Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

de thi thu dai hoc lan 2 nam hoc 2012 2103 thptQuat Lam Nam Dinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.63 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT QUẤT LÂM. ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG KHỐI A, B LẦN 2 MÔN HÓA HỌC Năm học 2012 - 2013 Thời gian làm bài: 90 phút; (50 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 132. Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Số báo danh:............................................................................... Cho Ca = 40; Mg = 24; Ba = 137; K = 39; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Na = 23; Al = 27; He = 4; Cl = 35,5; N = 14; C = 12; O = 16; S = 32; H = 1.. Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng ? A. Kim loại magie có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối. B. Các kim loại: natri, bari, beri đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường. C. Kim loại xesi được dùng để chế tạo tế bào quang điện. D. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm thổ (từ beri đến bari) có nhiệt độ nóng chảy tăng dần. 35 37 Câu 2: Nguyên tử khối trung bình của Clo bằng 35,5. Clo có hai đồng vị 17 Cl và 17 Cl . Phần trăm khối lượng của 35 17 Cl có trong axit pecloric là (cho H=1; O=16) A. 27,2%. B. 30,12%. C. 26,12%. D. 26,92%. Câu 3: Hoà tan hết hỗn hợp rắn gồm CaC2, Al4C3 và Ca vào H2O thu được 3,36 lít hỗn hợp khí X có tỉ khối so với. hiđro bằng 10. Dẫn X qua Ni đun nóng thu được hỗn hợp khí Y. Tiếp tục cho Y qua bình đựng nước brom dư thì có 0,784 lít hỗn hợp khí Z (tỉ khối hơi so với He bằng 6,5). Các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Khối lượng bình brom tăng là A. 3,45gam. B. 1,35 gam. C. 2,09 gam. D. 3,91 gam.. Câu 4: Hỗn hợp M gồm 3 chất hữu cơ đơn chức X, Y, Z (chứa C, H, O) là trong đó X, Y đồng phân của nhau, Z đồng đẳng liên tiếp với Y (M Z > MY). Đốt cháy 4,62 gam M thu được 3,06 gam H 2O. Mặt khác khi cho 5,544 gam M tác dụng NaHCO3 dư thu được 1,344 lít CO2 (đktc). Các chất X,Y,Z lần lượt là A. HCOOCH3, CH3COOH, C2H5COOH. B. C2H5COOH, CH3COOCH3, CH3COOC2H5. C. CH3COOH, HCOOCH3, HCOOC2H5. D. CH3COOCH3, C2H5COOH,C3H7COOH.. Câu 5: Cho m gam Ca vào 500 ml dung dịch chứa NaHCO 3 1M và CaCl2 0,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 40 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 16,0. B. 8,0. C. 6,0. D. 10,0. Câu 6: Có 4 hợp chất hữu cơ có công thức phân tử lần lượt là: CH 2O, CH2O2, C2H2O3 và C3H4O3.Số chất vừa tác dụng với Na, vừa tác dụng với dung dịch NaOH, vừa có phản ứng tráng gương là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.. Câu 7: Hoà tan hết a(g) oxit MO (M có hoá trị 2 không đổi) bằng một lượng vừa đủ dung dịch H 2SO4 17,5% thu được dung dịch muối có nồng độ 20%. Cho khí CO dư đi qua ống sứ đựng 12 gam oxit MO thu được m(g) chất rắn. Giá trị của m là A. 9,6 gam. B. 12 gam. C. 5,4 gam. D. 7,2 gam.. Câu 8: Phản ứng không xảy ra điều kiện thường A. Li + N2  Li3N. B. Hg + S  HgS. C. 2NO + O2  2NO2. D. H2 + O2  H2O. Câu 9: Hoà tan hoàn toàn 24,4 gam hỗn hợp gồm FeCl 2 và NaCl(có tỉ lệ số mol tương ứng là 1: 2) vào một lượng nước dư thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO 3 dư vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn sinh ra được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 53,85. B. 57,4. C. 10,8. D. 68,2.. Câu 10: Ancol X mạch hở có công thức phân tử là C 5H10O. X tác dụng với CuO thu được hợp chất hữu cơ Y. Y không có phản ứng tráng gương. Đề hiđrat hóa X thu được isopren. Vậy X là A. CH2=C(CH3)CH(OH)CH3. B. CH2=C(CH3)CH2CH2OH. C. CH3C(CH3)=CHCH2OH. D. CH2=CHCH(OH)CH2CH3. Câu 11: Cho các chất sau đây: (1) CH3COOH, (2) C2H5OH, (3) C2H2, (4) C2H6, (5) HCOOCH=CH2, (6) CH3COONH4, (7) C2H4. Dãy gồm các chất nào sau đây đều được tạo ra từ CH3CHO bằng một phương trình phản ứng là: A. 1, 2, 5, 7. B. 1, 2, 3, 5, 7. C. 1, 2, 6. D. 1, 2. Trang 1/4 - Mã đề thi 132.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 12: Khi cho 3,36 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dd chứa NaOH 1M và Ba(OH) 2 0,5M. Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng là A. 9,85 gam. B. 19,7 gam. C. 15,76 gam. D. 14,775 gam. 2+ 2+ Câu 13: Dung dịch A chứa: 0,15 mol Ca ; 0,6 mol Cl ; 0,1 mol Mg ; a mol HCO3 ; 0,4 mol Ba2+. Cô cạn dung dịch A được chất rắn B. Nung B trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 90,1. B. 102,2. C. 105,5. D. 127,2.. Câu 14: Cho cao su buna-S tác dụng với Br2/CCl4 người ta thu được polime X (giả thiết tất cả các liên kết -CH=CH- trong mắt xích -CH2-CH=CH-CH2- đều đã phản ứng. Trong polime X, % khối lượng brom là 64,34%. Hãy cho biết tỷ lệ mắt xích butađien : stiren trong cao su buna-S đã dùng là A. 1 : 3. B. 2 : 1. C. 3 : 1. D. 2 : 1.. Câu 15: Nhiệt phân 50,56 gam KMnO4 sau một thời gian thu được 46,72 gam chất rắn. Cho toàn bộ lượng khí sinh ra phản ứng hết với hỗn hợp X gồm Mg, Fe thu được hỗn hợp Y nặng 13,04 gam. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Y trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được 1,344 lít SO2 (đktc). Thành phần % về khối lượng Mg trong X là A. 39,13%. B. 52,17%. C. 28,15%. D. 46,15%.. Câu 16: Cho các phản ứng hoá học sau (1) Al2O3 + dung dịch NaOH →. (2) Al4C3 + H2O →. (3) dung dịch NaAlO2 + CO2 →. (4) dung dịch AlCl3 + dung dịch Na2CO3 →. (5) dung dịch AlCl3 + dung dịch NH3 →. (6) Al + dung dịch NaOH →. Số phản ứng có sự tạo thành Al(OH)3 là. A. 5.. B. 3.. C. 2.. D. 4.. Câu 17: Cho hợp chất X tác dụng với NaOH tạo ra khí Y làm xanh quỳ tím ẩm. Mặt khác, chất X tác dụng với axit HCl tạo ra khí Z vừa làm vẩn đục nước vôi trong, vừa làm mất màu dung dịch brom. Chất X không tác dụng với dung dịch BaCl2. Vậy chất X có thể là A. NaHSO3. B. (NH4)2SO3. C. NH4HSO3. D. (NH4)2CO3.. Câu 18: Cho từ từ 100 ml dung dịch HCl 1,5 M vào 0,4 lít dung dịch X gồm Na 2CO3 và KHCO3 thu được 1,008 lít CO2 (đktc) và dung dịch Y. Thêm dung dịch Ba(OH) 2 dư vào dung dịch Y thu được 29,55 gam kết tủa. Nồng độ mol/lit của Na2CO3 và KHCO3 trong dung dịch X lần lượt là A. 0,0375 M và 0,05M. B. 0,1125M và 0,225M. C. 0,2625M và 0,225M. D. 0,2625M và 0,1225M.. Câu 19: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl 2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là A. 6. B. 4. C. 5. D. 7. Câu 20: Cho các phản ứng sau: (1) Ba + H2O. (3) hòa tan Al trong dung dịch NaOH. (5) HF + SiO2. (7) điện phân dung dịch NaCl. (9) lên men glucozơ. Số phản ứng tạo ra H2 là. A. 7.. (2) phân hủy CH4 (1500oC, làm lạnh nhanh). (4) F2 + H2O. (6) Si + dung dịch NaOH đặc. (8) H2S + SO2. (10) phân hủy H2O2 (xt MnO2 hoặc KI).. B. 6.. C. 4.. D. 5.. Câu 21: Cho 0,1 mol hợp chất hữa cơ có công thức phân tử CH 6O3N2 tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH đun nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất khí làm xanh giấy quì tím ẩm và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là A. 8,5. B. 15. C. 12,5. D. 21,8.. Câu 22: Hoà tan 7,68 g hỗn hợp Fe2O3 và Cu trong dung dịch HCl khi axit hết người ta thấy còn lại 3,2 gam Cu dư. Khối lượng của Fe2O3 ban đầu là A. 3,2 gam. B. 4,84 gam. C. 4,48 gam. D. 2,3 gam. Câu 23: Công thức đơn giản nhất của một axit no, đa chức là (C3H4O3)n. Công thức cấu tạo thu gọn của axit đó là. A. C2H3(COOH)2. B. HOOC-COOH. C. C3H5(COOH)3. D. C4H7(COOH)3. Câu 24: Khi nhiệt phân: NH4NO3, NH4NO2, NH4HCO3, CaCO3, KMnO4, NaNO3, Fe(NO3)2. Số phản ứng thuộc phản ứng oxi hoá - khử là A. 3. B. 6. C. 4. D. 5. Câu 25: Nung nóng hỗn hợp X gồm 0,1 mol vinyl axetilen và 0,3 mol H 2 với xúc tác Ni thu được hỗn hợp Y có tỉ khối hơi so với không khí là 1. Hỗn hợp Y làm mất màu tối đa m gam brom trong CCl 4. Giá trị của m là A. 32. B. 3.2. C. 8. D. 16. Câu 26: Cho các trường hợp sau: (1). O3 tác dụng với dung dịch KI. (5). KClO3 tác dụng với dung dịch HCl đặc, đun nóng. (2). Axit HF tác dụng với SiO2. (6). Đun nóng dung dịch bão hòa gồm NH4Cl và NaNO2. (3). Khí SO2 tác dụng với nước Cl2. (7). Cho khí NH3 qua CuO nung nóng. (4). MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, đun nóng. Trang 2/4 - Mã đề thi 132.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Số trường hợp tạo ra đơn chất là. A. 4.. B. 5.. C. 3.. D. 6.. Câu 27: Để luyện được 800 tấn gang có hàm lượng sắt 95% , cần dùng x tấn quặng manhetit chứa 80% Fe 3O4 (còn lại là tạp chất không chứa sắt). Biết rằng lượng sắt bị hao hụt trong quá trình sản xuất là 2%. Giá trị của x là A. 1325,16. B. 959,59. C. 1338,68. D. 1311,90.. Câu 28: Cho 27,48 gam axit picric vào bình kín dung tích 20 lít rồi nung nóng ở nhiệt độ cao để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí gồm CO 2, CO, N2 và H2. Giữ bình ở 12230C thì áp suất của bình là P atm. Giá trị của P là A. 5,21. B. 6,624. C. 8,32. D. 7,724.. Câu 29: Trong công nghiệp, natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp A. điện phân NaCl nóng chảy. B. điện phân dung dịch NaNO3, không có màng ngăn điện cực. C. điện phân dung dịch NaCl, không có màng ngăn điện cực. D. điện phân dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực. Câu 30: Có các nhận định sau: (1) Cấu hình electron của ion X2+ là 1s22s22p63s23p63d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm VIIIB. (2) Các ion và nguyên tử: Ne , Na+ , F− có bán kính tăng dần. (3) Phân tử CO2 có liên kết cộng hóa trị, phân tử phân cực. (4) Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là K, Mg, Si, N. (5) Tính bazơ của dãy các hiđroxit: NaOH, Mg(OH) 2, Al(OH)3 giảm dần. Cho: N (Z = 7), F (Z=9), Ne (Z=10), Na (Z=11), Mg (Z=12), Al (Z=13), K (Z = 19), Si (Z = 14). Những nhận định đúng là: A. (1), (3), (4), (5). B. (1), (5). C. (1), (3), (5). D. (2), (3), (5).. Câu 31: Đốt cháy hoàn toàn 2,76 gam hỗn hợp X gồm C xHyCOOH, CxHyCOOCH3, CH3OH thu được 2,688 lít CO2 (đktc) và 1,8 gam H2O. Mặt khác cho 2,76 gam X phản ứng vừa đủ với 30 ml dung dịch NaOH 1M thu được 0,96 gam CH3OH. Công thức của CxHy COOH là A. C3H5COOH. B. C2H5COOH. C. C2H3COOH. D. CH3COOH.. Câu 32: Trong các loại quặng sắt, quặng có hàm lượng sắt cao nhất là A. hematit nâu. B. xiđerit. C. hematit đỏ. D. manhetit. Câu 33: Đun 12,00 gam axit axetic với 13,80 gam ancol etylic (có axit H 2SO4 đặc làm xúc tác). Đến khi phản ứng dừng lại thu được 11,00 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hoá là : A. 75,0%. B. 62,5%. C. 60,0%. D. 41,67%.. Câu 34: Dãy chỉ chứa những amino axit có số nhóm amino và số nhóm cacboxyl bằng nhau là A. Gly, Val, Ala. B. Gly, Glu, Lys. C. Val , Lys, Ala. D. Gly, Ala, Glu. 0 Câu 35: Để hòa tan một mẩu Zn trong dung dịch HCl ở 25 C cần 243 phút. Cũng mẩu Zn đó tan hết trong dung dịch HCl như trên ở 650C cần 3 phút. Để hòa tan hết mẩu Zn đó trong dung dịch HCl có nồng độ như trên ở 45 0C cần thời gian là A. 27 phút. B. 81 phút. C. 18 phút. D. 9 phút.. Câu 36: Hãy cho biết trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng? A. Trong phản ứng este hoá, H2SO4 đặc đóng vai trò chất xúc tác và chất hút nước để chuyển dịch cân bằng. B. Phản ứng xà phòng hoá các chất béo là phản ứng thuận nghịch. C. Lipit là các hợp chất được tổng hợp từ các axit béo và glixerol. D. Trong phản ứng thuỷ phân este, H2SO4 đóng vai trò chất xúc tác và chất hút nước để chuyển dịch cân bằng. Câu 37: Cho hợp chất hữu cơ đơn chức mạch hở X. Khi X bị đốt cháy chỉ thu được CO 2 và H2O. Trong X chứa 53,33% oxi về khối lượng. Số chất X thỏa mãn điều kiện trên là A. 2. B. 5. C. 3. D. 4. Câu 38: Cho các chất sau: H2N-CH2-COOH ; HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH ; H2N-CH2-CH(COOH)-CH2-NH2. Thuốc thử dùng nhận biết dung dịch các chất trên là: A. Cu(OH)2. B. dung dịch KMnO4.. C. Phenolphtalein.. D. Quì tím.. Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp X (glucozơ, fructozơ, metanal và etanoic) cần 3,36 lít O 2 (điều kiện chuẩn). Dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH) 2 dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 20,5. B. 12,0. C. 15,0. D. 10,0.. Câu 40: X là tetrapeptit có công thức Gly – Ala – Val – Gly. Y là tripeptit có công thức Gly – Val – Ala. Đun m gam hỗn hợp A gồm X, Y có tỉ lệ mol tương ứng là 4:3 với dung dịch KOH vừa đủ sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được 257,36g chất rắn khan. Giá trị của m là: Trang 3/4 - Mã đề thi 132.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> A. 150,88. B. 155,44. C. 167,38. D. 212,12. Câu 41: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch FeCl3 là: A. Fe, Mg, Cu, Ag, Al. B. Cu, Ag, Au, Mg, Fe. C. Fe, Zn, Cu, Al, Mg. D. Au, Cu, Al, Mg, Zn. Câu 42: Cho một số tính chất: Có cấu trúc polime dạng mạch nhánh (1); tan trong nước (2); tạo với dung dịch I 2 màu xanh (3); tạo dung dịch keo khi đun nóng (4); phản ứng với dung dịch H 2SO4 loãng (5); tham gia phản ứng tráng bạc (6). tinh bột có các tính chất A. (1); (3); (4) và (6). B. (3); (4) ;(5) và (6). C. (1); (2); (3) và (4). D. (1); (3); (4) và (5).. Câu 43: Cho các chất sau: toluen, etilen, butađien, stiren, vinylaxetilen, etanol, đimetyl xeton, propilen. Số chất làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường là A. 5. B. 4.. C. 6.. D. 7.. Câu 44: Trung hoà 5,48 g hỗn hợp gồm axit axetic, phenol và axit benzoic cần dùng 600ml dung dịch NaOH 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp rắn khan có khối lượng là A. 4,9g. B. 6,8g. C. 8,64g. D. 6,84g. Câu 45: Có các nhận xét sau: (1) Tính chất của các hợp chất hữu cơ chỉ phụ thuộc vào cấu tạo hoá học mà không phụ thuộc vào thành phần phân tử của các chất. (2) Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các phân tử liên kết với nhau theo đúng hoá trị. (3) Các chất : CH2 =CH2 , CH2 =CH-CH3 , CH3 -CH=CH-CH3 thuộc cùng dãy đồng đẳng. (4) Ancol etylic và axit focmic có khối lượng phân tử bằng nhau nên là các chất đồng phân với nhau. (5) o- xilen và m-xilen là đồng phân cấu tạo khác nhau về mạch cacbon. Những nhận xét không chính xác là: A. 1, 3, 5. B. 1, 2, 4, 5. C. 2, 3, 4. D. 1, 3, 4, 5. Câu 46: Cho các phát biểu sau: (a) Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. (b) Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen. (c) Anđehit tác dụng với H2 (dư) có xúc tác Ni đun nóng, thu được ancol bậc một. (d) Dung dịch axit axetic tác dụng được với Cu(OH)2. (e) Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ. (f) Trong công nghiệp, axeton được sản xuất từ cumen. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.. Câu 47: Chất hữu cơ X có tỉ khối hơi so với metan bằng 4,625. Khi đốt cháy X thu được số mol H 2O bằng số mol X đã cháy, còn số mol CO2 bằng 2 lần số mol nước. X tác dụng đươc với Na, NaOH và AgNO 3 trong dung dịch NH3 sinh ra Ag. Công thức cấu tạo của X là A. HOCH2CH2CHO. B. HOOC-COOH. C. HCOOCH2CH3. D. HOOC-CHO.. Câu 48: Những chất là “thủ phạm” chính gây ra các hiện tượng: hiệu ứng nhà kính; mưa axit; thủng tầng ozon (là các nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu toàn cầu) tương ứng lần lượt là: A. CO2 ; SO2 , N2 ; CFC (freon: CF2Cl2 , CFCl3…). B. N2 , CH4 ; CO2, H2S ; CFC (freon: CF2Cl2 , CFCl3…). C. CFC (freon: CF2Cl2 , CFCl3…) ; CO, CO2 ; SO2, H2S. D. CO2 ; SO2 , NO2 ; CFC (freon: CF2Cl2 , CFCl3…).. Câu 49: Cho 9,7 gam hỗn hợp X gồm Cu và Zn vào 0,5 lít dung dịch FeCl 3 0,5M. Phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 1,6 gam chất rắn Z. Cho Z vào dung dịch H 2SO4 loãng không thấy khí bay ra. Dung dịch Y phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch KMnO4 aM trong H2SO4. Giá trị của a là A. 1,25. B. 0,25. C. 0,125. D. 0,2.. Câu 50: Anh hưởng của nhóm OH đến nhân benzen và ngược lại được chứng minh bởi A. phản ứng của phenol với nước brom và dung dịch NaOH. B. phản ứng của phenol với dung dịch NaOH và nước brom. C. phản ứng của phenol với Na và nước brom. D. phản ứng của phenol với dung dịch NaOH và anđehit fomic. ----------- HẾT ----------. Trang 4/4 - Mã đề thi 132.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

×