Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

thi GVCN gioi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.44 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. Giáo viên thực hiện: Từ Thị Thanh Thủy A.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LỨA TUỔI THANH NIÊN Học sinh trung học phổ thông (THPT) còn gọi là tuổi thanh niên, là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn.Tuổi thanh niên là thời kỳ từ 15 - 25 tuổi, được chia làm 2 thời kỳ: + Thời kỳ từ 15 - 18 tuổi: gọi là tuổi đầu tuổi thanh niên. + Thời kỳ từ 18 - 25 tuổi: giai đoạn hai của tuổi thanh niên (thanh niên sinh viên). Tuổi thanh niên cũng thể hiện tính chất phức tạp và nhiều mặt của hiện tượng, nó được giới hạn ở hai mặt: giới hạn về sinh lý và giới hạn về tâm lý. đây là vấn đề khó khăn và phức tạp vì không phải lúc nào nhịp điệu và các giai đoạn của sự phát triển tâm sinh lý cũng trùng hợp với các thời kỳ trưởng thành về mặt xã hội. Có nghĩa là sự trưởng thành về mặt thể chất, nhân cách trí tuệ, năng lực lao động sẽ không trùng hợp với thời gian phát triển của lứa tuổi. Sự phát triển tâm lý không chỉ phụ thuộc vào giới hạn lứa tuổi mà trước hết do điều kiện xã hội (vị trí trong xã hội, khối lượng tri thức, kỹ năng kỹ sảo nắm được…) Thanh niên là một hiện tượng tâm lý xã hội.. B.CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. C. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I/ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỌC SINH THPT: 1. Đặc điểm phát triển thể chất : Bước vào thời kì phát triển bình thường, hài hoà, cân đối.  Chiều cao, trọng lượng: tiếp tục phát triển, tốc độ chậm lại.  Hệ cơ phát triển ở mức cao. Hệ xương được cốt hóa.  Hệ tuần hoàn: hoạt động bình thường.  Não: Trọng lượng và chức năng của tương đương não người lớn. Giới tính biểu hiện rõ rệt về hình thể lẫn chức năng.. Nhìn chung: Thể chất phát triển mạnh mẽ, có sức khỏe tốt. 2. Điều kiện sống và hoạt động : 2.1 Vị trí trong gia đình: Trong gia đình các em đã có nhiều quyền lợi và trách nhiệm như người lớn, cha mẹ bắt đầu trao đổi với các em về một số vấn đề quan trọng trong gia đình. Các em cũng thấy được quyền hạn và trách nhiệm của bản thân đối với gia đình. Các em bắt đầu quan tâm chú ý đến nề nếp, lối sống sinh hoạt và điều kiện kinh tế chính trị của gia đình (như việc chấp hành chính sách của đảng và nhà nước, sẵn sàng đấu tranh chống lại tư tưởng sai trái). Có thể nói rằng cuộc sống của nhiều thanh niên mới lớn là cuộc sống vừa học tập vừa lao động..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 2.2 Vị trí trong nhà trường: Ở nhà trường học tập vẫn là hoạt động chủ đạo nhưng tính chất và mức độ thì phức tạp và cao hơn hẳn so với tuổi thiếu niên. Đòi hỏi các em tự giác tích cực độc lập hơn, các em phải biết cách vận dụng tri thức một cách sáng tạo trong học tập. Ở lứa tuổi này môi trường hoạt động chính là nhà trường, nhà trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi vì nội dung học tập không chỉ nhằm trang bị tri thức và hoàn chỉnh tri thức, mà nó còn có tác dụng hình thành thế giới quan và nhân sinh quan cho các em. Khoảng 14 - 15 tuổi các em đủ tuổi gia nhập đoàn Thanh niên Cộng sản trong nhà trường, đó là một tổ chức chính trị đóng vai trò tích cực đối với việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Đòi hỏi các em phải tích cực độc lập, sáng tạo phải có tính nguyên tắc, tinh thần trách nhiệm, biết phê bình và tự phê bình.. 2.3 Vị trí ngoài xã hội: Hoạt động xã hội của thiếu niên thường mang tính chất nội bộ nhà trường. Đối với tuổi đầu thanh niên lại khác, hoạt động của các em đã vượt ra khỏi phạm vi nhà trường, ảnh hưởng của xã hội đến các em rất mạnh. Xã hội đã giao cho các em quyền công dân, quyền tham gia mọi hoạt động bình đẳng như người lớn như quyền đến 18 tuổi được bầu cử, có nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ lao động...Tất cả các em có suy nghĩ về việc chọn nghề... Khi tham gia vào hoạt động xã hội các em được tiếp xúc với nhiều tầng lớp xã hội khác nhau, quan hệ xã hội được mở rộng, các em có dịp hòa nhập vào cuộc sống đa dạng phức tạp của xã hội giúp các em tích lũy vốn kinh nghiệm sống để chuẩn bị cho cuộc sống tự lập sau này.. II./ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP VÀ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ: 1. Đặc điểm hoạt động học tập - Học tập là hoạt động chủ đạo . - Nội dung, tính chất phức tạp hơn. - Đòi hỏi: tính tự giác tích cực vận dụng tri thức sáng tạo - Hứng thú học tập gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp. - Thái độ học tập: ý thức cao, lựa chọn môn học (học lệch). 2. Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển các năng lực trí tuệ. Do cơ thể các em đã được hoàn thiện, đặc biệt là hệ thần kinh phát triển mạnh tạo điều kiện cho sự phát triển các năng lực trí tuệ. Ở học sinh trung học phổ thông tính chủ định được phát triển mạnh ở tất cả các quá trình nhận thức. Trí nhớ của học sinh trung học phổ thông cũng phát triển rõ rệt. Trí nhớ có chủ định giữ vai trò chủ ñạo trong hoạt động trí tuệ. Ghi nhớ có ý nghĩa đã tăng lên một cách rõ rệt và ngày càng chiếm ưu thế. Tính có chọn lọc của ghi nhớ khá rõ ràng. Các em đã biết sắp xếp lại tài liệu học tập theo một trật tự mới, có biện pháp ghi nhớ một cách khoa học. Có nghĩa là khi học bài, các em đã biết rút ra những ý chính, đánh dấu lại những đoạn quan trọng, những ý trọng tâm, lập dàn ý tóm tắt, lập bảng đối chiếu, so sánh. Càng ở lớp trên, học sinh càng sử dụng các phương pháp ghi nhớ, kể cả thuật nhớ càng nhiều. Các em cũng hiểu được rất rõ trường hợp nào phải học thuộc trong từng câu, từng chữ (những định nghĩa, những quy luật), trường hợp nào cần diễn đạt bằng ngôn từ của mình và cái gì chỉ cần hiểu thôi, không cần ghi nhớ. Nhưng ở một số em còn ghi nhớ đại khái chung chung, cũng có khi các em có thái độ coi thường việc ghi nhớ máy móc và đánh giá thấp việc ôn lại bài. Có nhiều em lớp 12 đã tỏ ra xem thường cách học thuộc lòng, cho đó là lối học của “trẻ con”. Tuy vậy lối “học vẹt” ghi nhớ máy móc vẫn còn có ở học sinh trung học phổ thông, mặc dù không phải là phổ biến..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 3. Hoạt động tư duy Nhìn chung tư duy của học sinh trung học phổ thông phát triển mạnh, hoạt động trí tuệ linh hoạt và nhạy bén hơn. Các em có khả năng phán đoán và giải quyết vấn đề một cách rất nhanh. Tuy nhiên, ở một số học sinh vẫn còn nhược điểm là chưa phát huy hết năng lực độc lập suy nghĩ của bản thân, còn kết luận vội vàng theo cảm tính...Vì vậy, giáo viên cần hướng dẫn giúp đỡ các em tư duy một cách tích cực độc lập để phân tích đánh giá sự việc và tự rút ra kết luận đúng đắn. Tóm lại: Hoạt động nhận thức của tuổi học sinh trung học phổ thông đã phát triển ở mức độ cao, các em đã có khả năng nhận thức vấn đề một cách đúng đắn và sâu sắc hơn. Ở một số em khả năng nhận thức đã đạt tới đỉnh cao, hoạt động nhận thức của các em sẽ tiếp tục được hoàn thiện trong quá trình học tập và rèn luyện của cá nhân.. III. NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA HOC SINH THPT - Tinh nghịch, dí dỏm, hài hước, sống vô tư, u sầu, trầm cảm - Quan tâm diện mạo bên ngoài, tự đánh giá bản thân, giao tiếp với người lớn, với bạn cùng lứa, tình bạn/tình yêu học trò, sự phát triển ý thức nghề nghiệp. - Hay làm việc riêng, lơ đễnh, thụ động, ít chịu lắng nghe người khác - Rối loạn hành vi: dửng dưng trước tình cảm của người chung quanh, hung tợn có thể dùng vũ lực, bỏ học, bỏ nhà đi “bụi”, khiêu khích châm chọc những người xung quanh, hay lên cơn thịnh nộ, giận dữ… - Nhìn chung thanh niên mới lớn có thể tự đánh giá bản thân mình một cách sâu sắc, nhưng đôi khi sự tự đánh giá của các em vẫn chưa đúng đắn. Do vậy, các em vẫn cần có sự giúp đỡ hướng dẫn của người lớn. Một mặt, người lớn phải chú ý lắng nghe ý kiến của các em, mặt khác phải giúp các em hình thành được biểu tượng khách quan về nhân cách của mình, nhằm giúp cho sự tự đánh giá của các em được đúng đắn hơn, tránh những lệch lạc phiến diện trong tự đánh giá. Cần tổ chức hoạt động của tập thể cho các em có sự giúp đỡ, kiểm tra lẫn nhau để hoàn thiện nhân cách của bản thân.. IV. Đời sống tình cảm của học sinh trung học phổ thông Đời sống tình cảm của tuổi đầu thanh niên rất đa dạng phong phú, mang tính sâu sắc và bền vững hơn so với tuổi thiếu niên, là do nó được xây dựng trên cơ sở nhận thức đầy đủ và rõ ràng hơn. Nó được gắn với thế giới quan, lý tưởng và xu hướng nghề nghiệp, đồng thời có sự đối chiếu với những nhu cầu đạo đức xã hội. Học sinh trung học phổ thông là những người thuộc tuổi đầu tuổi thanh niên (16-18 tuổi) lứa tuổi có nhiều đổi mới trong quá trình phát triển và xã hội hóa các xúc cảm. Khả năng tự kiểm soát và tự điều chỉnh xúc cảm và hành vi của học sinh cũng được hình thành. Sự nhạy cảm, với các ấn tượng mới của đời sống và tính cởi mở được biểu hiện ở chỗ: các em bắt đầu có những rung động sâu sắc ñối với các quan hệ qua lại trong gia đình, trong sinh hoạt, trong nhà trường. Đặc biệt lứa tuổi này rất nhạy cảm với những rung động của người khác. Những rung động của các nhân vật văn học và cái đẹp trong nghệ thuật cũng gây ra cho các em một sự đáp ứng xúc cảm mạnh mẽ. Tuổi đầu thanh niên có nhu cầu muốn hiểu, muốn phân tích những tình cảm của mình và tìm cách thể hiện những tình cảm đó. Các em đã có khả năng kìm chế và che giấu tình cảm của mình nhiều hơn tuổi thiếu niên. Tóm lại: Tuổi đầu thanh niên có hình dáng người lớn, có những nét của người lớn, nhưng chưa phải là người lớn, còn phụ thuộc vào người lớn. Cả người lớn và các em nhận thấy vai trò mà thanh niên mới lớn thực hiện khác về chất so với vai trò của người lớn. đại đa số vẫn còn là học sinh, các em vẫn đến trường học tập dưới sự lãnh ñạo của người lớn, vẫn phụ thuộc cha mẹ về vật chất. Thái độ ñối xử của người lớn đối với các em thường thể hiện tính chất hai mặt đó là: Một mặt người lớn luôn nhắc nhở các em rằng các em đã lớn và đòi hỏi các em phải có tính độc.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> lập, phải có ý thức trách nhiệm và có thái độ hợp lý. Nhưng mặt khác lại đòi hỏi các em phải thích ứng với những đòi hỏi của người lớn .... V. KẾT LUẬN  Sự phát triển tâm lí mang tính quy luật. Ở lứa tuổi học sinh THPT ngự trị quy luật về tính mất cân đối tạm thời, tính mâu thuẫn và quy luật về tính không đồng đều của sự phát triển thể hiện ở tất cả các lĩnh vực của nhân cách.  Các điều kiện phát triển tâm lí ở lứa tuổi học sinh trung học: hoạt động học tập, các hoạt động chung khác, hoạt động giao tiếp với những người xung quanh (với người lớn và các bạn cùng tuổi).  Đặc thù mang tính quy luật trong sự phát triển tâm lí của học sinh lứa tuổi trung học gây ra những khó khăn nhất định cho giáo viên trong việc nhận diện, đánh giá, có tác động phù hợp đến học sinh. Điều này đòi hỏi phải có những cách thức phù hợp, khoa học, để có thể tìm hiểu học sinh một cách khách quan, đúng đắn.  Ở từng lứa tuổi THPT, có một số lĩnh vực thể hiện nét riêng, đặc thù của lứa tuổi, chi phối sự phát triển của các lĩnh vực khác và toàn bộ nhân cách học sinh. Đây là điều giáo viên chủ nhiệm cần nắm được để định hướng cho việc tìm hiểu học sinh một cách phù hợp.  Mục đích của việc tìm hiểu tâm lí HS là GV có thể giúp đỡ, hổ trợ, giáo dục HS tốt hơn, chứ không phải là để đánh giá, phân loại HS.. VI. Những nội dung GVCN cần tìm hiểu ở HS  Hoàn cảnh sống của từng học sinh: hoàn cảnh sống gia đình, lối xóm, bạn bè tác động, ảnh hưởng rất nhiều đến phong cách, lối sống của học sinh. Nắm chắc những điều trên giúp GVCN biết được nguyên nhân, những yếu tố tích cực hay tiêu cực, những thuận lợi, khó khăn tác động đến HS để tư vấn, phối hợp với cha mẹ giáo dục HS.  Những đặc điểm về thể chất sinh lý của từng học sinh: thể lực, chiều cao cân nặng… khuyết tật, bệnh tật…từ đó có những biện pháp giúp đỡ thích hợp: sắp xếp chỗ ngồi…  Những đặc điểm về trí tuệ và phong cách của mỗi học sinh: khả năng nhận thức, tư duy ở mỗi em ( thông minh, nhanh nhẹn, chậm chạp) trong học tập, vui chơi giao tiếp. Tác phong hoạt bát hay chậm chạp. Hứng thú hoạt động, sở thích, nhu cầu giao tiếp và tình cảm của mỗi em ( thích giao tiếp, cởi mở hay lầm lỳ, ít nói, ưu tư ), tính cẩn thận, chín chắn trong học tập, sinh hoạt hay cẩu thả, bồng bột, hiền dịu hay nóng nảy.  Nắm vững tính cách, lối sống của từng học sinh: chăm hay lười học, sở thích, khiêm tốn hay ba hoa, mạnh dạn hay nhút nhát, nhân hâu vị tha hay ích kỷ với mọi người. Có tính tự lập hay ỷ lại, biết tự trọng, có ý thức xây dựng, bảo vệ danh dự bản thân và tập thể hay là vô tổ chức, vô kỷ luật. Biết kính trên nhường dưới, tôn trọng mọi người, tôn trọng pháp luật hay là sống buông thả, cách ứng xử của HS….

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×