Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

[Bài điểm 9] Tương quan giữa yếu tố sinh học và yếu tố môi trường trong hành vi phạm tội. Liên hệ với thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.8 KB, 21 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KỲ
MÔN: TÂM LÝ HỌC TỘI PHẠM
ĐỀ BÀI SỐ 16:
Tương quan giữa yếu tố sinh học và yếu tố môi trường trong hành vi phạm
tội. Liên hệ với thực tiễn

HỌ VÀ TÊN

:

PHẠM MINH ĐỨC ANH

MSSV

:

421555

LỚP

:

N04-TL2

NHÓM

:


03

NĂM 2021

1


MỤC LỤC

2


A. MỞ ĐẦU
Tâm lí học tội phạm là khoa học nghiên cứu những hiện tượng tâm lí nảy
sinh trong quá trình hoạt động phạm tội của các tội phạm nhằm ngăn ngừa, phát
hiện và đấu tranh chống tội phạm, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an
toàn xã hội. Một trong những đối tượng nghiên cứu của tâm lí học tội phạm là
xác định các nguyên nhân tâm lí – xã hội của tội phạm. Tội phạm là hiện tượng
có tính chất cá nhân và xã hội. Do đó khi tìm hiểu về nguyên nhân của tội phạm
phải nghiên cứu cả nguyên nhân bắt nguồn từ phía xã hội và nguyên nhân xuất
phát từ cá nhân người phạm tội, sự tác động của nguyên nhân xã hội tới cá nhân
dẫn đến sự hình thành nhân cách lệch lạc của người phạm tội, từ đó phát sinh tội
phạm. Để làm sáng tỏ hơn vấn đề này, em xin chọn đề tài số 16: “Tương quan
giữa yếu tố sinh học và yếu tố môi trường trong hành vi phạm tội. Liên hệ với
thực tiễn” làm đề cho bài tập học kỳ của mình.
B. NỘI DUNG
I. Một số khái niệm
1. Yếu tố sinh học
Yếu tố sinh học trong hành vi phạm tội là một trong các nhân tố tiêu cực
thuộc về nhân hân người phạm tội có thể tác động, ảnh hưởng, dẫn đến việc làm

phát sinh tội phạm của người phạm tội. Yếu tố sinh học bao gồm các đặc điểm về
độ tuổi và giới tính.
2. Yếu tố môi trường
Môi trường là hệ thống phức tạp, đa dạng các hoàn cảnh bên ngoài, các
điều kiện tự nhiên và xã hội xung quanh cần thiết cho sinh hoạt và phát triển của
con người. Từ định nghĩa trên ta có thể nhận thấy có hai loại môi trường, đó là
môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
+ Môi trường tự nhiên bao gốm các điều kiện tự nhiên – sinh thái phục vụ
cho học tập, lao động, rèn luyện sức khoẻ, vui chơi, nghỉ ngơi của con người.
3


+ Môi trường xã hội bao gồm môi trường chính trị, môi trường kinh tế,
sản xuất, môi trường sinh hoạt xã hội và môi trường văn hoá.
Yếu tố môi trường trong hành vi phạm tội là tổng hợp các nhân tố tiêu cực
được hình thành từ môi trường sống của cá nhân, có thể tác động, ảnh hưởng đến
cá nhân ở mức độ nhất định mà từ đó làm phát sinh tội phạm.
3. Tương quan
Tương quan chỉ mối quan hệ qua lại, tương hỗ (tương trợ) lẫn nhau, có
liên quan mật thiết với nhau.
Ở đây là thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố sinh học và yếu tố
môi trường trong hành vi phạm tội.
II. Tương quan giữa yếu tố sinh học và yếu tố môi trường trong hành
vi phạm tội
1. Yếu tố sinh học
a. Đặc điểm về giới tính
Kết quả thớng kê cho thấy, tỷ lệ phạm tội của nam giới luôn cao hơn nữ
giới. Tuy nhiên ở mỗi xã hội, ở mỗi nền văn hóa trong từng thời kỳ lại có sự thay
đổi
Về cơ cấu của tội phạm theo giới, nam giới thực hiện tội phạm một cách phổ

biến ở nhiều nhóm tội và loại tội khác nhau (tội phạm xâm phạm tình dục).
Trong khi đó nữ giới lại chiếm tỷ lệ cao ở một số nhóm nhất định như tội phạm
mại dâm, buôn người, ma túy, các tội phạm không có dấu hiệu bạo lực.
Sự khác biệt trong quá trình xã hội hóa đối với mỡi giới tính đóng vai trị
đặc biệt quan trọng trong sự khác biệt, tạo điều kiện cần thiết cho việc thực hiện
tội phạm, ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức thực hiện tội phạm.
b. Đặc điểm về độ tuổi
 Xác định tỷ lệ phạm tội theo nhóm:

4


Tội phạm học chia ra làm 4 nhóm tuổi: 14- nhỏ hơn 18, 18-30 tuổi, 30-45
tuổi, lớn hơn 45 tuổi. Kết quả thống kê cho thấy tội phạm do nhóm 18-30 tuổi
thường chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó là nhóm 30-45 tuổi và những người chưa
thành niên. Nhóm tuổi lớn hơn 45 tuổi có tỷ lệ phạm tội thấp nhất
 Xác định cơ cầu tội phạm theo độ tuổi:
Phần lớn người chưa thành niên thường thực hiện các tội xâm phạm sở
hữu, điển hình là trộm cắp cướp giật tài sản, tội phạm về ma túy, các tội xâm
phạm trật tự công cộng. Nhóm 18-30 tuổi thực hiện phần lớn các tội có sử dụng
bạo lực ( giết người, cướp tài sản, hiếp dâm). Nhóm 30-45 tuổi và từ 45 tuổi trở
lên đặc trưng bởi cá tội phạm về kinh tế, chức vụ, xâm phạm an ninh quốc gia
Yếu tố lứa tuổi của người phạm tội ảnh hưởng đến việc thực hiện tội phạm
cũng xuất phát từ các đặc điểm thể chất, tâm lý, xã hội của mỗi lứa t̉i khác
nhau. Trong đó vai trị vị trí xã hợi của mỗi độ tuổi luôn ảnh hưởng đến quyết
định đến việc lựa chọn phương thức thủ đoạn thực hiện tội phạm
2. Yếu tố môi trường
Sự hình thành và phát triển nhân cách cá nhân bắt đầu từ khi cá nhân đó
được sinh ra và trải qua hàng loạt cách giai đoạn khác nhau dưới sự tác động của
các yếu tố bên ngoài môi trường sống.

Nguyên nhân từ môi trường sống là những nguyên nhân khách quan từ
bên ngoài xã hội, xung quanh cuộc sống của cá nhân đó, ảnh hưởng tới việc hình
thành và phát triển nhân cách cá nhân bao gồm: Các tiểu môi trường mà cá nhân
đang sống và giao tiếp thường xuyên như gia đình, trường học, nơi làm việc, cư
trú, sinh sống…; Môi trường xã hội vĩ mô như: chính sách, pháp luật, phương
tiện thông tin đại chúng, phim ảnh, truyện, báo chí, tác động ảnh hưởng của
những hiện tượng tiêu cực trong xã hội mà người phạm tội chứng kiến hoặc nghe
kể, vấn đề thất nghiệp, bất bình đẳng trong xã hội…
a. Môi trường gia đình
5


Có thể nói, trong các yếu tố từ môi trường sống thì gia đình là yếu tố có
hảnh hưởng lớn nhất đến việc hình thành nhân cách của mỗi cá nhân trong thời
kì thơ ấu. Bởi, kể từ khi mới sinh ra, gia đình là môi trường đầu tiên mà những
đứa trẻ sinh sống, nhận thức của chúng mới bước đầu dần được hình thành, do
đó, những đứa trẻ sẽ học hỏi, bắt chước những hành vi của những người xung
quanh nó, bao gồm cả những hành vi tốt hay không tốt1
Thông thường, quá trình học hỏi, bắt chước hành vi xấu của trẻ diễn ra
nhanh hơn, dễ dàng hơn so với bắt chước hành vi tốt. Càng lớn, đứa trẻ càng
khao khát khám phá thế giới xung quanh, vì vậy quá trình nhận thức cũng như
học hỏi, bắt chước dần dần mở rợng phạm vi khơng cịn dừng lại ở các thành
viên trong gia đình nữa mà bắt đầu vươn ra thế giới bên ngoài, tuy nhiên nhận
thức, lối sống của trẻ vẫn mang dấu ấn của việc ảnh hưởng từ các thành viên
trong gia đìn. Do đó, nếu như đứa trẻ sống trong môi trường gia đình an toàn,
lành mạnh, luôn chú trọng vào giáo dục nhân cách cho trẻ, hướng trẻ sống thiện,
trung thực, nhân hậu, vươn lên trong học tập, công việc thì sẽ hạn chế hiệu quả
việc hình thành nhân cách lệch lạc của cá nhân. Ngược lại, sống trong môi
trường gia đình không an toàn, không lành mạnh thì có thể tác động, ảnh hưởng,
dẫn đén việc hình thành nhân cách lệch lạc của cá nhân.2

Có thể kể ra một số nhân tố có thể tác động đến việc hình thành nhân cách
lệch lạc của cá nhân:
+ Cha và (hoặc) mẹ buông lỏng việc giáo dục con cái, để mặc con cái phát
triển tự nhiên hoặc phó thách việc giáo dục trẻ con cho nhà trưởng và xã hội. Khi
phát hiện trẻ có những biểu hiện sai trái đã không uốn nắn kịp thời mà vẫn thờ ơ,
khơng quan tâm, thậm chí cịn dung túng. Sự quá nuông chiều, thỏa mãn mọi
1Giáo

trình Tội phạm học nhập môn, TS Dương Tuyết Miên, Nhà xuất bản cơng an
nhân dân, Hà Nợi – 2009
2Giáo trình Tội phạm học, TS Dương Tuyết Miên, Nhà xuất bản giáo dục văn bản, năm 2010.
6


nhu cầu con cái của bố mẹ sẽ tạo nên thói quen địi gì được nấy. Bên cạnh sự
nng chiều, cha mẹ bao bọc mọi việc khiến con trẻ hình thành tính ỷ lại, dựa
dẫm, sống ích kỷ, lười nhác, khơng ý thức về trách nhiệm, ln địi hỏi được
phục vụ, được hưởng thụ. Đến một lúc nào đó, khi gia đình không thỏa mãn
những yêu sách hoặc không có điều kiện phục vụ thì con cái trở nên bất mãn,
thậm chí thù ghét bố mẹ.
+ Cha và (hoặc) mẹ quá nuông chiều hoặc quá hà khắc trong giáo dục con
cái đều có thể ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của trẻ. Theo số liệu
điều tra trong 2.209 học viên các trường giáo dưỡng, có tới 49,81% trong số này
sống trong cảnh bị đối xử hà khắc, thô bạo, độc ác của bố mẹ. Số em bị bố đánh
chiếm 23% (gấp sáu lần mẹ đánh); bị dì ghẻ, bố dượng đánh chiếm 20,3%.
+ Cha và (hoặc) mẹ không gương mẫu trong lối sống như có hành vi phạm
tội, sa đà vào tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc, mại dâm hoặc có lối sống quá
thực dụng chỉ biết coi trọng đồng tiền mà coi nhẹ giá trị đạo đức; hoặc đứa trẻ
lớn lên trong gia đình mà bạo lực gia đình luôn tồn tại… Theo số liệu thống kê
tội phạm học, trẻ em phạm pháp có nguồn gốc gia đình làm nghề buôn bán bất

hợp pháp chiếm 51,94%, gia đình có người phạm tội hình sự chiếm 40%, 30%
trẻ phạm tội có bố, mẹ hoặc cả hai nghiện hút. Có trường hợp bố mẹ trực tiếp
đẩy con ra đường, xúi giục chúng làm những điều bất chính khiến trẻ bỏ nhà đi
hoang, sống bụi, trộm cắp. Theo số liệu của VKSND TP Hà Nội, tỉ lệ người chưa
thành niên có hành vi trộm cắp tài sản đồng phạm với bố mẹ là 5%.
+ Cha và (hoặc) mẹ dạy con lối sống thực dụng, thậm chí xúi giục, dụ dỗ,
éo buộc con vào con đường phạm tội
+ Các nhân tố khác như: trong gia đình có nhiều thành viên phạm tội, Cha
và (hoặc) mẹ ngoại tình; đứa trẻ lớn lên tỏng môi trường thiếu cả cha lân mẹ
hoặc thiếu cha hoặc thiếu mẹ, trong gia đình có nhiều thành viên ưa lối hành xử
bạo lực, côn đồ, ngang ngược,… Số liệu thống kê của VKSND Tối cao cho thấy
7


71% trẻ vị thành niên phạm pháp là do không được quan tâm chăm sóc đến nơi
đến chốn. Một nghiên cứu mới đây của Bộ Công an cũng chỉ ra nguyên nhân
phạm tội của trẻ vị thành niên xuất phát từ gia đình: 8% trẻ phạm tội có bố mẹ ly
hôn, 28% phàn nàn bố mẹ không đáp ứng nhu cầu cơ bản của các em, 49% phàn
nàn về cách đối xử của bố mẹ3
b. Môi trường trường học
Nếu như gia đình là nền tảng, tạo nên cơ sở đầu tiên cho sự hình thành
nhân cách của mỗi cá nhân ngay từ khi cịn bé, thì khi đến mợt đợ tuổi nhất định,
giáo dục – môi trường trường học chính là nơi rèn luyện tri thức, nền tảng đạo
đức, giúp uốn nắn nhân cách của mỗi con người. Do đó, nếu trong môi trường
trường học tồn tại nhiều nhân tố không lành mạnh thì những nhân tố này cũng có
thể ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách lệch lạc của cá
nhân. Những nhân tố này có thể kể đến như:
+ Kỉ luật nhà trưởng lỏng lẻo, không nghiêm, việc xử lí những biểu hiện
sai trái trong học sinh (hoặc sinh viên) còn chưa triệt để dẫn đến những hiện
tượng tiêu cực trong nhà trường có nguy cơ lan rộng. Điều này có thể ảnh hưởng,

dẫn đến việc suy giảm, thậm chí mất hết niềm tin vào sự công bằng trong nhà
trường của các rm làm cho một số em chán nản, sa sút học hành, dễ bị lôi kéo
tham gia vào các hoạt động tiêu cực, không lành mạnh.
+ Kết bạn, giao du với bạn bè xấu (những đối tường lười học, ham ăn
chơi, đua địi, hay bỏ học, hỡn láo với thầy cơ giáo và bố mẹ, sa đà vào các tệ
nạn xã hội…). Do kết bạn, giao tiếp thường xuyên với đối tượng này, những đứa
trẻ dần dần ảnh hưởng và có thể bị tiêm nhiễm và bắt chước những hành vi xấu
của những đối tượng này như thường xuyên bỏ học, tụ tập ăn chơi, về nhà hỗn
láo với bố mẹ, bỏ nhà đi hoang… và dần dần đi vào con đường phạm tội.
3 />
8


+ Một số ít cán bộ, giáo viên trong nhà trường không gương mẫu trong lối
sống, thiếu đạo đức trong hành xử với học sinh (hoặc sinh viên), thậm chí lôi kéo
các em vào lối sống không lành mạnh hoặc vào con đường phạm tội như có hành
vi dụ dỗ học sinh nữ vào quan hệ tình dục khi các em cịn nhỏ, dụ dỡ các em mơi
giới mại dâm.
c. Môi trường nơi cá nhân làm việc hoặc cư trú
Môi trường nơi cá nhân làm việc hoặc cư trú có vai trò rất lớn trong việc
hình thành và phát triển nhận thức, năng lực chuyên môn, lối sống cũng như
những phẩm chất đạo đức cá nhân.
Nếu sống trong môi trường tập thể hoặc nơi cư trú lành mạnh, an toàn,
mọi người biết quan tâm, giúp dỡ lẫn nhau, không có tệ nạn xã hội và tội phạm
hoàn thành, mọi người biết chí thú làm ăn, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật thì
có thể nói đây là môi trường thuận lợi, có tác động tích cực đến việc hình thành
nhân cách đúng đắn của cá nhân và hạn chế sự phát triển nhân cách lệch lạc của
cá nhân. Ngược lại, nếu sống trong môi trường có sự chứa đựng nhiều nhân tố
tiêu cực như có người sống bê tha, suốt ngày chỉ cờ bạc, rượu chè, đánh lộn
nhau, thậm chí sa đà vào ma túy, mại dâm, phạm tội thì đây thực sự là moi

trường xấu, tiềm ẩn nguy cơ lôi kéo, tác động đến những người thiếu bản linh,
không vững vàng, dẽ sa ngã trước cái xấu, cái tiêu cực của đời sống xã hội, từ đó
có thể ảnh hưởng, dẫn đến việc hình thành và phát triển nhân cách lệch lạc của
cá nhân.
d. Môi trường xã hội vĩ mô
Môi trường xã hợi vĩ mơ cũng có vai trị quan trọng trong việc tác động
hình thành và phát triển nhận thức, lối sống, quan điểm của cá nhân. Có thể liệt
kê một số nhân tố sau:
+ Tác động từ sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội, vấn đề thất nghiệp,
đói nghèo, bất bình đẳng trong xã hội…
9


+ Tác động của chính sách, pháp luật: nhân tố không thuận lợi từ chính
sách, pháp luật được co là nguyên nhân phát sinh tội phạm có thể là so quy định
của chính sách, pháp luật còn lỏng lẻo, sơ hở, chưa chặt chẽ hoặc không công
bằng, thiếu thỏa đáng,.. Ví dụ: Quy định về quản lý tài sản công lỏng lẻo có thể
làm cho cá nhân nảy sinh lòng thàm và có hành vi chiếm đoạt tài sản công.
+ Hoạt động của các cơ quan quản lý trong các lĩnh vực chưa đồng bộ,
lỏng lẻo, thiếu kiên quyết trong việc xử lý vi phạm. Sự phối hợp giữa các cơ
quan chức năng trong xử lí vi phạm, tội phạm cịn chưa thực sự hiệu quả. Ví dụ:
Việc khơng kiểm soát chặt chẽ phim ảnh bạo lực, khiêu dâm có thể ảnh hưởng
nhất định đến việc hình thành phát triển nhân cách của những đối tượng thường
xuyên xem những bộ phim kiểu này, dẫn đến hình thành nhân cách lệch lạc cá
nhân.
+ Các nhân tố khác như tác động từ phong tục, tập quán lạc hậu, tác động
từ trào lưu văn hóa ngoại lai không lành mạnh
3. Tương quan giữa yếu tố sinh học và yếu tố môi trường trong hành vi
phạm tội
Trong hầu hết các tài liệu nghiên cứu về tội phạm học hiện nay, khi đề cập

nguyên nhân của tội phạm, các tác giả đều thống nhất cho rằng tội phạm phát
sinh là do nhiều yếu tố. Mặc dù vậy, các tác giả vẫn chưa có sự thống nhất về các
yếu tớ đóng vai trị là ngun nhân làm phát sinh tội phạm cũng như cơ chế tác
động của những yếu tố này nhưng hầu hết các quan điểm đều cho rằng nguyên
nhân làm phát sinh tội phạm là do sự tác động qua lại giữa các yếu tố chủ quan
và khách quan. Chỉ một mình yếu tố chủ quan hay chỉ mình yếu tố khách quan tự
nó không thể làm phát sinh tội phạm. Có quan điểm cho rằng:
“Cá nhân người phạm tội với môi trường bên ngồi có mối quan hệ đặc
biệt hữu cơ, biện chứng với nhau, chứ khơng phải hồn tồn tách rời. Chính mơi
trường bên ngồi đã tác động vào con người cụ thể để tạo cho họ có phẩm chất
10


cá nhân tiêu cực. Những đặc điểm tiêu cực khi đã có sẵn trong cá nhân con
người khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ làm nảy sinh ý thức thực hiện tội phạm” 4.
Quan điểm này đã cho thấy một cơ chế tác động phức tạp hơn trong việc làm
phát sinh tợi phạm. Đầu tiên, “mơi trường bên ngồi” tác động vào “con người
cụ thể” để tạo ra “những phẩm chất cá nhân tiêu cực”. Sau đó, “những phẩm
chất cá nhân tiêu cực” sẽ tác động với “các điều kiện thuận lợi làm phát sinh tội
phạm”. Rõ ràng chỉ trên cơ sở sự tác động qua lại giữa các nhân tố chủ quan với
các nhân tố khách quan mới có thể làm phát sinh tội phạm. Một người dù có
những phẩm chất, nhân cách xấu đến mấy nhưng nếu không có những yếu tố bên
ngoài môi trường thuận lợi thì cũng không thể phát sinh tội phạm và ngược lại,
những yếu tố môi trường dù thuận lợi đến mấy, nếu như con người không có
những phẩm chất, nhân cách xấu thì cũng không thể phát sinh hành vi phạm tội.
Có thể thấy cơ chế hình thành nguyên nhân của tội phạm bao gồm hai giai
đoạn: Giai đoạn hình thành nhân cách của con người và giai đoạn hình thành ý
định thực hiện hành vi phạm tội và thực hiện hành vi phạm tội. Hai giai đoạn này
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và mỗi giai đoạn đều có sự tác động qua lại
giữa các yếu tố của môi trường bên ngoài với các yếu tố bên trong con người. Sự

hình thành nhân cách của con người chính là giai đoạn tạo tiền đề cho giai đoạn
phát sinh tội phạm.
Các quan niệm, quan điểm, tính cách hay lối sống của con người không
phải tự nhiên mà có, cũng không phải được hình thành một cách nhanh chóng,
tức thời mà thông thường được hình thành thông qua một quá trình lâu dài và
phức tạp. Quá trình này chính là sự tác động của các yếu tố của môi trường sống
đến nhận thức của từng cá nhân cụ thể để hình thành nên ở người đó hệ thống
những quan niệm, quan điểm, tính cách hay lối sống đặc trưng, điển hình. Các
4 Xem: Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình tội phạm học, Nxb. ĐHQGHN, 1999, tr. 176.

11


đặc điểm nhân thân của con người nói chung cũng như các đặc điểm về đạo đức,
tâm lí không phải bất biến mà ngược lại sẽ luôn luôn vận động, thay đổi cùng với
sự phát triển và biến động của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội. Sự thay đổi
của môi trường sống trong sự tương tác với nhận thức, hiểu biết của con người sẽ
giúp cho việc hình thành những quan điểm, nhận thức mới hoặc thay đổi những
quan niệm, quan điểm hay lối sống cũ để tạo ra những đặc điểm nhân thân mới.
Sự tác động của môi trường đến cá nhân con người luôn theo hai xu
hướng: Những yếu tố tích cực của môi trường sống sẽ tác động để hình thành các
đặc điểm nhân thân tốt và ngược lại, những yếu tố tiêu cực sẽ tác động để hình
thành các đặc điểm nhân thân xấu. Ở đây chúng ta thấy sự tác động của môi
trường tiêu cực để hình thành những phẩm chất tâm lí lệch lạc cũng chính là để
hình thành các đặc điểm nhân thân xấu thuộc về nhóm đặc điểm đạo đức-tâm lí
của con người. Chính vì vậy, nghiên cứu sự hình thành các đặc điểm nhân thân
xấu của con người không thể tách rời việc nghiên cứu sự hình thành các phẩm
chất tâm lí hay nhân cách lệch lạc (hay còn gọi là những phẩm chất tâm lí tiêu
cực của con người). Chính việc hình thành những đặc điểm nhân thân xấu này là
tiền đề cho giai đoạn tiếp theo là giai đoạn làm phát sinh hành vi phạm tội.

Nhiều nghiên cứu cho thấy sự hình thành các đặc điểm nhân thân không
tốt của con người là quá trình tác động của nhiều yếu tố trong đó có những yếu
tố thuộc về chủ quan của con người như trí tuệ, sự thông minh hay khả năng
kiềm chế và kiểm soát hành vi của người đó trong sự tác động qua lại với những
yếu tố tiêu cực thuộc về môi trường xã hội như gia đình, trường học, bạn bè, hay
các hoạt động vui chơi giải trí, thậm chí cả những thói quen như nghiện rượu,
nghiện các chất ma túy..
Những yếu tố tiêu cực của môi trường bên ngoài như môi trường gia đình,
bạn bè, nhà trường, nơi công tác, môi trường vui chơi giải trí hay đời sống kinh

12


tế-xã hội sẽ tác động đến các cá nhân để hình thành các phẩm chất tâm lí lệch lạc
cũng đồng thời hình thành các đặc điểm nhân thân xấu của con người.
Môi trường bên ngoài tác động đến các cá nhân nhưng các cá nhân với tư
cách là chủ thể của xã hội luôn nhận thức các hiện tượng, quá trình xã hội phù
hợp với đặc điểm tâm sinh lí của mình để hình thành những quan niệm, quan
điểm, tính cách hay lối sống riêng của mình. Điều đó lí giải cho việc trong những
môi trường sống tiêu cực tương tự nhau nhưng không phải ai cũng hình thành
các đặc điểm nhân thân xấu. Đó là vì các đặc điểm nhân thân được hình thành
thông qua một quá trình lâu dài và phức tạp (như đã phân tích), hơn nữa lại phụ
thuộc vào nhận thức, hiểu biết của từng cá nhân cụ thể. Tất nhiên khơng thể phủ
nhận vai trị rất quan trọng của môi trường sống tiêu cực, tuy nhiên quá trình
hình thành các đặc điểm nhân thân xấu cịn phụ tḥc vào nhận thức chủ quan
cũng như đặc điểm tâm lí của từng cá nhân cụ thể (ví dụ, một số cá nhân có
những đặc điểm tâm lí như nóng nảy, thiếu sự kiềm chế, kiểm soát bản thân sẽ dễ
hình thành các đặc điểm nhân thân xấu hơn các cá nhân khác, ngay cả trình độ
học vấn, độ tuổi, giới tính, sự nhạy cảm, trí thông minh... cũng có ảnh hưởng
đáng kể đến việc hình thành các đặc điểmnhân thân xấu.

III. Liên hệ thực tiễn
Những đặc điểm nhân thân xấu trong sự kết hợp với các tình huống tiêu
cực cụ thể sẽ dễ làm phát sinh hành vi phạm tội.
Vụ án: Nguyễn Văn Thành (SN 1987, Ngụ tại huyện Củ Chi, TP HCM)
giết người cướp của.
Cha mẹ Thành ly hơn từ khi Thành cịn nhỏ, t̉i thơ của Thành trôi qua
không êm đềm, nhà nghèo, nên Thành phải nghỉ học giữa chừng để phụ mẹ bán
quán hủ tíu gõ ven đường, thu nhập mỗi ngày chỉ được 150.000d. 4 năm trước,
Thành đi uống cà phê và bỗng nảy sinh tình cảm với cô tiếp viên Lê Thị Ái (SN
1992). Sau đó, Thành xin phép mẹ cho người yêu về nhà sống chung. Đến khi Ái
13


mang thai được 2 tháng thì gia đình cô mới biết chuyện. Mẹ Ái tức giận và
không đồng ý đứa con rể nghèo, nhà cửa khơng ởn định. Ít lâu sau, bà bắt con về
quê để tiện chăm sóc. Ngày Ái sinh, bà luôn miệng mắng chửi Thành bất tài,
không có nổi 100.000 đồng để nuôi vợ con. Thành buồn ứa nước mắt nhưng
chẳng biết phải làm sao. Sau mấy đêm suy nghĩ, Thành xin phép mẹ vợ trở về
Sài Gịn để kiếm tiền.
Khơng phụ mẹ bưng bê hủ tiếu nữa, Thành xin làm nhân viên sửa cửa sắt.
Tuy nhiên, đồng lương ít ỏi chẳng giúp Thành trang trải nổi cuộc sống, nói gì
đến dư dả. Áp lực đồng tiền khiến Thành chán nản và suy nghĩ lệch lạc rằng chỉ
có đi cướp mới kiếm tiền nhanh được.
Thấy những cô gái tiếp viên cà phê ăn mặc sành điệu, trang sức đeo đầy
người, Thành đã lên kế hoạch cướp tài sản. Chiều ngày 7/11/2011, sau khi chuẩn
bị con dao và cuộn dây dù, Thành tới quán cà phê Chợt Nhớ (huyện Hóc Môn)
để “săn mồi”. Như các nữ tiếp viên khác, nhiệm vụ của Lương Thị L. (24 tuổi)
ngoài bưng bê còn phải ngồi nói chuyện với khách nhằm giúp khách thư giãn.
Khi Thành gợi ý mua dâm với giá 1 lần quan hệ là 250.000 đồng thì L. đồng ý.
20 giờ cùng ngày, Thành đón L. tới thuê phòng tại nhà nghỉ Lê Quang

(huyện Hóc Môn) để “vui vẻ” với nhau. Kết thúc cuộc “mây mưa”, Thành bất
ngờ lấy con dao kề vào cổ L. rồi quát: “Nằm im, đưa tiền đây”. Biết gặp phải kẻ
cướp, L. hoảng loạn la hét cầu cứu. Hoảng sợ, Thành liền đâm liên tiếp vào L.
khiến nạn nhân gục xuống, tử vong ngay tại chỗ. Nghe tiếng xô xát, 2 nhân viên
nhà nghỉ phá cửa xông vào thì Thành cầm dao hét lên: “Thằng nào xông vào tao
đâm chết” rồi cướp tài sản bỏ trốn. 4 giờ sau, Thành bị công an địa phương bắt
giữ.
Như vậy, có thể thấy, nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội của Thành
chính là bởi sự tương quan giưa yếu tố môi trường và yếu tố sinh học. Đó là
những nguyên nhân như hoàn cảnh gia đình và sự phân hóa giàu nghèo trong xã
14


hội. Bởi, ngay từ nhỏ, cha mẹ Thành đã ly hôn, nên Thành phải sống dưới sự
thiếu thốn tình cảm của cha, công việc học hành cũng dang dở, số tiền kiếm
được của hai mẹ con hàng ngày chỉ đủ trang trải cuộc sống hằng ngày. Nếu như
cha mẹ Thành không ly hôn, và cả hai cùng làm ăn, nuôi thành, thì có lẽ Thành
sẽ có một cuộc sống no đủ, nhiều yêu thương hơn, không phải sớm đối mặt với
cuộc sống mưu sinh, vất vả. Hơn thế, xã hội phân hóa giàu nghèo, chính vì quá
nghèo, nên Thành mới bị gia đình mẹ vợ một mực phản đối và đã tỏ thái độ
khinh ghét đối với Thành trong suốt thời gian dài. Đó là lý do thúc đẩy Thành lên
Sài Gòn kiếm tiền. Đến đây ta có thể thấy, Thành cũng là một người có chí, có
quyết tâm kiếm tiền nuôi gia đình vợ con để không bị gia đình nhà vợ khinh
ghét. Thế nhưng, vì không học hành, khơng bằng cấp, nên cơng việc mà Thành
tìm được cịn không đủ để trang trải cho bản thân, huống chi là ni gia đình.
Ći cùng, vì khơng cịn cách nào khác, vì áp lực của đồng tiền, Thành mới bước
vào con đường tội lỗi, quyết định đi “cướp” vì cho rằng như vậy mới có thể
nhanh giàu. Trước vành móng ngựa, Thành thừa nhận: “Vì quá nghèo, quá khổ,
vợ mới sinh, con còn thơ dại, cùng quẫn quá bị cáo mới đi cướp để có tiền. Thực
lòng, bị cáo chỉ muốn cướp tài sản chứ không có ý giết người. Con dao bị cáo

mang theo là để… dọa nạn nhân. Nào ngờ, cô ấy chống cự nên bị cáo mới đâm.
Bị cáo muôn lần xin lỗi gia đình bị hại, xin lỗi mẹ vì đã khiến mọi người phải
chịu đau khổ. Mong Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo con
đường sống để về với mẹ già và vợ dại, con thơ”.
C. KẾT LUẬN
Tội phạm luôn là những vấn đề được cả xã hội quan tâm để ý. Việc nghiên
cứu về các nguyên nhân dẫn đến việc phạm tội sẽ giúp các cơ quan chức năng
thực hiện tớt chính sách phịng, chớng tợi phạm. Mặc dù môi trường sống là một
nguyên nhân có ảnh hưởng lớn đến việc cá nhân thực hiện hành vi phạm tội,
nhưng cũng cần hiểu rằng, nguyên nhân này không phải là tất cả nên không thể
15


thể lý giải được hết các loại tội phạm đang tồn tại. Mà để có thể lý giải nguyên
nhân của tội phạm, chúng ta cần phải nghiên cứu nguyên nhân cả về từ phía
người cá nhân người phạm tội, cũng như mối quan hệ giữa môi trường sống và
tính độc lập của mỗi cá nhân.
Trên đây là toàn bộ bài tập học kì môn Tâm lý học tội phạm của em. Vì
khn khở bài làm và kiến thức cịn hạn chế nên bài làm của em không tránh
khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý từ các thầy cô
để bài làm được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

16


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tâm lí học Tư pháp, Nhà xuất
bản Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2006.
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tâm lí học đại cương, NXB

Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2013.
3. Giáo trình Tội phạm học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản
công an nhân dân, Hà Nội – 2012.
4. Giáo trình Tội phạm học, TS Dương Tuyết Miên, Nhà xuất bản giáo dục
văn bản, năm 2010.
5. Giáo trình Tội phạm học nhập môn, TS Dương Tuyết Miên, Nhà xuất
bản công an nhân dân, Hà Nội – 2009
6. />7. />8. />%BEU_T%E1%BB%90_C%C6%A0_B%E1%BA%A2N_%E1%BA
%A2NH_H%C6%AF%E1%BB%9ENG_%C4%90%E1%BA%BEN_S
%E1%BB%B0_H%C3%8CNH_TH%C3%80NH_V%C3%80_PH
%C3%81T_TRI%E1%BB%82N_T%C3%82M_L%C3%9D
9.

/>
sinh-hoc-va-yeu-to-xa-hoi-trong-con-nguoi.htm

17



×