Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Cách dùng linh hoạt của bổ ngữ xu hướng và cách xác định ý nghĩa của câu khi sử dụng bổ ngữ xu hướng kép 上来, 上去, 下来,下

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.12 MB, 10 trang )

Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI

CÁCH DÙNG LINH HOẠT CỦA BỔ NGỮ XU HƢỚNG VÀ CÁCH XÁC
ĐỊNH Ý NGHĨA CỦA CÂU KHI SỬ DỤNG BỔ NGỮ XU HƢỚNG KÉP
上来, 上去, 下来,下
Nguyễn Thị Linh Tú, 2Bùi Thị Mai Hƣơng

1

Trƣờng Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế; 2Trƣờng Đại học Sƣ Phạm Tp. Hồ Chí Minh

1

Tóm tắt
Bổ ngữ xu hƣớng là một hiện tƣợng ngữ pháp đặc biệt trong ngữ pháp tiếng Hán. Cách sử
dụng của bổ ngữ này khá linh động, phức tạp và chịu nhiều ảnh hƣởng bởi cách tri nhận
của ngƣời Trung Quốc về phƣơng hƣớng vị trí, quan niệm về thứ bậc xã hội... Nghiên cứu
cách sử dụng linh hoạt của bổ ngữ xu hƣớng kép giúp ngƣời học hiểu đúng và sử dụng
chính xác loại bổ ngữ đặc biệt này.
Từ khóa
bổ ngữ, xu hƣớng, nghĩa của câu, vị trí của ngƣời nói

1. Mở đầu
Bổ ngữ xu hƣớng là một hiện tƣợng ngữ pháp đặc biệt trong ngữ pháp tiếng Hán. Đã có nhiều
nghiên cứu đề cập đến loại bổ ngữ này nhƣ tác giả Lƣu Nguyệt Hoa với nghiên cứu Xu hướng
bổ ngữ thông giải (1998); Phƣơng Ngọc Thanh trong Thực dụng Hán ngữ ngữ pháp (1999);
Trong các giáo trình đƣợc sử dụng phổ biến hiện nay cũng nhắc nhiều đến loại bổ ngữ đặc
biệt này nhƣ giáo trình Phát triển Hán ngữ của tác giả La Thanh Tùng (2009); Ngữ pháp HSK
của Hồ Hiểu Hồng (1998)...Cách sử dụng của bổ ngữ xu hƣớng đặc biệt là bổ ngữ xu hƣớng
kép này khá linh động, phức tạp và ít nhiều chịu nhiều ảnh hƣởng bởi cách tri nhận đặc biệt


của ngƣời Trung Quốc về phƣơng hƣớng vị trí cũng nhƣ các quan niệm về thứ bậc xã hội
khác. Nghiên cứu cách sử dụng linh hoạt của bổ ngữ xu hƣớng kép giúp ngƣời học hiểu đúng
và sử dụng chính xác bổ loại bổ ngữ đặc biệt này.
2. Cơ sở lý luận
2.1. Bổ ngữ xu hƣớng và phân loại bổ ngữ xu hƣớng trong tiếng Hán
Bổ ngữ là thành phần đứng sau động từ hoặc tính từ dùng để bổ sung, tu sức cho động
từ hoặc tính từ. Bổ ngữ của tiếng Hán khá phong phú nhƣ bổ ngữ chỉ kết quả, bổ ngữ chỉ mức
độ, bổ ngữ chỉ tình thái, bổ ngữ chỉ số lƣợng và bổ ngữ chỉ xu hƣớng.
Bổ ngữ xu hƣớng là một loại bổ ngữ đặc biệt trong tiếng Hán hiện đại. Thành phần
đứng sau động từ, tính từ biểu thị xu hƣớng của động tác hoặc xu hƣớng phát triển của sự việc
gọi là bổ ngữ chỉ xu hƣớng. Bổ ngữ xu hƣớng có thể phân thành bổ ngữ xu hƣớng đơn và bổ
ngữ xu hƣớng kép.
 Bổ ngữ xu hƣớng đơn thƣờng gặp là:
(1)
Ví dụ :

Động từ + 来/ 去
他们走进学校去了。
朋友买来两斤水果。

711


Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI

Ở cấu trúc ngữ pháp này 来 và 去 không đơn thuần diễn tả phƣơng hƣớng thật sự của
động tác, vì vậy cần xác định rõ vị trí của người nói. Khi động tác có xu hƣớng rời xa ngƣời
nói phải dùng ―去‖, khi động tác hƣớng về phía ngƣời nói phải dùng ―来‖.




Ngƣời nói

拿来/ 买来/开来
Cầm đến/ mua về / lái (xe) đến

拿去/卖去/开去
Cầm đi/ bán đi / lái (xe) đi

Động từ + 上/ 下/ 进/ 出/ 回/ 过/ 起
(2)
Bản thân các từ 上/ 下/ 进/ 出/ 回/ 过/ 起 đã là những động từ chỉ xu hƣớng, nhƣng khi
đứng sau động từ trong cấu trúc này có thể đƣợc coi nhƣ bổ ngữ chỉ kết quả và cách dùng
cũng giống bổ ngữ chỉ kết quả, ví dụ:
① 走进教室了。
②玛丽买回了一本杂志。
Ở cấu trúc này các động từ 上/ 下/ 进/ 出/ 回/ 过/ 起 biểu thị xu hƣớng thực sự của
động tác nhƣ: 爬上 (leo lên)/ 走进 ( đi vào) / 跳出 (nhảy ra)/ 寄回 (gửi về)/ 飞过 (bay qua)/
拿起 (cầm lên) v.v… cấu trúc này khơng cần xác định vị trí của ngƣời nói, cách dùng cũng
khác với cấu trúc động từ + 来/ 去.
 Bổ ngữ xu hƣớng kép
Bổ ngữ xu hƣớng kép do các động từ chỉ xu hƣớng 上/ 下/ 进/ 出/ 回/ 过/ 起 và 来/ 去
kết hợp tạo nên.

















上来

下来

进来

出来

回来

过来

起来



上去

下去


进去

出去

回去

过去

Xu hƣớng của bổ ngữ xu hƣớng kép liên quan với phƣơng hƣớng thực tế của động tác
cũng nhƣ vị trí của ngƣời nói, vì vậy khi sử dụng bổ ngữ xu hƣớng kép cần phải rất chú ý.
Động từ + bổ ngữ xu hƣớng kép
( Động từ +上/ 下/ 进/ 出/ 回/ 过/ 起 + 来/ 去

Khi sử dụng bổ ngữ xu hƣớng kép, xu hƣớng động tác đƣợc miêu tả chi tiết hơn, vị trí
của ngƣời nói cũng đƣợc xác định rõ ràng hơn. Ví dụ:
爬上来 (leo lên đây - ngƣời nói ở phía trên) / 爬上去 (leo lên đó - ngƣời nói ở phía dƣới)
走进来 (đi vào đây- ngƣời nói ở bên trong)/ 走进去 (đi vào kia- ngƣời nói ở bên ngồi)

712


Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI

送回来 (đưa về đây- ngƣời nói đang ở trong nhà)/ 送回去 (đưa về đó - ngƣời nói khơng
ở bên trong nhà)
Ví dụ:

⑶他今天买回来一件新衣服。


④帮我拿过一本汉越词典来。
Bất kể bổ ngữ xu hƣớng đơn hay bổ ngữ xu hƣớng kép, khi xuất hiện 来 làm bổ ngữ xu
hƣớng đều biểu thị động tác hƣớng về phía ngƣời nói hoặc sự việc đƣợc nhắc đến; xuất hiện
去 làm bổ ngữ xu hƣớng biểu thị động tác đang rời xa phía ngƣời nói hoặc sự việc nhắc đến.
拿了一本书。(Đã cầm một quyển sách - khơng nói rõ hƣớng của động tác cầm 拿)
拿来了一本书。( Đã cầm đến một quyển sách đến đây - xác định đƣợc vị trí của ngƣời
nói )
拿回了一本书来。( Đã cầm về đây một quyển sách – xác định đƣợc xu hƣớng của
động tác và vị trí của ngƣời nói)
2.2. Cách dùng linh hoạt của bổ ngữ chỉ xu hƣớng
Trong tiếng Hán, có lúc bổ ngữ xu hƣớng không chỉ miêu tả xu hƣớng của động tác,
hành vi hay trạng thái của ngƣời và vật, mà tùy theo ngữ cảnh, đối tƣợng và vị trí của ngƣời
nói, ngƣời nghe để xác định ý nghĩa thực sự của lời nói hay điều muốn diễn đạt. Một số kết
cấu của bổ ngữ xu hƣớng đơn và bổ ngữ xu hƣớng kép đều có cách dùng linh hoạt này. Để có
thể hiểu đúng và sử dụng chính xác những hàm nghĩa biểu đạt, chúng ta cùng tìm hiểu những
cách sử dụng linh hoạt và các tầng nghĩa của những kết cấu bổ ngữ xu hƣớng này.
2.2.1. Cách dùng linh hoạt của bổ ngữ xu hướng đơn
Trong câu có mang bổ ngữ xu hƣớng đơn, động từ + 上/ 下/ 进/ 出/ 回/ 过/ 起 phía sau
nó khơng chỉ biểu thị xu hƣớng thực tế của động tác mà còn biểu thị kết quả của đông tác,
hành vi. Cách dùng này khá linh hoạt, có thể lí giải là ngữ xu hƣớng, hay là bổ ngữ chỉ kết
quả đều đƣợc, ví dụ:
(1) 外面很冷,关上门吧!( Bên ngoài rất lạnh, khép cửa vào đi!)
 Trong câu trên “上” biểu thị hai vật vốn tách rời riêng biệt, giờ khép lại hoặc chạm
vào nhau, ví dụ : 合上书 (gấp sách lại),关上窗户(đóng cửa sổ vào)...
(2) 找了半天,就买回一件衬衫。(Tìm suốt cả ngày cũng chỉ mua được mỗi chiếc
áo sơ mi. )
 ―回‖ trong cụm từ 买回 của ví dụ (2) câu có thể dịch là mua về, mua được; biểu thị kết
quả của việc tìm suốt ngày, chỉ mua đƣợc mỗi chiếc áo.
(3) 请留下你的手机号码。(Xin hãy để lại số điện thoại di động của anh. )
 ―下‖ đặt sau động từ mang nghĩa lƣu lại, để lại, dừng lại, không thay đổi nhƣ: 留下、

停下、写下你的地址 ...
(4) 我一开门,小梅递进一本书。(Tôi vừa mở cửa, Tiểu Mai đã đưa ngay một
quyển sách vào. )
 “进”biểu thị hƣớng từ ngoài vào trong.
(5) 小朋友们唱起了歌,跳起了舞。(Lũ trẻ bắt đầu hát múa. )

713


Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI

 ―起‖ biểu thị bắt đầu làm một việc nào đó.
(6) 她终于说出心里话了。(Cơ ấy cuối cùng đã nói ra những điều thầm kín ở trong
lịng. )
 ―出”biểu thị sự xuất hiện, bộc lộ, theo hƣớng từ trong ra ngoài, nhƣ: 走出,拿出...
2.2.2. Cách dùng linh hoạt của bổ ngữ xu hướng kép
Bổ ngữ xu hƣớng kép đƣợc sử dụng khá đa dạng, ý nghĩa biểu đạt cũng khá phong phú
và linh hoạt. Trong phạm vi nội dung bài báo này chúng tôi xin giới thiệu các cách dùng linh
hoạt của 9 kết cấu bổ ngữ xu hƣớng kép:
Vị ngữ động từ / vị ngữ tính từ + 下来
2.2.2.1.

Trong kết cấu này, ―下来‖ ở đây có năm cách dùng khác nhau, ý nghĩa biểu đạt cũng
khá phong phú:
a. Biểu thị động tác khiến sự vật cố định lại, không di chuyển, cũng khơng thay đổi. Ví
dụ:
(1) 红灯一亮,车都停下来了。
(2) 老师说的,你们都记下来了吗?
b. Biểu thị động tác khiến sự vật tách rời. Các động từ dùng trƣớc 下来 thƣờng gặp nhƣ

脱、摘、拔、割、拆、减 ...
(1)快把湿衣服脱了下来。
(2)这张画是从墙上撤下来了。
c. Biểu thị động tác đã được bắt đầu trong quá khứ, tiếp diễn đến hiện tại. Các động từ
dùng trƣớc 下来 thƣờng là 传、坚持、听、讲、跑 ... Ví dụ:
(1)这些技术是我们的前辈传下来的。
(2)他们总是坚持下来了。
Biểu thị trạng thái xuất hiện và phát triển dần dần, xu hướng luôn từ mạnh trở nên yếu
dần. Vị ngữ đặt trƣớc 下来 đều là các tính từ miêu tả mức độ từ mạnh đến yếu nhƣ 安静、黑、
冷 ... Các từ miêu tả xu hƣớng từ yếu trở nên nhƣ 漂亮、红、重、乱、快 ... không đƣợc sử
dụng ở đây. Việc miêu tả xu hƣớng từ mạnh đến yếu ở kết cấu này mang hàm nghĩa so sánh,
tình huống trƣớc và sau đó có sự thay đổi. Ví dụ:
(1)学校里安静下来了。
(2)傍晚时,天色渐渐黑下来了。
e. Biểu thị kết quả của động tác, từ trên xuống dưới, người nói là cấp dưới, vị ngữ của
câu phải là động từ, khơng phải tính từ.
(1) 新教材发下来了吗?
(2)工作已经分配下来了,我们开始干吧。
2.2.2.2.

Vị ngữ động từ / vị ngữ tính từ + 下去

714


Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI

a. Biểu thị động tác, trạng thái tiếp tục tiến hành hoặc tồn tại; thƣờng diễn tả tình
huống trong tƣơng lai do vậy cuối câu khơng có 了. Ví dụ:

(1) 你应该好好学下去。
(2) 这种天气能这样好下去吗?
b. Biểu thị kết quả của động tác, từ trên xuống dưới, người nói là cấp trên; sự việc đƣợc
nhắc đến có thể là quá khứ hay tƣơng lai. Ví dụ:
(1) 新教材发下去了。
(2)今天必须把这件事传达下去。
2.2.2.3.

Vị ngữ động từ / vị ngữ tính từ + 上来

a. Biểu thị kết quả của động tác, từ trên xuống dưới, người nói là cấp trên. Vị ngữ của
câu là động từ, khơng phải tính từ.
(1) 学费已经收上来了。( Ngƣời nói là giáo viên hoặc lãnh đạo, khơng phải
sinh viên)
(2)下课后,请把作业交上来。(Ngƣời nói là giáo viên, khơng phải sinh viên)
b. Biểu thị kết quả của động tác, trình độ từ thấp đến cao và đã thực hiện. Vị ngữ của
câu là động từ, khơng phải tính từ.Ví dụ:
(1) 经过努力,生产抓上来了。
(2) 他已经跟上来了。
2.2.2.4.

Vị ngữ động từ / vị ngữ tính từ + 上去

a. Biểu thị kết quả của động tác, từ dưới lên trên, người nói là cấp dưới.
(1) 作业交上去了吗?
(2) 我们的问题已经反映上去了。
b. Biểu thị kết quả của động tác, trình độ từ thấp đến cao, nhưng chưa được thực hiện;
Phía trƣớc thƣờng dùng các từ 一定、要、希望 ...
(1) 改革一定要搞上去。
(2)希望我们的汉语水平也能提高上去。

2.2.2.5.

Vị ngữ động từ / vị ngữ tính từ + 过来

a. Biểu thị người/ vật từ trạng thái khơng tốt, khơng bình thường trở về trạng thái tốt,
bình thường. Các tính từ và động từ kết hợp với 过来 thƣờng là 醒、恢复、暖、治、暖和、
改、活、好、纠正 ...
(1) 谈了半天,她终于明白过来了。
(2) 他的病已经治过来了。

715


Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI

b. Biểu thị sự hoàn thành của động tác, thường nhắc đến việc trong quá khứ, cuối câu
mang 了. Bản thân các động từ phối hợp với 过来 thƣờng mang ý nghĩa làm việc nào đó
trong hồn cảnh khó khăn nhƣ 对付、挣扎、挨、 忍、抗.
(1) 那么艰难的日子,我们都熬过来了。
(2) 哎,总算对付过来了。
c. Biểu thị chủ thể có đủ năng lực hồn thành hay khơng, vì biểu thị khả năng nên
trong câu không sử dụng“了、着、过‖; vị ngữ trong câu thƣờng là động từ, ít khi là tính từ.
(1) 这点账,我算得过来。( Động từ + 得 +过来 biểu thị đủ năng lực thực
hiện.)
(2)活太多,他一个人忙不过来。(Động từ + 不 +过来 biểu thị không đủ
năng lực thực hiện.)
d. Biểu thị sự thay đổi từ chố này đến chỗ khác, từ tình trạng này sang tình trạng
khác.
(1)你把这篇文章翻译过来 。(Tiểu thuyết nguyên tác trở thành tiểu thuyết

chuyển dịch.)
(2)王老师是从华东转过来。(Chuyển từ trƣờng Hoa Đông đến trƣờng hiện tại.)
Vị ngữ động từ + 过去
2.2.2.6.
Kết cấu này thường dùng để chỉ trạng thái chuyển từ tốt, bình thường sang tình trạng
khơng tốt, bất thường. Chỉ dùng miêu tả cho đối tƣợng là ngƣời hoặc vật có sự sống. Số lƣợng
động từ dùng trong trƣờng hợp này khá hạn chế, thƣờng là các từ 昏、死、睡、晕... và
không mang tân ngữ.
(1) 小王太累了,差点儿昏过去。( Chuyển từ trạng thái bình thƣờng 
ngất đi)
(2) 病人已经死过去了,又被大夫救活了。( Đang sống  chết; tốt  xấu)
2.2.2.7.

Vị ngữ động từ / vị ngữ tính từ + 出来

a. Biểu thị thơng qua động tác nhận ra, phân biệt được người hoặc vật; Các động từ
thƣờng kết hợp với 出来 thƣờng là 听、看、认、查、识别、辨别、辨认 ...
(1) 我能听出来他唱的歌。
(2) 专家们已经找出来这里的问题了。
b. Biểu thị kết quả có được hoặc sinh ra, từ khơng thành có, từ mơ hồ trở nên rõ ràng.
Các động từ thƣờng dùng nhƣ 画、弄、排、研究、清理、设计、印...
(1) 他已经弄出电影票来了。
(2) 快把明年的计划设计出来。
2.2.2.8.

Vị ngữ động từ / vị ngữ tính từ + 出去

716



Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI

Kết cấu này dùng để biểu thị sự sự việc đã được thực hiện, kết quả của động tác dùng
để miêu tả từ việc nội bộ truyền ra bên ngồi, từ bí mật thành cơng khai, ít người biết trở
thành nhiều người biết. Động từ thƣờng là 传、买、销售、闹、宣传、公布、泄露 ... và
thƣờng không mang tân ngữ.
(1) 高考结果公布出去了没有?
(2) 这件事任何人都不能说出去。
(3) 先别把那件房子租出去。
2.2.2.9.

Vị ngữ động từ / vị ngữ tính từ + 起来

a. Biểu thị động tác, trạng thái đã bắt đầu, mức độ ngày càng cao; Vị ngữ có thể là
động từ hoặc tính từ.
(1) 天亮了起来。
(2) 他俩一见面就吵起架来了。
b. Biểu thị sự vật từ lẻ tẻ, rải rác trở nên tập trung. Trong cách dùng này vị ngữ chỉ có
thể là động từ, khơng phải tính từ; Bản thân các động từ thƣờng gặp là 存、捆、收、收集、
堆、收拾 ...
(1) 生活经验都是一点点积累起来的。
(2) 你的头发扎起来好看。
(3) 把垃圾收集起来。
c. Biểu thị sự tiến hành của động tác, tương đương với ..... 的时候(khi/ lúc). ―说起
来”“ 听起来” thƣờng nằm ở phân câu trƣớc, động từ, tính từ của phân câu sau mới chính
là vị ngữ chính. Động từ trƣớc đều là những động từ nhƣ 想、谈、算、回忆、看 ...
(1) 说起来这件事,姐姐就难过。
(2) 这首歌听起来,挺好听。
2.3. Cách xác định nghĩa của câu và vị trí của ngƣời nói thể hiện trong cách dùng linh

hoạt của bổ ngữ xu hƣớng kép 上来, 上去, 下来,下去
Nhƣ chúng ta đều biết, bản thân trong các động từ xu hƣớng 上, 下, 来, 去 đã thể hiện
rõ xu hƣớng của động tác hƣớng lên phía trên hay hƣớng xuống phía dƣới, hƣớng về phía
ngƣời nói hay rời xa ngƣời nói. Vì vậy khi chúng kết hợp với nhau tạo nên bổ ngữ xu hƣớng
kép 上来, 上去, 下来,下去 thì việc xác định rõ nghĩa của câu trong từng trƣờng hợp cụ thể
cũng không hề đơn giản, hiểu và sử dụng khơng chính xác sẽ dễ tạo nên những lý giải sai. Với
đặc điểm văn hóa đặc trƣng, coi trọng vai vế đẳng cấp vị trí xã hội nhƣ ngƣời Trung Quốc thì
cách tri nhận của họ về phƣơng hƣớng vị trí, địa vị xã hội cũng khá nhạy cảm và đặc biệt. Địa
vị xã hội hay vai trò của ngƣời nói thể hiện rõ trong cách chọn lựa sử dụng động từ, bổ ngữ
chỉ xu hƣớng và có liên quan chặt chẽ đến ý nghĩa của câu.
So sánh kết cấu “Động từ +上来” và “Động từ +上去”
Chúng ta cùng tìm hiểu các cặp ví dụ dƣới đây:

717


Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI


thầy).

(1)下课后,请大家把作业交上来。Sau buổi học, mọi người nộp bài tập (lên cho
(2)下课后,请大家把作业交上去。Sau buổi học, mọi người nộp bài tập (lên cho

thầy).


(3)问题已经反映上来了。 Vấn đề đã được phản ảnh lên ( cấp trên) rồi.
(4) 问题已经反映上去了。Vấn đề đã được phản ảnh lên (cấp trên) rồi.




(5) 学费交上来了吗? Học phí đã nộp lên đây chưa?
(6) 学费交上去了吗?Học phí đã nộp lên đó chưa?

Chúng ta đều biết kết cấu ―động từ +上来‖ biểu thị động tác hƣớng từ dƣới lên trên,
ngƣời nói là cấp trên; ― Động từ +上去 ‖ biểu thị động tác hƣớng từ dƣới lên trên, ngƣời nói
là cấp dƣới. Xuất hiện động từ xu hƣớng ―上‖ trong cụm bổ ngữ kép ―上来, 上去‖ do vậy đều
miêu tả động tác hƣớng từ vị trí thấp lên vị trí cao. Quan niệm tri nhận này của ngƣời Trung
Quốc cũng khá giống với ngƣời Việt khi hành vi động tác hƣớng lên vị trí cao hơn ―lên trung
ƣơng‖ (nếu ngƣời nói là từ địa phƣơng), ― lên phố‖ ( ngƣời nói đến từ nơng thơn), lên trƣờng
(ngƣời nói đên từ các khoa trong trƣờng)... vị trí của ngƣời nói quyết định động từ đƣợc chọn
lựa.
Cùng phân tích các ví dụ để thấy đƣợc sự khác biệt trong các nghĩa mở rộng này. Ở
cặp ví dụ ① trong câu (1) chúng ta dễ dàng thấy đƣợc đây chính là lời yêu cầu của giáo viên
đối với học sinh của mình. Học sinh ở vị trí (xã hội) thấp hơn thầy nên sẽ 交上 nộp (lên cho
thầy), 来 biểu thị động tác hƣớng về phía ngƣời nói. Vì vậy dễ dàng xác định ngƣời nói câu
này là giáo viên, không phải là sinh viên. Câu (2) cũng là yêu cầu nộp bài sau khi học, nhƣng
ngƣời yêu cầu chắc chắn không phải là thầy giáo. Nhƣng khi dịch sang tiếng Việt thì hồn
tồn giống nhau Sau buổi học, mọi người nộp bài tập (lên cho thầy), nếu không so sánh với
văn bản gốc chữ Hán thì khó xác định đây là câu nói của thầy hay của trị.
Ở cặp ví dụ ② cả hai câu (3), (4) đều có thể dịch là Vấn đề đã được phản ảnh lên (cấp
trên) rồi. Nhƣng ngƣời nói là cấp trên hay cấp dƣới lại khác nhau khi chọn 上来 hay 上去.
(3)问题已经反映上来了。 Ngƣời nói là cấp trên vì 来 là động tác hƣớng về phía
ngƣời nói.
(4) 问题已经反映上去了。Ngƣời nói là cấp dƣới vì 去 là động tác hƣớng về phía
ngƣời nói .
Cặp ví dụ ③ với hai ví dụ (5), (6) thì khi chuyển dịch sang tiếng Việt có sự khác biệt
bởi vị trí của ngƣời nói. (5) Học phí đã nộp lên đây chưa?; (6) Học phí đã nộp lên đó chưa?



So sánh kết cấu “Động từ +下来” và “Động từ +下去”
Để thấy đƣợc ý nghĩa thực sự của câu chúng ta cùng tìm hiểu các cặp ví dụ dƣới đây:

(1)新书发下来了。 Sách mới đã phát về /xuống rồi.
(2)新书发下去了吗?Sách mới đã phát về chưa ?

718


Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI



(3)工作已经分配下来了,我们开始干吧。
Công việc đã phân công xuống rồi, chúng ta bắt đầu làm thôi.
(4)工作已经分配下去了,你们开始干吧。
Công việc đã phân công xuống rồi, các anh bắt đầu làm đi nhé.



(5) 今天必须把这件事传达下去。 Hôm nay phải truyền đạt việc này xuống.

Bổ ngữ xu hƣớng kép ―下来‖ biểu thị động tác hƣớng từ trên xuống dƣới, ngƣời nói là
cấp dƣới; ―下去 ‖ biểu thị động tác hƣớng từ trên xuống, ngƣời nói là cấp trên, vị trí cao hơn.
Trong quan niệm tri nhận thƣờng gặp của ngƣời Hán, xuất hiện động từ xu hƣớng ―下‖ trong
cụm bổ ngữ kép ―下来, 下去‖ trong một số ngữ cảnh đặc biệt đều biểu thị động tác hƣớng từ
vị trí cao xuống vị trí thấp hơn, từ lãnh đạo đến cấp dƣới của mình. Ở ví dụ (1) 新书发下来了

ngƣời nói là sinh viên khơng phải giáo viên. Ví dụ (2) ngƣời nói là giáo viên hoặc ngƣời có
địa vị cao hơn sinh viên. Trong ví dụ (3) ngƣời nói là cấp dƣới, ngƣời đƣợc phân công, nên
trong câu phải xuất hiện 我们; Cịn ví dụ (4) ngƣời nói là cấp trên, có thể là ngƣời phân cơng
cơng việc, khơng phải ngƣời thực hiện công việc nên trong câu phải dùng 你们. Trong ví dụ
(5) 今天必须把这件事传达下去 Hơm nay phải truyền đạt việc này xuống có sử dụng động
từ 传 达 bản thân động từ này đã mang ý nghĩa từ trên xuống, cấp trên truyền đạt xuống cấp
dƣới nên chỉ có thể là 下去 không thể là 下去 .
3. Kết luận
Bổ ngữ xu hƣớng là một hiện tƣợng ngữ pháp đặc biệt trong ngữ pháp tiếng Hán. Bổ
ngữ chỉ xu hƣớng chính là thành phần đứng sau động từ, tính từ biểu thị xu hƣớng của động
tác hoặc xu hƣớng phát triển của sự việc. Bổ ngữ xu hƣớng có thể phân thành bổ ngữ xu
hƣớng đơn và bổ ngữ xu hƣớng kép. Cách sử dụng của bổ ngữ xu hƣớng đặc biệt là bổ ngữ xu
hƣớng kép này khá linh động, phức tạp và ít nhiều chịu nhiều ảnh hƣởng bởi cách tri nhận đặc
biệt của ngƣời Trung Quốc về phƣơng hƣớng vị trí cũng nhƣ các quan niệm về thứ bậc xã hội
khác.
Tài liệu tham khảo
杜氏月 (2012),《汉越趋向补语对比研究》, 湖南大学。
房玉清 (1999),《实用汉语语法》,北京语言学院出版社。
胡晓红 (1998),《HSK 语法》,中国铁道出版社。
孙德金 (2002), 《汉语语法教程》,北京语言大学出版社。

FLEXIBLE USAGE OF THE DIRECTIONAL COMPLEMENTS AND
HOW TO DEFINE THE MEANING OF A SENTENCE BEARING THE
DUAL DIRECTIONAL COMPLEMENTS 上来 , 上去 , 下来 , 下去
Abstract
The directional complement is a special grammatical phenomenon in Chinese
grammar. The usage of this complement is quite flexible, complex and influenced by the
Chinese perception of the direction of position and the concept of social hierarchy.
Researching the flexible use of the dual-trend complementary helps learners correctly


719


Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy
ngôn ngữ lần thứ VI

understand and use this special complement, thereby seeing a special perception of the
speaker's position in the linguistic context.
Keywords
directional complements, meaning of the sentence, speaker's position

720



×