Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Sơ lược về ẩn dụ tri nhận bản thể trong thành ngữ ẩn dụ Trung - Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (986.93 KB, 11 trang )

Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI

SƠ LƢỢC VỀ ẨN DỤ TRI NHẬN BẢN THỂ TRONG THÀNH NGỮ ẨN
DỤ TRUNG - VIỆT
Nguyễn Hồ Hƣng Thịnh, 2Nguyễn Thuỳ Thuỳ Dung

1

Trường Đại học Văn Lang
Tóm tắt
Sự giao lưu, va chạm và dung hoà của hai nền văn hóa Trung - Việt trở thành nền tảng
đóng góp vào sự hình thành thành ngữ tiếng Việt, tác động khơng nhỏ đến sự ra đời, phát
triển và hình thức cấu trúc của kho tàng thành ngữ Việt Nam. Trong quá trình giao lưu
giữa tiếng Hán và tiếng Việt, người Việt Nam đã chắt lọc và tiếp thu nhận thức của người
Trung Quốc đối với thế giới xung quanh thông qua ngơn ngữ. Tuy nhiên, mỗi dân tộc đều
có cho mình các giá trị quan, phương thức tư duy và đặc trưng văn hóa độc đáo riêng,
cùng một sự kiện, sự vât khách quan khi ánh xạ vào trong thành ngữ, ý nghĩa hồn tồn
khơng giống nhau. Vì vậy, bài viết dựa trên cơ sở tri nhận ẩn dụ bản thể của nhà ngôn
ngữ học Lakoff và Johnson (1980) tiến hành đối chiếu, phân tích và giải thích những
điểm giống, khác nhau và nguyên nhân của thành ngữ ẩn dụ trong tiếng Việt và tiếng
Trung.
Từ khóa
thành ngữ ẩn dụ Trung - Việt, tri nhận ẩn dụ bản thể, điểm giống và khác nhau

1. Mở đầu
Thành ngữ là những cụm từ cố định được hình thành qua hàng nghìn năm tơi luyện, là tinh
tuý của ngôn ngữ. Thành ngữ là một trong những điểm khó trong từ vựng tiếng Trung, là sự
cơ động của hành vi ngôn ngữ do dân tộc Hán ước định mà thành, mang theo dấu ấn rõ nét
của nền văn minh Trung Hoa và sự tích luỹ của văn hoá dân tộc Hán nên thành ngữ ẩn dụ là
một phần không thể thiếu, không thể bỏ qua khi tìm hiểu về tiếng Hán. Dưới góc độ ngơn ngữ


học nhận thức, thành ngữ ẩn dụ không chỉ đảm nhận vai trị truyền đạt văn hóa, mà cịn mang
trong mình tư duy, giá trị quan và triết lý của nhân dân Trung Quốc.
Trong quá trình tiếp xúc giữa tiếng Hán và tiếng Việt, tiếng Việt đã tiếp thu nhận thức
của nhân dân Trung Quốc đối với thế giới thông qua ngơn ngữ. Thành ngữ gốc Hán cũng từ
đó mà xuất hiện. Thành ngữ gốc Hán61 đã phát triển từ thành ngữ tiếng Hán thông qua việc
dịch âm, nhưng vẫn giữ nguyên ý nghĩa ban đầu của chúng. Đồng thời, người Việt Nam sau
khi trải qua những biến động trong cuộc sống và công việc cũng đã sáng tạo ra những câu
thành ngữ có đặc trưng văn hóa riêng, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của mình bằng
những câu thành ngữ đó. Trong q trình sáng tạo thành ngữ của người Việt, sự đối lập được
phát sinh trong nhận thức đối với thế giới giữa người Hán và người Việt, ví dụ người Hán
thường dùng “心” (tâm, tim) để biểu đạt cảm xúc, còn người Việt dùng “bụng” và “dạ”, “gan”
và “lòng” để chứa đựng cảm xúc; trong thành ngữ tiếng Hán, “老鼠” (chuột) là hèn, còn trong
thành ngữ Việt lấy hình ảnh “thỏ” để biểu thị ý nghĩa này. Có thể thấy, các thành ngữ ẩn dụ

61

Thành ngữ gốc Hán chủ yếu có xuất xứ từ các sự kiện lịch sử và điển cố, triết học và các tác phẩm văn học Trung Quốc,
như “Thi kinh”, “Sử ký”, “Tả truyện”, “Tam quốc chí”, “Sở từ”, v.v.

627


Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI

trong hai ngôn ngữ tưởng như “dị khẩu đồng thanh” nhưng nếu tập trung tìm tịi, nghiên cứu
thì chúng ta sẽ có thể thấy được những sự khác biệt rất lớn.
Dựa trên ẩn dụ tri nhận bản thể của Lakoff và Johnson, bài viết này đối chiếu sơ lược các
thành ngữ ẩn dụ của tiếng Hán và tiếng Việt, phân tích cơ chế nhận thức của hai dân tộc và
giải thích lý do của sự khác biệt.

2.

Cơ sở lý luận

2.1. Đôi nét về thành ngữ
2.1.1. Đôi nét về thành ngữ tiếng Hán
2.1.1.1. Định nghĩa thành ngữ tiếng Hán
Về định nghĩa thành ngữ, chúng tôi không bàn quá nhiều, bài viết này trực tiếp thông qua
định nghĩa của quyển từ điển tiếng Hán hiện hành là “Từ điển Hán ngữ hiện đại” (bản thứ 7)62,
đồng thời, qua định nghĩa thành ngữ tiếng Hán trong các từ điển và cơng trình nghiên cứu, rõ
ràng chúng ta dễ dàng nhận thấy những đặc điểm cơ bản của thành ngữ như: a) Thành ngữ là
một phần của cụm từ cố định. b) Thành ngữ có ý nghĩa và cấu tạo cụ thể. Thành phần cấu tạo
của thành ngữ không được thay thế bằng một hoặc một số thành phần đồng nghĩa hoặc tương
tự khác một cách tùy tiện, không thể tăng giảm tùy ý thành phần và không thể tự ý thay đổi
quan hệ cấu trúc của thành ngữ. Một số cấu trúc có thể thay đổi, nhưng ý nghĩa vẫn giữ
nguyên. Nghĩa của thành ngữ có thể được hiểu ở nhiều cấp độ, khơng chỉ là nghĩa đen. c)
Thành ngữ có đơn vị ngơn ngữ và văn hố.
2.1.1.2. Nguồn gốc của thành ngữ tiếng Hán
Nguồn gốc của thành ngữ tiếng Hán chủ yếu đến từ: a) truyền thuyết thần thoại và truyện ngụ
ngơn: 掩耳盗铃 (bịt tai trộm chng), 剖腹藏珠 (vì vật chất ngồi thân làm hại thân mình). b)
các văn kiện lịch sử cổ đại: 唇齿相依 (môi răng tương y, mối quan hệ mật thiết, gắn bó), 耳
食之言 (lời đồn đốn khơng căn cứ). c) danh ngôn, châm ngôn: 忠言逆耳 (lời thật mất lòng),
日久见人心 (lâu ngày thấu nhân tâm). d) các tác phẩm văn học: 火眼金睛 (hỏa nhãn kim
tinh), 耳鬓厮磨 (ăn ở thân mật). e) ngạn ngữ, tục ngữ dân gian: 情人眼里出西施 (cảm thấy
đối phương đẹp như mỹ nhân), 当头棒喝 (lời cảnh tỉnh cho người khác tỉnh ngộ). f) tín
ngưỡng, tơn giáo: 五体投地 (cực kỳ bái phục), 脱胎换骨 (thay đổi da thịt thành người hồn
tồn khác).
2.1.1.3. Thống kê hình thức của thành ngữ tiếng Hán

62


Nhóm biên soạn từ điển Viện nghiên cứu ngôn ngữ Viện khoa học xã hội Trung Quốc (2016). 现代汉语词典 Từ điển
Hán ngữ hiện đại. Bắc Kinh: NXB Thương mại.

628


Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI

Để thống kê hình thức của thành ngữ tiếng Hán, chúng tôi đã dựa trên bộ “Đại từ điển
thành ngữ Trung Hoa” (中华成语大词典)63 gồm 17.000 câu thành ngữ tiến hành khảo sát và
cho ra được bảng thống kê bên dưới:
Bảng thống kê hình thức của thành ngữ tiếng Hán
Số chữ

Số lƣợng thành
ngữ

Tỵ lệ (%)

3

7

0.52%

软骨头 (đồ hèn nhát)

4


1141

84.64%

横眉冷慕 (trừng mắt lạnh lùng)

5

42

3.12%

有鼻子有眼 (có mắt có mũi hẳn hoi)

6

33

2.45%

打肿脸充胖子 (tỏ vẻ, ra vẻ)

7

54

4.01%

横挑鼻子竖挑眼 (bới lơng tìm vết)


8

54

4.01%

仇人见面,分外眼红 (kích động, giận dữ)

9

2

0.15%

10

9

0.67%

12

4

0.30%

14

2


0.15%

Ví dụ

不吃羊肉空惹一身膻 (khơng có tiếng cũng
chẳng có miếng)
三个臭皮匠胜于诸葛亮 (thơng qua thảo luận
của nhiều ngƣời mới đƣa ra ý kiến tốt nhất)
拳头上立得人,胳膊上走得马 (ngƣời thanh
bạch, tác phong chính chắn, sống thẳng thắn)
两耳不闻窗外事,一心只读圣贤书 (khơng bị
lời nói gió bay làm lay động, chuyên tâm làm
việc mình đang làm)

Có thể thấy rằng, thành ngữ tiếng Hán chủ yếu có hình thức bốn chữ, cấu trúc ngữ pháp
đa dạng.
2.1.2. Đôi nét về thành ngữ tiếng Việt
2.1.2.1. Định nghĩa thành ngữ tiếng Việt
Bài viết này sẽ sử dụng ngôn ngữ học cấu trúc và chức năng và các định nghĩa từ điển
hiện có làm cơ sở, nhìn chung nhất quán trong việc nghiên cứu, phân loại thành ngữ trong các
cơng trình đi trước và đưa ra quan điểm toàn diện về định nghĩa thành ngữ tiếng Việt: thành
ngữ là cụm từ cố định hoặc Các cụm từ có cấu trúc hình thái cố định, có nghĩa hồn chỉnh và
phức tạp. Thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày, đặc biệt là văn nói.
Trong thành ngữ Việt Nam, thành ngữ ngoại lai chiếm một phần lớn, trong đó phần lớn là
thành ngữ gốc Hán, chiếm 98% tổng số thành ngữ tiếng Việt. Các thành ngữ tiếng Hán được
vay mượn có thể giữ ngun hình thức cấu tạo và nghĩa trong tiếng Việt, hoặc dịch từng từ
63

Đặng Vi Lài, Châu Khiêm chủ biên (2016). 中华成语大词典 Đại từ điển thành ngữ Trung Hoa. Bắc Kinh: NXB Thương

mại Quốc tế.

629


Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI

(một số từ hoặc toàn bộ câu thành ngữ) hoặc dịch nghĩa chung của thành ngữ đó sang tiếng
Việt, làm cho trật tự cấu trúc thành ngữ thay đổi. Tuy nhiên, do tính phức tạp của thành ngữ
gốc Hán trong tiếng Việt, khả năng có hạn của nhóm tác giả và mục đích của bài viết này, bài
viết chỉ lấy thành ngữ thuần Việt làm đối tượng nghiên cứu.
2.1.2.2. Nguồn gốc của thành ngữ tiếng Việt
Thông qua khảo sát, nguồn gốc của thành ngữ tiếng Việt xuất phát từ 3 phương diện: a)
Văn hố ngoại lai: “danh chính ngơn thuận”, “ba đầu sáu tay”. b) Truyền thuyết, thần thoại,
truyện ngụ ngôn: “há miệng chờ sung”, “hồn Trương Ba da hàng thịt”. c) dân gian truyền
khẩu: “chân lấm tay bùn”, “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”.
2.1.2.3. Thống kê hình thức của thành ngữ tiếng Việt
Nhóm tác giả đã sử dụng các bộ từ điển thành ngữ tiếng Việt hiện hành (tổng cộng gồm
3247 thành ngữ) để thực hiện thống kê và cho ra bảng dưới đây:
Bảng thống kê hình thức của thành ngữ tiếng Việt
Số từ
3
4
5
6
7
8

Số lƣợng

thành ngữ
93
821
44
70
11
9

Ví dụ

Tỵ lệ (%)
8.87%
78.34%
4.20%
6.68%
1.05%
0.86%

Da bọc xƣơng
Lịng lang dạ sói
No bụng đói con mắt
Bụng đàn bà, dạ trẻ con
Im thin thít nhƣ thịt nấu đông
Cáo chết ba năm quay đầu về núi

Từ số liệu thống kê trên, chúng ta có thể thấy rằng, thành ngữ tiếng Việt chủ yếu vẫn là
thành ngữ bốn chữ, chiếm 78.34%.
2.2. Ẩn dụ bản thể (Ontological Metaphor)
Ẩn dụ là một hiện tượng được nghiên cứu tương đối sớm (trong các tác phẩm của
Aristotle vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên). Theo quan điểm của Aristotle, thực chất cơ

bản của ẩn dụ là cách chuyển đổi danh xưng. Trong 2000 năm qua, nhiều cơng trình nghiên
cứu đã đào sâu và nghiên cứu bản chất của ẩn dụ, nhưng văn hiến học hay ngôn ngữ học
truyền thống đều gán phép ẩn dụ vào một trong các thủ pháp tu từ của thơ ca hoặc thủ pháp
làm phong phú ngữ nghĩa của từ. Tuy nhiên, từ năm 1980, hai tác giả Lakoff và Johanson đã
tách phép ẩn dụ ra khỏi một trong những phương tiện tu từ nổi tiếng trong văn học trong cuốn
sách “Metaphors we live by”. Quan điểm của họ đã được các nhà khoa học hoan nghênh và
đã tạo ra một xu hướng mới, một trào lưu mới trong nghiên cứu ngôn ngữ học. Với sự phát
triển vượt bậc của khoa học xã hội trong những thập kỷ gần đây, ngày càng nhiều nhà nghiên
cứu nghiên cứu ẩn dụ như một mơ thức khái niệm hố của con người từ góc độ ngơn ngữ học
nhận thức. Lakoff và Johanson chia phép ẩn dụ thành ba loại phép ẩn dụ dựa trên sự khác biệt
của các miền gốc, và trong đó ẩn dụ bản thể (Ontological Metaphor) là cơ sở lý luận cho bài
phân tích này.

630


Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI

Thế giới này được tạo thành từ vật chất và ý thức. Nhận thức của mọi người về thế giới
bao gồm nhận thức về thế giới vật chất khách quan và thế giới ý thức nội tại. Sự lý giải của
con người về thế giới vật chất được trừu tượng hóa và hình tượng hóa thơng qua ngơn ngữ,
cịn về thế giới ý thức nội tại của họ cũng được cụ thể hố và hình tượng hóa thơng qua ngơn
ngữ, thơng qua đó có thể thể hiện thế giới ý thức nội tại của họ. Ẩn dụ bản thể chính là đề cập
đến việc sử dụng và khái niệm hoá những thứ hoặc vật cụ thể nhất, quen thuộc nhất trong
cuộc sống hàng ngày của con người như một hình thức ẩn dụ để lý giải những cái phi thực thể
khác, nghĩa là mở rộng khái niệm cụ thể sang các khái niệm trừu tượng khác trong cuộc sống.
Những suy nghĩ, cảm xúc, tâm lý, sự kiện hay trạng thái trừu tượng hoặc mơ hồ của con
người có thể được thể hiện rõ ràng thông qua các thực thể được mang vào thành ngữ. Ví dụ:
狼心狗肺 (lang tâm cẩu phế: tâm địa ác độc), 愁眉苦脸 (sầu mi khổ liễm: mặt ủ mày chê), 脸

红耳赤 (liễm hồng nhĩ xích: đỏ mặt tía tai), mày ủ mặt chê, đỏ mặt tía tai v.v.
3.

Đối chiếu thành ngữ ẩn dụ Trung - Việt dựa trên ẩn dụ bản thể

Ẩn dụ tri nhận về cơ bản là một ánh xạ có hệ thống từ miền khái niệm này sang miền
khái niệm khác. Ánh xạ từ miền nguồn đến miền đích đề cập đến việc ánh xạ cấu trúc tổng thể
và các yếu tố thành phần của miền trước và cấu trúc tổng thể, các yếu tố thành phần của miền
sau, nhưng ánh xạ này không phải lúc nào cũng là một ánh xạ đầy đủ. Trong hầu hết các
trường hợp, chỉ một phần của miền nguồn được ánh xạ tới miền đích hoặc chỉ một phần của
miền đích tham gia vào ánh xạ ẩn dụ. Ánh xạ này phụ thuộc vào tính nổi trội của ẩn dụ. Vậy,
chúng ta hiểu cơ chế này như thế nào? Câu hỏi này liên quan đến sự tương đồng giữa những
thứ được đại diện bởi miền nguồn và miền đích tương ứng. Trong ẩn dụ, việc thiết lập sự
giống nhau giữa hai sự vật nằm trong việc tìm ra những điểm tương đồng từ những điểm khác
biệt, làm nổi bật một mặt phẳng hoặc điểm tương thích nhất định giữa hai sự vật, nghĩa là làm
nổi bật một đặc trưng nhất định hoặc một đặc điểm nào đó trong miền nguồn và miền đích, từ
đó tạo thành một sự cộng hưởng nổi trội giữa cả hai miền.
3.1. Các thành ngữ có liên quan tới động vật
Để tồn tại, con người phải làm quen với thế giới, đặc biệt là các loài động vật khác sống
chung với chúng ta. Theo thời gian, con người sẽ thu thập một số mối liên hệ tương tự giữa
con người với môi trường và giữa con người với động vật. Con người sẽ trở thành đối tượng
ánh xạ của động vật. Điều này có thể được phân thành các loại sau:
3.1.1. Ẩn dụ chỉ dung mạo của con người
Để miêu tả những người vừa xấu vừa gian xảo, các thành ngữ tiếng Trung bao gồm “臼头
深目” (tướng mạo xấu xí), “尖嘴猴腮” (tướng mạo như khỉ) và “鹰鼻鹞眼” (tướng mạo gian
trá, hung ác) v.v. Các thành ngữ Việt Nam bao gồm “ti hí mắt mắt lươn”, “mặt cú da lươn” và
“mặt dơi tai chuột”, “mặt chuột kẹp”, “mắt to như ốc nhồi”, v.v.Miêu tả một người có ngoại
hình đẹp đẽ và khơi ngơ, trong thành ngữ tiếng Hán có “燕颁虎劲” là một phép ẩn dụ để chỉ
vẻ ngoài dũng mãnh của nữ hoàng hay tướng quân; “龙眉凤眼” có nghĩa là mắt phượng mày
ngài; “蛾眉皓齿” mơ tả một người phụ nữ có ngoại hình tươi sáng và xinh đẹp. Trong thành


631


Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI

ngữ Việt Nam có “mắt bồ câu” (mắt bồ câu dùng để chỉ tiêu chuẩn thẩm mỹ của đôi mắt phụ
nữ) và “râu hùm hàm én mày ngài” (chỉ đẹp trai, tiêu chuẩn thẩm mỹ của nam giới cổ đại).
Có thể thấy, nhân dân hai nước Trung - Việt có nhận thức hồn tồn khác nhau về ngoại
hình con người và quan niệm thẩm mỹ cũng khác nhau nên cách sử dụng ẩn dụ cũng khác
nhau. Người Trung Quốc lấy một số đặc điểm của động vật như chuột, đại bàng, quạ, khỉ,
rồng và phượng hoàng ánh xạ cho con người. Họ vạch ra những đặc điểm nổi bật của các loại
động vật này với những điểm giống nhau về ngoại hình của con người, chúng có thể liên kết
với nhau trong hoạt động ngơn ngữ để hình thành hàm nghĩa mới. Người Việt thì dùng lươn,
cú, chuột, chim bồ câu và chim én. Tóm lại, sự lựa chọn đối tượng ẩn dụ của con người chịu
ảnh hưởng trực tiếp của gu thẩm mỹ, phong cách tri nhận dân tộc và mơi trường sống của dân
tộc đó.
3.1.2. Ẩn dụ chỉ tính chất con người
3.1.2.1. Nhát gan
Về đối tượng ẩn dụ này, trong tiếng Trung có những thành ngữ như “胆小如鼠” (gan
nhỏ như chuột), “惊弓之鸟” (người bị dọa đến mức nghe động tĩnh gì cũng sợ), v.v để diễn tả
sự nhát gan, trong tiếng Việt có câu thành ngữ “nhát như thỏ đế”, “miệng hùm gan sứa”,
“nhát như cáy” (cáy: một loại cua ruộng nhỏ ở Việt Nam). Qua đó có thể thấy rằng về tính
chất “nhát gan”, người Hán dùng các loài vật như “chuột” và “chim” để miêu tả tính chất này,
cịn người Việt thì dùng các động vật như “thỏ” và “cua”. Trong văn hóa Việt Nam, chuột
không biểu hiện sự hèn nhát hay “nhát gan”, mà được coi là những con vật khó ưa, lén lút,
trộm cắp và biến mất không dấu vết khi bị phát hiện. Từ quan điểm này, suy nghĩ của hai dân
tộc có sự khác biệt, người Trung Quốc gán bản chất hèn nhát của lồi chuột với tính chất con
người, trong khi người Việt Nam cho rằng thỏ và cáy là kẻ nhát gan nên trong thành ngữ Việt

Nam không thể tìm được ẩn dụ nào gọi là “nhát gan như chuột”.
Người Trung Quốc sẽ rất khó hiểu hai thành ngữ “nhát như thỏ đế” và “nhát như cáy”.
Nguyên nhân xuất phát từ kinh nghiệm cuộc sống của chính mình, người Việt Nam nhận thấy
thỏ có thính giác nhạy bén và rất lanh lợi, hễ nghe thấy động tĩnh là chúng sẽ bỏ chạy. Tuy
nhiên, bản năng của nó được coi là một hành vi hèn nhát, và người Việt Nam từ đó đã biến nó
thành “kẻ nhát gan”. Cáy cũng không ngoại lệ, nhỏ hơn cua thường, sống ở ruộng lúa nên rất
cảnh giác, khi nghe tiếng động là chúng nhanh chóng chui vào tổ. Vì vậy, người Việt cũng
quy nạp nó vào trong ẩn dụ để chỉ những người chân chất, sợ hãi và hèn nhát.
3.1.2.2. Hung ác, giảo hoạt
Người Việt Nam sử dụng “lịng lang dạ dạ sói”, “hổ đội lốt thầy tu”, và “mèo già hóa cáo”
làm ẩn dụ cho những kẻ xấu xa và bội bạc, người Trung Quốc ta cũng dùng “狼心狗肺” (tâm
địa xấu xa như sói và chó) và “蛇蝎心肠” (tâm địa ác độc như rắn và bị cạp) để mơ tả những
kẻ nham hiểm và độc ác. Rõ ràng, kinh nghiệm của hai dân tộc đều giống nhau, ngoại trừ lồi
chó, họ đều tin rằng hổ, sói, bọ cạp và các lồi động vật khác đều xấu xa, độc ác và quỷ kế đa
đoan, mà con người cũng có những phẩm chất như vậy, nghĩa là ở cả hai đối tượng cùng có
những điểm giống nhau nên mới xuất hiện những ẩn dụ tương tự như trên. Bên cạnh những

632


Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI

lời khen ngợi như trung thành, trung thực, dũng cảm, trong tiếng Hán “chó” cịn có những ý
nghĩa xúc phạm, như: thể hiện nhân cách thấp kém và hành vi cực kỳ xấu như “猪狗不如”
(không bằng cả lợn và chó), “猪卑狗脸” (mặt chó lợn nham hiểm); con người xấu xa, tham
lam của cải và vô ơn như “狼心狗肺”; cho thấy địa vị xã hội thấp như “阿猫阿狗” (a mao a
cẩu, để gọi người thấp hèn). Tuy nhiên, tại sao trong lịng dân tộc Việt Nam, lồi chó lại
khơng hung ác và xảo quyệt? “chó” khơng mang ý nghĩa ác độc, xấu xa, vô ơn trong tiếng
Việt. Người Việt Nam cắt nghĩa từ quan hệ chủ tớ, chó vẫn là chó, dù có phẩm chất xuất sắc

đến đâu, chúng cũng là nơ lệ trong gia đình, ăn thức ăn thừa của người, ngủ dưới đất hoặc
trong ổ cỏ, vì vậy Việt Nam có liên quan đến “chó”. Trong thành ngữ, nó là hình ảnh ẩn dụ để
chỉ những người có địa vị thấp, ở dưới đáy xã hội. Tóm lại, tiếng Trung Quốc cũng có một
thành ngữ biểu đạt ý nghĩa như vậy, nhưng không được phổ biến.
3.1.2.3. Ngu dốt
“猪头猪脑” (đầu lợn óc heo) trong tiếng Trung dùng để chỉ những người đần độn, ngu
ngốc, nhưng trong thành ngữ Việt Nam, “ngu như bò” được dùng để diễn đạt ý nghĩa này.
Mặc dù lợn lười biếng, háu ăn, bẩn thỉu và ngu ngốc trong văn hóa Hán Việt, nhưng thành
ngữ Việt Nam lại sử dụng con bò để diễn tả sự ngu ngốc. Thành ngữ này có nguồn gốc từ một
câu chuyện về sự đần độn của con bò và sau đó mơ tả sự đần độn và ngu ngốc của con người.
Tóm lại, chúng ta có thể thấy rằng ẩn dụ có liên quan mật thiết đến phong cách tư duy và môi
trường sống của mỗi quốc gia. Các nhóm người khác nhau có cấu trúc nhận thức khác nhau vì
nhận thức của họ bị giới hạn bởi mơi trường sống và kinh nghiệm sống. Mặc dù sự giao lưu
giữa Trung Quốc và Việt Nam diễn ra liên tục từ xa xưa và đã hình thành sự cộng hưởng nhất
định về mặt tư tưởng, nhưng môi trường địa lý, phong tục tập quán rất khác nhau của hai
nước đã tạo ra thế giới quan đặc biệt của họ. Nguyên nhân là do Việt Nam nằm trong khu vực
nhiệt đới, có nhiều sơng, hồ, hồ chứa. Người dân sống bằng nước, và nơng nghiệp là phương
thức lao động chính của người dân Việt Nam. Việt Nam cũng có những thành ngữ liên quan
đến các động vật khác như cua, ốc sên, ốc, lươn, ếch, v.v. Người Việt kết nối đặc điểm của
những con vật này với đặc điểm của những thứ họ muốn mô tả, tạo thành một nghĩa mới.
Những con vật này rất hiếm trong thành ngữ tiếng Hán. Mặt khác, các con vật như sếu, lừa và
phượng hoàng ngược lại rất hiếm gặp trong thành ngữ tiếng Việt.
3.2. Các thành ngữ có chứa bộ phận cơ thể ngƣời
Trong thành ngữ Trung Quốc, các bộ phận cơ thể người sau đây thường không thể thiếu
để mô tả cảm xúc của con người, chẳng hạn như: tim (心脏), phổi (肺), túi mật (胆), mặt (脸),
mắt (眼), v.v. Ví dụ ẩn dụ về những cảm xúc lo lắng và hỗn loạn: “心焦如焚” (tim như bị
đốt), “心神不宁” (tâm tình bất ổn), “心急火燎” (tim như bị lửa đốt), “心忙意急” (tâm tình
bối rối), “火烧眉毛” (lửa cháy tới lơng mày, tình thế cấp bách), “迫在眉睫” (tình hình gấp
gáp, cấp bách) v.v; ẩn dụ về tâm trạng đau thương, buồn bã: “心如刀割” (tim đau như dao
cắt), “肝心若裂” (gan tim như đứt ra), “愁眉苦脸” (mặt ủ mày ê), “灰心丧气” (tim đau

buồn), “面如死灰” (mặt như chết rồi), v.v; ẩn dụ về niềm vui: “眉开眼笑” (mắt cười và lông
mày mở ra), “嘻皮笑脸” (mặt cười tươi), “心花怒放” (vui mừng hết cỡ). Có thể thấy, trong

633


Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI

số các thành ngữ kể trên, rõ ràng có nhiều thành ngữ có trái tim hơn các bộ phận khác của con
người, bởi vì tim là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể con người và liên
quan mật thiết đến nguồn gốc của cảm xúc nên tỷ lệ dùng để so sánh cảm xúc của con người
là khá cao.
Người Việt dùng cơ quan cơ thể người để miêu tả tình cảm cũng hết sức phong phú như:
“đứt ruột đứt gan”, “đau lịng xót ruột”, “đau như rứt thịt”, “buồn nẫu ruột”; diễn tả cảm xúc
lo lắng, bồn chồn: “cháy ruột cháy gan”, “nóng gan nóng ruột”; để diễn tả niềm vui hoặc sự
hài lòng: “hởi lịng hởi dạ”, “nở ruột nở gan” v.v.
Từ ví dụ trên, chúng ta có thể thấy rằng mặc dù cả người Trung Quốc và Việt Nam đều
sử dụng cơ quan nội tạng để mơ tả cảm xúc của mình, nhưng người Trung Quốc có xu hướng
thể hiện cảm xúc của họ bằng trái tim, thay vào đó, người Việt Nam sử dụng khơng gian trừu
tượng của bụng thay vì chỉ rõ cụ thể bộ phận nào, chẳng hạn như “lòng” để mô tả. Theo người
Trung Quốc, trái tim là nơi sinh ra tình cảm của con người, trong khi trong văn hóa Việt Nam,
gan và ruột là nơi chứa đựng cảm xúc của con người, nên người ta diễn dịch “đau lịng” mang
ý nghĩa “buồn”. Có nghĩa là, nhưng trong tiếng Trung chỉ có cách duy nhất là “伤心” (thương
tâm, đau tim), khơng có các biểu đạt như “伤胃” (đau ruột), “伤腹部” (đau lịng). Trong q
trình ẩn dụ hố cảm xúc, cả dân tộc Hán và Việt đều cụ thể hố cảm xúc của mình vào những
vật thể có thể nhìn thấy và động chạm được, chẳng hạn như "nỗi đau" (心如刀割, “đau lịng
xót ruột”), “bồn chồn, khơng n” (火烧眉毛, “cháy ruột cháy gan”).
Được thể hiện như một vật có thật, cảm xúc của con người đơi khi có thể được chứa
đựng trong một vật chứa, chẳng hạn như “心满意足” (vừa ý vừa lòng), “怒气填脑” (cơn giận

đầy não), “sống để bụng chết mang theo”. Sự khác biệt trong hệ thống nhận thức của hai dân
tộc là quá rõ ràng. Người Trung Quốc tin rằng trái tim và bộ não là hai bộ phận có thể điều
khiển hạnh phúc, tức giận, phiền muộn, và hạnh phúc của con người. Do đó, “心满” (đầy tim)
và “填脑” (đầy não) được sử dụng trong ví dụ trên chỉ ra rằng “trái tim” và “bộ não” được
dùng làm vật chứa cảm xúc. Trong thành ngữ Việt Nam, “bụng” được dùng để chứa đựng hỉ,
nộ, ái, ố của con người. Người Việt quan niệm mọi tình cảm, mọi vật đều có thể để vào bụng.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường nghe người Việt nói với nhau “Chuyện đó đừng
để bụng làm gì!”. Điều này cho thấy đối với người Việt, cái bụng là vật chứa duy nhất có thể
chứa đựng những cảm xúc, những suy nghĩ, những bí mật, v.v. Chúng tơi nghĩ rằng khơng
gian trong bất kỳ một sự vật có ranh giới nào cũng có thể được coi là vật chứa, và thậm chí
một số thứ trừu tượng vơ hình cũng có thể được coi là vật chứa. Thất tình lục dục là trải
nghiệm của trái tim con người, nếu coi bộ phận cơ thể người như một vật chứa đựng thì cảm
xúc được ẩn dụ “gói ghém” trong những trong vật chứa có thật này.
3.3. Các thành ngữ chứa yếu tố màu sắc
Ẩn dụ màu sắc là một loại ẩn dụ tình cảm cơ bản, có tính ví von. Ẩn dụ màu sắc trong
thành ngữ của hai quốc gia có một số đặc trƣng giống nhau. Ví dụ, trong tiếng Hán và tiếng
Việt đều sử dụng màu đỏ để miêu tả cảm giác phấn khích hoặc tức giận của con người “脸红
耳赤”, “红头长脸” “đỏ mặt tía tai” v.v. Khi mơ tả sự phấn khích và tức giận của con người,

634


Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI

cả tiếng Hán và tiếng Việt đều có ẩn dụ màu đỏ. Khi mọi người phấn khích hoặc tức giận, cơ
thể của họ gần như nóng lên. Màu đỏ là một loại hệ thống màu ấm. Sự tương đồng giữa màu
đỏ và cảm xúc của con người khi họ phấn khích đều cho cảm giác ấm nóng. Về phương diện
này, phép ẩn dụ của hai dân tộc này có sự cộng hưởng với nhau. Điểm khác biệt là người Việt
ngồi sử dụng màu đỏ, cịn dùng màu tím hoặc màu đỏ tía để mơ tả cơn giận, chẳng hạn như

“tím ruột tím gan”. Khi mơ tả sự lo sợ, ngƣời Trung Quốc sử dụng “màu đất” để diễn tả nó,
chẳng hạn như “面如土色” (mặt như màu đất). “Màu đất” ở đây được hiểu là màu vàng xám.
Trong thành ngữ Việt Nam, màu xanh lá cây, màu xám và màu vàng thể hiện cảm xúc sợ hãi.
Màu phổ biến nhất là màu xanh lá cây. Chẳng hạn như “mặt xanh mày xám”, “mặt vàng nhƣ
nghệ‖, ―mặt xanh nhƣ tàu lá‖. Có thể nhận thấy, ngƣời Trung Quốc có xu hƣớng sử dụng màu
vàng để thể hiện sự sợ hãi, mà trong khi tần suất sử dụng màu xanh lá cây và xám để thể hiện
ý nghĩa này trong tiếng Việt tƣơng đối cao hơn so với màu vàng. Ngoài việc dùng màu xanh
để biểu thị vẻ hoảng sợ ra, ngƣời Việt Nam cịn dùng nó để chỉ những ngƣời bệnh tình nặng
và thiếu dinh dƣỡng, chẳng hạn nhƣ ―mặt mày xanh xao‖, ―gầy guộc xanh xao‖. Trong tiếng
Hán, màu xám thƣờng đƣợc dùng để phản ánh những cảm xúc tiêu cực của sự chán nản, phiền
muộn và thất vọng, chẳng hạn như “心灰意冷”(tâm đã thành màu xám và ý nguyện đã nguội
lạnh, ngã chí nản lịng), “心如死灰” (khơng cịn tình cảm gì, lạnh nhạt), “万念俱灰” (thất
vọng cùng cực) v.v.
4. Đề xuất/Kiến nghị
Qua q trình so sánh, phân tích sơ lược cho thấy sự giống và khác nhau giữa hai ngôn
ngữ. Nguồn gốc chính của những khác biệt là văn hóa và loại hình ngơn ngữ. Q trình phân
tích, so sánh ẩn dụ bản thể cũng cho thấy các đơn vị cấu thành của thành ngữ có đóng góp tích
cực vào quá trình cấu tạo nghĩa. Khi đã xác định được ẩn dụ bản thể tham gia vào quá trình
xây dựng nghĩa từ những tri thức thường quy thì khả năng suy ra nghĩa của thành ngữ là rất
cao. So với quan điểm của các thành ngữ truyền thống, đây là một quan điểm hồn tồn mới.
Tuy nhiên, dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận, kết quả nghiên cứu được đưa ra qua phân tích
thành ngữ khơng phủ nhận quan điểm truyền thống mà chỉ giúp hiểu nghĩa ẩn dụ của thành
ngữ một cách toàn diện hơn.
Từ việc phát hiện vai trò của ẩn dụ trong việc xây dựng nghĩa thành ngữ, chúng tơi đã
tìm hiểu thực trạng dạy và học thành ngữ ở Việt Nam, đặc biệt là đối với việc giảng dạy thành
ngữ chứa ẩn dụ này. Hiện nay, nhiều giáo viên dạy tiếng Hán và người biên soạn giáo trình
coi thành ngữ và các cụm từ cố định khác là các đơn vị ngôn ngữ yêu cầu thực hành lặp đi lặp
lại và ghi nhớ thuộc lòng. Tuy nhiên, việc này là không hiệu quả trong thời gian dài. Nhưng
nếu cơ sở lý thuyết về ẩn dụ bản thể được phổ biến kịp thời, học sinh sẽ có khả năng tự suy
luận chính xác nghĩa của một thành ngữ hơn và sẽ nhớ thành ngữ lâu hơn. Do đó, chúng tơi đề

xuất việc ứng dụng giảng giải về ẩn dụ tri nhận cho học sinh trong quá trình giảng dạy thành
ngữ, giải thích ẩn dụ tri nhận cịn có thể giúp học sinh dễ dàng đọc hiểu các bài khóa trong
giáo trình và tất cả các văn bản bằng tiếng Hán hiệu quả hơn.

635


Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI

5. Kết luận
Tóm lại, phép ẩn dụ của thành ngữ Tiếng Hán và tiếng Việt có nhiều điểm giống và khác
nhau. Khác nhau về dân tộc thì có sự chú ý khác nhau khi nhìn vào cùng một thế giới vật chất
và hình thành những ý tƣởng và nhận thức khác nhau, chuyện này đã phản ánh đƣợc loại khác
biệt này. Nói cách khác, việc ẩn dụ khác nhau có thể cho rằng cùng một đối tƣợng nhận biết
mà xây dựng nguồn gốc khác nhau. Cũng có thể nói rằng cùng một khu vực mục tiêu có thể
xây dựng các khu vực nguồn gốc khác nhau. Trong quá trình trải nghiệm cuộc sống và trƣởng
thành, mọi ngƣời đã có đƣợc nhận thức, kinh nghiệm và nhận biết thế giới khơng hồn tồn
giống với những ngƣời khác, dẫn đến sự chênh lệch nhận biết giữa hai dân tộc.
Bài viết này đi sâu tìm hiểu những điểm giống và khác nhau giữa thành ngữ ẩn dụ trong
tiếng Hán và tiếng Việt dưới góc độ tri nhận. Do sự khác biệt về địa lý, lối sống và phong tục
tập quán, dẫn đến sự khác biệt rất lớn về tri nhận. Do đó, dựa trên một kiểu tri nhận ẩn dụ do
Lakoff và Johanson đề xuất -thực thể ẩn dụ làm cơ sở tiến hành phân tích các thành ngữ ẩn dụ
liên quan đến động vật, cơ thể người và màu sắc trong tiếng Hán và tiếng Việt, từ đây tìm
hiểu sự giống nhau và khác nhau về tri nhận của hai dân tộc. Thơng qua phân tích sơ lược,
chúng tơi cho rằng nếu người học Việt Nam muốn học tốt thành ngữ tiếng Hán, họ không chỉ
cần hiểu nghĩa từng mặt chữ mà còn phải hiểu sâu về nội hàm, đồng thời, người học Việt
Nam phải trau dồi khả năng đối lập và tri nhận của mình, như vậy khơng chỉ có thể hiểu rõ
ràng văn hóa Trung Quốc và tiếng Hán, mà cịn có thể nắm bắt rõ đặc trưng văn hóa của dân
tộc mình, và càng thêm u thích tiếng mẹ đẻ của mình.

Tài liệu tham khảo
Lakoff, G., & Johnson, M. (1980). Metaphors we live by. Chicago: University of Chicago Press.
Lý Toàn Thắng (2002). Mấy vấn đề Việt ngữ học và ngôn ngữ học đại cương. Hà Nội: NXB Khoa học Xã
hội.
Lý Tồn Thắng (2004). Ngơn ngữ học tri nhận, Từ lý thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt. Hà Nội:
NXB Khoa học Xã hội.
Nguyễn Như Ý (2014). Từ Điển Giải Thích Thành Ngữ Gốc Hán. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.
Trần Văn Cơ (2007). Ngôn ngữ học tri nhận. Hà Nội: NXB Khoa học Xã hội.
中国社会科学院语言研究所词典编辑室 (2019). 现代汉语词典 (第 7 版). 北京: 商务印书馆出版社.
微莉, 周谦 (2016). 中华成语大词典 (第 2 版). 北京: 商务印书馆国际有限公司出版社.
陈忠 (2006). 认知语言学研究. 山东: 山东教育出版社.
王寅 (2011). 什么是认知语言学. 上海: 上海外语教育出版社.
王寅 (2006). 认知语言学. 上海: 上海外语教育出版社.
赵艳芳 (2001). 认知语言学概论. 上海: 上海外语教育出版社.
赵英玲 (1998). 论同本体多喻体与多本体同喻提隐喻现象. 东北师大学报. 第 5 期.

636


Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI

程文文 (2017). 汉语的隐喻认知机制研究. 滨州职业学院学报. 第 3 期.
宋云 (2010). 从关联理论解读隐喻含义.内蒙古农业大学学报 (社会科学版). 12(3).
陈氏映月(Trần Thị Ánh Nguyệt)(2016). 汉越语四字格成语的对比研究. 湖北:华中师范大学.
阮明秋(Nguyễn Minh Thu)(2011). 越南汉语成语教学与学习. 广西:广西大学.

A SUMMARY OF THE ONTOLOGICAL METAPHOR IN THE
CHINESE AND VIETNAMESE METAPHORICAL IDIOMS
Abstract

The exchange, collision and reconciliation of Chinese and Vietnamese cultures became
the foundation contributing to the formation of Vietnamese idioms, significantly affecting
the birth, development and structural form of Vietnamese idioms. During the exchange
process between Chinese and Vietnamese, Vietnamese filtered and absorbed the Chinese
people's awareness of the surrounding world through language. However, each ethnic
group has its own unique cultural values, modes of thinking and cultural characteristics,
and an objective fact when mapped into idioms, the meaning is completely different.
Therefore, based on the perception of ontological metaphor by Lakoff and Johnson
(1980), the article collates, analyzes and explains the similarities, differences and causes
of metaphorical idioms in Vietnamese and Chinese.
Keywords
Chinese and Vietnamese metaphorical idioms, ontological metaphors, similarities and
differences

637



×