Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Giáo trình Chăm sóc phụ nữ có thai doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.74 KB, 5 trang )

Chăm sóc phụ nữ có thai

Sự tăng cân hợp lý:


_ 3 tháng đầu: tăng 1kg
_ 3 tháng giữa: tăng 4-5kg
_ 3 tháng cuối: tăng 6kg

_ Nếu mẹ nhẹ cân (IBM < 18,5): tăng trung bình 2-2,5 kg/tháng từ tháng thứ 4.
Khoảng# 12,5-18kg/thai kỳ
_ Nếu mẹ cân trung bình: tăng 11,5-16kg thai kỳ
_ Nếu mẹ dự cân: tăng 7-11kg/thai kỳ

Nhu cầu chất đạm:

_ Tăng thêm 15g/ngày so với bình thường. Tương đương:
+ 2 ly sữa
+ 70-80g thịt nạc
+ 100g thịt có mỡ

Nhu cầu canxi:

_ Tăng gấp đôi bình thường, (1000mg/ngày). Tương đương:
+ 2 ly sữa
+ 100-200 cá tép ăn cả xương, vỏ
+ 2 miếng đậu hũ lớn
+ 50g mè

Nhu cầu sắt:


_ Vai trò:
+ Tăng trưởng và dự trữ của thai
+ Phòng mất máu sau sinh
+ Nếu thiếu hụt: Giảm 10 điểm IQ
_ Biện pháp bổ sung:
+ Uong bổ sung 30-60 mg sắt/ngày
+ Ăn nhiều thức ăn thịt động vật màu đỏ + rau trái có màu xanh đậm

Nhu cầu axit folic:

_ 400 mcg/ng (trước có thai là 180 mcg))
_ Thiếu hụt : Tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh
_ Bổ sung : Cùng với chất sắt trước khi có thai ít nhất 1 tháng (ống thần kinh của trẻ
thành lập rất sớm) và kéo dài ít nhất 3 tháng đầu thai kỳ.

Nhu cầu Iôt:

_ Nhu cầu 175mcg/ngày
_ Lưu ý : Cần đảm bảo đủ Iốt từ trước khi thụ thai cũng như trong quá trình mang thai
_ Vai trò : Phát triển não cho thai
_ Biện pháp : Sử dụng muối Iốt thay cho muối thường


Dinh dưỡng an toàn:

_ Tránh lạm dụng thức ăn, uống hoặc thuốc
+ Vit. A > 25.000đv/ ngày : Dị tật
+ Vit. D >2.000đv/ngày : Giảm trí tuệ, bất thường tim
_ Không uống thức uống có cồn.
_ Không hút thuốc



Vệ sinh thai nghén:

_ Thể dục cho thai phụ: đi bộ, bơi lội
_ Làm việc: nghỉ ngơi 8 tiếng mỗi ngày
_ Nằm nghỉ: nghiêng trái, tránh nằm ngửa
_ Mặc quần áo: rộng, thoáng, đi dép thấp đế nhám
_ Giao hợp: nên kiêng trong tháng cuối
_ Thường có khí hư: khám BS, tránh thụt rửa ÂĐ

Lịch khám thai định kỳ

3 Tháng đầu:

_ khám 1 lần. Siêu âm vào khoảng tuần thứ 7 để xác định tuổi thai, tính ngày dự sanh
_ Lam các xét nghiệm như: HBsAg (viêm gan siêu vi), giang mai, HIV...

3 tháng giữa:

_ 1 tháng khám 1 lần
_ Siêu âm: tuần 16 xem thai nhi phát triển như thế nào
_ Chích VAT 2 lần, cách nhau 1-1,5 tháng

3 tháng cuối:

_ Tháng thứ 7: 1lần
_ Tháng thứ 8: 2lần
_ Tháng thứ 9: 1 tuần/1lần



Thai đủ ngày tháng:

Trung bình 40 tuần (dao động 38-42 tuần) kể từ kinh cuối

- Tam cá nguyệt 1:
Khám càng sớm càng tốt sau khi có trễ kinh.
+ Mục đích: xác định tuổi thai (càng sớm càng chính xác) và tầm soát các bất thường
của mẹ và con có thể có.
+ siêu âm: lần đầu càng sớm càng tốt
+ siêu âm lần 2, từ 11 đến 13 tuần 6 ngày: để đo độ mờ da gáy, và tầm soát các dị tật
lớn (như thai vô sọ, bướu thanh dịch vùng cổ, dị dạng chi, ....)
+ làm các xét nghiệm: Công thức máu, Hb (thiếu máu), Thalasemi, giang mai, HIV,
viem gan sieu vi, Rubella, ...
+ quan trọng là hỏi kỹ tiền sử sản khoa của thai phụ để xác định thai phụ này có nằm
trong nhóm thai kỳ nguy cơ cao hay không?
+ lúc này có thể cho thai phụ bổ sung thêm sắt và acid folic.

- Tam cá nguyệt 2:
+ nếu như thai phụ không có siêu âm tầm soát đo độ mờ da gáy từ 11 đến 13 tuần 6
ngày, ở thời điểm này, có thể cho thai phụ làm xét nghei65m Triple test.
+ siêu âm hình thái học thai nhi từ 18 - 24 tuần (muốn siêu âm trằng đen hay 3D, 4D
cũng được, nhưng quan trọng là cần siêu âm ở Bs siêu âm có kinh nghiệm về siêu âm
hình thai học thai nhi và với một máy siêu âm tốt, có độ phân giải cao)
+ bổ sung fe, acid folic, canci.

- Tam cá nguyệt 3:
+ chuẩn bị tâm lý cho thai phụ chuẩn bị sanh
+ siêu âm: đánh giá sự phát triển thai trong tử cung bằng siêu âm trắng đen (đo các số
đo sinh học của thai, ước lượng cân nặng thainhi và so với biểu đồ phát triển thai, xem

sự phát triển của thai có phù hợp không, thừ hay thiếu cân). Nên siêu âm Doppler ở
thời điểm 28 đến 32 tuần, để khảo sát các dòng máu nuôi dưỡng thai như thế nào.
+ Khi thai lớn > 36 tuần: nên đánh giá sức khỏe thai bằng trắc nghiệm Manning, non -
stress test.


Chú ý:
Trong quá trình khám thai cần
- tầm soát các bất thường về hình thái học thai nhi.
- tầm soát các bệnh lý của mẹ kèm theo: cao huyết áp (tiền sản giật), bệnh lý tim, tiểu
đường (tỉ lệ tiểu đường và tahi kỳ ngày càng cao, xét nghiệm dung nạp đường huyết
thưc hiện khá dễ, phát hiện sớm và điều trị sớm sẽ cho kết quả rất khả quan), ....

×