Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Một cách kiến giải về hình ảnh con ngựa trong thành ngữ tục ngữ tiếng Việt dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.07 KB, 10 trang )

Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI

MỘT CÁCH KIẾN GIẢI VỀ HÌNH ẢNH CON NGỰA
TRONG THÀNH NGỮ-TỤC NGỮ TIẾNG VIỆT
DƢỚI GĨC NHÌN NGƠN NGỮ HỌC TRI NHẬN
Nguyễn Thị Trúc Phƣơng
Trƣờng Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng
Tóm tắt
Lồi ngựa đƣợc thuần hóa và gắn bó với con ngƣời từ rất lâu. Có thể thấy những thành ngữ
- tục ngữ có yếu tố con ngựa chiếm một vị trí khá quan trọng trong các thành ngữ - tục ngữ
có thành tố động vật của tiếng Việt. Tiếp thu thành quả từ những cơng trình nghiên cứu đi
trƣớc, bài viết đã tổng hợp các thành ngữ - tục ngữ có yếu tố con ngựa trong ―Từ điển thành
ngữ - tục ngữ - ca dao Việt Nam‖ (Việt Chƣơng) và đƣa ra một góc nhìn về ý niệm con
ngựa xuất hiện trong thành ngữ - tục ngữ tiếng Việt trên cơ sở lý luận của ngôn ngữ học tri
nhận. Ở đây, bài viết đã khai thác con ngựa xét ở góc độ là ―miền nguồn‖, trên cơ sở ―miền
đích‖ là ý nghĩa biểu đạt của thành ngữ - tục ngữ có yếu tố con ngựa. Từ đó, đƣa ra những
kiến giải về cơ chế lựa chọn con ngựa trong thành ngữ - tục ngữ tiếng Việt, cũng nhƣ tìm
hiểu về phƣơng thức tƣ duy của ngƣời Việt.
Từ khóa
hình ảnh con ngựa, thành ngữ - tục ngữ tiếng Việt, ngơn ngữ học tri nhận, miền nguồn,
miền đích

1. Mở đầu
Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc của ông cha ta, khi nhắc đến một lồi vật
trung thành, chịu thƣơng chịu khó, hết lịng tận tụy cùng con ngƣời, ta khơng thể khơng nhắc
đến lồi ngựa. Qua thống kê và tổng hợp theo ―Từ điển thành ngữ - tục ngữ - ca dao Việt Nam‖
của tác giả Việt Chƣơng, ngƣời viết nhận thấy rằng những thành ngữ - tục ngữ có yếu tố con
ngựa chiếm khoảng 36 biểu thức trong tổng số những thành ngữ - tục ngữ tiếng Việt.
Sau khi tìm hiểu một số cơng trình nghiên cứu đi trƣớc, ngƣời viết nhận thấy rằng đa phần
các cơng trình nghiên cứu về thành ngữ - tục ngữ có liên quan đến thành tố chỉ động vật nói


chung và thành ngữ - tục ngữ có yếu tố con ngựa nói riêng hầu nhƣ chỉ mới dừng lại ở việc
khảo sát và tìm hiểu về con ngựa trên phƣơng diện ngữ nghĩa biểu trƣng, chứ chƣa đi sâu
phân tích con ngựa ở vai trị là ―miền nguồn‖, hay đƣa ra lý giải cho câu hỏi vì sao ngƣời xƣa
đã sử dụng con ngựa cho một trƣờng hợp cần biểu đạt cụ thể nào đó mà khơng phải là hình
ảnh của một lồi vật hoặc sự vật nào khác. Chẳng hạn, Nguyễn Thị Bảo (2003) trong luận văn
―Ngữ nghĩa của từ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với thành ngữ tiếng Anh)‖
đã miêu tả ngữ nghĩa văn hóa của một số từ ngữ chỉ động vật có tần suất xuất hiện cao trong
thành ngữ tiếng Việt nhƣng cũng mới chỉ nói đến ngữ nghĩa của thành tố ngựa trong thành
ngữ mà chƣa đi sâu nghiên cứu khai thác ý niệm con ngựa. Đỗ Thị Thu Hƣơng (2017) trong
―Đặc trưng văn hóa – dân tộc trong thành ngữ tiếng Việt có chứa hình ảnh động vật‖ đã đƣa
ra kết quả khảo sát về tần suất xuất hiện của con ngựa trong thành ngữ tiếng Việt cũng nhƣ
nêu ra ý nghĩa biểu trƣng của hình ảnh một số động vật có tần suất xuất hiện cao trong thành
ngữ tiếng Việt, nhƣng bài viết chƣa phân tích sâu hơn về đặc trƣng văn hóa – dân tộc qua hình

687


Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI

ảnh con ngựa trong thành ngữ tiếng Việt. Riêng về mảng ngôn ngữ học tri nhận, tác giả Phan
Phƣơng Thanh (2018) trong bài viết ―Ngựa (马) trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt nhìn
từ góc độ tri nhận‖ mới chỉ dừng lại ở các nét nghĩa biểu trƣng của con ngựa trong thành ngữ
chứ chƣa đƣa ra phân tích sâu hơn về ý niệm con ngựa của ngƣời Việt đƣợc thể hiện trong các
thành ngữ - tục ngữ.
Với mong muốn có thể nghiên cứu một cách có hệ thống và sâu hơn về ý niệm con ngựa
trong thành ngữ - tục ngữ tiếng Việt thơng qua lăng kính của ngôn ngữ học tri nhận, bài viết
đã tiến hành tổng hợp và phân tích ý niệm con ngựa xét ở góc độ ―miền nguồn‖, trên cơ sở
―miền đích‖ là ý nghĩa biểu đạt của thành ngữ - tục ngữ có yếu tố con ngựa. Từ đó, đƣa ra
những kiến giải về cơ chế lựa chọn con ngựa trong thành ngữ - tục ngữ tiếng Việt, cũng nhƣ

tìm hiểu về phƣơng thức tƣ duy của ngƣời Việt.
2. Cơ sở lý luận
Năm 1980 hai nhà nghiên cứu George Lakoff và Mark Johnson trong tác phẩm ―Chúng ta
sống bằng ẩn dụ‖ đã khởi xƣớng nên một hƣớng nghiên cứu mới về ngữ nghĩa học mà ở đó
―ngơn ngữ là nguồn cứ liệu quan trọng để biết đƣợc hệ thống tri nhận (ý niệm) của con ngƣời
đƣợc sử dụng ra sao‖. Trong quá trình nghiên cứu, ngƣời viết đã căn cứ vào cơ sở lý thuyết từ
cơng trình nghiên cứu của George Lakoff và Mark Johnson trong tác phẩm ―Chúng ta sống
bằng ẩn dụ‖ (1980); Khảo luận của Trần Văn Cơ trong ―Khảo luận ẩn dụ tri nhận‖ (2009) và
cơng trình nghiên cứu của tác giả Lý Tồn Thắng trong ―Ngơn ngữ học tri nhận – Từ lý thuyết
đại cương đến thực tiễn tiếng Việt‖ (2009).
Nhắc đến ―ngôn ngữ học tri nhận‖, chúng ta không thể không nhắc đến khái niệm quan
trọng là ―ẩn dụ tri nhận‖ và ―hoán dụ tri nhận‖. Lakoff và Johnson cho rằng ―hoán dụ‖ là
trƣờng hợp sử dụng một sự vật để chỉ một sự vật khác có liên quan đến nó, nói cách khác
hốn dụ có chức năng chủ yếu là quy chiếu, tức một thực thể này đƣợc sử dụng để quy chiếu
một thực thể khác. Cần nhấn mạnh rằng, hốn dụ khơng phải là các sự kiện ngẫu nhiên và võ
đốn mà mang tính hệ thống và biểu trƣng, cụ thể là ý niệm về ―thuộc tính nổi trội‖ của sự vật.
Trong khi đó, Trần Văn Cơ trong ―Khảo luận ẩn dụ tri nhận‖ đã chỉ ra rằng ẩn dụ là một cơ
chế của tri nhận mà ở đó ―ẩn dụ đƣợc xem nhƣ là cách nhìn một đối tƣợng này thơng qua một
đối tƣợng khác‖. Cũng giống nhƣ hốn dụ, ẩn dụ khơng mang tính võ đốn mà có cơ sở là các
trải nghiệm và văn hóa của chúng ta. Từ những cơ sở trên, có thể nói ―ẩn dụ tri nhận‖ và
―hốn dụ tri nhận‖ là một q trình phóng chiếu từ ―miền nguồn‖ đến ―miền đích‖, hay nói
cách khác là ý niệm của ―miền đích‖ đƣợc hiểu thơng qua ý niệm tại ―miền nguồn‖. Trong
phạm vi bài viết này, ngƣời viết chủ yếu áp dụng theo cơ chế ẩn dụ vì đại đa số ý niệm con
ngựa ở miền nguồn đƣợc liên tƣởng theo đặc điểm tƣơng đồng với miền đích.
3. Nội dung nghiên cứu
3.1. Ý nghĩa biểu đạt của thành ngữ - tục ngữ có yếu tố con ngựa xét trên góc độ “miền
đích”
Nhằm làm cơ sở cho việc tìm hiểu sâu hơn về ý niệm con ngựa, bài viết trƣớc tiên giới
thiệu ý nghĩa biểu đạt của các thành ngữ - tục ngữ có yếu tố con ngựa xét trên góc độ là ―miền


688


Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI

đích‖. Nói cách khác, ở đây ―miền đích‖ đƣợc xác định trên nền ý nghĩa biểu đạt của cả câu
thành ngữ - tục ngữ mà con ngựa có xuất hiện trong đó.
3.1.1. Biểu thị thời gian qua mau
Trong số các thành ngữ có yếu tố con ngựa, có một điều thú vị rằng câu thành ngữ
―bóng câu qua cửa sổ‖ tuy trên mặt chữ chúng ta khơng thấy có những từ quen thuộc chỉ loài
ngựa nhƣ ―ngựa‖, ―mã‖ hay ―ngọ‖ nhƣng thành ngữ này lại có liên quan đến con ngựa ở từ
―câu‖. ―Câu‖ ở đây là từ dùng để chỉ ngựa non đƣơng thời kỳ sung sức. Cả câu thành ngữ
dùng để chỉ thời gian trôi qua rất nhanh, dƣờng nhƣ chỉ là trong chớp mắt.
3.1.2. Biểu thị sự thanh khiết, cùng các đức tính tốt đẹp của con người
Các đức tính tốt đẹp của con ngƣời nhƣ đồn kết, thẳng thắn, gắn bó q hƣơng hay sự
ngây thơ thanh khiết đƣợc thể hiện trong các thành ngữ Một con ngựa đau cả tàu chê cỏ;
Thẳng như ruột ngựa; Ngựa Hồ thương gió heo may; Thanh mai trúc mã.
3.1.3. Biểu thị sự dũng mãnh, can trường
Sự dũng mãnh can trƣờng đƣợc thể hiện chủ yếu ở các thành ngữ: Da ngựa bọc thây;
Đơn thương độc mã; Một mình một ngựa.
3.1.4. Biểu thị tốc độ
Thành ngữ Chạy như ngựa vía dùng để chỉ những ngƣời hay đi, đi suốt ngày, ít khi ở
nhà hoặc ngồi yên một chỗ.
3.1.5. Biểu thị sự may mắn, giàu sang, thịnh vượng
Con ngựa còn gắn với sự thịnh vƣợng, sự giàu sang của tầng lớp thƣợng lƣu hoặc sự
may mắn, thành công nhƣ trong Ngựa xe như nước; Lên xe xuống ngựa; Mã đáo thành cơng.
3.1.6. Biểu thị những tầng lớp có thân phận thấp kém, hay những thành phần bất lương
Bên cạnh những ý nghĩa tích cực, các thành ngữ - tục ngữ có u tố ngựa đơi khi cịn
đƣợc dùng để ám chỉ đến thành phần thấp kém hoặc các thành phần bất lƣơng trong xã hội

nhƣ trong các thành ngữ Đầu trâu mặt ngựa; Mồm chó, vó ngựa; Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã;
Ngựa xéo voi giầy; Thay ngựa giữa dòng; Trước vành móng ngựa.
3.1.7. Ngụ ý phê phán thói tính không tốt của con người
Những thành ngữ nhƣ Ngựa hỗn quen đường; Ngựa non háu đá; Ngựa quen đường cũ;
Như ngựa bất kham; Cưỡi ngựa xem hoa còn đƣợc dùng để phê phán những thói xấu của con
ngƣời nhƣ háo thắng, không chịu hối cải hoặc làm việc qua loa đại khái.
3.1.8. Biểu thị ý niệm về triết lý nhân sinh hay bài học về luân lý đạo đức
Ngƣời xƣa còn gởi gắm những triết lý về nhân sinh hay những bài học về luân lý đạo
đức trong các thành ngữ - tục ngữ có yếu tố con ngựa chẳng hạn nhƣ khuyên ta cẩn thận lời
ăn tiếng nói trong Một lời nói đã nói ra, dầu bằng bốn ngựa cũng là khó theo; khun ta
khơng nên vội vã cƣời chê trƣớc những việc làm sai trái của kẻ khác nhƣ Ngựa bốn chân còn
vấp; Khuyên ta nên chăm lo cho ngƣời ăn kẻ ở trong nhà đƣợc ấm no nhƣ Ngựa gầy hổ mặt

689


Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI

người nuôi; hay thành ngữ Tái ông mất ngựa cho ta biết về triết lý nhân sinh rằng trong họa
có phúc, trong phúc có họa, họa phúc là khơn lƣờng. Ngồi ra, cịn có khá nhiều các thành
ngữ - tục ngữ về triết lý hay bài học đạo đức có bóng dáng của lồi ngựa nhƣ Ngựa chạy có
bầy, chim bay có bạn; Ngựa chạy đường dài; Ngựa hay là ngựa bất kham; Ngựa chạy về
ngược; Ngựa le te cũng đến bến giang, voi thủng thỉnh cũng sang qua đị.
3.2. Ý niệm con ngựa xét trên góc độ “nguồn”
Ý niệm con ngựa xét trên góc độ ―miền nguồn‖ chủ yếu đƣợc thể hiện ở các phƣơng diện
sau:
3.2.1. Dựa trên đặc điểm tập tính của lồi ngựa
Theo kết quả tổng hợp, số lƣợng các thành ngữ - tục ngữ có miền nguồn là ý niệm về tập
tính của lồi ngựa chiếm tỉ lệ cao nhất, khoảng 44.4%. Qua quá trình thuần hóa và sử dụng

lồi ngựa, ngƣời xƣa đã nhận thấy những đặc điểm khá nổi trội của chúng nhƣ nhanh nhẹn,
tính bầy đàn cao, trí nhớ tốt, trung thành, dũng cảm, bên cạnh đó chúng cũng có một số tính
xấu nhƣ đơi khi bất trị, khó thuần…Từ đó, các đặc điểm này đƣợc dùng để liên tƣởng đến các
đặc điểm tính cách của con ngƣời nhƣ Chạy như ngựa vía; Một con ngựa đau cả tàu chê cỏ;
Ngựa hỗn quen đường; Ngựa non háu đá; Như ngựa bất kham…; hay để nói đến các hiện
tƣợng trong xã hội hoặc các bài học nhân sinh nhƣ Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn; Ngựa
chạy đường dài; Ngựa hay là ngựa bất kham; Ngựa le te cũng đến bến giang, voi thủng thỉnh
cũng sang qua đò; Ngựa bốn chân còn vấp; Mồm chó, vó ngựa; Mó dái ngựa…; hoặc nói đến
thời gian qua mau nhƣ trong Bóng câu qua cửa sổ…
3.2.2. Dựa trên vai trò của con ngựa trong đời sống, trong chiến trận
Các thành ngữ - tục ngữ có miền nguồn là ý niệm về vai trị của lồi ngựa trong đời sống và
trong chiến trận cũng chiếm tỉ lệ khá cao, khoảng 36.1%. Con ngựa lúc thì rong ruổi cùng
ngƣời chia sẻ những nặng nhọc của đời sống cần lao, lúc thì dũng mãnh cùng tƣớng sĩ xơng
pha dặm ngàn gió bụi hiểm nguy nơi trận mạc. Hơn nữa, ngày xƣa khi phƣơng tiện đi lại còn
hạn chế thì con ngựa đã trở thành phƣơng tiện chính giúp con ngƣời đi lại nhanh chóng hơn
và thƣờng chỉ các tầng lớp giàu sang, quyền quý hay các tƣớng lĩnh mới có thể sử dụng ngựa.
Có lẽ, do đó mà ngƣời xƣa đã có sự liên tƣởng đến vai trị quan trọng của lồi ngựa khi nói
đến lịng dũng cảm, sự can trƣờng hay sự giàu sang, may mắn nhƣ Đơn thương độc mã; Ngựa
xe như nước; Lên xe xuống ngựa; Mã đáo thành cơng; hay khi nói đến các bài học nhân sinh
nhƣ Thay ngựa giữa dòng; Cưỡi ngựa xem hoa; Đường dài hay sức ngựa, nước loạn biết tơi
ngay; Một lời nói đã nói ra, Dầu bằng bốn ngựa cũng là khó theo; Ngựa gầy hổ mặt người
ni; Thanh mai trúc mã…
3.2.3. Dựa trên đặc điểm cấu tạo cơ thể của loài ngựa
Trong số các thành ngữ - tục ngữ tiếng Việt có yếu tố con ngựa thì các thành ngữ - tục ngữ
có miền nguồn là ý niệm về đặc điểm cấu tạo cơ thể của loài ngựa chiếm tỉ lệ thấp nhất, chỉ
5.6%. Ngựa có một điểm cấu tạo đặc biệt là ruột rất thẳng, thẳng từ cuống họng trở xuống chứ
khơng vịng vo nhƣ ruột trâu, bị. Đây có thể coi là đặc điểm cấu tạo đặc biệt của chúng. Do
đó, đặc điểm này đƣợc lựa chọn khi liên tƣởng đến ngƣời có tính tình thẳng thắn nhƣ Thẳng

690



Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI

như ruột ngựa. Ngoài ra, trƣớc đây ở La Mã, nhà nƣớc xử tội, trừng trị phạm nhân thƣờng
dùng ngựa để xé xác hoặc giày xéo lên thân thể họ. Về sau, ngƣời ta lấy vành móng ngựa để
biểu trƣng cho uy lực và sự nghiêm khắc của tòa án. Do đó, trong các phiên tịa, phạm nhân
phải đứng vào vành dành riêng cho họ với khuôn mẫu của vành móng ngựa, nên có thành ngữ
Trước vành móng ngựa.
3.2.4. Dựa trên các điển tích, điển cố hay câu chuyện dân gian
Các thành ngữ - tục ngữ có miền nguồn liên quan đến điển tích, điển cố, các câu chuyện kể
hoặc thái độ cảm giác của con ngƣời đối với lồi ngựa chiếm tỉ lệ 13.9%, chẳng hạn nhƣ Tái
ơng mất ngựa đƣợc xuất phát từ điển tích ―塞翁失马‖ (Tái ông thất mã) của Trung Hoa;
Ngựa Hồ thương gió heo may dựa trên điển tích ngƣời Hồ ở mạn phƣơng Bắc nƣớc Trung
Hoa triều cống ngựa quý cho vua Võ Đế nhà Hán; hay các thành ngữ Da ngựa bọc thây; Đầu
trâu mặt ngựa; Ngựa quen đường cũ…
3.3. Đặc điểm tri nhận của ngƣời Việt thể hiện qua ý niệm con ngựa
3.3.1. Cơ chế lựa chọn miền nguồn
Căn cứ vào kết quả phân tích ý niệm con ngựa dƣới góc độ ―miền nguồn‖, bài viết đã tiến
hành phân tích sâu hơn về cơ sở phóng chiếu từ miền nguồn đến miền đích, nói cách khác là
tìm hiểu cơ chế nào đã ảnh hƣởng đến việc lựa chọn miền nguồn. Tác giả Nguyễn Đức Tồn
trong ―Đặc trưng Văn hóa – Dân tộc của Ngôn ngữ và Tư duy‖ đã chỉ ra một điểm quan trọng
rằng ―Tƣ duy ngôn ngữ của ngƣời Việt mang tính cụ thể, thiên về kiểu tƣ duy liên hợp, cảm
giác, hành động – trực quan. Đó là kiểu tƣ duy ngôn ngữ thiên về lối tƣ duy hình tƣợng‖. Trên
cơ sở đó, bài viết nhận thấy rằng đối với trƣờng hợp ý niệm con ngựa trong thành ngữ - tục
ngữ tiếng Việt khi đƣợc phòng chiếu từ miền nguồn sang miền đích thì các liên tƣởng dựa
trên sự tƣơng đồng về đặc điểm tập tính, và vai trị của lồi ngựa chiếm ƣu thế rất lớn, điều
này có thể lý giải ở các cơ sở sau:
Ngƣời Việt có xu hƣớng liên tƣởng đến các con vật trƣớc hết với các đặc điểm, thuộc tính

nổi trội của chúng, từ đó sử dụng chúng làm ―chuẩn‖ để liên tƣởng đến các ý nghĩa biểu trƣng.
Ở đây, chẳng hạn với lối tƣ duy thiên về cảm giác, hành động – trực quan, ngƣời Việt trong
sự liên tƣởng đến loài ngựa thì hình ảnh biểu trƣng của ―ngựa‖ trƣớc hết gắn với hoạt động
―chạy‖ với những đặc điểm nhƣ nhanh, tốc độ hay tập tính bầy đàn … cho nên khi nói đến tốc
độ, sự mạnh mẽ hay tinh thần đồn kết thì ngƣời ta thƣờng liên tƣởng ngay đến lồi ngựa nhƣ
Chạy như ngựa vía; Một con ngựa đau, cả tàu chê cỏ…
Một cơ sở quan trọng nữa để ngƣời Việt lựa chọn con ngựa làm đối tƣợng liên tƣởng đó là
xuất phát từ sự gắn bó và tầm quan trọng của loài ngựa đối với con ngƣời. Loài ngựa đƣợc
thuần hóa và sử dụng từ rất lâu trên thế giới, vào khoảng 4000 năm đến 5000 năm trƣớc. Còn
ở Việt Nam, ―từ thời đại đồ đồng, cách đây hơn 2000 năm, ngƣời Việt Cổ đã sử dụng ngựa‖.
Tuy rằng, do ảnh hƣởng bởi nền nông nghiệp lúa nƣớc nên ở Việt Nam con ngựa không đƣợc
sử dụng nhiều nhƣ con trâu, con lợn và cũng hiếm hơn, nhƣng không thể phủ nhận rằng lồi
ngựa đã ln đóng một vai trị hết sức quan trọng trong giao thơng, giúp cho việc đi lại đƣợc
nhanh chóng và đặc biệt phát huy vai trò hết sức quan trọng trong những trận chiến, cho nên

691


Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI

khi nhắc đến các đức tính nhƣ dũng cảm, can trƣờng thì ngƣời xƣa liên tƣởng ngay đến sự gắn
bó của lồi ngựa với các tƣớng lĩnh, chiến sĩ nơi trận mạc nhƣ Một mình một ngựa, Đơn
thương độc mã…. Hơn nữa, ngày xƣa, khi phƣơng tiện đi lại còn hạn chế, con ngựa trở thành
phƣơng tiện giúp con ngƣời đi lại nhanh chóng nhất, tuy nhiên khơng phải tầng lớp nào cũng
có khả năng sở hữu ngựa mà thơng thƣờng chỉ tầng lớp giàu có, q tộc hoặc các tƣớng lĩnh
mới sử dụng ngựa, cho nên ngƣời xƣa thƣờng dùng con ngựa để nói đến sự giàu sang, thịnh
vƣợng, may mắn nhƣ Lên xe xuống ngựa, Ngựa xe như nước, Mã đáo thành cơng… Đồng
thời, ngồi xu hƣớng liên tƣởng các con vật với những đặc điểm thuộc tính của chúng thì theo
kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đức Tồn, ―Ngƣời Việt có xu hƣớng liên tƣởng liên

quan đến các hoàn cảnh mà con vật xuất hiện – mối ―liên hệ bên ngồi‖. Ở đây có thể hiểu
rằng hoàn cảnh trực quan mà con ngựa tham dự vào chính là vai trị làm phƣơng tiện chun
chở đi lại cho con ngƣời. Chính vì lẽ đó, mà trong số các liên tƣởng liên quan đến lồi ngựa
thì vai trị của chúng chiếm một tỉ lệ khơng nhỏ.
Ngồi ra, có một số thành ngữ - tục ngữ có miền nguồn dựa trên các điển tích, điển cố hay
các câu chuyện kể dân gian liên quan đến con ngựa nhƣ Da ngựa bọc thây, Ngựa quen đường
cũ, Tái ông mất ngựa… Qua tìm hiểu, ngƣời viết nhận thấy rằng đại đa phần các điển tích,
điển cố này có nguồn gốc từ các điển tích, điển cố hoặc câu chuyện dân gian của Trung Hoa.
Điều này đƣợc giải thích trên cơ sở do sự tiếp xúc ngôn ngữ và ảnh hƣởng văn hóa từ rất sớm
của hai dân tộc. Trong tiếng Việt có một số lƣợng khơng nhỏ các từ gốc Hán, trong đó phải kể
đến cả các thành ngữ gốc Hán. Trung Hoa vốn xuất phát từ nền văn minh du mục và nông
nghiệp cao, những cuộc di chuyển trên thảo nguyên bao la hay trên những con đƣờng thiên lý
thì ngƣời Trung Hoa địi hỏi phải chủ yếu dựa vào sức ngựa, cho nên trong tiếng Hán những
thành ngữ có yếu tố ngựa vẫn xuất hiện nhiều hơn trong tiếng Việt. Hơn nữa, ngày xƣa với lối
truyền thống khoa cử lấy văn chƣơng làm chính, với nhu cầu tiếp thu văn hóa Hán, chủ yếu là
Nho học thì một số lƣợng lớn các kinh sử của Trung Hoa đƣợc giới Nho sĩ, nho sinh dồi mài
cũng nhƣ sử dụng trong dạy và học. Chữ Hán từ chỗ chỉ bó hẹp trong phạm vi sử dụng của
tầng lớp sĩ đại phu và quan trƣờng, đã dần dần mở rộng ra dân gian. Cho nên, có lẽ các thành
ngữ gốc Hán có yếu tố con ngựa cũng đƣợc du nhập vào Việt Nam theo con đƣờng đó.
Có một điểm thú vị là tuy có lối tƣ duy dựa trên sự liên tƣởng trực quan – hành động,
nhƣng ý niệm con ngựa trong thành ngữ - tục ngữ tiếng Việt đƣợc phóng chiếu lên miền đích
trên cơ sở liên tƣởng tƣơng đồng về đặc điểm cấu tạo cơ thể của loài ngựa lại không chiếm số
lƣợng lớn, chỉ khoảng 5.6%, và chủ yếu thể hiện ở các bộ phận nhƣ ruột (thẳng như ruột
ngựa), móng ngựa (trước vành móng ngựa). Có lẽ, vì trong tƣ duy của ngƣời Việt, khi lựa
chọn cơ sở chuyển nghĩa, đặc điểm hình dáng của lồi ngựa khơng nổi trội hay đặc biệt hơn
các lồi vật khác, chẳng hạn không to nhƣ con voi, không quá bé nhƣ con kiến…Hơn nữa,
trên cơ sở dựa vào đặc điểm, thuộc tính nào đó của sự vật hay hiện tƣợng đang cần diễn đạt để
đi tìm sự vật hay hiện tƣợng khác cũng có đặc điểm, thuộc tính ấy để đồng nhất hóa chúng thì
đặc tính nhƣ ―nhanh nhẹn, trung thành, dũng cảm, sống bầy đàn‖ của loại ngựa lại nổi trội và
đặc biệt hơn đặc điểm hình dáng của nó.

3.3.2. Phương thức tri nhận của ý niệm con ngựa trong thành ngữ - tục ngữ tiếng Việt

692


Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI

Qua quá trình nghiên cứu, ngƣời viết nhận thấy rằng ý niệm con ngựa trong thành ngữ tục ngữ tiếng Việt khi đƣợc phóng chiếu từ miền nguồn đến miền đích đại đa số đều theo
phƣơng thức ẩn dụ tri nhận. Trong đó, đặc biệt có hiện tƣợng một miền nguồn có thể phóng
chiếu sang nhiều miền đích, cụ thể nhƣ sau:
Ý niệm về tập tính của lồi ngựa có thể phóng chiếu sang các miền đích khác nhau nhƣ
liên tƣởng tập quán sinh sống theo bầy đàn của loài ngựa với tinh thần đoàn kết hoặc sự kết
hợp của các nhóm ngƣời chẳng hạn nhƣ Một con ngựa đau cả tàu chê cỏ, Ngưu tầm ngưu, mã
tầm mã, Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn…; liên trƣởng dựa trên đặc điểm về thời kỳ sinh
trƣởng, cụ thể là ngựa non đƣợc ví với ngƣời cịn trẻ tuổi thiếu kinh nghiệm nhƣ Ngựa non
háu đá; liên tƣởng các đặc điểm về thuộc tính bản năng sinh vật học của loài ngựa với các ý
niệm về bài học nhân sinh nhƣ Ngựa chạy về ngược, Ngựa le te cũng đến bến giang, voi thủng
thỉnh cũng sang qua đò….; liên tƣởng đặc điểm về cách thức hoạt động di chuyển của loài
ngựa với thời gian qua mau, tốc độ hay các bài học triết lý nhân sinh: Bóng câu qua cửa sổ;
Ngựa bốn chân còn vấp…; liên tƣởng liên quan đến các tập tính khi đƣợc con ngƣời ni
dƣỡng, thuần dƣỡng với các thói tính khơng tốt của con ngƣời hay các bài học triết lý nhân
sinh nhƣ Ngựa hỗn quen đường, Như ngựa bất kham, Ngựa chạy đường dài, Ngựa hay là
ngựa bất kham…
Ý niệm về vai trò của lồi ngựa trong đời sống con ngƣời cũng có phạm vi phóng chiếu
sang miền đích rất rộng, cụ thể nhƣ liên tƣởng vai trị của lồi ngựa trong đời sống con ngƣời
với sự may mắn, giàu sang, thịnh vƣợng nhƣ Lên xe xuống ngựa, Mã đáo thành công, Ngựa
xe như nước…; liên tƣởng vai trị của lồi ngựa trong đời sống con ngƣời với sự thanh khiết,
ngây thơ nhƣ Thanh mai trúc mã; liên tƣởng vai trị của lồi ngựa trong đời sống con ngƣời
với những tầng lớp có thân phận thấp kém nhƣ Thay ngựa giữa dòng, hay dùng trong lời chửi

rủa nhƣ Ngựa xéo voi giầy; liên tƣởng vai trị của lồi ngựa trong đời sống con ngƣời với thói
tính khơng tốt của con ngƣời nhƣ Cưỡi ngựa xem hoa…; liên tƣởng vai trị của lồi ngựa
trong đời sống con ngƣời để gởi gắm triết lý nhân sinh hay bài học về luân lý đạo đức nhƣ
Đường dài hay sức ngựa, nước loạn biết tôi ngay, Ngựa gầy hổ mặt người ni; liên tƣởng
dựa trên vai trị của loài ngựa trong chiến trận với sự dũng mãnh, can trƣờng nhƣ Đơn thương
độc mã, Một mình một ngựa.
Ý niệm về đặc điểm cấu tạo cơ thể của loài ngựa chủ yếu đƣợc phóng chiếu sang miền đích
với các ý nghĩa nhƣ thể hiện một đức tính tốt nào đó của con ngƣời nhƣ Thẳng như ruột ngựa
hay ngụ ý nói đến các thành phần bất lƣơng trong xã hội nhƣ Trước vành móng ngựa.
Ý niệm liên quan đến các điển tích, điển cố, các câu chuyện kể hoặc thái độ cảm giác của
con ngƣời đối với loài ngựa đa phần phóng chiếu sang miền đích với các ý nghĩa nhƣ tƣợng
trƣng cho sự thanh khiết, cao quý, cùng các đức tính tốt đẹp của con ngƣời trong Ngựa Hồ
thương gió heo may; ngụ ý nói đến những tầng lớp có thân phận thấp kém, hay những thành
phần bất lƣơng trong Đầu trâu mặt ngựa; hay các triết lý nhân sinh, bài học đạo đức, luân lý
nhƣ Tái ông mất ngựa.
Ngồi ra, có một điều thú vị rằng có hiện tƣợng đối nghịch về ý nghĩa của các miền đích
cùng đƣợc phóng chiếu từ một miền nguồn. Điều này có lẽ có liên quan đến quan niệm hay

693


Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI

cảm giác của ngƣời Việt đối với loài ngựa. Một mặt, lồi ngựa với vai trị gần gũi gắn bó với
con ngƣời cùng với các đức tính tốt đẹp nhƣ trung thành tận tụy, mặt khác trong quan niệm
của ngƣời Việt ngựa đƣợc xếp chung vào hàng lục súc nên trong một vài trƣờng hợp loài
ngựa cũng gắn với các thân phận thấp kém trong xã hội.
3.3.3.Đặc điểm ẩn dụ tri nhận của ý niệm con ngựa trong thành ngữ - tục ngữ tiếng Việt
Theo tác giả Trần Văn Cơ trong ―Khảo luận Ẩn dụ tri nhận‖ thì có thể phân ẩn dụ tri nhận

làm bốn loại chính là ẩn dụ cấu trúc, ẩn dụ bản thể, ẩn dụ ―kênh liên lạc/ truyền tin‖, ẩn dụ
định hƣớng. Trong phạm vi bài viết này, qua phân tích chúng tơi rút ra đƣợc rằng có hai loại
ẩn dụ đƣợc sử dụng khi nói đến ý niệm con ngựa trong thành ngữ - tục ngữ tiếng Việt là ẩn dụ
bản thể và ẩn dụ cấu trúc, trong đó loại ẩn dụ bản thể chiếm tuyệt đại đa số, cụ thể nhƣ sau:
Ẩn dụ bản thể: Là hiện tƣợng ―phạm trù hóa những bản thể trừu tƣợng bằng cách vạch ranh
giới của chúng trong không gian‖. Loại ẩn dụ này đƣợc thể hiện phong phú trong các trƣờng
hợp nhƣ liên tƣởng thói quen tập tính, vai trị con ngựa hay con ngựa trong các điển tích, điển
cố, câu chuyện dân gian với các đức tính tích cực nhƣ thanh khiết, cao quý, dũng mãnh can
trƣờng, hoặc các đức tính tiêu cực của con ngƣời nhƣ qua loa đại khái hay các thành phần
thấp kém trong xã hội…
Ẩn dụ cấu trúc: Là hiện tƣợng ―ý niệm hóa từng miền riêng lẻ bằng cách chuyển sang
chúng sự cấu trúc hóa một miền khác‖. Loại ẩn dụ này chủ yếu đƣợc thể hiện ở sự liên tƣởng
các đặc điểm cấu tạo cơ thể của loài ngựa với hạng ngƣời bất lƣơng nhƣ trong Trước vành
móng ngựa. Ở đây ―vành móng ngựa‖ đã đƣợc gán cho một ý niệm mới là biểu trƣng cho
công lý, hay sự phán xét, cho nên những hạng ngƣời phải đứng ―Trƣớc vành móng ngựa‖
thƣờng là chỉ những thành phần bất lƣơng, phải đối diện với với sự phán xét của công lý.
4. Thảo luận và Đề xuất
Từ kết quả thu đƣợc qua quá trình nghiên cứu ý niệm con ngựa dƣới góc nhìn ngơn ngữ
học tri nhận, ngƣời viết đã phân tích ý niệm con ngựa xét trên góc độ ―miền nguồn‖ và đƣa ra
những lý giải cụ thể cho cơ chế lựa chọn con ngựa trong thành ngữ - tục ngữ tiếng Việt. Tuy
nhiên, do xét thấy ý niệm con ngựa trong thành ngữ - tục ngữ tiếng Việt khi đƣợc phóng chiếu
từ miền nguồn đến miền đích đại đa số đều theo phƣơng thức ẩn dụ tri nhận, nên trong phạm
vi nghiên cứu, bài viết chủ yếu tập trung phân tích các trƣờng hợp chuyển nghĩa theo cơ chế
ẩn dụ, cịn một vài trƣờng hợp rất ít các thành ngữ - tục ngữ có miền nguồn đƣợc phóng chiếu
sang miền đích theo cơ chế hốn dụ nhƣ Chiêu binh mãi mã, Thiên binh vạn mã vẫn chƣa
đƣợc đề cập đến trong bài viết. Trong quá trình nghiên cứu, chắc hẳn sẽ khơng tránh khỏi
những thiếu sót, hy vọng bài viết sẽ nhận đƣợc thêm các góp ý thảo luận và bổ sung từ các
chun gia và các cơng trình nghiên cứu khác.
Ngƣời viết hy vọng rằng kết quả nghiên cứu từ bài viết có thể góp phần làm cơ sở cho các
nghiên cứu sâu hơn nữa về ý niệm con ngựa ở các phƣơng diện khác. Ngoài ra, trong q

trình giảng dạy các thành ngữ - tục ngữ có liên quan đến con ngựa, nếu có thể giới thiệu cho
ngƣời học hiểu rõ về lý do tại sao ngƣời xƣa lại lựa chọn con ngựa trong các trƣờng hợp này
có thể giúp cho việc dạy và học thành ngữ - tục ngữ đƣợc sinh động và sâu sắc hơn.

694


Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI

5. Kết luận
Trên cơ sở lý thuyết của ngôn ngữ học tri nhận, bài viết đã từng bƣớc giải quyết các vấn đề
liên quan đến ý niệm con ngựa nhìn từ góc độ ngơn ngữ học tri nhận. Cụ thể, ý niệm con ngựa
xét trên góc độ ―miền nguồn‖ chủ yếu thể hiện ở đặc điểm tập tính; vai trò của con ngựa trong
đời sống, trong chiến trận; đặc điểm cấu tạo cơ thể; các điển tích, điển cố hay các câu chuyện
dân gian có liên quan đến lồi ngựa. Trong đó, có hiện tƣợng một miền nguồn có thể phóng
chiếu sang nhiều miền đích. Qua phân tích, bài viết cịn chỉ ra rằng có hai loại ẩn dụ đƣợc sử
dụng khi nói đến ý niệm con ngựa trong thành ngữ - tục ngữ tiếng Việt là ẩn dụ bản thể và ẩn
dụ cấu trúc, trong đó loại ẩn dụ bản thể chiếm tuyệt đại đa số. Đặc biệt, có thể thấy rằng kết
quả nghiên cứu về cơ chế lựa chọn miền nguồn trong bài viết hoàn toàn phù hợp và củng cố
cho quan điểm tƣ duy ngôn ngữ của ngƣời Việt mang tính cụ thể, thiên về kiểu tƣ duy liên
hợp, cảm giác, hành động – trực quan.
Tài liệu tham khảo
Lakoff G. và Johnson M., Nguyễn Thị Kiều Thu dịch (2017). Chúng ta sống bằng ẩn dụ..
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
Hồng Phê (chủ biên) (2020). Từ điển tiếng Việt (Có chú thích chữ Hán cho từ ngữ Hán –
Việt). Nhà xuất bản Đà Nẵng.
Lê Đình Khẩn (2002). Từ vựng gốc Hán trong tiếng Việt. Nhà xuất bản Đà Nẵng.
Lý Toàn Thắng (2009). Ngôn ngữ học tri nhận – Từ lý thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng
Việt. TP.Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Phƣơng Đông.

Nguyễn Đức Tồn (2008). Đặc trưng Văn hóa - Dân tộc của Ngơn ngữ và Tư duy. Hà Nội:
Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
Ngựa trong chiến tranh ở Đông Nam Á. (Ngày truy cập: 30/08/2020)
Trần Văn Cơ (2009). Khảo luận Ẩn dụ tri nhận. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động - xã hội.
Việt Chƣơng (2004). Từ điển thành ngữ - tục ngữ - ca dao Việt Nam – Quyển Thượng. Nhà
xuất bản Đồng Nai.
Việt Chƣơng (2004). Từ điển thành ngữ - tục ngữ - ca dao Việt Nam – Quyển Hạ. Nhà xuất
bản Đồng Nai.
Viện ngơn ngữ học (1998). Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt. Nhà xuất bản Giáo dục.

THE IMAGE OF HORSES IN VIETNAMESE IDIOMS AND PROVERBS
FROM THE ANGLE OF COGNITIVE LINGUISTICS
Abstract
Horses have long closely connected with human beings. This is the reason why the images
of horses have been employed in Vietnamese animal idioms and proverbs. From the light of
the previous studies, the research has synthesized idioms with the horse element in "Từ
điển thành ngữ - tục ngữ - ca dao Việt Nam" (Việt Chƣơng) and gave a new perspective on
the concept of the horse appearing in Vietnamese idioms - proverbs from the angle of
cognitive linguistics. The research aims to analyze the horse in source domain and the

695


Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI

expressive meaning of idioms - proverbs with the horse element in target domain, giving
ground to further explanations regarding to the way cultural factors and cognition
influences languages of Vietnamese people.
Keywords

horse image, Vietnamese idioms - proverbs, cognitive linguistics, source domain, target
domain

696



×