Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn giáo dục quốc phòng an ninh tại trường đại học dân lập duy tân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 132 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LÊ ĐỨC TRỌNG

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP DUY TÂN

LUẬN VĂN THẠC SỸ GIÁO DỤC HỌC

Đà Nẵng - Năm 2012


ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LÊ ĐỨC TRỌNG

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP DUY TÂN

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.05

LUẬN VĂN THẠC SỸ GIÁO DỤC HỌC



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Sỹ Thƣ

Đà Nẵng - Năm 2012


iii

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng bản thân tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai cơng bố trong bất ký cơng trình nào khác.

Người cam đoan

Lê Đức Trọng


iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ i
MỤC LỤC ........................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TÙ VIẾT TẮT .................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................... vii
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ................................................6
1.1. Tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động dạy học môn GDQP-AN tại
các trường CĐ, ĐH ...............................................................................................6

1.1.1. Tình hình an ninh thế giới, khu vực, trong nước và nhiệm vụ quốc
phịng, an ninh của tồn Đảng, tồn dân và toàn quân ta .............................8
1.1.2. Các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về công tác GDQP-AN ..12
1.1.3. Tầm quan trọng quản lý hoạt động dạy học môn GDQP-AN ở các
trường CĐ, ĐH ............................................................................................13
1.2. Lịch sử của vấn đề nghiên cứu .....................................................................15
1.3. Một số khái niệm cơ bản của đề tài..............................................................16
1.3.1.Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý trường học ..................................16
1.3.2. Hoạt động dạy học, quản lý hoạt động dạy học ................................21
1.3.3. Quốc phòng - An ninh, giáo dục quốc phòng - an ninh ....................24
1.4. Nội dung quản lý hoạt động dạy học môn GDQP-AN ở các trường CĐ,
ĐH .......................................................................................................................25
1.4.1. Quản lý thực hiện nội dung, chương trình, mục tiêu dạy học môn
GDQP-AN ...................................................................................................25
1.4.2. Quản lý kế hoạch dạy học môn GDQP-AN ......................................28
1.4.3. Quản lý hoạt động dạy của GV .........................................................30
1.4.4. Quản lý các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ khác của GV ...........32
1.4.5. Quản lý hoạt động học của HS-SV ...................................................35


v

1.4.6. Quản lý CSVC-TBDH phục vụ dạy học môn GDQP-AN...............36
1.5. Kết luận chương 1 ........................................................................................37
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
MÔN GDQP-AN Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP DUY TÂN ................39
2.1. Khái quát về trường Đại học Dân lập Duy Tân và Trung tâm Giáo dục thể
chất và quốc phòng của nhà trường ....................................................................39
2.1.1.Vài nét về sự hình thành và phát triển của trường Đại học Dân lập
Duy Tân. ......................................................................................................39

2.1.2. Khái quát về Trung tâm GDTC-QP của trường Đại học Dân lập
Duy Tân .......................................................................................................44
2.2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn GDQP-AN ở TT. GDTC&QP
trường ĐHDLDT .................................................................................................52
2.2.1. Quản lý thực hiện nội dung, chương trình, mục tiêu dạy học môn
GDQP-AN ...................................................................................................52
2.2.2. Quản lý thực hiện kế hoạch dạy học .................................................55
2.2.3. Quản lý hoạt động dạy học của giảng viên .......................................57
2.2.4. Quản lý bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới PPDH và
NCKH..........................................................................................................61
2.2.5. Công tác quản lý hoạt động học của HS-SV.....................................67
2.2.6. Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học ......................................69
2.2.7. Quản lý CSVC - TBDH môn học GDQP- AN .................................71
2.2.8. Kết luận chung về thực trạng công tác quản lý HĐDH môn học
GDQP-AN ở Trung tâm Giáo dục Thể chất và Quốc phòng của trường
Đại học Dân lập Duy Tân............................................................................73
2.3. Kết luận chương 2 ........................................................................................76


vi

CHƢƠNG 3. 78MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY
HỌC MÔN GDQP-AN Ở TRUNG TÂM GDTC& QP TRƢỜNG ĐH DL
DUY TÂN ...........................................................................................................78
3.1. Các nguyên tắc đề xuất các biện pháp .........................................................78
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ...................................................78
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp thực tiễn .....................................78
3.1.3.Nguyên tắc tính hiệu quả của quản lý ................................................78
3.2. Các biện pháp nâng cao chất lượng quản lý HĐDH môn GDQP-AN tại
TT. GDTC&QP trường ĐHDLDT......................................................................79

3.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch khoa học và tăng cường công tác
quản lý mục tiêu, chương trình, nội dung dạy học mơn GDQP-AN .........79
3.2.2. Biện pháp 2: Đổi mới quản lý hoạt động dạy của GV và tăng
cường công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới PPDH và
NCKH..........................................................................................................81
3.2.3. Biện pháp 3: Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chuyên môn của
GV ...............................................................................................................90
3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường quản lý hoạt động học của HS-SV ..........93
3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường quản lý CSVC-TBDH theo hướng bảo
quản tốt, dùng bền, an toàn, tiết kiệm và khoa học .....................................95
3.2.6. Mối quan hệ của các biện pháp được đề xuất ...................................97
3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp được đề xuất ......97
3.4.Kết luận chương 3 ....................................................................................... 98s
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................100
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)
PHỤ LỤC.


vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AN

An ninh

ANQG

An ninh quốc gia


BGH

Ban Giám hiệu

CBQL

Cán bộ quản lý

CBGV

Cán bộ giảng viên



Cao đẳng

CNTT

Công nghệ thông tin

CSVC-TBDH

Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học

ĐH

Đại Học

ĐHDLDT


Đại học Dân Lập Duy Tân

ĐVHT

Đơn vị học trình

GDQP

Giáo dục Quốc phòng

GDQP-AN

Giáo dục Quốc phòng - An ninh

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GDTC&QP

Giáo dục Thể chất và Quốc phòng

GV

Giảng viên

HĐDH

Hoạt động dạy học


HĐQT

Hội Đồng Quản Trị

HS-SV

Học sinh - Sinh viên

HP

Học phần

NCKH

Nghiên cứu khoa học

PPDH

Phương pháp dạy học

QLGD

Quản lý giáo dục

QTDH

Quá trình dạy học

SKKN


Sáng kiến kinh nghiệm

TB

Trung bình

TP ĐN

Thành phố Đà Nẵng

TBDH

Thiết bị dạy học

UBND

Ủy ban Nhân dân

XHCN

Xã hội Chủ nghĩa


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số bẳng

Tên bảng


Trang

Bảng 2.1

Các ngành và chuyên ngành của các bậc đào tạo

43

Bảng 2.1

Nguồn lực giảng viên qua từng năm học

47

Bảng 2.2

Thực trạng đội ngũ GV thỉnh giảng của TT.GDTC&QP

48

trường ĐHDLDT
Bảng 2.3

Thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

49

Bảng 2.4

Kết quả môn học GDQP-AN hệ đại học từ năm học 2009-


50

2012
Bảng 2.5

Kết quả học thực hành môn học GDQP-AN hệ liên thông từ

51

năm học 2009-2012
Bảng 2.6

Thực trạng quản lý thực hiện nội dung, chương trình, mục

53

tiêu dạy học môn GDQP-AN
Bảng 2.7

Thực trạng công tác quản lý kế hoạch dạy học

56

Bảng 2.8

Thực trạng quản lý việc chuẩn bị giờ lên lớp và hồ sơ

57


chuyên môn của giảng viên
Bảng 2.8

Thực trạng công tác quản lý giờ lên lớp của GV:

60

Bảng 2.9

Thực trạng công tác quản lý công tác bồi dưỡng GV

61

Bảng 2.10

Thực trạng công tác thực hiện đổi mới phương pháp dạy học

63

Bảng 2.11

Thực trạng công tác nghiên cứu khoa học

65

Bảng 2.12

Thực trạng quản lý hoạt động học của HS-SV

68


Bảng 2.13

Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học

69

Bảng 2.14

Thực trạng công tác quản lý CSVC-TBDH

72

Bảng 3.15

Kết quả thăm dị về tính cần thiết và tính khả thi của các

97

biện pháp đã đề xuất
Error! No table of figures entries found.


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Giáo dục quốc phòng, an ninh là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân,
việc phổ cập và tăng cường GDQP-AN là nhiệm vụ chung của Đảng, Nhà
nước và toàn xã hội, phải được chỉ đạo, tổ chức thực hiện chặt chẽ, thống nhất

từ Trung ương đến địa phương bằng các hình thức phù hợp với từng đối tượng,
kết hợp giáo dục thường xuyên với giáo dục tập trung có trọng tâm, trọng
điểm, chú trọng giáo dục lòng yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa, lịch sử
truyền thống của Đảng và Dân tộc, ý thức sống và làm việc theo pháp luật, trong đó
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi
công dân”[3, tr. 3].
Theo tinh thần chỉ thị số 12-CT/TW, ngày 03/05/2007 của Bộ Chính trị về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác giáo dục quốc phịng - an ninh
trong tình hình mới. Cơng tác giáo dục quốc phịng cho tồn dân được triển khai
thực hiện thống nhất, đồng bộ đến mọi cấp, mọi ngành và toàn dân, từng bước đi
vào nền nếp. Hội đồng GDQP từ Trung ương đến địa phương được củng cố và kiện
toàn, phát huy tốt trách nhiệm làm tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền, thực
hiện có hiệu quả nhiệm vụ GDQP-AN.
Hiện nay, nước ta đang thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược rất quan trọng:
Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong
hoàn cảnh nước ta đang mở cửa hội nhập, phát triển, tình hình thế giới và khu vực
có những biến động rất khó lường. Các thế lực thù địch đang tìm mọi cách chống
phá cách mạng nước ta một cách quyết liệt bằng chiến lược “Diễn biến hồ bình”,
bạo loạn lật đổ. Vì thế nhiệm vụ tăng cường và củng cố nền quốc phịng tồn dân,
an ninh nhân dân trở nên hết sức quan trọng.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới và
nâng cao chất lượng công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh
cho cán bộ, cơng chức và cho tồn dân; có nội dung phù hợp với từng đối tượng và
đưa vào chương trình chính khoá trong các nhà trường theo cấp học, bậc học” Quán


2
triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng về công tác GDQP-AN, Chỉ thị 12-CT/TW ngày
03/5/2007 của Bộ Chính trị chỉ rõ: “Giáo dục quốc phòng - an ninh là một bộ phận
của nền giáo dục quốc dân, việc phổ cập và tăng cường giáo dục quốc phòng, an

ninh là nhiệm vụ chung của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội…”
Và trong Báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về các văn kiện
Đại hội XI của Đảng đã nêu rõ: “ Tăng cường quốc phòng , an ninh là nhiệm vụ
trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của tồn dân, trong đó Qn đội
nhân dân, Cơng an nhân dân là lực lượng nòng cốt. Xây dựng thế trận quốc phịng
tồn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Phát triển đường lối, nghệ thuật quân
sự chiến tranh nhân dân và lý luận khoa học an ninh nhân dân.” [19, tr. 45].
Bên cạnh đó, Đại hội XI cũng nêu rõ “ Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng
hợp tồn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ quốc
phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ; giữ vững chủ quyền biển đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước,
nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an tồn xã
hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các
thế lực thù địch và sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống
mang tính tồn cầu, khơng để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Tiếp tục mở
rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Tăng cường
truyền thống giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, trách nhiệm và nghĩa vụ
bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia và kiến thức quốc phòng an ninh, làm cho mọi
người hiểu rõ những thách thức lớn tác động trực tiếp đến nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc
trong điều kiện mới, như: chiến tranh bằng vũ khí cơng nghệ cao, tranh chấp chủ
quyền biển đảo, vùng trời, diễn biến hịa bình, bạo loạn chính trị, khủng bố, tội
phạm công nghệ cao, tội phạm xuyên quốc gia.” [19, tr 233-234].
GDQP-AN cho học sinh-sinh viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng.
Nhằm đào tạo con người phát triển toàn diện, hiểu biết về một số nội dung cơ bản
về quốc phòng, an ninh; truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, trách
nhiệm của cơng dân về bảo vệ Tổ quốc; nâng cao lịng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã
hội; có ý thức cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, có kiến


3

thức cơ bản về đường lối quân sự, an ninh cần thiết để tham gia vào sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Để đạt được mục tiêu GDQP-AN cho HS-SV thì cơng tác quản lý hoạt động
dạy học mơn GDQP-AN ở các trường đại học, cao đẳng đóng một vai trị quan
trọng, góp phần quyết định đến chất lượng dạy học.GDQP-AN đã trở thành mơn
học chính khóa trong các trường ĐH, CĐ và đã được tổ chức thực hiện ngày càng
nghiêm túc và có hiệu quả. Hệ thống các văn bản pháp quy đã được ban hành khá
đầy đủ và đồng bộ. Nội dung chương trình, phương pháp tổ chức giảng dạy và học
tập môn học GDQP-AN không ngừng được đổi mới và hoàn thiện.
Đại học Dân lập Duy Tân là trường tư thục đầu tiên và lớn nhất Miền Trung
và cũng là một trong các trung tâm văn hóa giáo dục lớn của Thành phố Đà Nẵng,
góp phần đào tạo ra nguồn nhân lực chính cho Thành phố. Qua 18 năm xây dựng và
phát triển, Trường đã có 16 khoa và hơn 18 000 sinh viên, Tuy nhiên dưới sự quan
tâm lãnh đạo của Hội Đồng Quản Trị, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường và sự
đoàn kết của tập thể Cán bộ, Nhân viên, Giảng viên trong trường đã góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục nói chung và cơng tác GDQP-AN nói riêng, đã được triển
khai rộng khắp, bước đầu mang lại hiệu quả nhất định. Trung tâm Giáo dục thể chất
và quốc phòng (TT GDTC&QP) của trường ĐHDT được thành lập theo QĐ số
1520QĐ/ ĐHDT ngày 26 tháng 12 năm 2000. Có nhiệm vụ phụ trách quản lý hai bộ
môn giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng – An ninh cho HS-SV của nhà
trường. Trong những năm qua TT GDTC&QP của trường đã thực hiện nhiệm vụ
quản lý GDQP-AN cho hàng nghìn HS-SV với kết quả đáp ứng được mục tiêu, yêu
cầu của mơn học.
Trong q trình quản lý đối với hoạt động dạy học mơn GDQP-AN tại
trường vẫn cịn nhiều vấn đề bất cập. Vì vậy các nhà quản lý cần phải nhanh chóng
tìm ra các biện pháp để đổi mới cách quản lý, xác định lại quan niệm về mục tiêu,
yêu cầu đào tạo của nhà trường và của môn học, từ đó thay đổi phương pháp tổ
chức và quản lý giáo dục, đặc biệt công tác quản lý hoạt dộng dạy học môn GDQPAN là một bước cần thiết trong giai đoạn hiện nay.



4
Vì những lý do trên tơi chọn đề tài nghiên cứu: “ Biện pháp quản lý hoạt
động dạy học môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh tại trường Đại học Dân lập
Duy Tân”
2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát thực trạng việc giảng dạy GDQP-AN và việc quản lý hoạt động dạy
học GDQP-AN ở Trung tâm GDTC&QP. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp
cải tiến cơng tác quản lý, nâng cao chất lượng dạy học GDQP-AN ở Trung tâm
GDTC&QP trường Đại học Dân lập Duy Tân.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý HĐDH môn GDQP-AN ở Trung tâm GDTC&QP trường
Đại học Dân lập Duy Tân.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học môn GDQPAN ở Trung tâm GDTC&QP trường Đại học Dân lập Duy Tân.
4. Giả thuyết khoa học
Hiệu quả quản lý và chất lượng dạy học môn GDQP-AN ở trung tâm
GDTC&QP trường Đại học Dân lập Duy Tân sẽ được nâng cao nếu các nhà quản lý
có biện pháp quản lý hoạt động dạy học một cách khoa học, phù hợp và tác động
đồng bộ đến các khâu của q trình dạy học mơn GDQP-AN.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn học GDQP-AN.
- Khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học môn học GDQP-AN
ở Trung tâm GDTC&QP trường Đại học Dân lập Duy Tân.
- Đề xuất và khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp nhằm nâng cao quản
lý hoạt động dạy học môn GDQP-AN ở trường ĐHDLDT.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Bao gồm các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại các tài liệu, các
nghị quyết của Đảng, các văn bản của Nhà nước về quản lý, quản lý giáo dục, quản



5
lý hoạt động dạy học môn GDQP-AN ở các Trung tâm GDQP-AN sinh viên và ở
Trường Quân sự Thành phố Đà Nẵng, nhằm xác định cơ sở lý luận về quản lý hoạt
động dạy học môn GDQP-AN ở trường ĐH, CĐ.
- Tìm hiểu các cơng trình nghiên cứu, các bài viết có nội dung liên quan đến
đề tài.
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn, bao gồm:
- Phương pháp điều tra, phương pháp tổng kết kinh nghiệm, phương pháp
phỏng vấn, phương pháp xin ý kiến chuyên gia, phương pháp quan sát sư phạm.
Các phương pháp nhằm khảo sát đánh giá thực trạng và góp phần đề xuất các biện
pháp quản lý hoạt động dạy học môn GDQP-AN ở Trung tâm GDTC&QP trường
Đại học Dân lập Duy Tân.
Ngồi ra, cịn sử dụng phương pháp thống kê toán học để tổng hợp, xử lý kết
quả khảo sát và điều tra.
7. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu, đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động
dạy môn GDQP-AN của Giám đốc Trung tâm GDTC & QP ở trường Đại học Dân
lập Duy Tân Thành phố Đà Nẵng.
- Khảo sát thực trạng hoạt động dạy học môn GDQP-AN của Trung tâm GDTC
& QP ở trường Đại học Dân lập Duy Tân Thành phố Đà Nẵng, từ 2010-2012.
8. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm các phần sau:
- Mở đầu: Đề cập những vấn đề chung của đề tài.
- Nội dung nghiên cứu: gồm 03 chương:
+ Chƣơng 1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
+ Chƣơng 2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học môn GDQPAN ở trường Trung tâm GDTC&QP trường ĐHDLDT.
+ Chƣơng 3. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn GDQP-AN ở Trung
tâm GDTC&QP trường ĐHDLDT.

Kết luận và khuyến nghị
Tài liệu tham khảo và phụ lục.


6

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động dạy học môn GDQP-AN tại
các trƣờng CĐ, ĐH
Công tác quản lý hoạt động dạy học môn GDQP- AN tại các trường CĐ và
ĐH là hết sức quan trọng, bởi vì Học sinh - Sinh viên là bộ phận ưu tú trong thế hệ
trẻ, là lực lượng kế cận và cũng là tương lai của đất nước. Trong suốt quá trình lãnh
đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn chăm lo giáo dục tồn diện cho học sinh
- sinh viên; trong đó, có giáo dục quốc phòng - an ninh.
Việc quản lý hoạt động dạy học mơn GDQP- AN là góp phần nâng cao chất
lượng giảng dạy, để từ đó mơn GDQP-AN là nội dung quan trọng trong mục tiêu
giáo dục toàn diện của nhà trường thiết thực hơn và đồng bộ hơn. Trong GDQP
toàn dân, GDQP- AN cho học sinh, sinh viên là một nội dung quan trọng của
nhiệm vụ xây dựng nền quốc phịng tồn dân, là một bộ phận của nền giáo dục
quốc dân.
Tình hình quốc tế và khu vực trong thời gian qua cho thấy đấu tranh dân
tộc và đấu tranh giai cấp vẫn diễn ra một cách gay gắt. Các thế lực thù địch có thể
núp dưới chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” để phát động các cuộc chiến tranh
nhằm áp đặt ý đồ của chúng lên các dân tộc khác, thơn tính, lật đổ chế độ, ép các
nước phải đi theo quỹ đạo của chúng.
Mặt khác, thế giới đang đứng trước những vấn đề có tính tồn cầu, bản thân
mỗi nước không thể tự giải quyết được mà phải có sự phối hợp đa phương như: bảo
vệ hồ bình; ngăn chặn các bệnh hiểm nghèo; bảo vệ môi trường; chống tội phạm
quốc tế... đã đặt ra những vấn đề mới về bảo vệ Tổ quốc. Xu hướng tồn cầu hố

về kinh tế đang là một xu hướng khách quan. Tồn cầu hố về kinh tế, dù nhiều,
dù ít, các nước đều có sự phụ thuộc lẫn nhau; quan hệ “đối tượng”, “đối tác” trở
nên không rõ ràng, vừa hợp tác, vừa đấu tranh. Mặt khác do sự phát triển mạnh mẽ
của khoa học – kĩ thuật và cơng nghệ tiên tiến làm cho vũ khí, trang bị quân sự liên
tục đổi mới và phát triển Điều đó không những làm thay đổi biên chế, tổ chức


7
quân đội, chạy đua vũ trang của các nước, mà còn làm thay đổi phương thức tiến
hành chiến tranh, phương thức bảo vệ Tổ quốc và nghệ thuật quân sự. Tình hình
đó làm cho nhiệm vụ quốc phịng ngày nay đã có nhiều thay đổi cả về nội
dung, phương thức và đối tượng. Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần
thứ XI về quốc phòng – an ninh đã chỉ rõ những yêu cầu mới: “Phát huy mạnh mẽ
sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, thực hiện tốt mục tiêu,
nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng,
Nhà nước nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.. ” [18,tr. 233].
Trong bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả cơng tác quốc phịng
bảo đảm cho đất nước nói chung và từng khu vực tỉnh, thành phố phải luôn chủ
động, sẵn sàng, không để bị bất ngờ trước mọi tình huống xảy ra; giữ vững ổn
định, ngăn ngừa, đẩy lùi mọi nguy cơ chiến tranh, để tập trung xây dựng đất nước.
Điều đó đặt ra yêu cầu quan trọng là phải tăng cường GDQP toàn dân. Phải gắn
kết chặt chẽ quá trình giáo dục – đào tạo với việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng
– an ninh, nhằm tăng cường tính hiệu quả trong việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến
lược. Thực hiện tốt các mặt cơng tác quốc phịng, trong đó có nhiệm vụ GDQP-AN
cho học sinh-sinh viên là thiết thực góp phần ổn định chính trị, trật tự, an tồn xã
hội tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo. Chỉ có giáo
dục – đào tạo mới làm cho thế hệ trẻ nhận thức đầy đủ, đúng đắn về nhiệm vụ bảo
vệ đất nước, nhận thức được giá trị độc lập, tự do, sự hy sinh lớn lao của các thế hệ
ông cha để bảo vệ đất nước. Trong mỗi giai đoạn lịch sử cách mạng việc đổi mới

giáo dục – đào tạo và chương trình mơn học GDQP-AN, từ tên gọi đến nội dung
đều được đổi mới kịp thời, đáp ứng những vấn đề cơ bản về đường lối xây dựng
nền quốc phịng tồn dân của Đảng.
Như vậy, trong từng giai đoạn cách mạng, Việc đổi mới quản lý hoạt động
dạy học môn học GDQP đều nhằm mục đích phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất
nước và cơng tác quốc phịng trong từng thời kì, gắn kết chặt chẽ các mục tiêu của
giáo dục – đào tạo với quốc phịng – an ninh.Vì vậy, GDQP-AN cho sinh viên
trong các trường Đại học và Cao đẳng không riêng ở Việt Nam mà nhiều


8
nước trên thế giới, khơng phân biệt chế độ chính trị, quy mơ quốc gia, trình độ
kinh tế, khoa học – kĩ thuật và công nghệ đều được quan tâm và đưa vào chương
trình chính khố trong các nhà trường.

1.1.1. Tình hình an ninh thế giới, khu vực, trong nước và nhiệm vụ quốc
phịng, an ninh của tồn Đảng, tồn dân và tồn qn ta
1.1.1.1. Tình hình quốc tế trong thời gian tới sẽ diễn biến phức tạp:
Thực tế ngày càng trở nên rõ ràng rằng thế giới hậu Chiến tranh Lạnh đã kết
thúc và đang được thay thế bằng các cường quốc đã thay đổi và động lực đã thay
đổi. Sau cuộc chiến tranh I-rắc, sau vụ khủng bố ngày 11/09/2001 các thế lực hiếu
chiến tiếp tục thực hiện chiến lược: “Đánh đòn phủ đầu” lợi dụng đòn tấn công
chống “Chủ nghĩa khủng bố”, ra sức lộng hành đe doạ nền hồ bình, chủ quyền của
các quốc gia dân tộc. Hiện nay thế giới đang ở trong một chu kỳ tương tự, được bắt
đầu từ năm 2008 và đang tiếp tục diễn ra.
- Chính sách “ném đá dị đường” cùng với diễn biến tình hình Syria, I-ran
nói riêng và khu vực Trung Đơng – Bắc Phi nói chung vẫn đang tiếp tục diễn biến
phức tạp.
- Phong trào nhân dân thế giới chống chiến tranh bảo vệ hồ bình, độc lập sẽ
tiếp tục phát triển. Xu thế tồn cầu hố về kinh tế vẫn tiếp tục phát triển. Hiện nay

đã có 155 nước tham gia WTO, trong thời gian tới sẽ có nhiều nước tham gia. Cuộc
cách mạng khoa học và công nghệ trên các lĩnh vực vật liệu, công nghệ sinh học và
tin học sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn. Tình hình đó sẽ mở ra nhiều cơ hội mới, đồng thời
đặt ra nhiều thách thức mới.
- Tình hình kinh tế thế giới sẽ tiếp tục không ổn định, cuộc khủng hoảng của
các Trung tâm kinh tế lớn sẽ tiếp tục trầm trọng gây thêm bất ổn trên thị trường tài
chính. Khoảng cách giữa các nước cơng nghiệp phát triển ngày càng rộng ra. Các
cuộc tranh chấp trên biển và tranh chấp về nguồn dầu khí sẽ gay gắt hơn. Khủng
hoảng nợ công đang lan rộng trên khắp châu Âu lẫn Mỹ, nhiều khả năng tác động
mạnh mẽ và lan rộng trên phạm vi tồn cầu.
Hồ bình, hợp tác phát và triển vẫn là xu thế lớn của thời đại. Cả thế giới
đang cùng bắt tay nhau để làm giảm bớt sự nóng lên của trái đất.


9
1.1.1.2.Tình hình khu vực châu Á-Thái Bình Dương
Khu vực châu Á-Thái Bình Dương khơng chỉ là một trong những khu vực có
dân số đơng nhất thế giới, mà cịn là một trong những khu vực có nền kinh tế phát
triển sôi động nhất và tập trung nhiều của cải nhất. Đồng thời, khu vực này còn là
một trong những khu vực có lực lượng quân sự dày đặc nhất, tiềm lực phát triển
quân sự lớn nhất và vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân nghiêm trọng nhất thế giới.
Về kinh tế “Báo cáo chiến lược an ninh châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ”
nêu rõ, gần 10 năm trở lại đây, khu vực châu Á-Thái Bình Dương thay đổi mang
tính căn bản: sức mạnh chính trị và tốc độ phát triển kinh tế của khu vực này tăng
lên nhanh chóng so với các khu vực khác trên thế giới.
Về quân sự, các quốc gia sở hữu hạt nhân ở khu vực châu Á-Thái Bình
Dương khơng ngừng tăng lên, sự theo đuổi của các tổ chức phi chính phủ đối với vũ
khí hủy diệt hàng loạt và việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ
ở khu vực này, đều có khả năng dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang ở khu vực châu ÁThái Bình Dương thêm gay gắt. Cơ chế hợp tác đa phương khu vực không ngừng
tăng làm cho khả năng xuất hiện nhất thể hóa khu vực cũng tăng lên.

1.1.1.3. Tình hình khu vực Đơng Nam Á và Biển Đơng vẫn cịn tiềm ẩn nhiều yếu tố
làm mất ổn định:
- Chủ nghĩa khủng bố vẫn hoạt động ở một số nước gây thảm họa cho nhân
dân và chính quyền ở nơi đó; mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo làm bùng nổ xung đột
ở một số khu vực khá nghiêm trọng. Sự tranh chấp về lãnh thổ giữa các nước có
đường biên giới chung và đặc biệt và việc tranh chấp về biển đảo rất phức tạp. Để đi
đến một thống nhất chung khơng phải là chuyện một sớm một chiều mà địi hỏi mỗi
nước phải nhượng bộ và đi đến thỏa hiệp, có vậy việc tranh chấp về lãnh thổ mới
được giải quyết.
- Trước tình hình đó sự gắn kết trong ASEAN và vị trí của hiệp hội trên
trường quốc tế sẽ gặp nhiều thách thức, nhưng ASEAN tiếp tục là nhân tố quan
trọng đối với hồ bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực. Các cơ chế thương
mại tự do với Trung Quốc đang mở rộng sự hợp tác trên quy mô rộng lớn và hiệu
quả hơn trước.


10
Trong các năm gần đây, Nhật Bản và Trung Quốc đã đụng độ công khai ở
quần đảo Senkaku, Nga và Nam Triều Tiên đã tái khẳng định tuyên bố chủ quyền
chống lại Nhật Bản ở vùng biển phía Bắc. Quần đảo Hoàng Sa là chủ quyền của
Việt Nam, Nhưng Trung Quốc lại chiếm đóng và tuyên bố chủ quyền điều đó tạo
nên căng thẳng. Đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam, các nước: Trung Quốc,
Philippines, Brunei và Malaysia, đều tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Trường Sa,
nơi tiếp diễn các cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Philippines.Không nơi nào mà
căng thẳng gia tăng rõ ràng hơn là các tranh chấp ngày càng trở nên thù địch ở Biển
Đơng.
1.1.1.4. Những thuận lợi và khó khăn trong cơng tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ
gìn trật tự, an toàn xã hội ở Việt Nam trong những năm tới:
- Thuận lợi:
Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Lãnh thổ Việt Nam là một

chỉnh thể thống nhất, bất khả xâm phạm, với diện tích đất liền là 331.689 km2, với
4.550 km đường biên giới là nơi sinh sống của hơn 89 triệu dân thuộc 54 thành
phần dân tộc anh em đoàn kết trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
+ Thuận lợi cơ bản là tiềm lực và vị thế quốc tế của nước ta đang được tăng
cường. Sau hơn 20 năm đổi mới, Đảng đã lãnh đạo nhân dân giành được những
thành tựu hết sức to lớn. Tăng trưởng kinh tế liên tục trong nhiều năm và trong nửa
năm 2012 đạt 4,31%.
Chỉ số phát triển con người (HDI) đã vươn lên thứ 105/182 quốc gia. Do
chính sách ngoại giao cởi mở với phương châm “là bạn, là đối tác tin cậy của các
nước”. Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa,
đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với trên 178 nước thuộc tất cả các châu
lục. Việt Nam được gia nhập WTO thì quan hệ thương mại hơn 164 quốc gia.
+ Đảng Cộng sản Việt Nam có bản lĩnh chính trị vững vàng, dày dạn kinh
nghiệm; đường lối đổi mới của Đảng đã được kiểm chứng qua thực tiễn là đúng
đắn, được nhân dân đồng tình ủng hộ.


11
+ Nhân dân Việt Nam có truyền thống yêu nước, đoàn kết, tin tưởng vào sự
lãnh đạo của Đảng vào chế độ xã hội; ngày càng thể hiện bản lĩnh năng động, sáng
tạo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Lực lượng vũ trang cách mạng tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ
quốc và nhân dân, vươn lên làm tròn nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình đổi
mới.
Với những thuận lợi trên, chúng ta hồn tồn có khả năng giữ vững
hồ bình, ổn định để thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá
đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Khó khăn:
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, bên cạnh những thuận lợi, Việt
Nam cũng đang phải đối mặt với những nguy cơ thách thức:

+ Trong mấy năm gần đây, kinh tế thế giới luôn phải đối mặt với khủng
hoảng tài chính và suy giảm kinh tế tồn cầu, tạo nên vịng xốy suy giảm mới.
Hàng loạt nền kinh tế từ Đông sang Tây, kể cả những nền kinh tế có nền tảng phát
triển vững chắc, các quốc gia châu Âu đều rơi vào chu kỳ suy giảm mạnh, chật vật
đối phó với chỉ số tăng trưởng âm, hàng loạt ngân hàng sụp đổ, nợ xấu gia tăng, tỷ
lệ thất nghiệp cao...cũng đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam.
+ Thách thức lớn nhất đối với an ninh trật tự ở nước ta là mối đe doạ (các
nguy cơ): tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế
giới; nạn tham nhũng và tệ quan liêu; “diễn biến hoà bình”, các mối đe doạ trên diễn
biến đan xen phức tạp, không thể xem nhẹ mối đe doạ nào.
+ Trong q trình lãnh đạo cách mạng, Đảng có lúc cũng phạm sai lầm,
khuyết điểm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến các vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc
+ Các thế lực phản động tiếp tục sử dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền để
can thiệp vào nội bộ của nước ta. Những đối tượng cực đoan, thù địch lợi dụng tình
hình kinh tế để đưa ra những nhận định sai lệch, xuyên tạc, bóp méo sự điều hành
kinh tế của Đảng, Nhà nước trong hoạt động “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ
của các thế lực thù địch sẽ gia tăng.


12
+ Các hoạt động xâm hại độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ nước ta đang
tiếp tục tranh chấp, lợi ích từ biển ngày càng gia tăng, đe dọa chủ quyền an ninh
quốc gia và hồ bình, ổn định, hợp tác trong khu vực.
1.1.1.5. Nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta
hiện nay
Để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ đất
nước. Đảng ta xác định “Trong khi đặt trọng tâm vào nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa
xã hội, chúng ta không một phút lơi lỏng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, ln coi trọng
quốc phịng-an ninh, coi đó là nhiệm vụ chiến lược, gắn bó chặt chẽ” [14, tr. 39].
Về quốc phòng: “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng

kiến thức quốc phòng. Nâng cao nhận thức trách nhiệm về nhiệm vụ quốc phịng,
bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” [15, tr. 184].
Về an ninh: “Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức của toàn Đảng, toàn
dân về những thách thức lớn đối với nghiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an
tồn xã hội trong tình hình mới. Chủ động phát hiện, kiên quyết đấu tranh ngăn
chặn làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, không
để bị động, bất ngờ”[15,tr. 185].
Nghị quyết Đại hội XI của Đảng để triển khai thực hiện. Trong đó, Đảng ta
đã khẳng định “Nhiệm vụ của công tác đối ngoại là giữ vững môi trường hịa bình,
thuận lợi cho đẩy mạnh cơng nghiệp hóa , hiện đại hóa, bảo vệ vững chắc độc lập,
chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ..” [19,tr. 236]. Đây vừa là định hướng
cơ bản, vừa là cơ sở pháp lý để các cấp, các ngành, các lực lượng và toàn dân triển
khai đấu tranh bảo vệ chủ quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia trên các vùng
biển, đảo và bảo vệ Tổ quốc.
1.1.2. Các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nƣớc về công tác GDQP-AN
- Chỉ thị 12-CT/TW ngày 3 tháng 5 năm 2007 của Bộ Chính trị về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác GDQP, AN trong tình hình mới: “
GDQP, AN là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân, việc phổ cập và tăng cường
GDQP, AN là nhiệm vụ chung của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, phải được chỉ
đạo, tổ chức thực hiện chặt chẽ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương”[3, tr.3].


13
- Chỉ thị số 417/CT-TTg ngày 31/3/2010 của Thủ tướng chính phủ về việc
tăng cường chỉ đạo, thực hiện cơng tác GDQP-AN năm 2010 và những năm tiếp
theo. ….đến nay vẫn còn nhiều cơ quan, tổ chức Trung ương chưa tổ chức bồi
dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho các đối tượng theo Chỉ thị số 12-CT/TW
của Bộ Chính trị [13, tr 1].
- Nghị định 116/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng
Chính phủ quy định: “GDQP-AN là bộ phận của nền giáo dục quốc dân, một nội

dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng tồn dân, an ninh nhân dân; là mơn
học chính khố trong chương trình giáo dục, đào tạo trung học phổ thơng đến đại
học và các trường chính trị, hành chính, đoàn thể.”[14, tr. 1].
Văn kiện Đại hội lần thứ XI, Đảng ta đã xác định: “Độc lập, chủ quyền,
thống, toàn vẹn, lãnh thổ, chế độ xã hội chủ nghĩa, an ninh chính tri,trật tự, an tồn
và thế trận an ninh nhân dân được cũng cố, tiềm lực quốc phòng, an ninh được tăng
cường, nhất là trên các địa bàn chiến lược, xung yếu, phức tạp. Công tác giáo dục,
bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh được triển khai rộng rãi. Sự phối hợp
quốc phòng, an ninh, đối ngoại được chú trọng” [19, tr. 155].
1.1.3. Tầm quan trọng quản lý hoạt động dạy học môn GDQP-AN ở các trường
CĐ, ĐH
1.1.3.1. Tương quan của hoạt động dạy học môn GDQP-AN với hoạt động dạy học
các bộ môn khác trong trường CĐ, ĐH
Giáo dục quốc phịng cũng như các mơn học khác là môn học được luật pháp
quy định, và là môn học có Chỉ thị của Bộ Chính trị chỉ đạo, môn học duy nhất
được luật pháp quy định. Điều 17 chương III Luật Nghĩa vụ quân sự 1991 quy
định: Việc huấn luyện quân sự phổ thông (nay là GDQP-AN) cho học sinh ở
trường trung học phổ thông, trường dạy nghề, trường trung học chuyên nghiệp,
trường cao đẳng và trường đại học thuộc chương trình chính khố.
GDQP-AN nằm trong nhóm các mơn học có tỉ lệ lí thuyết chiếm trên 60%
chương trình mơn học, nhằm tăng cường lí luận cơ bản về đường lối quốc phòng an
ninh của Đảng và những hiểu biết về nội dung cơng tác quốc phịng, an ninh hiện


14
nay cho sinh viên; giúp cho sinh viên sau khi ra trường nhanh chóng làm quen với
các nhiệm vụ quốc phịng, an ninh nơi mình cơng tác.
Mơn GDQP-AN có quan hệ chặt chẽ với các mơn học khác, như: Tốn, Lí,
Hố, Giáo dục Chính trị, Giáo dục Thể chất, Lịch sử... Đặc biệt hai học phần: một
số nội dung cơ bản của cơng tác quốc phịng, an ninh và qn, binh chủng, có liên

quan đến hầu hết các chuyên ngành đào tạo trong các nhà trường.
GDQP-AN là cầu nối để người cán bộ khoa học kĩ thuật, chuyên môn
nghiệp vụ và quản lí kinh tế vận dụng, kết hợp các kiến thức được đào tạo trong
nhà trường phục vụ xây dựng kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh. Môn học
không những trang bị những vấn đề cơ bản về đường lối quân sự của Đảng, tư duy
quốc phòng, an ninh và kiến thức quân sự cần thiết, mà cịn góp phần rèn luyện, bồi
dưỡng nhân cách, nếp sống con người mới XHCN.
1.1.3.2. Tác động của việc quản lý hoạt động dạy học môn GDQP-AN đến chất
lượng đào tạo trong Nhà trường.
Giáo dục quốc phòng – an ninh là một nội dung quan trọng trong mục tiêu
giáo dục toàn diện của nhà trường Cùng với các bộ môn khác trong nhà trường
GDQP góp phần nâng cao dân trí, tăng cường tiềm lực về tri thức phòng thủ đất
nước. Con đường hiệu quả nhất để đưa đường lối chủ trương của Đảng về quốc
phòng – an ninh vào cuộc sống phải bằng con đường giáo dục – đào tạo. Chỉ có
giáo dục – đào tạo mới làm cho mỗi người nhận thức đầy đủ, đúng đắn về nhiệm
vụ bảo vệ đất nước. GDQP làm cho thế hệ trẻ sinh viên nhận thức được giá trị độc
lập, tự do, sự hy sinh lớn lao của các thế hệ ông cha để bảo vệ đất nước. Cùng với
các bộ môn khác, GDQP không chỉ trang bị các kĩ năng quân sự cần thiết, mà quan
trọng hơn là trang bị cho sinh viên một số vấn đề cơ bản về đường lối quốc phòng
và quân sự của Đảng, ý thức và kiến thức quốc phòng để người cán bộ khoa học kĩ
thuật, chuyên mơn nghiệp vụ và quản lí kinh tế biết kết hợp kinh tế với quốc phòng,
quốc phòng với kinh tế, quốc phòng-an ninh và đối ngoại ngay trên từng cương vị
cơng tác.
Giáo dục quốc phịng góp phần giáo dục tồn diện con người mới xã hội chủ
nghĩa. Đó là mơn học bao gồm kiến thức khoa học xã hội, nhân văn, khoa học tự


15
nhiên và khoa học kĩ thuật quân sự. Là môn học được thể hiện trong đường lối giáo
dục của Đảng và thể chế hoá bằng các văn bản pháp quy của Nhà nước, nhằm góp

phần đào tạo ra những con người có đủ phẩm chất và năng lực làm tốt hai nhiệm
vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đáp ứng các mục tiêu đào tạo nhân trí,
nhân lực, nhân tài phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước; bảo
vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
1.2. Lịch sử của vấn đề nghiên cứu
Trong q trình giáo dục, quản lý giáo dục nói chung, quản lý HĐDH nói
riêng đóng một vai trị hết sức quan trọng, nó quyết định chất lượng giáo dục và đào
tào nên được nhiều người chú trọng quan tâm và nghiên cứu.
Với lý luận và phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, khoa
học giáo dục đã nghiên cứu nhiều giải pháp- biện pháp nâng cao chất lượng quản lý
hoạt động dạy - học. Đặc biệt các giải pháp- biện pháp nâng cao chất lượng quản lý
HĐDH bộ môn đã được các nhà giáo dục trong và ngoài nước quan tâm. Họ đặc
biệt quan tâm đến vị trí, vai trị, mục tiêu của giáo dục và đào tạo; nội dung, phương
pháp dạy-học, phương tiện, thiết bị dạy học trong các nhà trường, các loại hình đào
tạo của nhà trường, cơ sở vật chất phục vụ giáo dục con người toàn diện.
Để đưa kịp nền giáo dục Việt Nam theo kịp với nền giáo dục tiến tiến của
thời đại, các nhà khoa học, sư phạm, giáo dục Việt Nam ln quan tâm, nghiên cứu
tìm ra những giải pháp quản lý giáo dục, quản lý HĐDH có hiệu quả để thực hiện
thành công mục tiêu giáo dục. Ngày xưa có Chu Văn An, ngày nay có các nhà
nghiên cứu đi tiên phong như: Hà Thế Ngữ, Nguyễn Ngọc Quang, Hà Sĩ Hồ... đã
khám phá lĩnh vực này bằng các cơng trình nghiên cứu có hệ thống về QLGD, quản
lý trường học, quản lý HĐDH. Kế sau là các cơng trình nghiên cứu về vấn đề
QLGD, quản lý nhà trường, quản lý HĐDH của các tác giả Lưu Xuân Mới, Phạm
Thành Nghị, Nguyễn Minh Đạo, Đặng Quốc Bảo, Phạm Minh Hạc, Hà Nhật Thăng,
Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Đức Chính, Đặng Xn Hải,Nguyễn Sỹ Thư… Trong
các cơng trình nghiên cứu này, các tác giả đã nêu lên các nguyên tắc chung của việc
quản lý HĐDH và đưa ra các giải pháp quản lý vận dụng trong quản lý trường học,
quản lý giáo dục. Các tác giả đều khẳng định vị trí quan trọng của cơng tác quản lý



16
HĐDH và đó là nhiệm vụ trọng tâm của người CBQL trường học trong việc thực
hiện mục tiêu giáo dục.
Hiện nay, đã có nhiều luận văn thạc sĩ nghiên cứu về đề tài quản lý hoạt
động dạy học của CBQL trong các trường phổ thông, CĐ, ĐH như:
“Thực trạng hoạt động dạy học theo hệ thống tín chỉ tại trường Đại học
Quốc tế - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh ” của tác giả Đào Anh Thư
(2011); “ Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Trung tâm trường Cao đẳng Sư
phạm Bà Rịa – Vũng tàu hiện nay ” của tác giả Đặng Thị Đang Thanh ( 2011);
“Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập
của học viên tại Trung tâm hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng
Ninh ” của tác giả Trần Văn Sọi (2010); "Biện pháp quản lý dạy học môn giáo dục
quốc phịng - an ninh ở trường Đại học Giao thơng vận tải trong giai đoạn hiện nay"
của tác giả Vũ Thanh Tùng (2010);
Các luận văn trên đều tập trung nhiên cứu và đề xuất các giải pháp quản lý
hoạt động dạy học của người quản lý và chú ý đến bối cảnh thực hiện đổi mới quản
lý giáo dục, đổi mới nội dung, hệ thống, chương trình dạy học. Tuy vậy, nghiên cứu
và quản lý hoạt động dạy học môn GDQP-AN cịn ít, đặc biệt vấn đề quản lý hoạt
động dạy học mơn học GDQP-AN ở trường ĐHDLDT thì chưa có tác giả nào
nghiên cứu.
1.3. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.3.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý trường học
1.3.1.1. Theo các quan điểm trong nước
- Theo từ điển tiếng Việt viết: “Quản lý là hoạt động của con người tác động
vào tập thể người khác để phối hợp điều chỉnh phân công thực hiện mục tiêu
chung”.
- Tác giả Đỗ Hoàng Toàn cho rằng: “Quản lý là q trình tác động có tổ
chức, có hướng đích của chủ thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm
năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động
của môi trường”.



17
- Tác giả Hà Sĩ Hồ thì cho rằng: “Quản lý là một q trình tác động có định
hướng (có chủ đích), có tổ chức, lựa chọn trong số các tác động có thể có, dựa trên
các thơng tin về tình trạng của đối tượng và mơi trường, nhằm giữ cho sự vận hành
của đối tượng ổn định và làm cho nó phát triển tới mục đích đã định”.
1.3.1.2. Quản lý
Ngày nay, thuật ngữ quản lý đã trở nên phổ biến nhưng chưa có một định
nghĩa thống nhất. Chúng ta có thể điểm qua một số khái niệm về quản lý:
Người ta có thể tiếp cận khái niệm quản lý theo nhiều cách khác nhau, theo
nhiều góc độ khác nhau. Theo góc độ tổ chức đó là: cai quản, chỉ huy, lãnh đạo, chỉ
đạo, kiểm tra. Theo góc độ điều khiển từ quản lý là: lái, điều khiển, điều chỉnh.
Theo cách tiếp cận hệ thống thì quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý đến
khách thể quản lý (hay là đối tượng quản lý) nhằm tổ chức, phối hợp hoạt động của
con người trong các quá trình sản xuất - xã hội để đạt được mục đích đã định [11.
tr 20].
Theo quan điểm hệ thống: Quản lý là hoạt động có sự tác động qua lại giữa
hệ thống và mơi trường, do đó quản lý được hiểu là nhằm đảm bảo hoạt động của hệ
thống trong điều kiện có sự biến đổi liên tục của hệ thống và môi trường, là chuyển
hệ thống tới trạng thái mới thích ứng với những hồn cảnh mới.
+ Theo quan điểm của nước ngoài
- Nhà khoa học quản lý người Mỹ F.W.Taylor cho rằng: “Quản lý là biết
được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó thấy được rằng họ đã hồn
thành cơng việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”. Taylor đã nêu ra hệ thống tổ chức lao
động nhằm khai thác tối đa thời gian lao động sử dụng hợp lý nhất các công cụ và
phương tiện lao động nhằm tăng năng suất lao động.
- Nhà lý luận quản lý kinh tế người Pháp H.Fayon thì cho rằng: “Quản lý
hành chính là dự đốn và lập kế hoạch, tổ chức điều khiển, phối hợp và kiểm tra”.
- Các giáo sư nghiên cứu người Mỹ Harold Knoontz, Cyril O’donnell, Heinz

Weihrich trong cuốn “Những vấn đề cốt yếu của quản lý” thì cho rằng: “Quản lý
bao hàm việc thiết kế một mơi trường mà trong đó con người cùng làm việc với
nhau trong các nhóm để có thể thực hiện các mục tiêu”.


×