Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Quản lý thiết bị dạy học ở trường trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (902.29 KB, 107 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐINH HỮU PHƯỚC

QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÁC
HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÍ GIÁO DỤC

Đà Nẵng - Năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐINH HỮU PHƯỚC

QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÁC
HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Quản lí giáo dục
Mã số: 814 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. LÊ ĐÌNH SƠN


Đà Nẵng - Năm 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Đinh Hữu Phước


ii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ....................................................................2
4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................ 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 2
6. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2
7. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................2
8. Cấu trúc của luận văn.......................................................................................... 3
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ....................................................................................... 4
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ...............................................................................4
1.1.1. Trên thế giới ..................................................................................................4

1.1.2. Ở Việt Nam ...................................................................................................5
1.2. Các khái niệm chính ............................................................................................... 8
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục .............................................................................8
1.2.2. Quản lý nhà trường ..................................................................................... 12
1.2.3. Thiết bị dạy học .......................................................................................... 14
1.2.4. Quản lý thiết bị dạy học ..............................................................................15
1.3. Hệ thống thiết bị dạy học của trường THPT ..................................................... 16
1.3.1. Vị trí, vai trị, chức năng của hệ thống TBDH............................................16
1.3.2. Cơ cấu hệ thống TBDH của trường THPT .................................................20
1.3.3. Yêu cầu chung về hệ thống TBDH của trường THPT ............................... 22
1.4. Quản lý thiết bị dạy học ở trường THPT ........................................................... 23
1.4.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của hiệu trưởng trong quản lý TBDH ..................... 23
1.4.2. Nguyên tắc, yêu cầu chung về quản lý TBDH ở trường THPT .................24
1.4.3. Nội dung quản lý TBDH ở trường THPT ................................................... 25
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................28
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM ..30
2.1. Khái quát quá trình khảo sát ..............................................................................30
2.2.1. Mục đích khảo sát ....................................................................................... 30
2.2.2. Nội dung khảo sát ....................................................................................... 30
2.2.3. Đối tượng, địa bàn khảo sát ........................................................................31
2.2.4. Phương pháp khảo sát .................................................................................31
2.2.5. Tiến trình và thời gian khảo sát ..................................................................31


iii
2.2. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục các huyện miền núi tỉnh
Quảng Nam ..................................................................................................................31
2.2.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên ............................................................... 31
2.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội ...........................................................................33

2.2.3. Tình hình phát triển giáo dục ......................................................................34
2.3. Thực trạng thiết bị dạy học ở trường THPT các huyện miền núi tỉnh Quảng
Nam ............................................................................................................................... 36
2.3.1. Thực trạng đầu tư, trang bị TBDH ............................................................. 36
2.3.2. Thực trạng khai thác, sử dụng TBDH......................................................... 39
2.3.3. Thực trạng bảo quản, sửa chữa TBDH ....................................................... 42
2.3.4. Thực trạng phát triển TBDH tự làm ........................................................... 43
2.3.5. Thực trạng về ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học ..................... 45
2.3.6. Đánh giá chung thực trạng khai thác, sử dụng, bảo quản TBDH ...............45
2.4. Thực trạng quản lý thiết bị dạy học ở trường THPT các huyện miền núi tỉnh
Quảng Nam ..................................................................................................................46
2.4.1. Thực trạng quản lý đầu tư, mua sắm TBDH...............................................46
2.4.2. Thực trạng quản lý khai thác, sử dụng TBDH ............................................49
2.4.3. Thực trạng quản lý bảo quản, sửa chữa TBDH ..........................................50
2.4.4. Thực trạng quản lý phát triển TBDH tự làm ..............................................52
2.4.5. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý TBDH ...............53
2.4.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý TBDH ở các trường ....................... 53
2.5. Đánh giá chung thực trạng ..................................................................................55
2.5.1. Điểm mạnh ..................................................................................................55
2.5.2. Điểm yếu, hạn chế ...................................................................................... 56
2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại ............................................................... 57
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................58
Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM ................60
3.1. Nguyên tắc xác lập các biện pháp .......................................................................60
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ............................................................. 60
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi và hiệu quả .............................................60
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ .............................................................. 60
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển ..........................................61
3.2. Các biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở trường THPT các huyện miền núi

tỉnh Quảng Nam ..........................................................................................................62
3.2.1. Bồi dưỡng nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV về vị trí, vai trị của TBDH
và sự cần thiết nâng cao hiệu quả quản lý TBDH trong nhà trường ............................. 62
3.2.2. Trang bị kiến thức, kỹ năng quản lý, khai thác, sử dụng, bảo quản TBDH
cho đội ngũ CBQL, GV, NV ......................................................................................... 64


iv
3.2.3. Đảm bảo chất lượng công tác đầu tư, mua sắm trang bị TBDH của nhà
trường ............................................................................................................................ 66
3.2.4. Tổ chức hiệu quả hoạt động khai thác, sử dụng TBDH trong nhà trường .68
3.2.5. Thực hiện tốt công tác bảo quản, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa và thanh lý
TBDH ............................................................................................................................ 70
3.2.6. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sử dụng hệ thống
TBDH ............................................................................................................................ 73
3.2.7. Định kỳ tổ chức kiểm tra, đánh giá công tác sử dụng, bảo quản TBDH ....74
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .........................................................................77
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất ..................78
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ...............................................................................78
3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm ..............................................................................78
3.4.3. Phương pháp và quá trình khảo nghiệm ..................................................... 78
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm ..................................................................................79
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................82
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 86
PHỤ LỤC .................................................................................................................. PL1

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI



v
TÊN ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM
- Ngành

: Quản lý giáo dục

- Họ tên học viên

: Đinh Hữu Phước

- Người hướng dẫn khoa học

: PGS. TS. Lê Đình Sơn

- Cơ sở đào tạo

: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng

- Tóm tắt
1. Những kết quả chính của luận văn:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý TBDH, đề
tài đề xuất các biện pháp quản lý TBDH ở trường THPT các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam trong
giai đoạn hiện nay. Luận văn đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận liên quan đến quản lý, biện
pháp quản lý TBDH ở trường THPT các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay,
xây dựng được khung lý thuyết cần thiết cho việc tiến hành khảo sát thực trạng vấn đề nghiên cứu và
đã đề xuất bảy biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng của hoạt động này, cụ thể là:
Bồi dưỡng nhận thức cho CBQL, GV, NV về vị trí, vai trị của TBDH và sự cần thiết nâng cao
hiệu quả quản lý TBDH trong nhà trường.
Trang bị kiến thức, kỹ năng quản lý, khai thác, sử dụng, bảo quản TBDH cho CBQL, GV, NV.

Đảm bảo chất lượng công tác đầu tư, mua sắm trang bị TBDH của nhà trường.
Tổ chức hiệu quả hoạt động khai thác, sử dụng TBDH trong nhà trường.
Thực hiện tốt công tác bảo quản, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa và thanh lý TBDH.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sử dụng hệ thống TBDH.
Định kỳ tổ chức kiểm tra, đánh giá công tác sử dụng, bảo quản TBDH.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn:
Luận văn thể hiện được tính khoa học và có sự đóng góp cả về lý luận lẫn thực tiễn. Đã tổng
quan được những vấn đề lý luận nghiên cứu, các biện pháp đề xuất có thể ứng dụng được tại cơ sở
nghiên cứu.
3. Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài có tính cấp thiết góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo
dục ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. Kết quả nghiên cứu có thể vận dụng vào thực tiễn. Đồng
thời, theo dõi kết quả phản hồi để đánh giá thêm tính ứng dụng của đề tài và làm cơ sở cho nghiên
cứu, nghiên cứu sâu hơn của đề tài vào thực tiễn.
4. Từ khóa:
Quản lý TBDH; Quản lý TBDH ở trường THPT miền núi; Biện pháp quản lý TBDH ở trường
phổ thông; Quản lý TBDH ở các trường miền núi tỉnh Quảng Nam; Quản lý PTKT dạy học.
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

Đà Nẵng, ngày 18 tháng 11 năm 2019
Người thực hiện đề tài

PGS. TS. Lê Đình Sơn

Đinh Hữu Phước


vi
TOPIC NAME: MANAGE TEACHING EQUIPMENT IN HIGH SCHOOLS
IN MOUNTAINOUS DISTRICTS OF QUANG NAM PROVINCE.

- Sector: Educational management.
- Student's full name: Dinh Huu Phuoc.
- Scientific instructor: Assoc.Prof., Dr. Le Dinh Son.
- Training facility: Pedagogy university - Danang University
- Summary
1. The main results of the thesis:
On the basis of theoretical research, survey, analysis and evaluation of the current situation
of management of teaching equipment, the thesis proposes measures to manage teaching
equipment in high schools in mountainous districts of Quang Nam province in the current
period. The thesis has systematized the theoretical issues related to management, measures to
manage teaching equipment in high schools in mountainous districts of Quang Nam province
in the current period, build a reasonable framework. The theory is necessary to conduct a
survey of the actual situation of the research problem and has proposed seven management
measures to improve the efficiency and quality of this activity, namely:
Fostering awareness for managers, teachers, staff about the position, the role of teaching
equipment and the need to improve the effectiveness of teaching equipment management in
schools.
Equipping knowledge, skills of management, exploitation, use and preservation of teaching
equipment for managers, teachers and staff.
Ensure the quality of the investment, procurement of teaching equipment of the school.
Effectively organize the operation of exploitation and use of teaching equipment in schools.
Well perform the maintenance, repair and liquidation of teaching equipment.
Application of information technology in management and use of teaching equipment
system.
Organize periodic inspection and evaluation of the use and preservation of teaching
equipment.
2. Scientific and practical significance of the thesis:
The dissertation shows the scientificity and contributes to both theory and practice. Having
reviewed the research theoretical issues, the proposed measures can be applied at the research
facility.

3. Further research directions of the topic
The research results of the thesis are urgent to contribute to ensure and improve the quality
of education in the mountainous districts of Quang Nam province. Research results can be
applied in practice. At the same time, monitoring feedback results to further assess the
applicability of the topic and as a basis for research, further study of the topic into practice.
4. Keywords:
Management of teaching equipment; Management of teaching equipment in mountainous
high schools; Measures for managing teaching equipment in high schools; Management of
teaching equipment in mountainous schools in Quang Nam province; Management of
teaching technical facilities.
Da Nang, November 18, 2019
Confirmation of instructor
Student

Assoc.Prof., Dr. Le Dinh Son.

Dinh Huu Phuoc


vii

DANH MỤC NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT
CBQL
CNH
CNTT
CSVC
GD&ĐT
GV
GD
HĐH

HS
KHKT
NQ
PPDH
pp
PTDH
QLGD
TBDH
THPT
TW
XHCN

Cán bộ quản lý
Công nghiệp hóa
Cơng nghệ thơng tin
Cơ sở vật chất
Giáo dục và Đào tạo
Giáo viên
Giáo dục
Hiện đại hóa
Học sinh
Khoa học kỹ thuật
Nghị quyết
Phương pháp dạy học
Phương pháp
Phương tiện dạy học
Quản lý giáo dục
Thiết bị dạy học
Trung học phổ thông
Trung ương

Xã hội chủ nghĩa


viii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu
bảng
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.
2.5.
2.6.
2.7.
2.8.
2.9.
2.10.
2.11.
2.12.
2.13.
2.14.
2.15.
2.16.
2.17.
2.18.
2.19.
3.1.

Tên bảng


Trang

Mức độ đáp ứng của TBDH hiện có
Thực trạng về chất lượng TBDH ở các trường
Tính đồng bộ của TBDH hiện nay ở các trường
Tính hiện đại của TBDH ở các trường hiện nay
Mức độ thường xuyên sử dụng TBDH của giáo viên
Những khó khăn thường gặp của GV khi sử dụng TBDH
Hiệu quả khai thác, sử dụng TBDH ở các trường
Đánh giá về thực trạng về tổ chức bảo quản, sửa chữa TBDH
Thực hiện rà soát, đánh giá chất lượng và thanh lý TBDH
Thực trạng sử dụng và hiệu quả của TBDH tự làm
Nguyên nhân sử dụng TBDH tự làm chưa hiệu quả
Đánh giá mức độ thực hiện quản lý đầu tư, mua sắm
Đánh giá công tác quản lý khai thác, sử dụng TBDH
Thực trạng quản lý bảo quản, sửa chữa thanh lý TBDH
Thực trạng quản lý TBDH tự làm
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sử dụng TBDH
Tầm quan trọng của công tác quản lý TBDH đối với việc
nâng cao chất lượng dạy học
Đánh giá chung về công tác quản lý TBDH
Nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý TBDH
Tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất

37
37
38
38
40

41
41
42
43
44
44
46
49
50
52
53
53
54
54
79


ix
DANH MỤC HÌNH
Số hiệu
hình
1.1.
1.2.
1.3.
2.1.

Tên hình

Trang


Quản lý các thành tố của quá trình dạy học
Mối quan hệ giữa M, N, P và TBDH trong q trình
dạy học, giáo dục
Vai trị của TBDH trong mối quan hệ tương tác với các
thành tố trong q trình dạy học
Bản đồ đơn vị hành chính cấp huyện Quảng Nam, 2014

14
17
19
32


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Việt Nam (khóa XI) về đổi mới căn bản, tồn diện GD&ĐT đáp ứng u cầu
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế chỉ rõ thực trạng: “Đầu tư cho GD&ĐT chưa
hiệu quả. Chính sách, cơ chế tài chính cho GD&ĐT chưa phù hợp. Cơ sở vật
chất kỹ thuật còn thiếu và lạc hậu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt
khó khăn”;[1,tr.2] từ đó xác định quan điểm chỉ đạo: “Phát triển hài hịa, hỗ trợ
giữa giáo dục cơng lập và ngồi công lập, giữa các vùng, miền. Ưu tiên đầu tư
phát triển GD&ĐT đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số,
biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách. Thực hiện
dân chủ hóa, xã hội hóa GD&ĐT”. [2, tr.3]
Theo tinh thần Nghị quyết của Đảng, trước yêu cầu cấp bách về chất lượng
GD&ĐT, những năm gần đây các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa

phương đã tích cực tăng cường nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị
phục vụ dạy học cho các cơ sở giáo dục, đặc biệt là các nhà trường khu vực
miền núi nhằm chấm dứt tình trạng trường lớp nghèo nàn, thiếu những TBDH
tối thiểu; giúp tạo nền tảng cần thiết thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, đáp
ứng đòi hỏi trước mắt và lâu dài của sự nghiệp giáo dục. Hiện đại hoá trường
lớp, cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật dạy học là công việc thiết thực nhưng
cần thực hiện lâu dài, thường xuyên. Để triển khai hiệu quả chương trình giáo
dục phổ thơng mới, nhà trường cần được đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, thiết
bị và đặc biệt là tổ chức khai thác, sử dụng hiệu quả TBDH, xem đây là nhiệm
vụ trọng yếu của các cấp quản lý giáo dục và đội ngũ GV trong toàn trường.
Nhận thức rõ chủ trương đổi mới giáo dục của Đảng, những năm qua,
ngành GD&ĐT tỉnh Quảng Nam đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư cơ sở vật
chất, tăng cường trang thiết bị phục vụ dạy học; đặc biệt là đầu tư cho các
trường THPT miền núi, đồng thời chỉ đạo tổ chức quản lý, sử dụng và bảo quản
TBDH nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao
trong lĩnh vực này, từng nhà trường cần quan tâm nhiều hơn để có các biện pháp
quản lý phù hợp.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, chúng tôi chọn vấn đề “Quản lý TBDH ở
trường THPT các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam” làm đề tài nghiên cứu cho
luận văn tốt nghiệp cao học QLGD.


2

2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản
lý TBDH ở trường THPT trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam, luận
văn đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác này trên địa bàn
nghiên cứu, góp phần đảm bảo chất lượng giáo dục hiện nay của địa phương.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu
Hệ thống TBDH của trường THPT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý TBDH ở các trường THPT miền núi tỉnh Quảng Nam.
4. Giả thuyết khoa học
Hoạt động quản lý TBDH ở trường THPT các huyện miền núi tỉnh Quảng
Nam những năm qua đã đạt được là đáng ghi nhận, song còn bộc lộ một số bất
cập, hạn chế. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích đánh giá đúng thực
trạng quản lý hoạt động này, luận văn có thể đề xuất được các biện pháp quản lý
có tính cấp thiết và khả thi hơn, để khi áp dụng sẽ góp phần tích cực đảm bảo
chất lượng giáo dục của các trường THPT trên địa bàn nghiên cứu.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý TBDH ở trường THPT;
- Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý TBDH của các trường
THPT trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam;
- Đề xuất các biện pháp quản lý TBDH nhằm nâng cao chất lượng hoạt
động dạy học ở trường THPT các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu thực trạng quản lý TBDH ở trường
THPT trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn từ 2017
- 2019 và đề xuất các biện pháp quản lý công tác này của hiệu trưởng các nhà
trường cho giai đoạn 2020 - 2025 và định hướng đến 2030.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu, hệ thống hóa các tài liệu, tư
liệu, khái quát hóa lý luận nhằm xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Sử dụng các phương pháp quan sát, trò chuyện, phỏng vấn, điều tra bằng
phiếu hỏi, nghiên cứu sản phẩm, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn nhằm khảo sát,
đánh giá thực trạng quản lý TBDH trong các trường THPT ở địa phương nghiên



3

cứu và khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất.
7.3. Nhóm phương pháp bổ trợ
Xử lý số liệu bằng các phương pháp thống kê tốn học.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, phụ lục và tài liệu tham khảo,
phần nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý TBDH ở trường THPT;
- Chương 2: Thực trạng quản lý TBDH ở trường THPT các huyện miền núi
tỉnh Quảng Nam;
- Chương 3: Biện pháp quản lý TBDH ở trường THPT các huyện miền núi
tỉnh Quảng Nam.


4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Trên thế giới
Nhà giáo dục học người Cộng hịa Séc Jan Amot Komensky (1592-1679)
đã đặt nền móng đầu tiên cho dạy học trực quan, với quan điểm cơ bản là: Dạy
học được bắt đầu từ việc quan sát sự vật, hiện tượng, quá trình. Trong tác phẩm
“ Phép dạy học vĩ đại”, ơng viết: “…khơng có gì trong trí não nếu như trước đó
khơng có gì trong các cảm giác. Vì thế, tất nhiên bắt đầu dạy học khơng thể từ
sự giải thích bằng lời về các sự vật mà phải từ sự quan sát trực tiếp chúng. Lời

nói khơng bao giờ được đi trước sự vật”. Komensky chủ trương giảng dạy bằng
hoạt động, bằng sự quan sát trực tiếp, bằng sự tiếp xúc với sự vật trong đời sống
hàng ngày. Theo ông: “…Việc dạy học phải bằng sự vật, hiện tượng. Vì sự vật
là thân thể, lời nói là cái ảo…, lời nói mà khơng có sự vật là vỏ khơng có nhân,
bao khơng có kiếm, bóng khơng có hình, thân khơng có hồn.” Như vậy,
Komenski đề cao một phương pháp dạy học khuyến khích người học tự tiếp thu
tri thức bằng chính những giác quan của mình.[29] Về sau nhiều nhà giáo dục
như K. Đ Usinski; A. N. Leontiev hay J. H.Pestalossi người Thụy Sĩ đã phát
triển quan điểm dạy học trực quan nhằm đạt hiệu quả cao trong giáo dục. Nội
dung của quan điểm dạy học trực quan này là thay lối dạy học cũ, kinh viện,
nhồi nhét tri thức bằng lối dạy học mới có căn cứ khoa học, thơng qua các sự vật
hoặc hình ảnh và được học viên nhận thức, chứng thực trên cơ sở cảm nhận của
các giác quan.
Cùng với sự phát triển của các tư tưởng tiến bộ trong lĩnh vực tâm lý, giáo
dục học, lý thuyết về dạy học trực quan đã có những bước tiến mới trên cơ sở
khẳng định vai trò quan trọng của nhận thức hiện thực khách quan dựa vào các
phương tiện dạy học trực quan. Tính trực quan trong dạy học đóng vai trò minh
họa trong bài giảng của giáo viên, giúp học sinh khơng chỉ nhận biết được hiện
tượng mà cịn nắm rõ bản chất của hiện tượng. Một trong những đại diện của tư
tưởng này, có thể kể đến nhà tâm lý học A. N. Leontiev (1903-1979), ông là một
đại diện xuất sắc thuộc trường phái tâm lý học Xô-viết hiện đại. Trong hệ thống
tư tưởng của mình về hoạt động và hoạt động trí óc (bên trong và bên ngồi),
Leontiev đã đưa ra quan điểm về cơ sở tâm lý học của nguyên tắc dạy học trực
quan.


5

Lê-nin khi phân tích bản chất của q trình nhận thức cũng đã chỉ ra quy
luật nhận thức của con người là: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng

và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn là con đường biện chứng của sự nhận thức
chân lí, nhận thức hiện thực khách quan”.
Theo Lotx Kinbơ thì xem “TBDH là tất cả những phương tiện vật chất cần
thiết giúp cho GV và HS tổ chức và tiến hành hợp lí có hiệu quả q trình giáo
dưỡng và giáo dục ở các mơn học, cấp học”[16, tr.11].
Tuỳ theo hồn cảnh kinh tế, kỹ thuật và xã hội tất cả các nước trên thế giới
đều có khuynh hướng hồn thiện CSVC và TBDH nhằm phù hợp với sự hiện đại
hoá nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Các nước có nền kinh
tế phát triển đều quan tâm đến việc nghiên cứu, thiết kế, sản xuất các thiết bị,
phương tiện dạy học hiện đại, đạt chất lượng cao, cần thiết cho nhu cầu giáo dục
mỗi nước.
Hiện nay nhiều nước trên thế giới nghiên cứu, sử dụng rộng rãi đĩa hình và
bước đầu sử dụng mạng Internet trong giáo dục như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc
hay Singapore.
Như vậy, điểm qua sự phát triển của lý thuyết về TBDH trong lịch sử giáo
dục thế giới, có thể thấy rằng vai trò của TBDH trực quan đã được phát hiện và
phát triển từ rất sớm. Các nhà giáo dục học đã chứng minh được rằng việc
khuyến khích học sinh nhận thức thế giới thơng qua chính những giác quan của
mình là phương pháp dạy học phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ và do
vậy nó là phương pháp hữu hiệu nhất giúp trẻ em phát triển tư duy, nhận biết
hiện tượng và tiến tới nắm được bản chất của sự vật hiện tượng.
1.1.2. Ở Việt Nam
Khi kinh tế - xã hội và giáo dục ngày càng phát triển thì TBDH ngày càng
phát triển nhiều về số lượng, đa dạng về mẫu mã và chủng loại; vấn đề đặt ra là
làm sao để tổ chức quản lý việc sử dụng TBDH cho hiệu quả. Đây là nhiệm vụ
quan trọng và nặng nề đối với các cấp quản lý giáo dục, mà trực tiếp là những
nhà quản lý ở các cơ sở giáo dục. Chính vì vậy, vấn đề quản lý cơ sở vật chất
trường học nói chung và quản lý việc sử dụng TBDH nói riêng đã được nhiều tổ
chức và cá nhân nghiên cứu.
Đầu tiên có thể kể đến một số nhà khoa học Việt Nam đã phát triển và

truyền bá lý luận về nguyên tắc dạy học trực quan, đó là các nhà tâm lý học
Phạm Minh Hạc, Hồ Ngọc Đại; các nhà giáo dục học Tô Xuân Giáp, Vũ Trọng
Rỹ, Trần Khánh Đức… Các tác giả này cho ta thấy được những vấn đề chung về
TBDH cũng như vai trò của TBDH trong hoạt động dạy học và những yêu cầu


6

sư phạm khi lựa chọn và sử dụng TBDH.
Tô Xuân Giáp với cơng trình “Phương tiện dạy học hướng dẫn chế tạo và
sử dụng” đã đưa ra những cơ sở phân loại và phân loại phương tiện dạy học,
cách thức lựa chọn, thiết kế, chế tạo, sử dụng phương tiện dạy học và các điều
kiện để đảm bảo sử dụng có hiệu quả phương tiện dạy học. Theo tác giả:
“Phương tiện dạy học được sử dụng đúng sẽ có tác dụng làm tăng hiệu quả sư
phạm của nội dung và phương pháp dạy học lên rất nhiều” [18,tr.43].
Năm 2005, Tác giả Ngô Quang Sơn và cộng sự đã bảo vệ thành công đề tài
cấp Bộ về “Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị
giáo dục, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông tại các trung tâm
GDTX và trung tâm học tập cộng đồng”. Tác giả khẳng định vai trò quan trọng
của TBDH trong các hoạt động giảng dạy, giáo dục và học tập, đó là: “….TBDH
là một bộ phận, là một thành tố khơng thể thiếu được của q trình dạy, học tích
cực. TBDH vừa là một thành tố, vừa là một phương tiện, một phương hướng,
vừa hàm chứa nội dung của quá trình dạy, học, đồng thời tạo hứng thú nhận thức
cho học viên. TBDH là một trong những điều kiện giúp giáo viên và học viên
thực hiện tốt phương châm dạy học phát huy tính tích cực của học viên, tích cực
hố q trình nhận thức, q trình tư duy của học viên lớn tuổi…”, [38] đồng
thời, tác giả đã đưa ra hệ thống 8 biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả của
việc trang bị, sử dụng và bảo quản TBDH tại Các Trung tâm GDTX và Trung
tâm học tập cộng đồng.
Trong cuốn: “Quản lý giáo dục” do Bùi Minh Hiền chủ biên, ở chương 10

[17] đã đề cập đến các vấn đề lí luận về vai trò của TBDH trong sự phát triển hệ
thống giáo dục quốc dân, phân loại các nhóm TBDH mà người quản lý cần bao
quát và đưa ra một số nguyên tắc và giải pháp quản lý TBDH ở nhà trường
THPT trong giai đoạn hiện nay.
Theo tác giả Trần Quốc Đắc: “TBDH phải được sử dụng, hiệu quả sử dụng
là mục tiêu cơ bản nhất và là mục tiêu duy nhất của tồn bộ cơng tác thiết bị
trường học. Sử dụng có hiệu quả TBDH là một nhiệm vụ nặng nề, khó khăn của
người thầy giáo. Điều này đòi hỏi người thầy giáo phải có trình độ chun mơn
nghiệp vụ cao gắn với yêu cầu sử dụng TBDH. Người GV không những cần
hiểu biết về TBDH, về kỹ thuật sử dụng chúng mà còn hiểu sâu về phương pháp
dạy học gắn với yêu cầu sử dụng TBDH, các câu hỏi đặt ra là: Sử dụng TBDH
với mục đích gì, lúc nào, liều lượng bao nhiêu, đặc điểm tâm lí HS ra sao? HS
cần tham gia hoạt động như thế nào khi dạy học có sử dụng TBDH? Sử dụng
TBDH như thế nào để khơi dậy lòng say mê học tập, phát huy tính tích cực,


7

năng lực sáng tạo và bồi dưỡng nhân cách cho HS?”.[15].
Tác giả Trần Quốc Bảo với đề tài “Các biện pháp quản lý của hiệu trưởng
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ cho việc dạy
và học ở trường THPT công lập Thành phố Hồ Chí Minh” [33] đã tiến hành
khảo sát và phân tích thực trạng quản lý cơ sở vật chất – kỹ thuật ở một số
trường tại thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý của hiệu
trưởng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ cho
việc dạy và học ở trường THPT công lập tại thành phố Hồ Chí Minh.
Tác giả Lê Thanh Giang với đề tài “Thực trạng và giải pháp quản lý việc sử
dụng thiết bị dạy học của giáo viên trường trung học phổ thông tỉnh Cà Mau”
[19] đã khảo sát và phân tích thực trạng quản lý và sử dụng TBDH ở một số
trường THPT tỉnh Cà Mau, từ đó đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm nâng

cao hiệu quả sử dụng TBDH ở các trường THPT tỉnh Cà Mau.
Tác giả Trần Duy Hân với đề tài “Biện pháp quản lý phương tiện dạy học
của Hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn thành phố Huế đáp ứng yêu cầu
đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng hiện nay” [22] đã nghiên cứu lý luận
và đánh giá thực trạng việc quản lý phương tiện dạy học của Hiệu trưởng, xác
lập các biện pháp quản lý phương tiện dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy
học ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Huế, đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục phổ thông hiện nay.
Tác giả Đặng Phúc Tịnh với đề tài “Thực trạng và một số biện pháp quản
lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Phong Điền, thành phố
Cần Thơ”[39] đã khảo sát và phân tích thực trạng quản lý TBDH ở các trường
THCS huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Từ đó, tác giả đề xuất một số
biện pháp quản lý TBDH nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của
các trường trên địa bàn.
Tác giả Trần Đức Hùng với đề tài “Biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở các
trường trung học phổ thông tỉnh Quãng Ngãi trong giai đoạn hiện nay”[35] đã
nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng việc quản lý TBDH ở các trường
THPT tỉnh Quảng Ngãi. Đồng thời, tác giả đã đề xuất các biện pháp quản lý
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH ở các trường THPT trên địa bàn nghiên
cứu.
Tác giả Kha Thanh Liêm với đề tài “Biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở
các trường THPT huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh” [27] đã khảo sát và phân
tích thực trạng thiết bị dạy học ở bốn trường THPT thuộc huyện Châu Thành,
tỉnh Trà Vinh, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý TBDH ở các nhà trường.


8

Ngồi ra, cịn nhiều học viên các lớp cao học quản lý giáo dục trong cả
nước đã nghiên cứu và đưa ra biện pháp quản lý cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật

dạy học ở các trường THPT. Hầu hết các nghiên cứu đều tập trung nghiên cứu
về lí luận và thực tiễn, đề ra các biện pháp về quản lý cơ sở vật chất – thiết bị
dạy học, quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học hoặc đi sâu vào
nghiên cứu sử dụng một loại phương tiện cụ thể để giảng dạy một môn học cụ
thể. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề quản lý
TBDH ở trường THPT thuộc các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam.
1.2. Các khái niệm chính
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục
1.2.1.1. Quản lý
Quản lý là một trong những loại hình lao động quan trọng nhất trong hoạt
động của con người. Nói về quản lý, K.Marx đã viết: “Tất cả hoạt động lao động
xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mơ tương đối lớn, thì
ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân. Một
người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển mình, cịn một dàn nhạc thì cần có
nhạc trưởng”. [34,tr.12]
Có nhiều quan điểm khác nhau về quản lý. Với tư cách là một chức năng xã
hội dưới dạng chung nhất, quản lý được xác định là tác động có mục đích, có kế
hoạch của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được những kết quả,
mục tiêu nhất định. Đề cập đến hoạt động quản lý, người ta thường nhắc đến ý
tưởng sâu sắc của K.Marx: “Một nghệ sĩ vỹ cầm thì tự điều khiển mình cịn dàn
nhạc thì cần nhạc trưởng”. [23] K.Marx nhìn nhận về quản lý như một dạng hoạt
động đặc thù của con người gắn liền với sự phân công và hợp tác lao động; quản
lý là kết quả tất yếu của sự dịch chuyển những quá trình lao động cá ngày càng
hợp lý hơn.
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu về khoa học quản lý cũng bàn nhiều về
khái niệm quản lý. Theo từ điển tiếng Việt: Quản lý (mang nghĩa của động từ)
nghĩa là: Quản là trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định; lý là tổ
chức và điều khiển các hoạt động theo yêu cầu nhất định.
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo “Quản lý là một quá trình tác động gây ảnh
hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu

chung”.[4, tr.176]
Theo tác giả Trần Kiểm, “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý
trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các
nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức một cách tối ưu


9

nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [26, tr. 6].
Các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng:“Hoạt động
quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản
lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ
chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức’’ [12].
Theo Bùi Minh Hiền, “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích
của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra.”[24, tr.12]
Những quan niệm về quản lý trên đây tuy có cách tiếp cận khác nhau,
nhưng có thể nhận thấy chúng đều bao hàm một nghĩa chung, đó là:
- Quản lý là hoạt động thiết yếu phối hợp những nỗ lực của các cá nhân
nhằm đảm bảo hoàn thành công việc, đạt được mục tiêu chung của tổ chức.
- Quản lý là q trình tác động có định hướng, có tổ chức của chủ thể quản
lý lên đối tượng quản lý thơng qua các cơ chế thích hợp nhằm sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực trong điều kiện môi trường luôn biến động để hệ thống ổn
định phát triển.
Tóm lại, Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy
động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực ( nhân
lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu
nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất. Quản lý là hoạt động hay
tác động có định hướng, có chủ định của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý
trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ
chức ( Chủ thể quản lý dùng PP, công cụ tác động lên khách thể quản lý để đạt

được mục tiêu quản lý). Quản lý bao giờ cũng tồn tại với tư cách là một hệ
thống bao gồm:
- Chủ thể quản lý (Người quản lý, tổ chức quản lý): Đề ra mục tiêu dẫn dắt
điều khiển các đối tượng quản lý để đạt tới mục tiêu đã xác định. Chủ thể quản
lý có thể là 1 người hoặc 1 tổ chức (lưu ý thêm: Cùng một cá nhân nhưng trong
một hệ thống, chủ thể quản lý vừa là chủ thể quản lý, vừa là đối tượng quản lý.
Vd: Hiệu trưởng, quản lý các PHT, TTCM… nhưng là đối tượng quản lý của Sở
giáo dục và đào tạo).
- Khách thể quản lý (đối tượng quản lý): Con người (được tổ chức thành
một tập thể, một xã hội…), thế giới vô sinh (các trang thiết bị kỹ thuật…), thế
giới hữu sinh (vật nuôi, cây trồng…)
- Cơ chế quản lý: Những phương thức mà nhờ đó hoạt động quản lý được
thực hiện và quan hệ tương tác qua lại giữa chủ thể quản lý và khách thể quản
lý.


10

- Mục tiêu chung: Cho cả đối tượng quản lý và chủ thể quản lý, đây là căn
cứ để chủ thể quản lý tạo ra các hoạt động quản lý.
Nghiên cứu về bản chất của hoạt động quản lý người ta nhận thấy nó có tính
tất yếu khách quan đồng thời có yếu tố chủ quan (vì được thực hiện bởi người
quản lý). Mặt khác, quản lý vừa có tính giai cấp lại vừa có tính kỹ thuật, vừa có
tính khoa học lại vừa có tính nghệ thuật, vừa có tính pháp luật lại vừa có tính xã
hội rộng rãi… chúng là những mặt đối lập trong một thể thống nhất, đó là biện
chứng, là bản chất của hoạt động quản lý. Trong quá trình quản lý cần phải đáp
ứng ba yêu cầu cơ bản là tính kế hoạch, tính khả thi và tính định tính và định
lượng, đồng thời phải thực hiện theo các chức năng cơ bản: Lập kế hoạch, tổ
chức, chỉ đạo và kiểm tra.
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang, "Chức năng quản lý là một dạng hoạt

động quản lý, thơng qua đó, chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý
nhằm thực hiện mục tiêu nhất định".[36] Quản lý gồm 4 chức năng cơ bản:
- Lập kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu, những nội dung hoạt
động và quyết định phương thức đạt được các mục tiêu đó, trên cơ sở những
điều kiện, nguồn lực hiện có. Có ba loại kế hoạch cơ bản: Kế hoạch chiến lược
nhằm giải quyết mục tiêu chiến lược, kế hoạch chiến thuật để giải quyết mục
tiêu chiến thuật và kế hoạch tác nghiệp để giải quyết mục tiêu tác nghiệp. Khi
lập kế hoạch, người quản lý phải xác định mình đang cần loại kế hoạch nào, phải
biết mình đang ở đâu, đi tới đâu, bằng cách nào? Nghĩa là phải cân đối giữa hệ
thống mục tiêu với nguồn lực và điều kiện thực hiện chúng; cân đối giữa yêu
cầu và khả năng, để chọn ra những phương án tối ưu cho từng mục tiêu.
- Tổ chức là q trình sắp xếp và phân bổ cơng việc, quyền hành và nguồn
lực cho các thành viên của tổ chức để họ có thể đạt được các mục tiêu đã xác
định một cách có hiệu quả. Ứng với các mục tiêu khác nhau đòi hỏi cấu trúc tổ
chức, hành động phù hợp với nguồn lực hiện có. Thành công của một tổ chức
phụ thuộc nhiều vào năng lực và phong cách của chủ thể quản lý, vào việc huy
động và sử dụng các nguồn lực cũng như tạo ra động lực, đặc biệt là năng lực
nội sinh của tổ chức. Lập kế hoạch tốt mà tổ chức không tốt, không phân công,
phân nhiệm và tạo điều kiện cụ thể thích hợp thì khó đạt đến mục tiêu chung.
- Chỉ đạo là điều khiển, điều hành, tác động, huy động và tạo điều kiện cho
những cán bộ dưới quyền thực hiện những nhiệm vụ được phân công. Mỗi
người đều có khả năng định hướng cá nhân riêng, người quản lý phải biết điều
khiển tác động để hướng mục tiêu cá nhân của các thành viênsao cho hoà hợp
với mục tiêu chung của tập thể.


11

- Kiểm tra là quá trình thiết lập và thực hiện các cơ chế thích hợp, theo dõi,
giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành sửa chữa, uốn nắn khi cần thiết để

đảm bảo đạt được mục tiêu của tổ chức. Để việc kiểm tra có hiệu quả, trước tiên
phải xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí phù hợp với từng mục tiêu, sau đó xác định,
so sánh với việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu đó và điều chỉnh kịp thời những
sai lệch để tất cả các bộ phận, những người thực hiện đều hướng về mục tiêu
chung của kế hoạch. Sự vận hành các chức năng quản lý tạo thành một chu trình
quản lý, chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng qua lại, làm tiền
đề cho nhau khi thực hiện hoạt động quản lý. Trong q trình quản lý thì yếu tố
thơng tin ln có mặt trong tất cả các giai đoạn với vai trò vừa là điều kiện, vừa
là phương tiện để tạo điều kiện giúp chủ thể quản lý thực hiện các chức năng
quản lý và đưa ra các quyết định quản lý.
Tóm lại, quản lý là một thể thống nhất, để thực hiện có hiệu quả hoạt động
chung của tổ chức đòi hỏi người quản lý phải xác định được mối quan hệ giữa
các chức năng trên.
1.2.1.2. Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức, có mục đích của chủ thể quản lý
tới khách thể quản lý nhằm đưa hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn
một cách hiệu quả nhất. Hay quản lý giáo dục, quản lý trường học là một chuỗi
tác động hợp lý (có hệ thống, có mục đích, có kết quả) mang tính sư phạm của
chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh, đến những lực lượng giáo dục
trong và ngoài nhà trường. Nhằm huy động họ cùng cộng tác, phối hợp, tham
gia mọi hoạt động của nhà trường, làm cho quá trình này vận hành một cách tối
ưu hướng đến việc hoàn thành các mục tiêu dự kiến. [40, tr.11]
Theo từ điển Giáo dục học, quản lý giáo dục theo nghĩa rộng là thực hiện
việc quản lý trong lĩnh vực giáo dục. Quản lý giáo dục theo nghĩa hẹp là quản lý
giáo dục thế hệ trẻ, giáo dục nhà trường, giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc
dân.
Theo Phạm Minh Hạc, quản lý nhà trường, quản lý giáo dục nói chung là
thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình. Đó
là, đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo
dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh. [20,

tr.34].
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “Quản lý giáo dục là hệ thống
những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý
nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lí giáo dục của Đảng, thực


12

hiện được các tiêu chí của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm
hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục tới mục
tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất.”[36]
Những định nghĩa nêu trên về QLGD tuy có những cách diễn đạt khác nhau
nhưng đều thể hiện một quan điểm chung, đó là:
- QLGD là một hệ thống tác động có kế hoạch, có ý tưởng, có mục đích của
chủ thể quản lý lên đối tượng bị quản lý.
- QLGD là sự tác động lên tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo
dục trong và ngoài nhà trường, nhằm huy động họ cùng phối hợp, tham gia các
hoạt động giáo dục của nhà trường để đạt mục tiêu đã đề ra. Những tác động đó
thực chất là những tác động khoa học đến nhà trường giúp nhà trường tổ chức
hiệu quả kế hoạch q trình dạy học theo mục tiêu đào tạo.
Tóm lại, QLGD có thể xem là sự tác động có ý thức của nhà quản lý nhằm
điều khiển, hướng dẫn các quá trình giáo dục, những hoạt động của cán bộ, giáo
viên và học sinh, huy động tối đa các nguồn lực khác nhau để đạt tới mục tiêu
của tổ chức và phù hợp với các quy luật khách quan.
1.2.2. Quản lý nhà trường
Nhà trường là tổ chức cơ bản của hệ thống giáo dục, là nơi trực tiếp triển
khai hoạt động GDĐT. Nhà trường chịu sự quản lý trực tiếp của cấp QLGD
đồng thời nhà trường cũng là một hệ thống độc lập, tự quản. Việc quản lý nhà
trường phải nhằm mục đích nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và phát triển
nhà trường. Nhà trường là một tổ chức giáo dục mang tính xã hội, trực tiếp làm

cơng tác giáo dục thế hệ trẻ, là tế bào cơ sở, là chủ chốt của bất cứ hệ thống giáo
dục nào từ trung ương đến địa phương. Nhà trường nói chung vừa là khách thể
cơ bản của tất cả các cấp quản lý, lại vừa là một hệ thống độc lập tự quản của xã
hội. Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý nhà trường.
Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: "Việc quản lý nhà trường phổ thơng (có
thể mở rộng ra là việc QLGD nói chung) là quản lý hoạt động dạy, học tức là
làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần tiến tới
mục tiêu giáo dục".[21,tr.71]
Theo tác giả Trần Kiểm. "Quản lý nhà trường là đưa nhà trường vận hành
theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với
ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh”.[25, tr. 29]
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: "Quản lý nhà trường là quản lý
hoạt động dạy và học, tức là đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái
khác để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục".[36, tr. 34]


13

Giáo trình QLGD và đào tạo của Trường Cán bộ QLGD Trung ương 2 nêu
rằng, quản lý nhà trường bao gồm hai loại tác động: Tác động của những chủ thể
quản lý bên trong và bên ngoài nhà trường (là những tác động quản lý của các
cơ quan QLGD cấp trên nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện cho hoạt động giảng
dạy, học tập, giáo dục của nhà trường, hoặc những chỉ dẫn, những quyết định
của các thực thể bên ngồi nhà trường nhưng có liên quan trực tiếp đến nhà
trường như cộng đồng được đại diện dưới hình thức hội đồng giáo dục nhằm
định hướng phát triển của nhà trường và hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc thực hiện
phương hướng phát triển đó); tác động của những chủ thể quản lý bên trong nhà
trường (bao gồm các hoạt động: quản lý giáo viên, quản lý học sinh, quản lý quá
trình dạy học - giáo dục, quản lý CSVC trang thiết bị trường học, quản lý tài
chính trường học, quản lý mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng).

Như vậy, quản lý nhà trường chính là QLGD trong phạm vi xác định, đó là
đơn vị giáo dục cơ sở. Quản lý nhà trường là quản lý quá trình hoạt động của tổ
chức được thực hiện trên những nguyên lý, những cơ sở chung của quy luật
quản lý, đồng thời quản lý nhà trường có nét riêng mang tính đặc thù của
QLGD. Quản lý nhà trường cần phải vận dụng các nguyên lý chung của quản lý,
QLGD để đẩy mạnh mọi mặt hoạt động của nhà trường hướng tới mục tiêu đào
tạo.
Tóm lại: Quản lý nhà trường là một bộ phận của QLGD. Thực chất của
quản lý nhà trường suy cho cùng là hệ thống những tác động có mục đích, có kế
hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho nhà trường vận hành theo
đúng đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất
của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà điểm hội tụ là quá trình dạy học,
giáo dục thế hệ trẻ. Là một thiết chế đặc biệt của xã hội, nhà trường cùng công
tác quản lý trường học có vai trị quan trọng, bao gồm sự quản lý các tác động
qua lại giữa trường học và xã hội đồng thời quản lý chính nhà trường.
Trung tâm của quản lý nhà trường là quản lý quá trình dạy học (giáo dục).
Hoạt động quản lý quá trình dạy học (giáo dục) của nhà trường có thể phát họa
khái quát qua sơ đồ sau:


14

M
N

P
QL

Th


Tr

M: Mục đích dạy học (giáo dục)
N: Nội dung dạy học (giáo dục)
P: Phương pháp dạy học (giáo dục)
Th: Thầy
Tr: Trị
ĐK: Điều kiện, mơi trường
QL: Quản lý

ĐK
Hình 1.1. Quản lý các thành tố của q trình dạy học
Người làm cơng tác quản lý nhà trường phải làm sao cho hệ thống các
thành tố vận hành liên kết chặt chẽ với nhau, đem lại kết quả như mong muốn.
1.2.3. Thiết bị dạy học
Có nhiều khái niệm khác nhau về TBDH:
Theo giáo trình “Nghiệp vụ quản lý trường phổ thơng”: “Thiết bị dạy học
bao gồm thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập ở tại lớp, thiết bị phịng thí
nghiệm, thiết bị thể dục thể thao, thiết bị nhạc-hoạ và các thiết bị khác trong
xưởng trường, vườn trường, phòng truyền thống nhằm đảm bảo cho việc nâng
cao chất lượng dạy và học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tồn diện.”
[44, tr. 93]
Trong cuốn “Quản lý giáo dục” do Bùi Minh Hiền chủ biên ở chương 10
“Quản lý thiết bị dạy học trong nhà trường”, tác giả nêu khái niệm về TBDH như
sau: “Trong công tác dạy học, thầy và trị ngồi chương trình sách giáo khoa,
trường lớp… thường phải sử dụng đến phương tiện được gọi là học cụ, đồ dùng
dạy học, thiết bị giáo dục, thiết bị dạy học. Thiết bị dạy học có thể được coi như
thuật ngữ đại diện cho các cách gọi khác nhau nêu ra trên đây. Nó là một bộ phận
cơ sở vật chất trường học trực tiếp có mặt trong các giờ học được thầy và trò cùng
sử dụng. Thuật ngữ này có tên tiếng Anh tương ứng: Equypment for Teaching.”

[24, tr.285].
Theo tác giả Vũ Trọng Rỹ: “Thiết bị dạy học là thuật ngữ chỉ một vật thể
hoặc một tập hợp đối tượng vật chất mà người giáo viên sử dụng với tư cách là
phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh. Cịn đối với học sinh
thì đó là nguồn tri thức, là phương tiện giúp học sinh lĩnh hội các khái niệm,
định luật… hình thành ở họ các kỹ năng, kỹ xảo, đảm bảo việc giáo dục, phục
vụ mục đích dạy học và giáo dục”.[37, tr.259]
Khái niệm TBDH dùng trong luận văn này được hiểu theo nghĩa: TBDH là
thuật ngữ chỉ một vật thể hoặc một tập hợp đối tượng vật chất mà người giáo


×