Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

Luận án Tiến sĩ Văn học: Tản văn Việt Nam đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn thể loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 180 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

TẢN VĂN VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XXI
TỪ GĨC NHÌN THỂ LOẠI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

HÀ NỘI – 2020


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

TẢN VĂN VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XXI
TỪ GĨC NHÌN THỂ LOẠI

Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 9 22 01 21

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS Nguyễn Thị Bích Thu


2. PGS.TS Lê Trà My

HÀ NỘI – 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án là công trình nghiên cứu khoa học của riêng
tôi. Các kết quả nêu trong Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình
khoa học nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận án đảm bảo tính
chính xác, nghiêm túc, tin cậy và trung thực.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thanh Huyền


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................. 7
1.1. Quan niệm về tản văn hiện đại ......................................................................... 7
1.1.1. Vấn đề thuật ngữ và bản chất thể loại tản văn ....................................... 7
1.1.2. Tản văn là một thể loại của văn xuôi hiện đại Việt Nam ..................... 12
1.1.3. Diễn trình tản văn hiện đại Việt Nam ................................................. 18
1.2. Tình hình nghiên cứu ....................................................................................... 25
1.2.1 Các cơng trình nghiên cứu lý thút tản văn......................................... 25
1.2.2 Các cơng trình nghiên cứu tác giả, sáng tác tản văn Việt Nam hiện đại ..... 33
Chương 2: TẢN VĂN VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XXI TRONG DÒNG
CHẢY TẢN VĂN HIỆN ĐẠI ................................................................................ 40
2.1 Sự nở rộ của tản văn Việt Nam đầu thế kỷ XXI ............................................ 40
2.1.1 Mơi trường sinh thái văn hóa – tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ
của tản văn Việt Nam đầu thế kỷ XXI ........................................................... 40

2.1.2 Sự thích ứng của tản văn trong môi trường sinh thái văn hóa đầu thế
kỷ XXI ............................................................................................................ 42
2.1.3 Tản văn mạng- bộ phận không tách rời của tản văn Việt Nam đầu thế
kỷ XXI ............................................................................................................ 45
2.2 Diện mạo chung của tản văn Việt Nam đầu thế kỷ XXI ............................... 47
2.2.1 Đội ngũ sáng tác .................................................................................... 47
2.2.2 Số lượng sáng tác .................................................................................. 49
2.2.3 Một số cây bút tiêu biểu ........................................................................ 51
2.3 Sự kế thừa và cách tân của tản văn Việt Nam đầu thế kỷ XXI .................... 70
2.3.1 Sự kế thừa .............................................................................................. 70
2.3.2 Những cách tân ...................................................................................... 73
Chương 3: HỆ CHỦ ĐỀ TRONG TẢN VĂN VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XXI ... 79
3.1 Tản văn về cảnh sắc vùng miền ....................................................................... 79
3.1.1 Cảnh sắc chốn làng quê ......................................................................... 79


3.1.2 Cảnh sắc nơi thành thị ........................................................................... 85
3.2 Tản văn về văn hóa, phong tục ........................................................................ 90
3.2.1 Phong tục, truyền thớng ........................................................................ 90
3.2.2 Văn hóa tâm linh, tín ngưỡng ................................................................ 94
3.2.3 Tập tục, sinh hoạt .................................................................................. 96
3.3 Tản văn thế sự ................................................................................................. 101
3.3.1 Văn hóa ứng xử ................................................................................... 101
3.3.2 Các vấn đề cập nhật của đời sống đương đại ...................................... 105
3.4 Tản văn chân dung .......................................................................................... 109
3.4.1 Chân dung nghệ sĩ, danh nhân ............................................................ 109
3.4.2 Chân dung “những người sống quanh ta” ........................................... 113
Chương 4: NGUYÊN TẮC GIAO TIẾP VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN
CỦA TẢN VĂN VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XXI ............................................. 119
4.1 Nguyên tắc giao tiếp ........................................................................................ 119

4.1.1 Nguyên tắc đối thoại những vấn đề của đời sống ............................... 119
4.1.2 Chiến lược khơi gợi ............................................................................. 127
4.2 Phương thức thể hiện ...................................................................................... 133
4.2.1 Đa dạng hóa ngơn ngữ ........................................................................ 133
4.2.2 Đa dạng hóa giọng điệu....................................................................... 142
4.2.3 Đa dạng hóa phương thức thể hiện ..................................................... 148
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 158
DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐƯỢC CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................ 161
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 162


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong hai thập kỷ đầu thế kỷ XXI, tản văn Việt Nam là thể loại “bùng nổ” ở
nhiều phương diện. Nhìn vào thực tế thị trường phát hành sách, lượng tiêu thụ của
độc giả, sự phát triển đa dạng ở lực lượng sáng tác, sự thu hút giới nghiên cứu phê
bình … có thể nói tản văn đã và đang phát triển dồi dào, phong phú. Sự phát triển
đó đã và đang tích cực góp phần làm nên diện mạo mới của văn học Việt Nam hiện
đại. Trong bối cảnh truyền thông phát triển, tản văn được đại đa số người đọc ưa
thích, thỏa mãn nhu cầu đọc trong điều kiện quỹ thời gian hạn hẹp. Độc giả chọn
tản văn bởi đó là thể loại văn học có dung lượng ngắn, cấu tứ độc đáo, thể hiện sắc
nét cá tính người viết, nội dung tác phẩm thường bắt đầu từ sự giản dị đời thường để
dẫn tới tiếp cận trực diện các vấn đề của đời sống xã hội. Sự “bùng nổ” của thể tản
văn không chỉ thể hiện qua những cảm quan chung về người đọc và người viết, hiện
tượng này được định lượng thuyết phục hơn qua những con số được chia sẻ của các
đơn vị xuất bản sách (nhà xuất bản Trẻ, Phụ nữ, Văn học, Nhã Nam, Quảng Văn,
Liên Việt, Kim Đồng…), các đơn vị kinh doanh sách (Nhã Nam, Tiki Trading,
Vietbooks, Alpha Books, Fahasa, Phương Đông books, Gold Books…). Trong khi
sự phát triển nhanh về số lượng gợi lên sự hoài nghi về chất lượng thì thể loại tản

văn đầu thế kỷ XXI đã thuyết phục bạn đọc bằng sức hấp dẫn riêng và bắt đầu được
ghi nhận bằng những giải thưởng có uy tín của đời sớng văn học trong nước (tác
phẩm của nhà văn Đỗ Chu, Nguyễn Việt Hà), thậm chí có cuộc thi sáng tác tản văn
(Chill Books với Hành trình xanh lam - Thử tài viết tản văn)…
Xuất phát từ thực tiễn đời sống văn học nói chung, thực tiễn phát triển thể
loại tản văn nói riêng, chúng tơi nhận thấy cần có một nghiên cứu hệ thống, khái
quát, chuyên sâu về tản văn nhằm đáp ứng một sớ địi hỏi cấp thiết về góc độ văn
học sử, lý thuyết thể loại, tư liệu bổ trợ trong giáo dục.
Trước hết, nghiên cứu về tản văn Việt Nam đầu thế kỷ XXI nhằm cập nhật,
mô tả văn học sử. Mặc dù có lúc bị lấn lướt bởi những thể loại khác nhưng tản văn
đã song hành cùng các thể loại văn học đương đại, góp phần tạo nên diện mạo văn
học Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, việc nghiên cứu chưa cập nhật tốc độ phát triển

1


của thể loại tản văn. Một loạt các tuyển tập tản văn Việt Nam ra đời trong hai thập
kỷ đầu của thế kỷ XXI được bạn đọc nhiệt tình đón nhận. Sự “nở rộ” các đầu sách
tản văn kéo theo sự “nở rộ” các bài viết về thể loại, song những bài viết chỉ dừng lại
ở lời giới thiệu sách, thể hiện cảm nhận chủ quan về một tác giả hay đánh giá nội
dung, nghệ thuật một đầu sách mới xuất bản. Một trong những mục đích của luận án
là nghiên cứu khái quát tản văn Việt Nam đầu thế kỷ XXI, cập nhật sự chuyển biến
của tản văn khi đặt nó trong diễn trình thể loại. Xác định các đặc điểm nổi bật dựa
vào kết quả khảo sát, luận án sẽ bước đầu tổng kết về một giai đoạn phát triển của
thể loại tản văn Việt Nam hiện đại.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu thể loại tản văn ở hai thập kỷ đầu thế kỷ XXI cịn
có ý nghĩa quan trọng trong việc bổ sung, phát triển lý thuyết thể loại. Thực tế sáng tác
cho thấy bản thân thể loại tản văn vẫn luôn vận động, biến đổi. Dựa trên thực tiễn tản
văn đầu thế kỉ XXI, có thể khái quát những biến động thể loại, mô tả tính chất thể loại
trong thời điểm đương đại, bổ sung cách nhìn về đặc trưng thể loại.

Thêm nữa, một nghiên cứu chuyên sâu về thể loại văn học sẽ góp phần bổ trợ
tư liệu cho giảng viên khối Cao đẳng, Đại học. Đặc biệt, lý thuyết về thể loại tản
văn Việt Nam hiện đại có ý nghĩa thiết thực với giáo viên giảng dạy Ngữ văn khối
phổ thông. Trong chương trình Ngữ văn phổ thông, xu hướng dạy tác phẩm theo
đặc trưng thể loại đòi hỏi giáo viên phải nắm vững lí thuyết thể loại, đồng thời hình
dung được sự vận động của thể loại trong lịch sử văn học.
Với những lý do căn bản nêu trên, chúng tôi chọn “Tản văn Việt Nam đầu
thế kỷ XXI từ góc nhìn thể loại” làm đề tài nghiên cứu cho luận án. Luận án mong
ḿn sẽ góp phần nghiên cứu một giai đoạn phát triển của một thể loại văn học
đang càng ngày càng chứng tỏ được vị trí quan trọng trong đời sống văn học nghệ
thuật dân tộc đầu thế kỷ XXI.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi đặt ra mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu sau:
2.1 Mục đích nghiên cứu
Luận án nghiên cứu tản văn Việt Nam đầu thế kỷ XXI từ đặc trưng thể loại;
khảo sát các sáng tác nổi bật trong hai mươi năm đầu thế kỷ XXI nhằm khẳng định

2


sức sống và sự sinh tồn của thể loại tản văn trong bới cảnh đương đại. Từ đó, ḷn
án có cái nhìn đầy đủ và bao quát về đóng góp của thể loại tản văn đối với nền văn
xuôi Việt Nam hiện đại.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài thực hiện nhiệm vụ khái quát tình hình nghiên cứu (chủ yếu là các
nghiên cứu trong nước) về thể loại tản văn nói chung, tản văn Việt Nam đầu thế kỷ
XXI nói riêng; xác định quan niệm về thể loại nhằm hình thành các tiêu chí lựa
chọn tác giả, tác phẩm phục vụ khảo sát, nghiên cứu; khái quát diễn trình tản văn
hiện đại Việt Nam; nhận diện vị trí, đặc điểm của tản văn Việt Nam đầu thế kỷ XXI,
từ đó đánh giá sự kế thừa và những cách tân của tản văn Việt Nam ở chặng đường

này; khảo sát tác phẩm, tác giả được chọn để thấy các đặc điểm nổi bật về nội dung
và nghệ thuật, làm nên sắc diện riêng của tản văn Việt Nam trong hai thập niên đầu
thế kỷ XXI.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu tản văn Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI từ góc
nhìn thể loại, xem xét cấu trúc thể loại, sự biểu hiện cấu trúc thể loại qua thực tiễn
sáng tác, những nguyên tắc thiết lập diễn ngôn thể loại trong bối cảnh đương đại.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận án chọn khảo sát 462 tác giả cá nhân với 163 đầu sách. Trong 462 nhà
văn viết tản văn được chọn khảo sát, có những cây bút đã thành danh từ thế kỷ XX,
tới nay họ vẫn tiếp tục sáng tác (Băng Sơn, Nguyễn Quang Lập, Y Phương, Cao
Huy Thuần, Nguyễn Quang Thiều, Phan Vàng Anh, Hoàng Việt Hằng, Nguyễn
Nhật Ánh, Lê Giang, Dạ Ngân ...); có những cây bút nổi danh trên văn đàn đầu thế
kỷ XXI và được độc giả biết tới bởi sáng tác tản văn hấp dẫn, được tái bản nhiều lần
(Mai Lâm, Đỗ Phấn, Nguyễn Trương Quý, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy...); có
các cây bút mới đem tới sức sống tươi trẻ cho thể loại (Uông Triều, Mạc Thụy,
Ubee Hoàng, Anh Khang, Hamlet Trương, Iris Cao, Phan Ý Yên, Gào, Minh Nhật,
Phan Ngọc Thạch, Hạ Vũ, Dung Keil…). Không chỉ các tác giả, tác phẩm trong
nước, luận án cịn chọn khảo sát một sớ tác phẩm của các tác giả người Việt Nam

3


hiện đang sinh sống tại nước ngoài (Cao Huy Thuần, Thái Kim Lan, Mai Lâm, Lê
Minh Hà, Hoàng Hồng – Minh v.v...).
Trong bối cảnh số lượng tản văn ra đời theo phương thức xuất bản truyền
thống hoặc đến với bạn đọc bằng con đường mạng internet tăng lên từng ngày, việc
lựa chọn ngữ liệu không đơn giản. Luận án đã căn cứ đặc trưng thể loại (dung
lượng, cấu tứ, cá tính tác giả, đề tài...) và những dấu hiệu về chất lượng nghệ thuật

(phản ứng của độc giả, giải thưởng, được quan tâm như một hiện tượng, lượt tái
bản...) nhằm xây dựng tiêu chí lựa chọn tác phẩm khảo sát.
Về nguồn tác phẩm, 163 tập tản văn được đưa vào khảo sát đều là văn bản in,
trong sớ đó, có một số tản văn được giới thiệu trên mạng internet trước khi tập hợp
để xuất bản dưới dạng sách in (Bạn văn của Nguyễn Quang Lập, Tạp văn của Phan
Vàng Anh, các tập tnar văn của Trang Hạ, một số bài viết của Nguyễn Quang
Thiều, Đinh Vũ Hoàng Nguyên v.v...). Có một sớ ít các trích dẫn được lấy từ các
bài tản văn đăng tải trên trang mạng cá nhân (trang cá nhân của nhà văn Nguyễn
Quang Lập, nhà thơ Nguyễn Bảo Sinh, tác giả Chu Văn Sơn...). Quá trình xây dựng
tổng quan nghiên cứu các sáng tác tản văn đầu thế kỷ XXI, luận án có mở rộng liên
hệ, so sánh với các thể ký khi cần thiết.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án nghiên cứu tản văn từ góc độ lý thuyết thể loại, làm rõ các đặc trưng
thể loại thông qua các sáng tác tản văn Việt Nam những thập niên đầu của thế kỷ
XXI. Trên tinh thần đó, luận án sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp lịch sử:
Vận dụng phương pháp nghiên cứu này, ḷn án có thể mơ tả diễn trình tản
văn. Đó là sự vận động, những đặc điểm riêng của tản văn ở mỗi giai đoạn trong
dòng lịch sử. Đồng thời, cái nhìn xuyên suốt về thể loại là điều kiện để luận án xác
định những quy luật đặc thù của thể loại tản văn.
- Phương pháp loại hình học:
Phương pháp loại hình được sử dụng với mục đích xác định, khái quát những
đặc điểm chung về thể loại của tản văn; chứng minh rằng tản văn đã xuất hiện, tồn tại
với đầy đủ đặc điểm cần có của một thể loại ở thế kỷ XX và tiếp tục phát triển trong

4


lịch sử văn học đầu thế kỷ XXI. Phương pháp loại hình còn được sử dụng để lựa chọn
và phân loại các nhóm tản văn có nét tương đồng cao từ vấn đề cấu trúc tới nội dung,

từ đó xác định một số chủ đề được tản văn đầu thế kỷ XXI quan tâm khai thác.
- Phương pháp hệ thống
Luận án sử dụng phương pháp hệ thống nhằm nghiên cứu bản thân thể loại
tản văn như một hệ thống gồm các loại hình có mới liên hệ nội tại; đặt tản văn trong
hệ thống thể loại văn học Việt Nam hiện đại nhằm nhận diện các đặc trưng của tản
văn, đặc biệt là tản văn Việt Nam đầu thế kỷ XXI; xem xét vai trò của thể loại tản
văn khi đặt nó trong hệ thớng giá trị văn hóa – xã hội nhằm đánh giá vị trí, số phận
của thể loại trong đời sống xã hội.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
So sánh, đối chiếu là phương pháp xuyên suốt luận án, nhằm nhận diện mối
liên hệ giữa các đặc điểm của tản văn khi xem xét nó với tư cách một thể loại văn
học gồm hệ thống các đặc điểm riêng. Cách nhìn nhận khái quát, có sự đới chiếu sẽ
dễ dàng chỉ ra sự thay đổi của thể loại trong mỗi chặng đường phát triển, trong đó
có những yếu tố ổn định và những yếu tố biến đổi của thể loại tản văn trong hai thập
kỷ đầu thế kỷ XXI. Bên cạnh đó, việc đới chiếu, so sánh tản văn với các thể văn gần
gũi còn làm nổi bật những đặc điểm cơ bản của thể loại, từ đó có sự định danh, định
tính chính xác cho thể loại vốn chưa tìm được sự thống nhất trong quan niệm.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành:
Đây là phương pháp giúp luận án tiếp cận đối tượng tản văn Việt Nam bằng
nhiều cách thức. Trong quá trình khảo sát các sáng tác tản văn đầu thế kỷ XXI,
chúng tôi nhận thấy một số vấn đề nổi bật về phương diện nội dung gần gũi với văn
hóa, có thể quy về mã văn hóa hoặc tập hợp thành những biểu tượng văn hóa; một
sớ đặc điểm nghệ tḥt có thể cắt nghĩa dựa trên lý thuyết diễn ngôn hoặc những lý
thuyết mới (phê bình sinh thái, văn hóa truyền thơng…).
5. Đóng góp của ḷn án
Ḷn án là cơng trình khoa học chuyên biệt đầu tiên nghiên cứu tản văn
những năm đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn thể loại, trong sự vận động và tiếp biến.

5



Tổng quan tình hình nghiên cứu tản văn và xác định quan niệm về thể loại,
luận án đã cho thấy sự phát triển của tản văn Việt Nam đầu thế kỷ XXI ở các bình
diện tác giả và tác phẩm.
Luận án đã khẳng định thành tựu của thể loại tản văn Việt Nam nhìn từ hệ
chủ đề cùng các nguyên tắc giao tiếp và phương thức biểu hiện.
Luận án cũng đã khẳng định vị trí và đóng góp đáng kể của tản văn Việt
Nam đầu thế kỷ XXI trong đời sớng thể loại nói riêng và đời sớng văn học Việt
Nam đương đại nói chung.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài còn mở ra hướng nghiên cứu thể loại tản
văn Việt Nam trong các chặng đường kế tiếp.
6. Cấu trúc luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án được sắp xếp thành bốn chương:
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu
Chương 2. Tản văn Việt Nam đầu thế kỷ XXI trong dòng chảy tản văn Việt
Nam hiện đại.
Chương 3. Hệ chủ đề trong tản văn Việt Nam đầu thế kỷ XXI.
Chương 4. Nguyên tắc giao tiếp và phương thức biểu hiện của tản văn Việt
Nam đầu thế kỷ XXI.

6


Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Quan niệm về tản văn hiện đại
Cho đến nay, cả trên phương diện lý thuyết lẫn thực tiễn sáng tác, khái niệm tản
văn vẫn là một vấn đề phức tạp bởi những quan niệm khác nhau chưa dẫn tới sự thớng
nhất sau cùng. Do đó, rất cần một sự giới thuyết về thể loại và xác lập lý thuyết.
Trong thực tiễn sáng tác, cách định danh trên các ấn phẩm hiện hành cũng

thiếu sự đồng nhất: Nhà văn Nguyễn Khải gọi là tạp văn; nhà văn Mạc Can,
Nguyễn Quang Lập gọi là tạp bút; nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Tuân
xem đó là nhàn đàm, tùy bút; nhà thơ Y Phương, Nguyễn Quang Thiều đề tản văn;
một số cây bút khác như Bùi Minh Quốc, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Việt Hà khi
dùng tạp văn, khi đề tản văn…
1.1.1. Vấn đề thuật ngữ và bản chất thể loại tản văn
Trong nghiên cứu văn học Việt Nam, sự phức tạp trong định danh thể loại tản
văn đồng thời với sự phức tạp trong việc xây dựng một khái niệm về nó. Trước khi
được các nhà nghiên cứu ghi nhận như một thể văn học độc lập, khái niệm tản văn
được nhìn nhận theo ba cấp độ: tản văn theo nghĩa là văn xuôi; tản văn theo nghĩa là
những thể loại ngoài truyện, thơ, kịch và tản văn theo nghĩa là một thể loại văn học.
Đầu thế kỷ XX, tản văn vẫn được hiểu theo nghĩa là “văn xuôi”. Hầu như tất
cả các thể loại văn xuôi đều được gọi chung là “tản văn” để phân biệt với “văn vần”
(vận văn), gồm “những bài không cần phải vần, khơng cần phải đới nhau, cứ ý mình
thế nào thì tả ra thơi” [6/tr79]. Theo ý kiến của tác giả Bùi Kỷ, trong cuốn Quốc văn cụ
thể, ông cho rằng tản văn không chỉ là “lối văn không đối nhau và khơng có vần”
[22/tr118] mà tản văn cịn là thể loại lớn bao gồm tựa, truyện, kí, bi, luận. Quan niệm
tản văn đồng nhất với văn xuôi cũng được thể hiện trong Văn tâm điêu long, tác giả
Lưu Hiệp chia toàn bộ thư tịch thành “văn” và “bút”, trong đó văn là “vận văn” (văn
vần), cịn bút là tản văn (văn xuôi). So sánh với một số định nghĩa về tản văn sau này,
quan niệm của Lưu Hiệp gần với những đặc trưng của tản văn hiện đại. Tuy nhiên, tản
văn được dùng theo nghĩa chỉ văn xi nói chung khơng cịn thơng dụng, nó được xếp
vào nhóm nghĩa cổ, ít dùng do cách hiểu đó khơng đúng với thực tế sáng tác.

7


Bên cạnh cách hiểu tản văn là văn xi nói chung, ở một số từ điển đưa ra
cách hiểu tản văn là tập hợp các thể loại ngoài truyện, thơ, kịch. Bộ Đại từ điển
tiếng Việt phát hành năm 2011 tách thể tản văn khỏi truyện và dần nghiêng về phía

xác định tản văn như một thể loại đứng bên cạnh những thể loại lớn khác. Quan
niệm này ảnh hưởng từ việc văn học Trung Quốc chia tản văn thành hai loại: Tản
văn truyền thống (những sáng tác văn xuôi, là văn học chính tơng xếp ngang hàng
với thơ từ) và tản văn hiện đại (một thể tài văn học cùng với thơ ca, tiểu thuyết,
kịch, bao gồm các hình thức văn kể chụn, văn trữ tình, phóng sự, tạp văn…)
[50/tr106]. Tóm lại, mặc dù khơng đánh đồng tản văn với văn xi nói chung nhưng
cấp độ thứ hai của quan niệm về tản văn cũng bộc lộ hạn chế cơ bản: chưa chỉ ra
được những đặc trưng của thể loại, mới dừng lại ở việc nhìn nhận khái quát theo
phương pháp loại trừ để thấy tản văn gồm những thể loại không thuộc truyện, thơ,
kịch. Tuy nhiên quan niệm này lại ngầm công nhận tản văn tồn tại như một thể loại
lớn - ngang hàng với những thể loại có bề dày lịch sử trong văn học nói chung.
Như vậy, văn học Trung Q́c nhìn nhận “tản văn” với ý nghĩa bao quát
nhiều thể loại: ban đầu nó được dùng để chỉ “văn xi” nói chung, về sau, khái
niệm thể loại biến đổi theo hướng thu hẹp dần nội hàm, “tản văn” được hiểu là
những thể loại ngoài truyện, thơ, kịch (các thể văn xi cịn lại như tùy bút, bút ký,
phóng sự, tạp văn… gọi chung là tản văn). Ở Việt Nam, Từ điển thuật ngữ văn học
cũng cho rằng: “trong nghĩa hẹp (tản văn) chỉ các tác phẩm văn phân biệt với kịch,
thơ”; trong văn xuôi “bao gồm một phạm vi rộng từ tiểu thuyết, truyện vừa, trụn
ngắn, ký, tiểu phẩm chính ḷn thì tản văn chỉ phạm vi văn xuôi hẹp hơn, không bao
gồm các loại truyện hư cấu như tiểu thuyết, truyện ngắn” [2/tr294], quan niệm này
vừa dùng phương pháp loại trừ để khu biệt tản văn với những thể loại có đầy đủ đặc
trưng cơ bản (kịch, thơ) vừa lấy tiêu chí hiện thực để phân loại nó với các thể loại
của văn xi.
Khi xếp tản văn vào văn xuôi nhưng là thể loại văn xi “khơng bao gồm các
loại trụn hư cấu”, có nghĩa tản văn cũng là những tác phẩm chứa đựng ́u tớ
chân thực, vậy tản văn có mới quan hệ thế nào với thể ký? – một thể loại văn xi
có sự giao thoa giữa văn học với khu vực cận văn học (báo chí, chính luận, ghi chép

8



tư liệu…). Xem tản văn như một thể loại văn học nhưng trong văn học Việt Nam
từng có hai xu hướng quan niệm: một mặt cho rằng tản văn chỉ là một phụ lưu của
ký; mặt khác cho rằng tản văn bao hàm ký.
Về quan niệm tản văn nằm trong ký, tác giả Nguyễn Đăng Na xác định rõ về
mặt từ ngun trong cơng trình giới thiệu về thể ký. Ông cho rằng, thoạt đầu ký
thuộc động từ, mang nghĩa là ghi chép. Khi được danh từ hóa, ký chỉ chính “những
sản phẩm ghi chép đó”. Nếu hiểu những văn bản được ghi chép ra là sản phẩm sau
cùng của ký thì “ký bao gồm trong nó rất nhiều loại hình ghi chép, từ thường thức
đến chức năng, khoa học rồi văn chương nghệ thuật…” [16/tr7]. Ký mang những
đặc tính cụ thể khi xét từ các phương diện. Về biểu hiện hình thức “những tác phẩm
thuộc thể ký thường mang hai yếu tố là người ghi chép và cái được ghi chép. Như
vậy, đã là ký thì phải mang dấu ấn trực tiếp của cái tôi và sự kiện can dự đến cái tôi
ấy” [16/tr7]. Trong ký, cái tôi chỉ hiện diện khi ghi chép sự kiện. Còn ở tản văn, tạp
văn hay tùy bút, cái tôi của nhà văn được thể hiện một cách tự do hơn. Điều đó lý
giải một thực tế, so với ký, tản văn thường giàu chất thơ hơn.
Ký xuất hiện sớm trong lịch sử thể loại văn học dân tộc. Trong thời kỳ văn học
trung đại, ký thực hiện nhiệm vụ ghi chép mọi phương diện đời sống. Lam Sơn thực
lục, Trung Hưng thực lục, Thượng kinh ký sự (Lê Hữu Trác viết lời tựa) đều cho
thấy ký là ghi chép sự thực mắt thấy tai nghe, mục đích là để răn dạy, nêu gương,
giáo hóa. Nhưng “thực chất, thời kỳ trung đại, người ta mới chỉ có ý thức phân loại
các thể loại chứ không phải khảo cứu lịch sử các thể loại nên những quan điểm bàn
về ranh giới phân định thể loại mang tính chủ quan, tiên nghiệm” [47/tr88]. Phải tới
đầu thế kỷ XX, ký mới được quan tâm phân loại một cách có ý thức, chia thành hai
hướng: hoặc kế thừa những hình thức ký đã có trong văn học truyền thống (ký sự nhân
vật, ký sự lịch sử) hoặc vẫn duy trì một sớ hình thức ḷn bàn (tản văn, tùy bút…). Về
cơ bản, tản văn hay tạp văn, tạp bút mang những yếu tố đặc trưng của thể ký, đó là một
thể loại cơ động, linh hoạt, nhạy bén trong việc phản ánh hiện thực ở cái thế trực tiếp
nhất, ở những nét sinh động và tươi mới nhất. Điểm đặc thù của ký là tơn trọng tính xác
thực của người và việc trong tác phẩm, sự hư cấu không được sử dụng một cách tùy

tiện ảnh hưởng đến tính xác thực của nội dung mà trái lại phải làm tăng thêm ý nghĩa

9


xã hội và giá trị nghệ thuật cho tác phẩm. Như thế tản văn sinh thành từ ký, tản văn là
một phụ lưu của ký được xem là quan điểm logic.
Khi nghiên cứu về đặc trưng của thể loại ký, tác giả Nguyễn Thị Ngọc Minh
đã làm công việc khảo sát tư liệu trên phạm vi rộng: Văn học trung đại (ký, lục, chí
tạp ký, ký sự), văn học Trung Quốc (văn học báo cáo, tạp văn, tản văn), văn học tư
liệu của Liên Xơ (phóng sự, bút ký, tùy bút, nhật ký, hồi ký, du ký, truyện ký...).
Phạm vi khảo sát cho thấy quan điểm ký là “gốc” lớn của nhiều tiểu loại, trong đó
có tạp văn, tản văn hay tạp bút… Đặc biệt, tính chất ký cũng thể hiện rõ ở một loạt
tản văn xuất hiện vào đầu thế XXI, khi các tác giả là những cây bút trẻ nhưng không
né tránh phản ánh nhiều hiện tượng được cho là “nhạy cảm” của đời sống xã hội và
bộc lộ thẳng thắn quan điểm, tình cảm trước những hiện tượng đó. Sức hút của thể
văn này được tạo ra do bản lĩnh, lập trường người viết ký. Trước một hiện thực
phức tạp, đa chiều, người viết ký phải tỉnh táo để không nhầm lẫn bản chất và hiện
tượng, đồng thời cũng là người “đứng mũi chịu sào”, lên tiếng cho sự thực giữa
khơng ít sự bủa vây của định kiến, tiêu cực trong xã hội. Lập trường người viết ký
chính là sự mạnh dạn khẳng định bản lĩnh nhà văn trong thời đại mới, lập trường
dân chủ và bình đẳng đối thoại. Nhờ vậy, “từ một thể loại mang tính nghệ thuật, ký
đã bước sang các lĩnh vực ngoài văn học và tác động sâu sắc, tạo nên sự thức tỉnh
mạnh mẽ trong đời sống xã hội”[47/tr12]. Như vậy, giá trị thức tỉnh đời sống của ký
là một trong số những dấu hiệu chức năng để nhiều nhà nghiên cứu xếp tản văn
thuộc về thể loại này.
Tiêu biểu cho nhóm ý kiến tản văn là tiểu loại của ký, trong Năm bài giảng
về thể loại, nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến cho rằng tản văn là một tiểu loại ký
có một sớ đặc điểm như: ngắn gọn, hàm súc; tùy hứng của tác giả có thể bộc lộ trữ
tình hay nghị luận; lối thể hiện đời sống trong tản văn mang tính chất chấm phá;

chạm vào những hiện tượng được tái hiện ở những khía cạnh cớt ́u và bất ngờ; tất
cả những gì được thể hiện và biểu hiện trong bài tản văn đều mang đậm dấu ấn,
cách cảm nhận và cảm nghĩ rất riêng của tác. Thuật ngữ essay trong văn học
phương Tây nghiêng theo hướng này, nó được hiểu như một kết cấu văn học để nhà
văn thể hiện góc nhìn riêng của cá nhân về phương diện nào đó của một chủ đề;

10


essay thường ngắn gọn và thoải mái về phong cách, cho phép diễn tả phong phú và
triệt để những cảm nhận có liên quan đến cá nhân. Người viết essay nhằm biểu đạt
quan điểm, góc nhìn của cá nhân tác giả trước một vấn đề (chủ đề) nào đó, vấn đề
ấy xuất phát từ đời sống xã hội. Thực chất đó là sự kết hợp giữa nét riêng của tản
văn với tính chất ghi chép của thể ký nói chung. Theo đó, tạm hình dung essay là
một nhánh bắt ra từ ký.
Lý luận văn học Việt Nam hiện đại cũng cho rằng ký bao gồm cả phóng sự,
hồi ký, nhật ký, ký sự, tùy bút, tản văn, tạp bút… Như vậy, ký (nói chung) là thể loại
có tính co giãn, linh hoạt. Nguồn gớc ra đời của hình thức ký đa dạng, nó có thể là
kết quả của sự kết hợp giữa văn học và báo chí (phóng sự…); cũng có khi ký ra đời
do sự hợp lưu giữa văn học và chính luận xã hội (tạp văn, tạp bút, tản văn…). Dựa
vào phương thức biểu đạt, ký được xếp vào nhóm thiên về nghị ḷn hay thiên về
trữ tình hoặc tự sự… tất nhiên việc phân loại đó chỉ mang tính tương đới vì sự “xâm
nhập” thường xun của các tính chất, khó xác định đâu là hạt nhân cớt lõi của thể
loại. Việc nhìn nhận thể ký như trên cho thấy tản văn chỉ là một biến thể nhỏ trong
dãy dài nhiều thể cùng loại của ký nói chung.
Về quan điểm cho rằng tản văn là văn xuôi nói chung, bao hàm ký, giáo sư
Trần Đình Sử quan niệm “ký chỉ bao gồm phạm vi hẹp hơn tản văn”, nói cách khác,
ký là một kiểu/một cách ghi chép của tản văn. Các tản văn là những sáng tác văn
xuôi mang những đặc điểm của thế ký với ý nghĩa văn học thuần túy, chú trọng việc
ghi lại những gì đã trải qua, đã nghe thấy, cảm thấy, thể nghiệm liên tưởng của cái

tôi hoặc ghi lại những câu chụn, những trạng thái cảnh vật hoặc trữ tình hồi
niệm; là loại tác phẩm văn học giàu tính trữ tình, rộng rãi về đề tài… Quan điểm
này xuất phát từ một số học giả Trung Quốc (Lưu Hiệp, Tiêu Thống, Phùng Văn
Mẫn, Tạ Sở Phát, Đàm Gia Kiện…), họ cho rằng thể tản văn có biên độ tương đới
rộng, nó bao gồm các sáng tác “ít bị câu thúc vào thể thức, có hình thức khá tự do
và đa dạng, có khả năng bộc lộ tư tưởng, tình cảm người viết một cách phong phú”
[16/tr11]. Vậy xét đến cùng, ngoài việc ghi chép đời sống thì điểm đến của ký chính
là bộc lộ tình cảm, tư tưởng của người viết. Khi “cấp” cho tản văn một nội hàm
rộng, khơng có những đặc tính cụ thể thì đương nhiên những thể văn xi khác dễ
trở thành “tập con” nằm trong nó.

11


Phạm Thành Hưng, tác giả bài viết Thuật ngữ báo chí – truyền thơng cũng
cho rằng tản văn là thể loại lớn, gồm nhiều tiểu loại: “Thuật ngữ tản văn được hiểu
theo quan niệm của người Trung Quốc cận đại. Theo đó, tản văn là văn xi nghệ
tḥt nói chung, bao gồm nhiều thể: tạp bút, tùy bút, tiểu phẩm, tiểu luận. Các tiểu
thể loại với những cách định danh khá ngẫu hứng, tự do (nhàn đàm, phiếm đàm,
thời đàm, phiếm luận, tạp trở, đoản văn) cũng được xếp vào phạm trù tản văn. Với
quan niệm này thì tản văn đã được hiểu trên một phạm vi rộng, nó là một thể loại
lớn mà trong đó bao gồm nhiều thể loại nhỏ (…)” [41/tr211]. Cách nhìn nhận tản
văn như vậy quay trở về sự đồng nhất tản văn với văn xi nói chung (nhằm phân
biệt với văn vần), đồng thời đánh giá thể tản văn xuất hiện với tư cách là một thể
loại lớn bao gồm nhiều tiểu loại.
Trước hai xu hướng khác nhau trong cách nhìn nhận về mới quan hệ giữa tản
văn – ký, chúng tôi cho rằng về cơ bản, tản văn (hay tạp văn, tạp bút) mang những
yếu tố đặc trưng của thể ký - một thể loại cơ động, linh hoạt, nhạy bén trong việc
phản ánh hiện thực ở cái thế trực tiếp nhất, ở những nét sinh động và tươi mới nhất.
Điểm đặc thù của ký là tơn trọng tính xác thực của người và việc trong tác phẩm, sự

hư cấu không được sử dụng một cách tùy tiện ảnh hưởng đến tính xác thực của nội
dung mà trái lại phải làm tăng thêm ý nghĩa xã hội và giá trị nghệ thuật cho tác
phẩm. Như thế tản văn sinh thành từ ký, tản văn là một phụ lưu của ký phản ánh
đúng với thực tế sáng tác.
1.1.2. Tản văn là một thể loại của văn xuôi hiện đại Việt Nam
Văn học Việt Nam hiện nay nhìn nhận “tản văn” là một thuật ngữ dùng để
chỉ một thể loại văn học xác định trong hệ thống các thể loại văn học hiện đại. Trên
thực tế, rất nhiều ấn bản đang có mặt trên thị trường sách hiện nay được đề tản văn,
tạp văn, tạp bút… Việc phân biệt tản- tạp văn không dễ vì ranh giới giữa chúng khá
mờ nhạt. Trước hết, Từ điển thuật ngữ văn học nhìn nhận “tạp văn” như một thể
loại nhỏ có đặc điểm riêng, nó “là những áng văn tiểu phẩm có nội dung chính trị,
có tác dụng chiến đấu mạnh mẽ. Đó là một thứ văn vừa có tính chính luận sắc bén,
vừa có tính nghệ thuật cô đọng, phản ánh và bình luận kịp thời các hiện tượng xã
hội “ [29/tr294]. Nếu hiểu như vậy, tạp văn có nghĩa hẹp hơn tản văn bởi tạp văn

12


chỉ là những “áng văn tiểu phẩm” thỏa mãn hai yêu cầu: nội dung chính trị, tính
chiến đấu mạnh mẽ. Song trong nghiên cứu Ký trên hành trình đổi mới, tác giả Đỗ
Hải Ninh cho rằng tản văn bao gồm cả tạp văn: “Tản văn là loại văn ngắn gọn, hàm
súc, với khả năng khám phá đời sống bất ngờ thể hiện trực tiếp tư duy, tình cảm tác
giả, bao gồm cả tạp văn, tùy bút, văn tiểu phẩm” [65/tr72]. Ngược lại, tác giả Đoàn
Lê Giang cho rằng tản văn chỉ là tên gọi thức thời của thể tạp văn trước đây: “Mươi
năm trở lại đây người ta hay gọi “tản văn” – văn ghi chép tản mạn về đời sớng,
nhưng thực ra người xưa gọi nó là “tạp văn” (ví dụ tạp văn Lỗ Tấn)”, sở dĩ gọi “tản
văn” thay cho “tạp văn” là vì “nhiều người không thích bị ám ảnh bởi chữ tạp”
[43/tr5]… Dù tên gọi khác nhau song nếu so sánh các thuật ngữ và nội dung văn
bản, dễ nhận thấy những tên gọi khác nhau chỉ là cách phân lượng mức độ (đậm,
nhạt) các đặc trưng của tản văn. Mỗi cách gọi là một tín hiệu khẳng định văn bản

nghệ thuật đó chứa đặc trưng nào của tản văn đậm nét hơn. Do đó, chúng tơi thớng
nhất lựa chọn khảo sát các đầu sách có dán nhãn tản văn, tạp bút, tạp văn… với điều
kiện các tập sách này thỏa mãn các đặc trưng của tản văn. Vậy, với tư cách là một
thể loại của văn xi hiện đại, tản văn Việt Nam có những đặc điểm gì?
Từ điển thuật ngữ văn học xác định tản văn là một thể loại văn học có đặc
trưng riêng. Trong đó, nhóm các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi đã xác định rõ các vấn đề căn bản của thể loại [29/tr293]:
- Hình thức: Tản văn “Nghĩa đen là văn xuôi, nhưng hiện nay tản vi bắt chim của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
là tập hợp gồm các bài tạp văn, tiểu luận, phê bình, giới thiệu và ghi chú. Trong đó
có một sớ bài viết gần với kết cấu tản văn của nhà văn Nguyễn Quang Thiều: chân
dung một nhà thơ được phác họa bằng hai phần, phần nói về đặc điểm riêng của con
người và sáng tác; phần sau cùng bao giờ cũng cẩn thận đính kèm thơ để chứng

152


minh rằng cái chân dung tôi dựng trên hoàn toàn chính xác như thơ ông ấy/ cô ấy
(nhà thơ Lê Kim Giao, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Bảo Sinh, Đồng Đức Bốn, Phan
Huyền Thư, Vi Thùy Linh đều được giới thiệu như vậy). Chỉ có điều Nguyễn
Quang Thiều tự sáng tác thơ minh họa cho tác phẩm của mình, Nguyễn Huy Thiệp
thì chọn thơ của nhân vật để minh họa cho nhân vật. Và cùng tạo ra một kiểu tản
văn/tạp văn đậm chất trữ tình.
Nhà văn Cao Huy Thuần viết Sợi tơ nhện, Chuyện trò, mới đây là tập Người
khuân đá – trong cảm hứng của sự giao hòa giữa tản văn với triết học, tôn giáo Phật
giáo nhuyễn đến mức người đọc như sa chân vào tự sự triết học, tôn giáo. Như Lai,
Phật Pháp tới nhà thơ Aragon; nhà văn phi lý Camus tới các triết gia lừng danh
Platon, Aristote, Spinoza, Nietzsche; thuyết phân tâm học của S. Freud v.v… nhưng
sau cùng, vượt qua những tri thức lớn lao của nhân loại được dồn căng trong mỗi
tản văn là tình yêu và cuộc sống trong đạo lý ở đời, mở rộng giao lộ liên tưởng với
nhiều chiều kích mới mẻ và thấu đáo: “đạo đức Phật giáo không đặt trên tiêu chuẩn

Thiện Ác, mà đặt trên an vui và đau khổ (...) Lựa chọn ít đau khổ hơn là đạo đức.
Nhiều an vui hơn, là đạo đức”. Với ông, đạo Phật không phải triết lý mà là thực
hành, tâm nguyện làm theo những gì Đức Phật dạy, con người sẽ thoát khỏi những
nỗi khổ cứ quẩn quanh làm đau đớn tâm kiếp đời. Cảm nhận sau khi đọc tản văn
của giáo sư, những người muốn biết đến đạo Phật sẽ được tiếp nhận bắt đầu từ nhận
thức sơ đẳng rồi dần học cách sống tự do an tĩnh trước cõi đời – bể khổ. Cho nên,
nếu Sợi tơ nhện và Người khuân đá là sự giao thoa giữa văn học với văn hóa, tơn
giáo thì Chuyện trị là sự sự liên đới giữa chức năng sáng tạo với chức năng giáo
dục luân lý, vì vậy với nhiều người, “Chuyện trị là một ćn Q́c văn giáo khoa
thư của thời đại, và cả Luân lý giáo khoa thư” (nhà văn Bùi Văn Nam Sơn viết lời
bàn). Bên cạnh đó cịn có tập Phật giáo và tản văn của tác giả TK. Thích Đồng Bổn
xuất bản năm 2011 – một cuốn sách lấy Phật giáo làm hạt nhân, tản văn làm hình
thức nhằm mục đích “chia sẻ với bạn đọc một tấm chân tình, một tầm nhìn bao quát
nhưng sâu sắc đới với nền văn hóa Phật giáo Việt Nam” như lời tác giả viết.
Tản văn cịn có thể mang trong mình phẩm chất, kiến thức của nhiều thể loại
văn học và nghệ thuật khác (hội họa, âm nhạc, kiến trúc, kịch bản điện ảnh, phim tài

153


liệu…) vì người viết vốn hoạt động trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật. Lúc ghi lại cảm
xúc trước một hiện tượng đời sống, họ mang “bệnh nghề nghiệp” phả vào con chữ
khiến đứa con tinh thần của họ là một đứa con lai chọn được nhiều gen trội của các
dòng máu khác. Hiếm có nữ nhà văn nào giớng như Phan Thị Vàng Anh – một nghệ
sĩ sở hữu nhiều mặt tính cách: con người của thơ, của truyện, của kịch bản phim,
biên tập sách, tiểu phẩm, biên kịch phim tài liệu hiện đại… Dù thực hiện vai người
kiến tạo ở thể loại nào, nữ nhà văn luôn chứng tỏ phẩm chất của một cây bút sắc
sảo, tinh tế và đầy tinh thần đương đại. Thảo Hảo- Phan Thị Vàng Anh viết tản văn,
tạp văn trên một tinh thần như vậy và rất tự nhiên, những bài viết nhỏ có sự giao
hòa nhẹ nhàng của những thể loại văn học, loại hình nghệ thuật khác nhau. Ghi

chép nhỏ của người cưỡi ngựa tiếng là tản văn nhưng nhiều trang thiên về ký. Thứ
tản văn tư liệu, xen lẫn những góc nhìn sâu sắc về đời sớng – văn hóa. Chất tư liệu
làm nên sức nặng của cuốn sách, khiến những câu chuyện vặt vãnh của một người
“cưỡi ngựa” không dễ dàng bị trôi đi mà neo lại trong người đọc. Trong khi đó, Đỗ
Phấn x́t phát từ vị trí một họa sĩ, am hiểu như một nhà Hà Nội học và tài hoa như
một nhà thơ nên trong mỗi sáng tác đầy ắp cảm giác, thơng tin của nhiều góc nhìn:
vừa hịa trộn những tri thức về kiến trúc, hội họa, lịch sử, văn chương…vừa bát ngát
một tâm hồn nghệ sĩ. Nhưng trên hết, sức thuyết phục vẫn là sự trải nghiệm, anh
nhìn và nghĩ về Tháp Rùa như một chứng nhân: “Ngày nhỏ, tôi theo lũ bạn bơi từ
phía đường Lê Thái Tổ ra chân tháp nhặt được rất nhiều trứng rùa ở đấy. Mang về
nhà cho vào ấm tích đổ cát ẩm lên để ấp. Nở ra những con vật bụng hoa đỏ nhí
nhoáy bị”. Có lẽ vì thế, anh đã gọi ra được hồn cốt của vẻ đẹp Tháp Rùa. Bản thân
là một kiến trúc sư, nhưng Nguyễn Trương Quý như bị văn chương ám, bản vẽ cảm
xúc và quy hoạch cảm xúc nhiều hơn thiết kế cơng trình và quy hoạch khơng gian
sớng. Bắt tay viết tản văn, nhà văn quan tâm nhiều tới tố chất của báo chí và nhất là
sự tương tác với thế giới ảo như bất cứ người trẻ nào sành sỏi. Theo Trương Q thì
tản văn có cái chất báo chí, thậm chí cả chất thơ khi cần quyến rũ mê hoặc người
đọc mà các thể loại trụn khác khơng có.
Giớng như phần lớn những cây bút viết tản văn thường có điểm tựa thể loại
khác, Hồng Việt Hằng x́t hiện trên văn đàn hơn 10 năm nay trước hết với tư

154


cách một cây bút truyện ngắn, sau đó là sáng tác thơ. Sẵn có nền tảng như vậy, khi
bước sang tản văn, tác giả nhanh chóng tạo được dấu ấn riêng. Nếu Mã Giang Lân
nhận thấy “Hoàng Việt Hằng cố gắng đưa cuộc sống vào thơ” thì trong tản văn, nhà
văn đưa chất thơ vào từng trang viết. Chất thơ bật lên ngay từ nhan đề những tập tản
văn hay những bài viết riêng lẻ: Tiêu gì cho thời gian để sống, Tiếng dẻ cùi phía cây
cơm vàng, Bóng đổ nơi chân sóng, Giọt người ở mấy vũng mây v.v… nhiều bài viết

thực chất là thơ văn xuôi: “Tôi chỉ thuộc về phía những người cùng khổ. Trái tim tơi
thuộc về họ. Còn những thứ xa hoa và nhiều thứ khác hấp dẫn hơn hình như cuộc
đời không dành cho tơi. Và nó đứng ngoài suy nghĩ của tơi” [128/tr3] Cảm xúc tinh
tế, tư duy thơ giúp văn Hoàng Việt Hằng bay bổng và dạt dào. Bài Chảy đi những
dòng sơng q kết lại xao xún: "Những thứ hoa mía, hoa cải không cắm trong lọ
trong bình, nhưng cắm mãi trong tim con người, dù đi đâu cũng tìm về sơng q".
Đặc biệt, từ chính cuộc đời gian trn và lận đận của mình, Hồng Việt Hằng có
được khơng ít văn cảnh rung động về lòng nhân ái. Trong Đời người gió thổi mây
bay, Hồng Việt Hằng kể lại câu chụn bà Thái - một người hàng xóm tớt bụng đã
cưu mang và giúp đỡ những ngày khớn khó, mà ấn tượng xao xác nhất là câu an ủi
nỗi đơn cơi: "Về nhà lúc sấp bóng hãy nhìn lên tường. Nếu thấy bóng mình cũng là
thấy mẹ, thấy em cháu về. Thơi thì phận mỏng, ít ra mình cịn có người thân ở trên
tường kia, trên ban thờ kia". Không chỉ thấm đẫm chất thơ, tản văn của bà còn
mang tính chất phiêu lãng của một nhà du ký. Tiếng dẻ cùi phía cây cơm vàng định
danh thể loại tạp văn nhưng lại mang màu sắc ký sự. Phần lớn 31 tạp văn trong đó
đều được khởi hứng bởi một địa danh nào đó: từ sơng q tới sơng Hằng của Ấn
Độ; từ đường đồng bằng đến những rẻo cao chót vót đi mỏi chân mới gặp một bóng
người, từ núi đá xuống biển khơi tung . Cảm giác thèm được xách balo lên mà đi
mỗi lần đọc các tản văn Cúi xuống Tây Côn Lĩnh, Ra đảo Dấu không chỉ nhìn sóng,
Mây thẫm ở Ngọa Vân, Sìn Hồ bắt đầu từ cây số không, Ba lần trở lại bến Gót,
Thác vẫn đổ chân núi Cơ Mng… Tuy nhiên, cách đi của Hồng Việt Hằng khơng
giớng các nhà báo, đi không hẳn để tìm tư liệu mà cốt đánh thức rung động chính
mình. Vì vậy, nếu lượng thơng tin đủ người khác triển khai một bút ký vài nghìn
chữ thì Hồng Việt Hằng chỉ gói ghém trong tạp văn vài trăm chữ. Lối viết của nhà

155


thơ: “đã níu vào vệt cải trắng, vệt đào phai mà đi” cũng có cái thú vị riêng đới với
người đọc. Chính những người bạn thân thiết trong văn chương của bà cũng thấy với

Hoàng Việt Hằng, nghiệp viết gắn liền sở thích xê dịch – thứ chủ nghĩa khơng phải
đặc trưng của tính nữ. Nhưng hễ có cơ hội thì lập tức con người ấy tìm cách thốt
khỏi phớ phường chật chội phiêu lãng tầm mắt và phiêu lãng tâm hồn qua những
vùng đất, những số phận mà bản thân luôn khao khát khám phá.
Không thể kể hết dấu hiệu tương tác giữa thể tản văn với đặc điểm các thể
loại văn học và các loại hình nghệ thuật khác, thậm chí là sự tương tác với đời sớng
hiện đại trong một chuyên đề. Nếu viết về tính chất giao thoa của tản văn có lẽ cần
có một đề tài chuyên biệt. Song đọc tản văn, tự độc giả cũng nhận ra dễ dàng sự hòa
kết của nhiều dấu vết nghệ tḥt khác trong tác phẩm văn xi có quy mô nhỏ.
Chiến lược giao tiếp này đã lặng lẽ chứng minh tản văn là thể loại năng động trong
diễn ngơn. Nhờ vậy, nó làm vừa lịng độc giả ở diện phổ qt, từ người bình dân
đến trí thức khó tính, từ người am hiểu lĩnh vực này tới những người chuyên môn
cao lĩnh vực khác, người trải nghiệm ưa đọc thứ văn nhẩn nha chậm rãi đến lớp trẻ
ưa dùng ngôn ngữ trên thế giới ảo của riêng họ, ln thích ứng với cộng đồng tiếp
nhận đương đại. Đó cũng là lý do để tản văn có lực hấp dẫn lớn đối với người viết
cũng như người đọc.
Tiểu kết chương 4
Từ góc nhìn thể loại, tản văn đầu thế kỷ XXI đã có những thay đổi đáng kể
so với tản văn thế kỷ XX. Sự thay đổi ấy thể hiện rõ ở những biến đổi trong nguyên
tắc giao tiếp và phương thức thể hiện.
Vận động trong môi trường văn hóa truyền thơng đầu thế kỷ XXI, cấu trúc
thể loại tản văn phát triển theo hướng tăng cường tính đối thoại trước những vấn đề
của đời sớng; độc thoại hóa những trải nghiệm riêng; sử dụng triệt để chiến lược
khơi gợi. Các đặc điểm này cho thấy tản văn đầu thế kỷ XXI đã hình thành nguyên
tắc giao tiếp thể hiện rõ tinh thần bình đẳng trong luận bàn các vấn đề của đời sống
– điều mà tản văn trước đó chưa có được.

156



Nguyên tắc giao tiếp của tản văn chi phối cấu trúc và phương thức thể hiện
của thể loại. Khác với những sáng tác ở thế kỷ trước, phương thức thể hiện tản văn
thời kỳ này có đặc tính vừa hiện đại vừa năng động. Tính hiện đại thể hiện ở việc nỗ
lực tạo ấn tượng với bạn đọc bằng cách sử dụng nghệ tḥt, logic, hài hịa ngơn ngữ
tự do và ngôn ngữ mạng. Tính năng động một mặt thể hiện ở cách tản văn thích
nghi nhanh chóng với đời sống sinh động mà công nghệ, mạng internet đem lại; mặt
khác thể hiện ở sự đa dạng hóa giọng điệu, đa dạng hóa phương thức thể hiện của
tản văn nhằm tạo ấn tượng mạnh mẽ với độc giả.
Việc nhìn nhận một số nguyên tắc giao tiếp và phương thức thể hiện chưa thể
cung cấp cái nhìn tồn diện và chi tiết về mọi yếu tố trong cấu trúc thể loại tản văn
hôm nay nhưng đủ cơ sở để khẳng định và lý giải sức hấp dẫn của tản văn đầu thế
kỷ XXI. Chúng tôi coi những yếu tố nghệ thuật mới của thể loại đang trong quá
trình hình thành và ổn định chưa được đề cập trong phần nghiên cứu này là một sự
gợi mở cho những nghiên cứu tiếp theo về thể loại .

157


KẾT LUẬN
1. Xuất hiện trong hệ thống văn xuôi Việt Nam từ đầu thế kỷ XX, tản văn
được xem là thể loại mới. Nhưng thực tế, ngay cả việc ghi nhận tản văn như một thể
văn xuôi non trẻ cũng khó khăn đới với giới nghiên cứu. Khái qt tình hình nghiên
cứu về thể loại tản văn cho thấy có nhiều quan niệm khác nhau về tản văn, dẫn tới
khó khăn trong định vị thể loại. Quy luật phát triển thể loại văn học cho thấy sự giao
thoa đặc tính của các thể loại dẫn tới sự ra đời một thể loại mới hoặc làm mới một
thể loại cũ. Tản văn là trường hợp như vậy, nó là kết quả sau cùng của sự xâm nhập
thường xuyên giữa các phương thức thể hiện khác nhau của văn xuôi tự sự. Sau hơn
một trăm năm hình thành và phát triển, tản văn hiện đại Việt Nam đã khẳng định vị
thế độc lập của thể loại trong văn học dân tộc với những đặc trưng riêng: quy mô
ngắn gọn; cái tôi tác giả trực diện, bản lĩnh, hiện diện ấn tượng; đề tài năng động và

cởi mở vượt trội so với những thể văn xuôi khác; phương thức biểu đạt tự do, chỉ
cần đảm bảo bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý nghĩ; cá tính tác giả; kết cấu phụ thuộc vào
nguyên tắc, chiến lược mà nhà văn tạo dựng, ít bị chi phối bởi những lý thuyết
khuôn mẫu; ngôn ngữ và hành văn tự do nhằm cập nhật, thể hiện sinh động, đủ đầy
nhất về muôn mặt đời sống…
2. Trong quá trình trưởng thành, tản văn Việt Nam được ni dưỡng bởi
những mơi sinh văn hóa khác nhau. Dưỡng chất văn hóa hiện đại tác động khiến tản
văn buộc phải biến đổi để thích nghi. Đầu thế kỷ XXI, sự phát triển mạnh mẽ của
công nghệ thông tin đã đem lại bước chuyển biến mạnh mẽ ở nhiều phương diện,
đặc biệt là sự đột phá trong khâu xuất bản tác phẩm; rút ngắn khoảng cách con
đường tác phẩm đến với bạn đọc; tăng cường tính tương tác giữa người viết và
người đọc; đánh thức tiềm năng sáng tác ở nhiều cá nhân; tạo sự sơi động hiếm có
cho đời sớng của thể tản văn. Việc khảo sát tản văn Việt Nam hai thập kỷ đầu thế kỷ
XXI cho thấy sự phát triển tích cực của thể loại thể hiện rõ nét ở đội ngũ sáng tác
đông đảo, số lượng lớn tác phẩm và đặc trưng thể loại được “chưng cất” thông qua
một loạt cá tính sáng tạo độc đáo. Một mặt, tản văn duy trì đặc trưng thể loại trong
suốt thế kỷ XX (đề tài, nội dung tư tưởng, phương thức nghệ tḥt, cá tính tác
giả…), mặt khác, nó cịn tiếp tục kế thừa, biến đổi, phát triển mạnh mẽ để chứng tỏ

158


sự thích nghi nhanh chóng của tản văn với thời đại mới (ngôn ngữ, hàm lượng hiện
thực của đời sống, quan niệm về nhà văn, mối quan hệ giữa nhà văn với độc giả…).
Có thể nói sự tương tác giữa tản văn với các mơi sinh văn hóa đầu thế kỷ XXI đã
đem tới sự vận động và biến đổi cấu trúc thể loại. Sự biến đổi có ý nghĩa nhất là
tăng cường tính đới thoại vớn có của tản văn, khơi gợi sự tranh luận hay kích thích
phản hồi từ độc giả. Điều này khiến tản văn vừa chứng tỏ độ mở trong tư duy sáng
tạo lại vừa trở nên gần gũi với với cuộc đời, dễ tìm sự đồng cảm, khơi gợi cảm xúc
và suy ngẫm ở người đọc.

3. Nhìn từ đặc trưng thể loại, so với tiểu thuyết và truyện ngắn, nội dung tản
văn hôm nay cho thấy cách nó khám phá đời sớng vừa rộng về diện vừa sâu về chi
tiết và luôn ở trạng thái cập nhật đời sớng. Vì thế, độc giả có thể tìm thấy ở tản văn
mọi vấn đề của đời sớng và con người đương đại, song nhìn chung, tản văn hơm
nay tập trung bớn chủ đề chính: cảnh sắc các vùng miền, văn hóa và phong tục, tản
văn thế sự, tản văn chân dung. Chính tinh thần dân chủ và sự cởi mở của văn học
nghệ thuật trong bối cảnh mới đã tạo điều kiện để các tác giả thể hiện bản lĩnh, cá
tính và trách nhiệm của một nhà văn đối với xã hội. Cho nên dù viết về chủ đề nào,
tản văn Việt Nam đầu thế kỷ XXI ln đạt được trạng thái cân bằng trong sự nhìn
nhận: mặt tích cực và tiêu cực; mảng sáng và khuất tới; ngợi ca và phản tỉnh; mong
gìn giữ, bảo lưu, tiếp nhận các giá trị văn hóa tiến bộ trong bới cảnh hội nhập tồn
cầu hóa. Với tinh thần thẳng thắn trong nhìn nhận và phản ánh, tản văn đã rút ngắn
khoảng cách giữa văn học và cuộc đời.
4. Về phương diện nghệ thuật, nguyên tắc giao tiếp và phương thức thể hiện
tạo ra sự khác biệt, sức hấp dẫn của thể loại tản văn Việt Nam đầu thế kỷ XXI. Nếu
tản văn Việt Nam ở thế kỷ XX phát đi đơn hướng những thông điệp và cảm thức từ
phía nhà văn thì tản văn Việt Nam đầu thế kỷ XXI phát triển theo hướng tăng cường
tính đối thoại, độc thoại hóa những trải nghiệm riêng và sử dụng triệt để chiến lược
khơi gợi. Các đặc điểm này cho thấy tính bình đẳng, tự do trong luận bàn của tản
văn đầu thế kỷ XXI – điều thật sự cần thiết cho văn học nói chung trong bới cảnh
mới. Phương thức thể hiện của tản văn thời kỳ này cũng là một điểm nhấn nghệ
thuật tạo sự khác biệt cho tản văn đầu thế kỷ XXI. Đó là cách biểu đạt hiện đại,

159


×