Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Bài giảng phương pháp tiếp cận khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 93 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM, ĐẠI HỌC HUẾ
KHOA TNĐ & MTNN

BÀI GIẢNG

PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN KHOA HỌC

TS. Nguyễn Thuỳ Phương



MỤC LỤC
Chương I. ĐỀ CƯƠNG VỀ KHOA HỌC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ......................... 1
1.1. KHÁI NIỆM VỀ KHOA HỌC .................................................................................. 1
1.1.1. Khái niệm về khoa học ....................................................................................... 1
1.1.2. Sự phát triển của khoa học .................................................................................. 2
1.2. KHÁI NIỆM VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC.......................................................... 4
1.2.1. Khái niệm, mục tiêu và chức chức năng của nghiên cứu khoa học ........................ 4
1.2.2. Đặc điểm của nghiên cứu khoa học ..................................................................... 5
1.3. CÁC LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ....................................................... 6
1.3.1. Nghiên cứu cơ bản (fundamental research) .......................................................... 6
1.3.2. Nghiên cứu ứng dụng (applied researh) ............................................................... 8
1.3.3. Nghiên cứu triển khai ( developmental research ) ................................................ 9
1.3.4. Nghiên cứu thăm dò (survey research) ................................................................ 9
1.4. PHÂN LOẠI KHOA HỌC...................................................................................... 10
1.5. KHOA HỌC, KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ ........................................................ 11
1.5.1. Khoa học ......................................................................................................... 11
1.5.2. Phân biệt khoa học, kỹ thuật và công nghệ ........................................................ 11
1.5.3. Chuyển giao công nghệ .................................................................................... 13
Chương II. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC .............................................................. 16
2.1. VẤN ĐỀ KHOA HỌC ............................................................................................ 16


2.1.1. Vấn đề khoa học (vấn đề nghiên cứu) ............................................................... 16
2.1.2. Các tình huống của vấn đề khoa học ................................................................. 17
2.1.3. Cách phát hiện “vấn đề” nghiên cứu khoa học ................................................... 17
2.2. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ..................................................................... 18
2.2.1. Đề tài nghiên cứu khoa học............................................................................... 18
2.2.3. Phân loại đề tài nghiên cứu khoa học ................................................................ 20
2.2.4. Chọn đề tài nghiên cứu khoa học ...................................................................... 20
2.2.5. Tên đề tài ......................................................................................................... 22
2.2.6. Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài ..................................................................... 22
2.2.7. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 24
2.3. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI, VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU............... 24
2.3.1. Khách thể nghiên cứu ....................................................................................... 24
2.3.2. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 25
2.3.3. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 25
2.3.4. Mục tiêu và mục đích nghiên cứu ..................................................................... 25
2.4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC ................................................................................... 27
2.4.1. Khái niệm giả thuyết khoa học .......................................................................... 27
2.4.2. Vai trò của giả thuyết trong nghiên cứu khoa học .............................................. 29
2.4.3. Phân loại giả thuyết khoa học ........................................................................... 29
2.4.4. Liên hệ giữa giả thuyết với vấn đề khoa học ...................................................... 30
2.4.5. Các thao tác logic để đưa ra một giả thuyết ....................................................... 31


2.4.6. Kiểm chứng giả thuyết ..................................................................................... 33
2.5. TRÌNH TỰ LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC .......................................... 35
2.5.1. Logic của nghiên cứu khoa học......................................................................... 35
2.5.2. Cấu trúc logic của nghiên cứu khoa học ............................................................ 35
2.5.3. Trình tự logic của nghiên cứu khoa học............................................................. 36
2.6. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN ĐÈ TÀI KHOA HỌC .................................................... 37
2.6.1. Bước 1 - Xác định đề tài ................................................................................... 38

2.6.2. Bước 2 - Xây dựng đề cương nghiên cứu .......................................................... 41
2.6.3. Bước 3 - Giai đoạn thực hiện ............................................................................ 44
2.6.4. Bước 4 - Viết báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu............................................... 45
2.6.5. Bước 5 - Bảo vệ, nghiệm thu đề tài ................................................................... 46
2.6.6. Bước 6 - Công bố kết quả nghiên cứu ............................................................... 47
2.7. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ............................................. 47
2.7.1. Chỉ tiêu đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học .................................................. 47
2.7.2. Phương pháp đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học .......................................... 48
2.7.3. Nhận xét phản biện khoa học ............................................................................ 49
Chương 3. THÔNG TIN TRONG NCKH ...................................................................... 51
3.1. THÔNG TIN TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ............................................... 51
3.1.1. Môt số khái niệm ............................................................................................. 51
3.1.2. Các tiêu chí đánh giá thơng tin .......................................................................... 51
3.2. PHÂN LOẠI THƠNG TIN ..................................................................................... 53
3.2.1. Thơng tin định tính ........................................................................................... 54
3.2.2. Thông tin định lượng ........................................................................................ 54
3.2.3. Các phương pháp thu thập thông tin .................................................................. 54
3.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THƠNG TIN ........................................................... 55
3.3.1. Phương pháp thu thập thơng tin phi thực nghiệm ............................................... 55
3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin bằng thực nghiệm ............................................ 71
Chương 4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ THÔNG TIN........................................................ 76
4.1. KHÁI NIỆM VỀ XỬ LÝ THƠNG TIN................................................................... 76
4.1.1. Khái niệm ........................................................................................................ 76
4.1.2. Tiến trình thu thập thông tin, xử lý thông tin và và viết báo cáo ......................... 76
4.2. XỬ LÝ CÁC THÔNG TIN ĐỊNH LƯỢNG ............................................................ 76
4.2.1. Con số rời rạc................................................................................................... 77
4.2.2. Bảng số liệu ..................................................................................................... 78
4.2.3. Biểu đồ ............................................................................................................ 78
4.2.4. Đồ thị .............................................................................................................. 79
4.3. XỬ LÝ CÁC THƠNG TIN ĐỊNH TÍNH................................................................. 80

4.3.1. Xem xét nguồn thông tin và lựa chọn phương pháp ........................................... 80
4.3.2. Mã hóa dữ liệu ................................................................................................. 80
4.3.3. Xử lý số liệu sau khi mã hóa ............................................................................. 80
Chương 5. TÀI LIỆU KHOA HỌC ................................................................................ 82
5.1. NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ............................................................ 82


5.2. CÁC LOẠI TÀI LIỆU KHOA HỌC ....................................................................... 82
5.2.1. Bài báo và báo cáo hội nghị khoa học ............................................................... 82
5.2.2. Thông báo khoa học ......................................................................................... 83
5.2.3. Kỷ yếu khoa học .............................................................................................. 83
5.2.4. Chuyên khảo khoa học ..................................................................................... 83
5.2.5. Sách giáo khoa, giáo trình................................................................................. 84
5.2.6. Báo cáo kết quả nghiên cứu .............................................................................. 84
5.3. NGÔN NGỮ CỦA TÀI LIỆU KHOA HỌC ............................................................ 84
5.3.1. Văn phong khoa học ......................................................................................... 85
5.3.2. Ngơn ngữ tốn học ........................................................................................... 85
5.3.3. Sơ đồ ............................................................................................................... 85
5.3.4. Hình vẽ ............................................................................................................ 85
5.3.5. Ảnh khoa học ................................................................................................... 85
5.4. TRÍCH DẪN KHOA HỌC ..................................................................................... 85
5.5. QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM VÀ CƠNG TRÌNH KHOA HỌC........... 86
5.5.1. Bảo hộ sở hữu trí tuệ trên thế giới ..................................................................... 86
5.5.2. Bảo hộ sở hữu trí tuệ ở nước ta ......................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 87


DANH MỤC BẢNG BIỂU - HÌNH ẢNH
Bảng 1.1. So sánh các đặc điểm của khoa học và công nghệ ............................................... 12
Bảng 2.1. Trình tự logic của nghiên cứu khoa học .............................................................. 36

Bảng 3.1. Các yêu cầu của thông tin .................................................................................. 51
Bảng 3.1. Các khái niệm liên quan đến khung mẫu............................................................. 62
Bảng 3.2. Ví dụ về cách chọn mẫu phân lớp ....................................................................... 64
Bảng 4.1. Cơ cấu công nghiệp năm 2017 của các thành phần kinh tế .................................. 78
Bảng 5.1. Cấu trúc logic của các loại bài báo và báo cáo khoa học ...................................... 82
Bảng 5.2. Bố cục các phần của một bài báo khoa học ......................................................... 83

Hình 1.1. Mối quan hệ của các loai hình nghiên cứu khoa học .............................................. 7
Hình 2.1 Sơ đồ xác định vấn đề khoa học/vấn đề nghiên cứu .............................................. 16
Hình 3.1. Sơ đồ thể hiện thơng tin như là một biến trạng liên tục mà dữ liệu và kiến thức là
hai đầu .............................................................................................................................. 51
Hình 4.1. Sơ đồ thu thập, xử lý thông tin và viết báo cáo .................................................... 77
Hình 4.2. Biểu đồ hoạt động theo thời gian trong năm của các khu vực ............................... 79
Hình 4.3. Động thái đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm ................................................ 80


Chương I
ĐỀ CƯƠNG VỀ KHOA HỌC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1.1. KHÁI NIỆM VỀ KHOA HỌC
1.1.1. Khái niệm về khoa học
* Khoa học (Science), cùng với lịch sử phát triển của nhân loại, khoa học đóng vai trị
cốt yếu cho các thành tựu đạt được như hiện nay. Tùy theo cách tiếp cận và nhìn nhận khác
nhau, mà có nhiều quan niệm, định nghĩa về khoa học.
- UNESCO (1961): “Khoa học là hệ thống tri thức về mọi loại qui luật của vật chất và
sự vận động của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội, tư duy"
Hay " Khoa học là hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội và tư duy về những qui luật phát triển
khách quan của tự nhiên, xã hội và tư duy, hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và
không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội"
- Từ điển tiếng Việt (Minh Tân và cộng sự, 1999, tr.579) giải thích, Khoa học là hệ
thống tri thức tích lũy trong q trình lịch sử và được thực tiễn chứng minh, phản ánh những

qui luật của thế giới bên ngoài cũng như hoạt động tinh thần của con người, giúp con người
có khả năng cải tạo thế giới.
- Luật khoa học và công nghệ (QH13, 2013): Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất,
qui luật tồn tại và phát triển sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Một cách tổng hợp có thể nêu như sau: khoa học là hệ thống tri thức được hệ thống và
khái quát hoá từ hiện thực và được thực tiễn kiểm nghiệm. Nó phản ánh dưới dạng logic, trừu
tượng và khái quát hoá những thuộc tính, những cấu trúc, những mối liên hệ bản chất, những
quy luật tự nhiên, xã hội và tư duy. Đồng thời khoa học còn bao gồm hệ thống tri thức về
những biện pháp tác động có kế hoạch đến thế giới xung quanh, đến sự nhận thức và làm biến
đối thế giới đó phục vụ cho lợi ích của con người.
- Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động sống hàng ngày
trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên. Quá trình
nay giúp con người hiểu biết và nắm bắt về sự vật, hiện tượng, các quy luật của tự nhiên để từ
đó đưa ra các cách thức quản lý và điều khiển tự nhiên sao cho có lợi nhất sự tồn tại của hệ
sinh thái và con người. Tri thức kinh nghiệm được con người không ngừng sử dụng và phát
triển trong các hoạt động thực tế.
Ví dụ, tri thức kinh nghiệm được người dân quan sát, tích lũy qua câu ca dao: Lúa chiêm
lấp ló đầu bờ, hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên hay bao giờ đom đóm bay ra, hoa gạo rụng
xuống thì tra hạt vừng.
Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chỉ nắm bắt dựa trên các kinh nghiệm của các hiện
trượng mà chưa thật sự đi sâu vào bản chất, chưa thấy được hết các thuộc tính của sự vật và
mối quan hệ bên trong giữa các sự vật và con người. Vì vậy, tri thức kinh nghiệm chỉ phát
triển đến một hiểu biết giới hạn nhất định, nhưng tri thức kinh nghiệm là cơ sở cho sự hình
thành tri thức khoa học.
1


- Tri thức khoa học là những hiểu biết được tích luỹ một cách hệ thống và được khái
qt hố nhờ hoạt động nghiên cứu khoa học. Nó khơng phải là sự kế tục giản đơn các tri thức
kinh nghiệm mà là sự khái quát hoá thực tiễn, các sự kiện ngẫu nhiên rời rạc thành hệ thống

các tri thức bản chất về các sự vật và hiện tượng. Các tri thức được tổ chức trong khuôn khổ
các bộ môn khoa học.
Như vậy, khoa học được ra đời từ thực tiễn và phát triển cùng với sự vận động của xã
hội. Ngày nay, khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thậm chí vượt lên trước hiện
thực hiện có. Vai trị của khoa học ngày càng gia tăng và trở thành động lực trực tiếp của sự
phát triển kinh tế - xã hội.
* Khoa học nông nghiệp (Từ điển bách khoa nông nghiệp 1991): Khoa học nông
nghiệp là hệ thống các ngành khoa học tự nhiên, kinh tế - xã hội trong lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp giúp con người hiểu biết và cải tạo cây trồng và vật ni, mơi trường tự nhiên (đất đai,
khí hậu...) và hoàn cảnh kinh tế - xã hội nhằm đạt sản lượng và chất lượng nông sản cao, năng
suất và hiệu suất lao động tối ưu.
Khoa học nông nghiệp gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như trồng trọt, chăn nuôi lâm
nghiệp và thủy sản. Hoạt động của khoa học nông nghiệp gồm nhiều các nội dung như sau:
- Nghiên cứu các qui luật tạo ra sản phẩm nông nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến "qui
luật đó.
- Nghiên cứu các mối quan hệ trong hệ sinh thái nông nghiệp nhằm quản lý các mối
quan hệ này theo hướng không ngừng nâng cao khối lượng và chất lượng sản phẩm.
- Nghiên cứu tìm ra các giải pháp kỹ thuật, kinh tế và tổ chức nhằm làm tăng hiệu quả
sử dụng tài nguyên nông nghiệp.
- Ứng dụng các thành tựu từ các ngành khoa học khác như sinh học, vật lý, hóa học và
thông tin trong việc xây dựng công nghệ mới vào sản xuất nơng nghiệp góp phần nâng cao
năng suất và hiệu quả.
1.1.2. Sự phát triển của khoa học
Quá trình phát triển của khoa học có hai xu hướng ngược chiều nhau nhưng không loại
trừ nhau mà thống nhất với nhau, gồm:
- Xu hướng thứ nhất là sự tích hợp những tri thức- khoa học thành hệ thống chung. Ví
dụ khoa học nơng nghiệp được tích hợp từ khoa học trồng trọt, khoa học vật nuôi, khoa học
đất, khoa học bảo vệ thực vật...
- Xu hướng thứ hai là sự phân lập các tri thức khoa học thành những ngành khoa học
khác nhau. Sự phân lập tạo cơ hội cho các ngành khoa học đi sâu và phát triển.

Trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử, tuỳ theo những yêu cầu phát triển của xã hội
mà xu hướng này hay khác nổi lên chiếm ưu thế.
- Thời kỳ cổ đại. xã họi lồi người cịn sơ khai, lao động sản xuất còn đơn giản, những
tri thức mà con người tích luỹ được chủ yếu là tri thức kinh nghiệm. Thời kỳ này triết học là
khoa học duy nhất chứa đựng tích hợp những tri thức của các khoa học khác nhau như: toán
học, cơ học, thiên văn học.
2


- Thời kỳ Trung cổ: kéo dài hàng nghìn năm, là thời kỳ thống trị của quan hệ sản xuất
phong kiến và cùng với nó là sự thống trị của giáo hội và nhà thờ (chủ nghĩa duy tâm thống trị
xã hội), ở thời kỳ này khoa học bị giáo hội bóp nghẹt mọi tư tưởng nên chậm phát triển, vai
trò của khoa học đối với xã hội rất hạn chế, khoa học trở thành tôi tớ của thần học.
- Thời kỳ tiền tư bản chủ nghỉã (thế kỷ XV - XVIII) là thời kỳ tan rã của quan hệ sản
xuất phong kiến và cũng là thời kỳ mà giai cấp tư sản từng bước xác lập vị trí của mình trên
vũ đài lịch sử. Sự phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa đã thúc đẩy sự phát triển của khoa
học. Khoa học từng bước thoát ly khỏi thần học, sự phân lập các tri thức khoa học càng rõ
ràng, nhiều ngành khoa học xuất hiện. Phương pháp nghiên cứu khoa học chủ yếu được sử
dụng trong thời kỳ này là phương pháp tư duy siêu hình - cơ sở triết học để giải thích các hiện
tượng xã hội.
- Thời kỳ cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thức nhất (từ giữa thế kỷ XVIII - XIX thời
kỳ phát triển tư bản công nghiệp). Đây là thời kỳ có nhiều phát minh khoa học lớn và xuất
hiện nhiều phương tiện nghiên cứu khoa học. Sự phát triển của khoa học đã phá vỡ tư duy
siêu hình và thay vào đó là tư duy biện chứng. Các ngành khoa học có sự thâm nhập lẫn nhau
để hình thành những mơn khoa học mới: tốn - lý; hố sinh- sinh - địa- hoá - lý; toán kinh tế...
- Thời kỳ cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại (đầu thế kỷ XX đến nay). Thời kỳ này
cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển theo hai hướng:
+ Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao nhận thức của con người trong nghiên cứu các kết
cấu khác nhau của vật chất. Khoa học đi sâu tìm hiểu thế giới vi mơ, hồn thiện các lý thuyết
về ngun tử, điện, sóng, trường...và nghiên cứu sự tiến hoá của vũ trụ.

+ Chuyển kết quả nghiên cứu vào sản xuất một cách nhanh chóng đồng thời ứng dụng
chúng một cách có hiệu quả vào đời sống xã hội.
Đặc điểm nổi bật của thời kỳ này là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, trở
thành tiền đề, điểm xuất phát cho nhiều ngành sản xuất vật chất mới. Song cũng chính sự phát
triển nhanh chóng của khoa học lại làm nảy sinh những vấn đề mới như: môi trường, bảo vệ
và khai thác tài ngun thiên nhiên... Vì vậy, lại cần có sự quan tâm đầy đủ mối quan hệ giữa
khai thác và tái tạo tự nhiên làm cho sự phát triển của khoa học gắn bó hài hồ với mơi trường
sống của con người và hệ sinh thái.
Lịch sử phát triển của con người đã chứng kiến 3 cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật
lớn ở các thời kỳ phát triển khác nhau:
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (từ 1784): James Watt, tác giả ở một trường
đại học Anh đã phát minh ra máy hơi nước, tác động trực tiếp đến các ngành nghề như dệt
may, chế tạo cơ khí, giao thơng vận tải. Động cơ hơi nước được đưa vào ôtô, tàu hỏa, tàu thủy
mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại.
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai (từ 1871 – 1914): Cuộc cách mạng này gắn
liền với quá trình điện khí hóa mà những nhà tiên phong như Nikola Tesla, Thomas Alva
Edison, George Westinghouse và sự áp dụng quản lý dựa trên cơ sở khoa học bởi Frederick
Winslow Taylor. Một số sáng chế đã được cải thiện trong Cách mạng công nghiệp thứ hai,
bao gồm cả in ấn và động cơ hơi nước.
3


- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn
ra vào những năm 1970 với sự ra đời của sản xuất tự động dựa vào máy tính, thiết bị điện tử
và internet, tạo nên một thế giới kết nối. Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba diễn ra khi có các
tiến bộ về hạ tầng điện tử, máy tính và số hố vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất
bán dẫn (thập niên 1960), máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980), và Internet (thập niên
1990). Cho đến cuối thế kỷ 20, q trình này cơ bản hồn thành nhờ những thành tựu khoa
học - công nghệ cao. Vệ tinh, máy bay, máy tính, điện thoại, Internet... là những công nghệ
hiện nay chúng ta đang thụ hưởng từ cuộc cách mạng này.

- Cách mạng 4.0: Năm 2013, một từ khóa mới là "Cơng nghiệp 4.0" (Industrie 4.0) bắt
đau noi len xuât phát từ một báo cáo của chính phủ Đức đề cập đến cụm từ này nhằm nói tới
chiên lược cơng nghệ cao, điện tốn hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con
người. Thủ tướng Đức Angela Merkel tiếp tục nhắc tới Industrie 4.0 tại Diễn đàn Kinh tế thế
giới ở Davos tháng 1/2015. Hiện nay, Công nghiệp 4.0 đã vượt ra khỏi khuôn khổ dự án của
Đức với sự tham gia của nhiều nước và trở thành một phần quan trọng của cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, có thể nói đây là thời kỳ nổi bật của
cuộc cách mạng khoa học hiện đại trong thời đại hiện nay.
Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm Cơng nghệ sinh học,
Kỹ thuật số và Vật lý. Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong CMCN 4.0 sẽ là: Trí tuệ
nhân tạo (AI); Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).
Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, cách mạng Công nghiệp 4.0 tập trung vào nghiên cứu
để tạo ra những bước nhảy vọt trong nông nghiệp, thủy sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo
vệ mơi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu.
Cuối cùng là lĩnh vực vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới
(graphene, skyrmions...) và công nghệ nano.
1.2. KHÁI NIỆM VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1.2.1. Khái niệm, mục tiêu và chức chức năng của nghiên cứu khoa học
* Khái niệm của NCKH
Theo Phạm Viết Vượng, " Bản chất của nghiên cứu khoa học là hoạt động sáng tạo của
các nhà khoa học nhằm nhận thức thế giới, tạo ra hệ thống tri thức có giá trị để sử dụng và cải
tạo thế giới"
Theo Vũ Cao Đàm, " Nghiên cứu khoa học là họat động xã hội huớng vào việc tìm
kiếm những điều mà khoa học chưa biết, hoặc là phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận
thức khoa học về thế giới, hoặc là sáng tạo phuơng pháp mới và phuơng tiện kỹ thuật mới để
cải tạo thế giới"
Một số ý kiến khác cho rằng: Nghiên cứu khoa học là quá trình nhận thức chân lý khoa
học. Là hoạt động nhận thức của con nguời nhằm khám phá bản chất của sự vật hiện tượng và
tìm kiếm giải pháp cải tạo thế giới.
* Mục tiêu của NCKH

- Mục tiêu nhận thức: nhằm phát triển kho tàng tri thức của nhân loại.
4


- Mục tiêu sáng tạo: tạo ra công nghệ mới, nâng cao trình độ văn minh, năng suất lao
động…
- Mục tiêu kinh tế: góp phần làm tăng trưởng kinh tế xã hội.
- Mục tiêu văn hoá, văn minh: Mở mang dân trí, nâng cao trình độ, hồn thiện con người
ở mức cao hơn.
* Chức năng của nghiên cứu khoa học
Để đạt được hai mục đích trên nghiên cứu khoa học phải thông qua một số chức năng sau:
- Mô tả định tính và mơ tả định lượng sự vật, đối tượng
+ Mơ tả định tính nhằm chỉ rõ các đặc trưng về tính chất, đặc điểm của đối tượng
+ Mơ tả định lượng nhằm chỉ rõ các đặc trưng về lượng của đối tượng Ket quả của sự
mô tả là khái niệm được phát biểu lên dưới dạng kinh nghiệm
- Giải thích
+ Làm rõ ngun nhân dẫn đến sự hình thành, phát triển và tiêu vong của sự vật, hiện tượng
+ Sự tương tác giữa chúng với nhau và với mơi trường xung quanh.
+ Phân tích những mâu thuẫn nảy sinh bên trong sự vật, các động lực và quy luật
phát triển...
Kết quả của sự giải thích là tri thức đạt đến trình độ tư duy lý luận.
- Dự báo: Khi nghiên cứu một sự vật hiện tượng nào đó, bao giờ cũng đưa đến sự tiên
đoán dự kiến, sự phát triển tương lai của nó. Điều đó hết sức cần thiết cho việc đề xuất các
kiến nghị, các đề án, kế hoạch.
Tuy nhiên trong nghiên cứu khoa học mọi phép ngoại suy và dự báo đều phải chấp
nhận độ sai lệch nhất định. Sự sai lệch này có thể là do nhận thức ban đầu của người nghiên
cứu chưa chuẩn xác, sai lệch do quan sát, do những luận cứ bị biến dạng, do môi trường
biến động...
- Sáng tạo: Nghiên cứu khoa học ln hướng tới cái mới, địi hỏi sự sáng tạo và nhạy
bén của tư duy. Sáng tạo các giải pháp để cải tạo thế giới và là mục đích của NCKH.

1.2.2. Đặc điểm của nghiên cứu khoa học
- Tính mới mẻ: Là đặc tính quan trọng nhất của NCKH vì NCKH ln hướng tới những
phát hiện mới hoặc sáng tạo mới.
- Tính tin cậy: Kết quả NCKH phải tin cậy được.
- Tính chính xác: Đây là thuộc tính cơ bản của sản phẩm khoa học.
- Tính kế thừa: bất kỳ một sáng tạo khoa học nào cũng có tính kế thừa và phát triển kết
quả nghiên cứu trước đó.
- Tính khách quan: trên quan điểm chung, chân thực.
- Tính rủi ro: địi hỏi lịng kiên trì dũng cảm của người nghiên cứu.

5


- Tính kinh tế: khả năng ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong sản xuất.
- Tính cá nhân: sáng tạo khoa học gắn liền với bản sắc cá nhân như kiến thức, kinh
nghiệm, tình cảm, ý chí... của nhà khoa học.
1.3. CÁC LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tùy theo mục tiêu nghiên cứu và các kết quả thu được sau nghiên cứu mà người ta
chia thành những loại hình nghiên cứu khoa học khác nhau:
1.3.1. Nghiên cứu cơ bản (fundamental research)
Nghiên cứu cơ bản là hoạt động nghiên cứu nhằm phát hiện bản chất và quy luật của
sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, con người, nhờ đó làm thay đổi nhận thức của
con người.
Sản phẩm của nghiên cứu cơ bản có thể là các khám phá, phát hiện, phát minh và thường
dẫn đến việc hình thành một hệ thống lý thuyết có ảnh hưởng đến một hoặc nhiều lĩnh vực
khoa học. Chẳng hạn: Archimède phát minh định luật sức nâng của nước; Marie và Piere
Curie phát hiện nguyên tố phóng xạ radium; Karl Marx phát hiện quy luật giá trị thặng dư;
Adam Smith phát hiện quy luật " bàn tay vơ hình " của kinh tế thị trường v.v .
- Phát hiện (detection): là sự khám phá ra những vật thể, những quy luật xã hội đang tồn
tại một cách khách quan.

Ví dụ : Kock phát hiện vi trùng lao, Marie Curie phát hiện ra nguyên tố phóng xạradium, Glileo phát hiện các vệ tinh của sao hỏa, Christoph Colombo phát hiện châu Mỹ...
Phát hiện chỉ mới là sự khám phá các vật thể, các quy luật xã hội làm thay đổi nhận
thức, chưa thể áp dụng trực tiếp, chỉ có thể áp dụng thơng qua các giải pháp. Vì vậy, phát hiện
khơng có giá trị thương mại, không cấp bằng và không được bảo hộ pháp lý.
- Phát mình (discovery): là sự khám phá ra những quy luật, những tính chất hoặc những
hiện tượng của thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan mà trước đó chưa ai biết, nhờ đó
làm thay đổi cơ bản nhận thức con người.
Ví dụ : Newton phát minh định luật vạn vật hấp dẫn trong vũ trụ; Lêbêdev phát minh
tính chất áp suất của ánh sáng; Nguyễn Văn Hiệu phát minh quy luật bất biến kích thước của
thiết diện các quá trình sinh hạt,.v.v .
Đối tượng của phát minh là những hiện tượng, tính chất, quy luật của thế giới vật chất
đang tồn tại một cách khách quan. Nhưng theo quy ước thì những đối tượng sau đây không
được xem là phát minh mà chỉ xem là các phát hiện hoặc phát kiến: phát hiện về địa lý tự
nhiên, địa chất, tài nguyên và điều kiện thiên nhiên, phát hiện khảo cổ học, phát hiện trong
khoa học xã hội...
Phát minh cũng chỉ là những khám phá về các quy luật khách quan, chưa có ý nghĩa áp
dụng trực tiếp vào sản xuất hoặc đời sống. Vì vậy, phát minh khơng có giá trị thương mại,
khơng được cấp bằng phát minh và không được bảo hộ pháp lý. Tuy nhiên, người ta lại công
nhận quyền ưu tiên của phát minh tính từ ngày phát minh được cơng bố .
Xét trên góc độ ý tưởng và mục đích nghiên cứu có thể chia nghiên cứu cơ bản thành hai
loại: nghiên cứu cơ bản thuần túy và nghiên cơ bản định hướng.
6


1) Nghiên cứu cơ bản thuần túy
Nghiên cứu cơ bản thuần túy còn được gọi là nghiên cứu cơ bản tự do hoặc nghiên cứu
cơ bản không định hướng. Đây là những hoạt động nghiên cứu với mục đích thuần túy là phát
hiện ra bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội để nâng cao nhận thức mà
chưa có hoặc chưa bàn đến ý nghĩa ứng dụng.
2) Nghiên cứu cơ bản định hướng

Nghiên cứu cơ bản định hướng là hoạt động nghiên cứu cơ bản nhằm vào mục đích nhất
định hoặc để ứng dụng vào những dự kiến định trước.
Ví dụ: Hoạt động thăm dị địa chất mỏ hướng vào mục đích phục vụ nhu cầu khai thác khoáng
sản; các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên, kinh tế, xã hội ... đều có thể xem Jà nghiên cứu
cơ bản định hướng .

Hình 1.1. Mối quan hệ của các loai hình nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu cơ bản định hướng được chia thành: nghiên cứu nền tảng và nghiên cứu
chuyên đề
- Nghiên cứu nền tảng (Background research): là hoạt động nghiên cứu về quy luật tổng
thể của một hệ thống sự vật. Chẳng hạn: điều tra cơ bản tài nguyên đất đai, tài nguyên rừng;
nghiên cứu khí tượng; nghiên cứu bản chất vật lý, hóa học, sinh học của vật chất; điều tra cơ
bản về kinh tế, xã hội... đều thuộc về nghiên cứu nền tảng
- Nghiên cứu chuyên đề (thematic researh): là hoạt động nghiên cứu về một hiện tượng,
đặc biệt của sự vật.Chẳng hạn, trạng thái thứ tự (plasma) của vật chất, từ trường trái đất, bức
xạ vũ trụ, gen di truyền ...
Nghiên cứu cơ bản là một hoạt động, một công việc khơng thể thiếu trong nghiên cứu
khoa học. Nó trở thành nền tảng, cơ sở cho các hoạt động nghiên cứu khác như: nghiên cứu
ứng dụng, nghiên cứu triển khai.

7


Trong lĩnh vực sinh học nông nghiệp Nghiên cứu công nghệ gen, vi sinh vật, cây trồng,
vật nuôi thuộc loại hình nghiên cứu cơ bản. Ví dụ: Nghiên cứu khả năng chịu hạn của các
dịng lúa có nền di truyền Indica nhưng mang một đoạn nhiễm sắc thể thay thế từ lúa dại (
Ozyza runipogon) hoặc lúa trồng Janinica - Phạm Văn Cuờng -2015.
Quỹ Khoa học công nghệ quốc gia Nafosted phê duyệt đề tài cơ bản năm 2018 mảng xã
hội nhân văn:
(1) Đề tài Nông nghiệp hay phi nông nghiệp - Lựa chọn đầu tư của nông dân và tác

động đến phúc lợi của nông hộ.
(2) Tái cấu trúc ngành chè theo hướng sản xuất hữu cơ.
(3) Sự tham gia của doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam vào chuỗi giá trị tồn cầu.
(4) Tương tác giữa mơi trường kinh doanh và kết quả đổi mới của các doanh' nghiệp vừa
và nhỏ: Bằng chứng tại Việt Nam.
1.3.2. Nghiên cứu ứng dụng (applied researh)
Nghiên cứu ứng dụng là hoạt động nghiên cứu vận dụng các quy luật đã được phát hiện
từ nghiên cứu cơ bản để giải thích sự vật, tạo dựng các nguyên lý công nghệ mới, nguyên lý
sản phẩm mới và nguyên lý dịch vụ mới và áp dụng chúng vào sản xuất và đời sống .
Ví dụ: Năng suất quang hợp (Photosynthetic productivity) là tổng số sinh khối được tạo
thành do quá trình quang hợp, bao gồm năng suất sinh học (Số sinh khối do quang hợp tạo
thành còn lại sau khi đã trừ đi sinh khối mất đi do hô hấp, do ngoại thấm qua rễ, do các bộ
phận của cây chết) và năng suất kinh tế (số sinh khối được tích luỹ trong các cơ quan kinh tế
như: trong hạt lúa, trong củ khoai, trong thân mía,... ).
Trong kỹ thuật trồng trọt để nâng cao năng suất cây trồng người ta phải nâng cao năng
suất quang hợp của cây, có nghĩa là cần xác định mật độ trồng như thế nào để cây trồng có được
năng suất quang hợp cao nhất. Nghiên cứu về mật độ trồng trọt hợp lý là nghiên cứu ứng dụng
dựa trên nghiên cứu cơ bản về cơ chế quang hợp của thực vật, cơ chế tổng hợp gluxit.
Trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới hiện nay, các địa phương nhân
rộng mơ hình cánh đồng mẫu, là mơ hình tổ chức sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả, nâng cao
khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên cơ sở giảm chi phí sản xuất. Là kết quả vận dụng các
nguyên lí và các qui luật kinh tế.
Sản phẩm của nghiên cứu ứng dụng có thể là những giải pháp mới về tổ chức, quản lý,
công nghệ, vật liệu, sản phẩm. Một số giải pháp hữu ích về cơng nghệ có thể trở thành sáng
chế. Sáng chế là loại thành tựu trong khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong khoa học xã hội
và nhân văn khơng có sản phẩm loại này.
Sáng chế (invention): Sáng chế là một giải pháp kỹ thuật mang tính mới về nguyên lý kỹ
thuật, tính sáng tạo và áp dụng được.
Ví dụ: Máy hơi nước của James Wart, công thức thuốc nổ TNT của Nobel, công nghệ di
truyền ... là những sáng chế .Vì sáng chế có khả năng áp dụng, nên có ý nghĩa thương mại,

được cấp bằng Sáng chế (patent), có thể mua bán patent hoặc ký kết các hợp đồng (licence)
cấp giấy phép sử dụng cho người có nhu cầu và được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
8


Việc nghiên cứu ứng dụng là một tất yếu trong hoạt động nghiên cứu khoa học và nó
gắn bó chặt chẽ với nghiên cứu cơ bản. Kết quả của nghiên cứu ứng dụng là sự cụ thể hóa kết
quả nghiên cứu cơ bản vào trong các lĩnh vực sản xuất và trong đời sống.
1.3.3. Nghiên cứu triển khai ( developmental research )
Nghiên cứu triển khai là hoạt động nghiên cứu vận dụng các quy luật (thu được từ
nghiên cứu cơ bản ) và các nguyên lý công nghệ hoặc nguyên lý vật liệu (thu được từ nghiên
cứu ứng dụng) để đưa ra những hình mẫu về một phương diện kỹ thuật mới, sản phẩm mới,
dịch vụ mới với những tham số đủ mang tính khả thi về mặt kỹ thuật. Điều cần lưu ý là kết
qủa của nghiên cứu triển khai thì chưa triển khai được. Sản phẩm của nghiên cứu triển khai
mới chỉ là những hình mẫu có tính khả thi (khơng cịn rủi ro) về mặt kỹ thuật. Để áp dụng
được cịn phải nghiên cứu những tính khả thi khác như: khả thi về tài chính, khả thi về mặt
kinh tế - xã hội về môi trường...
Nghiên cứu triển khai bao gồm cả quá trình thiết kế thử nghiệm và mơ hình thử nghiệm.
Vì vậy, nghiên cứu triển khai chia thành hai loại:
Triển khai trong phòng: là loại hình triển khai thực nghiệm hướng vào việc áp dụng
trong điều kiện của phịng thí nghiệm những ngun lý thu được từ nghiên cứu ứng dụng
nhằm khẳng định kết quả sao cho ra được sản phẩm, chưa quan tâm đến quy mơ áp dụng.
Triển khai bán đại trà: Cịn gọi là pilot trong các nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học
kỹ thuật và khoa học công nghệ; là dạng triển khai nhằm kiểm chứng giả thuyết về một hình
mẫu trên một quy mô nhất định, thường là quy mô áp dụng bán đại trà nhằm xác định những
điều kiện cần và đủ để áp dụng đại trà.
Trong khoa học kỹ thuật, hoạt động triển khai được áp dụng khi chế tạo một mẫu công
nghệ mới, mẫu vật liệu mới hoặc mẫu sản phẩm mới. Trong khoa học xã hội, có thể thử
nghiệm một phương pháp dạy học ở các lớp thí điểm, thí điểm một mơ hình quản lý mới tại
một cơ sở được lựa chọn.

Sau khi nghiên cứu ứng dụng xác định được mật độ hợp lý cho các loại cây trồng đối
với mỗi vùng, người ta triển khai, nhân rộng các mật độ ra đại trà thông qua các mơ hình
trình diễn.
1.3.4. Nghiên cứu thăm dị (survey research)
Nghiên cứu thăm dò là hoạt động nghiên cứu nhằm xác định hướng nghiên cứu là dạng
thăm dò thị trường để tìm kiếm cơ hội nghiên cứu .
Nghiên cứu thăm dị có ý nghĩa chiến lược với sự phát triển của khoa học, nó đặt nền
tảng cho việc nghiên cứu, khám phá những bí ẩn của thế giới vật chất, là cơ sở để hình thành
nhiều bộ mơn, nhiều ngành khoa học mới, nhưng nghiên cứu thăm dị khơng thể tính tốn
được hiệu quả kinh tế.
Sự phân chia các lọai hình nghiên cứu là để nhận thức rõ bản chất của nghiên cứu khoa
học, để có cơ sở lập kế hoạch nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu. Tuy nhiên, các loại hình
nghiên cứu khoa học có mối quan hệ với nhau ở những mức độ nhất định trên thực tế, trong
một đề tài khoa học có thể tồn tại cả bốn, ba hoặc hai loại hình nghiên cứu.

9


1.4. PHÂN LOẠI KHOA HỌC
- Phân loại khoa học cần tuân theo một số nguyên tắc:
+ Nguyên tắc khách quan quy định việc phân loại khoa học phải dựa vào đặc điểm của
đối tượng nghiên cứu của từng bộ môn khoa học và quá trình vận động phát triển của từng bộ
mơn đó gắn với những u cầu của thực tiễn, không được tách rời giữa khoa học và đời sống.
+ Nguyên tắc phối hợp đòi hỏi phân loại khoa học phải theo tiến trình phát triển của đối
tượng nhận thức của khoa học và mối liên hệ biện chứng, chuyển tiếp lẫn nhau giữa chúng.
Tuỳ theo mục đích nhận thức hoặc mục đích sử dụng mà có nhiều cách phân lọai khoa
học. Mỗi cách phân loại dựa trên một tiêu chí và cách thức, có ý nghĩa ứng dụng nhất định.
Trong lịch sử phát triển của khoa học có nhiều cách phân loại khác nhau:
+ Phân loại của Aristotle thời Hy lạp cổ đại (384 - 322 TCN): Theo mục đích ứng dụng
của khoa học, có 3 loại:



Khoa học lý thuyết: siêu hình, vật lý, tốn học...tìm hiểu thực tại.



Khoa học sáng tạo gồm: tu từ,-thư pháp, biện chứng... để sáng tạo.



Khoa học thực hành: đạo đức, kinh tế, chính trị học, sử học...để hướng dẫn đời
sống.

+ Cách phân loại của c. Mác (Karl Marx ) có hai loại:


Khoa học tự nhiên: Có đối tượng là dạng vật chất và hình thức vận động các
dạng vật chất đó cùng những mối quan hệ và quy luật giữa chúng như cơ học,
toán học, sinh vật học,...



Khoa học xã hội hay khoa học về con người: có đối tượng là những sinh hoạt của
con người, những quan hệ xã hội của con người cũng như những quy luật, những
động lực phát triển của xã hội như: sử học, kinh tế học, triết học, đạo đức học...

+ Cách phân loại của BM.Kêdrôv (1964) có các
loại:



Khoa học triết học



Khoa học tốn học



Khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật



Khoa học xã hội



Khoa học về thượng tầng cơ sở và hạ tầng
kiến trúc

+ UNESCO phân loại theo đối tượng nghiên cứu của khoa học: có 5 nhóm


Nhóm các khoa học tự nhiên và khoa học chính xác



Nhóm các khoa học kỹ thuật và cơng nghệ




Nhóm khoa học về sức khỏe
10




Nhóm các khoa học nơng nghiệp



Nhóm các khoa học xã hội và nhân văn

+ Phân loại theo theo cơ cấu của hệ thống tri thức hoặc chương trình đào tạo:


Khoa học cơ bản



Khoa học cơ sở của chuyên ngành



Khoa học chun ngành (chun mơn).

Ngồi các cách phân loại trên, cịn có những cách tiếp cận phân loại khoa học khác
nhau như: phân loại theo nguồn gốc hình thành khoa học, phân loại theo mức độ khái quát
của khoa học...
Như vậy, mỗi cách phân loại khoa học dựa trên một tiêu thức (tiêu chí và cách thức)
riêng có ý nghĩa ứng dụng nhất định, nhưng đều chỉ ra được mối liên hệ giữa các khoa học, là

cơ sở để nhận dạng cấu trúc của hệ thống tri thức khoa học. Tuy nhiên, mọi cách phân loại
cần được xem như là một hệ thống mở phải luôn được bổ sung và phát triển.
1.5. KHOA HỌC, KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ
1.5.1. Khoa học
Khoa học: khoa học là hệ thống tri thức về mọi loại quy luật của tự nhiên, xã hội và tư
duy, về những biện pháp tác động đến thế giới xung quanh, đến sự nhận thức và làm biến đổi
thế giới đó nhằm phục vụ lợi ích của con người.
Các tiêu chí để nhận biết một bộ mơn khoa học:
- Có đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu là bản chất sự vật hoặc hiện tượng
được đặt trong phạm vi quan tâm của bộ mơn khoa học.
- Có hệ thống lý thuyết: lý thuyết là hệ thống tri thức khoa học bao gồm những khái
niệm, phạm trù, quy luật, định luật, định lý, quy tắc... Hệ thống lý thuyết của một bộ môn
khoa học thường gồm hai bộ phận: bộ phận riêng có đặc trưng cho bộ mơn khoa học đó và bộ
phận kế thừa từ các khoa học khác.
- Có hệ thống phương pháp luận: phương pháp luận của một bộ môn khoa học bao
gồm hai bộ phận: phương pháp luận riêng và phương pháp luận xâm nhập từ các bộ mơn
khoa học khác.
- Có mục đích ứng dụng: đây là mục tiêu của nghiên cứu. Tuy nhiên, trong nhiều trường
hợp người nghiên cứu chưa biết trước được mục đích ứng dụng (nghiên cứu cơ bản thuần t)
vì vậy khơng nên ứng dụng máy móc tiêu chí này.
1.5.2. Phân biệt khoa học, kỹ thuật và công nghệ
Kỹ thuật: Là bất kỳ kiến thức kinh nghiệm hoặc kỹ năng có tính chất hệ thống hoặc
thực tiễn được sử dụng cho việc chế tạo sản phẩm hoặc để áp dụng vào các quá trình sản xuất,
quản lý hoặc thương mại và trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống xã hội.
Cơng nghệ: Có nhiều định nghĩa về cơng nghệ ( Technology), tùy theo từng hồn cảnh
mà thuật ngữ cơng nghệ có thể được hiểu khác nhau .
11


- Các cơng cụ máy móc giúp con người giải quyết vấn đề.

- Các kỹ thuật bao gồm phương pháp, vật liệu, cơng cụ và tiến trình giải quyết một vấn đề
- Các sản phẩm tạo ra phải giống nhau và với khối lượng lớn, hàng loạt.
- Sản phấm có chất lượng cao và giá thành hạ
Nhìn chung, có thể hiểu công nghệ là tập hợp các phương pháp, qui trình kỹ thuật, kỹ
năng bí quyết .. .để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm.
Theo Ủy ban Kinh tế và Xã hội khu vực Châu Á — Thái Binh Dương (Economic and
Social Commission for Asia and the Pacific (ESCAP), “Cơng nghệ là kiến thức có hệ thống về
quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và thơng tin. Nó bao gồm kiến thức, kỹ năng,
thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hố và cung cấp dịch vụ”.
Cơng nghệ là sự tạo ra, sự biến đổi và sử dụng các kiến thức về các cơng cụ, máy móc,
kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống, và phương pháp tổ chức, nhằm giải quyết một vấn
đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại, đạt một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể.
Hay cơng nghệ cũng có thể chỉ là một tập hợp những công cụ bao gồm máy móc, những sự
sắp xếp, hay những quy trình.
Luật Khoa học & công nghệ (QH11 2006): Là giải pháp, qui trình, bí quyết kỹ thuật có
kèm hay khơng kèm theo công cụ, phương tiện để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.
Thành phần của công nghệ: Công nghệ mang một ý nghĩa tổng hợp bao gồm tri thức, tổ
chức, quản lý...Vì vậy nói đến cơng nghệ là nói đến một phạm trù xã hội, nói đến những gì
liên quan đến biến đổi đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất bao gồm:
- Hệ thống máy móc thiết bị
- Phần thơng tin: các bí quyết cơng nghệ, quy trình, tài liệu
- Phần nhân lực
- Phần tổ chức quản lý
Bảng 1.1. So sánh các đặc điểm của khoa học và cơng nghệ
TT Khoa học

Cơng nghệ

1


Lao động linh hoạt và tính sáng tạo cao

Lao động bị động không theo quy định

2

Hoạt động khoa học luôn đối mới Hoạt động công nghệ được lặp lại theo chu kỳ
không lặp lại

3

Nghiên cứu khoa hoc mang tính xác Điều hành cơng nghệ mang tính xác định
suất

4

Có thể mang mục đích tự thân

5

Phát minh khoa học tồn tại mãi mãi với Sáng chế công nghệ tồn tại nhất thời và bị tiêu
thời thời gian
vong theo lịch sử tiến bộ KT-XH

6

Sản phẩm khơng định hình trước

Sản phẩm được định hình theo thiết kế


7

Sản phẩm mang đặc trưng thông tin

Đặc trưng của sản phẩm tuỳ thuộc đầu vào

Có thể khơng mang tính tự thân

(Vũ Cao Đàm 2005)
12


Cần nhấn mạnh rằng: Khoa học ln hướng tới tìm tịi tri thức mới, cịn cơng nghệ
hướng tới tìm tịi quy luật tối ưu.
1.5.3. Chuyển giao công nghệ
* Khái niệm
Theo luật Khoa học & công nghệ, chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu
hoặc quyền sử dụng một phần hoặc tồn bộ cơng nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ
sang bên nhận công nghệ.
Theo quan điểm Quản trị, chuyển giao công nghệ là tập hợp các hoạt động thương mại
và pháp lý nhằm làm cho bên nhận cơng nghệ có được năng lực cơng nghệ như bên giao cơng
nghệ trong khi sử dụng cơng nghệ đó vào một mục đích đã định. Phân loại chuyển giao:
- Chủ thể có quyền chuyển giao cơng nghệ:
+ Chủ sở hữu cơng nghệ có quyền chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng công nghệ.
+ Tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu công nghệ cho phép chuyển giao quyền sử dụng
cơng nghệ có quyền chuyển giao quyền sử dụng cơng nghệ đó.
+ Tổ chức, cá nhân có cơng nghệ là đối tượng sở hữu công nghệ nhưng đã hết thời
hạn bảo hộ hoặc không được bảo hộ tại Việt Nam có quyền chuyển giao quyền sử dụng
cơng nghệ đó.
- Đối tượng cơng nghệ được chuyển giao

+ Bí quyết kỹ thuật là thơng tin được tích luỹ, khám phá trong quá trình nghiên cứu,
sản xuất, kinh doanh của chủ sở hữu cơng nghệ có ý nghĩa quyết định chất lượng, khả năng
cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm công nghệ
+ Kiến thức kỹ thuật về công nghệ được chuyển giao dưới dạng phương án cơng nghệ,
quy trình cơng nghệ, giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật,
chương trình máy tính, thơng tin dữ liệu;
+ Giải pháp hợp lý hoá sản xuất, đổi mới cơng nghệ.
Đối tượng cơng nghệ được chuyển giao có thể gắn hoặc không gắn với đối tượng sở hữu
công nghệ
- Đối tượng cơng nghệ được khuyến khích chuyển giao: là công nghệ cao, công nghệ
tiên tiến đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây:
+ Tạo ra sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao;
+ Tạo ra ngành cơng nghiệp, dịch vụ mới;
+ Tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo;
+ Bảo vệ sức khỏe con người;
+ Phòng, chống thiên tai, dịch bệnh;
+ Sản xuất sạch, thân thiện môi trường;
+ Phát triển ngành, nghề truyền thống;
13


- Đối tượng công nghệ hạn chế chuyển giao: trong một số trường hợp để nhằm mục đích:
+ Bảo vệ lợi ích quốc gia; Bảo vệ sức khỏe con người, Bảo vệ giá trị văn hoá dân tộc;
+ Bảo vệ động vật, thực vật, tài nguyên, môi trường;
+ Thực hiện quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Đối tượng công nghệ cấm chuyển giao nếu:
+ Công nghệ không đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh
lao động, bảo đảm sức khỏe con người, bảo vệ tài nguyên và môi trường.
+ Công nghệ tạo ra sản phẩm gây hậu quả xấu đến phát triển kinh tế - xã hội và ảnh
hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội.

+ Cơng nghệ khơng được chuyển giao theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
+ Cơng nghệ thuộc danh mục bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Theo loại hình cơng nghệ chuyển giao
+ Chuyển giao cơng nghệ sản phẩm
+ Chuyển giao cơng nghệ q trình
- Phân theo hình thái chuyển giao
+ Chuyển giao theo chiều dọc
+ Chuyển giao theo chiều ngang
- Các phương thức chuyển giao công nghệ
+ Chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sử dụng
+ Chuyển giao thông qua mua bán, cung cấp các đối tượng công nghệ
+ Thực hiện các dịch vụ hỗ trợ và tư vấn
- Hợp đồng chuyển giao công nghệ
Hợp đồng là toàn bộ thỏa thuận giữa các bên tham gia bao gồm bên giao và bên nhận,
hợp đồng này không bao gồm hoặc bị thay thế bởi bất cứ thỏa thuận, điều kiện, hoặc bằng văn
bản hoặc bằng lời. Trừ khi các bên có thỏa thuận nào khác, tất cả các thu tín, các bản thảo... là
một phần của hợp đồng hoặc là diễn giải của hợp đồng. Hợp đồng chuyển giao cơng nghệ bao
gồm những nội dung chính sau đây:
+ Tên hợp đồng chuyển giao, trong đó ghi rõ tên công nghệ được chuyển giao
+ Đối tượng công nghệ được chuyển giao, sản phẩm do công nghệ tạo ra;
+ Chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng công nghệ;
+ Phương thức chuyển giao công nghệ;
+ Quyền và nghĩa vụ của các bên;
+ Giá, phương thức thanh toán;
14


+ Thời điểm, thời hạn hiệu lực của hợp đồng;
+ Khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng (nếu có);

+ Kế hoạch, tiến độ chuyển giao cơng nghệ, địa điểm thực hiện chuyển giao công nghệ
+ Trách nhiệm bảo hành công nghệ được chuyển giao;
+ Phạt vi phạm hợp đồng; Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
+ Pháp luật được áp dụng để giải quyết tranh chấp;
+ Cơ quan giải quyết tranh chấp;
+ Các thoả thuận khác không trái với quy định của pháp luật Việt Nam.

15


Chương II
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
2.1. VẤN ĐỀ KHOA HỌC
2.1.1. Vấn đề khoa học (vấn đề nghiên cứu)
Trong nghiên cứu khoa học xác định vấn đề khoa học (scientific problem) hay vấn đề
nghiên cứu khoa học (research problem) là bước đầu tiên và cần thiết để xác định vấn đề khoa
học, là câu hỏi được đặt ra và cần được trả lời, giải đáp trong nghiên cứu, là câu hỏi trước
mâu thuẫn giữa cái hạn chế của tri thức Khoa học hiện có với nhu cầu phát triển tri thức ở
trình độ cao hơn.
2.1.1.1. Xuất phát điểm của vấn đề khoa học
Xuất phát điểm của vấn đề khoa học là “quan sát”. Trước đây, con người dựa vào niềm
tin để giải thích những gì thấy được xảy ra trong thế giới xung quanh mà khơng có kiểm
chứng hay thực nghiệm để chứng minh tính vững chắc của những quan niệm, tư tưởng, học
thuyết mà họ đưa ra.
Ngày nay, các nhà khoa học không ngừng quan sát, theo dõi sự vật, hiện tượng, qui
luật của sự vận động, mối quan hệ, ... trong thế giới xung quanh và dựa vào kiến thức, kinh
nghiệm hay các nghiên cứu có trước để khám phá, tìm ra kiến thức mới, giải thích các qui luật
vận động, mối quan hệ giữa các sự vật một cách khoa học. Quan sát giúp cho nhà nghiên cứu
phát hiện hay tìm ra “vấn đề” NCKH. Khi quan sát phải khách quan, khơng được chủ quan, vì
quan sát chủ quan thường dựa trên các ý kiến cá nhân và niềm tin thì khơng thuộc lĩnh vực

khoa học.
Tóm lại, quan sát hiện tượng, sự vật là quá trình mà ý nghĩ hay suy nghĩ phát sinh
trước cho bước đầu làm NCKH. Việc quan sát kết hợp với kiến thức có trước của nhà nghiên
cứu là cơ sở cho việc hình thành câu hỏi và đặt ra giả thuyết để nghiên cứu.
2.1.1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu khoa học
Đặt câu hỏi
Bản chất của quan sát
thường đặt ra những câu hỏi, từ đó
xác định “vấn đề” nghiên cứu cho
nhà khoa học và người nghiên cứu.
Câu hỏi đặt ra phải đơn giản, cụ
thể, rõ ràng (xác định giới hạn,
phạm vi nghiên cứu) và làm sao có
thể thực hiện thí nghiệm
Hình 2.1 Sơ đồ xác định vấn đề khoa học/vấn đề
nghiên cứu
16


hay điều tra để kiểm chứng, trả lời. Thí dụ, câu hỏi: “Có bao nhiêu học sinh đến trường hơm
nay?”. Câu trả lời được thực hiện đơn giản bằng cách đếm số lượng học sinh hiện diện ở
trường. Nhưng một câu hỏi khác đặt ra: “Tại sao bạn đến trường hôm nay?”. Rõ ràng cho thấy
rằng, trả lời câu hỏi này thực sự hơi khó thực hiện, thí nghiệm khá phức tạp vì phải tiến hành
điều tra học sinh. Hay cây lúa cần bao nhiêu đạm, nông hộ bán sản phẩm như thế nào để thu
được lợi nhuận cao nhất, để trả lời câu hỏi nàv chúng ta phải làm thực nghiệm hay điều tra.
Cách đặt câu hỏi thường bắt đầu như sau: Làm thế nào, bao nhiêu, xảy ra ở đâu, nơi
nào, khi nào, ai, tại sao, cái gì, ...? Đặt câu hỏi hay đặt “vấn đề” nghiên cứu là cơ sở giúp nhà
khoa học chọn chủ đề nghiên cứu (topic) thích hợp. Sau khi chọn chủ đề nghiên cứu, một
công việc rất quan trọng trong phương pháp nghiên cứu là thu thập tài liệu tham khảo (tùy
theo loại nghiên cứu mà có phương pháp thu thập thơng tin khác nhau).

2.1.2. Các tình huống của vấn đề khoa học
Để nhận dạng đề tài nghiên cứu khoa học, người nghiên cứu trước hết phải xem xét
những vấn đề khoa học (vấn đề nghiên cứu ) đặt ra.
Có thể có ba trường họp:

- Trường hợp thứ nhất: Có vấn đề nghiên cứu, nghĩa là có nhu cầu giải đáp vấn đề
nghiên cứu và như vậy hoạt động nghiên cứu được thực hiện.
- Trường hợp thứ hai: Khơng có vấn đề hoặc khơng cịn vấn đề. Trường hợp này khơng
xuất hiện nhu cầu giải đáp, nghĩa là khơng có hoạt động nghiên cứu.
- Trường hợp thứ ba: Giả - vấn đề: tưởng là có vấn đề, nhưng sau khi xem xét thì lại
khơng có vấn đề hoặc có vấn đề khác. Phát hiện “ giả -vấn đề ” vừa dẫn đến tiết kiệm chi phí,
vừa tránh dược những hậu quả nặng nề cho hoạt động thực tiễn .
2.1.3. Cách phát hiện “vấn đề” nghiên cứu khoa học
Các “vấn đề” nghiên cứu khoa học thường được hình thành trong các tình huống sau:
- Quá trình nghiên cứu, đọc và thu thập tài liệu nghiên cứu giúp cho nhà khoa học phát
hiện hoặc nhận ra các “vấn đề” và đặt ra nhiều câu hỏi cần nghiên cứu (phát triển “vấn đề”
rộng hơn để nghiên cứu). Đơi khi người nghiên cứu thấy một điều gì đó chưa rõ trong những
nghiên cứu trước và muốn chứng minh lại. Đây là tình huống quan trọng nhất để xác định
“vấn đề” nghiên cứu.
17


- Phát hiện những mặt mạnh hay hạn chế trong những nghiên cứu của đồng nghiệp.
Phương pháp phát hiện những mặt mạnh, mặt yếu trong cơng trình nghiên cứu của đồng
nghiệp là phân tích theo cấu trúc logic. Kết quả được phân tích như sau: mặt mạnh trong luận
đề, luận cứ, luận chứng của đồng nghiệp sẽ được sử dụng làm luận cứ hoặc luận chứng để
chứng minh luận đề, còn mặt yếu được sử dụng để phát hiện vấn đê, từ đó xây dựng luận đề
cho nghiên cứu của mình.
- Nhận diện những vướng mắc, trở ngại trong thực tiễn sản xuất và phát triển.
Có rất nhiều khó khăn nảy sinh trong thực tiễn sản xuất và xã hội. Có nhiều vấn đề

khơng thể sử dụng những biện pháp thông thường để giải quyết. Thực tiễn này đặt trước
người nghiên cứu những câu hỏi cần trả lời, xuất hiện những vấn đề đòi hỏi người nghiên cứu
phải tiến hành nghiên cứu đề khám phá ra những giải pháp mới.
Trong các hội nghị chuyên đề, báo cáo khoa học, kỹ thuật, ... đơi khi có những bất đồng,
tranh cãi và tranh luận khoa học đã giúp cho các nhà khoa học nhận thấy được những mặt
yếu, mặt hạn chế của “vấn đề” tranh cãi và từ đó người nghiên cứu nhận định, phân tích lại và
chọn lọc rút ra “vấn đề” cần nghiên cứu.
- Trong mối quan hệ giữa con người với con người, con người với tự nhiên qua hoạt động
thực tế lao động sản xuất, yêu cầu kỹ thuật, mối quan hệ trong xã hội... làm cho con người
khơng ngừng tìm tịi, sáng tạo ra những sản phẩm tốt hơn nhằm phục vụ cho nhu cầu đời sống
con người trong xã hội. Những hoạt động thực tế này đã đặt ra cho người nghiên cứu các câu
hỏi hay người nghiên cứu phát hiện ra các “vấn đề” cần nghiên cứu.
- “Vấn đề” nghiên cứu cũng được hình thành qua những thơng tin bức xúc lời nói phàn
nàn nghe được qua các cuộc nói chuyện từ những người xung quanh mà chưa giải thích, giải
quyết được “vấn đề” nào đó. Chẳng hạn, sáng chế xe điện của Edison chính là kết quả bất ngờ
sau khi nghe được lời phàn nàn của một bà già trong đêm khánh thành mạng điện chiếu sáng
đầu tiên ở một thị trấn ngoại ô thành phố New York : “cái ông Edison này làm ra được đèn
điện mà không làm được cái xe điện cho người già đi đây đi đó”. Điều này cũng hay thường
gặp khi các nhà khoa học thường phát hiện vấn đề khi nghe người dân phàn nàn về những khó
khăn vướng mắc của họ khi đi thực tế.
- Các “vấn đề” hay các câu hỏi nghiên cứu chợt xuất hiện trong suy nghĩ của các nhà
khoa học, các nhà nghiên cứu qua tình cờ quan sát các hiện tượng của tự nhiên, các hoạt động
xảy ra trong xã hội hàng ngày.
- Tính tị mị của nhà khoa học về điều gì đó cũng đặt ra các câu hỏi hay “vấn đề”.
2.2. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
2.2.1. Đề tài nghiên cứu khoa học
* Khái niệm
Đề tài nghiên cứu khoa học là một hoặc nhiều vấn đề khoa học có chứa những điều chưa
biết hoặc chưa biết đầy đủ nhưng đã xuất hiện tiền đề và khả năng có thể biết được nhằm giải
đáp các vấn đề đặt ra trong khoa học hoặc trong thực tiễn.


18


Đề tài nghiên cứu khoa học được đặt ra theo yêu cầu của lý luận hay thực tiễn và thỏa
mãn hai điều kiện:
- Vấn đề đang chứa mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết.
- Đã xuất hiện khả năng giải quyết mâu thuẫn đó
- Nếu mâu thuẫn được giải quyết sẽ cung cấp thơng tin mới có giá trị khoa học hay làm
khai thông các hoạt động của thực tiễn.
Đề tài nghiên cứu khoa học thực chất là một câu hỏi - một bài toán đối diện với những
khó khăn trong lý luận và trong thực tiễn mà chưa ai trả lời được (hoặc trả lời nhưng chưa đầy
đủ, chưa chính xác hoặc chưa tường minh), địi hỏi người nghiên cứu phải giải đáp những
điều chưa rõ đem lại cái hoàn thiện hơn, tường minh hơn hay phát hiện ra cái mới phù họp với
quy luật khách quan, phù hợp với xu thế đi lên của sự phát triển.
Đề tài nghiên cứu khoa học là một hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học, được đặc
trưng bởi một nhiệm vụ nghiên cứu nhất định. Có thể phân biệt đề tài với một số hình thức tổ
chức nghiên cứu khác, tuy khơng hồn tồn mang tính chất nghiên cứu khoa học, nhưng có
những đặc điểm tương tự với đề tài như: dự án, đề án, chương trình .
- Đề tài: định hướng vào việc trả lời những câu hỏi về ý nghĩa học thuật, có thể chưa
quan tâm nhiều đến việc hiện thực hoá trong hoạt động thực tiễn.
- Dự án: là một loại đề tài có mục đích ứng dụng xác định, cụ thể về kinh tế và xã hội.
Dự án đòi hỏi đáp ứng một nhu cầu đã được nêu ra; chịu sự ràng buộc của kỳ hạn và thường
là ràng buộc về nguồn lực; phải thực hiện trong một bối cảnh không chắc chắn.
- Đề án: là loại văn kiện được xây dựng để trình một cấp quản lý hoặc một cơ quan tài trợ
để xin được thực hiện một cơng việc nào đó (như xin thành lập một tổ chức, xin cấp tài trợ cho
một hoạt động ...). Sau khi đề án được phê chuẩn sẽ có thể xuất hiện những dự án, chương trình,
đề tài hoặc tổ chức hoặc những hoạt động kinh tế - xã hội theo yêu cầu của đề án.
- Chương trình: là một nhóm các đề tài hoặc dự án được tập hợp theo một mục đích nhất
định. Giữa chúng có thể có tính độc lập tương đối cao. Tiến độ thực hiện các đề tài, dự án

trong chương trình khơng có sự địi hỏi q cứng nhắc, nhưng những nội dung của một
chương trình thì phải ln ln đồng bộ.
Đề tài chỉ được chấp nhận khi có nội dung thiết thực, cập nhật và chứa đựng yếu tố
mới nhằm tới mục đích có ý nghĩa trong khoa học và trong thực tiễn cuộc sống ( phải trả lời
rõ: nghiên cứu là gì? nghiên cứu để làm gì? và tiến hành nghiên cứu như thế nào? ...).
2.2.2. Tính chất của đề tài nghiên cứu khoa học
Đề tài nghiên cứu khoa học hướng vào những vấn đề chưa giải quyết hoặc chưa được
giải quyết một cách triệt để trong lĩnh vực khoa học nào đó... Vì vậy một đề tài nghiên cứu
khoa học cần có những tính chất sau:
- Tính thực tiễn: phù hợp với thực tế và đem lại hiệu quả.
- Tính tiên tiến: cập nhật, mới mẻ, phù hợp với xu thế đi lên của sự phát triển kinh tế - xã
hội, khoa học và cơng nghệ.
- Tính xác định: mức độ, giới hạn và phạm vi đề tài.
19


×