Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

Kinh tế vĩ mô I (bài giảng, giáo trình)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.09 MB, 181 trang )

TS. NGUYỄN VĂN HỢP, TS. ĐẶNG THỊ HOA
ThS. VŨ THỊ THY HNG, ThS. HONG TH DUNG

READING 3

KINH Tế Vĩ MÔ I

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2021


TS. NGUYỄN VĂN HỢP, TS. ĐẶNG THỊ HOA
ThS. VŨ THỊ THÚY HẰNG, ThS. HỒNG THỊ DUNG

BÀI GIẢNG

KINH TẾ VĨ MƠ I

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2021



LỜI NÓI ĐẦU
Cuốn sách này nhằm giới thiệu những vấn đề cơ bản nhất về “Kinh tế học vĩ
mô” - môn học bắt buộc cho tất cả các sinh viên học những ngành có liên quan đến
kinh tế từ giai đoạn đại cương. Tất nhiên, cuốn sách này không chỉ dành cho sinh
viên mà đồng thời, nhóm tác giả cũng mong muốn cung cấp những thông tin cơ bản
cho những ai quan tâm đến các vấn đề của Kinh tế học vĩ mơ.
Trong q trình giảng dạy, người học thường cho rằng Kinh tế học vĩ mô trừu
tượng quá. Thật ra nó khơng q trừu tượng mà ngược lại, nó rất thực tế. Những
vấn đề của Kinh tế học nói chung và Kinh tế học vĩ mơ nói riêng đều xảy ra hàng
ngày, xảy ra xung quanh chúng ta và xảy ra trong cuộc sống bình thường của chúng


ta. Nói rằng nó trừu tượng, chẳng qua là chúng ta khơng biết về nó và khơng để ý
rằng nó đang xảy ra trong thực tế.
Nhóm tác giả mong muốn Kinh tế học vĩ mô không chỉ dành cho giới hàn lâm,
mà ngược lại, ở một chừng mực nào đó, có ít nhất một vài điều căn bản của Kinh tế
học vĩ mô nên được hiểu một cách rộng rãi và mang tính phổ cập vì chúng có liên
quan mật thiết đến cuộc sống hàng ngày, ví dụ như chỉ số giá tiêu dùng, lạm phát,
thất nghiệp, lãi suất, tỷ giá hối đoái… Dù cho chúng ta là ai, làm việc ở lĩnh vực nào
thì chúng ta cũng cần thiết phải biết những điều căn bản này. Do đó, nhóm tác giả
chọn cách viết thân thiện, rõ ràng và với mỗi nội dung, đều được giải thích chi tiết
nhằm giúp người đọc dễ tiếp cận Kinh tế vĩ mô ở mức độ cơ bản; và đặc biệt, nhóm
tác giả muốn sinh viên không quá lệ thuộc vào giảng viên, tức là sinh viên vẫn có
thể tự học Kinh tế vĩ mơ ngay khi khơng có giảng viên hay người hướng dẫn. Tuy
nhiên, trong cách viết của nhóm có một điều giới hạn, đó là nhóm tác giả viết cuốn
sách này dựa trên giả định là người đọc đã có kiến thức cơ bản về Kinh tế học vi mô.
Nội dung cuốn sách được trình bày trong 7 chương và 2 phụ lục được các tác
giả biên soạn công phu, tỷ mỉ. Trong đó:
TS. Nguyễn Văn Hợp chủ biên, biên soạn Chương 5, Chương 7 và Phụ lục 2;
TS. Đặng Thị Hoa biên soạn Chương 1, Chương 3;
ThS. Vũ Thị Thúy Hằng biên soạn Chương 2, Chương 6;
ThS. Hoàng Thị Dung biên soạn Chương 4 và Phụ lục 1.
Nếu mượn ý tưởng của lĩnh vực xác suất - thống kê mà nói rằng sai sót và
khác biệt là những thuộc tính gắn liền với thực tiễn, thì cuốn sách này cũng khơng
tránh khỏi điều đó. Chắc chắn vẫn cịn những sai sót, và chắc chắn sẽ có nhiều ý

i


kiến khơng hồn tồn đồng ý về nội dung cũng như cách tiếp cận, cách lựa chọn và
trình bày các vấn đề. Tuy nhiên, nếu xét trên ý định của nhóm tác giả muốn viết một
cuốn sách nhập mơn về Kinh tế vĩ mơ bằng một cách trình bày dễ tiếp cận, liên hệ

giữa những khái niệm lý thuyết và việc ứng dụng thực tiễn bằng tình huống cụ thể
của Việt Nam để người đọc có thể tự học, đồng thời vẫn cung cấp đầy đủ các công
cụ và hiểu biết cần thiết để làm cơ sở cho người đọc có thể tiếp tục học nâng cao,
thì cuốn sách này đã thành cơng khá nhiều trong mục tiêu đó.
Chúng tơi chân thành cảm ơn các ý kiến đóng góp, phê bình của các nhà khoa
học, các đồng nghiệp và bạn đọc để bài giảng ngày càng được hoàn thiện hơn.
Mọi ý kiến bổ sung, góp ý xin gửi về mail:
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Nhóm tác giả

ii


MỤC LỤC
Lời nói đầu .................................................................................................................. i
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Các ký hiệu/từ viết tắt .............................................................................................. vii
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ.......................................... 1
1.1. Các vấn đề của kinh tế học .............................................................................. 1
1.1.1. Khái niệm kinh tế học ................................................................................ 1
1.1.2. Phân loại ................................................................................................... 2
1.1.3. Các nguyên lý của kinh tế học ................................................................... 2
1.2. Các vấn đề của kinh tế học vĩ mô .................................................................... 5
1.2.1. Một số khái niệm ....................................................................................... 5
1.2.2. Sơ đồ luân chuyển kinh tế vĩ mô ................................................................ 7
1.2.3. Mục tiêu của kinh tế học vĩ mô .................................................................. 8
1.2.4. Các cơng cụ điều tiết vĩ mơ của chính phủ ............................................. 14
1.3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 15
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................. 15
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 16

Câu hỏi ôn tập và bài tập .......................................................................................... 18
Tài liệu tham khảo .................................................................................................... 19
Chương 2. TỔNG SẢN PHẨM VÀ THU NHẬP QUỐC DÂN ......................... 20
2.1. Tổng sản phẩm quốc nội - Gross Domestic Product ..................................... 20
2.1.1. Khái niệm ................................................................................................ 20
2.1.2. Phương pháp tính GDP ........................................................................... 21
2.1.3. Ý nghĩa của GDP..................................................................................... 31
2.2. Các chỉ tiêu đo lường tổng thu nhập khác ..................................................... 32
2.2.1. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP - Gross National Product) ................... 32
2.2.2. Sản phẩm quốc dân ròng (NNP - Net National Product) ....................... 33
2.2.3. Thu nhập quốc dân (Y - Yield) ................................................................ 33
2.2.4. Thu nhập khả dụng (YD - Disposable Yield) .......................................... 33
2.3. Các mối quan hệ kinh tế vĩ mô cơ bản .......................................................... 34
2.3.1. Mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư ...................................................... 34
2.3.2. Mối quan hệ giữa các khu vực trong nền kinh tế .................................... 35

iii


Câu hỏi ôn tập và bài tập ...........................................................................................37
Tài liệu tham khảo .....................................................................................................40
Chương 3. SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG TRONG NỀN KINH TẾ ......................41
3.1. Một số giả định khi nghiên cứu sản lượng cân bằng ......................................41
3.2. Tổng chi tiêu (Aggregate Expenditure - AE) .................................................42
3.2.1. Cách tiếp cận thu nhập - chi tiêu .............................................................42
3.2.2. Các thành phần của tổng chi tiêu ............................................................43
3.3. Xác định sản lượng cân bằng..........................................................................61
3.3.1. Điều kiện cân bằng...................................................................................61
3.3.2. Sản lượng cân bằng..................................................................................61
3.4. Sự thay đổi của sản lượng cân bằng và mơ hình số nhân ...............................62

3.4.1. Khi đầu tư thay đổi ...................................................................................63
3.4.2. Khi chi tiêu của chính phủ thay đổi .........................................................64
3.4.3. Khi thuế thay đổi ......................................................................................66
Câu hỏi ôn tập và bài tập ...........................................................................................69
Tài liệu tham khảo .....................................................................................................71
Chương 4. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ ....................................................................72
4.1. Khái quát chung về tiền tệ ..............................................................................72
4.1.1. Quan niệm về tiền tệ .................................................................................72
4.1.2. Chức năng của tiền tệ ..............................................................................73
4.2. Cung tiền tệ .....................................................................................................74
4.2.1. Khái niệm và các thành phần của cung tiền ............................................74
4.2.2. Cơ sở tiền tệ và cung tiền .........................................................................75
4.2.3. Hoạt động ngân hàng thương mại và q trình tạo tiền .........................76
4.2.4. Mơ hình về cung tiền ................................................................................79
4.2.5. Sự dịch chuyển đường cung tiền ..............................................................82
4.3. Cầu tiền tệ .......................................................................................................84
4.3.1. Các động cơ để nắm giữ tiền ...................................................................84
4.3.2. Hàm số cầu tiền ........................................................................................85
4.3.3. Sự di chuyển và sự dịch chuyển của đường cầu tiền ...............................88
4.4. Cân bằng trên thị trường tiền tệ ......................................................................88
4.5. Lãi suất, đầu tư và tác động đến sản lượng quốc gia ......................................91

iv


Câu hỏi ôn tập và bài tập .......................................................................................... 95
Tài liệu tham khảo .................................................................................................... 98
Chương 5. THẤT NGHIỆP VÀ LẠM PHÁT...................................................... 99
5.1. Thất nghiệp .................................................................................................... 99
5.1.1. Khái niệm, phương pháp tính .................................................................. 99

5.1.2. Phân loại ............................................................................................... 100
5.1.3. Tác động của thất nghiệp ...................................................................... 104
5.1.4. Các biện pháp hạn chế thất nghiệp ....................................................... 104
5.2. Lạm phát ...................................................................................................... 105
5.2.1. Khái niệm, phương pháp tính ................................................................ 105
5.2.2. Phân loại lạm phát ................................................................................ 106
5.2.3. Tác động của lạm phát .......................................................................... 107
5.2.4. Nguyên nhân gây ra lạm phát ............................................................... 107
5.2.5. Các biện pháp hạn chế lạm phát ........................................................... 111
5.3. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp .................................................. 111
Câu hỏi ôn tập......................................................................................................... 116
Tài liệu tham khảo .................................................................................................. 117
Chương 6. MƠ HÌNH TỔNG CUNG - TỔNG CẦU ........................................ 118
6.1. Tổng cầu (Aggregate Demand - AD) .......................................................... 118
6.1.1. Khái niệm tổng cầu ............................................................................... 118
6.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến đường tổng cầu .......................................... 121
6.2. Tổng cung (Aggregate Supply - AS) ........................................................... 121
6.2.1. Thị trường lao động .............................................................................. 122
6.2.2. Đường tổng cung ................................................................................... 124
6.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến đường tổng cung ........................................ 132
6.3. Cân bằng vĩ mô của nền kinh tế................................................................... 132
6.3.1. Cân bằng trong ngắn hạn...................................................................... 132
6.3.2. Cân bằng trong dài hạn ........................................................................ 133
Câu hỏi ôn tập......................................................................................................... 135
Tài liệu tham khảo .................................................................................................. 136
Chương 7. CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MƠ .................................................... 137
7.1. Chính sách tài khóa ...................................................................................... 137
7.1.1. Khái niệm .............................................................................................. 137
v



7.1.2. Chính sách tài khóa và tổng cầu ............................................................138
7.1.3. Chính sách tài khóa và ngân sách nhà nước .........................................139
7.2. Chính sách tiền tệ .........................................................................................141
7.2.1. Khái niệm, phân loại chính sách tiền tệ .................................................141
7.2.2. Chính sách tiền tệ và tổng cầu ...............................................................143
7.2.3. Ngân hàng trung ương ...........................................................................143
7.3. Tác động của chính sách kinh tế vĩ mô ........................................................145
Câu hỏi ôn tập .........................................................................................................147
Tài liệu tham khảo ...................................................................................................148
Phần đọc thêm .........................................................................................................149

vi


CÁC KÝ HIỆU/TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Tiếng Anh

Tiếng Việt

AD

Aggregate Demand

Tổng cầu

AE


Aggregate Estimated

Tổng chi tiêu dự kiến

AS

Aggregate Supply

Tổng cung

B

State Budget

Ngân sách nhà nước

BoP

Balance of Payments

Cán cân thanh toán

C

Consumption

Tiêu dùng của hộ gia đình

CPI


Comsumer Price Index

Chỉ số giá tiêu dùng

D

Deflator

Hệ số điều chỉnh GDP

DL

Demand of Labor

Cầu lao động

De

Depreciation

Khấu hao tài sản

E

Nominal exchange rate

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa

e


Real exchange rate

Tỷ giá hối đoái thực

G

Government expenditure

Chi tiêu của chính phủ

Gt

Economic Growth Rate

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

GDPn

Nomal Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội danh nghĩa

GDPr


Real Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội thực

GNP

Gross National Product

Tổng sản phẩm quốc dân

I

Investment

Đầu tư của doanh nghiệp

i

Interest

Lãi suất/Tiền lãi

IS

Investment Saving

Đường IS

IM


Import

Nhập khẩu

r

Rent

Tiền thuê đất/mặt bằng sản xuất

P

Price level

Mức giá

vii


Ký hiệu

Tiếng Anh

Tiếng Việt

PI

Personal Income

Thu nhập cá nhân


Q

Quantity of output

Sản lượng/Số lượng sản phẩm đầu ra

LM

Liquidity Money stock

Đường LM

MD

Demand of Money

Cầu tiền

MS

Supply of Money

Cung tiền

NX

Net export

Xuất khẩu ròng


NNP

Net National Product

Thu nhập quốc dân ròng

SL

Supply of Labor

Cung lao động

S

Savings

Tiết kiệm

Td

Direct Taxes

Thuế trực thu

Te

Indirect Taxes

Thuế gián thu


T

Total Taxes

Tổng thuế

t

Taxes

Thuế suất

Tr

Transfer Expenses

Chi chuyển nhượng/Trợ cấp

X

Export

Xuất khẩu

Y

Yied

Thu nhập/Sản lượng quốc dân


Yd

Disposable Yied

Thu nhập khả dụng

Y*

Potential Yied

Sản lượng tiềm năng

U

Unemployment Rate

Tỷ lệ thất nghiệp

Un

Natural Unemployment

Thất nghiệp tự nhiên

w

Wages

Tiền lương


Pr

Profit

Lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp

viii


Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ
1.1. Các vấn đề của kinh tế học
1.1.1. Khái niệm kinh tế học
Bản chất của kinh tế học là giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa sự khan hiếm
nguồn lực và nhu cầu vô hạn của con người. Sự khan hiếm xảy ra khi nguồn lực của
nền kinh tế không đủ để thỏa mãn nhu cầu của tất cả các chủ thể trong nền kinh tế
đó. Tại sao vậy? Đó là do nguồn lực của nền kinh tế thì hữu hạn trong khi nhu cầu
của các chủ thể trong nền kinh tế là vô hạn. Không bao giờ tất cả các nhu cầu đều
được thỏa mãn. Bất cứ ai cũng phải đối mặt với sự khan hiếm về nguồn lực, từ cá
nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp cho đến cả xã hội.
Trước hết, hãy nói về sự khan hiếm nguồn lực của cá nhân hay hộ gia đình. Vì
là con người, hẳn ai trong chúng ta cũng muốn mình có thể thụ hưởng những gì tốt
đẹp nhất, ai cũng muốn mình có được nhiều thứ nhất. Nhu cầu của chúng ta rất đa
dạng, phong phú và khơng bao giờ có giới hạn. Tuy nhiên, trong thực tế, không phải
tất cả những gì chúng ta muốn đều có thể đạt được; mà ngược lại, nhu cầu của
chúng ta luôn bị giới hạn, ít nhất là bị giới hạn bởi thu nhập. Như vậy, khi bị ràng
buộc bởi chính số tiền mình có, tức là chúng ta đang đối mặt với sự khan hiếm về
tiền bạc. Lúc đó, chúng ta phải tìm cách phân bổ thu nhập có giới hạn của mình sao
cho ở một chừng mực nào đó, nhu cầu của chúng ta được thỏa mãn cao nhất.

Xã hội hay nền kinh tế của một quốc gia cũng vậy; nó cũng ln luôn đối mặt
với sự khan hiếm nguồn lực. Nguồn lực của nền kinh tế là lực lượng lao động, là
vốn, là đất đai…; nói chung là những gì có thể dùng để sản xuất hàng hóa và dịch
vụ phục vụ cho con người. Tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế đều muốn có
nhiều lao động để có nhiều người tham gia sản xuất hàng hóa và dịch vụ, muốn có
nguồn vốn dồi dào để có thể đầu tư trang thiết bị hiện đại nhất, muốn có nhiều đất
đai để có thể mở rộng nhà xưởng… Tuy nhiên, lực lượng lao động của nền kinh tế
cũng bị giới hạn, đất đai cũng bị giới hạn, nguồn vốn cũng bị giới hạn… Do đó, tất
cả các nhu cầu của tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế không bao giờ được
đáp ứng một cách đầy đủ như họ mong muốn vì nguồn lực của nền kinh tế bị khan
hiếm. Lúc đó, nền kinh tế phải tìm cách phân bổ các nguồn lực này sao cho nhu cầu
của các chủ thể trong nền kinh tế đó được thỏa mãn ở mức cao nhất có thể có.
1


Khi con người hay nền kinh tế làm công việc phân bổ nguồn lực khan hiếm
của mình, điều đó có nghĩa là nền kinh tế hay con người đang vận dụng cái được
gọi là “Kinh tế học”. Như vậy, Kinh tế học là môn học nghiên cứu cách thức phân bổ
và sử dụng nguồn tài nguyên khan hiếm để đáp ứng nhu cầu vô hạn của con người.
1.1.2. Phân loại
* Theo cách tiếp cận:
- Kinh tế học thực chứng: Là việc mơ tả, phân tích các sự kiện, những mối
quan hệ trong nền kinh tế và để trả lời những câu hỏi "Là bao nhiêu? Là gì? Như thế
nào?". Kinh tế học thực chứng giải thích sự hoạt động của nền kinh tế một cách
khách quan và khoa học.
- Kinh tế học chuẩn tắc: Đề cập đến sự lựa chọn và để trả lời câu hỏi "Nên làm
cái gì?". Kinh tế học chuẩn tắc giải thích sự hoạt động của nền kinh tế theo những
nhận định chủ quan của con người.
* Theo phạm vi nghiên cứu:
- Kinh tế học vi mô: Nghiên cứu hoạt động của các tế bào trong nền kinh tế

(doanh nghiệp, cơng ty, hộ gia đình...) và nghiên cứu những yếu tố quyết định giá
cả trong các thị trường riêng lẻ...
- Kinh tế học vĩ mô: Nghiên cứu hoạt động của toàn bộ tổng thể nền kinh tế
như tăng trưởng kinh tế, sự biến động giá cả hàng hóa, việc làm của cả nước, cán
cân thanh tốn, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát...
Như vậy, kinh tế vi mô nghiên cứu hành vi của các bộ phận rời rạc trong nền
kinh tế (hộ gia đình, doanh nghiệp…) và tác động qua lại giữa các bộ phận này thì
kinh tế vĩ mơ nghiên cứu nền kinh tế ở góc độ tổng thể.
Tuy nhiên, đây khơng phải là hai nhánh riêng biệt của kinh tế học cũng như
đối với nền kinh tế; mà ngược lại, hai nhánh này có ảnh hưởng lẫn nhau. Một nền
kinh tế là tập hợp của tất cả các bộ phận riêng lẻ, bao gồm các hộ gia đình và doanh
nghiệp. Hành vi và kết quả hoạt động của các bộ phận riêng lẻ này sẽ hình thành
nên sắc thái của một nền kinh tế, tức là vấn đề của vi mô ảnh hưởng đến vĩ mô. Và
ngược lại, nếu một trong số các vấn đề vĩ mô thay đổi cũng sẽ làm ảnh hưởng đến
các bộ phận riêng lẻ kia; tức là vấn đề của vĩ mô ảnh hưởng đến vi mô.
1.1.3. Các nguyên lý của kinh tế học
N. Gregory Mankiw (2007) đã đưa ra mười nguyên lý cho kinh tế học nói
chung, trong đó có sáu nguyên lý liên quan đến kinh tế học vĩ mô.
2


* Nguyên lý 1: Thị trường thường là một phương thức tốt để tổ chức các
hoạt động kinh tế.
Thị trường là nơi mà người bán và người mua gặp nhau; trong đó, người bán
đại diện cho phía cung và người mua đại diện cho phía cầu. Khi cung và cầu gặp
nhau, họ sẽ tương tác với nhau để cuối cùng, cả hai đều đạt được sự thống nhất, tức
là lúc đó mong muốn của cả hai đều đạt được sự thỏa mãn. Như vậy, khi thị trường
được điều tiết bởi cung và cầu, người mua sẽ mua được những gì họ muốn để thỏa
mãn nhu cầu và người bán thực hiện đúng vai trị của mình.
* Ngun lý 2: Chính phủ đôi khi can thiệp làm cho nền kinh tế hoạt động

có hiệu quả hơn.
Thơng thường, nếu để cung và cầu trên thị trường tự do quyết định thì cả
người mua và người bán đều được thỏa mãn những gì mình mong muốn. Tuy nhiên,
khơng phải lúc nào cung và cầu cũng ln ln đưa ra tình trạng tốt nhất; mà ngược
lại, trong một vài trường hợp, nếu để cung tự do quyết định thì có thể hoặc là người
tiêu dùng, hoặc là các doanh nghiệp, hoặc là cả nền kinh tế đều bị thiệt hại. Những
lúc đó, chính phủ cần phải can thiệp vào nền kinh tế để nâng cao hiệu quả hoạt động
của nền kinh tế và đạt được những mục tiêu đặt ra trong mỗi thời kỳ.
Sự can thiệp của chính phủ cũng khác nhau trong mỗi giai đoạn hay mỗi mơ
hình kinh tế khác nhau. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, chính phủ can
thiệp gần như toàn bộ hoạt động của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa như hiện nay, chính phủ không can thiệp
thường xuyên mà chỉ can thiệp vào hoạt động của nền kinh tế ở một chừng mực nào
đó mà thôi, nhất là vào những lúc cần thiết.
* Nguyên lý 3: Trao đổi giao thương với nhau làm cho các quốc gia trở nên
tốt hơn.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và tồn cầu hóa diễn ra ngày càng
mạnh mẽ như hiện nay, không một quốc gia nào có thể “dũng cảm” đóng cửa nước
mình, tự cung tự cấp, không giao thương với bất kỳ nước nào mà có thể phát triển
được. Nếu đóng cửa, quốc gia này sẽ tự sản xuất tồn bộ hàng hóa và dịch vụ mà
những chủ thể trong nền kinh tế cần. Điều này là khơng tưởng vì do điều kiện riêng
của mỗi nước, cho nên chắc chắn sẽ có những hàng hóa và dịch vụ mà quốc gia này
khơng thể sản xuất được hay có những hàng hóa nếu có sản xuất được thì chi phí sẽ
rất cao. Do đó, nếu đóng cửa, hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước sẽ
3


không thể nào đáp ứng được nhu cầu của tất cả mọi người. Ngược lại, nếu mở cửa,
các quốc gia sẽ trao đổi giao thương với nhau, bán những gì quốc gia này sản xuất
rẻ và mua từ quốc gia khác những hàng hóa mà mình khơng sản xuất được hay sản

xuất với chi phí cao. Kết quả là những quốc gia mở cửa, tiến hành trao đổi giao
thương buôn bán với nhau đều có lợi. Đó là lý do tại sao hiện nay hầu hết các quốc
gia đều mở cửa. Cho nên, trong cuốn sách “Kinh tế học vĩ mơ 1” này, khi đề cập
đến nền kinh tế thì nền kinh tế ở đây là một nền kinh tế mở, có giao thương với các
nước khác, chứ khơng đề cập đến nền kinh tế đóng.
Trao đổi giao thương giữa nước này và nước kia không chỉ thông qua các hoạt
động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, mà cịn thơng qua các hoạt động đầu tư,
viện trợ phát triển, giao lưu văn hóa giáo dục… Tuy nhiên, trong giới hạn cuốn sách
này, việc trao đổi giao thương giữa nước này và nước kia chủ yếu được đề cập thơng
qua giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ và tác động của điều này đến nền kinh tế.
* Nguyên lý 4: Mức sống của một quốc gia tùy thuộc vào khả năng sản xuất
hàng hóa và dịch vụ của quốc gia đó.
Thơng thường, khi xem xét và so sánh mức sống dân cư giữa các quốc gia với
nhau, người ta sẽ dùng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người. Hiện nay, mặc dù mức
sống dân cư của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, nhưng so với các quốc gia
khác, mức sống này vẫn còn thấp. Tại sao lại có sự khác biệt về thu nhập giữa Việt
Nam với các quốc gia khác? Đó là do khả năng sản xuất hàng hóa và dịch vụ của
mỗi quốc gia khác nhau. Nếu quốc gia nào có số lượng hàng hóa và dịch vụ tạo ra
nhiều và tăng nhanh hơn quốc gia khác thì mức sống dân cư của quốc gia đó sẽ cao
hơn và được cải thiện nhanh hơn các quốc gia khác.
Như vậy, mối quan hệ giữa mức sống của một quốc gia và khả năng sản xuất
hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia đó là một mối quan hệ đồng biến. Khả năng
sản xuất hàng hóa và dịch vụ càng lớn thì mức sống của quốc gia đó càng cao và
ngược lại.
* Nguyên lý 5: Nền kinh tế sẽ có lạm phát nếu chính phủ in tiền.
Cho đến thời điểm hiện tại với chương mở đầu này, chúng ta chưa thể hình
dung một cách cụ thể lạm phát là gì và mối tương quan giữa việc in tiền của chính
phủ và làm phát là như thế nào. Tuy nhiên, qua nguyên lý này, ít nhiều chúng ta
cũng biết rằng khơng phải chính phủ muốn in bao nhiêu tiền cũng được và lạm phát
cao là không tốt cho nền kinh tế.

4


Chúng ta có một chương để nói về các hoạt động của chính phủ trong thị trường
tiền tệ thơng qua việc phát hành tiền vào nền kinh tế cũng như các cơng cụ để chính
phủ can thiệp vào thị trường tiền tệ. Đồng thời, sau đó, chúng ta sẽ có một chương để
bàn luận và phân tích rõ hơn về các chính sách của chính phủ, trong đó bao gồm cả
việc in tiền của chính phủ. Khi đó, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về nguyên lý này.
* Nguyên lý 6: Trong ngắn hạn sẽ có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp.
Nguyên lý này cũng như nguyên lý 5, chúng ta khó có thể hình dung và giải
thích được mối quan hệ giữa hai biến số này ngay bây giờ. Tuy nhiên, chúng ta có
thể hiểu rằng, sự đánh đổi trong ngắn hạn có nghĩa là, nếu nền kinh tế muốn có tỷ lệ
lạm phát thấp thì phải chịu tỷ lệ thất nghiệp cao và ngược lại, muốn tỷ lệ thất nghiệp
thấp thì phải chịu tỷ lệ lạm phát cao.
Để có thể hiểu được và giải thích được mối quan hệ nghịch biến này, chúng ta
cần phải tổng hợp nhiều biến số khác nữa trong nền kinh tế. Nội dung này chúng ta
sẽ nghiên cứu kỹ ở chương 5.
1.2. Các vấn đề của kinh tế học vĩ mô
1.2.1. Một số khái niệm
Trong thực tế, những người nghiên cứu kinh tế học vĩ mơ có những quan điểm
khác nhau, họ có thể đưa ra những vấn đề khác nhau về sản lượng quốc gia, giá cả,
việc làm, lạm phát, tỷ giá hối đoái... Trong phạm vi cuốn sách này, chúng ta chỉ
quan tâm đến ba vấn đề chủ yếu của kinh tế vĩ mơ, đó là: sản lượng quốc gia, lạm
phát và thất nghiệp.
* Sản lượng quốc gia
Sản lượng quốc gia chính là giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra
trong nền kinh tế ở một thời kỳ nhất định nào đó. Đây là một trong những chỉ tiêu
được quan tâm hàng đầu đối với những ai quan tâm đến hoạt động của cả nền kinh
tế. Nó khơng chỉ phản ánh khả năng sản xuất hàng hóa và dịch vụ, mà cịn phản ánh
và ảnh hưởng đến mức sống dân cư cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc

gia đó.
Đối với kinh tế học vĩ mơ, khi nói đến sản lượng quốc gia, chúng ta khơng đề
cập đến số lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra; mà ngược lại, chúng ta sẽ
đề cập đến giá trị của chúng. Đó là do trong một thời kỳ nhất định nào đó, nền kinh
tế sản xuất ra hàng triệu triệu loại hàng hóa và dịch vụ, ta không thể nào cộng hết tất
5


cả các loại hàng hóa và dịch vụ đó với nhau được vì mỗi loại có một đơn vị tính
riêng, cho nên ta sẽ dùng giá trị. Thông thường, sản lượng quốc gia được đo lường
thông qua một số chỉ tiêu như GDP, GNP…
Cách thức đo lường sản lượng quốc gia cũng như cách thức sản lượng quốc
gia ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia sẽ được giới thiệu cụ
thể trong Chương 2.
* Lạm phát
Lạm phát là sự tăng lên liên tục của mức giá chung theo thời gian. Khi nghiên
cứu nền kinh tế ở góc độ tổng thể, giá ở đây khơng phải là giá của một loại hàng
hóa hay dịch vụ cụ thể nào như trong kinh tế học vi mô, mà giá ở đây là mức giá
hay mặt bằng giá chung của toàn bộ nền kinh tế.
Mức giá chung của toàn bộ nền kinh tế được thể hiện thông qua các chỉ số giá.
Các loại chỉ số giá này sẽ được giới thiệu cụ thể ở chương 5. Thông qua các loại chỉ
số giá này, tỷ lệ lạm phát của một nền kinh tế trong một thời kỳ nào đó sẽ được
xác định; đó chính là phần trăm thay đổi của chỉ số giá của thời kỳ này so với
thời kỳ trước.
Tỷ lệ lạm phát là một trong các chỉ tiêu chính để phản ánh tình trạng hoạt
động của nền kinh tế. Một số người có thể nhầm lẫn lạm phát đồng nghĩa là nền
kinh tế đang hoạt động không tốt. Điều này khơng hồn tồn đúng vì chỉ khi nào tỷ
lệ lạm phát quá cao thì hoạt động của nền kinh tế đó mới khơng tốt.
Như vậy, tại sao nền kinh tế lại có lạm phát? Lạm phát gây ra những tác động
gì cho nền kinh tế? Tỷ lệ lạm phát như thế nào thì hoạt động của nền kinh tế được

xem là tốt và như thế nào thì được xem là xấu? Trong trường hợp tỷ lệ lạm phát quá
cao, nền kinh tế làm cách nào để kiềm chế lạm phát?... Tất cả những câu hỏi trên sẽ
được giải thích cụ thể ở chương 5.
* Thất nghiệp
Thất nghiệp là từ dùng để chỉ tình trạng của những người đang trong độ tuổi
lao động, có khả năng làm việc, đang tìm việc nhưng chưa có việc làm. Thơng
thường, tình trạng thất nghiệp của một nền kinh tế hay của cả quốc gia được phản
ánh qua tỷ lệ thất nghiệp.
Cũng như lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp cũng là một chỉ tiêu phản ánh tình trạng
hoạt động của nền kinh tế. Nếu tỷ lệ thất nghiệp cao, tức là nhu cầu sử dụng lao

6


động giảm, điều đó có nghĩa là hoạt động của nền kinh tế đó đang có vấn đề. Ngược
lại, nếu tỷ lệ thất nghiệp thấp, tức là hoạt động của nền kinh tế đang tiến triển tốt,
cho nên nhu cầu sử dụng lao động tăng.
Theo nguyên lý 6, trong ngắn hạn, mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp là
mối quan hệ nghịch biến, tức là lạm phát tăng thì thất nghiệp giảm và ngược lại, lạm
phát giảm thì thất nghiệp tăng. Tại sao lại có mối quan hệ đó trong ngắn hạn? Mối quan
hệ giữa lạm phát và thất nghiệp trong dài hạn thì sao? Làm cách nào để đo lường tỷ lệ
thất nghiệp? Thất nghiệp tác động đến nền kinh tế như thế nào? Làm thế nào để giảm
tỷ lệ thất nghiệp?... Tất cả những điều này sẽ được làm rõ trong chương 5.
1.2.2. Sơ đồ luân chuyển kinh tế vĩ mơ
Một nền kinh tế hồn chỉnh bao gồm hàng triệu đơn vị kinh tế: các hộ gia
đình, các hãng kinh doanh, các cơ quan Nhà nước Trung ương và địa phương. Các
đơn vị kinh tế này tạo nên một màng lưới chằng chịt các giao dịch kinh tế trong quá
trình tạo ra tổng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Để tìm được cái cốt lõi bên trong
của các giao dịch và đưa ra các phương pháp tính tốn tổng sản phẩm một cách có
cơ sở khoa học, chúng ta hãy bắt đầu bằng một trường hợp đơn giản nhất: Bỏ qua

khu vực Nhà nước và khả năng tiến hành các giao dịch với nước ngoài, xét một
phần kinh tế khép kín, tự cấp tự túc, chỉ bao gồm hai tác nhân: các hộ gia đình và
các hãng kinh doanh. Các hộ gia đình sở hữu lao động và các yếu tố đầu vào khác
của sản xuất như vốn, đất đai… Các hộ gia đình cung cấp các yếu tố đầu vào sản
xuất cho các hãng kinh doanh. Các hãng kinh doanh dùng yếu tố này sản xuất ra
hàng hóa và dịch vụ bán cho các hộ gia đình. Các hộ gia đình có thu nhập từ việc
cho thuê các yếu tố sản xuất và dùng thu nhập đó trả cho các hàng hóa mua từ các
hãng kinh doanh. Những giao dịch hai chiều đó tạo nên dịng ln chuyển kinh tế vĩ
mơ, được trình bày trong hình 1.1.
Chi tiêu hàng hóa và dịch vụ
Hàng hóa và dịch vụ
Hãng

Hộ

kinh doanh

gia đình
Dịch vụ yếu tố sản xuất
Thu nhập từ các yếu tố sản xuất

Hình 1.1. Dịng ln chuyển kinh tế vĩ mô
7


Dòng bên trong là sự luân chuyển các nguồn lực thật: hàng hóa và dịch vụ từ
các hãng kinh doanh sang hộ gia đình và dịch vụ về yếu tố sản xuất từ hộ gia đình
sang các hãng kinh doanh. Dịng bên ngồi là các giao dịch thanh tốn bằng tiền: Các
hãng kinh doanh trả tiền cho các dịch vụ yếu tố sản xuất tạo nên thu nhập của các hộ
gia đình; Các hộ gia đình thanh tốn các khoản chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ.

Sơ đồ dịng luân chuyển kinh tế vĩ mô gợi lên hai cách tính khối lượng sản
phẩm trong một nền kinh tế.
1- Theo cung trên, chúng ta có thể tính tổng giá trị của các hàng hóa và dịch
vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế.
2- Theo cung dưới, chúng ta có thể tính tổng mức thu nhập từ các yếu tố sản xuất.
Nếu giả định toàn bộ số thu nhập của các hộ gia đình được đem chi tiêu hết để
mua hàng hóa và dịch vụ, các hãng kinh doanh bán hết hàng hóa và dùng tiền thu
được để tiếp tục triển khai sản xuất, lợi nhuận của các hãng kinh doanh cũng là một
khoản thu nhập của các hộ gia đình thì con số thu được từ hai cách tính tốn trên
đây phải bằng nhau.
Sơ đồ dịng ln chuyển kinh tế vĩ mô đặt cơ sở cho các phương pháp tính
tốn tổng số sản phẩm quốc nội sẽ trình bày kỹ hơn ở chương 2. Sơ đồ này cũng gợi
ra những ý niệm về tầm quan trọng của hành vi tiêu dùng của các hộ gia đình:
Chính các hộ gia đình chứ khơng phải doanh nghiệp quyết định mức chi tiêu trong
nền kinh tế, tác động đến việc mở rộng hay thu hẹp sản xuất. Đồng thời sơ đồ cũng
cho thấy tác động của việc gia tăng cung ứng các yếu tố sản xuất, đặc biệt là tiến bộ
công nghệ đến sự tăng trưởng kinh tế, bằng cách sản xuất nhiều hơn hàng hóa và
dịch vụ đưa đến thu nhập, và chi tiêu nhiều hơn của các hộ gia đình, nâng cao mức
sống của tầng lớp dân cư trong xã hội.
1.2.3. Mục tiêu của kinh tế học vĩ mô
Mỗi quốc gia trong mỗi thời kỳ đều có những mục tiêu cụ thể. Nhìn chung,
mỗi quốc gia, mỗi nền kinh tế đều hướng tới năm mục tiêu: hiệu quả, tăng trưởng,
ổn định, bình đẳng và mơi trường.
* Hiệu quả
Khi bàn luận về bản chất của kinh tế học, chúng ta biết rằng do có sự khan
hiếm nên mới có kinh tế học. Bất kỳ quốc gia nào, nền kinh tế nào cũng phải đối
mặt với sự khan hiếm nguồn lực. Cho nên, một trong những mục tiêu quan trọng
8



của nền kinh tế là làm cách nào để phân bổ và sử dụng nguồn lực khan hiếm một
cách có hiệu quả nhất.
Đường giới hạn khả năng sản xuất - PPF (đường cong năng lực sản xuất) cho
biết khối lượng sản phẩm mà một nền kinh tế đạt được với khối lượng đầu vào và
kiến thức cơng nghệ nhất định.
Y
A

B

C

X

Hình 1.2. Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF)
Hiệu quả của nền kinh tế được thể hiện khi các yếu tố nguồn lực được sử dụng
hết và đạt hiệu quả, đó chính là sự kết hợp hàng hóa nằm trên đường giới hạn khả
năng sản xuất như điểm A và B trong hình 1.2. Số lượng hàng hóa và dịch vụ tối đa
mà nền kinh tế có thể sản xuất được khi sử dụng một cách có hiệu quả tồn bộ nguồn
lực của mình, với một trình độ kỹ thuật cho trước. Trong khi đó, nếu nền kinh tế sử
dụng tồn bộ nguồn lực của mình mà những sự kết hợp hàng hóa được sản xuất ra
nằm phía trong đường giới hạn khả năng sản xuất như ở điểm C thì điều đó có nghĩa
là nền kinh tế đang sử dụng nguồn lực của mình một cách khơng hiệu quả.
Do đó, nếu mục tiêu của nền kinh tế là hiệu quả thì nền kinh tế phải sử dụng
nguồn lực của mình sao cho những sự phối hợp hàng hóa sản xuất ra phải nằm trên
đường giới hạn khả năng sản xuất.
Tuy nhiên, mức độ hiệu quả khi sử dụng nguồn lực của nền kinh tế trong thực
tế là rất khó đo lường. Do đó, nền kinh tế được kỳ vọng là nên sử dụng nguồn lực
của mình càng hiệu quả càng tốt.
* Tăng trưởng

Từ nguyên lý 4 chúng ta biết rằng mức sống của một quốc gia phụ thuộc vào
khả năng sản xuất hàng hóa và dịch vụ của quốc gia đó. Nếu sản lượng của nền kinh

9


tế cao và tăng nhanh thì mức sống của quốc gia đó cũng sẽ cao và được cải thiện
tốt. Tuy nhiên, khả năng sản xuất hàng hóa và dịch vụ có thể sản xuất được trong
nền kinh tế ở thời điểm nào còn phụ thuộc vào nguồn lực của quốc gia ngay tại thời
điểm đó. Giả sử rằng một quốc gia đang sử dụng hiệu quả nguồn lực của mình thì
khả năng sản xuất tối đa, hay số lượng sản phẩm tối đa mà nền kinh tế có thể sản
xuất ra được thể hiện trên đường giới hạn khả năng sản xuất như trong hình 1.2.
Khi nói đến tăng trưởng kinh tế, có nghĩa là người ta đang nói đến tình trạng
khả năng sản xuất của một quốc gia tăng lên một cách bền vững theo thời gian, tức
là trong dài hạn. Chính vì vậy, nếu theo đuổi mục tiêu tăng trưởng, một quốc gia sẽ
phải tìm cách làm gia tăng nguồn lực của mình để dịch chuyển đường giới hạn khả
năng sản xuất ra bên ngồi như hình 1.3.
Y

X

Hình 1.3. Tăng trưởng kinh tế
Ở đây, chúng ta làm quen với một khái niệm mới, đó là “sản lượng tiềm
năng”. Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng tối đa có được khi nền kinh tế đạt
tình trạng tồn dụng lao động trong dài hạn. Tại một thời điểm nhất định nào đó,
với một nguồn lực nhất định, nền kinh tế sẽ có một đường PPF nhất định và một
mức sản lượng tiềm năng nhất định. Do đó, khi nền kinh tế tăng trưởng, đường PPF
dịch ra bên ngoài, số lượng hàng hóa và dịch vụ tăng lên, sản lượng tiềm năng cũng
sẽ tăng lên. Hay nói một cách khác, nền kinh tế tăng trưởng khi đường PPF dịch
chuyển ra phía bên ngồi hay khi sản lượng tiềm năng tăng lên.

Trong thực tế, một nền kinh tế có tăng trưởng kinh tế không chỉ là do nguồn
lực tăng, tức là chỉ có lực lượng lao động và vốn tăng, mà còn do tiến bộ khoa học
kỹ thuật hay năng suất sản xuất cao hơn. Do đó, theo đuổi mục tiêu tăng trưởng
không chỉ là thu hút vốn đầu tư trong và ngồi nước mà cịn là sử dụng nó hiệu quả,
10


tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến, đào tạo nhân lực… Tất cả những điều này sẽ
làm cho nền kinh tế tăng trưởng, số lượng hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra tăng,
mức sống của mọi người dân trong nền kinh tế sẽ được cải thiện.
* Ổn định
Như đã nói ở trên, một nền kinh tế với một mức nguồn lực nhất định, ở một
thời điểm nhất định thì sẽ có một mức sản lượng tiềm năng có thể đạt được khi nền
kinh tế sử dụng nguồn lực của mình một cách có hiệu quả nhất. Trong nền kinh tế
thị trường, cụm từ “hiệu quả nhất” cũng có thể được hiểu là một thị trường sẽ đạt
hiệu quả nhất khi cung và cầu gặp nhau, thị trường đạt được trạng thái cân bằng, tại
đó người bán và người mua đạt được sự thỏa mãn cao nhất. Do nền kinh tế là tổng
của tất cả các thị trường, vì vậy nền kinh tế đạt “hiệu quả nhất” khi tất cả các thị
trường cân bằng. Điều này hồn tồn khơng xảy ra trong ngắn hạn mà chỉ có thể
xảy ra trong dài hạn. Không ai định nghĩa được dài hạn là bao lâu, người ta chỉ biết
rằng đó là một khoảng thời gian đủ dài để tất cả các thị trường trong nền kinh tế có
thể thiết lập lại tình trạng cân bằng. Do đó, sản lượng tiềm năng cũng chính là mức
sản lượng đạt được trong dài hạn khi tất cả các thị trường trong nền kinh tế đạt
được tình trạng cân bằng.
Tuy nhiên, nền kinh tế khơng thể nào ngay lập tức có được mức sản lượng
tiềm năng trong dài hạn; mà ngược lại, nó phải trải qua nhiều giai đoạn ngắn hạn
khác nhau với những mức sản lượng trong từng giai đoạn khác nhau. Đồng thời, có
rất nhiều các yếu tố làm sản lượng trong ngắn hạn thay đổi, tạo nên những biến
động về kinh tế, hay cịn gọi là những chu kỳ kinh doanh. Đó có thể là do nền kinh
tế chuyển từ tình trạng lạc quan sang trạng thái bi quan, đầu tư giảm và vì thế sản

lượng giảm như Keynes nói, hay cũng có thể là do cung tiền của nền kinh tế thay
đổi như quan điểm của trường phái trọng tiền, hay cũng có thể là do kỳ vọng của
con người thay đổi, hay những cú sốc cơng nghệ xảy ra…
Hình 1.4 mơ tả chi tiết hơn về chu kỳ kinh doanh; trong đó chúng ta thấy rằng
sản lượng thực trong ngắn hạn của nền kinh tế thay đổi liên tục và xoay quanh mức
sản lượng tiềm năng. Tuy nhiên, nhìn chung nền kinh tế sẽ ln có hai trạng thái, đó
là suy thoái và phát triển. Khi sản lượng thực trong nền kinh tế bắt đầu giảm cho tới
đáy và đồng thời thất nghiệp tăng, ta nói rằng nền kinh tế đang ở giai đoạn suy
thoái.

11


GDP thực

Đỉnh

Sản lượng tiềm năng

Đỉnh
Đáy

Sản lượng thực
trong ngắn hạn

Đáy
Suy thoái

Suy thối


Phục hồi

Phục hồi
Thời gian

Hình 1.4. Chu kỳ kinh doanh
Thơng thường, giai đoạn này kéo dài khoảng sáu tháng. Mặc dù khơng có định
nghĩa một cách chính thức nhưng nếu nền kinh tế suy thoái liên tục trong hơn
một năm, sản lượng thực giảm nghiêm trọng và tỷ lệ thất nghiệp cao, lúc đó ta
gọi nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng. Khi sản lượng của nền kinh tế
bắt đầu tăng từ đáy cho đến lúc đạt tới đỉnh, ta nói rằng nền kinh tế đang đi vào
giai đoạn phát triển.
Như vậy, qua phân tích chu kỳ kinh doanh, chúng ta thấy rằng sản lượng thực
trong ngắn hạn của nền kinh tế có thể cao hơn, thấp hơn hay bằng với mức sản
lượng tiềm năng. Trong những trường hợp đó sẽ có một số thị trường sẽ mất cân
bằng. Ví dụ: Nếu nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển, sản lượng có khuynh
hướng cao hơn sản lượng tiềm năng, nhu cầu sử dụng lao động tăng cao làm thị
trường lao động mất cân bằng giữa cung và cầu lao động mặc dù là tỷ lệ thất nghiệp
giảm. Ngược lại, nếu nền kinh tế trong giai đoạn suy thoái, sản lượng sẽ thấp hơn
mức sản lượng tiềm năng, tỷ lệ thất nghiệp sẽ cao. Do đó, nếu mục tiêu của nền
kinh tế là ổn định thì nền kinh tế phải tìm cách đưa sản lượng thực trong ngắn hạn
tiến tới càng gần mức sản lượng tiềm năng càng tốt.
* Bình đẳng
Thuật ngữ “bình đẳng” ở đây được dùng để nói về vấn đề phân bổ thu nhập
giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội. Mặc dù chúng ta biết rằng thị trường thường
là phương thức tốt để tổ chức các hoạt động kinh tế; tuy nhiên nền kinh tế thị trường
ln có mặt trái của nó, đó là sự bất bình đẳng. Sự bất bình đẳng thường xảy ra khi
nền kinh tế đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển; tuy nhiên càng về sau, chính sự
phát triển kinh tế lại xóa dần đi sự bất bình đẳng giữa các tầng lớp dân cư trong xã
12



hội. Do đó, ở giai đoạn đầu, khi nền kinh tế càng phát triển, đời sống xã hội càng
được cải thiện thì sự phân hóa giàu nghèo càng rõ rệt.
Thơng thường, sự phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư của một quốc
gia thường được biểu thị thông qua hệ số GINI hay tiêu chuẩn “40%” của Ngân
hàng thế giới. Đối với hệ số GINI, giá trị của hệ số này được tính từ 0 đến 1. Nếu hệ
số này bằng khơng thì nền kinh tế khơng có sự bất bình đẳng, nếu hệ số này càng
tiến tới một thì sự bất bình đẳng là tuyệt đối.
Ngân hàng thế giới dùng tiêu chuẩn “40%” để đánh giá phân bổ thu nhập của
dân cư trong một quốc gia, tức là sẽ xem xét tỷ trọng thu nhập của 40% dân số có
thu nhập thấp nhất trong tổng thu nhập của toàn bộ dân cư (40% dân số nghèo
nhất). Nếu tỷ trọng này dưới 12% thì quốc gia này có sự bất bình đẳng cao về thu
nhập; nếu tỷ trọng này nằm trong khoảng 12 - 17% thì sự bất bình đẳng ở mức trung
bình và nếu tỷ trọng này trên 17% thì quốc gia này tương đối bình đẳng.
Bảng 1.1. Hệ số GINI và tỷ trọng thu nhập (chi tiêu) của 40% dân số
có thu nhập (chi tiêu) thấp nhất của Việt Nam: 2002 - 2018
Năm

Hệ số GINI

Tỷ trọng thu nhập của 40% dân số
có thu nhập thấp nhất (%)

2002

0,420

17,98


2004

0,420

17,40

2006

0,424

17,40

2008

0,434

16,40

2010

0,433

15,00

2012

0,424

16,50


2014

0,431

15,60

2016

0,436

14,80

2018

0,424

17,10
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2018 )

Tất nhiên, khơng có một quốc gia nào mà khơng có sự phân hóa giàu nghèo;
mà ngược lại, vấn đề chính là sự bất bình đẳng này nhiều hay ít mà thơi. Cho nên
13


vấn đề đặt ra cho mỗi nền kinh tế, mỗi quốc gia là phải phát triển như thế nào
nhưng phải giảm thiểu bất bình đẳng đến mức có thể đảm bảo được sự bình đẳng
tương đối giữa các tầng lớp dân cư, hoặc giữa các vùng, các khu vực trong cùng
một nước.
1.2.4. Các công cụ điều tiết vĩ mô của chính phủ
Hầu hết các nền kinh tế đều cố gắng đạt được những mục tiêu nói trên. Tuy

nhiên, nếu để nền kinh tế tự do hoạt động thì liệu rằng nền kinh tế đó có thể đạt
được mục tiêu đề ra cho mỗi giai đoạn cụ thể nào đó hay không? Như chúng ta đã
biết một trong các nguyên lý của Kinh tế học là chính phủ sẽ đơi khi can thiệp vào
nền kinh tế; cho nên để có thể đạt tới những mục tiêu cụ thể nào đó và nâng cao
hiệu quả hoạt động của nền kinh tế, chính phủ sẽ can thiệp bằng cách dùng những
công cụ trong bốn nhóm chính sách phổ biến; đó là chính sách tài khóa, chính sách
tiền tệ, chính sách ngoại thương và chính sách thu nhập.
* Chính sách tài khóa (fiscal policy)
Nhóm chính sách đầu tiên để quản lý vĩ mơ là chính sách tài khóa. Chính sách
tài khóa là một cơng cụ của chính sách kinh tế vĩ mơ nhằm tác động vào quy mô
hoạt động kinh tế thông qua biện pháp thay đổi chi tiêu và/hoặc thuế của chính phủ.
Khi chính phủ áp dụng chính sách tài khóa, điều đó có nghĩa là chính phủ thay đổi
mức chi tiêu của chính phủ, thay đổi mức thuế hay mức trợ cấp…
* Chính sách tiền tệ (monetary policy)
Nhóm chính sách thứ hai là chính sách tiền tệ. Chính sách tiền tệ là chính sách
chính phủ quản lý nền kinh tế thơng qua việc quản lý cung tiền, lãi suất và hệ thống
ngân hàng thơng qua ngân hàng trung ương. Chính sách tiền tệ là chính sách sử
dụng các cơng cụ của hoạt động tín dụng và ngoại hối để ổn định tiền tệ, từ đó ổn
định nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng và phát triển. Khi chính phủ áp dụng chính
sách tiền tệ, điều đó có nghĩa là chính phủ sẽ thay đổi lượng cung tiền trong nền
kinh tế, thay đổi mức lãi suất, hay thay đổi mức lãi suất chiết khấu…
* Chính sách ngoại thương
Chính sách ngoại thương là một hệ thống các nguyên tắc, biện pháp kinh tế,
hành chính và pháp luật dùng để thực hiện các mục tiêu đã xác định trong lĩnh vực
ngoại thương của một nước trong thời kỳ nhất định.
Khi một quốc gia mở cửa càng nhiều, hội nhập càng sâu vào nền kinh tế thế
14



×