Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Luận văn thạc sĩ hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (794.21 KB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

BÙI HỒNG THANH

HỒN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG
KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GỊN – HÀ
NỘI, CHI NHÁNH BÌNH PHƯỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

BÙI HỒNG THANH

HỒN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG
KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – HÀ
NỘI, CHI NHÁNH BÌNH PHƯỚC
CHUN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ:

7701250935A

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LẠI TIẾN DĨNH

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN:
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ: “Hồn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách
hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, Chi nhánh Bình Phước” là
cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn
gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ.

Tác giả

BÙI HỒNG THANH


1

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………

1

CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG, TÌNH HÌNH KINH DOANH TẠI

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GỊN – HÀ NỘI CN BÌNH PHƯỚC ………………….

4

1.1. Khái quát về NH TMCP Sài Gòn – Hà Nội – CN Bình Phước ………………...

4

1.2. Tình hình kinh doanh tại NH SHB CN Bình Phước …………………………...

7

CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT XHTD VÀ MỘT SỐ MƠ HÌNH XHTD TRÊN THẾ
GIỚI …………………………………………………………………………………

18

2.1. Lý thuyết XHTD ……………………………………………………………….

18

2.2. Một số phương pháp XHTD KH DN …………………………………………..

23

2.3. Điều kiện tiên quyết để xây dựng hệ thống XHTD KH DN hiệu quả tại NH
thương mại ………………………………………………………………………….

30


2.4. Ví dụ mơ hình XHTD tại các NH BIDV ……………………………………….

31

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG XHTD DN SHB CN BÌNH PHƯỚC ………………

35

3.1. Quy trình XHTD DN của SHB ………………………………………………...

35


2

3.2. Thực trạng XHTD DN tại NH SHB CN Bình Phước ………………………….

42

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HẠN CHẾ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN ĐỌNG CỦA
CƠNG TÁC XHTD DN SHB CN BÌNH PHƯỚC …………………………………

47

4.1. Những thành tựu đạt được ……………………………………………………..

47

4.2. Một số mặt hạn chế …………………………………………………………….


48

4.3. Nguyên nhân ……………………………………………………………………

51

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC XHTD TẠI NH SHB CHI
NHÁNH BÌNH PHƯỚC ……………………………………………………………

55

5.1. Định hướng chiến lược của NH TMCP SHB trong thời gian tới ………………

55

5.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống XHTD DN tại NH TMCP SHB – CN Bình
Phước ………………………………………………………………………………..

58

5.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hệ thống XHTD DN tại NH TMCP
SHB …………………………………………………………………………………

64

KẾT LUẬN …………………………………………………………………………

67

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………...


69

PHỤ LỤC …………………………………………………………………………...

71


3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BCTC

Báo cáo tài chính

DN

Doanh nghiệp

DT

Doanh thu

GVHB

Giá vốn hàng bán

HTK


Hàng tồn kho

KĐTC

Không đủ tiêu chuẩn

KH

Khách hàng

KHDN

Khách hàng doanh nghiệp

LNST

Lợi nhuận sau thuế

NH

Ngân hàng

NHTMCP

NH Thương mại cổ phần

SHB

NH TMCP Sài Gòn – Hà Nội.


SXKD

Sản xuất kinh doanh

TS

Tài sản

TSBĐ

Tài sản bảo đảm

TSNH

Tài sản ngắn hạn

VLĐ

Vốn lưu động

XDCB

Xây dựng cơ bản

XHTD

Xếp hạng tín dụng

XHTDNB


Xếp hạng tín dụng nội bộ


4

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Huy động vốn giai đoạn 2014-2016 ……………………………………

8

Bảng 1.2: Kết quả thu phí dịch vụ trong giai đoạn 2014-2016…………………….

14

Bảng 1.3: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014 – 2016……………………….

16

Bảng 2.1: Bảng hệ thống ký hiệu xếp hạng công cụ nợ dài hạn của Moody’s…….

27

Bảng 2.2: Bảng hệ thống ký hiệu XHTD của Standard and Poor’s……

29

Bảng 2.3. Trọng số của nhóm các chỉ tiêu phi tài chính chấm điểm XHTD KH
DN…………………………………………………………………

32


Bảng 2.4. Hệ thống ký hiệu xếp hạng DN của BIDV…………………..

33

Bảng 3.1 Phân loại DN theo ngành kinh tế……………………………..

37

Bảng 3.2 Phân loại DN theo quy mô……………………………………

37

Bảng 3.3 Phân loại DN theo số lao động………………………………..

38

Bảng 3.4 Nhóm chỉ tiêu tài chính KH DN của NH SHB…

39

Bảng 3.5 Bảng nhóm chỉ tiêu phi tài chính…………………………………………

39

Bảng 4.1: Bảng xếp hạng các KH DN năm 2010 tại SHB………

47



5

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Cơ cấu huy động theo kỳ hạn …………………………………….

9

Biểu đồ 1.2: Cơ cấu huy động theo loại tiền …………………………………..

10

Biểu đồ 1.3: Tổng dư nợ và tăng trưởng dư nợ tín dụng giai đoạn 2012-2014…

12

Biểu đồ 1.4: Hoạt động cho vay năm 2014…………………………………….

13


1

LỜI MỞ ĐẦU
NH là một trong những trung tâm tài chính có tầm quan trọng bậc nhất trong
nền kinh tế của mọi quốc gia trên Thế Giới. Với hoạt động chủ yếu là huy động
vốn, các dịch vụ thanh toán, ủy thác, tín dụng… Hoạt động tín dụng là một trong
những hoạt động đem giả lại nguồn thu nhập chính cho NH nhưng cũng đồng thời
đi kèm đó là mức rủi ro cao tương ứng. Để hạn chế điều đó, khâu XHTD phải được
thực hiện đầu tiên và cẩn trọng trước khi ra quyết định cho vay của NH.
Theo hiệp ước Basel II, các NH phải xây dựng hệ thống XHTD nội bộ của

riêng NH mình và sử dụng hệ thống này như một cơng cụ quản trị tín dụng hiệu
quả. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, việc xây dựng và áp dụng hệ thống XHTD
nội bộ này mới chỉ được triển khai ở một số NH lớn như NH TMCP Ngoại thương
Việt Nam, NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam, NH TMCP Công thương Việt
Nam…nên vẫn là một vấn đề khá mới đối với các NH.
Đặc biệt, đối với NH TMCP Sài Gòn - Hà Nội, với hệ thống XHTD nội bộ
cịn chưa hồn chỉnh, thiếu tính đồng bộ trên tồn hệ thống thì việc xây dựng một hệ
thống XHTD nội bộ phù hợp với thông lệ Basel II và điều 7 quyết định 493/QĐ –
NHNN ngày 22/04/2005 của NH Nhà nước để phục vụ cho công tác cấp tín dụng và
phân loại rủi ro là rất cần thiết. Nó sẽ là cấu phần quan trọng và là một công cụ đắc
lực trong quản trị kinh doanh NH, giúp NH ngày càng phát triển hơn.
NH TMCP Sài Gòn – Hà Nội với số lượng KH lớn, lên đến hơn 600.000 KH
cá nhân và gần 30.000 KH DN…. Ta có thể thấy được lượng KH là DN là khá
nhiều, hơn nữa lợi nhuận từ KH DN là rất lớn. Tuy nhiên ta cũng nhận thấy được
trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, việc cho vay đối với KHDN là rất rủi
ro. Chính vì vậy việc xếp hạng KHDN có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với
NHTMCP Sài Gịn – Hà Nội nói chung và CN Bình Phước nói riêng. Qua đó NH có
thể phịng ngừa rủi ro khi cho vay đối với KH đồng thời giảm tổn thất cho NH.


2

Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề XHTD KHDN tại NH cộng với
mong muốn được tìm hiểu thêm về vấn đề này, bằng kiến thức tích lũy được trong
quá trình học tập và sự giúp đỡ của NH SHB nói chung và chi nhánh SHB – Bình
Phước nói riêng tác giả đã chọn thực hiện đề tài luận văn “Hoàn thiện hệ thống
XHTD KH DN tại NH TMCP Sài Gịn – Hà Nội – chi nhánh Bình Phước”
 Mục tiêu nghiên cứu:
 Hệ thống hố, phân tích, tổng hợp các vấn đề lý luận liên quan đến công tác
XHTD DN của NH thương mại.

 Phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác XHTD DN tại SHB CN Bình Phước
trong thời gian qua.
 Ðề xuất các giải pháp hoàn thiện cơng tác XHTD DN tại SHB CN Bình
Phước.
 Ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu
Ðối tượng nghiên cứu của luận văn là tập trung nghiên cứu những vấn đề lý
luận và thực tiễn liên quan đến cơng tác XHTD DN tại SHB CN Bình Phước
 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Ðề tài chỉ tập trung nghiên cứu công tác XHTDNB đối với KH
DN.
Về thời gian: Thời gian để thực hiện phân tích, đánh giá thực trạng công tác
XHTDNB chỉ tập trung trong khoảng thời gian từ 2014 đến 2016
Về không gian: Tại SHB CN Bình Phước.


Câu hỏi nghiên cứu
Bản chất XHTDNB là gì? Nội dung cơng tác XHTDNB KH DN? Tiêu chí
đánh giá cơng tác XHTDNB đối với KH DN tại NHTM và những nhân nào
tố ảnh hưởng đến công tác XHTDNB?
Thực trạng công tác XHTDNB KH DN tại SHB CN Bình Phước diễn ra như
thế nào? Những vấn đề nào cần quan tâm giải quyết?


3

Hạn chế của cơng tác XHTDNB tại SHB CN Bình Phước?
Ðể hồn thiện cơng tác XHTDNB KH DN, SHB CN Bình Phước cần triển
khai những giải pháp chủ yếu nào?
 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn vận dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Về các phương pháp cụ thể được sử dung bao gồm: hệ thống hóa, phân tích,
tổng hợp, quy nạp, diễn dịch và các phương pháp thống kê.
 Ý nghĩa khoa học của đề tài
Hệ thống lại các vấn đề lý luận về XHTD, qua đó rút ra kinh nghiệm cho
cơng tác XHTDNB.
Nhìn nhận về thực trạng về cơng tác XHTDNB tại SHB CN Bình Phước. Từ
đó chỉ ra các hạn chế trong cơng tác XHTDNB, đề xuất các giải pháp hoàn
thiện nhằm thúc đẩy và phát huy vai trị của cơng tác XHTDNB tại SHB CN
Bình Phước.
 Kết cấu của luận văn
Kết cấu luận văn gồm 5 chương:
 Chương 1: Sơ lược về NH, tình hình kinh doanh tại NH TMCP Sài Gịn – Hà
Nội CN Bình Phước
 Chương 2: Lý thuyết XHTD và một số mơ hình XHTD trên Thế Giới
 Chương 3: Thực trạng XHTD DN tại NH TMCP Sài Gòn – Hà Nội CN Bình
Phước
 Chương 4: Phân tích hạn chế và những vấn đề tồn đọng của công tác XHTD
DN SHB CN Bình Phước.
 Chương 5: Giải pháp hồn thiện cơng tác XHTD tại NH SHB Chi nhánh
Bình Phước


4

CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG, TÌNH HÌNH KINH DOANH TẠI
NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI CN BÌNH PHƯỚC
1.1.

Khái qt về NH TMCP Sài Gịn – Hà Nội – CN Bình Phước:


1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển:
NH TMCP Sài Gịn- Hà Nội (SHB) có tiền thân là NH TMCP Nông Thôn
Nhơn Ái được thành lập theo Quyết định số 214/QÐ-NH5 ngày 13/11/1993; Quyết
định số 93/QĐ-NHNN ngày 20/1/2006 và Quyết định số 1764/QĐ-NHNN ngày
11/9/2006. Sau gần 25 năm xây dựng và phát triển, từ một NH nông thôn nhỏ SHB
đã vươn lên mạnh mẽ và trở thành một trong những định chế tài chính có quy mô
lớn tại Việt Nam, SHB hiện nằm trong top 5 “ông lớn” NH tư nhân lớn nhất Việt
Nam không do Nhà nước chi phối vốn. Lấy khẩu hiệu “Đối tác tin cậy, Giải pháp
phù hợp” làm tôn chỉ hoạt động, SHB ln cố gắng mang lại tiện ích và phồn thịnh
cho KH yêu quý.
Năm 2012 đi dầu trong chủ truong mua bán sáp nhập NH yếu kém,
SHB đã sáp nhập them 2 tổ chức tín dụng là NH TMCP Nhà Hà Nội (Habubank),
vào năm 2017 sáp nhập thêm Công ty CP tài chính Vinaconex – Viettel (VVF). Sau
2 lần sáp nhập, đến hết 30/09/2017, vốn điều lệ của SHB đạt 11.197 tỷ đồng, tổng
tài sản đạt hơn 265.300 tỷ đồng. Mới đây, SHB đã được NHNN chấp thuận tăng
vốn điều lệ lên hơn 12.036 tỷ đồng. Với gần 7.000 cán bộ nhân viên, mạng lưới
rộng gần 500 điểm giao dịch trải rộng trên 3 quốc gia Việt Nam, Lào và
Campuchia, SHB đang phục vụ gần 4 triệu KH cá nhân và DN. Bên cạnh đó SHB
cịn đang ráo riết thực hiện chủ trương mở thêm văn phòng đại diện tại Mỹ và EU,
phấn đấu đưa SHB vươn tầm quốc tế.
Tháng 05/2010, được sự chấp thuận của NHNN, NH TMCP Nhà Hà Nội –
chi nhánh Bình Phước (Habubank Bình Phước) chính thức được thành lập và đi vào
hoạt động theo quyết định số 1026/QĐ-HĐQT.HBB ngày 30/09/2009. Đến năm
2012, NH TMCP Nhà Hà Nội sáp nhập vào SHB, Habubank Bình Phước đổi tên
thành NH TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Bình Phước (SHB Bình Phước).


5


1.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của NH SHB Chi nhánh Bình Phước
1.1.2.1.

Chức năng

Giống với hầu hết các chi nhánh NH khác, chức năng chính của SHB Bình
Phước là kinh doanh, hoàn thành chỉ tiêu được HĐQT và Ban lãnh đạo SHB giao,
quản lý và giám sát hoạt động kinh doanh của các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm
trực thuộc. SHB Bình Phước cung cấp các dịch vụ:
 Huy động vốn
Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn dưới các hình thức:
 Nhận tiền gửi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi của cá nhân, tổ
chức kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngồi nước bằng đồng nội tệ và ngoại
tệ theo quy định của SHB.
 Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn....
 Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển, vốn ủy thác của các tổ chức trong nước.
 Cho vay, đầu tư
Thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ như:
 Cấp tín dụng cho các cá nhân, tổ chức kinh tế dưới các hình thức cho vay.
 Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất, thương phiếu và các giấy tờ có giá.
 Bảo lãnh, mở L/C và cung cấp các hình thức tín dụng khác theo quy định của
SHB và NHNN.
 Ngân quỹ
 Kinh doanh ngoại tệ: thu đổi ngoại tệ, mua bán ngoại tệ với KH và các tổ
chức tín dụng khác.


6

 Bảo lãnh

 Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế); bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh
thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán.
 Thanh toán
 Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong nước cho KH, dịch vụ thu hộ
 Thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế, chuyển tiền quốc tế
 Thẻ và NH điện tử
 Phát hành và thanh tốn thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế, thẻ ghi nợ
nội địa, thẻ ghi nợ quốc tế.
 Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt.
 Dịch vụ NH điện tử.
1.1.2.2.

Nhiệm vụ

 Tiếp thị, tìm kiếm KH, mở rộng phạm vi hoạt động trên địa bàn, mở rộng thị
phần NH tại tỉnh Bình Phước.
 Xem giả xét, đánh giá và đề xuất chiến lược phát triển thị trường trong từng
giai đoạn cụ thể, hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch kinh doanh được giao.
 Chịu trách nhiệm trong việc quản lý, kiểm soát rủi ro tín dụng, rủi ro vận
hành và các rủi ro khác…
 Tham mưu cho Tổng Giám đốc trong việc phát triển mạng lưới phịng giao
dịch, quỹ tín dụng trong địa bàn được giao.
 Chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các đơn vị trực thuộc đảm bảo thực hiện
đúng yêu cầu nhiệm vụ được giao.


7

1.1.2 Cơ cấu tổ chức của NH SHB – Chi nhánh Bình Phước
HĐQT


Giám đốc chi nhánh

Phịng giao
dịch trực
thuộc

Phịng Kinh doanh
(KHCN-KHDN)

Dịch vụ KH

Vận hành

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Chi nhánh Bình Phước
Nguồn phịng kế hoạch tổng hợp
Giám đốc chi nhánh là người đứng đầu và chịu trách nhiệm cao nhất trước
HĐQT và ban lãnh đạo SHB về tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Giám đốc chi nhánh do Chủ tịch HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm hay bãi nhiệm.
Phòng kinh doanh là bộ phận quan trọng nhất, đây là bộ phận đề ra kế hoạch
kinh doanh và tiến hành thực hiện, là bộ phận đem giả lại lợi nhuận chính cho chi
nhánh. Các bộ phận khác có nhiệm vụ hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh chung của
chi nhánh, đảm bảo cho việc vận hành và thực hiện kinh doanh ln được thơng
suất.
1.2.

Tình hình kinh doanh tại NH SHB CN Bình Phước:

1.2.1. Hoạt động huy động vốn
1.2.1.1.


Số dư huy động vốn

Về bản chất NH là hoạt động kinh doanh dựa trên sự mơi giới, điều hịa dòng
tiền trong xã hội, lấy nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư để đưa vào hoạt động kinh


8

doanh. Do vậy huy động vốn luôn là một hoạt động vô cùng quan trọng, là cơ sở để
mọi nghiệp vụ, và sản phẩm dịch vụ NH phát sinh. Việc cạnh tranh trong hoạt động
vốn diễn ra vô cùng gay gắt, khơng chỉ giữa các NH với nhau, mà cịn giữa các
kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khốn, vì thế hoạt động huy động vốn
được các NH thương mại đặc biệt chú trọng. Vì vậy, SHB Bình Phước đã tích cực
triển khai các sản phẩm huy động vốn rất đa dạng từ hình thức, kỳ hạn, đến lãi suất
như “Tiết kiệm siêu lãi suất”, “ Tiết kiệm đa lợi”… và nhiều đợt phát hành các kỳ
phiếu, tín phiếu khác. Có thể thấy rõ tình hình huy động vốn của SHB Bình Phước
qua bảng sau:
Bảng 1.1: Huy động vốn giai đoạn 2014-2016
Nguồn huy động

ĐVT: Tỷ đồng

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Khơng kỳ hạn


297

372

489

Có kỳ hạn

741

998

1.289

Ký quỹ

81

108

165

Tổng cộng

1.038

1.478

1.943


Tiền gửi tiết kiệm

Nguồn phòng kế hoạch tổng hợp
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy mức độ tăng trưởng huy động vốn của
SHB Bình Phước khá tốt và ổn định, trung bình đạt xấp xỉ 37%. Cụ thể, tốc độ tăng
trưởng của tiền gửi không kỳ hạn của năm 2015 so với năm 2014 đạt 25,3% và năm
2016 so với 2015 đạt 31,5%. Con số này là 34,7% và 29,2% đối với tiền gửi có kỳ
hạn. Việc cạnh tranh giữa các NH trong huy động vốn hết sức gay gắt, trong khi thị
phần của SHB tại khu vực phía Nam lại khiêm tốn, thêm vào đó lãi suất huy động
giảm mạnh so với thời điểm năm 2011-2013, KH chuyển hướng đầu tư sang các
kênh khác mang lại tỷ suất lợi nhuận cao hơn đem lại áp lực không nhỏ cho ban


9

lãnh đạo và toàn thể đội ngũ nhân viên SHB Bình Phước. Tiền gửi vẫn chiếm hơn
90% trong cơ cấu huy động vốn, SHB chưa mở nhiều những đợt phát hành kỳ
phiếu, trái phiếu, … nên những công cụ nợ này vẫn chưa xuất hiện tại SHB Bình
Phước, điều này làm giảm sự chủ động đối với các nguồn vốn, gây thêm nguy cơ
rủi ro thanh khoản.
1.2.1.2.

Phân loại huy động vốn

a/ Phân loại huy động vốn theo kì hạn
Biểu đồ 1.1: Cơ cấu huy động theo kỳ hạn

ĐVT: Tỷ đồng


Không kỳ hạn

Nguồn phòng kế hoạch tổng hợp
Năm 2015 huy động không kỳ hạn đạt 372 tỷ đồng tăng gần 25,3% so với
năm 2014, và đạt 489 tỷ đồng năm 2016 tăng 31,5% so với năm 2015. Năm 2015
huy động có kỳ hạn đạt 998 tỷ đồng, tăng 34,7% so với năm 2014 và đạt 1.289 tỷ
đồng năm 2016, tăng 29,2% so với năm 2015.
Tỷ trọng huy động vốn không kỳ hạn trong cơ cấu huy động vốn của SHB
Bình Phước là 28,6% năm 2014, 25,2% năm 2015 và 25,2% năm 2016. Con số này
là 71,4% năm 2014, 67,5% năm 2015 và 66,3% năm 2016 đối với huy động vốn có
kỳ hạn.
b/ Phân loại VHĐ theo loại tiền


10

Biểu đồ 1.2: Cơ cấu huy động theo loại tiền ĐVT: Tỷ đồng

VNĐ
Ngoại tệ

Nguồn phòng kế hoạch tổng hợp
Huy động ngoại tệ là một trong những nguồn huy động quan trọng, giúp
giảm chi phí giá vốn, tăng nguồn giao dịch ngoại tệ, tăng nguồn thu phí và đa dạng
hóa cơ cấu vốn, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, làm giảm thiểu rủi ro về vốn
cho NH. Huy động vốn ngoại tệ năm 2014 của SHB Bình Phước là 51,9 tỷ đồng,
chiếm tỷ trọng gần 5% trong cơ cấu huy động, khá khiêm tốn so với tổng huy động
vốn năm 2014 là 1.038 tỷ đồng. Năm 2015 con số này đạt 118,2 tỷ đồng, chiếm 8%
tổng số huy động vốn, tăng 127,7% so với năm 2014, đến năm 2016 đạt 281,7 tỷ
đồng, chiếm 14,5% tổng số huy động vốn và tăng 138,3% so với năm 2015. Ta có

thể thấy nguồn huy động ngoại tệ của SHB tăng đáng kể so với các năm, đây là kết
quả của việc chú trọng vào cho vay các DN hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu
hàng nông nghiệp trên địa bàn tỉnh của SHB Bình Phước, nó thúc đẩy đáng kể
nguồn thu từ kinh doanh ngoại tệ cho SHB.
1.2.1.3.

Nhận xét về hoạt động huy động vốn

Huy động vốn năm 2015 của SHB Bình Phước đạt 1.478 tỷ đồng, tăng 440
tỷ đồng (42,4%) so với năm 2014, và đạt 104,8% chỉ tiêu đề ra (chỉ tiêu huy động


11

năm 2015 của SHB Bình Phước là 1.410 tỷ đồng). Năm 2016 huy động vốn đạt
1.943 tỷ đồng, hoàn thành 97,4% kế hoạch (chỉ tiêu năm 2016 là 1.995 tỷ đồng),
tăng 465 tỷ đồng (31,5%) so với năm 2015.
Từ những kết quả và phân tích trên cho thấy hoạt động huy động vốn của
SHB Bình Phước tăng trưởng khá tốt, chính điều này làm cho thanh khoản ln ở
mức cao. Đây là nền tảng quan trọng để SHB Bình Phước tiếp tục phát triển trong
những năm tới. Tuy nhiên trong cơ cấu huy động vốn, nguồn huy động chủ yếu vẫn
là từ tiền gửi tiết kiệm (hơn 90%), trong khi các cơng cụ nợ khác như trái phiếu, kỳ
phiếu, tín phiếu vẫn chưa phát sinh, SHB nói chung và SHB Bình Phước nói riêng
cần chú trọng nhiều hơn trong việc sử dụng các công cụ nợ trên để đa dạng hóa
nguồn huy động, phân tán rủi ro và giảm thiểu chi phí giá vốn cho huy động.
1.2.2. Hoạt động cho vay, đầu tư
1.2.2.1.

Số dư nợ cuối các năm


Cho vay là hoạt động giữ vai trò chủ đạo trong việc mang lại thu nhập chính
cho NH, đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống, các dự án
đầu tư và phát triển kinh tế xã hội, các nhu cầu hợp pháp khác đối với các tổ chức,
cá nhân và hộ gia đình dưới các hình thức dài hạn, trung hạn, ngắn hạn bằng VND
và bằng ngoại tệ, phù hợp với quy định của pháp luật, của NHNN và ủy quyền của NH
TMCP Sài Gòn- Hà Nội .
Trên quan điểm tín dụng là khâu then chốt, có vai trò quyết định đến mục
tiêu mở rộng thị phần, nâng cao uy tín của Chi nhánh trên địa bàn, Chi nhánh đã đặc
biệt nỗ lực trong việc phát triển KH và tăng trưởng dư nợ tín dụng.


12

Biểu đồ 1.3: Tổng dư nợ và tăng trưởng dư nợ tín dụng giai đoạn 2014-2016
Đơn vị: tỷ đồng (cột trái), % (cột phải)

Tổng dư nợ

Tổng dư nợ
Mức tăng trưởng

2014
938,0
201

2015
1336,0
398

2016

1829,0
493

Mức tăng
trưởng

Nguồn: Phịng Kế hoạch tổng hợp
Nhìn biểu đồ, ta có thể thấy được sự tăng trưởng tín dụng qua các năm. Cụ
thể năm 2015 tăng 42,4% so với năm 2014 và năm 2016 tăng 36,9% so với năm
2015.
1.2.2.2.

Phân loại dư nợ

a) Xét theo đối tượng cho vay
Dư nợ cho vay DN vẫn luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu cho vay,
trung bình khoảng 75%. Dư nợ cho vay cá nhân, hộ gia đình chiếm khoảng 25% tỷ
trọng cho vay, cụ thể chiếm 23,8% dư nợ cho vay năm 2014 (223 tỷ đồng), 24,5%
năm 2015 (327 tỷ đồng) và 27,4% năm 2016 (501 tỷ đồng).
b) Xét theo thời hạn khoản vay
Cả cho vay ngắn hạn và cho vay trung dài hạn đều có xu hướng tăng và tỷ
trọng của chúng trên tổng dư nợ khá ổn định trong giai đoạn 2014- 2016. Các khoản
cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng khá cao, trung bình khoảng 60%. Cụ thể năm
2014 là 590 tỷ đồng, chiếm 62,9%, năm 2015 là 770 tỷ đồng, chiếm 57,6% và năm
2016 là 1.087 tỷ đồng, chiếm 59,4%.


13

ĐVT: Tỷ đồng


Biểu đồ 1.4: Hoạt động cho vay năm 2014

Cho vay ngắn
hạn

Nguồn phòng kế hoạch tổng hợp
c) Xét theo loại tiền
Dư nợ cho vay bằng VND vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trọng tổng dư nợ. Dư
nợ cho vay bằng cả VND và ngoại tệ đều có xu hướng tăng lên trong giai đoạn
2014- 2016, đặc biệt trong năm 2016 dư nợ cho vay bằng ngoại tệ tăng mạnh.
Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do trong năm 2016, Chi nhánh đã mở rộng
hoạt động với một số DN trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
1.2.2.3.

Nhận xét về hoạt động cho vay

Cùng xu hướng với hoạt động huy động, hoạt động tín dụng cũng đạt được
những bước tăng trưởng đáng kể. Dư nợ cho vay KH năm 2016 đạt 1.829 tỷ đồng,
tăng 493 tỉ đồng, tương đương 36,9% so với năm 2015. Trong đó cho vay ngắn hạn
đạt 742 tỷ đồng chiếm 40,6% tổng dư nợ cho vay KH và cho vay trung, dài hạn đạt
1.087 tỷ đồng chiếm 59,4% tổng dư nợ cho vay KH. Chi nhánh không phải sử dụng
vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn, đây là yếu tố tích cực giúp Chi nhánh chủ
động trong thanh khoản và điều chỉnh được lãi suất cho vay KH theo thị trường. Kết
quả hoạt động tín dụng phản ánh nỗ lực của Chi nhánh trong việc bám sát mục tiêu


14

phát triển bền vững, an toàn, lành mạnh. Các sản phẩm tín dụng của NH rất phong

phú và đầy đủ, tập trung vào KH mục tiêu là các DN vừa và nhỏ, KH cá nhân có thu
nhập trung bình khá trở lên.
Cùng với việc hình thành Khối Pháp chế, Giám sát và Xử lý nợ, công tác
giám sát, đôn đốc và xử lý nợ đã được tăng cường. Tính đến cuối năm 2016, Phòng
Xử lý nợ đã thu hồi được 40,2 tỷ đồng nợ quá hạn và nợ xấu; bán được hơn 11,5 tỷ
đồng nợ xấu khó có khả năng thu hồi cho Công ty Quản lý Tài sản của các Tổ chức
Tín dụng Việt Nam (VAMC), giúp NH cải thiện được chất lượng tín dụng và chủ
động hơn trong hoạt động xử lý nợ của NH. Với những nỗ lực trong việc xử lý nợ
xấu tồn đọng và tăng trưởng tín dụng mới có chất lượng tốt, chất lượng tín dụng đã
được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ nợ xấu đã giảm từ 3,66% cuối năm 2014 xuống còn
2,14% vào cuối năm 2016.
1.2.3. Một số hoạt động khác
1.2.3.1.

Hoạt động thanh toán

Với tư duy đổi mới, sáng tạo, Chi nhánh xác định dịch vụ NH và các sản
phẩm tiện ích là một lĩnh vực sẽ đem lại nguồn thu nhập lớn cho NH. Trong 3 năm
gần đây công tác dịch vụ và phát triển sản phẩm được Chi nhánh chú trọng phát
triển và đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về quy mô và chất lượng.
Bảng 1.2: Kết quả thu phí dịch vụ trong giai đoạn 2014– 2016
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016


Thu phí từ hoạt động dịch vụ

5.81

7.62

10.52

Hoạt động thanh toán

1.82

2.01

2.21

Hoạt động bảo lãnh

1.51

1.87

1.98

Hoạt động ngân quỹ

1.38

1.52


1.62

Hoạt động đại lý ủy thác

1.12

1.32

1.48


15

Hoạt động bảo hiểm

0.78

0.98

1.02

Dịch vụ khác

0.59

0.65

0.82

Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp

 Về kết quả thu phí dịch vụ: Tổng doanh thu thu phí dịch vụ năm sau ln cao
hơn năm trước với mức tăng tương ứng là 31,15% và 38,06% năm 2015 và
2016. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do nhu cầu thanh toán và sử dụng
dịch vụ bảo hiểm (BSH) của người dân ngày càng tăng đem lại khoản phí từ các
dịch vụ này tương đối lớn.
 Về công tác phát triển KH, sản phẩm mới và chất lượng dịch vụ:
Lượng KH đến giao dịch tại Chi nhánh, sử dụng các tiện ích của NH ngày
càng nhiều. NH đã thực hiện tiếp thị, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ mới trên địa
bàn. Hiện nay NH đã thực hiện chi trả lương tự động qua thẻ ATM cho toàn bộ các
đơn vị hưởng lương ngân sách trên địa bàn (Huyện ủy, UBND huyện, Tòa án nhân
dân, Viện kiểm sát, Đài phát thanh, Bệnh viện đa khoa…), các trường THPT, THCS
và nhiều DN trên địa bàn. Bên cạnh đó, Chi nhánh đã triển khai thành cơng và bước
đầu đem lại kết quả các dịch vụ như: dịch vụ thanh tốn hóa đơn, dịch vụ NH tại
nhà Homebanking, dịch vụ vấn tin tài khoản trên Internet:

Direct-banking,

BSMS,…
1.2.3.2.

Kinh doanh ngoại hối

Tháng 06/2008 SHB chính thức hoạt động theo mơ hình NH TMCP, Hội
đồng quản trị SHB đã chỉ đạo triển khai thực hiện cơ bản hoàn thành Nghị quyết
của ĐHĐCĐ lần thứ nhất một cách nghiêm túc, có chất lượng, hiệu quả.
Chỉ đạo thực hiện đề án tái cơ cấu gắn với đổi mới căn bản về nhận thức, tư
duy, cách làm trên tất cả các mặt hoạt động, từ HĐQT, ban điều hành đến từng cán
bộ nhân viên trên toàn hệ thống phù hợp với mơ hình tổ chức và môi trường kinh
doanh. Đổi mới cơ chế tiền lương phù hợp với chuyển đổi mơ hình hoạt động sang
NHTMCP đảm bảo tiệm cận với thông lệ thị trường với lộ trình chuyển đổi phù hợp



16

nhằm ổn định tâm lý- tạo động lực cho người lao động, thu hút nhân tài cho hệ
thống. Chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cơng tác cải cách hành chính gắn với rà sốt phân
cấp ủy quyền tạo tính chủ động trong quản trị, điều hành trên tất cả các mặt hoạt
động. Tiếp tục chú trọng và nâng cao chất lượng hoạt động đầu tư nước ngoài, đặc
biệt là các địa bàn trọng yếu như Lào, Campuchia, Myanma, Séc, Hồng Kong.Cơng
tác an sinh xã hội vì cộng đồng tiếp xúc được triển khai đa dạng, có hiệu quả cả
trong và ngoài nước gây tiếng vang trong quảng đại quần chúng và góp phần tích
cực vào việc xây dựng quảng bá hình ảnh thương hiệu vì cộng đồng của SHB.
1.2.4. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh
Sự ra đời của SHB-Chi nhánh Bình Phước nhằm hỗ trợ hiệu quả cao nhất
cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của KH. Mặt khác, SHB Chi nhánh Bình
Phước có quy mơ hoạt động lớn, kinh doanh đa năng, phát triển mạnh trên địa bàn.
Hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong những năm gần đây đã có những
bước phát triển đáng ghi nhận, các hoạt động kinh doanh như bảo lãnh, thanh toán
quốc tế, cầm cố kho hàng, kinh doanh ngoại tệ, thẻ, dịch vụ NH điện tử,… ngày
càng phát triển, các dịch vụ ngày càng phong phú và đa dạng, đáp ứng nhu cầu KH.
Đối tượng KH được mở rộng. Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh và góp phần
thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương.
Bảng 1.3: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014 – 2016
Đơn vị: Tỷ đồng
So

Chỉ tiêu

2014


2015

2016

thu

nhập
Tổng chi phí

sánh

2015/2014

2016/2015

Số tuyệt

Số tuyệt

đối ±
Tổng

sánh So

± (%)

đối ±

± (%)


40,52

61,12

77,84

+20,6

+50,8

+16,72

+27,4

32,4

49,89

60,27

+17,49

+54

+10,38

+20,8


17


Chênh
thu- chi

lệch

8,12

11,23

17,57

+3,11

+38,8

+6,34

+56,5

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014 – 2016
 Thu nhập: Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng thu nhập tăng đều qua mỗi năm.
Năm 2015, tổng thu nhập đạt 61,12 tỷ đồng, tăng 20,6 tỷ đồng so với năm 2014,
tương ứng mức tăng trưởng 50,8%. Đến năm 2016, con số này đạt 77,84 tỷ
đồng, tăng 27,4% so với năm 2015.
 Chi phí: tổng chi phí có sự dao động là do quy mơ hoạt động của Chi nhánh
được mở rộng và nguồn vốn huy động ngày càng tăng. Năm 2015 đạt mức 49,89
tỷ đồng, tăng 17,49 tỷ đồng so với năm 2014, tương ứng mức tăng trưởng 54%.
Sang năm 2016, tổng chi phí tăng 10,38% so với năm 2015, đưa chi phí của năm
lên 60,27 tỷ đồng.

 Chênh lệch thu – chi: Trong các năm qua, hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh
luôn có xu hướng tăng và đóng góp đáng kể cho kết quả kinh doanh chung của
NH TMCP Sài Gòn- Hà Nội. Mặc dù trải qua những khó khăn trong vài năm suy
thối kinh tế nhưng Chi nhánh vẫn ln đạt được mức lợi nhuận đáng kể. Năm
2015, lợi nhuận đạt 11,23 tỷ đồng, tăng 3,11 tỷ đồng so với năm 2014, tương
ứng với mức tăng 38,8%. Đến năm 2016, lợi nhuận tăng 56,5% và đạt 17,57 tỷ
đồng.
Những con số trên đã nói lên phần nào sự nỗ lực của NH trong q trình phát
triển của Chi nhánh, sự tín nhiệm của KH ngày càng tăng lên, hứa hẹn tiềm năng
phát triển lớn của SHB Chi nhánh Bình Phước trong tương lai.


×