Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

PHỤC HỒI HỆ THỐNG TỔ CHỨC ĐẢNG VÀ LÃNH ĐẠO QUẦN CHÚNG ĐẤU TRANH (1932 - 1935)_2 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.45 KB, 6 trang )

Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam-Bài 2
PHỤC HỒI HỆ THỐNG TỔ CHỨC ĐẢNG
VÀ LÃNH ĐẠO QUẦN CHÚNG ĐẤU
TRANH (1932 - 1935)

Hình thức hoạt động công khai đáng kể là tuyên truyền về Đảng và chọn
những người ứng cử của quần chúng lao động, đứng đầu là đảng viên
cộng sản ra tranh cử Hội đồng thành phố Sài Gòn năm 1933, và Hội
đồng quản hạt Nam Kỳ năm 1935, các ứng cử viên của Đảng đều trúng
cử. Các sự kiện chính trị này có tác động cổ vũ tinh thần đấu tranh của
nhân dân thành thị, mở rộng ảnh hưởng của Đảng.

Cán bộ của Đảng còn dùng báo chí hợp pháp phê phán một số quan
điểm chính trị, triết học, văn học nghệ thuật tư sản, vạch trần tư tưởng
nô lệ của một số bồi bút tay sai của thực dân, tuyên truyền quan điểm
cách mạng của Đảng. Năm 1933 - 1934 trên báo chí công khai đã diễn
ra cuộc tranh luận về duy vật và duy tâm giữa đồng chí Hải Triều
(Nguyễn Khoa Văn) và Phan Khôi. Đầu năm 1933 nổ ra cuộc tranh luận
công khai xung quanh vấn đề "nghệ thuật vị nghệ thuật" hay "nghệ
thuật vị nhân sinh". Các cuộc tranh luận công khai có tiếng vang lớn
trong trí thức, thanh niên, học sinh.

Từ ngày 14 đến ngày 26-6-1934, Ban chỉ huy ở ngoài và đại biểu các
Đảng bộ ở trong nước đã họp kiểm điểm việc thực hiện Chương trình
hành động của Đảng. Hội nghị nhận xét rằng, mặc dù địch khủng bố ác
liệt, Đảng vẫn không ngừng đấu tranh, những tổ chức của Đảng đã
được phục hồi và phát triển ở nhiều nơi, ảnh hưởng của Đảng được mở
rộng. Hội nghị đề ra nhiệm vụ chính của các Đảng bộ là tiếp tục khôi
phục các tổ chức của Đảng, xây dựng các cơ sở mới, tiếp tục bônsêvích
hoá Đảng, mở rộng phê bình, khắc phục sai sót, giữ vững thống nhất về
chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động của Đảng. Hội nghị đề ra


những công tác cụ thể cho các tổ chức quần chúng, nhắc nhở các Đảng
bộ kết hợp công tác bí mật với công tác công khai.

Hội nghị quyết định lấy Chương trình hành động của Đảng và Nghị
quyết của Hội nghị làm tài liệu chính để thảo luận trong các chi bộ
nhằm chuẩn bị cho Đại hội lần thứ nhất của Đảng.

III. ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU LẦN THỨ NHẤT CỦA ĐẢNG (THÁNG 3-1935)

Đại hội họp từ ngày 27 đến ngày 31-3-1935 tại Ma Cao (Trung Quốc).
Dự Đại hội có 13 đại biểu thay mặt cho 600 đảng viên thuộc các Đảng
bộ trong nước và tổ chức Đảng hoạt động ở nước ngoài. Đồng chí Hà
Huy Tập chủ trì Đại hội.

Đại hội đã thừa nhận Luận cương chính trị tháng 10-1930, Chương trình
hành động của Đảng tháng 6-1932 và kiểm điểm phong trào cách mạng,
công tác tổ chức và lãnh đạo của các cấp bộ Đảng trong thời gian từ
năm 1932 đến đầu năm 1935. Đại hội khẳng định cuộc đấu tranh để
khôi phục hệ thống tổ chức Đảng và phong trào cách mạng đã giành
được thắng lợi, song lực lượng Đảng phát triển chưa mạnh ở các vùng
tập trung công nghiệp, công nhân gia nhập Đảng còn ít, hệ thống tổ
chức chưa thật thống nhất, sự liên hệ giữa các cấp bộ Đảng chưa được
chặt chẽ.

Đại hội đã nêu ra ba nhiệm vụ chủ yếu trước mắt:

Một là, củng cố và phát triển Đảng, tăng cường lực lượng Đảng ở các xí
nghiệp, nhà máy, đồn điền, hầm mỏ, đường giao thông quan trọng,
đồng thời đưa nông dân lao động và trí thức cách mạng đã qua thử
thách vào Đảng. Các Đảng bộ cần thường xuyên phê bình và tự phê

bình, đấu tranh trên cả hai mặt trận chống "tả" khuynh và hữu khuynh,
giữ vững kỷ luật của Đảng, giữ vững sự thống nhất về tư tưởng và hành
động.

Hai là, đẩy mạnh cuộc vận động quần chúng, chú ý phụ nữ các dân tộc
ít người, binh lính; dìu dắt quần chúng đấu tranh giành quyền lợi hàng
ngày, củng cố và phát triển các tổ chức quần chúng, mở rộng ảnh
hưởng của Đảng trong quần chúng.

Ba là, mở rộng tuyên truyền chống đế quốc, chống chiến tranh đế quốc,
ủng hộ Liên Xô - thành trì của cách mạng thế giới và ủng hộ cách mạng
Trung Quốc.

Đại hội đã thông qua Nghị quyết chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết
về vận động công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ, binh lính, về
công tác liên minh phản đế, công tác vận động các dân tộc thiểu số, về
đội tự vệ, về cứu tế đỏ.

Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng gồm 13 uỷ viên (9
chính thức và 4 dự khuyết). Đồng chí Lê Hồng Phong được bầu làm
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng. (Ngày 21-3-1935, Quốc
tế Cộng sản đã phê chuẩn đề nghị của Ban chỉ huy ở ngoài cử đồng chí
Lê Hồng Phong làm Tổng Bí thư -TG).

Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng đánh dấu thắng lợi của cuộc đấu
tranh khôi phục hệ thống tổ chức của Đảng và các tổ chức quần chúng
cách mạng trong cả nước, chuẩn bị điều kiện cho Đảng bước vào thời
kỳ đấu tranh mới. Song Đại hội chưa tổng kết được những kinh nghiệm
lãnh đạo của Đảng từ khi thành lập, Đại hội đã không nhạy cảm với thời
cuộc trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh đế quốc,

không thấy khả năng mới để đấu tranh chống phát xít và chống thực
dân, nên không đề ra được sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và sách
lược thích hợp. Sau này, khi đánh giá về Đại hội lần thứ nhất của Đảng,
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói, Đại hội đã nhận định tình hình và kiểm điểm
công tác đã qua, nhưng "chính sách Đại hội Ma Cao vạch ra không sát
với phong trào cách mạng thế giới và trong nước lúc bấy giờ".

Ý nghĩa lịch sử và kinh nghiệm bốn năm đấu tranh khôi phục phong trào
cách mạng:
Cuộc khủng bố đẫm máu của thực dân Pháp và tay sai không tiêu diệt
được Đảng Cộng sản Đông Dương, trái lại Đảng vẫn tồn tại và nhanh
chóng được củng cố. Phong trào cách mạng sớm được khôi phục và
phát triển. Đội ngũ đảng viên và quần chúng cách mạng được rèn luyện.
Mối quan hệ giữa Đảng và quần chúng càng gắn bó. Đứng vững trong
bão táp cách mạng và khủng bố trắng của kẻ thù, mới ra đời được 5
năm, Đảng đã tỏ rõ bản lĩnh của một Đảng Mác - Lênin cách mạng, phát
huy truyền thống bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam.

Thắng lợi về khôi phục hệ thống tổ chức và phong trào những năm
1932 - 1935 đã chuẩn bị cơ sở cho cao trào cách mạng 1936 - 1939.

Thực tiễn đấu tranh thời kỳ 1932-1935 để lại cho Đảng ta một số kinh
nghiệm:
Trong cuộc đọ sức quyết liệt với đế quốc, thực dân, sự hy sinh, tổn thất,
thậm chí có lúc thất bại là không tránh khỏi. Những lúc đó công tác tư
tưởng phải rút ra những kinh nghiệm sâu sắc của thời kỳ đã qua, giữ
vững lòng tin vào tiền đồ cách mạng, chống tâm lý bi quan, dao động,
nêu cao khí tiết người cộng sản trước kẻ thù; giáo dục đảng viên và
quần chúng tinh thần cách mạng triệt để, ý thức tổ chức và kỷ luật cao,
không sợ hy sinh, gian khổ.


Khi tình hình đã thay đổi, nhất là khi kẻ thù khủng bố trắng, lực lượng
so sánh không có lợi cho cách mạng, Đảng phải đề ra chủ trương, khẩu
hiệu, hình thức tổ chức và đấu tranh thích hợp, giữ vững tổ chức bí
mật, giữ vững mối liên hệ với quần chúng, tận dụng mọi khả năng hợp
pháp, nửa hợp pháp, tiếp tục lãnh đạo quần chúng đòi quyền dân sinh,
dân chủ để khôi phục phong trào, đồng thời chuẩn bị cho bước phát
triển mới của cách mạng.

×