và
thực hiện luận văn.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện, nhưng do kiến thức còn nhiều
hạn chế, thời gian và tư liệu tham khảo cũng có hạn nên luận văn chắc chắn khơng
tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu, bổ sung
của các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Huế, tháng 4 năm 2017
Tác giả

Đinh Công Nhân


ii


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết quả trong
luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Huế, tháng 4 năm 2017
Tác giả luận văn

Đinh công Nhân


iii

TĨM TẮT
Đất đai ln được coi là một loại hàng hoá đặc biệt, các hoạt động giao dịch về
đất đai (là giao dịch về quyền sử dụng đất) là các quyền và lợi ích của người sử dụng
được quy định tại luật đất đai 2013. Trước đây tất cả thông tin về đất đai được lưu trữ
theo cách truyền thống và thủ công như: tài liệu, sổ sách, bản đồ giấy. Việc tra cứu
thông tin đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất phục vụ cho công tác quản lý, sử
dụng cịn gặp khá nhiều khó khăn.
Việc quản lý, sử dụng đất sơ sài, lỏng lẻo ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát
triển kinh tế xã hội của địa phương. Quy hoạch thiếu tính minh bạch, cơng khai; tình
trạng tranh chấp đất đai, khiếu kiện, khiếu nại kéo dài về đất thường xuyên xảy ra. Vấn
đề đền bù, giải tỏa, giải phóng mặt bằng bồi thường hỗ trợ tái định cư thiếu tính cơng
bằng, chính xác ảnh hưởng tới quyền lợi của người dân. Nhu cầu của một bộ phận
người dân mong muốn được cơng khai tình trạng thửa đất của mình bỏ ngỏ. Điều đó
một phần là do hệ thống quản lý chưa khoa học, thiếu chặt chẽ của các ngành, các cấp
có liên quan.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý cơ sở dữ liệu đất đai là vơ
cùng cần thiết, đồng thời để góp phần cho việc xây dựng các loại bản đồ chuyên đề
phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai theo định hướng phát triển của

huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng phần
mềm TMV-Cadas xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và bản dồ hiện trạng sử dụng
đất thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam”.
Huyện Duy Xuyên theo định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 sẽ
trở thành Huyện công nghiệp của tỉnh Quảng Nam. Nó đánh dấu một bước phát triển
mới trong tương lai, trong đó thị trấn Nam Phước được coi là trung tâm của phát triển
của huyện. Theo đó quá trình đơ thị hóa sẽ diễn ra mạnh mẽ tại đây, tất cả các hoạt
động chuyển đổi đất nông nghiệp sang để xây dựng các khu dân cư, khu đô thị mới,
nhà máy, giao thông,... sẽ gia tăng hơn mức bình thường. Hệ thống thơng tin dần dần
tiếp cận và sẽ cung cấp thông tin đất đai thật dễ dàng đối với mọi tổ chức, cơng dân có
nhu cầu. Các cơ quan quản lý khác sẽ được tiếp cận với thông tin đất đai để phục vụ
nhiệm vụ quản lý chuyên ngành như quản lý bất động sản, quản lý đầu tư, quản lý quy
hoạch, quản lý môi trường, v.v,... Nhà đầu tư được giới thiệu công khai về địa điểm
đầu tư trên hệ thống thông tin đất đai. Người có nhu cầu chuyển nhượng, nhận chuyển
nhượng cũng có thơng tin chính xác về đất đai. Bên cạnh đó, vấn đề thu hồi đất, bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư đây là một trong nội dung khó khăn, phức tạp phát sinh
nhiều khiếu kiện trong thi hành chính sách pháp luật đất đai thời gian vừa qua, thu hút
sự quan tâm của nhân dân về các trường hợp Nhà nước thu hồi đất sẽ được giải quyết.
Tăng cường tính công khai, dân chủ thông qua quy định quy hoạch phải được lấy ý


iv

kiến của nhân dân và trách nhiệm giải trình, tiếp thu ý kiến của nhân dân trong quá
trình lập quy hoạch sử dụng đất đối với tất cả các cấp. Nhà nước hình thành khung
pháp lý để xây dựng hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai; quyền tiếp cận
thông tin đất đai nhằm hướng tới xây dựng hệ thống thông tin đất đai thống nhất từ
Trung ương tới địa phương phục vụ đa mục tiêu.



v

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ......................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ..............................................................................................ix
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề ....................................................................................................................1
2. Mục đích của đề tài ......................................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.....................................................................2
a. Ý nghĩa khoa học .........................................................................................................2
b. Ý nghĩa thực tiễn .........................................................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................3
1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu .................................................................3
1.1.1. Tổng quan về GIS .................................................................................................. 3
1.1.2. Quy trình cơng nghệ của hệ thống GIS và các thành phần của một hệ GIS .........4
1.2.1. Cơ sở dữ liệu địa chính .......................................................................................... 5
1.2.2. Nội dung dữ liệu địa chính ....................................................................................6
1.2.3. Cập nhật, chỉnh lý biến động cơ sở dữ liệu địa chính ...........................................7
1.2.4. Trình tự xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai ................................................................ 8
1.3.1. Giới thiệu phần mềm Microstation ......................................................................13
1.3.2. Giới thiệu phần mềm TMV.Map chạy trên nền Microstation ............................. 14
1.3.3. Giới thiệu phần mềm Lusmaps ............................................................................18
1.3.4. Lựa chọn phần mềm GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính .......................... 19
1.4.1. Cơ sở thực tiễn của các nước ...............................................................................19
1.4.2. Cơ sở thực tiễn trong nước ..................................................................................27

1.4.3. Những vấn đề còn tồn tại thực tiễn .....................................................................27
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ........28
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................28
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 28


vi

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 28
2.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 28
2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 28
2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu .................................................................28
2.3.2. Phương pháp xử lý, phân tích, tổng hợp số liệu ..................................................29
2.3.3. Phương pháp kế thừa ........................................................................................... 29
2.3.4. Phương pháp ứng dụng công nghệ tin học, công nghệ GIS ................................ 29
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................30
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thị trấn Nam Phước .......................................30
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội .....................................................................30
3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội ......................................................................32
3.1.3. Tình hình sử dụng đất và quản lý đất đai trên địa bàn ........................................35
3.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ...........................................................................39
3.2.1. Tình hình quản lý và sử dụng hồ sơ địa chính tại địa phương ............................ 39
3.2.2. Tình hình biến động đất đai và tiến độ cấp Giấy chứng nhận, việc thực hiện công
tác chỉnh lý biến động sau cấp Giấy. .............................................................................40
3.2.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đối với trường hợp đã thực hiện đăng ký cấp
Giấy chứng nhận, đăng ký biến động đất đai ................................................................ 41
3.3. Đánh giá, nghiên cứu sử dụng cơ sở dữ liệu địa chính trên phần mềm TMV Cadas ............................................................................................................................. 56
3.3.1. Đánh giá việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính .................................................56
3.3.2. Chuyển dữ liệu, quản lý, tra cứu dữ liệu trên phần mềm TMV - Cadas .............56
3.4. Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn thị trấn Nam Phước, huyện

Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam ........................................................................................ 61
3.5. Giải pháp thực hiện trên địa bàn các thơn, khối phố cịn lại trên địa bàn thị trấn
Nam Phước ....................................................................................................................67
3.6. Những vướng mắc khó khăn trong q trình thực hiện .........................................67
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................................... 68
1. Kết luận......................................................................................................................68
2. Đề nghị ......................................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 70


vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ
viết tắt

Tên tiếng Anh đầy đủ

Tên tiếng Việt đầy đủ

ESRI

Esri Regional and Local uses Tập đoàn nghiên cứu và phát triển
group
các phần mềm

GIS

Geographic Information System


Hệ thống thông tin địa lý

XML

Extensible Markup Language

Ngôn ngữ định dạng mở rộng

GML

Geography Markup Language

Mã hóa của ngơn ngữ XML

MIF

Tệp lưu dữ liệu bản vẽ

MID

Lưu thông tin đối tượng bản vẽ

NSPIRE

Ủy ban Châu Âu

BDUST

Cơ sở dữ liệu đất đai Rumania


UT

Đơn vị thửa đất

ACO

Khí hậu đồng nhất khu vực

TEO

Sinh thái đồng nhất lãnh thổ

WALIS

Hệ thống thông tin đất đai Tây Úc

LANDATA

Dịch vụ trực tuyến cung cấp thống
tin đất đai

MOCT

Cơ quan chính quyền trung ương
quản lý các chính sách và quy
hoạch đất đai

LMIS


Hệ thống thông tin quản lý đất đai

TN-MT

Tài nguyên và Môi trường

GCN

Giấy chứng nhận

QSD

Quyền sử dụng

UBND

Ủy ban nhân dân


viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất thị trấn Nam Phước năm 2014.................................35
Bảng 3.2. Tổng hợp hồ sơ địa chính của thị trấn Nam Phước ......................................39
Bảng 3.3. Tổng hợp số lượng, diện tích, tỷ lệ cấp Giấy chứng nhận tại khối phố Mỹ
Hòa, thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên ................................................................ 40
Bảng 3.4. Tổng hợp phân loại thửa đất, số lượng và diện tích loại thửa đất tại khối phố
Mỹ Hòa, thị trấn Nam Phước ........................................................................................ 41
Bảng 3.5. Thay thế thông tin trong bảng thông tin thửa đất ..........................................55

Bảng 3.6. Hiện trạng sử dụng đất thị trấn Nam Phước năm 2014.................................62


ix

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1. Mơ hình cơng nghệ GIS .................................................................................. 4
Hình 1.2. Các thành phần của GIS .................................................................................. 5
Hình 3.1. Vị trí địa lý thị trấn Nam Phước .................................................................... 30
Hình 3.2. Giao diện phần mềm Maptrans...................................................................... 42
Hình 3.3. Chuyển hệ tọa độ HN – 72 sang hệ tọa VN – 2000 tờ bản đồ 29 ................. 42
Hình 3.4. Kiểm tra hệ tọa độ sau khi chuyển ................................................................ 43
Hình 3.5. Tờ bản đồ địa chính số 29 sau khi lọc tách ................................................... 43
Hình 3.6. Phân lớp đối tượng cho lớp thửa đất types text, level 7, color 7 ................... 44
Hình 3.7. Thửa đất 252 sau khi biến động .................................................................... 45
Hình 3.8. Dữ liệu địa chính tờ bản đồ số 26 trường hợp bà Lê Thị Năm ..................... 45
Hình 3.9. Hộp thoại MDL ............................................................................................. 46
Hình 3.10. Giao diện phần mềm TMV.Map ................................................................. 46
Hình 3.11. Thiết lập đơn vị hành chính cho tờ bản đồ .................................................. 46
Hình 3.12. Trích tổng hợp các thửa đất loại A .............................................................. 47
Hình 3.13. Trích tổng hợp các thửa đất loại C .............................................................. 48
Hình 3.14. Trích tổng hợp các thửa đất nhóm D ........................................................... 49
Hình 3.15. Trích tổng hợp các thửa đất nhóm G ........................................................... 49
Hình 3.16. Sửa lỗi .......................................................................................................... 50
Hình 3.17. Tạo vùng cho lớp đối tượng ........................................................................ 51
Hình 3.18. Gán dữ liệu cho level số hiệu thửa .............................................................. 51
Hình 3.19. Bảng thơng tin thửa đất tờ bản đồ số 29 ...................................................... 51
Hình 3.20. Xuất thơng tin thửa đất ra tệp *.txt .............................................................. 52
Hình 3.21. Bước 1 lấy dữ liệu ....................................................................................... 53

Hình 3.22. Bước 2 lấy dữ liệu ....................................................................................... 53
Hình 3.23. Bước 3 lấy dữ liệu ....................................................................................... 54
Hình 3.24. Gán dữ liệu từ tệp số liệu............................................................................. 54
Hình 3.25. Bảng thơng tin thửa đất sau khi kết nối cơ sở dữ liệu ................................. 55


x

Hình 3.26. Thiết lập đơn vị hành chính ......................................................................... 56
Hình 3.27. Nhập dữ liệu ................................................................................................ 57
Hình 3.28. Chuyển đổi/nhập dữ liệu định dạng *.xml .................................................. 57
Hình 3.29. Nhập dữ liệu dạng xls .................................................................................. 57
Hình 3.30. Nhập dữ liệu định dạng đi*.xls................................................................ 58
Hình 3.31. Kết quả việc lấy dữ liệu từ file excel ........................................................... 58
Hình 3.32. Sửa thơng tin chủ sử dụng ........................................................................... 58
Hình 3.33. Đăng ký quyền sử dụng đất.quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất ............. 58
Hình 3.34. Tìm kiếm đăng ký ........................................................................................ 59
Hình 3.35. Đăng ký tự động cho các thửa đất ............................................................... 59
Hình 3.36. Kết quả thực hiện......................................................................................... 59
Hình 3.37. Tổng mã loại đất đã được lọc tách .............................................................. 62
Hình 3.38. Kết quả thể hiện lớp ranh thửa đất của các tờ bản đồ địa chính. ................. 62
Hình 3.39. Gộp đối tượng lớp ranh thửa và lớp mã loại đất ......................................... 64
Hình 3.40. Kết quả thực hiện sau khi gộp lớp ranh thửa và lớp mã loại đất ................. 63
Hình 3.41. Bản đồ địa chính tổng thể thị trấn Nam Phước ........................................... 64
Hình 3.42. Giao diện làm việc của phần mềm Lusmaps ............................................... 64
Hình 3.43. Kết quả sau khi đổ màu hiện trạng sử dụng đất ......................................... 65
Hình 3.44. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất thị trấn Nam Phước ……………………...65


1


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cùng với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật việc ứng dụng công nghệ
thông tin nhằm xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu để quản lý, sử dụng đất ngày càng
được áp dụng rộng rãi đã và đang được nhân rộng tại Việt Nam.
Đất đai luôn được coi là một loại hàng hoá đặc biệt, các hoạt động giao dịch về
đất đai (là giao dịch về quyền sử dụng đất) là các quyền và lợi ích của người sử dụng
được quy định tại luật đất đai 2013. Trước đây tất cả thông tin về đất đai được lưu trữ
theo cách truyền thống và thủ công như: tài liệu, sổ sách, bản đồ giấy. Việc tra cứu
thông tin đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất phục vụ cho công tác quản lý, sử
dụng cịn gặp khá nhiều khó khăn.
Việc quản lý, sử dụng đất sơ sài, lỏng lẻo ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát
triển kinh tế xã hội của địa phương. Quy hoạch thiếu tính minh bạch, cơng khai; tình
trạng tranh chấp đất đai, khiếu kiện, khiếu nại kéo dài về đất thường xuyên xảy ra. Vấn
đề đền bù, giải tỏa, giải phóng mặt bằng bồi thường hỗ trợ tái định cư thiếu tính cơng
bằng, chính xác ảnh hưởng tới quyền lợi của người dân. Nhu cầu của một bộ phận
người dân mong muốn được cơng khai tình trạng thửa đất của mình bỏ ngỏ. Điều đó
một phần là do hệ thống quản lý chưa khoa học, thiếu chặt chẽ của các ngành, các cấp
có liên quan.
Huyện Duy Xuyên theo định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 sẽ
trở thành Huyện công nghiệp của tỉnh Quảng Nam. Nó đánh dấu một bước phát triển
mới trong tương lai, trong đó thị trấn Nam Phước được coi là trung tâm của phát triển
của huyện. Theo đó q trình đơ thị hóa sẽ diễn ra mạnh mẽ tại đây, tất cả các hoạt
động chuyển đổi đất nông nghiệp sang để xây dựng các khu dân cư, khu đô thị mới,
nhà máy, giao thơng,... sẽ gia tăng hơn mức bình thường. Hệ thống thông tin dần dần
tiếp cận và sẽ cung cấp thông tin đất đai thật dễ dàng đối với mọi tổ chức, cơng dân có
nhu cầu. Các cơ quan quản lý khác sẽ được tiếp cận với thông tin đất đai để phục vụ
nhiệm vụ quản lý chuyên ngành như quản lý bất động sản, quản lý đầu tư, quản lý quy
hoạch, quản lý môi trường, v.v,... Nhà đầu tư được giới thiệu công khai về địa điểm

đầu tư trên hệ thống thơng tin đất đai. Người có nhu cầu chuyển nhượng, nhận chuyển
nhượng cũng có thơng tin chính xác về đất đai. Bên cạnh đó, vấn đề thu hồi đất, bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư đây là một trong nội dung khó khăn, phức tạp phát sinh
nhiều khiếu kiện trong thi hành chính sách pháp luật đất đai thời gian vừa qua, thu hút
sự quan tâm của nhân dân về các trường hợp Nhà nước thu hồi đất sẽ được giải quyết.
Tăng cường tính cơng khai, dân chủ thông qua quy định quy hoạch phải được lấy ý
kiến của nhân dân và trách nhiệm giải trình, tiếp thu ý kiến của nhân dân trong quá
trình lập quy hoạch sử dụng đất đối với tất cả các cấp. Nhà nước hình thành khung
pháp lý để xây dựng hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai; quyền tiếp cận


2

thông tin đất đai nhằm hướng tới xây dựng hệ thống thông tin đất đai thống nhất từ
Trung ương tới địa phương phục vụ đa mục tiêu.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý cơ sở dữ liệu đất đai là vơ
cùng cần thiết, đồng thời để góp phần cho việc xây dựng các loại bản đồ chuyên đề
phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai theo định hướng phát triển của
huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng phần
mềm TMV-Cadas xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và bản dồ hiện trạng sử dụng
đất thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam”.
2. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu khả năng ứng dụng các phần mềm chuyên ngành để xây dựng một
hệ thống cơ sở dữ liệu nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng đất, cụ thể là
thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và các bản đồ chuyên đề khác, cập nhật chỉnh
lý biến động, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thị trấn Nam
Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tiền đề khoa học vững chắc trong việc áp

dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý tài nguyên cho nhiều địa phương khác trên
địa bàn huyện.
b. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp cho địa phương một nguồn dữ liệu
và công cụ tra cứu thông tin, theo dõi tác động của biến động sử dụng đất ở quá khứ,
hiện tại, và tương lai. Là nền tảng để thành lập các loại bản đồ chuyên đề khác phục vụ
cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong thời gian đến.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp cho việc quản lý, tra cứu dữ liệu đất
đai một cách dễ dàng khi cần thiết và sử dụng cho công tác đăng ký biến động đất
đai, kê khai cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phát sinh trên địa bàn.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần quản lý chặt chẽ hơn quỹ đất của địa
phương, giảm tình trạng tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về đất trong thời gian tới.


3

Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Tổng quan về GIS
Thông tin địa lý là những thông tin về các thực thể tồn tại ở một vị trí xác định
trên bề mặt Trái Đất vào một thời điểm cụ thể. Dữ liệu thông tin địa lý bao gồm dữ
liệu thuộc tính, dữ liệu khơng gian và dữ liệu thời gian [7].
Hệ thống thông tin địa lý là một hệ thống thông tin chuyên biệt được sử dụng
để thao tác, tổng kết, truy vấn, hiệu chỉnh và hiển thị các thông tin về các đối tượng
không gian được lưu trữ trên máy tính [7].
* Các định nghĩa về GIS
Xuất phát từ ứng dụng GIS là một hộp công cụ mạnh được dùng để lưu trữ và
truy vấn tùy ý, biến đổi và hiển thị không gian từ thế giới thực cho những mục tiêu đặc

biệt (Burrough, 1986) [7].
Xuất phát từ các chức năng theo ESRI, tập đoàn nghiên cứu và phát triển các
phần mềm GIS nổi tiếng, GIS là một tập hợp có tổ chức, bao gồm hệ thống phần cứng,
phần mềm máy tính, dữ liệu địa lý và con người, được thiết kế nhằm mục đích nắm
bắt, lưu trữ, cập nhật, điều khiển, phân tích và hiển thị tất cả các dạng thơng tin liên
quan đến vị trí địa lý [7].
Xuất phát từ quan điểm hệ thống thông tin GIS là một hệ thống thông tin được
thiết kế để làm việc với dữ liệu có tham chiếu tọa độ địa lý. Nói cách khác, GIS là hệ
thống gồm hệ cơ sở dữ liệu với những dữ liệu có tham chiếu khơng gian và một tập
hợp những thuật tốn để làm việc trên dữ liệu đó (Star and Estes, 1990) [7].
Từ những định nghĩa trên, chúng ta thấy được một hệ GIS có các chức năng cơ
bản như sau: Xây dựng cơ sở dữ liệu, cập nhật, chỉnh sửa dữ liệu, lưu trữ, quản lý và
phục hồi dữ liệu, hỏi đáp, xử lý, phân tích dữ liệu, truy xuất dữ liệu dưới dạng đồ họa
hay các văn bản, bảng biểu …
Hệ GIS khác với các hệ đồ họa máy tính đơn thuần ở chỗ: các hệ đồ họa máy
tính khơng có các cơng cụ để làm việc với các dữ liệu phi đồ họa (dữ liệu thuộc tính
gắn liền với các đối tượng nghiên cứu).


4

1.1.2. Quy trình cơng nghệ của hệ thống GIS và các thành phần của một hệ GIS
 Quy trình cơng nghệ của một hệ thống GIS
Công nghệ GIS là quá trình vào, ra số liệu, được cụ thể hố qua hình 1.1.

Hình 1.1. Mơ hình cơng nghệ GIS (Nguồn [8])
- Số liệu vào là số liệu được nhập từ các nguồn khác nhau như chuyển đổi, số
hoá, quét, viễn thám, ảnh, hệ thống định vị toàn cầu GPS (global position system) và
toán điện tử (total station).
- Quản lý số liệu: Sau khi số liệu được thu thập, tổng hợp, GIS cần cung cấp các

thiết bị có thể lưu và bảo trì dữ liệu. Việc quản lý dữ liệu có hiệu quả phải đảm bảo:
Bảo mật số liệu, tích hợp số liệu, lọc và đánh giá số liệu, khả năng duy trì số liệu.
- Xử lý số liệu: Các thao tác xử lý số liệu được thực hiện để tạo ra thơng tin. Nó
giúp cho người sử dụng quyết định cần làm gì tiếp theo: xử lý số liệu, tạo ảnh, báo cáo,
bản đồ.
- Phân tích và mơ hình hố: Số liệu tổng hợp và chuyển đổi là một phần của
GIS, những yêu cầu tiếp theo là khả năng giải mã và phân tích về mặt định tính thơng
tin đã thu thập. Khả năng phân tích thơng tin khơng gian để có được sự nhận thức có
khả năng sử dụng những quan hệ đã biết để mơ hình hố đặc tính địa lý đầu ra của một
tập hợp các điều kiện.
- Số liệu ra: Thơng tin có thể được biểu thị khi nó được xử lý bằng GIS, các
phương pháp truyền thống là bảng và đồ thị có thể cung cấp bằng các bản đồ và ảnh ba
chiều. Thơng tin có thể quan sát trên màn hình máy tính, được vẽ ra như các giấy,
nhận được như một ảnh địa hình, hoặc tạo ra file dữ liệu. Liên hệ trực quan là một


5

trong những phương diện của công nghệ GIS được tăng cường bởi sự biến đổi ngược
lại của các điều kiện đầu ra.
1.1.3. Các thành phần của GIS
Các thành phần của GIS được trình bày qua hình 1.2.

Hình 1.2. Các thành phần của GIS
(Nguồn: [8])
1.2. Tổng quan về cơ sở dữ liệu đất đai
1.2.1. Cơ sở dữ liệu địa chính
Dữ liệu là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh
hoặc dạng tương tự [4].
Cơ sở dữ liệu là tập hợp có tổ chức của các dữ liệu về thế giới thực trong một

lĩnh vực nào đó có liên quan với nhau về mặt logic. Chúng được lưu trữ ở bộ nhớ
ngoài [4].
Cơ sở dữ liệu đất đai là tập hợp thơng tin có cấu trúc của dữ liệu địa chính, dữ
liệu quy hoạch sử dụng đất, dữ liệu giá đất, dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai được sắp
xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thường xuyên bằng phương
tiện điện tử [4].
Dữ liệu địa chính là dữ liệu khơng gian địa chính, dữ liệu thuộc tính địa chính
và các dữ liệu khác có liên quan [2].
Cơ sở dữ liệu địa chính là tập hợp thơng tin có cấu trúc của dữ liệu địa chính [2].


6

Dữ liệu khơng gian địa chính là dữ liệu về vị trí, hình thể của thửa đất, nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về hệ thống thủy văn, hệ thống thủy lợi; hệ thống
đường giao thông; dữ liệu về điểm khống chế; dữ liệu về biên giới, địa giới; dữ liệu về
địa danh và ghi chú khác; dữ liệu về đường chỉ giới và mốc giới quy hoạch sử dụng
đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông và các loại quy hoạch khác, chỉ giới
hành lang an tồn bảo vệ cơng trình [2].
Dữ liệu thuộc tính địa chính là dữ liệu về người quản lý đất, người sử dụng đất,
chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, tổ chức và cá nhân có liên quan đến
các giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu thuộc tính về
thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về tình trạng sử dụng của thửa
đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về quyền và nghĩa vụ trong sử dụng
đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu giao dịch về đất đai, nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất [2].
Siêu dữ liệu (metadata) là các thông tin mô tả về dữ liệu [2].
Cấu trúc dữ liệu là cách tổ chức dữ liệu trong máy tính thể hiện sự phân cấp,
liên kết của các nhóm dữ liệu [2].
Kiểu thông tin của dữ liệu là tên, kiểu giá trị và độ dài trường thông tin của dữ

liệu [2].
Hệ VN-2000: Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia VN-2000 [2].
XML (eXtensible Markup Language) là ngôn ngữ định dạng mở rộng có khả
năng mơ tả nhiều loại dữ liệu khác nhau bằng một ngôn ngữ thống nhất và được sử
dụng để chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin [2].
GML (Geography Markup Language) là một dạng mã hóa của ngơn ngữ XML
để thể hiện nội dung các thông tin địa lý [2].
1.2.2. Nội dung dữ liệu địa chính
Dữ liệu địa chính bao gồm các nhóm dữ liệu sau đây
a) Nhóm dữ liệu về người gồm dữ liệu người quản lý đất đai, nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất, người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất, người có liên quan đến các giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất [2];
b) Nhóm dữ liệu về thửa đất gồm dữ liệu khơng gian và dữ liệu thuộc tính của
thửa đất [2];
c) Nhóm dữ liệu về tài sản gắn liền với đất gồm dữ liệu không gian và dữ liệu
thuộc tính của nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất [2];


7

d) Nhóm dữ liệu về quyền gồm dữ liệu thuộc tính về tình trạng sử dụng của
thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; hạn chế quyền và nghĩa vụ trong sử
dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; giao dịch về đất đai, nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất [2];
đ) Nhóm dữ liệu về thủy hệ gồm dữ liệu khơng gian và dữ liệu thuộc tính về hệ
thống thủy văn và hệ thống thủy lợi [2];
e) Nhóm dữ liệu về giao thơng gồm dữ liệu khơng gian và dữ liệu thuộc tính về
hệ thống đường giao thơng [2];
g) Nhóm dữ liệu về biên giới, địa giới gồm dữ liệu khơng gian và dữ liệu thuộc

tính về mốc và đường biên giới quốc gia, mốc và đường địa giới hành chính các cấp [2];
h) Nhóm dữ liệu về địa danh và ghi chú gồm dữ liệu không gian và dữ liệu
thuộc tính về vị trí, tên của các đối tượng địa danh sơn văn, thuỷ văn, dân cư, biển đảo
và các ghi chú khác [2];
i) Nhóm dữ liệu về điểm khống chế tọa độ và độ cao gồm dữ liệu khơng gian và
dữ liệu thuộc tính về điểm khống chế tọa độ và độ cao trên thực địa phục vụ đo vẽ lập
bản đồ địa chính [2];
k) Nhóm dữ liệu về quy hoạch gồm dữ liệu khơng gian và dữ liệu thuộc tính về
đường chỉ giới và mốc giới quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao
thông và các loại quy hoạch khác; chỉ giới hành lang an tồn bảo vệ cơng trình [2].
1.2.3. Cập nhật, chỉnh lý biến động cơ sở dữ liệu địa chính
 Căn cứ để cập nhật, chỉnh lý biến động cơ sở dữ liệu địa chính
Cơ sở dữ liệu địa chính được cập nhật, chỉnh lý thường xuyên theo các căn cứ
sau (Hồ sơ giao đất hoặc hồ sơ cho thuê đất, hồ sơ đấu giá quyền sử dụng đất, hồ sơ
đăng ký, cấp Giấy chứng nhận được lập sau khi xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai; Hồ sơ
thu hồi đất; Hồ sơ đăng ký biến động về sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất;
Hồ sơ cấp đổi Giấy chứng nhận, cấp lại Giấy chứng nhận bị mất; đính chính nội dung
ghi trên Giấy chứng nhận đã cấp; Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về
việc thành lập mới hoặc điều chỉnh địa giới hoặc đổi tên đơn vị hành chính liên quan
đến thửa đất, tài sản gắn liền với đất) [4].
 Mức độ, tần suất thực hiện cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu địa chính
Cơ sở dữ liệu địa chính, việc cập nhật, chỉnh lý thơng tin được thực hiện liên
tục, thường xuyên ngay trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính về đất đai đối với
mỗi truờng hợp và phải được hoàn thành trước khi trao Giấy chứng nhận cho người
được cấp Giấy chứng nhận [4].


8

 Kiểm tra việc cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai

- Các đơn vị làm nhiệm vụ xây dựng, tích hợp cơ sở dữ liệu theo đơn vị hành
chính cấp xã phải có trách nhiệm kiểm tra, rà sốt lại tồn bộ thơng tin đã được phát
hiện, chỉnh sửa và cập nhật vào hiện trạng hồ sơ địa chính trước khi nhập chính thức vào
cơ sở dữ liệu đất đai. Kết quả cập nhật phải cho phép các biến động tiếp theo được thực
hiện trực tiếp trên hệ thống cơ sở dữ liệu ngay sau khi sản phẩm được nghiệm thu và
đưa vào vận hành tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký Đất đai Duy Xuyên các cấp [4];
- Chi nhánh Văn phòng Đăng ký Đất đai Duy Xuyên cấp tỉnh, Chi nhánh Văn
phòng Đăng ký Đất đai Duy Xuyên cấp huyện vận hành bản sao cơ sở dữ liệu tổ chức
kiểm tra thường xuyên đối với cơ sở dữ liệu địa chính và cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm
kê đã được cập nhật. Tỷ lệ kiểm tra tối thiểu 10% số trường hợp cập nhật, chỉnh lý [4].
1.2.4. Trình tự xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
1.2.4.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đối với trường hợp thực hiện đồng bộ việc
chỉnh lý hoàn thiện hoặc đo đạc lập mới bản đồ địa chính gắn với đăng ký, cấp mới,
cấp đổi Giấy chứng nhận và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính cho tất cả các thửa đất.
Bước 1: Công tác chuẩn bị (Chuẩn bị vật tư, thiết bị, dụng cụ, phần mềm phục vụ
cho công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính; Chuẩn bị nhân lực, địa điểm làm việc)
Bước 2: Thu thập tài liệu (Thu thập các tài liệu đã lập trong quá trình đăng ký,
cấp Giấy chứng nhận trước đây gồm: Bản đồ, sơ đồ, bản trích đo địa chính, Giấy
chứng nhận, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai và tài liệu
phát sinh trong quá trình quản lý đất đai; Bản đồ địa chính, bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
Các hồ sơ kê khai đăng ký cấp mới, cấp đổi Giấy chứng nhận và đăng ký biến động).
Bước 3: Xây dựng dữ liệu khơng gian địa chính (Chuẩn hóa các lớp đối tượng
khơng gian địa chính theo chuẩn dữ liệu địa chính từ nội dung bản đồ địa chính số;
Chuyển đổi và gộp các lớp đối tượng không gian địa chính vào cơ sở dữ liệu theo đơn
vị hành chính xã).
Bước 4: Xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính (Lập bảng tham chiếu số thửa cũ
và số thửa mới đối với các thửa đất đã cấp Giấy chứng nhận theo bản đồ cũ; Nhập,
chuẩn hóa thơng tin từ hồ sơ địa chính hoặc hồ sơ cấp Giấy chứng nhận, hồ sơ đăng ký
biến động (kể cả hồ sơ giao dịch bảo đảm), bản lưu Giấy chứng nhận của các thửa đất
đã được cấp Giấy chứng nhận trước khi cấp đổi (chỉ nhập theo hồ sơ của lần biến động

cuối cùng). Khơng nhập thơng tin thuộc tính địa chính đối với trường hợp hồ sơ nằm
trong khu vực dồn điền đổi thửa. Nhập, chuẩn hóa thơng tin từ hồ sơ đăng ký cấp Giấy
chứng nhận lần đầu, cấp đổi Giấy chứng nhận, hồ sơ đăng ký biến động).


9

Bước 5: Quét (chụp) giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất (Quét (chụp) giấy tờ
pháp lý về quyền sử dụng đất; Quét bản đồ, sơ đồ, bản trích đo địa chính đã sử dụng để
cấp Giấy chứng nhận trước đây; Xử lý tập tin quét hình thành bộ hồ sơ cấp Giấy chứng
nhận dạng số, lưu trữ dưới khuôn dạng tập tin PDF; Liên kết bộ hồ sơ cấp Giấy chứng
nhận dạng số với cơ sở dữ liệu địa chính và xây dựng kho hồ sơ cấp Giấy chứng nhận
dạng số).
Bước 6: Hồn thiện dữ liệu địa chính (Thực hiện đối sốt và hồn thiện chất
lượng dữ liệu địa chính của 100% thửa đất so với thơng tin trong kho hồ sơ Giấy
chứng nhận dạng số và hồ sơ đăng ký đất đai, tài sản khác gắn liền với đất đã sử dụng
để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính).
Bước 7: Xây dựng dữ liệu đặc tả - metadata
Bước 8: Thử nghiệm quản lý, khai thác, cập nhật cơ sở dữ liệu
Bước 9: Kiểm tra, đánh giá chất lượng cơ sở dữ liệu địa chính
Bước 10: Đóng gói, giao nộp sản phẩm cơ sở dữ liệu địa chính [4].
1.2.4.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đối với trường hợp đã thực hiện đăng ký,
cấp Giấy chứng nhận, đăng ký biến động đất đai
Bước 1: Công tác chuẩn bị (Lập kế hoạch thực hiện; Chuẩn bị vật tư, thiết bị,
dụng cụ, phần mềm phục vụ cho cơng tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính; Chuẩn bị
nhân lực, địa điểm làm việc).
Bước 2: Thu thập tài liệu:
 Thu thập dữ liệu, tài liệu;
 Phân tích, đánh giá, lựa chọn tài liệu sử dụng:
- Nội dung phân tích đánh giá phải xác định được thời gian xây dựng và mức độ

đầy đủ thông tin của từng tài liệu để lựa chọn tài liệu sử dụng cho việc xây dựng cơ sở
dữ liệu địa chính; ưu tiên lựa chọn loại tài liệu có thời gian lập gần nhất, có đầy đủ
thơng tin nhất, có giá trị pháp lý cao nhất;
- Kết quả phân tích đánh giá phải xác định được tài liệu sử dụng cho từng mục
đích khác nhau trong quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.
+ Tài liệu để xây dựng dữ liệu khơng gian địa chính là bản đồ địa chính. Đối
với nơi chưa có bản đồ địa chính mà đã sử dụng các loại tài liệu đo đạc khác cho cấp
giấy chứng nhận phải đánh giá độ chính xác, khả năng liên kết không gian giữa các
thửa đất kế cận để đảm bảo quan hệ liên kết không gian (Topo) theo quy định chuẩn
dữ liệu địa chính. Trường hợp kết quả đo đạc trên một phạm vi rộng (bao gồm nhiều


10

thửa), đạt độ chính xác yêu cầu, cho phép nắn chỉnh hình học để đồng bộ theo quy
định hiện hành thì có thể sử dụng để xây dựng xây dựng cơ sở dữ liệu khơng gian địa
chính. Trường hợp chỉ có sơ đồ hoặc bản trích đo địa chính từng thửa đất hoặc có bản
đồ, bản trích đo địa chính cho một khu vực gồm nhiều thửa đất nhưng chưa có tọa độ
địa chính thì khơng xây dựng dữ liệu không gian mà chỉ thực hiện xây dựng cơ sở dữ
liệu thuộc tính địa chính;
+ Tài liệu để xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính ưu tiên sử dụng sổ địa chính
và bản lưu Giấy chứng nhận. Trường hợp sổ địa chính khơng đầy đủ thơng tin, khơng
được cập nhật chỉnh lý biến động thường xuyên; bản lưu giấy chứng nhận khơng có
đầy đủ thì phải lựa chọn hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận lần đầu, cấp đổi Giấy
chứng nhận đối với trường hợp còn thiếu để cập nhật;
+ Các tài liệu để cập nhật hoặc chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính bao gồm: Hồ
sơ đăng ký biến động đất đai, tài liệu giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất (lập sau khi
hoàn thành cấp Giấy chứng nhận,o các chuyên đề cụ thể.
Việc tổng hợp, phân tích tài liệu số liệu được cụ thể hóa bằng các bảng biểu
hợp lý phù hợp phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.

2.3.3. Phương pháp kế thừa
Tham khảo, vận dụng có chọn lọc các tài liệu có sẵn liên quan nhằm bổ sung
nguồn dữ liệu cho hoạt động nghiên cứu.
2.3.4. Phương pháp ứng dụng công nghệ tin học, công nghệ GIS
Từ các thông tin thu thập được, tiến hành nhập vào phần mềm, TMV-Map chạy
trên nền Microstation, phần mềm chuyển đổi tọa độ Maptrans, TMV-Cadas, Lusmaps,...
theo đúng quy định, hoặc chuyển số liệu từ các phần mềm chuyên dụng khác tạo ra các
trường dữ liệu đồng thời ứng dụng các sản phẩm công nghệ thông tin đáp ứng cung
cấp đủ thông tin phục vụ cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.


30

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thị trấn Nam Phước
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Thị trấn Nam Phước là huyện lỵ của huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách
thành phố Tam Kỳ về phía bắc 42km, cách thành phố Đã Nẵng 35km về phía Nam; Có
tọa độ địa lý là: 15°50′18″B, 108°16′0″Đ. Ranh giới hành chính thị trấn được xác định:
- Phía Đơng giáp xã Duy Phước và xã Duy Thành,
- Phía Tây giáp xã Duy Trung và xã Duy Trinh,
- Phía Nam giáp xã Quế Xuân, huyện Quế Sơn,
- Phía Bắc giáp xã Điện Phương và xã Điện Phong, huyện Điện Bàn.

Hình 3.1. Vị trí địa lý thị trấn Nam Phước
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử huyện Duy Xuyên)



31

3.1.1.2. Địa hình
Thị trấn Nam Phước là vùng đồng bằng, địa hình khá bằng phẳng.
- Độ cao trung bình mặt đất so với mặt thủy chuẩn 4m
- Độ cao cao nhất ở mặt đất so với mặt thủy chuẩn 4,7m
- Độ cao thấp nhất mặt đất so với mặt thủy chuẩn 3,2m
Độ dốc mặt đất không đáng kể, nhỏ hơn 50, độ nghiêng thấp dần về phía Đơng
theo dịng chảy của mặt nước sơng.
Phân cấp tương đối địa hình: phân cấp đơn giản, khơng có chia cắt rõ địa hình.
Những khu vực có độ cao cao là những khu dân cư, khu vực thấp là những vùng đất
ven sông, những vùng đất sản xuất lúa.
3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết
Thị trấn Nam Phước chịu ảnh hưởng khí hậu của miền Trung Trung Bộ, gió
mùa Đơng Bắc và Tây Nam, trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khơ.
- Nhiệt độ trung bình hàng năm:

250C

+ Nhiệt độ cao nhất:

40,10C

+ Nhiệt độ thấp nhất:

10,80C

+ Biên độ nhiệt ngày đêm:


9,30C

+ Tổng số giờ nắng trong năm:

1.900 giờ

- Lượng mưa trung bình hằng năm:

2.500 mm

+ Lượng mưa trung bình lớn nhất:

3.315 mm

+ Lượng mưa trung bình thấp nhất:

2.122 mm

+ Tháng có lượng mưa lớn nhất:

10 và 11

+ Tháng có lượng mưa nhỏ nhất:

1 và 2

+ Tổng số ngày mưa trong năm:

120 ngày


- Độ ẩm trung bình:

85%

+ Độ ẩm cao nhất:

89%

+ Độ ẩm thấp nhất:

71%

- Lượng bốc hơi:
+ Lượng bốc hơi trung bình:

990 mm

+ Tháng có lượng bốc hơi lớn nhất:

6 và 7


32

3.1.1.4. Điều kiện thủy văn
Trên địa bàn thị trấn Nam Phước có hai nhánh của sơng Thu Bồn, đó là sông
Câu Lâu và sông Bà Rén chảy qua 3 mặt ranh giới của thị trấn.
Phía Bắc nhánh sơng Câu Lâu, chảy dài từ hướng Tây xuống hướng Đơng, phía
Tây và Nam nhánh sông Bà Rén chảy quanh từ hướng Tây Bắc xuống hướng Đông.

Điều kiện thủy văn ở đây rất phong phú, tầng nước ngầm rất dày, độ sâu mặt nước
ngầm cách mặt đất tự nhiên thường từ 2 đến 3m.
Điều kiện thủy văn là một trong những yếu tố thuận lợi cho việc phát triển cây
trồng, hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh giúp cho việc tưới tiêu chủ động trên 80% diện
tích đất sản xuất nơng nghiệp của thị trấn Nam Phước.
3.1.1.5. Nhận xét về điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên hiện tại cho phép thị trấn Nam Phước phát triển một nền
kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực cũng như nền tảng cho sự phát triển cân đối cả nông
nghiệp - công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và cả cho thị trường bất động sản tại đây.
3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội
3.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế
Với điều kiện vị trí nằm ở trung tâm huyện lỵ, thuận lợi việc giao lưu với các
địa phương lân cận kể cả thành phố Đà Nẵng và thành phố Tam Kỳ, tình hình kinh tế tại
thị trấn Nam Phước phát triển theo nhiều ngành, nhiều nghề, nhiều thành phần kinh tế
khác nhau.
 Ngành nông nghiệp
Ngành nông nghiệp thị trấn Nam Phước phát triển trong điều kiện thời tiết khắc
nghiệt, giá cả thị trường biến động, nên mặc dù năng suất, sản lượng ngành nông
nghiệp trong những năm qua có tăng, nhưng tổng giá trị nơng nghiệp tăng không đáng
kể. Xu hướng chung trong những năm tới là tiến tới sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị
sản phẩm.
 Ngành tiểu thủ công nghiệp
Thị trấn Nam Phước là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống, ngành tiểu
thủ công nghiệp phát triển mạnh cả về kinh tế tập thể và hộ gia đình, cá thể. Tốc độ
tăng trưởng hằng năm khá, nhiều cơ sở đạt mức doanh thu cao. Ngồi hai hợp tác xã
cơ khí Nam Phước và hợp tác xã ươm dệt Châu Hiệp, ngành tiểu thủ cơng nghiệp của
hộ gia đình cá nhân sản xuất đa dạng nhiều nghề như may mặc, dệt vải, dệt khăn, cơ
khí và nghề xây dựng,...
 Ngành dịch vụ thương mại
Trên địa bàn thị trấn Nam Phước có các đơn vị quốc doanh như Công ty thương

mại Duy Xuyên, công ty lương thực Nam Phước, Bưu điện Duy Xuyên, chi nhánh


33

điện Duy Xuyên, Ngân hàng nhà nước Duy Xuyên, ngành dịch vụ thương mại chủ yếu
là các hộ cá thể. Những hộ cá thể làm dịch vụ thương mại ở thị trấn buôn bán đa dạng và
đủ các mặt hàng có trên thị trường, địa bàn bn bán rộng như Đà Nẵng, Tam Kỳ những
vùng khác trong và ngoài tỉnh. Mặt hàng bán ra chủ yếu là sản phẩm nông sản và hàng
hóa sản xuất từ các làng nghề trên địa phương như dệt may, chiếu cói, tơ lụa,…
Các cửa hàng kinh doanh tập trung dọc theo quốc lộ 1A, tỉnh lộ 610 và 3 chợ
của thị trấn.
3.1.2.2. Dân số
Theo số liệu thống kê năm 2012, tồn thị trấn có 5.909 hộ gồm 22.462 nhân
khẩu, trong đó: nam 10.777 người, nữ 11.685 người. Mật độ dân số 1.549 người/km.
Dân số lao động thị trấn Nam Phước phân bổ không đều trên 16 khối phố và thôn. Tập
trung đông đúc chủ yếu ở các khối phố nằm trên khu trung tâm thuận lợi gần quốc lộ
1A và tỉnh lộ 610 như các khối phố Xuyên Tây, Long Xuyên 1, Long Xuyên 2, Long
Xuyên 3,... Lao động thị trấn dồi dào, phong phú gồm lao động sản xuất nông nghiệp,
lao động tiểu thủ công nghiệp, lao động dịch vụ thương mại, lao động là cán bộ công
nhân viên [15].
Do điều kiện ngành nghề tại địa phương kém phát triển, diện tích sản xuất thu
hẹp dần, nên hằng năm có gần 1000 lao động đi làm ăn xa quê, với các nghề như thợ
hồ, nghề mộc, nghề dệt may…
3.1.2.3. Giáo dục
Trên địa bàn thị trấn Nam Phước, ngoài 2 trường chung của huyện đó là Trường
Trung học phổ thơng Sào Nam và Trung tâm dạy nghề của Huyện đóng trên địa bàn,
thị trấn Nam Phước có 3 hệ thống trường học như sau:
- Hệ phổ thơng cơ sở có 2 trường, là trường trung học cơ sở Chu Văn An và
trường trung học cơ sở Trần Cao Vân với 45 phịng học, có 4 khối lớp (từ lớp 6 đến

lớp 9) với gần 2000 học sinh.
- Hệ tiểu học có 3 trường có Trường tiểu học Nam Phước 1, trường tiểu học
Nam Phước 2, trường tiểu học Nam Phước 3 với 7 điểm trường, có 51 phịng học, có 5
khối lớp với gần 3000 học sinh.
- Hệ mẫu giáo nhà trẻ có 3 trường gồm trường mẫu giáo Nam Phước I, trường
mẫu giáo Nam Phước II, trường mẫu giáo Nam Phước III với 10 điểm trường, có 27
phịng học thu nhận hơn 2000 cháu theo học.
Hệ thống trường lớp thời gian qua đã được Nhà nước và địa phương nâng cấp
tu sửa, cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học tại địa phương [15].
3.1.2.4. Y tế
Trung tâm y tế huyện đóng trên địa bàn thị trấn với hơn 40 phòng khám và chữa
bệnh cho nhân dân trong vùng, hiện nay đang được đầu tư để mở rộng và cải tạo trung
tâm ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu sức khỏe của người dân.


34

Việc khám chữa bệnh cho nhân dân thị trấn như hiện nay có nhiều thuận lợi, tuy
nhiên quy mơ của trạm y tế chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cả về số lượng và
chất lượng nên cần đầu tư nhiều hơn trong thời gian tới.
3.1.2.5. Văn hoá - Thơng tin
Thị trấn Nam Phước có một đài truyền thanh, có đủ hệ thống loa phục vụ cho
nhân dân địa phương nghe đài 4 cấp.
Hệ thống cơ sở hạ tầng cho thông tin liên lạc được đầu tư rộng khắp. Địa
phương thường xuyên tổ chức các phong trào thể dục thể thao, các hội thi chào mừng
các ngày lễ lớn trong năm.
Hoạt động văn hoá, thể dục thể thao trong thời gian qua diễn ra rất sơi nổi góp
phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân.
Công tác chăm lo đời sống cho các đối tượng chính sách, các đối tượng khó
khăn, hộ nghèo được địa phương quan tâm đúng mức, trở thành nhiệm vụ thường

xuyên của Đảng bộ, chính quyền, mặt trận và các đồn thể chính trị- xã hội.
3.1.2.6. Cơ sở hạ tầng
Tuyến quốc lộ 1A đi qua địa bàn thị trấn có chiều dài 4km giới hạn bởi 2 đầu
cầu Câu Lâu và Bà Rén, cùng với đường tỉnh lộ 610 và 610B đi trở thành trục giao
thơng chính của thị trấn, hệ thống đường liên thơn liên xã được bê tơng hóa hồn tồn
nhờ các chương trình “nơng thơn mới” “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.
Hệ thống thủy lợi đã được bê tơng hóa với 8 trạm bơm cung cấp nước tưới cho
hơn 550ha đất canh tác. Đảm bảo nước tưới cho hơn 90% diện tích đất canh tác. Đây
cũng chính là điều kiện để ngành nông nghiệp địa phương phát triển và đi theo hướng
sản xuất hàng hóa.
Hệ thống lưới điện trên địa bàn thị trấn có 12 trạm biến áp với tổng công suất
1400kw phục vụ sinh hoạt và sản xuất, 100% các hộ có điện để sinh hoạt và đáp ứng
cơ bản nhu cầu sản xuất. Địa phương đang đầu tư nâng cấp hệ thống lưới điện từ
nguồn vốn ưu đãi nhà nước với mục tiêu đảm bảo nhu cầu sinh hoạt và sản xuất ngày
càng tăng của nhân dân [15].
3.1.2.7. Nhận xét về điều kiện kinh tế, xã hội
Thị trấn Nam Phước với ưu thế về vị trí, thuận lợi với việc giao lưu, bn bán,
vận chuyển hàng hóa, có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển vượt trội so với các khu vực
lân cận, nơi tập trung đông đảo tầng lớp trí thức, cơng nhân viên chức… là các điều
kiện cần thiết làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cho toàn
huyện trong tương lai.


×