Trắc nghiệm sản khoa (Phần 2)
TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG
TH1.
Sau sanh trong phút đầu trẻ có biểu hiện: nhịp tim 90 lần/phút, khóc yếu, chân
tay tím kèm vận động chi yếu & nhăn mặt khi kích thích.
1.
Đánh giá điểm số Apgar 1 phút.
-> nhịp tim 90 l/p = 1, khóc yếu = 1, chân tay tím = 1, vận động chi yếu = 1,
nhăn mặt khi kích thích = 1 -> TC: 5.
2.
Xử trí nào là tích cực cho bé sau khi đã khai thông đường hô hấp với điểm số
Apgar trên?
-> thở oxy qua mặt nạ.
TH2.
BN 29 tuổi, tiền thai 0010, ly dị chồng 3 năm, tiền sử kinh nguyệt không đều.
Đến khám vì ra huyết âm đạo kéo dài 8 ngày kèm đau bụng dưới. Qua khai thác bệnh
sử & khám lâm sàng ghi nhận:
- Kinh cuối cách nay 45 ngày
- Mạch 90 l/p, HA 110/70 mmHg, T 37oC
- Tim phổi bình thường
- Bụng mềm, hạ vị có 1 khối d = 6cm ấn đau nhẹ
- thăm âm đạo: âm hộ âm đạo bình thường, CTC hở ngoài, thân TC ngả trước
nhỏ, cạnh (P) TC có 1 khối d = 6cm, di động giới hạn, ấn đau. Phần phụ (T) bình
thường, túi cùng sau nề chạm đau nhẹ
- Định tính HCG (+), Hct 31%. Cạnh (P) tử cung có khối echo hỗn hợp 6 x
8cm, túi cùng sau ít dịch.
1.
Chẩn đoán lâm sàng?
-> Thai ngoài tử cung vỡ.
2.
Điều trị thích hợp?
-> phẫu thuật mở bụng lớn, giải quyết khối cạnh tử cung, thử GPB.
TH3.
Bà X 26 tuổi đến trạm y tế khám vì mất kinh 2 tháng, ra huyết âm đạo, đau
bụng nhiều.
Khám lâm sàng ghi nhận:
- sinh hiệu ổn
- tử cung to bằng thai 10 tuần
- CTC hở 1 ngón, sờ đụng khối thai ở eo tử cung
- âm đạo ra huyết cục.
1.
Hãy cho biết chẩn đoán?
-> đang sẩy thai.
2.
Cách xử trí?
-> nạo gắp thai.
TH4.
1 sản phụ 27 tuổi, tuổi thai 38 tuần (KC), TT 1001, vào bệnh viện huyện vì ra
nước âm đạo.
Khám & ghi nhận:
- M 90 l/p, HA 120/70 mmHg, T 38oC
- BCTC 32cm, tim thai 150 l/p đều
- cơn co tử cung thưa
- CTC 5cm, xóa 50%. Ngôi chẩm, vị trí O, kiểu thế chẩm chậu trái ngang
- ối vỡ hoàn toàn giớ thứ 10, trắng trong.
1.
Chẩn đoán thích hợp?
-> con lần 2 thai 38 tuần (KC) - ngôi chỏm - ối vỡ hoàn toàn giờ thứ 10 -
chuyển dạ sanh.
2.
Xử trí sau khi dùng kháng sinh?
-> mổ lấy thai.
TH5.
Điền vào chỗ trống cho phù hợp:
Kể 3 mục đích của điều trị Sốc mất máu?
(1) Khôi phục....................
(2) Tìm................gây.......và............. nguyên nhân
(3) Tạo...............
TH6.
BN 32 tuổi, PARA 1001, lý do khám bệnh là đau bụng.
- Bệnh sử: cách nhập viện khoảng 5 tháng BN phát hiện khối u buồng trứng bên
(T) tình cờ qua siêu âm & được chỉ định theo dõi thêm. Cách nhập viện khoảng 1 ngày
BN cảm thấy đau bụng đến khám được chẩn đoán là khối u buồng trứng & nhập viện.
- Tiền căn: BN đã sanh thường 1 lần cách đây 2 năm, con nặng 3.200g, sau sanh
bình thường. BN đã mổ thai ngoài tử cung bên (P) cách đây 4 năm, pp mổ là cắt tai vòi
(P).
- Khám:
+ tỉnh, tiếp xúc tốt. Niêm hồng
+ M 80, HA 160/90
+ tim, phổi bình thường
+ bụng mềm ko sờ chạm khối u. Vết mổ ngang trên xg vệ dài khoảng 8cm, sẹo
lành tốt
+ thăm âm đạo: cạnh (T) tử cung có khối u kích thước 4x3cm, di động dễ.
- Siêu âm: cạnh (T) tử cung có 1 focal echo trống kích thước 5x3cm, trong có
cấu trúc echo sáng.
Kết luận: khối u buồng trứng (T) dạng teratoma (u quái).
1.
Thái độ xử trí của anh (chị) là gì? (chọn pp thích hợp nhất)
-> bóc u buồng trứng (T).
2.
BN muốn ngừa thai bằng cách uống thuốc vỉ hoặc đặt dụng cụ tử cung, anh
(chị) sẽ làm gì?
-> đồng ý, vì pp nào cũng phù hợp.
TH7.
Chị Y 39 tuổi. Tiền thai 5005. Sau sanh rớt 7 ngày lên cơn sốt kèm mệt mỏi.
Khám:
- tổng trạng xanh xao thiếu máu, T 39oC
- âm hộ, tầng sinh môn bình thường
- cổ tử cung hở, đút lọt 1 ngón tay
- thân tử cung to khoảng thai 14 tuần, mềm, di động, đau
- 2 phần phụ ko u, mềm
- sản dịch màu socola rất hôi.
1.
Điều đầu tiên bạn nên làm là gì?
-> kiểm tra tử cung.
2.
Để chẩn đoán xác định, bước kế tiếp cần làm là gì?
-> cấy sản dịch & làm kháng sinh đồ.
3.
Kết quả cho thấy bà ta bị viêm nội mạc tử cung do sót nhau. Hướng xử trí tiếp
là gì?
-> chỉ nạo sau khi cho kháng sinh.