Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Tranh sơn mài Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 6 trang )

Tranh sơn mài Việt Nam
I.

Lịch sử hình thành

 Nghệ thuật (tiếng Anh: art) là một loạt những hoạt động khác nhau của con
người và những sản phẩm do những hoạt động đó tạo ra. Có rất nhiều cách phân loại
thành các loại hình nghệ thuật, trong đó phổ biến là cách phân loại theo phương thức
thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ, gồm có: nghệ thuật thính giác, nghệ thuật thị giác và nghệ
thuật thính – thị giác.
Hội hoạ là một trong những loại hình nghệ thuật thuộc nhóm nghệ thuật thị giác.
Hội hoạ là một ngành nghệ thuật trong đó con người sử dụng màu vẽ để tô lên một bề
mặt như là giấy, hoặc vải, để thể hiện các ý tưởng nghệ thuật. Thông thường, công việc
này do hoạ sỹ thực hiện. (Họa sỹ là từ dùng để chỉ những người coi hội họa là nghề
nghiệp của mình). Kết quả của cơng việc đó là các tác phẩm hội họa hay còn gọi là các
tranh vẽ. Hội họa là một trong những loại hình nghệ thuật quan trọng và phổ biến nhất.
Nói cách khác, hội họa là một ngơn ngữ để truyền đạt ý tưởng của người nghệ sỹ bằng
các tác phẩm hội họa sử dụng kỹ thuật (nghệ) và phương pháp (thuật) của họa sỹ.
 Sơn mài được coi là một trong các chất liệu hội họa ở Việt Nam. Đây là sự tìm
tịi và phát triển kỹ thuật của nghề sơn (nghề sơn ta) thủ công truyền thống của Việt Nam
thành kỹ thuật sơn mài. Tuy nhiên, từ dùng để gọi sơn mài (tiếng Anh: lacquer) thường
được hiểu sang các đồ dùng sơn mỹ nghệ của Nhật, Trung Quốc. Kỹ thuật mài là điểm
khác biệt lớn giữa đồ thủ công sơn mỹ nghệ và tranh sơn mài Việt Nam. Tranh sơn mài
sử dụng các vật liệu màu truyền thống của nghề sơn như sơn then, sơn cánh gián làm chất
kết dính, cùng các loại son, bạc thếp, vàng thếp, vỏ trai, v.v. vẽ trên nền vóc màu đen.
Đầu thập niên 1930, nhữnghọa sĩ Việt Nam đầu tiên học tại trường Mỹ thuật Đơng
Dương đã tìm tịi phát hiện thêm các vật liệu màu khác như vỏ trứng, ốc, cật tre, v.v. và
đặc biệt đưa kỹ thuật mài vào tạo nên kỹ thuật sơn mài độc đáo để sáng tác những bức
tranh sơn mài thực sự. Thuật ngữ sơn mài và tranh sơn mài cũng xuất hiện từ đó. Tranh
có thể được vẽ rồi mài nhiều lần tới khi đạt hiệu quả mà họa sĩ mong muốn. Sau cùng là
đánh bóng tranh.Người ta thường lưu ý rằng sơn mài có những điểm "ngược đời": muốn


lớp sơn vừa vẽ khơ, tranh phải ủ trong tủ ủ kín gió và có độ ẩm cao. Muốn nhìn thấy
tranh lại phải mài mịn đi mới thấy hình.Hầu hết họa sĩ đồng ý rằng: kỹ thuật vẽ sơn mài
khó và có tính ngẫu nhiên nên nhiều khi các họa sĩ dày dặn kinh nghiệm cũng bất ngờ
trước một hiệu quả đạt được sau khi mài tranh.

II.

Các nguyên liệu dùng để trang trí

Một sản phẩm sơn mài sử dụng khá nhiều nguyên liệu: đó là sơn, màu và các nguyên
liệu khác. Có thể kể ra đây một vài nguyên liệu phổ biến như:




Sơn: khai thác từ cây sơn, ngồi ra cịn dùng dầu trẩu, dầu trám, nhựa
thơng và nhựa dó...



Màu: sơn mài cổ truyền dùng 2 màu cơ bản là cánh gián đen và đỏ, loại màu chế từ
khống chất vơ cơ (ví dụ: son) nên khơng bị phân huỷ trước ánh sáng và thời gian.



Các sản phẩm từ bạc như bạc thếp, bạc dán, bạc xay, bạc dầm...



Các sản phẩm từ vàng như vàng thếp...




Các vật liệu khác: vỏ trứng, vỏ trai, vỏ ốc, bột điệp...



Ngày nay, người ta đã chế tạo thành cơng các loại sơn cơng nghiệp có thể thay thế
các loại sơn mài cổ truyền do có nhiều ưu điểm, nhất là dễ dàng trong sản xuất
tranh và màu sắc thì vơ cùng phong phú.

III.
1.

Các cơng đoạn chính của việc sơn mài
Bó hom vóc
Việc hom bó cốt gỗ (đồ vật cần sơn) ngày xưa thường được người làm sử dụng
giấy bả, loại giấy chế từ gỗ dó nên rất dai, có độ bền vững hơn vải. Cách bó hom
vóc được tiến hành như sau: dùng đất phù sa (ngày nay người thợ có thể dùng bột
đá) trộn sơn ta giã nhuyễn cùng giấy bản rồi hom, chít các vết rạn nứt của tấm gỗ.
Mỗi lớp sơn lại lót một lớp giấy (hoặc vải màn) sau đó cịn phải đục mộng mang cá
để cài và gắn sơn cho các nẹp gỗ ngang ở sau tấm vóc (ván gỗ) để chống vết rạn xé
dọc tấm vải. Sau đó để gỗ khơ kiệt mới hom sơn kín cả mặt trước, mặt sau. Cơng
đoạn này nhằm bảo vệ tấm vóc khơng thể thấm nước, không bị mối mọt, không
phụ thuộc môi trường làm gỗ co ngót. Xử lý tấm vóc càng kỹ, càng kéo dài tuổi
thọ cho đồ vật cần sơn, mỗi tác phẩm sơn mài có tuổi thọ 400-500 năm.

2.

Trang trí

Khi có được tấm vóc nói trên (hoặc các mơ hình chạm khác bình hoa, các bộ đồ
khác), người chế các món đồ phải làm các cơng đoạn gắn, dán các chất liệu tạo
màu cho tác phẩm trước tiên như: vỏ trứng, mảnh xà cừ, vàng, bạc...sau đó phủ sơn
rồi lại mài phẳng, tiếp đến dùng màu.
Với kỹ thuật sơn phủ tượng và đồ nội thất như: hương án, hoành phi, câu đối...
người thợ phải làm trong phịng kín và qy màn xung quanh để tránh gió thổi các
nguyên liệu: quỳ vàng, quỳ bạc, tránh bụi bám vào nước sơn còn ướt.

3.

Mài và đánh bóng


Vì dầu bóng đã pha màu để vẽ nên độ bóng chìm trong cốt màu tạo thành độ sâu
thẳm của tranh, do đó sau mỗi lần vẽ phải mài. Người xưa sử dụng lá chuối khô
làm giấy nháp. Đến nay, ngun tắc đánh bóng tranh lần cuối chưa có gì thay thế
phương pháp thủ cơng vì loại tranh này khơng được phép phủ dầu bóng. Đó chính
là điểm độc đáo của tranh sơn mài. Sự thành công của một bức tranh sơn mài phụ
thuộc rất lớn vào công đoạn sau cùng. Có một số thứ để mài và đánh bóng như:
than củi xoan nghiền nhỏ, tóc rối, đá gan gà v.v..

IV.

Những bức tranh sơn mài nổi tiếng

HỘI ĐÌNH CHÈM – NGUYỄN VĂN TỴ
1940


ĐÁNH CÁ ĐÊM TRĂNG – NGUYỄN KHANG

1948

TRE VÀ CHUỐI – NGUYỄN VĂN BÌNH
1958


V.

Phân tích bức tranh “Trái tim và nịng súng” – Huỳnh Văn Gấm

Tác
phẩm: “
Trái
tim và
nòng
súng” 1963. Vẽ
về đề tài
đấu tranh
chống Mỹ
ở miền
Nam, tác
giả đã vận
dụng thủ
pháp tương
phản về
hình mảng
và màu sắc để xây dựng hình tượng nhân vật người phụ nữ. Tồn cảnh bức tranh là khung
cảnh rất điển hình, tương phản mạnh : Một bên là sự sống và một bên là cái chết; Một bên là
sức sống sôi sục và một bên là sự lãnh lẽo vô hồn; Sự tương phản giữa trái tim màu đỏ và
nòng súng màu đen. Bức tranh được nhuốm đỏ bởi một màu đỏ truyền thống của chất liệu

sơn mài, trong đó tất cả các sắc độ của màu đên chỗ thì gay gắt, chỗ thì xám xịt. Phải chăng
tồn bộ bức tranh tốt lên một sức mạnh ? Một sức nóng có thể thiêu cháy kẻ thù, nhưng
cũng có thể là ánh lửa tàn bạo từ những nòng súng đen ngòm mà kẻ thù đã dội lên làng xóm.
Có lẽ màu đỏ đó cũng là màu máu của bao nhiêu con người vô tội đã thấm đẫm mảnh đất
quê hương.
Trong bức tranh, tác giả đã đưa ra hai nhóm nhân vật đối lập: Một bên là những người
phụ nữ kiên cường, vây kín khẩu pháo, một phía là nhóm lính Mỹ ngụy đang lùi dần, chính
giữa bức tranh là hình ảnh của một người phụ nữ đang ngồi trong tư thế vững chắc vươn ra
phía trước vẻ thách thức, lưng chắn ngang nịng pháo, đơi mắt rực lửa nhìn về phía tên lính
Mỹ. Phía bên phải có một tên lính Mỹ to lớn có dáng vẻ hung dữ, dọa nạt nhưng tư thế lại
khơng vững chắc, hơi ngã về phía sau, tay cầm khẩu súng ngắn nhưng nòng súng chúc xuốn
đất, tay buôn thỏng thể hiện sự khiếp sợ và bất lực..Với tư thế này tên lính chỉ có bước lùi
dần, khiếp sợ. Như vậy, thông qua thủ pháp tương phản tác giả đã mơ tả sức mạnh và khí thế
tiến cơng, thắng lợi thuộc về những người phụ nữ kiên cường. Với tác phẩm “Trái tim
và nòng súng” - Huỳnh Văn Gấm, đã nêu bật chủ nghĩa anh hùng cách mạng, vẻ đẹp
tuyệt vời của người phụ nữ Việt Nam. Bức tranh phản ảnh hiện thực cuộc chiến tranh tàn


khốc nhưng lại mang ý ngĩa nhân văn sâu sắc: Những người phụ nữ tưởng chừng như mềm
yếu nhưng lại rất kiên cường, bất khuất, sắn sàng hy sinh thân mình để ngăn chặn tội ác,
mang lại yên bình cho xóm làng, quê hương.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×