Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Giáo trình Sự phát triển của phôi thai trong tuần lễ thứ 2 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.19 KB, 7 trang )

Sự phát triển của phôi thai trong tuần lễ thứ 2
I/ Sự Làm Tổ
1/ Khái niệm:
Sự làm tổ là quá trình phôi vùi mình vào trong nội mạc tử cung để tiếp tục phát
triển
- Phôi làm tổ chủ yếu vào tuần lễ thứ 2( ngày thứ 6 đến ngày thứ 9). Trong khi
làm tổ có sự thay đổi ở trứng và ở mẹ:
*Thay đổi ở trứng:lá nuôi biệt hóa thành lá nuôi hợp bào và lá nuôi tế bào. Lá
nuôi hợp bào giúp phôi xâm nhập vào trong niêm mạc tử cung.
*Thay đổi ở mẹ:nội mạc tử cung biến thành mạng rụng. Trong mạng rụng các tế
bào mô liên kết của lớp đệm nội mạc tử cung tích lũy nhiều glycogen và lipid, biến
thành những tế bào đa diện gọi là tế bào rụng. Các tế bào rụng tiêu đi khi tiếp xúc với
lá nuôi hợp bào và qua đó cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi.
2/ Diễn Biến Sự Làm Tổ
+2.1/Thời điểm làm tổ:phù hợp với sự chuẩn bị từ phía mẹ.
- Thời điểm làm tổ bắt đầu từ ngày thứ năm sau ngày thụ tinh, tương ứng với kỳ
trước kinh, để trứng có thể từ vòi tử cung đi tới khoang tử cung, đồng thời lúc này nội
mạc tử cung cũng phát triển đầy đủ.
- Phôi không thể làm tổ sớm hơn do nội mạc tử cung chưa đủ điều kiện thích
hợp và không thể trễ hơn vì khi đó nội mạc TC đã phù nề dêc bong.
+ Thời điểm làm tổ phù hợp với giai đọa phát triển của trứng, bắt đầu ở giai
đoạn phôi nang khi có lá nuôi hợp bào.
- Chính lá nuôi hợp bào có vai trò quan trọng trong quá trình làm tổ, khi đó mần
phôi và lá phôi thoát ra khỏi màng trong suốt.
2.2/ Diễn biến của phôi
Ở cực phôi:
- Lá nuôi hợp bào bám vào nội mạc tử cung, đào thành một hố lõm để trứng lọt
vào.
- Lá nuôi hợp bào tiết ra một men phá hủy nội mạc tử cung. Lá nuôi hợp bào do
các tế bào lá nuôi tế bào sáp nhập lại tạo nên, bên trong lá nuôi hợp bào không có dấu
hiệu của sự phân bào.


Ở cực đối phôi: ban đầu chỉ có lá nuôi tế bào mà thôi, về sau lá nuôi hợp bào
bao hết.
2.3/ Diễn biến của nội mạc tử cung
- Chung quanh chỗ trứng lọt vào lớp đệm của nội mạc tử cung phù lên, các
mạch máu giãn to, các tuyến tử cung dài ra và ngoằn ngeof, tiết nhiều chất nhầy và
glycogen.
- Ngày thứ 9 khi trứng lọt sâu vào nôi mạc tử cung, trên nội mạc tử cung có một
khối mô sợi huyết bịt lỗ nơi trứng đi qua. Lúc này lá nuôi hợp bào phát triển nhanh có
ở hầu hết các bề mặt của phôi. Các hốc xuất hiện trong lá nuôi hợp bào ban đầu còn rời
nhau, về sau sát nhập lại thành hệ thống hốc khúc khủy.
- Nhưng mao mạch của lớp đệm sung huyết, tạo nên nhưng mao mạch kiểu
xoang nối các động mạch TC với tĩnh mạch TC. Cùng lúc đó lá nuôi hợp bào xâm
nhập vào nội mạc TC phá hủy lớp nội mô của các mao mạch kiểu xoang giúp cho máu
mẹ tràn gập vào nhưng hang hốc bên trong lá nuôi hợp bào hình thành nên hệ tuần
hoàn TC- nhau ban đầu chuyển sang thời kỳ máu dưỡng.
- Ngày thứ 13, tại nơi trứng đi qua bề mặt TC đã làm sẹo do biểu mô TC phủ
kín nơi đó
Trứng được bao bọc toàn bộ bằng mô liên kết ở lớp đệm của nội mạc TC.
Ở cực đối phôi lá nuôi biệt hóa thành 2 lớp và bên trong lá nuôi hợp bào có các
hốc
Trong thời kỳ làm tổ do tác dụng của lá nuôi hợp bào mao mạch TC bị phá hủy
và sung huyết nhẹ. Nếu ngày xuất huyết trùng với ngày có kinh bình thường người mẹ
có thể làm tưởng sự xuất huyết đó là sự có kinh bình thường, và tuổi thai có thể bị tính
sai.
3/ Các Loại Màng Rụng
- sau khi nội mạc TC có phản ứng màng rụng tùy theo vị trí có 3 loại màng
rụng.
+/ Màng rụng bao: là phần nội mạc TC ở trên vùng có phôi.
+/ Màng rụng đáy: là phàn nội mạc TC ở bên dưới vùng có phôi.
+/Màng rụng thành: là nội mạc TC còn lại nằm bao hết khoang TC không có

phôi.
4/ Vị Trí Làm Tổ
- Phôi bình thương làm tổ ở phần trên TC và thường ở phía sau hơn phía trước
- Nếu phôi làm tổ ở phần dưới TC như lỗ trong ống CTC thì gây ra nhau tiền
đạobán phần hay toàn phần.
*Làm tổ ngoài tử cung hay làm tổ lạc chỗ:
+/ 90% các trường hợp làm tổ lạc chỗ ở vòi trứng( trong đó lạc chỗ ở bóng vòi
và ống vòi là cao nhất)
+/ Có nhiều nguyên nhân gây ra thai lạc chỗ, thường liên quan tới những tổn
thương gây cản trở sự di chuyển của phôi: VD bệnh viêm vùng chậu
+/ Thai lạc chỗ thương gây vỡ vòi trứng, làm xuất huyết vào khoang phúc mạc,
phôi thường chết. Thai lạc chỗ đe dạo tính mạng người mẹ cần được phẫu thuật.
+/ Thai lạc chỗ ở eo vòi hay vỡ sớm hơn vì hẹp và ít co giãn, thường gây xuất
huyết nặng vì gai rau ăn vào nhiều mạch máu của vòi TC và TC.
*) Trường hợp phôi làm tổ ở loa và bóng vòi thường hay bị rụng ra, rơi vào
trong khoang bụng và gây thai lạc chỗ trong túi cùng.
5/ Sảy Thai
Có 2 loại sảy thai tự nhiên và sảy thai can thiệp
+) Đa số các trường hợp sảy thai tự nhiên xảy ra trong 3 tuần đầu. Sảy thai tự
nhiên thường do sự bất thường về NST hay do nội mạc TC không phát triển tới điều
kiện thích hợp.
+/ Sảy thai can thiệp/ phá thai.
II/ PHÔI HAI LÁ
1. Khái niệm:
+/ Giai đoạn phôi hai lá xảy ra trong tuần lễ thứ 2
+/ Phôi hình đĩa có 2 lá phôi là: thượng bì phôi và hạ bì phôi.
+/ Túi noãn hoàn được tạo nên 2 lần với túi noãn hoàn nguyên phát và túi noãn
hoàn thứ phát
+/ Lá nuôi có 2 lớp là: lá nuôi tế bào và lá nuôi hợp bào.
+/ Có thêm 2 khoang mới là khoang ối và khoang ngoài phôi.

2. Sự phát triển của lá nuôi hợp bào.
Lá nuôi hợp bào do các tế bào lá nuôi kết hợp lại.
# Cuối tuần thứ nhất phôi nang dính vào thành TC, sự tiếp xúc với nội mạc TC
kích thích lá nuôi ở cực phôi tăng sinh và sáp nhập lại tạo nên lá nuôi hợp bào.
# Phần tb lá nuôi bao sát phôi nang gọi là lá nuôi TB
# Trong suốt tuần lễ thứ 2 lá nuôi hợp bào tiếp tục gia tăng thêm nhờ lá nuôi TB
kết hợp lại nhiều nhất ở cực phôi.
Lá nuôi tế bào ở bên trong còn lá nuôi hợp bào ở bên ngoài
Phần lá nuôi TB ở bên dưới lá nuôi hợp bào còn được gọi là lớp tế bào
Langerhans
# Lá nuôi hợp bào từ từ bao hết chu vi phôi và tiết các men tiêu hủy chất căn
bản trong lớp đệm của nội mạc TC, kéo phôi vào bên trong thành TC.
# Trong khi phôi làm tổ lá nuôi hợp bào từ từ lan rộng bao lấy phôi nang và đến
ngày thứ 9 thì bao hết.
3. Sự tạo thượng bì phôi và hạ bì phôi
Mần phôi biệt hóa thành 2 lớp:
+) Thượng bì phôi: lớp tb bên ngoài hình trụ
+) Hạ bì phôi: lớp tb bên trong hình vuông
4. Sự tạo khoang ối
Các túi dịch nhỏ nằm giữa các khối tb thượng bì sáp nhập lại thành
khoang ối
Ban đầu khoang ối nhỏ hơn khoang phôi nang nhưng sau đó dần dầm lớn thêm
và từ khoảng tuần lễ thứ 8 sau thụ tinh khoang ối bao hết.
5. Sự tạo túi noãn hoàn nguyên phát và noãn hoàn thứ phát

×