Tải bản đầy đủ (.docx) (98 trang)

Ứng dụng phần mềm microsoft powerpoint để thiết kế và sử dụng các loại đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học lịch sử việt nam (từ thế kỉ x đến thế kỉ xv) ở trường thpt (chương trình chuẩn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 98 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG
KHOA LICH SỬ
oOo
-

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Họ và tên sinh viên

: Phạm Thị Mãi

Lớp

: 11SLS

Chuyên ngành

: Sư phạm Lịch Sử

Giáo viên hướng dẫn

: ThS. Trương Trung Phương

Đà Nang, tháng 5 năm 2015

1


CÁC DANH TỪ VIẾT TẮT
1. CNTT: Công nghệ thông tin


2. ĐDTQ: Đồ dùng trực quan
3. GD&ĐT: Giáo dục và đào tạo
4. GV: Giáo viên
5. HS: Học sinh
6. LSVN: Lịch sử Việt Nam
7. THPT: Trung học phổ thông
8. SGK: Sách giáo khoa


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công cuộc đổi mới đất nước hiện nay đã đặt ra cho ngành giáo dục và đào tạo
(GD&ĐT) yêu cầu cấp thiết là phải đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ tổ quốc. Trong công tác dạy học ở trường
trung học phổ thơng (THPT), phương pháp dạy học đóng vai trò hết sức quan trọng và
đang được nhiều nhà giáo dục nghiên cứu phát triển, nhất là trong giai đoạn đổi mới
phương pháp dạy học như hiện nay. Luật giáo dục năm 2005 quy định “Phương pháp
giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học
sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự
học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”
[30,tr.8]. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam
lần XI (2011) đã nhận định: “...chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học lạc
hậu, đổi mới chậm...”[1, tr.8]. Vì vậy, đổi mới sâu sắc và tồn diện mọi khâu của q
trình GD&ĐT là vấn đề mang tính cấp thiết, trong đó dổi mới phương pháp dạy học
được xem là khâu quan trọng, là đòn bẩy để nâng cao chất lượng giáo dục.
Với lượng kiến thức mới, phong phú và nhu cầu lĩnh hội tri thức ngày càng cao
của học sinh thì người giáo viên ngoài việc sử dụng các phương pháp giảng dạy truyền
thống, cần phải kết hợp các phương pháp dạy học mới sao cho phù hợp, trong đó vận
dụng cơng nghệ thông tin (CNTT) vào dạy học là vấn đề cấp thiết hiện nay.

Trong dạy học lịch sử, việc sử dụng đồ dùng trực quan là một biện pháp dạy học
có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần tạo biểu tượng cho học sinh (HS), cụ thể hóa
các sự kiện lịch sử và khắc phục tình trạng hiện đại hóa lịch sử của học sinh. Sử dụng
đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử còn giúp học sinh nhớ kĩ, hiểu sâu những hình
ảnh kiến thức lịch sử.
Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV là giai đoạn lịch sử có sử biến đổi
to lớn trên tất cả các mặt từ chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội sau khi đất nước thoát


khỏi ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. Khi dạy học Lịch sử nói chung và Lịch sử
Việt Nam giai đoạn này nói riêng, chúng ta cần phát huy năng lực tư duy, sang tạo, kĩ
năng thực hành và hứng thú học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng của quá
trình dạy học. Cùng với thực tiễn giáo dục hiện nay và yêu cầu của việc dạy học lịch
sử giai đoạn này đặt ra cần phải có phương pháp, biện pháp phù hợp để dạy học đạt
hiệu quả. Tuy nhiên, dạy học Lịch sử trong giai đoạn này hiện nay còn nhiều bất cập,
lối dạy truyền thống, dạy chay, chưa khai thác và sử dụng được các loại đồ dùng trực
quan, đặc biệt là dạy học bằng CNTT chưa thật sự được thực hiện có hiệu quả.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu khóa luận của
mình: “Ứng dụng phần mềm Microsoft Powerpoint để thiết kế và sử dụng các loại đồ
dùng trực quan quy ước trong dạy học lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV) ở
trường THPT (chương trình chuẩn)”.
2. Lịch sử vấn đề
Liên quan đến nội dung đề tài, đã có một số cơng trình nghiên cứu ở những góc
độ khác nhau, cụ thể:
Trong tác phẩm Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào? của Đairi N.G có đề cập
đến phương pháp trực quan như là cách để học sinh khắc sâu những kiến thức đã học,
phát huy năng lực tư duy và hướng tới giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức.
Cuốn Phương pháp dạy học lịch sử của Phan Ngọc Liên và Trần Văn Trị (chủ
biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Cơi, đã trình bày hệ thống các phương pháp dạy
học lịch sử, cơ sở của việc sử dụng đồ dùng trực quan quy ước, đã đánh giá cao

phương pháp trực quan và là một trong những biện pháp tích cực để đổi mới phương
pháp dạy học.
Cơng trình ứng dụng cơng nghệ thông tin để thiết kế và sử dụng đồ dùng trực
quan quy ước trong dạy học phần lịch sử thế giới hiện đại giai đoạn 1945 - 2000 ở
trường THPT (chương trình chuẩn), Nguyễn Thị Lan (2009), Luận văn thạc sĩ giáo
dục học, Trường Đai học sư phạm - Đại học Huế. Luận văn dựa trên cơ sở lý luận về
đồ dùng trực quan quy ước, thiết kế và đưa ra các biện pháp sư phạm để thiết kế và sử
dụng các đồ dùng trực quan quy ước bằng cơng nghệ thơng tin.
Cơng trình Khai thác và sử dụng Microsoft Powerpoint trong dạy học lịch sử
Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954 ở trường THPT, Lê Thị Thu Hà (2004) luận văn thạc


sĩ giáo dục học, Trường đại học sư phạm - Đại học Huế. Luận văn đã dựa trên lí luận
và tiến hành thiết kế bài giảng lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954 bằng phần mềm
Microsoft Powerpoint.
Nhưng nhìn chung các cơng trình nghiên cứu chỉ đi sâu tìm hiểu lý luận về đồ
dùng trực quan, trực quan quy ước hoặc thiết kế, sử dụng đồ dùng trực quan quy ước
hay ứng dụng công nghệ thông tin vào thiết kế bài giảng lịch sử. Chưa có cơng trình
nghiên cứu cụ thể nào về việc ứng dụng Microsoft Powerpoint vào thiết kế và sử dụng
đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến
thế kỉ XV, đây chính là nhiệm vụ mà đề tài tập trung giải quyết.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ứng dụng phần mềm Microsoft Powerpoint
để thiết kế và sử dụng các loại đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học lịch sử Việt
Nam (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV) ở trường THPT (chương trình chuẩn)
3.2.


Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung đi sâu làm rõ việc ứng dụng phần mềm Microsoft Powerpoint để
thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học lịch sử Việt Nam (từ thế
kỉ X đến thế kỉ XV) ở trường THPT và tiến hành thực nghiệm tại ba trường THPT trên
địa bàn tỉnh Quảng Trị. Bao gồm: THPT Đông Hà, THPT Gio Linh và THPT Nguyễn
Du.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1.

Mục đích nghiên cứu

Khóa luận xác định những kiến thức cơ bản của nội dung chương trình sách giáo
khoa ở trường THPT phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV (chương trình
chuẩn), trên cơ sở đó tiến hành ứng dụng phần mềm Microsoft Powerpoint để thiết kế
và sử dụng các loại đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học lịch sử, nhằm nâng cao
hiệu quả và chất lượng dạy học ở trường THPT
4.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu về cơ sở lý luận và sự cần thiết của việc ứng dụng phần mềm
Microsoft Powerpoint để thiết kế và sử dụng các loại đồ dùng trực quan quy ước trong
dạy học lịch sử ở trường THPT.


Xác định được nội dung kiến thức cơ bản và nội dung cần thiết để sử dụng đồ
dùng trực quan quy ước trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến thế
kỉ XV.

Qua đó, ứng dụng Microsoft Powerpoint để thiết kế đồ dùng trực quan quy ước
và đề xuất một số giải pháp sư phạm để sử dụng các loại đồ dùng trực quan quy ước
đó trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, nhằm nâng cao
chất lượng trong dạy và học lịch sử.
Tiến hành thực nghiệm để kiểm tra và đánh giá tính khả thi của đề tài.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Trong q trình thực hiện nghiên cứu đề tài, tơi nghiên cứu và sử dụng một số
phương pháp sau:
5.1.

Phương pháp luận

Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài này là lí luận chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng và Nhà nước về lịch sử và
giáo dục lịch sử trong trường phổ thông.
5.2.
-

Phương pháp cụ thể

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Các sách về phương pháp, các khóa luận,
các báo cáo về đổi mới phương pháp dạy học, các tạp chí chuyên ngành và các
tài liệu khác có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.

-

Phương pháp tiến hành điều tra: Tiến hành điều tra tình hình sử dụng các loại
đồ dùng trực quan quy ước và ứng dụng phần mềm Microsoft Powerpoint để
thiết kế và sử dụng các loại đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học LSVN
của giáo viên. Bên cạnh đó thấy được mức độ nắm và hiểu bài của học sinh

qua bài giảng lịch sử của giáo viên (GV).

-

Phát phiếu điều tra cho học sinh nhằm kiểm tra khả năng quan sát trực quan
thơng qua đó nắm và nhớ kiên thức của học sinh, để xác định phương pháp và
nội dung dạy của giáo viên có phù hợp đặc điểm bộ môn và lứa tuổi học sinh.

-

Phương pháp thực nghiệm: thực nghiệm sư phạm theo hướng đặt ra của đề tài
ở một số trường phổ thông để đối chiếu với kết quả điều tra, từ đó rút ra kết
luận về việc thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học
LSVN (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV) ở trường THPT bằng Microsoft Powerpoint


-

Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng một số phép thống kê tốn học để
trình bày kết quả thực nghiệm và kiểm định kết quả qua hai nhóm: Đối chứng thực nghiệm.

6. Đóng góp của đề tài
-

Hệ thống đồ dùng trực quan quy ước được thiết kế trên Microsoft Powerpoint
trong phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.

-

Ứng dụng phần mềm Microsoft Powerpoint để sử dụng đồ dùng trực quan quy

ước trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV ở trường THPT.

-

Sản phẩm thiết kế được sắp xếp, tổng hợp trên một CD Rom để giáo viên tham
khảo, chỉnh sửa và sử dụng khi dạy phần lịch sử này.
Việc ứng dụng Microsoft Powerpoint để thiết kế và sử dụng các loại đồ dùng

trực quan quy ước nhằm nâng cao chất lượng dạy học LSVN đáp ứng nhu cầu, khả
năng lĩnh hội tri thức của học sinh. Kiểm tra và nâng cao năng lực thiêt kế và sử dụng
đồ dùng trực quan quy ước bằng Microsoft Powerpoint của giáo viên Lịch sử nói riêng
và giáo viên THPT nói chung.
7. Cấu trúc của đề tài
Cấu trúc của đề tài gồm có các phần: Mở đầu, nội dung, kết luận, mục lục, tài
liệu tham khảo và phụ lục. Trong đó, phần nội dung cịn có các chương, mục:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ứng dụng phần mềm Microsoft
Powerpoint để thiết kế và sử dụng các loại đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học
Lịch sử ở trường THPT
Chương 2. Ứng dụng phần mềm Microsoft Powerpoint để thiết kế các loại đồ
dùng trực quan quy ước trong dạy học LSVN (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV) ở trường
THPT (chương trình chuẩn)
Chương 3. Ứng dụng phần mềm Microsoft Powerpoint để sử dụng các loại đồ
dùng trực quan quy ước trong dạy học LSVN (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV) ở trường
THPT (chương trình chuẩn).


NỘIDUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG
PHẦN MỀM MICROSOFT POWERPOINT ĐỂ THIẾT KE VÀ SỬ DỤNG
ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN QUY ƯỚC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1.

Cơ sở lý luận

1.1.1.

Quan niệm về đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học lịch sử

1.1.1.1.

Quan niệm về đồ dùng trực quan, phân loại đồ dùng trực quan trong

dạy học Lịch sử
*

Đồ dùng trực quan:
Trong dạy học, đồ dùng trực quan đóng vai trò hêt sức quan trọng, “tạo cho học

sinh những biểu tượng và hình thành các khái niệm trên cơ sở trực tiếp quan sát hiện
vật đang học hay đồ dùng trực quan minh họa cho sự vật” [26, tr.137]. Trên cơ sở đó,
theo Phan Ngọc Liên “Đồ dùng trực quan là chổ dựa để hiểu biết sâu sắc bản chất của
sự kiện lịch sử, là phương tiện rất có hiệu lực để hình thành các khái niệm lịch sử quan
trọng nhất, giúp học sinh nắm vững các quy luật của sự phát triển xã hội” [25, tr.44].
*

Phân loại đồ dùng trực quan:
- Hiện nay, có nhiều cách phân loại đồ dùng trực quan, về cơ bản chúng ta có thể

chia thành 3 nhóm lớn sau đây:

+ Nhóm thứ nhất là đồ dùng trực quan hiện vật lịch sử: gồm những di tích lịch
sử, di tích cách mạng; di vật khảo cổ, di vật của một thời kì lịch sử.
+ Nhóm thứ hai là đồ dùng trực quan tạo hình: gồm các loại phục chế, sa bàn,
tranh ảnh lịch sử...
+ Nhóm thứ ba đồ dùng trực quan quy ước bao gồm nhiều loại khác nhau: bản
đồ, sơ đồ, đồ thị, niên biểu. được sử dụng nhiều nhất, thường xuyên và loại đồ dùng
dạy học chủ đạo ở trường phổ thông hiện nay.
*

Vai trò của đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử
Trong dạy học lịch sử, đồ dùng trực quan đóng một vai trị hết sức quan trọng,

khơng chỉ là nguồn cung cấp kiến thức, mà cịn có tác dụng tạo nên hình ảnh giúp học
sinh lĩnh hội kiến thức một cách dể dàng và bền vững. Qua đó, giáo dục tư tưởng, tình


cảm và phát triển toàn diện cho học sinh.
+ Đối với đồ dùng trực quan hiện vật lịch sử: Đây là loại tài liệu gốc về quá khứ
đã tồn tại, nhưng đã tách khỏi hiện thực quá khứ đã sinh ra nó. Khi quan sát loại đồ
dùng trực quan này “học sinh sẽ có những cái nhìn cụ thể, chân thực về quá khứ và từ
đó có tư duy lịch sử đúng đắn1” [25, tr.46]. Ví dụ, thành nhà Hồ, kinh thành Thăng
Long, cọc nhọn trên sông Bạch Đằng...
+ Đối với đồ dùng trực quan tạo hình: Đây là loại đồ dùng dạy học được phục
chế thông qua bàn tay của con người “có khả năng khơi phục lại hình ảnh con người,
đồ vật, sự kiện lịch sử một cách cụ thể, sinh động và khá xác thực’” [25, tr.46]. Vì vậy,
việc sử dụng loại trực quan này trong dạy học lịch sử có vai trị hết sức quan trọng, tái
hiện được quá khứ đã qua một cách chân thực, sâu sắc và có tác dụng tích cực trong
dạy học lịch sử. Ví dụ như hình ảnh Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, nếu khi nói về
nhân vật này học sinh có một cách nhìn mơ hồ, nhưng thơng qua hình ảnh học sinh có
thể nhận biết và cảm nhận về người anh hùng dân tộc trong kháng chiến chống Mơng Ngun; Mơ hình đền hùng Phú Thọ....

+ Đối với đồ dùng trực quan quy ước: Là loại đồ dùng trực quan chủ yếu trong
dạy học lịch sử, có vai trị quan trọng rất lớn trong việc hình thành khái niệm cho học
sinh. Ví dụ như sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Sơ, lược đồ kháng chiến chống
Tống thời Lý...
1.1.1.2.

Quan niệm về đồ dùng trực quan quy ước

Theo Giáo sư Phan Ngọc Liên, đồ dùng trực quan quy ước là “những hình ảnh
tượng trưng khi phản ánh những mặt chất lượng và số lượng của quá trình lịch sử, đặc
trưng khuynh hướng phát triển của hiện tượng kinh tế, chính trị - xã hội của con
người”” [26, tr.140].
Trong luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Hà Tiến (2012) cho rằng “Đồ dùng trực
quan quy ước là những bản đồ, ký hiệu hình học đơn giản được sử dụng trong dạy học
lịch sử, loại đồ dùng này là đồ dùng mà giữa người thiết kế đồ dùng, người sử dụng và
người học có một quy ước ngầm nào đó” [33, tr. 18].
Như vậy, đồ dùng trực quan quy ước là “các loại phương tiện dạy học mang tính
quy ước, ước lệ tượng trưng, phản ánh các sự kiện, hiên tượng hay quá trình lịch sử”
[27, tr.8]. Đồ dùng trực quan quy ước bao gồm: bản đồ, lược đồ, bảng biểu, niên biểu,
sơ đồ hay những ký hiệu hình học đơn giản được sử dụng trong dạy học lịch sử. Loại


đồ dùng này thường được sử dụng với nhiều loại bài như nghiên cứu kiến thức mới,
kiểm tra đánh giá, bài tập, sơ kết, tổng kết....
Đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học lịch sử luôn thể hiện không gian thời
gian và những yếu tố cấu thành những sự kiện, hiện tượng lịch sử nhất định. Thông qua
quan sát đồ dùng trực quan quy ước, đọc ký hiệu, nội dung lịch sử; việc sử dụng đồ
dùng trực quan quy ước trong dạy học lịch sử cịn góp phần phát triển khả năng quan
sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ, đặc biệt là kỹ năng đọc bản đồ, cũng cố thêm
kiến thức địa lý. Trong dạy học lịch sử ở trường THPT, đồ dùng trực quan quy ước

thường được dùng chủ yếu. Bởi “nó khơng chỉ là phương tiện để cụ thể hóa sự kiện
lịch sử mà cịn là cơ sở để hình thành khái niệm cho học smh" [25, tr.40]. Qua đó phát
huy năng lực tư duy và khả năng thực hành cho học sinh, đem lại cho học sinh hình
ảnh cụ thể, sinh động và chính xác về hiện thực lịch sử. Đồ dùng trực quan quy ước là
phương tiện cụ thể hóa các sự kiện, hiện tượng lịch sử góp phần vào việc phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong dạy học lịch sử.
1.1.2.

Phần mềm Microsoft Powerpoint và việc ứng dụng Microsoft

Powerpoint để thiết kế và sử dụng các loại đồ dùng trực quan quy ước trong
dạy học lịch sử
1.1.2.1.

Phần mềm Microsoft Powerpoint

* Quan niệm về phần mềm
Phần mềm là một tập hợp những câu lệnh hoặc chỉ thị, được viết bằng một hoặc
nhiều ngơn ngữ lập trình theo một trật tự xác định, các dữ liệu hay tài liệu liên quan
nhằm tự động thực hiện một số nhiệm vụ hay chức năng hoặc giải quyết một vấn đề cụ
thể nào đó.
* Phần mềm Microsoft Powerpoint
Microsoft Powerpoint là phần mềm cơ bản tiện ích nằm trong bộ Microsoft
Office, là phần mềm mạnh về trình chiếu, cho phép người sử dụng có thể dễ dàng tạo
mới bài thuyết trình như luận văn, tốt nghiệp, báo cáo khoa học, giới thiệu sản phẩm
quy trình sản xuất... đặc biệt cho phép người giáo viên có thể thiết kế bài giảng điện tử,
các dạng bài tập về nhiều nội dung ngoại khóa, nhất là trong việc giảng dạy, truyền bá
kiến thức trên lớp.
+ Powerpoint là một chương trình đồ họa diễn hình, cho phép người dùng thiết kế



các slide shown có thể trình chiếu trên màn hình máy tính với máy chiếu Projector.
+ Presentation: Là sản phẩm được tạo ra từ Microsoft PowerPoint. Trong mỗi
Presentation cũng bao gồm các slide, chúng được sắp xếp theo một trình tự nhất định
theo ý đồ của người thiết kế.
+ Slide: Chứa đựng các thơng tin trình diễn. Mỗi slide có thể chứa nhiều loại
thơng tin khác nhau như chữ, hình ảnh, tranh vẽ, âm thanh,... Trong q trình trình diễn
thơng tin, các slide có thể được xuất hiện một cách tự động hay tuân theo sự điều khiển
của người dùng.
Với khả năng chứa đựng nhiều dạng thông tin trong một slide, các hiệu ứng kết
hợp với khả năng tương tác từng đối tượng trong slide..., phần mềm này khá phù hợp
trong việc hỗ trợ công việc giảng dạy của giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy và
học.
Đặc trưng của bộ mơn lịch sử là “mang tính q khứ” và “khơng lặp lại”, do đó
trong q trình dạy học u cầu giáo viên phải tái hiện được cho học sinh nội dung kiến
thức một cách chính xác, chân thực, hệ thống. Để làm được điều này yêu cầu người
giáo viên cần có những biện pháp, phương pháp phù hợp, trong đó phương pháp trực
quan đóng vai trị hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, trong điều kiện hiện nay với sự phát
triển mạnh mẽ của CNTT, việc ứng dụng một số phần mềm tin học như Ms FrontPage,
Mm Dreamweaver, Flash...đặc biệt là phần mềm Microsoft Powerpoint để thiết kế đồ
dùng trực quan quy ước nhằm hỗ trợ cho việc dạy học trở nên phổ biến.
1.1.2.2.

Phần mềm Microsoft Powerpoint trong thiết kế và sử dụng các loại đồ

dùng trực quan quy ước để dạy học lịch sử
Chúng ta có thể thấy rằng Microsoft Powerpoint là một phần mềm được sử dụng
rất rộng rãi trong cơng tác dạy học, thuyết trình hay những trình chiếu khác. Trong đó,
đối với dạy học thì được thiết kế, tổ chức theo ý đồ, mục tiêu sư phạm nhất định. Sản
phẩm này có thể được dùng một cách độc lập hoặc tích hợp với các bài giảng truyền

thống hiện nay và là một “quá trình” dạy học được điện tử hóa, số hóa.
Do những hạn chế mà phương pháp dạy học truyền thống để lại, cụ thể như: qua
thời gian các loại đồ dùng trực quan quy ước này càng bị biến đổi về chất liệu,màu sắc,
bên cạnh đó khi dạy một bài cần nhiều bảng biểu, nhiều loại bản đồ khác nhau thì việc
treo bản đồ, bảng biểu trở nên hết sức khó khăn, tốn nhiều thời gian... đây là cơ sở làm


nổi bật tính năng chỉnh sửa kĩ thuật của phần mềm Microsoft Powerpoint. Microsoft
Powerpoint là phần mềm trình diễn và rất tiện ích cho việc ứng dụng vào q trình dạy
học lịch sử ở trường phổ thơng với những tính năng nổi bật:
Thứ nhất, làm cho đồ dùng trực quan quy ước truyền thống (biểu đồ, lược đồ.)
chỉ bằng trình chiếu đơn thuần nhưng vẫn đảm bảo nâng cao hiệu quả bài học.
Thứ hai, tính năng chỉnh sửa kĩ thuật đối với các loại đồ dùng trực quan quy ước
như: bản đồ, lược đồ.. .hay các loại ĐDTQ nói chung.
Thứ ba, khi trình chiếu đồ dùng trực quan quy ước có thể tiết kiệm được thời gian
treo bản đồ, bảng biểu trên bảng, đảm bảo được yếu tố kĩ thuật, tính liên hồn trong
q trình sử dụng, đặc biệt là có thể chỉnh sửa kĩ thuật đảm bảo tính thẩm mĩ, tính trực
quan, tính giáo dục trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng.
Thứ tư, tính năng tạo hiệu ứng chuyển động là một trong những thế mạnh của
phần mềm Microsoft Powerpoint. Trong thiết kế bài giảng điện tử người giáo viên phải
thường xuyên sử dụng tính năng này.
Ngồi những tính năng trên, phần mềm Microsoft Powerpoint cịn có tính năng
khác như: tính năng chèn các loại biểu tượng, các loại văn bản gốc.
Tóm lại, phần mềm Microsoft Powerpoint là phần mềm mạnh về trình diễn, với
những tính năng vượt trội so với một số phần mềm khác, cho phép người giáo viên có
thể ứng dụng phần mềm này vào thiết kế bài giảng trong dạy học lịch sử.
1.1.3.

Phân loại đồ dùng trực quan quy ước có thể sử dụng trong dạy học


lịch sử ở trường THPT
1.1.3.1.
*

Bản đồ lịch sử

Quan niệm về bản đồ lịch sử:
Bản đồ lịch sử là những bản đồ sử dụng trong mục đích giáo dục, nhưng cần thiết

trong cho việc giảng dạy và học tập ở tất cả các cơ sở giáo dục dưới mọi hình thức, tạo
nên một hệ thống giáo dục cho tất cả các tầng lớp dân cư từ học sinh đến việc đào tạo
chuyên gia.
*

Khái quát về bản đồ lịch sử

-

Cấu tạo của bản đồ lịch sử: bản đồ lịch sử tồn tại trong quan hệ giữa các yếu tố
cấu thành nó. Các yếu tố đó bao gồm: Nội dung lịch sử, cơ sở toán học, hệ


thống hỗ trợ.
+ Nội dung lịch sử là yếu tố đặc trưng nhất của bản đồ lịch sử và được ưu tiên thể
hiện. Nội dung của bản đồ lịch sử bao gồm những yếu tố như địa danh, niên đại, quá
trình phát triển của sự kiện, hiện tượng lịch sử và bao hàm cả các kí hiệu, biểu hiện và
kết quả được thể hiện trên bản đồ.
+ Cơ sở toán học bản đồ bao gồm phép chiếu và tỉ lệ bản đồ. Trong đó, tỉ lệ bản
đồ là mức độ thu nhỏ của các đối tượng, hiện tượng ngoài thực địa được đưa lên mặt
phẳng bản đồ.

+ Yếu tố hỗ trợ: bảng chú giải, bản đồ phụ, lát cắt biểu đồ, đồ thị, tranh ảnh.
Trong đó, bảng chú giải là yếu tố hỗ trợ quan trọng nhất.
-

Về mặt hình thức, bản đồ lịch sử là loại bản đồ chuyên đề nên khơng cần có
nhiều chi tiết về các điều kiện tự nhiên, mà cần có những kí hiệu thể hiện biên
giới quốc gia, các thành phố, các vùng kinh tế, các địa điểm xảy ra những biến
cố quan trọng như các cuộc khởi nghĩa, các trận đánh, các chiến dịch...
* Các loại bản đồ lịch sử chủ yếu

-

Phân loại bản đồ lịch sử theo nội dung gồm 2 loại: Bản đồ tổng hợp và bản đồ
chuyên đề
+ Bản đồ tổng hợp: là loại bản đồ trình bày các sự kiện lịch sử quan trọng của

một nước hay nhiều nước trong một thời kì và những điều kiện tự nhiên nhất định. Ví
dụ như bản đồ nước Đại Việt dưới thời Lý,...
+ Bản đồ chuyên đề: là loại bản đồ lịch sử chỉ phản ánh một hay một số sự kiện,
hiện tượng, một trận đánh, một cuộc cách mạng hay một mặt của quá trình lịch sử hay
là những chi tiết liên quan đến sự kiện, hiện tượng lịch sử. Ví dụ như: Kháng chiến
chống Mông - Nguyên...
-

Phân loại bản đồ lịch sử dựa tỉ lệ:
+ Bản đồ tỉ lệ lớn trên 1: 2.00.000;
+ Bản đồ tỉ lệ trung bình 1: 2.00.000 đến 1: 1.000.000;
+ Bản đồ tỉ lệ nhỏ dưới 1: 1.00.000.

-


Phân loại bản đồ theo tính chất: bản đồ về diễn biến chiến sự, bản đồ về diễn
biến cách mạng, bản đồ về tình hình kinh tế, bản đồ hành chính....


-

Phân loại bản đồ lịch sử theo đặc điểm sử dụng gồm: bản đồ trong SGK, bản đồ
treo tường, Átlat giáo khoa lịch sử, bản đồ câm, bản đồ nổi.
Các trường hợp sử dụng bản đồ lịch sử: Bài nghiên cứu kiến thức mới; bài kiểm

tra đánh giá và bài tập về nhà.
1.1.3.2.
-

Niên biểu

Niên biểu là hệ thống hóa các sự kiện quan trọng theo thứ tự thời gian, đồng
thời nêu lên các sự kiện tiêu biểu, nhân vật lịch sử và kết quả của sự kiện trong
một phạm vi giúp cho học sinh nắm được thời gian và nội dung kiến thức sự
kiện lịch sử, mối liên hệ giữa các sự kiện, hiện tượng, từ đó học sinh hiểu, nhớ
sâu và rút ra bản chất của các sự kiện.

-

Niên biểu gồm các loại sau:
+ Niên biểu tổng hợp: Loại niên biểu này không những giúp học sinh ghi nhớ

những sự kiện lớn, mà còn nắm chắc các mốc thời gian đánh dấu mối quan hệ các sự
kiện quan trọng trong một thời gian dài. Khi dạy các bài ôn tập tổng kết giáo viên nên

sử dụng loại niên biểu này nhằm hệ thống hóa các kiến thức một cách thứ tự, logic giúp
học sinh nắm chắc kiến thức một lần nữa. Ví dụ như niên biểu thống kê các cuộc kháng
chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X - XV hay là niên biểu thống kê các triều dại phong
kiến Việt Nam từ thế kỉ X - XV...
+ Niên biểu chuyên đề: Đây là loại nên biểu nhằm đi sâu trình bày nội dung một
vấn đề quan trọng nổi bật nào đó của một thời kỳ nhất định giúp học sinh nhận thức
được bản chất của các sự kiện một cách tồn diện đầy đủ. Ví dụ, niên biểu thống kê các
thành tựu khoa học kĩ thuật ở nước ta từ thế kỷ X - XV...
+ Niên biểu so sánh: Dùng để so sánh, đối chiếu các sự kiện, giai đoạn lịch sử
nhằm làm nổi bật bản chất, rút ra kết luận khái qt có tính chất ngun lý, hoặc so
sánh để thấy được sự khác nhau của từng giai đoạn lịch sử về tính chất, hình thức, lực
lượng tham gia... Ví dụ như niên biểu so sánh các thành tựu về quân đội và luật pháp
qua các triều đại từ thế kỉ X - XV, niên biểu so sánh tổ chức bộ máy nhà nước từ thế kỉ
X - XV...
-

Các trường hợp sử dụng niên biểu: Bài cung cấp kiến thức mới, sơ kết, tổng kết
và bài ra bài tập về nhà...

1.1.3.3.

Sơ đồ, đồ thị, biểu đồ


-

Sơ đồ lịch sử là loại đồ dùng trực quan nhằm cụ thể hóa nội dung sự kiện bằng
những mơ hình hình học đơn giản. Nó diễn tả một cơ cấu xã hội, một chế độ
chính trị, mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử giúp cho sự phân tích các đặc
trưng và nêu lên mối liên hệ nhân quả một cách dễ dàng và từ đó thuận lợi cho

việc hình thành khái niệm cho học sinh.

-

Đồ thị lịch sử là sự biểu hiện quá trình phát triển, sự vận động của một sự kiện
lịch sử trên cơ sở sử dụng số liệu, tài liệu thống kê trong bài học. Đồ thị có thể
biểu diễn bằng mũi tên để minh họa sự vận động đi lên, sự phát triển của một sự
kiện, hiện tượng lịch sử.
Có hai loại đồ thị:
+ Đồ thị đơn giản: Biểu thị sự phát triển đi lên hay đi xuống của sự kiện, hiện

tượng lịch sử cùng với ngày tháng diễn ra sự kiện đó. Ví dụ như sơ đồ về q trình hình
thành và phát triển của nhà nước phong kiến.
+ Đồ thị phức tạp: là loại đồ thị đảm bảo các yêu cầu, yếu tố của một đồ thị, bao
gồm trục tung và trục hoành. Trục hoành thường biểu hiện yếu tố năm và trục tung ghi
các sự kiện tương ứng với niên đại của trục hoành.
- Biểu đồ lịch sử là sự biểu hiện tổng giá trị của hiện tượng trên một đơn vị lãnh
thổ được lấy theo ranh giới hành chính bằng cách dùng các biểu đồ với kích thước
tương ứng với tổng giá trị sản lượng của chúng bố trí trên phạm vi lãnh thổ. Biểu đồ có
thể được thực hiện dưới dạng biểu đồ chiều dài, biểu đồ diện tích hoặc biểu đồ thể
tích... Do đó, biểu đồ rất có ưu thế trong việc giúp học sinh so sánh trị số giá trị của các
sự kiện và thấy được bản chất của các sự kiện đó.
1.1.4.
Vai trị và ý nghĩa của việc ứng dụng phần mềm Microsoft Powerpoint
để thiết kế và sử dụng các loại đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học lịch
sử ở trường THPT
1.1.4.1.
Vai trò của việc ứng dụng phần mềm Microsoft Powerpoint để thiết kế
và sử dụng các loại đồ dùng trực quan quy ước trong trong dạy học lịch sử ở
trường THPT

Lịch sử là một bộ môn khoa học được giảng dạy trong chương trình phổ thơng,
do đặc trưng của bộ mơn này mà việc sử dụng đồ dùng trực quan nói chung và đồ dùng
trực quan quy ước nói riêng có vai trò hết sức quan trọng. Trước đây, khi đề cập tới các
thành tố của quá trình dạy học thường chỉ chú trọng tới 3 thành tố là mục đích, nội


dung và phương pháp dạy học. Ngày nay, do sự phát triển về chất, quá trình dạy học
được xác định gồm 6 thành tố là: mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy
học, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá.
Nếu xét về phương diện nhận thức thì phương tiện dạy học vừa là cái để học sinh
“trực quan sinh động”, vừa là phương tiện để giúp q trình nhận thức được bài học
một cách có hiệu quả. Nghiên cứu về vai trò của phương tiện dạy học, người ta còn dựa
trên vai trò của các giác quan trong quá trình nhận thức. Từ xưa dân ta đã có câu: Trăm
nghe khơng bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm; hay là người Ân Độ đã
tổng kết: tơi nghe - tơi qn; tơi nhìn - tơi nhớ; tơi làm - tơi hiểu.
Qua đó cho thấy, để quá trình nhận thức đạt hiệu quả cao cần phải thơng qua q trình
nghe - nhìn và thực hành. Muốn vậy, phải có phương tiện (thiết bị, cơng cụ) để tác
động và hỗ trợ.
*

Trước hết là vai trò đối với giáo viên: Hỗ trợ hiệu quả cho giáo viên trong quá
trình tổ chức các hoạt động nhận thức cho người học bởi đảm bảo quá trình dạy
học được sinh động, thuận tiện, chính xác. Rút ngắn thời gian giảng dạy mà vẫn
bảo đảm người học lĩnh hội đủ nội dung học tập một cách vững chắc. Bên cạnh
đó, giảm nhẹ cường độ lao động của giáo viên, nâng cao hiệu quả dạy học.

*

Thứ hai là vai trò đối với người học: Kích thích hứng thú học tập cho người
học, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lĩnh hội kiến thức của người học.

Giúp học sinh tăng cường trí nhớ, làm cho việc học tập được lâu bền. Phương
tiện giúp người học hình thành và rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo cả thao tác trí
tuệ lẫn thao tác vật chất. Cung cấp thêm kiến thức, kinh nghiệm trực tiếp liên
quan đến thực tiễn xã hội và môi trường sống.

1.1.4.2.
Ý nghĩa của việc ứng dụng phần mềm Microsoft Powerpoint để thiết kế
và sử dụng các loại đồ dùng trực quan quy ước trong trong dạy học lịch sử ở
trường THPT
* về mặt giáo dưỡng
Do việc dạy học lịch sử ở trường phổ thơng có đặc điểm là học sinh không được
trực tiếp tiếp xúc với các sự kiện, hiện tượng của đời sống xã hội nên đồ dùng trực
quan nói chung và đồ dùng trực quan quy ước nói riêng giúp học sinh “trực quan sinh
động” quá khứ. “Con người lưu lại trong bộ nhớ được 20% những gì họ thấy và 30%


những gì họ nghe. Nhưng họ nhớ 50% những gì họ thấy và nghe; và con số này lên đến
80% nếu họ thấy và nghe sự vật, hiện tượng một cách đồng thời” [32, tr.10]. Hay nói
cách khác đồ dùng trực quan quy ước là phương tiện dạy học có ý nghĩa quan trọng,
góp phần giáo dưỡng, giúp học sinh ghi nhớ kiến thức hiệu quả.
Đồ dùng trực quan quy ước có tác dụng tạo dựng hình ảnh, tạo biểu tượng cụ thể
hiện tượng, sự kiện lịch sử cho học sinh dễ dàng hình dung, nhận thức. Việc tạo biểu
tượng, hình ảnh cho học sinh rất cần thiết trong quá trình hình thành và phát triển tư
duy, khắc phục tình trạng “hiện đại hóa lịch sử” của học sinh. Ví dụ như khi giáo viên
cho học sinh quan sát lược đồ “kháng chiến chống Tống thời Lý năm 1077” trong bài
19 “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X - XV” và những diễn giải
của giáo viên để học sinh có thể hình dung được tại sao quân ta dưới sự lãnh đạo của
Lý Thường Kiệt có thể đánh bại quân Tống hùng mạnh và nắm được những đặc điểm
cơ bản, ý nghĩa quan trọng của những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân
ta.

Như vậy, “đồ dùng trực quan là chổ dựa để hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện
lịch sử, là phương tiện rất có hiệu lực để hình thành các khái niệm lịch sử quan trọng
nhất, giúp học sinh nắm vững các quy luật của sự phát triển xã hội” [25, tr.138].
*

về mặt giáo dục
Bên cạnh tác dụng bồi dưỡng về mặt kiến thức thì các đồ dùng trực quan quy ước

cịn có tác dụng tích cực trong việc rèn luyện tư tưởng, tình cảm, thái độ của học sinh.
Lời nói kết hợp với đồ dùng trực quan sẽ có tác động đến tư tưởng, tình cảm, thái độ
của các em đối với các sự kiện, hiện tượng lịch sử góp phần hình thành và phát triển
nhân cách cho học sinh.
Ý nghĩa giáo dục, tư tưởng của việc sử dụng đồ dùng trực quan quy ước vào dạy
học lịch sử ở trường THPT ngày càng quan trọng hơn vì nó có tác động mạnh mẽ đến
việc giúp hình thành những phẩm chất, đạo đức cần thiết cho học sinh như yêu lao
động, tình thần dân tộc hay lịng căm thù giặc sâu sắc...
Ví dụ như khi dạy học giáo viên trình chiếu lược đồ “Các địa danh diễn ra trận
đánh lớn (thế kỉ X - XV)” trong bài 19 “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở
các thế kỉ X - XV” và những diễn giải của giáo viên giúp học sinh thấy được quá trình
chiến đấu gian khổ của nhân dân ta, tinh thần yêu nước và căm thù giặc, ngưỡng mộ
tinh thần chống ngoại xâm của cha ông ta.


*

về mặt phát triển
Đồ dùng trực quan quy ước còn có tác dụng rất lớn trong việc phát triển tồn diện

học sinh. Với ưu thế của mình, đồ dùng trực quan quy ước góp phần tích cực làm
“phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngơn ngữ của học sinh” [25,

tr.138]. Khi được quan sát bản đồ, sơ dồ... cùng với lời giảng và những câu hỏi gợi mở
của giáo viên, các em được rèn luyện khả năng quan sát, năng lực tư duy trừu tượng và
năng lực thực hành bộ mơn; đồng thời cịn giúp ích trong việc phát triển tư duy ngôn
ngữ cho học sinh.
Cùng với những ưu điểm của việc trình chiếu đồ dùng trực quan quy ước kết hợp
với diễn giải, lời nói và hành động của giáo viên giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến
thức sâu hơn. Một khi kiến thức được ghi nhớ, học sinh có điều kiện tư duy thơng qua
những hình ảnh tái hiện q khứ một cách chân thật đó.
Bên cạnh đó thì đồ dùng trực quan quy ước cịn hình thành nhân cách cho học
sinh. Bởi vì khi quan sát đồ dùng trực quan học sinh sẽ huy động hầu hết các giác quan
cần thiết để hình dung, tư duy và nhân thức về sự kiện, hiện tượng lịch sử. Thơng qua
lời nói của giáo viên, học sinh có cái nhìn, có nhận thức đúng đắn đối với nội dung kiến
thức được học.
1.2.

Cơ sở thực tiễn

1.2.1.

Mục đích, đối tượng, nội dung điều tra

*

Mục đích: Cùng với việc đổi mới trong giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học
lịch sử nhằm nâng cao chất lượng trong dạy học. Từ lý thuyết đi đến thực tiễn
như thế nào đã giúp chúng tơi tìm hiểu thực tế một số trường THPT, nhằm đánh
giá tình hình dạy học lịch sử nói chung và tình hình ứng dụng Microsoft
Powerpoint vào thiết kế sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học lịch
sử Việt Nam trong giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XV ở một số trường THPT.
Nhằm tiến hành thiết kế và đưa vào thử nghiệm giáo án lịch sử ứng dụng phần

mềm Microsoft Powerpoint trình chiếu đồ dùng trực quan quy ước. Từ đó rút ra
những kết quả đạt được và những hạn chế cần khắc phục.

*

Đối tượng điều tra: Trong quá trình tiến hành thực nghiệm đề tài, chúng tôi đã
thực nghiệm tại một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Đối tượng
nghiên cứu ở đây là học sinh khối 10 ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh


Quảng Trị .
*

Nội dung điều tra: Chúng tôi thực hiện điều tra ở một số nội dung sau:
- Về phía học sinh: chúng tôi tiến hành thực hiện 2 nội dung:
+ Xây dựng 10 câu hỏi trắc nghiệm (phụ lục 6) để kiểm tra khả năng nhớ kiến

thức thông qua đồ dùng trực quan quy ước được trình chiếu trên Microsoft Powerpoint
của học sinh lớp 10 ở các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (năm học 2014
- 2015) với các mục đích:
Tìm hiểu xem học sinh có nhớ nội dung lịch sử Việt Nam từ Thế kỉ X - XV thông
qua đồ dùng trực quan quy ước được thiết kế trên Powerpoint mang lại.
Thơng qua tìm hiểu học sinh, xác định phương pháp của giáo viên có phù hợp với
đặc trung bộ môn và đôi tượng học sinh hay không?
+ Xây dựng 7 câu hỏi trắc nghiệm (phụ lục 1), thăm dò ý kiến của học sinh tại
một số trường phổ thơng với nội dung:
Tìm hiểu về hiểu biết của học sinh đối với đồ dùng trực quan quy ước.
Tìm hiểu thực trạng của việc dạy học ứng dụng Microsoft Powerpoint để thiết kế
và sử dụng đồ dùng trực quan quy ước của giáo viên và hiệu quả giảng dạy của giáo
viên.

-

Về phía giáo viên: Chúng tơi xây dựng 9 câu hỏi trắc nghiệm (phụ lục 2), thăm
dò ý kiến của giáo viên tại một số trường với nội dung như sau:
+ Tìm hiểu thực trạng của trang thiết bị CNTT phục vụ dạy học trong nhà trường

và các loại phương tiện kĩ thuật mà giáo viên sử dụng.
+ Vai trò của đồ dùng trực quan quy ước được ứng dụng bởi Powerpoint và kết
quả đạt được của bài giảng.
1.2.2.

Kết quả điều tra

Sau khi tiến hành điều tra, chúng tôi tiến xử lý số liệu bằng phương pháp thống
kê toán học (phụ lục 7) và thu được kết quả như sau:
-

Học sinh chưa thật sự nắm vững kiến thức lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ X đến thế
kỉ XV) và bản chất của các sự kiện lịch sử, tư duy phát triển chưa cao, chưa
nhận thức sâu sắc lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV). Do đó, q
trình dạy học lịch sử Việt Nam của giáo viên chưa thật phù hợp với đặc trưng


bộ môn.
- Qua phiếu trả lời, tổng hợp ý kiến của giáo viên và học sinh, chúng tôi thấy
rằng: Đa số đều cho rằng việc sử dụng đồ dùng trực quan quy ước và thiết kế đồ dùng
trực quan quy ước trên phần mềm Microsoft Powerpoint trong dạy học lịch sử Việt
Nam là rất cần thiết, có tác dụng nâng cao hiệu quả dạy học, tạo hứng thú học tập cho
học sinh, giúp các em nhớ lâu, khắc sâu kiến thức.
Vậy tại sao khi giáo viên thấy được vai trò quan trọng của đồ dùng trực quan quy

ước được thiết kế trên Powerpoint trong dạy học lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ X đến thế
kỉ XV), học sinh lại hứng thú với phương pháp dạy học này nhưng kết quả nhớ kiến
thức, hiểu và tư duy của học sinh khơng cao. Qua đó, chúng tơi thấy được ngun nhân
mà đa số các thầy cô đưa ra để lý giải: Thứ nhất là do trang bị kĩ thuật CNTT của
trường THPT cịn ít và chưa có phịng dành riêng cho trang thiết bị dạy học mà chỉ
thiết kế ở một số phòng học, nên khi di chuyển sẽ rất phức tạp; Thứ hai, do khả năng và
trình độ thiết kế và sử dụng của giáo viên đối với CNTT còn hạn chế, giáo viên còn e
ngại đối với CNTT. Thứ ba, do trong quá trình học mặc dù hứng thú nhưng học sinh
chưa thật sự phát huy năng lực bản thân, mà còn lối học thụ động.
Qua những hạn chế, bất cập mà chúng tơi tìm hiểu được tại các trường THPT trên
địa bàn tỉnh Quảng Trị chính là điều kiện để chúng tôi tiến hành thiết kế và thực
nghiệm tại các trường với đề tài của mình, nhằm góp phần thay đổi và hạn chế những
bất cập trên.


CHƯƠNG 2. ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSOFT POWERPOINT ĐỂ
THIẾT KẾ CÁC LOẠI ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN QUY ƯỚC TRONG DẠY
HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XV Ở TRƯỜNG
THPT (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)
2.1.

Nội dung kiến thức chương trình lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ X đến
thế kỉ XV) cần khai thác để thiết kế và sử dụng các loại đồ dùng trực quan
quy ước bằng phần mềm Microsoft Powerpoint

Nội dung phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV đã đề cập một cách
đầy đủ, toàn diện trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ... của Việt Nam
từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, với những nội dung cơ bản sau đây:
-


Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến Việt Nam (Ngô,
Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ). Đất nước độc lập sau khi Ngô Quyền
đánh tan quân xâm lược Nam Hán năm 939, bước vào thời kì xây dựng nhà
nước mới độc lập, tự chủ. Năm 944, Ngô Quyền mất, có loạn “12 sứ quân”,
Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên nội loạn. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi (Đinh Tiên
Hồng), đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Tình hình chính trị của nước ta hiện thời
có những biến chuyển mới. Nhà Đinh và tiếp sau đó là nhà Tiền Lê xây dựng
một nhà nước quân chủ sơ khai gồm 3 ban : Văn ban, võ ban và tăng ban, vẫn
cịn trong thời kì sơ khai. Tiếp sau đó là các nhà nước phong kiến như Lý,
Trần, Hồ đang dần hoàn chỉnh nhà nước, đến thời Lê Sơ nhà nước phong kiến
được hồn thiện và phát triển.

-

Cơng cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế tự chủ, đa dạng: Kinh tế trong
thời kì này có sự chuyển biến hồn tồn mới, với niềm tự hào chân chính và ý
thức vươn lên, nhân dân ta đã cần cù lao động, xây dựng và phát triển một nền
kinh tế tự chủ, toàn diện. Ruộng đất ngày càng mở rộng, thủ công nghiệp ngày
càng phát triển tạo điều kiện cho sự phát triển của thương nghiệp trong nước
cũng như giao lưu với thương nhân nước ngoài. Tuy nhiên, do sự chi phối của
những quan hệ sản xuất phong kiến và các giai cấp thống trị làm cho xã hội
ngày càng phân hóa.

-

Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm
+ Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (981): Năm 980, triều đình nhà Đinh

gặp nhiều khó khăn. Dựa vào đó, vua Tống đưa quân sang xâm lược nước ta. Thập
đạo tướng quân Lê Hoàn được thái hậu Dương Vân Nga và tướng lĩnh tôn tên làm 23



vua, chỉ đạo cuộc kháng chiến. Năm 981, quân Tống tiến vào nước ta, với sự chiến
đấu anh dũng, nhân dân ta đã đánh bại quân xâm lược, quan hệ Việt -Tống trở lại bình
thường.
+ Kháng chiến chóng Tống thời Lý (1075 - 1077): Sau khi dời đô về Thăng
Long (Hà Nội) năm 1010, năm 1054 Lý Thánh Tông quyết định đổi tên nước thành
Đại Việt. Những năm 70 của thế kỉ XI, Đại Việt đang trên đà phát triển thì nhà Tống
âm mưu chuẩn bị quân sang xâm lược nước ta.
Năm 1075, dưới sự chỉ đạo của Thái úy Lý Thường Kiệt và chủ trương “chặn
mũi nhọn của giặc” của ông, đã đánh tan quân Tống đang tập trung ngay trên đất Tống
tại thành Ung Châu.
Năm 1077, 30 vạn quân Tống đánh sang nước ta, dưới sự lãnh đạo tài giỏi của
Lý Thường Kiệt, dân ta lại đánh tan qn xâm lược trên bờ sơng Như Nguyệt, kháng
chiến hồn toàn thắng lợi.
+ Dưới thời Trần, nhân dân Đại Việt phải đương đầu với một thử thách hiểm
nghèo : trong vòng 30 năm phải tiến hành 3 lần kháng chiếm chống quân xâm lược
Mông - Nguyên hung bạo (1258, 1285, 1287-1288). Dưới sự lãnh đạo của các vị vua
Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Thái sư Trần Thủ Độ cùng hàng
loạt vị tướng tài giỏi như Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Phạm Ngũ Lão,.... Và
đặc biệt là nhà quân sư thiên tài Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo), quân dân ta đã
đứng lên đoàn kết, cầm vũ khí chiến đấu chống kẻ thù lớn mạnh.
+ Dưới nhà Hồ, năm 1406, nhà Minh đem quân xâm lược nuớc Đại Ngu, quân
quan nhà Hồ chống cự quyết liệt nhưng cuối cùng quân Minh đập tan sức kháng cự
đó. Mùa xuân năm 1418, sau khi quy tụ được nhiều hào kiệt khắp nơi trong nước,
trong đó có Nguyễn Trãi, Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn (Thanh Hóa). Đến
năm 1427, quân minh thất bại, Lê Lợi tha cho 10 vạn giặc Minh và còn cấp đủ lương
thực, sửa cầu đường cho chúng rút về nước.
Qua một quá trình đấu tranh lâu dài (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV), với tinh thần
đấu tranh anh dũng, ý chí quật cường của quân và dân ta, dưới sự lãnh đạo tài tình của

các anh hùng dân tộc như Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn... đã đập tan
mọi âm mưu xâm lược của kẻ thù, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế, xã hội.
- Xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc đậm đà bản
sắc: Trong thời kì này cũng có nhưng sự biến chuyển vang
dội, cùng với sự nghiệp chính trị, quân sự 24


và phát triển kinh tế, nhân dân Việt Nam đã từng bước xây dựng cho mình một nền văn
hóa mang đậm bản sắc dân tộc, đặc biệt là về tư tưởng, tơn giáo. Nho giáo, Phật giáo
và Đạo giáo có điều kiện phát triển nhưng Phật Giáo chiếm vị trí đặc biệt quan trọng và
rất phổ biến. Trong các triều đại, Phật giáo ở triều Lý thật sự phát triển thịnh vượng
nhất. Một số các vị vua sùng kính Phật giáo như Lý Thái Tổ (9741028); Lý Thái Tông
(1000-1054); Lý Thánh Tơng (1023-1072); Lý Nhân Tơng (1066-1128). Từ đó khơng
thể phủ nhận vai trò to lớn của thành phần Phật tử trong bộ máy chính quyền. Những
thành tựu văn hóa đạt được vừa là sản phẩm của sự nghiệp chung nói trên, vừa đặt nền
móng vững chắc lâu dài cho dân tộc.
Phân bố chương chình cho từng bài tương đối hợp lý, trong chương 2 này phản
ánh lịch sử nước ta trong vòng sáu thế kỉ và dạy trong vòng 4 tiết, bình quân mỗi bài
một tiết. Do nội dung kiến thức này đã được học ở THCS nên trong chương trình lớp
10 này, các em cần đi sâu vào tìm hiểu và rút ra những nhận định, nhân xét, tư duy từ
những sự kiện, hiện tượng đã học, có nghĩa là “lặp lại trên cơ sở không lặp lại” của
môn lịch sử.
2.2.

Nguyên tắc thiết kế đồ dùng trực quan quy ước bằng Microsoft
Powerpoint

2.2.1.
Phải căn cứ vào mục tiêu đào tạo và chương trình cấp học
Mục tiêu là cái đích cần đạt được của cơng tác dạy học, trong đó “nâng cao dân

trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài là một trong những mục tiêu trọng tâm của
giáo dục nước ta” [14, tr.60]. Để làm được điều này, khi thiết kế đồ dùng trực quan
quy ước trên Microsoft Powerpoint giáo viên cần “xác định mục tiêu của bài căn cứ
vào chuẫn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ trong chương trình” [26, tr.115].
Cơng nghệ thơng tin khơng thay thế hồn tồn nguồn kiến thức, nhân tố truyền
thống trong dạy học, CNTT chỉ có vai trị hỗ trợ. Điều này có nghĩa là trong q trình
dạy học, việc sử dụng bảng đen phấn trắng vẫn rất cần thiết. Việc sử dụng đồ dùng trực
quan quy ước cùng với sự hỗ trợ tối đa các phương tiện kĩ thuật nhằm mục đích góp
phần làm cho việc dạy học có hiệu quả hơn. Vì vậy, khi thiết kế cần xác định được
“giáo án là bản kế hoạch của một tiết lên lớp trong đó nêu rõ các bước chủ yếu trong
công việc của thầy giáo và học sinh ở trên lớp, đồng thời cũng nêu được một cách vắn
tắt nội dung và phương pháp của cơng việc đó nhằm đạt được mục đích cụ thể và rõ
2
3


ràng mà thầy giáo xác định trước theo yêu cầu của chương trình học’” [26, tr. 114].
Việc ứng dụng Phần mềm Microsoft Powerpoint vào thiết kế và sử dụng đồ dùng
trực quan quy ước trong dạy học lịch sử phải căn cứ vào mục tiêu, nội dung chương
trình và bài học. Bởi đồ dùng trực quan quy ước là phương tiện để cụ thể hóa sự kiện,
là cơ sở để hình thành khái niệm cho học sinh. Điều quan trọng là cần phải lựa chọn,
xác định nội dung của một số bài cụ thể có sở trường, ưu thế trong việc để thiết kế đồ
dùng trực quan quy ước có hiệu quả trong dạy học lịch sử.
Để xây dựng đồ dùng trực quan quy ước phù hợp với từng bài học, giáo viên cần
tìm hiểu cơ sở nhận thức và yêu cầu sư phạm của công tác này khi chuẩn bị cho một
tiết dạy. Dựa vào mục đích của từng bài học mà lựa chọn những đơn vị kiến thức cơ
bản phù hợp như: sự kiện, biểu tượng, khái niệm... để lựa chọn trực quan cho phù hợp.
Ví dụ như bài 19 “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X XV”, để trình bày một cách đầy đủ và hệ thống các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm
của nhân dân ta từ thế kỉ X - XV, giáo viên cho học sinh lập niên biểu: “Những cuộc
kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X - XV” như sau:

Thời Tiền
Nội dung



Khởi nghĩa Lam
Thời Lý

Thời Trần

Sơn

1258, 1285, 1287 Thời gian

981

1705-1077

1288

1407 - 1427

Kẻ thù

Tống

Tống

Mông - Nguyên


Minh

Vua Trần và Trần

Lý Thường

Thủ Độ, Trần Hưng

Lê Lợi, Nguyễn

Lãnh đạo

Lê Hoàn

Kiệt

Trận đánh

Trên sông

Sông Như

Chương Dương,

Tốt Động - Chúc

tiêu biểu

Bạch Đằng,


Nguyệt

Bạch Đằng

Động, Chi Lăng -

Đạo

Chi Lăng
Kết quả

Thắng lợi

Trãi

Xương Giang
Thắng lợi

Thắng lợi

Thắng lợi

Hình 2.1. Niên biểu những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X - XV
Qua niên biểu, học sinh không chỉ nhớ kiến thức, những sự kiện chính về các
2
4


cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta mà học sinh cịn hệ thống hóa kiến
thức trong cả một giai đoạn lịch sử của dân tộc, phát huy được khả năng tư duy, hệ

thống tổng hợp và lĩnh hội kiến thức lịch sử, đạt được mục tiêu của bài học.
2.2.2.
Đảm bảo tính Đảng và tính khoa học
Lịch sử là những gì đã tồn tại trong quá khứ, được con người nhận thức thông
qua các nguồn tài liệu, tức là lịch sử được dựng lại một cách khách quan có thực mà
nay khơng cịn nữa. Vậy nên, khi dạy học lịch sử bằng phần mềm Microsoft
Powerpoint để thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan quy ước thì cần phải đảm bảo
được tính Đảng và tính khoa học.
Dạy học lịch sử là phải đảm bảo tính Đảng, đây là một nội dung quan trọng trong
phương pháp luận sử học “Bởi vì lịch sử phải là một lợi thế tư tưởng của cuộc đấu
tranh cách mạng, là công cụ giáo dục con người mới, xây dựng xã hội mới một cách
hiệu nghiệm” [21, tr.48]. Có nghĩa là dạy học lịch sử ở trường THPT phải đúng với
đường lối, quan điểm của Đảng. Vì vậy, khi thiết kế bài giảng trong chương trình lịch
sử lớp 10 ở trường THPT, phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV cùng với đồ
dùng trực quan quy ước, cũng được xác định “Cần đứng vững trên quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng nhà
nước để nhận thức đúng lịch sử”[21; tr.48], nhằm biến công tác dạy học lịch sử trở
thành một công cụ đấu tranh chống lại những quan điểm sai lầm, xuyên tạc lịch sử dân
tộc, dựa trên mục tiêu bài học, tránh sai lệch kiến thức chuẩn .
Đồ dùng trực quan quy ước đóng vai trị hết sức quan trọng trong hình thành khối
tri thức, góp phần tích cực trong cơng tác trang bị kiến thức, kĩ năng cho học sinh. Vì
vậy khi thiết kế đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học lịch sử phải đảm bảo tính
khoa học. Tính khoa học được thể hiện đúng khi thiết kế đồ dùng trực quan quy ước
theo tỉ lệ quy chuẫn của nó. Bên cạnh đó, phần mềm Microsoft Powerpoint có những
tính năng sửa chữa rất thuận tiện, vì vậy khi thiết kế người giáo viên cũng đảm bảo
đúng với hiện thực lịch sử. Thiết kế đồ dùng trực quan nhằm mục đích kiến thức cung
cấp cho học sinh phải chính xác và chân thực, bởi vì “sự chân thực của kết luận rút ra
ở tư duy phụ thuộc thứ nhất vào tính chân thật của những dữ liệu mà từ đó chúng ta
rút ra những kết luận logic và thứ hai là tính chân thật những kết luận. Cho dù những
kết luận của chúng ta có đúng đắn về logic nhưng nếu dữ liệu mà tri giác nhận được từ

thế giới bên ngoài là sai lầm thì ngay kết luận cũng sai lầm” [32, tr.43]. Như vậy, trên
2
5


×