Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

HỆ THỐNG TỔ CHỨC NGÀNH Y TẾ VIỆT NAM TỔ CHỨC NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (872.25 KB, 60 trang )

Bài 1
HỆ THỐNG TỔ CHỨC NGÀNH Y TẾ VIỆT NAM
TỔ CHỨC NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Trình bày được hệ thống tổ chức y tế trung ương.
2. Trình bày được hệ thống tổ chức y tế tỉnh thành phố trực thuộc trung ương
3.Trình bày được tổ chức và nhiệm vụ chính của Phịng Điều dưỡng Bộ Y tế, nhiệm
vụ của điều dưỡng trưởng Sở Y tế.
4. Vẽ được sơ đồ tổ chức và trình bày được nhiệm vụ của Phòng Điều dưỡng Bệnh
viện.
NỘI DUNG HỌC TẬP
1. HỆ THỐNG TỔ CHỨC NGÀNH Y TẾ VIỆT NAM
1.1. Bộ y tế
1.1.1 Vị trí chức năng
Bộ Y tế là cơ quan quản lý Nhà nước, trực thuộc Chính phủ nước Cộng hịa xã hội
chủ nghĩa Việt nam, quản lý tồn diện công tác y tế theo đường lối y tế XHCN của
Đảng và Nhà nước ta.
1.1.2. Bộ máy lãnh đạo: Gồm 1 Bộ trưởng và các Thứ trưởng giúp việc.
1.1.3. Các cơ quan kế cận
* Văn phòng Bộ Y tế: Giúp Bộ trưởng tổng hợp tồn bộ các mặt cơng tác của
ngành Y tế.
* Các Vụ, Cục:
- Vụ hợp tác quốc tế.
- Vụ Bảo vệ sức khoẻ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình.
- Vụ Kế hoạch.
- Vụ Tài chính - Kế tốn.
- Vụ Trang thiết bị và cơng trình y tế.
- Vụ Tổ chức cán bộ.
- Vụ Khoa học và đào tạo.
- Vụ Vệ sinh phòng dịch.
- Vụ Y học cổ truyền.


- Vụ Pháp chế.
- Vụ Điều trị.
- Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Cục quản lý dược.
- Thanh tra y tế.
* Các Ban và Hội đồng: Là các tổ chức không thường xuyên được thành lập và
giải tán sau khi hoàn thành nhiệm vụ, giúp Bộ y tế về một cơng tác nào đó.
Ví dụ: Hội đồng Dược điển, Hội đồng Trọng tài Kinh tế, Hội đồng Dược lý, Hội
đồng Khen thưởng kỷ luật, Ban Thanh tra nhà nước về y tế,…
1


1.1.4. Các cơ quan trực thuộc
1.1.4.1. Hệ sản xuất, kinh doanh
- Tổng công ty Trang thiết bị y tế và cơng trình y tế là cơ quan quản lý tồn bộ các
vật tư thiết bị và xây dựng các công trình y tế.
- Tổng cơng ty Dược Việt nam (VINAPHA): Có nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất,
xuất nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làm thuốc, dược liệu, hoá chất, dụng cụ y tế
và mỹ phẩm.
- Nhà xuất bản Y học: Là cơ quan chuyên xuất bản sách, thông tin khoa học y dược
trong ngành.
1.1.4.2. Hệ nghiên cứu
Bao gồm các viện là các cơ quan nghiên cứu khoa học, đào tạo, bổ túc cán bộ
chuyên khoa, chỉ đạo mạng lưới chuyên khoa.
- Viện nghiên cứu có giường bệnh: Viện Bảo vệ sức khỏe trẻ em, Viện Bảo vệ sức
khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, Viện Mắt, Viện Tai Mũi Họng, Viện Răng Hàm Mặt,
Phân viện răng hàm mặt Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Lao và bệnh phổi, Viện Y
học dân tộc, Viện Châm cứu, Viện Huyết học và truyền máu, Viện Bảo vệ sức
khỏe người có tuổi, Viện tim mạch, Viện Y học lâm sàng và các bệnh nhiệt đới,
Viện Sức khỏe tâm thần, Viện Da liễu, Viện K.

- Các viện nghiên cứu vệ sinh phòng dịch: Viện Vệ sinh dịch tễ Hà Nội, Viện Vệ
sinh dịch tễ thái Nguyên, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí
Minh, Viện Sốt rét ký sinh trùng và cơn trùng, Phân viện Sốt rét ký sinh trùng và
côn trùng Quy nhơn, Phân viện Sốt rét ký sinh trùng và côn trùng Thành phố Hồ
Chí Minh, Viện sản xuất vaccin Nha trang.
- Các Viện nghiên cứu hệ dược: Viện Kiểm nghiệm dược phẩm và hóa mỹ phẩm,
Phân viện Kiểm nghiệm dược phẩm và hóa mỹ phẩm Thành phố Hồ Chí Minh,
Viện nghiên cứu dược liệu.
1.1.4.3. Hệ đào tạo
Các trường đại học, cao đẳng, trung học y dược, cán bộ quản lý y tế trong cả nước
là cơ quan chuyên đào tạo cán bộ chuyên môn và quản lý ngành:
- Trường Đại học Y Hà Nội.
- Trường Đại học Dược Hà Nội.
- Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
- Trường Đại học Y Thái Bình.
- Trường Đại học Y Thái Nguyên.
- Trường Đại học Y Huế.
- Trường Đại học Y Hải Phịng.
- Trường Đại học Y tế Cơng cộng Hà Nội.
- Trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế I Trung ương.
- Trường Cao đẳng Y tế Nam Định.
- Trường Trung học Y học cổ truyền I, II.
- Trường Trung học Kỹ thuật Y tế Đà nẵng.
- Trường Trung học Dược Trung ương.
- Trường Công nhân sửa chữa thiết bị Y tế.
1.1.4.4. Hệ chữa bệnh
2


- Các bệnh viện trung ương (BV): BV Bạch Mai, BV Việt Nam - Thụy Điển, BV

Việt Nam - Cuba Đồng Hới, BV Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh, BV Đa khoa
Tây Nguyên, BV Đa khoa Huế, BV Việt Đức, BV Nội Tiết, BV Tâm thần TW, BV
Tâm thần Biên Hòa, BV 71, BV 74, BV Hữu nghị, BV E, BV C Đà Nẵng, BV
Thống nhất Thành phố Hồ Chí Minh, BV các ngành.
- Nhà Điều dưỡng Trung ương.
- Khu Điều trị phong TW: Quỳnh Lập, Quy Hòa.
Một số đơn vị khác trực thuộc Bộ Y tế: Trung tâm Tuyên truyền Bảo vệ sức khoẻ,
Viện Thông tin thư viện Y học Trung ương, Viện Giám định Y học, Bảo hiểm Y tế
Việt Nam, Trung tâm nhân lực y tế, Viện Vệ sinh Y tế cơng cộng Thành phố Hồ
Chí Minh, Viện Dinh dưỡng, Viện Y học lao động, TT kiểm định vaccin, Báo sức
khỏe và đời sống, nhà máy y cụ II, Xí nghiệp sửa chữa thiết bị y tế
1.2. Sở y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
Vị trí, chức năng: Là cơ quan chun mơn y tế có trách nhiệm quản lý tồn bộ các
hoạt động y tế trong địa phương mình, chịu sự chỉ đạo của Bộ y tế về chuyên môn
nghiệp vụ, đồng thời chịu sự lãnh đạo của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương về mọi mặt.
Các cơ quan thuộc Sở Y tế:
1.2.1. Văn phòng Sở y tế
Phòng Tổ chức cán bộ, Phịng Hành chính quản trị, Phịng Kế tốn tài vụ, Phòng
Kế hoạch thống kê, phòng Y học dân tộc, Phòng Nghiệp vụ Y, Phòng Nghiệp vụ
Dược, Thanh tra Y tế.
1.2.2 Các đơn vị trực thuộc
- Các trạm, trung tâm chuyên khoa hệ phòng bệnh và chữa bệnh: Trạm Da liễu,
Trung tâm Phòng chống các bệnh xã hội, Trạm Mắt, Trung tâm Bảo vệ sức khỏe
bà mẹ trẻ em và KHHGĐ.
- Các Trạm, Trung tâm chuyên khoa Vệ sinh phòng dịch: Trung tâm Y tế dự
phòng, Trạm Sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng.
- Các Bệnh Viện: BVĐK tỉnh, BVCK, BV Y học dân tộc tỉnh (khu vực), Khu Điều
dưỡng tỉnh, thành.
- Công ty Dược vật tư y tế (bao gồm XN dược phẩm và công ty vật tư y tế).

- Các Trạm chuyên khoa về dược: Trung tâm Kiểm nghiệm dược phẩm và hóa mỹ
phẩm.
- Các Trường Trung học y, dược tỉnh, thành phố.
- Trung tâm Tuyên truyền giáo dục sức khoẻ và truyền thơng y học.
- Phịng Giám định Y khoa.
- Công ty Bảo hiểm Y tế.
1.3. Trung tâm y tế huyện ,quận
Là đơn vị chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của UBND huyện (quận), đồng
thời chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ về y tế của Sở Y tế.
1.3.1. Bộ máy quản lý
Gồm một giám đốc Trung tâm và 2 Phó giám đốc giúp việc.
1.3.2. Các đơn vị trực thuộc
- Hiệu thuốc.
- BVĐK huyện (quận).
3


- Phòng Chuẩn trị Y học dân tộc.
- Đội Vệ sinh phịng dịch, sốt rét.
- Tổ Kế hoạch hóa gia đình.
1.4. Y tế xã, phường
1.4.1. Vị trí, chức năng
Là đơn vị chuyên môn chịu sự lãnh đạo mọi mặt của UBND xã (phường), đồng
thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Trung tâm Y tế huyện (quận).
1.4.2. Tổ chức
Trạm y tế xã (phường) và quầy thuốc.
1.5. Tổ chức y tế thơn bản
Khơng có tổ chức, chỉ có nhân lực bán chuyên trách, có tên là nhân viên y tế thôn
bản.
2. TỔ CHỨC NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM

1. Các hình thái và nguyên tắc tổ chức
1.1. Hình thái tổ chức: Có 2 hình thái tổ chức.
1.1.1. Hình thái cấu trúc chính thức
Được thiết lập theo quyết định của cấp trên có thẩm quyền có sơ đồ tổ chức, trong
đó các vị trí được sắp xếp theo mối quan hệ công việc.
Là một hệ thống điều hành, phân công công việc giám sát và là một hệ thống
thông tin theo chiều dọc và chiều ngang.
1.1.2. Hình thái cấu trúc khơng chính thức
Được thiết lập theo mối quan hệ cá nhân, giữa các nhân viên với nhau và có tác
dụng lớn đến hiệu quả công việc.
1.2. Các nguyên tắc tổ chức
1.2.1. Chỉ huy thống nhất
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, 1 nhân viên phải quan hệ với
nhiều người nhưng phải chịu trách nhiệm làm báo cáo với người cấp trên trực tiếp.
1.2.2. Giao nhiệm vụ phải đi đôi với quyền hạn
Khi giao nhiệm vụ cho nhân viên cấp dưới thì cần phải giao cho họ một số
quyền hạn nhất định trong việc kiểm soát các nguồn lực để họ hồn thành cơng
việc.
1.2.3. Bảo lưu trách nhiệm
Khi ủy quyền cho nhân viên thực hiện một nhiệm vụ nào đó thì người lãnh
đạo vẫn phải chịu trách nhiệm về cơng việc và sự ủy quyền của mình.
2.TỔ CHỨC ĐIỀU DƯỠNG CÁC CẤP:
2.1. Tổ chức nhiệm vụ của Phòng Điều dưỡng Bộ Y tế
2.1.1. Tổ chức
Phòng Điều dưỡng tại Bộ Y tế được đặt trong vụ điều trị để hoàn thành
nhiệm vụ là tham mưu cho bộ trong lãnh vực điều dưỡng.

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG BỘ Y TẾ
4



Bộ y tế
Vụ khoa học và đào tạo

Vụ điều trị

Các vụ chức năng

Phòng điều dưỡng

Chuyên viên huấn
luyện điều dưỡng

Chuyên viên điều dưỡng
bệnh viện

Chuyên viên
điều dưỡng

2.1.2. Nhiệm vụ của Phòng Điều dưỡng tại Bộ
Hoạch định kế hoạch nhân sự, lãnh đạo, trang thiết bị của Ngành Điều
dưỡng để đưa vào kế hoạch chung của bộ hằng năm và dài hạn.
Đề xuất nghiên cứu bổ sung, sửa đổi các quy chế quản lý chun mơn, kỹ
thuật trong cơng tác chăm sóc, điều dưỡng phục vụ bệnh nhân và chăm sóc sức
khỏe ban đầu.
Kiểm tra, thanh tra, đôn dốc việc thực hiện các quy chế chăm sóc, điều
dưỡng trong cả nước.
Tham gia biên soạn, quản lý các chương trình đào tạo, bổ túc cho cán bộ
điều dưõng.
2.2. Tổ chức nhiệm vụ của điều dưõng trưởng Sở Y tế

2.2.1. Tổ chức
Điều dưỡng cấp sở đặt trực tiếp dưới sự chỉ đạo và báo cáo cho Giám đốc Sở
về công tác điều dưỡng, điều dưỡng trưởng sở có thể biên chế vào phịng nghiệp
vụ y để tiện cho việc phối hợp công tác.
2.2.2. Nhiệm vụ của điều dưỡng trưởng Sở Y tế
Xây dựng kế hoạch, phương án công tác điều dưỡng trong tỉnh, thành phố để
đưa vào kế hoạch của sở.
Kiểm tra, thanh tra, đánh giá chất lượng cơng tác chăm sóc điều dưỡng ở các
bệnh viện và chăm sóc sức khỏe ban đầu ở các trung tâm y tế.
Triển khai thực hiện sự chỉ đạo của Giám đốc Sở, các chủ trương của ngành
về cơng tác điều dưỡng.
Phối hợp với các phịng chức năng, các bệnh viện và trường trung học y tế để xây
dựng và tổ chức công tác bổ túc huấn luyện cho cán bộ điều dưỡng.
Định kỳ báo cáo hoạt động điều dưỡng trưởng bệnh viện và các trung tâm y tế tỉnh.
Định kỳ báo cáo hoạt động điều dưỡng cho Sở Y tế và Phòng Điều dưỡng của Bộ.

2.3. Tổ chức, nhiệm vụ của Phòng Điều dưỡng Bệnh viện
5


2.3.1. Tổ chức của Phòng Điều dưỡng Bệnh viện
Phòng Điều dưỡng Bệnh viện đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc
bệnh viện và có mối quan hệ trực tiếp với các khoa phòng trong bệnh viện.
- Phòng Điều dưỡng bệnh viện chịu sự điều hành, quản lý công tác chăm sóc
điều dưỡng người bệnh trong tồn bệnh viện.
- Phòng điều dưỡng do điều dưỡng trưởng phòng đứng đầu có các điều
dưỡng trưởng khối giúp việc và các điều dưỡng trưởng khoa thực hiện chức quản
lý theo hệ thống đối với toàn cán bộ điều dưỡng trong bệnh viện.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC ĐIỀU DƯỠNG TRONG BỆNH VIỆN
Giám đốc bệnh viện

Các phòng chức năng

ĐDT khối

Điều dưỡng trưởng BV Các phòng chức năng

ĐDT khối

ĐDT khối

ĐDT khoa

Nhóm hộ lý

Nhóm ĐD viên

ĐD hành chính

2.3.2. Nhiệm vụ của Phịng Điều dưỡng Bệnh viện
Phịng điều dưỡng chịu trách nhiệm quản lý, điều hành công tác chăm sóc
điều dưỡng người bệnh trong tồn bệnh viện theo các tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ
thuật đã ban hành với các nhiệm vụ chính sau đây:
- Quản lý về chất lượng, kỹ thuật chăm sóc người bệnh.
- Quản lý tổ chức công tác huấn luyện, đào tạo bổ túc.
- Quản lý điều hành nhân lực trong bệnh viện.
- Quản lý ngân sách, trang thiết bị, vật tư y tế trong phạm vi công tác điều
dưỡng.
- Quản lý vệ sinh trật tự tại khoa phòng và giáo dục sức khoẻ cho người
bệnh và gia đình người bệnh.
2.3.3. Mối quan hệ cơng tác

Phòng Điều dưỡng Bệnh viện là một bộ phận của bệnh viện nên không thể
hoạt động riêng biệt tách rời các bộ phận khác.
Hiệu quả hoạt động của Phòng Điều dưỡng Bệnh viện phụ thuộc đáng kể
vào chất lượng mối quan hệ với các phòng ban, khoa trong bệnh viện.
6


Quan hệ với các bác sĩ trưởng khoa, phòng điều dưỡng và các điều dưỡng
trưởng khoa cần chỉ đạo các điều dưỡng viên thực hiện nghiêm chỉnh mọi yêu cầu
về điều trị, theo dõi chăm sóc người bệnh, đồng thời cộng tác đắc lực với các bác sĩ
để nâng cao chất lượng điều trị.
Quan hệ với phịng hành chính quản trị vật tư ĐDTBV Lập kế hoạch về
ngân sách, dụng cụ các trang thiết bị y tế khác, phục vụ cho công tác điều dưỡng
phục vụ người bệnh và lập kế hoạch sử dụng, gửi lên phòng quản trị, tổng hợp và
trình giám đốc duyệt. Ngồi ra điều dưỡng trưởng bệnh viện phối hợp chặt chẽ với
các đoàn thể trong bệnh viện, khuyến khích đội ngũ điều dưỡng nâng cao trách
nhiệm trình độ chun mơn và lương tâm nghề nghiệp.



7


Bài 2
MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
VỀ CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ SỨC KHOẺ NHÂN DÂN
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Trình bày được cách phân loại của luật pháp y tế Việt Nam
2.
Phân tích được 11 chương với 55 điều của luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân

Việt Nam
NỘI DUNG
1. LUẬT PHÁP Y TẾ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm
Luật pháp y tế là các quy phạm pháp luật về lĩnh vực y tế, bao gồm các quy
định của Hiến pháp, văn bản luật và dưới luật về y tế và liên quan đến lĩnh vự y tế.
Luật pháp y tế Việt Nam nằm trong hệ thống pháp luật của nước CHXHCN
Việt Nam nên mang đầy đủ các đặc tính và quy định của luật pháp XHCN nói
chung.
1.2. Phân loại
Có nhiều cách phân loại, tuy nhiên ở đây chỉ giới thiệu một cách phân loại
đơn giản và phổ biến nhất bao gồm 2 loại chính
- Các văn bản quy phạm pháp luật về y tế: gồm các văn bản hoàn toàn thuộc lĩnh
vực y tế.
- Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến y tế: nội dung chủ yếu đề cập về
lĩnh vực ngồi y tế nhưng có một phần liên quan tới y tế.
2. LUẬT BẢO VỆ SỨC KHOẺ NHÂN DÂN VIỆT NAM(BVSKND)
2.1. Khái niệm
Luật BVSKND Việt Nam là một trong những ngành luật của hệ thống luật Việt
Nam.
Luật BVSKND Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các
quan hệ phát sinh trong hoạt động bảo vệ sức khoẻ nhân dân.Đó là quan hệ giữa
Nhà nước, tổ chức xã hội, Ngành Y tế, cán bộ y tế v.v…với nhân dân.
2.2. Vai trò và ý nghĩa
- Luật bảo vệ SKND đánh dấu bước phát triển trong lĩnh vực pháp chế về
BVSKND
- Góp phần vào việc hồn thiện hệ thống pháp luật XHCN Việt Nam
- Là phương tiện để:
+ Thể chế hoá đường lối của Đảng về y tế
+ Thể hiện quyền và nghĩa vụ của nhân dân lao động

+ Thực hiện công bằng xã hội trong lĩnh vực BVSKND
- Luật phản ánh kinh nghiện quý báu của dân ta trong quá trình xây dựng Ngành Y
tế và thực hiện sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
- Giáo dục, hướng dẫn nguyên tắc hành động của người cán bộ y tế và của
nhân dân.
- Là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện bộ máy Ngành Y tế XHCN Việt Nam.
8


- Đảm bảo cho việc thực hiệ coá hiệu quả chưca năng quản lý sức khoẻ và
sự nghiệp BVSKND.
Luật BVSKND đảm bảo cho việc xã hội hố cơng tác CSSK, làm cho mọi
người ý thức được rằng CSSK không những là quyền mà cịn là nghĩa vụ của nhân
dân.
Có thể coi luật BVSKND là xương sống của Ngành Y tế.
3. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT BẢO VỆ SỨC KHOẺ NHÂN DÂN
VIỆT NAM
Như chúng ta biết, sức khoẻ là tài sản vô giá của mỗi con người.
Thật vậy: “ Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người, là một trong những điều kiện
cơ bản để con người sống hạnh phúc, là mục tiêu và là nhân tố quan trọng trong
việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, bảo vệ tổ quốc” .
Nội dung trên đã nêu bật được súc tích đầy đủ giá trị của sức khoẻ, qua đó
cịn cho chúng ta thấy mối quan hệ giữa sức khoẻ của con người, của xã hội với
việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Sức khoẻ quyết định
mọi hoạt động của con người cũng như của xã hội.
Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân gồm có 11 chương với 55 điều.
Chương I: Những quy định chung.
Chương này bao gồm từ điều 1 đến điều 5. Nội dung của chương này nêu quyền và
nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ sức khoẻ, nguyên tắc chỉ đạo công tác bảo vệ
sức khoẻ, trách nhiệm của Nhà nước và các tổ chức xã hội trong việc chăm lo, bảo

vệ và tăng cường sức khoẻ của nhân dân.
Chương II: Vệ sinh trong sinh hoạt và lao động, vệ sinh cơng cộng, phịng và
chống dịch bệnh.
Từ điều sáu đến điều mười tám. Nội dung cơ bản gồm:
Giáo dục vệ sinh.
Vệ sinh lương thực, thực phẩm, nước uống.
Vệ sinh nước và các nguồn nước dùng trong sinh hoạt của nhân dân.
Vệ sinh trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển và sử dụng hoá chất.
Vệ sinh chất thải trong công nghiệp và trong sinh hoạt.
Vệ sinh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Vệ sinh trong trường học và nhà trẻ.
Vệ sinh trong lao động.
Vệ sinh nơi công cộng.
Chương III: Thể dục, thể thao, điều dưỡng và phục hồi chức năng.
Từ điều 19 đến điều 23 gồm nội dung cơ bản:
Tổ chức hoạt động thể dục, thể thao.
Tổ chức nghỉ ngơi và điều dưỡng.
Phục hồi chức năng.
Điều dưỡng phục hồi sức khoẻ bằng yếu tố thiên nhiên.
Chương IV: Khám bệnh và chữa bệnh.
Từ điều 23 đến điều 33 gồm nội dung cơ bản:
Quyền được khám bệnh, chữa bệnh.
Điều kiện hành nghề của thầy thuốc.
Trách nhiệm của thầy thuốc.
9


Giúp đỡ bảo vệ thầy thuốc và nhân viên y tế.
Trách nhiệm của người bệnh.
Chữa bệnh bằng phẫu thuật.

Bắt buộc chữa bệnh .
Lấy và ghép mô hoặc một bộ phận của cơ thể con người.
Giải phẩu tử thi.
Khám bệnh, chữa bệnh cho người nước ngoài tại Việt Nam.
Giám định y khoa.
Chương V: Y học, dược học cổ truyền dân tộc.
Từ điều 34 đến điều 37 gồm nội dung cơ bản sau:
Kế thừa và phát triển nền y học, dược học cổ truyền dân tộc.
Điều kiện hành nghề của lương y.
Trách nhiệm của lương y.
Giúp đỡ và bảo vệ ngành y.
Chương VI: Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh.
Từ điều 38 đến điều 40 gồm nội dung cơ bản sau:
Quản lý sản xuất, lưu thông, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc và nhiên liệu làm
thuốc.
Quản lý thuốc độc, thuốc và chất dễ gây nghiện, thuốc gây hưng phấn, ức
chế tâm thần.
Chất lượng thuốc.
Chương VIII: Bảo vệ sức khoẻ người cao tuổi, thương binh, bệnh binh, người
tàn tật và đồng bào dân tộc thiểu số.
Từ điều 41 đến điều 42.
Chương VIII: Thực hiện kế hoạch hố gia đình và bảo vệ sức khoẻ phụ nữ, trẻ em.
Từ điều 43 đến điều 47 gồm nội dung cơ bản sau:
Thực hiện kế hoạch hố gia đình.
Quyền của phụ nữ được khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa và nạo thai, phá
thai.
Sử dụng lao động nữ.
Bảo vệ sức khoẻ trẻ em.
Chăm sóc trẻ em có khuyết tật.
Chương IX: Thanh tra Nhà nước về y tế.

Từ điều 48 đến điều 51 gồm nội dung cơ bản sau:
Tổ chức và quyền hạn của thanh tra nhà nước về y tế.
Thanh tra vệ sinh. Thanh tra khám bệnh, chữa bệnh, thanh tra dược
Chương X: Khen thưởng và xử lý các vi phạm. Từ điều 52 đến điều 53.
Chương XI: Điều khoản cuối cùng. Từ điều 54 đến điều 55.
* THAM KHẢO:
LUẬT BẢO VỆ SỨC KHOẺ NHÂN DÂN
(Được ban hành vào ngày 11 tháng 7 năm 1989)
Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người, là một trong những điều cơ bản để con người sống
hạnh phúc, là mục tiêu và là nhân tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và
bảo vệ Tổ quốc.
Để bảo vệ và tăng cường sức khoẻ nhân dân;
10


Căn cứ vào Điều 47, Điều 61 và Điều 83 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam;
Luật này quy định việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
CHƯƠNG I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1 : Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ sức khoẻ
1- Cơng dân có quyền được bảo vệ sức khoẻ, nghỉ ngơi, giải trí, rèn luyện thân thể; được bảo
đảm vệ sinh trong lao động, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường sống và được phục vụ về
chuyên môn y tế.
2- Bảo vệ sức khoẻ là sự nghiệp của toàn dân. Tất cả cơng dân có nghĩa vụ thực hiện nghiêm
chỉnh những quy định của pháp luật về bảo vệ sức khoẻ nhân dân để giữ gìn sức khoẻ cho mình
và cho mọi người.
Điều 2 : Nguyên tắc chỉ đạo công tác bảo vệ sức khoẻ
1- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục vệ sinh trong nhân dân; tiến hành các biện pháp dự phịng,
cải tạo và làm sạch mơi trường sống; bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh lao động, vệ sinh lương thực,
thực phẩm và nước uống theo quy định của Hội đồng bộ trưởng.

2- Mở rộng mạng lưới nhà nghỉ, nhà điều dưỡng, cơ sở tập luyện thể dục thể thao; kết hợp lao
động, học tập với nghỉ ngơi và giải trí; phát triển thể dục thể thao quần chúng để duy trì và phục
hồi khả năng lao động.
3- Hoàn thiện, nâng cao chất lượng và phát triển mạng lưới phòng, chống dịch, khám bệnh, chữa
bệnh; kết hợp phát triển hệ thống y tế Nhà nước với y tế tập thể và y tế tư nhân.
4- Xây dựng nền y học Việt Nam kế thừa và phát triển nền y học, dược học cổ truyền dân tộc;
kết hợp y học, dược học hiện đại với y học, dược học cổ truyền dân tộc, nghiên cứu và ứng dụng
những tiến bộ khoa học kỹ thuật của y học thế giới vào thực tiễn Việt Nam, xây dựng các mũi
nhọn khoa học y học, dược học Việt Nam.
Điều 3 : Trách nhiệm của Nhà nước
1- Nhà nước chăm lo bảo vệ và tăng cường sức khoẻ nhân dân; đưa công tác bảo vệ sức khoẻ
nhân dân vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước; quyết định những chế
độ chính sách, biện pháp để bảo vệ và tăng cường sức khoẻ nhân dân.
2- Bộ y tế có trách nhiệm quản lý, hồn thiện, nâng cao chất lượng và phát triển hệ thống phòng
bệnh, chống dịch, khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, lưu thông thuốc và thiết bị y tế, kiểm tra việc
thực hiện các quy định về chuyên môn nghiệp vụ y, dược.
3- Hội đồng nhân dân các cấp dành tỷ lệ ngân sách thích đáng cho công tác bảo vệ sức khoẻ
nhân dân ở địa phương; thường xuyên giám sát, kiểm tra việc tuân theo pháp luật về bảo vệ sức
khoẻ nhân dân của Uỷ ban nhân dân cùng cấp, của các cơ quan, các tổ chức xã hội, cơ sở sản
xuất, kinh doanh của Nhà nước, tập thể, tư nhân và mọi công dân trong địa phương. Uỷ ban nhân
dân các cấp có trách nhiệm thực hiện các biện pháp để bảo đảm vệ sinh ăn, ở, sinh hoạt, vệ sinh
công cộng cho nhân dân trong địa phương; lãnh đạo các cơ quan y tế trực thuộc, chỉ đạo sự phối
hợp giữa các ngành, các tổ chức xã hội trong địa phương để thực hiện những quy định của pháp
luật về bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Điều 4 : Trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các đơn vị vũ
trang nhân dân
Các cơ quan Nhà nước, các cơ sở sản xuất, kinh doanh của Nhà nước, các đơn vị vũ trang nhân
dân (gọi chung là các tổ chức Nhà nước), các cơ sở sản xuất, kinh doanh của tập thể và tư nhân
có trách nhiệm trực tiếp chăm lo, bảo vệ, tăng cường sức khoẻ của những thành viên trong cơ
quan, đơn vị mình và đóng góp tiền của, cơng sức theo khả năng cho công tác bảo vệ sức khoẻ

nhân dân.
Điều 5 : Trách nhiệm của các tổ chức xã hội
1- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Đồn thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Tổng hội y dược học
Việt Nam, Hội y học cổ truyền dân tộc Việt Nam và các tổ chức xã hội khác động viên, giáo dục
các thành viên trong tổ chức thực hiện những quy định của pháp luật về bảo vệ sức khoẻ nhân
11


dân và tham gia tích cực vào sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong phạm vi điều lệ của tổ
chức mình.
2- Hội chữ thập đỏ Việt Nam tuyên truyền, phổ biến những kiến thức y học thường thức cho hội
viên và nhân dân, vận động nhân dân thực hiện các biện pháp giữ gìn sức khoẻ cho bản thân và
cho mọi người, hiến máu cứu người; tổ chức cứu trợ nhân dân khi có tai nạn, thiên tai, dịch bệnh
và chiến tranh xảy ra.
CHƯƠNG II. VỆ SINH TRONG SINH HOẠT VÀ LAO ĐỘNG,
VỆ SINH CƠNG CỘNG, PHỊNG VÀ CHỐNG DỊCH BỆNH
Điều 6 : Giáo dục vệ sinh
1- Các cơ quan y tế, văn hoá, giáo dục, thể dục thể thao, thông tin đại chúng và các tổ
chức xã hội có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân kiến thức về y học và vệ sinh
thường thức, vệ sinh môi trường, vệ sinh phụ nữ, vệ sinh thai nghén và nuôi dạy con.
2- Bộ giáo dục xây dựng chương trình giáo dục vệ sinh cho học sinh phổ thơng, mẫu giáo, nhà
trẻ, tạo thói quen giữ gìn vệ sinh chung, vệ sinh trong sinh hoạt và học tập.
Điều 7 : Vệ sinh lương thực, thực phẩm, các loại nước uống và rượu
1- Các tổ chức Nhà nước, tập thể, tư nhân khi sản xuất, chế biến, bao bì đóng gói, bảo quản, vận
chuyển lương thực, thực phẩm, các loại nước uống và rượu phải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh. Khi
đưa các hoá chất mới, nguyên liệu mới hoặc các chất phụ gia mới vào chế biến, bảo quản lương
thực, thực phẩm, các loại nước uống, rượu và sản phẩm các loại bao bì đóng gói phải được phép
của Sở y tế.
2- Nghiêm cấm sản xuất, lưu thông, xuất khẩu, nhập khẩu những mặt hàng lương thực, thực

phẩm, các loại nước uống và rượu không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh.
3- Người đang mắc bệnh truyền nhiễm khơng được làm những cơng việc có liên quan trực tiếp
đến thực phẩm, các loại nước uống và rượu.
Điều 8 : Vệ sinh nước và các nguồn nước dùng trong sinh hoạt của nhân dân
1- Các cơ quan, xí nghiệp cấp nước phải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh nước dùng trong sinh hoạt
của nhân dân.
2- Nghiêm cấm các tổ chức Nhà nước, tập thể, tư nhân và mọi công dân làm ô nhiễm các nguồn
nước dùng trong sinh hoạt của nhân dân.
Điều 9 : Vệ sinh trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển và sử dụng hoá chất
1- Các tổ chức Nhà nước, tập thể, tư nhân và mọi công dân khi sản xuất, bảo quản, vận chuyển,
sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt chuột, hố chất kích thích sinh trưởng vật ni, cây
trồng và các loại hoá chất khác phải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh, không gây nguy hại đến sức
khoẻ con người.
2- Các cơ sở sản xuất mỹ phẩm, đồ chơi trẻ em, đồ dùng vệ sinh cá nhân bằng hoá chất phải bảo
đảm tiêu chuẩn vệ sinh.
Điều 10 : Vệ sinh các chất thải trong công nghiệp và trong sinh hoạt
1- Các xí nghiệp, các cơ sở sản xuất của Nhà nước, tập thể, tư nhân phải thực hiện những biện
pháp xử lý chất thải trong cơng nghiệp để phịng, chống ơ nhiễm khơng khí, đất và nước theo
quy định của Hội đồng bộ trưởng.
2- Các tổ chức Nhà nước, tổ chức xã hội, tập thể, tư nhân và mọi công dân không được để các
chất phế thải trong sinh hoạt làm ô nhiễm môi trường sống ở các khu dân cư.
Điều 11 : Vệ sinh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm
1- Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm phải bảo đảm vệ sinh chung. Không được giết mổ, mua, bán,
ăn thịt gia súc, gia cầm bị bệnh truyền nhiễm gây nguy hại cho sức khoẻ con người.
2- Nghiêm cấm việc thả rơng chó ở thành phố, thị xã và thị trấn; chó ni phải được tiêm phịng
theo quy định của cơ quan thú y.
Điều 12 : Vệ sinh trong xây dựng
Việc quy hoạch xây dựng và cải tạo các khu dân cư, các cơng trình cơng nghiệp và các cơng
trình dân dụng đều phải tuân theo tiêu chuẩn vệ sinh.
Điều 13 : Vệ sinh trong trường học và nhà trẻ

12


1- Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp, ngành giáo dục và các ngành có liên quan phải
từng bước bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị, ánh sáng, đồ dùng giảng dạy, học tập ở trường
học và nhà trẻ, không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của học sinh và giáo viên.
2- Hiệu trưởng các trường học và Chủ nhiệm các nhà trẻ phải bảo đảm thực hiện chương
trình học tập rèn luyện đã được quy định; bảo đảm vệ sinh trường, lớp và nhà trẻ.
Điều 14 : Vệ sinh trong lao động
1- Các tổ chức Nhà nước, tập thể và tư nhân phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao
động, bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh về độ nóng, ẩm, khói, bụi, tiếng ồn, rung chuyển và về các yếu
tố độc hại khác trong lao động sản xuất để bảo vệ sức khoẻ, phòng, chống bệnh nghề nghiệp cho
người lao động, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh.
2- Đơn vị và cá nhân sử dụng lao động phải tổ chức việc khám sức khoẻ định kỳ cho người lao
động và phải phải bảo đảm trang bị bảo hộ lao động cần thiết cho người lao động.
Điều 15 : Vệ sinh nơi cơng cộng
1- Mọi người phải có trách nhiệm thực hiện những quy định về vệ sinh nơi cơng cộng.
2- Cấm phóng uế, vứt rác và các chất phế thải khác trên đường phố, vườn hoa, công viên và
những nơi cơng cộng khác.
3- Cấm hút thuốc trong phịng họp, ở rạp chiếu bóng, rạp hát và những nơi quy định khác.
Điều 16 : Vệ sinh trong việc quàn, ướp, chôn, hoả táng, di chuyển thi hài, hài cốt
1- Việc quàn, ướp, chôn, hoả táng, di chuyển thi hài, hài cốt, phải tuân theo các quy định về vệ
sinh phịng dịch. Nhà nước khuyến khích việc hoả táng thi hài và hài cốt.
2- Khi di chuyển thi hài, hài cốt qua biên giới Việt Nam, phải có giấy phép theo quy định của
Hội đồng bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 17 : Phòng và chống các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh dịch
1- Y tế cơ sở phải tổ chức tiêm chủng các loại vắc xin phòng bệnh cho nhân dân.
2- Các tổ chức Nhà nước, tập thể, tư nhân và mọi công dân phải thực hiện các biện pháp phòng,
chống các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh dịch. Khi phát hiện có bệnh dịch hoặc nghi có bệnh dịch
trong đơn vị, địa phương, cơ quan y tế phải báo cáo kịp thời với Uỷ ban nhân dân cùng cấp và cơ

quan y tế cấp trên.
3- Uỷ ban nhân dân các cấp phải bảo đảm cơng tác phịng dịch, chống dịch tại địa phương.
4- Căn cứ vào tính chất nguy hiểm, mức độ lây lan của từng vụ dịch, Chủ tịch Hội đồng bộ
trưởng, Bộ trưởng Bộ y tế, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung
ương có quyền áp dụng những biện pháp đặc biệt để nhanh chóng dập tắt dịch.
Điều 18 : Kiểm dịch
1- Động vật, thực vật, phương tiện vận chuyển hàng hoá ra vào biên giới và quá cảnh nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều phải được kiểm dịch.
2- Động vật, thực vật, phương tiện vận chuyển, hàng hố và bưu phẩm từ vùng có dịch chuyển ra
vùng khơng có dịch đều phải được kiểm dịch tại các đầu mối giao thông và bưu điện.
CHƯƠNG III. THỂ DỤC THỂ THAO, ĐIỀU DƯỠNG VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
Điều 19 : Tổ chức hoạt động thể dục thể thao
1- Các ngành, các cấp, các tổ chức Nhà nước, tổ chức xã hội, tập thể, tư nhân có trách nhiệm tạo
điều kiện cần thiết và tổ chức, động viên mọi người tham gia hoạt động thể dục thể thao.
2- Tổng cục thể dục thể thao phối hợp với các ngành có liên quan nghiên cứu, phố biến các
phương pháp tập luyện, các môn tập, bài tập thể dục thể thao phù hợp với thể lực, lứa tuổi, ngành
nghề, hướng dẫn chữa bệnh bằng thể dục; xây dựng và phát triển y học thể dục thể thao; đào tạo
cán bộ, hướng dẫn viên, huấn luyện viên và giáo viên thể dục thể thao.
3- Nghiêm cấm các hành vi thô bạo trong tập luyện và thi đấu thể dục thể thao.
Điều 20 : Tổ chức nghỉ ngơi và điều dưỡng
1- Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, các ngành, các cấp, các tổ chức Nhà nước, các tổ chức xã
hội, tổ chức tập thể có trách nhiệm mở rộng các cơ sở điều dưỡng, nhà nghỉ và câu lạc bộ sức
khoẻ.

13


2- Các tổ chức và tư nhân sử dụng lao động phải tạo điều kiện cho người lao động được điều
dưỡng và nghỉ ngơi.
Điều 21 : Phục hồi chức năng

1- Bộ y tế, Bộ lao động - thương binh và xã hội phải xây dựng và bảo đảm điều kiện cần thiết
cho các cơ sở phục hồi chức năng hoạt động.
2- Ngành y tế, ngành lao động - thương binh và xã hội phối hợp với các ngành liên quan, các tổ
chức xã hội mở rộng hoạt động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng để phòng ngừa và hạn
chế hậu quả tàn tật; áp dụng kỹ thuật thích hợp để đưa người tàn tật có khả năng trở lại cuộc
sống bình thường.
Điều 22 : Điều dưỡng, phục hồi sức khoẻ bằng yếu tố thiên nhiên
Nguồn nước khoáng, mỏ bùn thuốc, khu vực bãi biển, vùng khí hậu và các yếu tố thiên nhiên
khác có tác dụng dược lý đặc biệt phải được sử dụng vào việc điều dưỡng và phục hồi sức khoẻ.
Hội đồng bộ trưởng quy định việc xác định, xếp hạng, quản lý khai thác, sử dụng và bảo vệ các
yếu tố thiên nhiên quy định tại Điều này.
CHƯƠNG IV. KHÁM BỆNH VÀ CHỮA BỆNH
Điều 23 : Quyền được khám bệnh và chữa bệnh
1- Mọi người khi ốm đau, bệnh tật, bị tai nạn được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh ở nơi công dân cư trú, lao động, học tập.
Người bệnh còn được chọn thầy thuốc hoặc lương y, chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và ra
nước ngoài để khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Hội đồng bộ trưởng.
2- Trong trường hợp cấp cứu, người bệnh được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
nào. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tiếp nhận và xử trí mọi trường hợp cấp cứu.
Điều 24 : Điều kiện hành nghề của thầy thuốc
Người có bằng tốt nghiệp y khoa ở các trường đại học hoặc trung học và có giấy phép hành nghề
do Bộ y tế hoặc Sở y tế cấp được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế Nhà nước, tập thể, tư
nhân.
Điều 25 : Trách nhiệm của thầy thuốc
1- Thầy thuốc có nghĩa vụ khám bệnh chữa bệnh, kê đơn và hướng dẫn cách phòng bệnh, tự
chữa bệnh cho người bệnh; phải giữ bí mật về những điều có liên quan đến bệnh tật hoặc đời tư
mà mình được biết về người bệnh.
2- Thầy thuốc phải có y đức, có tinh thần trách nhiệm, tận tình cứu chữa người bệnh; chấp hành
nghiêm chỉnh các quy định chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật y tế; chỉ sử dụng những phương
pháp, phương tiện, dược phẩm được Bộ y tế cho phép.

3- Nghiêm cấm hành vi vô trách nhiệm trong cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh làm tổn hại đến
sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người bệnh.
Điều 26 : Giúp đỡ bảo vệ thầy thuốc và nhân viên y tế
1- Mọi tổ chức và cơng dân có trách nhiệm giúp đỡ, bảo vệ thầy thuốc và nhân viên y tế khi họ
làm nhiệm vụ.
2- Trong trường hợp khẩn cấp để đưa người bệnh hay người bị tai nạn đến cơ sở cấp cứu, thầy
thuốc, nhân viên y tế được quyền sử dụng các phương tiện vận chuyển có mặt tại chỗ. Người
điều khiển phương tiện phải thực hiện yêu cầu của người thầy thuốc và nhân viên y tế.
3- Nghiêm cấm hành vi làm tổn hại đến sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của thầy thuốc
và nhân viên y tế trong khi đang làm nhiệm vụ.
Điều 27 : Trách nhiệm của người bệnh
1- Người bệnh có trách nhiệm tôn trọng thầy thuốc và nhân viên y tế; chấp hành những quy định
trong khám bệnh, chữa bệnh.
2- Người bệnh phải trả một phần chi phí y tế. Hội đồng bộ trưởng quy định chế độ thu chi phí y
tế.
Điều 28 : Chữa bệnh bằng phẵu thuật
Thầy thuốc chỉ tiến hành phẵu thuật sau khi được sự đồng ý của người bệnh. Đối với người bệnh
chưa thành niên, người bệnh đang bị hơn mê hay mắc bệnh tâm thần thì phải được sự đồng ý của
14


thân nhân hoặc người giám hộ của người bệnh. Trong trường hợp mà thân nhân hay người giám
hộ của người bệnh không đồng ý hoặc thân nhân hay người giám hộ vắng mặt, nếu khơng kịp
thời phẵu thuật có thể nguy hại đến tính mạng người bệnh, thì thầy thuốc được quyền quyết định,
nhưng phải có sự phê chuẩn của người phụ trách hay người được uỷ quyền của cơ sở y tế đó.
Điều 29 : Bắt buộc chữa bệnh
1- Các cơ sở y tế phải tiến hành các biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với người mắc bệnh tâm
thần thể nặng, bệnh lao, phong đang thời kỳ lây truyền, bệnh lây truyền qua đường sinh dục,
bệnh nghiện ma tuý, bệnh SIDA và một số bệnh truyền nhiễm khác có thể gây nguy hại cho xã
hội.

2- Việc bắt buộc chữa bệnh tại các cơ sở y tế phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 30 : Lấy và ghép mô hoặc một bộ phận của cơ thể con người
1- Thầy thuốc chỉ tiến hành lấy mô hoặc bộ phận của cơ thể người sống hay người chết dùng vào
mục đích y tế sau khi đã được sự đồng ý của người cho, của thân nhân người chết hoặc người
chết có di chúc để lại.
2- Việc ghép mô hoặc một bộ phận cho cơ thể người bệnh phải được sự đồng ý của người bệnh
hoặc thân nhân hay người giám hộ của người bệnh chưa thành niên.
3- Bộ y tế quy định chế độ chăm sóc sức khoẻ người cho mô hoặc một bộ phận của cơ thể.
Điều 31 : Giải phẵu tử thi
Bệnh viện được quyền giải phẵu thi thể người chết tại bệnh viện trong trường hợp cần thiết để
nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh. Các trường đại học y khoa được dùng tử thi vơ thừa
nhận và tử thi của người có di chúc cho phép sử dụng vào mục đích học tập và nghiên cứu khoa
học.
Điều 32 : Khám bệnh, chữa bệnh cho người nước ngoài tại Việt Nam
1- Người nước ngoài đang ở trên lãnh thổ Việt Nam được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y
tế và phải chấp hành những quy định pháp luật về bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Người nước ngồi
có thể vào Việt Nam để khám bệnh, chữa bệnh.
2- Hội đồng bộ trưởng quy định chế độ khám bệnh, chữa bệnh cho người nước ngoài tại Việt
Nam.
Điều 33 : Giám định y khoa
1- Hội đồng giám định y khoa xác định tình trạng sức khoẻ và khả năng lao động của người lao
động theo yêu cầu của các tổ chức sử dụng lao động và người lao động.
2- Các tổ chức sử dụng lao động và các cơ quan bảo hiểm xã hội phải căn cứ vào kết luận của
Hội đồng giám định y khoa để thực hiện chính sách đối với người lao động.
CHƯƠNG V. Y HỌC, DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN DÂN TỘC
Điều 34 : Kế thừa và phát triển nền y học, dược học cổ truyền dân tộc
1- Bộ y tế, Hội y học cổ truyền dân tộc Việt Nam và Tổng hội y dược học Việt Nam có trách
nhiệm tổ chức thực hiện việc kế thừa, phát triển nền y học, dược học cổ truyền dân tộc, kết hợp y
học, dược học hiện đại với y học, dược học cổ truyền dân tộc trong mọi lĩnh vực hoạt động y tế
và bảo đảm điều kiện hoạt động cho các bệnh viện, viện đầu ngành y học dân tộc.

2- Ngành y tế, Uỷ ban nhân dân các cấp phải củng cố và mở rộng mạng lưới phục vụ y tế bằng y
học, dược học cổ truyền dân tộc và phát triển ni trồng dược liệu trong địa phương mình.
Điều 35 : Điều kiện hành nghề của lương y
Người đã tốt nghiệp ở các trường, lớp hoặc được gia truyền về y học, dược học cổ truyền dân
tộc, chữa bệnh bằng các phương pháp y học cổ truyền dân tộc hoặc bằng các bài thuốc gia truyền
và có giấy phép hành nghề do Bộ y tế hoặc Sở y tế cấp được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở
y tế Nhà nước, tập thể và tư nhân.
Điều 36 : Trách nhiệm của lương y
1- Lương y có nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh và hướng dẫn cách phòng bệnh, tự chữa bệnh
cho người bệnh; phải có y đức, có tinh thần trách nhiệm tận tình cứu chữa người bệnh.

15


2- Những bài thuốc mới, phương pháp chữa bệnh mới phải được Bộ y tế hoặc Sở y tế cùng với
Hội y học cổ truyền dân tộc cùng cấp kiểm tra xác nhận mới được áp dụng vào khám bệnh, chữa
bệnh cho nhân dân.
3- Nghiêm cấm việc sử dụng các hình thức mê tín trong khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 37 : Giúp đỡ và bảo vệ lương y
1- Nhà nước bảo đảm quyền tác giả cho lương y về việc phổ biến những bài thuốc, vị thuốc và
dược liệu quý, phương pháp chữa bệnh gia truyền có hiệu quả của mình.
2- Mọi người có trách nhiệm giúp đỡ và bảo vệ lương y cũng như đối với thầy thuốc theo quy
định tại Điều 26 của Luật này.
CHƯƠNG VI. THUỐC PHÒNG BỆNH, CHỮA BỆNH
Điều 38 : Quản lý sản xuất, lưu thông, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làm thuốc
1- Bộ y tế thống nhất quản lý sản xuất, lưu thông, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc và nguyên liệu
làm thuốc, tổ chức bán và cung cấp thuốc thiết yếu trong phòng bệnh, chữa bệnh cho nhân dân.
2- Các cơ sở của Nhà nước, tập thể, tư nhân được cơ quan y tế có thẩm quyền cho phép mới
được sản xuất, lưu thông, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc và chỉ được phép
sản xuất, lưu thông, xuất khẩu, nhập khẩu các loại thuốc và nguyên liệu làm thuốc đã được Bộ y

tế quy định.
3- Người có bằng cấp chuyên môn về dược và được Bộ y tế hoặc Sở y tế cấp giấy phép mới
được hành nghề dược.
4- Các loại thuốc mới phải được Bộ y tế hoặc Sở y tế kiểm tra, xác định hiệu lực phịng bệnh,
chữa bệnh, bảo đảm an tồn đối với người bệnh mới được đưa vào sản xuất, lưu thông, xuất
khẩu, nhập khẩu.
Điều 39 : Quản lý thuốc độc, thuốc và chất dễ gây nghiện, gây hưng phấn, ức chế tâm thần
1- Các loại thuốc có độc tính cao, các thuốc và chất dễ gây nghiện, gây hưng phấn, ức chế tâm
thần chỉ được dùng để chữa bệnh và nghiên cứu khoa học.
2- Bộ y tế quy định chế độ sản xuất, lưu thông, bảo quản, sử dụng, tồn trữ cá loại thuốc và các
chất quy định tại khoản 1 của Điều này.
Điều 40 : Chất lượng thuốc
1- Thuốc đưa vào lưu thông và sử dụng phải bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng Nhà nước và an toàn
cho người dùng.
2- Nghiêm cấm việc sản xuất, lưu thông thuốc giả, thuốc không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng
Nhà nước.
CHƯƠNG VII. BẢO VỆ SỨC KHOẺ NGƯỜI CAO TUỔI, THƯƠNG BINH, BỆNH
BINH, NGƯỜI TÀN TẬT VÀ ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
Điều 41 : Bảo vệ sức khoẻ người cao tuổi, thương binh, bệnh binh và người tàn tật
1- Người cao tuổi, thương binh, bệnh binh và người tàn tật được ưu tiên trong khám bệnh, chữa
bệnh, được tạo điều kiện thuận lợi để đóng góp cho xã hội phù hợp với sức khoẻ của mình.
2- Bộ y tế, Tổng cục thể dục thể thao hướng dẫn phương pháp rèn luyện thân thể, nghỉ ngơi và
giải trí để phịng, chống các bệnh người già.
Điều 42 : Bảo vệ sức khoẻ đồng bào các dân tộc thiểu số
1- Nhà nước dành ngân sách thích đáng để củng cố mở rộng mạng lưới y tế khám bệnh, chữa
bệnh cho đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt là y tế cơ sở ở vùng cao, vùng xã xơi hẻo lánh.
2- Nhà nước có chế độ đãi ngộ thích đáng đối với cán bộ y tế công tác tại các vùng cao, vùng xa
xôi hẻo lánh.
3- Hội đồng bộ trưởng có trách nhiệm bảo đảm đủ thuốc phòng và chữa bệnh sốt rét, bướu cổ
cho các vùng quy định tại khoản 1 của Điều này.

4- Uỷ ban nhân dân các cấp, các ngành có liên quan và các tổ chức xã hội có trách nhiệm tuyên
truyền giáo dục vệ sinh, xây dựng nếp sống văn minh, văn hoá mới cho đồng bào các dân tộc
thiểu số.

16


CHƯƠNG VIII. THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HỐ GIA ĐÌNH VÀ BẢO VỆ
SỨC KHOẺ PHỤ NỮ, TRẺ EM
Điều 43 : Thực hiện kế hoạch hố gia đình
1- Mọi người có trách nhiệm thực hiện kế hoạch hố gia đình, có quyền lựa chọn biện pháp sinh
đẻ có kế hoạch theo nguyện vọng. Mỗi cặp vợ chống chỉ nên có từ một đến hai con.
2- Nhà nước có chính sách, biện pháp khuyến khích và tạo điều kiện cần thiết cho mọi người
thực hiện kế hoạch hố gia đình. Các cơ sở chuyên khoa phụ sản của Nhà nước, tập thể và tư
nhân phải thực hiện yêu cầu của mọi người về việc lựa chọn biện pháp sinh đẻ có kế hoạch theo
nguyện vọng.
3- Các cơ quan y tế, văn hoá, giáo dục, thông tin đại chúng và các tổ chức xã hội có trách nhiệm
tuyên truyền, giáo dục kiến thức về dân số và kế hoạch hố gia đình cho nhân dân.
4- Nghiêm cấm hành vi gây trở ngại hoặc cưỡng bức trong việc thực hiện kế hoạch hố gia đình.
Điều 44 : Quyền của phụ nữ được khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa và nạo thai, phá thai
1- Phụ nữ được quyền nạo thai, phá thai theo nguyện vọng, được khám bệnh, chữa bệnh phụ
khoa, được theo dõi sức khoẻ trong thời kỳ thai nghén, được phục vụ y tế khi sinh con tại các cơ
sở y tế.
2- Bộ y tế có trách nhiệm củng cố, phát triển mạng lưới chuyên khoa phụ sản và sơ sinh đến tận
cơ sở để bảo đảm phục vụ y tế cho phụ nữ.
3- Nghiêm cấm các cơ sở y tế và cá nhân làm các thủ thuật nạo thai, phá thai, tháo vòng tránh
thai nếu khơng có giấy phép do Bộ y tế hoặc Sở y tế cấp.
Điều 45 : Sử dụng lao động nữ
1- Các tổ chức và cá nhân sử dụng lao động nữ phải thực hiện các quy định về bảo vệ sức khoẻ
cho phụ nữ, bảo đảm chế độ đối với phụ nữ có thai, sinh con, ni con và áp dụng các biện pháp

sinh đẻ có kế hoạch.
2- Không được sử dụng lao động nữ vào những công việc nặng nhọc, độc hại. Bộ y tế, Bộ lao
động - thương binh và xã hội quy định danh mục các công việc nặng nhọc, độc hại.
Điều 46 : Bảo vệ sức khoẻ trẻ em
1- Trẻ em được y tế cơ sở quản lý sức khoẻ, được tiêm chủng phòng bệnh, phòng dịch, được
khám bệnh, chữa bệnh.
2- Ngành y tế có trách nhiệm phát triển, củng cố mạng lưới chăm sóc bảo vệ sức khoẻ trẻ em.
3- Cha mẹ, người ni dưỡng trẻ em có trách nhiệm thực hiện những quy định về kiểm tra sức
khoẻ và tiêm chủng theo kế hoạch của y tế cơ sở, chăm lo trẻ em khi đau ốm và thực hiện các
quyết định của người thầy thuốc trong khám bệnh, chữa bệnh đối với trẻ em.
Điều 47 : Chăm sóc trẻ em có khuyết tật
Bộ y tế, Bộ lao động - thương binh và xã hội, Bộ giáo dục có trách nhiệm tổ chức chăm sóc và
áp dụng các biện pháp phục hồi chức năng cho trẻ em có khuyết tật.
CHƯƠNG IX. THANH TRA NHÀ NƯỚC VỀ Y TẾ
Điều 48 : Tổ chức và quyền hạn của thanh tra Nhà nước về y tế
1- Thanh tra Nhà nước về y tế thuộc ngành y tế bao gồm: Thanh tra vệ sinh, thanh tra khám
bệnh, chữa bệnh và thanh tra dược.
Hội đồng bộ trưởng quy định tổ chức thanh tra Nhà nước về y tế.
2- Thanh tra Nhà nước về y tế có quyền thanh tra, kiểm tra việc thực hiện những quy định của
pháp luật về bảo vệ sức khoẻ nhân dân, về vệ sinh, phòng, chống dịch, khám bệnh, chữa bệnh và
dược; quyết định các hình thức xử phạt hành chính; ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ
hoạt động của những đơn vị, cá nhân vi phạm và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
3- Các tổ chức Nhà nước, tổ chức xã hội, tập thể, tư nhân và mọi công dân nơi đang tiến hành
thanh tra phải báo cáo tình hình, cung cấp tài liệu bằng văn bản những sự việc có liên quan đến
nội dung thanh tra theo đúng thời hạn quy định và cử cán bộ tham gia đoàn thanh tra khi cần
thiết.
Điều 49 : Thanh tra vệ sinh

17



Thanh tra vệ sinh thanh tra việc chấp hành pháp luật về vệ sinh của các tổ chức Nhà nước, tổ
chức xã hội, tập thể, tư nhân và mọi công dân.
Điều 50 : Thanh tra khám bệnh, chữa bệnh
Thanh tra khám bệnh và chữa bệnh thanh tra việc chấp hành những quy định chuyên môn,
nghiệp vụ và điều lệ kỹ thuật y tế của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Nhà nước, tập thể và tư
nhân.
Điều 51 : Thanh tra dược
Thanh tra dược thanh tra việc chấp hành những quy định chuyên môn, nghiệp vụ dược trong sản
xuất, lưu thông, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làm thuốc của các cơ sở Nhà nước,
tập thể, tư nhân.
CHƯƠNG X. KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ CÁC VI PHẠM
Điều 52 : Khen thưởng
Địa phương, đơn vị, cá nhân có thành tích trong cơng tác bảo vệ sức khoẻ nhân dân được Nhà
nước khen thưởng vật chất và tinh thần.
Thầy thuốc, lương y, dược sĩ và nhân viên y tế khác có nhiều cống hiến trong sự nghiệp bảo vệ
sức khoẻ nhân dân, có trình độ nghiệp vụ, chun mơn kỹ thuật giỏi, có đạo đức, được nhân dân
và đồng nghiệp tín nhiệm thì được xét tặng danh hiệu cao q của Nhà nước.
Điều 53 : Xử lý các vi phạm
Người nào có những hành vi sau đây thì tuỳ theo mức độ nhẹ hoặc nặng sẽ bị xứ lý kỷ luật, bị xử
lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
1- Vi phạm các quy định về giữ gìn vệ sinh nơi cơng cộng, phịng và chống dịch, bệnh.
2- Vi phạm các quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất thuốc và bán thuốc.
3- Vi phạm các quy định về vệ sinh lương thực, thực phẩm, vệ sinh lao động và các quy định
khác của Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Ngồi những hình thức xử lý nói trên, người nào có hành vi vi phạm quy định tại các điểm 1, 2,
3 của Điều này nếu gây thiệt hại đến sức khoẻ, tính mạng, tài sản của người khác thì phải bồi
thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG XI. ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
Điều 54.Những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ.

Điều 55. Hội đồng bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam khố VIII, kỳ họp thứ 5
thông qua ngày 30 tháng 6 năm 1989



18


Bài 3
ĐƯỜNG LỐI VÀ NHIỆM VỤ CỦA NGÀNH Y TẾ VIỆT NAM
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Trình bày được 6 quan điểm chỉ đạo cơng tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
cho nhân dân của Đảng ta.
2. Kể được 5 nhiệm vụ của ngành y tế trong giai đoạn hiện nay.
NỘI DUNG
1. CÁC QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE
NHÂN DÂN:
1.1. Sức khỏe là vốn quý của mỗi con người và toàn xã hội, sức khỏe là nhân
tố quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Đảng ta luôn khẳng định con người là nhân tố hàng đầu, là tài nguyên quý báu
nhất quyết định sự phát triển của đất nước.
Trong đó sức khỏe là gốc của con người. Sức khỏe là một trong những niềm
hạnh phúc lớn nhất của mỗi con người mỗi gia đình vì vậy đầu tư cho sức khỏe
chính là đầu tư cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đồng thời nâng cao
chất lượng sống cho mỗi cá nhân và gia đình.
1.2. Thực hiện cơng bằng trong chăm sóc sức khỏe
Bản chất nhân đạo và định hướng XHCN của hoạt động y tế địi hỏi sự cơng
bằng trong chăm sóc sức khỏe phù hợp với khả năng kinh tế của đất nước đồng thời nhà
nước có chính sách khám chữa bệnh miễn phí và giảm phí đối với người nghèo, người có

cơng với đất nước, người sống ở vùng cao có nhiều khó khăn và dân tộc ít người.
1.3. Chăm sóc sức khỏe và giải quyết các vấn đề bệnh tật
Phải theo quan điểm dự phịng tích cực và chủ động: Dự phịng tích cực và
chủ động tạo ra môi trường sống, lao động và học tập có lợi cho cuộc việc phịng
bệnh và tăng cường sức khỏe chủ động phịng chống các tác nhân có hại cho sức
khỏe trong q trình cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa.
1.4. Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc
Y học cổ truyền là một di sản văn hóa của dân tộc cần được bảo vệ phát huy
và phát triển.
Triển khai mạnh mẽ việc nghiên cứu ứng dụng và hiện đại hóa y học cổ
truyền kết hợp với y học hiện đại nhưng không mất đi bản chất y học cổ truyền dân
tộc.
1.5. Xã hội hóa sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân
Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân là trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia
đình, cộng đồng các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đồn thể và các tổ chức
xã hội. Vì vậy các cấp lãnh đạo, chỉ đạo động viên tồn xã hội tham gia vào cơng
tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
1.6. Đa dạng hóa các hình thức chăm sóc sức khỏe (Nhà nước, dân lập, tư
nhân trong đó y tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo)
19


Các loại hình chăm sóc sức khỏe phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao và đa dạng của nhân dân nhất là trong giai đoạn hiện nay khi Nhà nước đầu tư
cho y tế còn hạn chế.
- Hướng dẫn và quản lý tốt hoạt động của các cơ sở y tế tư nhân, y tế dân lập
nhằm mục tiêu thiết thực phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe
của nhân dân, chống mọi biểu hiện xu hướng thương mại hóa dịch vụ chăm sóc sức
khỏe.
Những năm trước đây khi sự nghiệp đổi mới chưa được hình thành, cơ chế cũ, nhà nước

bao cấp tồn bộ cơng tác CSSK nhân dân. Đó là thời kỳ mà việc huy động các nguồn lực
trong cộng đồng và xã hội hạn chế kéo theo sự phát triển chậm chạp sự nghiệp bảo vệ
sức khỏe nhân dân làm cho nhiều cơ sở y tế xuống cấp nghiêm trọng.
Cơ chế mới có sự quản lý của nhà nước, vừa đảm bảo phát triển đúng định hướng vừa có
điều kiện vận dụng các quan điểm cũng như các yếu tố của CSSKBĐ. Theo cơ chế mới
Nhà nước, cộng đồng và nhân dân cùng chia sẽ trách nhiệm phát triển các dịch vụ y tế
bằng nhiều hình thức khác nhau. Đó là con đường phù hợp nhất để khai thác mọi nội lực
và ngoại lực cho sự phát triển y tế.
Những thầy thuốc tương lai cần nắm vững các quan điểm y tế của Đảng, biết vận dụng
và lồng ghép sáng tạo các quan điểm đổi mới, quan điểm truyền thống và quan điểm
CSSKBĐ trong q trình học tập và cơng tác. Chỉ có nhận thức đúng đắn các quan điểm
đó các thầy thuốc tương lai mới có định hướng đúng đắn trong cuộc sống nghề nghiệp
của mình cũng như hồn thiện dần việc xây dựng bản lĩnh người thầy thuốc nhân dân.
2. NHIỆM VỤ NGÀNH Y TẾ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY:
2.1. Nâng cao y đức trong điều kiện phục vụ người bệnh
- Tăng cường việc giáo dục y đức cho cán bộ y tế ngay từ khi còn đào tạo
trong nhà trường và trong suốt q trình cơng tác.
- Phải coi y đức là yếu tố quan trọng như coi trọng chất lượng chuyên môn kỹ
thuật khi đánh giá và sử dụng cán bộ y tế.
2.2. Tiếp tục cũng cố y tế cơ sở, xóa xã trắng về y tế
- Cung cấp đủ cán bộ cả về chất lượng và số lượng. Tất cả các trạm y tế đều
có nữ hộ sinh, y sĩ sản nhi. Có thầy thuốc hoặc lương y phụ trách y học cổ truyền.
Khôi phục lại các vườn thuốc Nam và châm cứu tại trạm.
- Từng bước đưa bác sĩ về xã.
- Chuyển hướng đào tạo để thầy thuốc khi ra trường về phục vụ sức khỏe tại cộng đồng.
2.3. Tổ chức lại các cơ quan quản lý dược
- Tiếp tục sắp xếp lại và hiện đại hóa hệ thống lưu thơng phân phối thuốc, tạo
tiền đề đảm bảo thuốc cho cơng tác phịng và chữa bệnh cho nhân dân.
- Đảm bảo cung ứng thuốc, đặc biệt là thuốc thiết yếu, thuốc có chất lượng và giá cả
hợp lý cho dân, chú trọng đến vùng có khó khăn miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

2.4. Tiếp tục sử dụng có hiệu quả hơn các chương trình mục tiêu
- Ngành y tế phối hợp với các ngành liên quan, các địa phương, triển khai tốt
các chương trình quốc gia như: Tiêm chủng mở rộng, phịng chống sốt rét, bướu cổ,
lao…

20


- Tiếp tục thực hiện các chương trình mục tiêu khác như Chương trình phịng
chống các bệnh gây dịch (tả, thương hàn…), Chương trình chống suy dinh dưỡng,
Chương trình bảo vệ bà mẹ trẻ em.
2.5. Tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực (nhân lực, tài
lực, vật lực, quản lý)
- Bên cạnh việc tăng cường đầu tư của Nhà nước cho các hoạt động chăm sóc
sức khỏe, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, cần huy động, phân bổ và sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực khác như sự đóng góp của cộng đồng, các cơ sở kinh
doanh, các nguồn viện trợ và nguồn hợp tác quốc tế.
3. Định hướng chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân đến
năm 2020.
3.1. Các mục tiêu phát triển của sự nghiệp CSSKND
Mục tiêu tổng quát: Giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ nhân dân.
Mục tiêu tới năm 2020: Bảo đảm công bằng, nâng cao chất lượng hiệu quả CSSK,
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mọi tầng lớp nhân dân. Tăng cường đầu tư cho
y tế cơ sở, đặc biệt là cơ sở khám chữa bệnh, đổi mới công tác quản lý bệnh viện,
tăng cường công tác giáo dục y đức, xây dựng nghành y tế từng bước tiến lên theo
hướng cơng nghiệp hóa hiện đại hóa.
3.2. Các biện pháp và chính sách chủ yếu
Kiện tồn tổ chức và phát triển mạng lưới chăm sóc sức khỏe
Đào tạo bố trí nhân lực và phát triển khoa học cơng nghệ
Xá hội hóa cơng tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe

Đẩy mạnh thực hiện các chương trình mục tiêu của nghành
Phát huy và phát triển y học cổ truyền dân tộc, kết hợp y học cổ truyền dân tộc với
y học hiện đại
Bảo đảm đủ thuốc chữa bệnh, phát triển công nghiệp dược và trang thiết bị y tế
Kết hợp quân dân y trong chăm sóc sức khỏe nhân dân
Cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế
4. Định hướng chiến lược cơng tác y tế dự phịng đến năm 2010
4.1.Tình hình chung
Thực hiện đường lối y học dự phịng tích cực và chủ động của Đảng và Nhà nước,
trong những thập kỷ qua, Ngành Y tế đã kiên trì tun truyền, vận động và cùng
tồn dân triển khai nhiều biện pháp đảm bảo môi trường sống, chủ động tiêm
chủng phòng bệnh, giám sát phát hiện sớm, xử lý kịp thời, có hiệu quả các bệnh
dịch góp phần quan trọng khống chế, tiến tới thanh toán bệnh truyền nhiễm gây
dịch, bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Sau hơn 45 năm thành lập và phát triển, Hệ y tế dự phòng đã được củng cố từ
Trung ương đến cơ sở. Tại Trung ương là Vụ Y tế dự phòng và 13 Viện, Phân viện
làm công tác tham mưu về quản lý Nhà nước, chỉ đạo các hoạt động chuyên môn,
nghiên cứu khoa học, huấn luyện, đào tạo cán bộ y tế dự phòng cho địa phương.
Tại tuyến tỉnh là Trung tâm y tế dự phòng, Trung tâm phòng chống sốt rét – ký
sinh trùng – côn trùng, tuyến huyện là Đội y tế dự phịng, tuyến xã là mạng lưới
cơng tác chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Trong thời gian qua, hệ y tế dự phòng đã triển khai đồng bộ các nội dung cơng tác
chun mơn như phịng chống dịch chủ động, phòng chống nhiễm HIV/AIDS,
21


quản lý vaccin sinh phẩm miễn dịch, hóa chất chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn
dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, kiểm dịch y tế biên giới, sức khỏe môi trường
và y tế trường học, y tế lao động, nghiên cứu khoa học, sản xuất vaccin và chế
phẩm sinh học, đào tạo và tổ chức cán bộ...

Tuy nhiên, trong thập kỷ đầu của thế kỷ 21, để có thể đáp ứng được các yêu cầu,
nhiệm vụ của cơng tác y tế dự phịng trong tình hình mới, hệ y tế dự phòng cần
được củng cố về mọi mặt như cơ cấu tổ chức bộ máy từ Trung ương đến địa
phương, đầu tư trang thiết bị, đào tạo đội ngũ cán bộ...
4.2. Định hướng chiến lược và giải pháp đến 2010
4.2.1. Mục tiêu chung
- Giảm tỷ lệ mắc và chết của các bệnh truyền nhiễm gây dịch, tăng cường phịng
chống các bệnh khơng nhiễm trùng.
- Kiện tồn tổ chức của mạng lưới y tế dự phòng.
- Tăng cường đầu tư trang thiết bị và các nguồn lực từ Trung ương đến địa phương.
- Xã hội hóa cơng tác y tế dự phòng.
- Đẩy mạnh thực hiện các Chương trình mục tiêu của hệ y tế dự phịng, mở rộng
hợp tác quốc tế.
4.2.2. Mục tiêu cụ thể
4.2.2.1. Triển khai đồng bộ các nội dung hoạt động y tế dự phòng:
* Phòng chống dịch: Mục tiêu từ nay đến năm 2010 là:
Làm giảm hẳn tỷ lệ mắc và tử vong hàng năm của các bệnh truyền nhiễm gây dịch,
không để thành dịch lớn. Khống chế tới mức thấp nhất tỷ lệ mắc và chết của các
bệnh tả, thương hàn, sốt xuất huyết, sốt rét, dịch hạch, viêm não Nhật Bản, viêm
gan B...; duy trì kết quả thanh tốn bại liệt và tỷ lệ tiêm chủng cao, đạt mục tiêu
loại trừ uốn ván sơ sinh và khống chế bệnh sởi. Hạn chế, ngăn chặn, từng bước làm
giảm tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam. Tích cực phịng chống và từng bước đưa
phương pháp dịch tễ học vào việc quản lý các bệnh không nhiễm trùng như bệnh
tim mạch, ung thư, tai nạn và chấn thương, đái tháo đường, bệnh nghề nghiệp, tâm
thần, ngộ độc, tự tử và các bệnh do lối sống khơng lành mạnh mang lại như nghiện
hút, béo phì...
a.
Phịng chống các bệnh truyền nhiễm, bao gồm HIV/AIDS:
Giảm tỷ lệ mắc và tử vong hàng năm của các bệnh truyền nhiễm. Cụ thể đối với
một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch:

-Bệnh tả:
Tại vùng lưu hành:
+Khống chế không để dịch xảy ra.
+Hạn chế tỷ lệ mắc/100.000 dân ở mức 1-2 ca vào năm 2010 (đến năm 2005 ở
mức 3-4ca/100.000 dân).
Vùng xâm nhập:
+Không để dịch xảy ra.
+Phát hiện sớm, điều trị kịp thời các trường hợp xâm nhập, không để bệnh lan
rộng.
-Bệnh dịch hạch:
Tại vùng lưu hành (các tỉnh Tây Nguyên)
22


+Không để dịch xảy ra.
+Hạn chế tỷ lệ mắc/100.000 dân là 0,1 ca vào năm 2010 (đến năm 2005 ở mức 0,3
ca/100.000 dân).
Miền Nam, miền Trung không để dịch xảy ra.
Miền Bắc không để dịch xảy ra, dập tắt ngay từ khi có ca xâm nhập.
-Bệnh thương hàn:
Khống chế tỷ lệ mắc/100.000 dân ở mức 5-10 ca (đến năm 2005 ở mức 20
ca/100.000 dân).
-Bệnh sốt xuất huyết:
Theo kế hoạch mục tiêu phòng chống sốt xuất huyết quốc gia đến năm 2005.
Giảm 35% tỷ lệ mắc/100.000 dân so với tỷ lệ mắc trung bình 5 năm 1996 – 2000.
Giảm 60% tỷ lệ chết/mắc so với tỷ lệ chết/mắc trung bình 5 năm 1996 – 2000.
-Viêm não vi rút:
Khống chế tỷ lệ mắc/100.000 dân ở mức 1-2 ca (đến năm 2005 ở mức 3-5
ca/100.000 dân).
-Các bệnh có vaccin đặc hiệu:

Duy trì tỷ lệ tiêm chủng cao, đạt mục tiêu loại trừ uốn ván sơ sinh và khống chế
bệnh sởi.
-Bệnh sốt rét:
Đến năm 2005:
Giảm mắc sốt rét xuống dưới 4,6/1.000 dân
Không để dịch sốt rét lớn xảy ra
Đến năm 2010:
Giảm mắc sốt rét xuống dưới 3,6/1.000 dân
Giảm chết do sốt rét xuống dưới 0,10/100.000 dân
Không để dịch sốt rét xảy ra.
-HIV/AIDS:
+Đảm bảo 100% các túi máu được sàng lọc HIV trước khi truyền ở tất cả các
tuyến.
+Đẩy mạnh vận động hiến máu nhân đạo, phấn đấu đến 2005 có 50% số người cho
máu là người tự nguyện.
+Thiết lập hệ thống giám sát trọng điểm ở tất cả các tỉnh/ thành phố.
+100% các tỉnh có khả năng đánh giá và dự báo về diễn biến của nhiễm HIV/AIDS
của địa phương.
+80% bệnh nhân HIV/AIDS được quản lý, điều trị ở cộng đồng; 100% bệnh nhân
AIDS nặng nhập viện được điều trị theo đúng quy định của Bộ.
+Giám sát, quản lý, điều trị, tư vấn cho 100% bà mẹ mang thai nhiễm HIV để giảm
lây truyền mẹ – con tới mức tối đa.
+100% bệnh nhân bị bệnh lây truyền qua đường tình dục đến các cơ sở da liễu Nhà
nước được điều trị theo đúng quy định của Bộ; quản lý được 50% bệnh nhân bị
bệnh lây truyền qua đường tình dục đến khám, chữa bệnh ở hệ thống y tế tư nhân.
b. Đối với các bệnh không nhiễm trùng:
-Từng bước đưa phương pháp dịch tễ học vào việc quản lý một số bệnh không
nhiễm trùng như tim mạch, tâm thần, tai nạn, bệnh nghề nghiệp...
-Nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng chống các bệnh không nhiễm trùng.
23



* Quản lý vaccin, sinh phẩm miễn dịch, hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt
khuẩn trong lĩnh vực gia dụng và y tế:
Quản lý tốt việc đăng ký, nhập khẩu, lưu hành, sản xuất vaccin, sinh phẩm miễn
dịch, hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn trong lĩnh vực gia dụng và y tế.
* Kiểm dịch y tế biên giới:
Thực hiện tốt công tác kiểm dịch y tế biên giới, đảm bảo ngăn chặn sự lan truyền
qua biên giới của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và một số bệnh khác.
* Sức khỏe môi trường:
-90% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch trong sinh hoạt.
-70% số hộ gia đình có cơng trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn (nhà tiêu, giếng nước, nhà
tắm... ).
-70% dân cư nông thôn thực hành tốt vệ sinh cá nhân.
* Y tế trường học:
Đến năm 2005:
-Củng cố mạng lưới y tế trường học từ Trung ương đến cơ sở.
-Tăng cường đào tạo cán bộ y tế trường học.
-Đưa hoạt động y tế trường học thành hoạt động thường xuyên có ngân sách Nhà
nước.
Đến năm 2010:
Nâng cao chất lượng cơng tác chăm sóc sức khỏe học sinh, hoàn thiện mạng lưới y
tế trường học.
* Y tế lao động:
Quản lý môi trường lao động, thực hiện chăm sóc sức khỏe cho người lao động,
giảm tỷ lệ mắc các bệnh nghề nghiệp.
Cụ thể:
-Quản lý được 100% cơ sở có các yếu tố độc hại.
-100% cơ sở sản xuất độc hại có cán bộ y tế và 70% cơ sở sản xuất nhỏ và vừa có
y tế phục vụ.

-Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho 70% cơ sở.
-Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho 70% đối tượng nguy cơ.
-Mỗi địa phương có ít nhất 1 phịng khám bệnh nghề nghiệp.
4.2.2.2. Kiện tồn tổ chức và mạng lưới y tế dự phịng:
Kiện tồn hệ thống bộ máy tổ chức, mạng lưới y tế dự phòng từ Trung ương đến
cơ sở, đặc biệt là các Trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh và Đội y tế dự phòng của
các huyện, quận, thống nhất hệ thống tổ chức và quản lý của các Viện thuộc Hệ.
4.2.2.3. Tăng cường đầu tư các nguồn lực:
* Tăng đầu tư ngân sách cho y tế dự phòng: Xây dựng các chế độ chính sách
thỏa đáng cho hệ y tế dự phịng.
* Đào tạo cán bộ:
Đến năm 2010, 30% cán bộ hệ y tế dự phịng có trình độ trên đại học, 60% các cán
bộ được đào tạo chuyên khoa vệ sinh dịch tễ hoặc y tế công cộng.
* Phát triển khoa học công nghệ:
24


-Nghiên cứu phát triển công nghệ nuôi cấy tế bào, miễn dịch, gen để sản xuất các chế
phẩm sinh học và các vaccin thế hệ mới, lưu giữ nguồn gen vi sinh, ký sinh y học.
-Nghiên cứu phát triển công nghệ phân tích tự động về đánh giá tác động môi
trường, các nghiên cứu về dịch tễ học các bệnh nhiễm trùng và khơng nhiễm trùng.
-Tới 2010:
+Phấn đấu để trình độ công nghệ đạt mức các nước tiên tiến trong khu vực về công
nghệ sinh học.
+Nâng cấp sản xuất vaccin dại tế bào Vero, hoàn thiện kỹ thuật sản xuất vaccin
viêm gan B thế hệ 2, 3, vaccin thương hàn Vi polysaccharide cộng hợp, vaccin sởi,
nghiên cứu vaccin phòng lây nhiễm HIV...
* Xã hội hóa cơng tác y tế dự phịng.
* Đẩy mạnh thực hiện các chương trình mục tiêu của Hệ y tế dự phòng, mở
rộng hợp tác quốc tế.

4.2.2.4. Các giải pháp
a. Các giải pháp chung:
- Trình Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập Cục y tế dự phịng để đáp ứng được
u cầu của cơng tác quản lý, chỉ đạo và tác nghiệp cụ thể trong tình hình mới.
- Thành lập Học viện y tế dự phòng, thống nhất hệ thống tổ chức và quản lý các
Viện thuộc Hệ y tế dự phịng.
- Kiện tồn hệ thống tổ chức của các Trung tâm y tế dự phòng các tỉnh, các Đội y
tế dự phòng của các Trung tâm y tế quận/ huyện về nội dung hoạt động, số lượng
và cơ cấu cán bộ, trang bị, ngân sách... để đẩy mạnh các hoạt động y tế dự phịng
tuyến cơ sở.
- Tăng cường cơng tác đào tạo sau đại học, đào tạo chuyên khoa, thạc sĩ, tiến sĩ
chuyên ngành y tế dự phòng, chú trọng đào tạo đội ngũ kế cận. Tận dụng các khóa
đào tạo ngắn hạn, dài hạn ở nước ngoài, tăng cường trao đổi các kiến thức, kinh
nghiệm của các nước trong công tác y tế dự phòng.
- Đầu tư nguồn ngân sách Nhà nước cho y tế dự phòng theo nhu cầu để đảm bảo
cơng tác chủ động, tích cực phịng chống dịch bệnh và các hoạt động y tế dự phòng
trong cả nước.
- Thực hiện lồng ghép trong xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện, giám sát,
đánh giá các chương trình y tế để tránh chồng chéo, tiết kiệm nguồn lực và thời
gian.
b. Các giải pháp cụ thể:
+ Cơng tác phịng chống dịch:
-Xã hội hóa cơng tác phịng chống các bệnh truyền nhiễm. Các cấp chính quyền
trực tiếp chỉ đạo, huy động mọi nguồn lực ở cộng đồng, đưa công tác phòng chống
các bệnh truyền nhiễm vào kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hàng năm của địa
phương cũng như của quốc gia.
-Tăng cường củng cố hệ thống giám sát và thông tin, báo cáo dịch tại tất cả các
tuyến. Nâng cao các Labơ chẩn đốn tại các Trung tâm y tế dự phòng.
-Xây dựng các văn bản dưới luật để cụ thể hóa các nội dụng cụ thể của cơng tác
phịng chống dịch (trách nhiệm các ngành, chế độ thanh tra, kiểm tra, phạt hành

chính...).
25


×