Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (565.12 KB, 33 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh ----------*----------. BÀI DỰ THI BỘ ĐỘI HÓA HỌC 55 NĂM XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH Họ và tên Tuổi Chức vụ Đơn vị. : : : :. Nguyễn Thanh Thanh 19 tuổi Sinh viên Trường Đại học Hải Phòng. Nơi cư trú Số điện thoại. : :. Minh Tân – Kiến Thụy – Hải Phòng 01648.456.251. Hải Phòng, tháng 01 năm 2013. Lời nói đầu Trong suốt thời gian trường kỳ giải phóng dân tộc, quân đội Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều thử thách, khó khăn, những thủ đoạn nham hiểm mà thực dân Pháp và đế quốc Mỹ âm mưu nhằm xâm chiếm nước ta. Để đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất nước nhà, ngày.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> 19/04/1958, Bộ đội hóa học đã được thành lập với sự kỳ vọng về một lực lượng nòng cốt trong chống vũ khí hủy diệt của cuộc kháng chiến. Suốt 55 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Bộ đội hóa học đã vượt qua mọi gian khổ, khó khăn để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, góp phần tô thắm truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam. Nhân dịp kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Binh chủng hóa học (19/4/1958 – 19/4/2013), Tiểu đoàn Phòng hóa 20 đã tổ chức cuộc thi “Bộ đội hóa học 55 năm xây dựng và trưởng thành” nhằm ca ngợi những chiến công của Bộ đội hóa học trong chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, làm tròn nhiệm vụ quốc tế giúp đỡ cách mạng ở hai nước láng giềng Lào và Campuchia; đồng thời tôn vinh những thành tựu to lớn của Binh chủng hóa học trong thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, xây dựng tiềm lực phòng chống vũ khí hủy diệt lớn, bảo vệ chế độ chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam và góp phần xử lý chất độc tồn lưu hậu chiến, được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý. Là một sinh viên đang được đào tạo trên ghế nhà trường, tôi rất vinh dự và đầy phấn khởi khi được tham dự cuộc thi này để bày tỏ được phần nào hiểu biết của bản thân về Binh chủng hóa học, Bộ đội hóa học, thể hiện lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc tới những thế hệ cha anh đã không ngại hy sinh gian khổ để chiến đấu bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.. BÀI DỰ THI BỘ ĐỘI HÓA HỌC 55 NĂM XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH Câu 1: Nêu tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển của bộ đội hóa học trong 55 năm? Trả lời:.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Từ khi xuất hiện chiến tranh, cùng với nhiều loại vũ khí khác, con người đã biết sử dụng chất độc và chất cháy trong lĩnh vực quân sự và được sử dụng lần đầu với một khối lượng lớn từ trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918) và chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 – 1945). Đức là quốc gia đầu tiên sử dụng tài khí (khí clo) để phục vụ cho việc tham chiến của mình trong đại chiến thế giới lần thứ nhất. Sau năm 1918, cùng với Đức, Mỹ mở rộng hoạt động nghiên cứu, sản xuất và tàng trữ các chất độc hóa học, giết hại vô số người dân vô tội bằng những quả bom chứa các chất độc, đặc biệt là bom nguyên tử, vũ khí hạt nhân do Mỹ sản xuất ra. Mặc cho sự nghiêm cấm của luật pháp quốc tế, những chất hóa học độc hại vẫn được các nước đế quốc ngầm bí mật nghiên cứu phát triển từ mức độ nhỏ đến mức độ lớn với kỹ thuật ngà càng tinh vi, tinh xảo và những phương tiện sử dụng ngày càng hiện đại hơn. Chủ nghĩa đế quốc đồng thời phát triển cả việc nghiên cứu và sản xuất vũ khí hạt nhân hòng giành ưu thế quân sự. Tháng 8/1945, Mỹ đã thả xuống hai thành phố Hyrosima và Nagasaki của Nhật Bản làm hàng chục vạn người chết và bị thương, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho đến tận ngày nay. Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã sử dụng bom cháy napan, phốt pho đốt trụi đi không biết bao nhiêu làng quê của dân tộc ta. Sau khi Mỹ thay Pháp nhảy vào Việt Nam, chúng không từ bỏ một âm mưu, thủ đoạn thâm độc nào kể cả việc sử dụng vũ khí hóa học, vũ khí hạt nhân để thực hiện mục tiêu chiến lược của chúng, ngay cả khi loại vũ khí chúng sử dụng đã bị luật pháp quốc tế cấm. Nhất là sau khi Hiệp định Giơnevơ về Việt Nam được ký kết, chủ nghĩa đế quốc mà đi đầu là đế quốc Mỹ đã không ngừng đẩy mạnh chạy đua vũ trang hóa học, hạt nhân, thành lập các khối liên minh quân sự, áp dụng chiến lược “phản ứng linh hoạt” nhằm chĩa mũi nhọn vào các nước xã hội chủ nghĩa, các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Những lính Mỹ đầu tiên đổ bộ xuống chiến trường Việt Nam. Về phía ta, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá được đúng bản chất của chủ nghĩa đế quốc và nhìn thấy được tận mắt hậu quả mà chất độc hóa học gây ra trên đất nước Việt Nam, trong nhận định tại Hội nghị Trung ương 6 khóa I ngày 15/7/1954: “Đế quốc Mỹ đang trở thành kẻ thù chính, trực tiếp của nhân dân Đông Dương”, Bác đã vạch rõ nguy cơ đất nước phải đối mặt với cuộc chiến vũ khí hủy diệt lớn khi đấu tranh với bọn đế quốc Mỹ. Từ nhận định, đánh giá nhạy bén, chính xác đó của Người, Tổng Quân ủy đã tích cực làm công tác tổ chức, chấn chỉnh các đơn vị quân chủng cũ và chuẩn bị cho sự ra đời của một số binh chủng mới, trong đó có binh chủng hóa học. Từ năm 1955, Tổng Quân ủy bắt đầu hoạt động tổ chức tập huấn những kiến thức cơ bản về hóa học, nguyên tử cho các giáo viên tại trường Sĩ quan Lục quân Việt Nam, trong đó có các đồng chí Nguyễn Xuân Tấn, Phùng Hữu Đĩnh, Nguyễn Văn Toàn,… Đến tháng 1/1956, trường Sĩ quan Lục quân Việt Nam lại cử các đồng chí giáo viên này đi đào tạo chủ nhiệm hóa học trung đoàn, sư đoàn và cán bộ chỉ huy phân đội ở Trường Hóa học Bắc Kinh (Thạch Gia Trang – Trung Quốc). Cuối năm 1956 Bộ đã cho thành lập Khoa hóa học – Trường Sĩ quan Lục quân và Tổ nghiên cứu tác chiến dưới điều kiện vũ khí nguyên tử, hóa.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> học ở Cục Quân huấn – Tổ chức tiền thân của cơ quan chỉ đạo phòng hóa Quân đội nhân dân Việt Nam. Dù trong khi chiêu sinh Bộ đã chú trọng lựa chọn các đồng chí có trình độ văn hóa nhất định nhưng mặt bằng chung thì nhiều đồng chí văn hóa còn rất thấp. Điều này gây khó khăn rất nhiều cho công tác học tập, huấn luyện của học viên cũng như giảng viên. Vì vậy, ngày 6/4/1956, trường đã tổ chức dạy thêm văn hóa cho anh em. Các học viên đều rất cố gắng vươn lên trong học tập, đáp ứng được nhu cầu huấn luyện, học tập chuyên môn sau này. Chương trình học văn hóa này kết thúc vào tháng 11 năm 1956. Cũng trong năm 1956, Bộ đã cử các đồng chí Lê Hùng Việt, Hà Văn Dục, Lưu Ngọc Định, Trần Tiến Lâm, Nguyễn Văn Ngũ, Nguyễn Văn Bang đi đào tạo dài hạn tại trường đào tạo sĩ quan hóa học Thạch Gia Trang (Trung Quốc) trong 3 năm và các đồng chí Hoàng Quốc Sử, Nguyễn Mạnh Trí, Lê Thanh Thu đi đào tạo tại Học viện Phòng hóa quân đội Liên Xô với thời gian 7 năm. Tháng 7/1957, trường Trung cao quân sự, Khoa hóa học cũng được thành lập với nhiệm vụ bồi dưỡng công tác phòng hóa học, nguyên tử cho các cán bộ trung, cao cấp trong toàn quân. Đồng chí Cù Xuân Sắc làm trưởng khoa. Như vậy, tuy bộ đội hóa học chưa ra đời nhưng các yếu tố ban đầu đã được hình thành, đội ngũ cán bộ đã được đặc biệt quan tâm chú ý. Với phương châm tích cực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, lấy tự đào tạo, bồi dưỡng trong nước là chính kết hợp gửi đi học ở nước ngoài, từ tháng 4/1956 đến tháng 7/1957, Trường Sĩ quan Lục quân đã đào tạo được 3 đại đội sĩ quan hóa học với hơn 250 học viên. Đây là lực lượng đáng kể và rất quan trọng cho việc tổ chức xây dựng Bộ đội Hóa học. Mặt khác, Bộ cũng đã chuẩn bị về cơ sở vật chất kỹ thuật – yếu tố không thể thiếu cho việc thành lập một tổ chức mới trong quân đội bằng việc trang bị khí tài hóa học thông qua việc nhận viện trợ từ các nước anh em. Việc xúc tiến cho sự ra đời của Bộ đội hóa học được đẩy nhanh, nhất là từ tháng 3/1957 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 12 đã ra Nghị quyết về nhiệm vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng. Nghị quyết.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> xác định nhiệm vụ quân đội trong tình hình mới là: “Bảo vệ công cuộc củng cố và xây dựng miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội; bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ và an ninh của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh để củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, chủ yếu là đế quốc Mỹ và tay sai...”.. Bác Hồ thăm bộ đội hóa học diễn tập năm 1957. Sau hơn 3 năm chuẩn bị tích cực mọi mặt, ngày 17/03/1958, Bộ Tham mưu đã ban hành Công văn số 173/BTM, tổ chức các cơ quan trực thuộc Tổng cục Quân huấn trong đó có Phòng hóa học – nguyên tử nằm trong Cục Huấn luyện chiến đấu. Phòng Hóa học nguyên tử được phát triển từ Tổ nghiên cứu tác chiến dưới điều kiện vũ khí nguyên tử, hóa học là cơ quan nghiệp vụ làm tham mưu cho Bộ, chỉ đạo huấn luyện Phòng Hóa học – Nguyên tử trong toàn quân, tổ chức, xây dựng một số cơ quan, đơn vị hóa học theo đề án đã được xác định. Sự ra đời của Phòng Hóa học – nguyên tử là bước phát triển quan trọng của Bộ đội Hóa học về mặt tổ chức chỉ đạo chuyên môn với sự chỉ huy ban đầu của bốn đồng chí: đồng chí Đặng Quân Thụy làm trưởng phòng và ba đồng chí Trần.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Khuê, Lê Liêm, Nguyễn Phúc Thức ở ba bộ phận biên chế chỉ đạo huấn luyện, trang bị khí tài và nghiên cứu biên soạn tài liệu. Đến ngày 19/04/1958, Bộ Tổng Tham mưu ra quyết định số 214/BMG, thành lập tiểu đoàn hóa học với phân hiệu Tiểu đoàn 6, trực thuộc trường Sĩ quan Lục quân. Đây là tiểu đoàn hóa học đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, có nhiệm vụ đào tạo hạ sĩ quan hóa học cho toàn quân, đảm nhiệm phòng hóa học hạt nhân và chiến đấu bằng vũ khí lửa. Cùng ngày, Bộ cũng quyết định thành lập hai đại đội hóa học trực thuộc hai sư đoàn bộ binh 308 và 320. Như vậy đến ngày 19/8/1958, Bộ đội hóa học cơ bản đã hoàn thiện. Về tổ chức, Bộ đội Hóa học đã có cơ quan chuyên trách chỉ đạo chuyên môn là phòng Hóa học – Nguên tử nằm trong Cục Huấn luyện chiến đấu; Khoa Hóa học – Trường Sĩ quan Lục quân có nhiệm vụ đào tạo sĩ quan hóa học; Khoa Hóa học trường Trung cao quân sự được giao nhiệm vụ bồi dưỡng những kiến thức về hóa học – Nguyên tử căn bản cho cán bộ trung, cao cấp trong toàn quân và đã có quyết định tổ chức Tiểu đoàn 6 trực thuộc Trường Sĩ quan Lục quân, hai đại đội hóa học trực thuộc sư đòan bộ binh 308 và 320. Ngày 19/04/1958 được lấy làm ngày truyền thống của Bộ đội hóa học, đánh dấu sự phát triển đầy đủ những yếu tố cần thiết cho sự ra đời của Bộ đội hóa học Quân đội nhân dân Việt Nam. Bộ đội Hóa học là một thành phần mới, một lực lượng mới của quân đội ta được thành lập, là một bước phát triển mới trên con đường tiến lên chính quy, hiện đại của quân đội, thiết thực trong cuộc chiến tranh hóa học chống đế quốc Mỹ. Là một lực lượng non trẻ ra đời trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, ra sức hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng chủ nghĩa xã hội; miền Nam còn đang chịu sự thống trị của đế quốc Mỹ, trong giai đoạn từ khi đuợc thành lập cho đến năm 1964, Bộ đội hóa học đã nhanh chóng phát triển lớn mạnh, từng bước huấn luyện theo phương hường chính quy hiện đại, triển khai rộng rãi, toàn diện phong trào phòng hóa quần chúng ở cả miền Bắc và miền Nam, chi viện tích cực cho miền Nam, sẵn sàng.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> chiến đấu bảo vệ miền Bắc. Trong hoạt động, Bộ đội hóa học đã từng bước tạo ra một số tiền đề cho việc xây dựng, phát triển của một binh chủng kỹ thuật đủ khả năng đối phó với âm mưu thủ đoạn sử dụng vũ khí hóa học của đế quốc Mỹ. Bộ đội hóa học trở thành nòng cốt trong việc huy động sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, chống lại chiến tranh hóa học của Mỹ, làm lực lượng đáng tin cậy, là thành viên không thể thiếu của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Năm 1958, Tiểu đoàn 6 quân số đã lên tới 950 người, gồm 9 đại đội trong đó 4 đại đội đào tạo hạ sĩ quan được gọi là Tiểu đoàn 6A, 5 đại đội thường trực chiến đấu được gọi là Tiểu đoàn 6B. Đến năm 1959, lớp đào tạo hạ sĩ quan hoàn thành, tiểu đoàn lại trở về với phân hiệu Tiểu đoàn 6. Sư đoàn bộ binh 308 và 320 được tổ chức biên chế 4 trung đội: trinh sát bức xạ hóa học, tiêu độc binh khí kỹ thuật, tiêu độc mặt đất và vệ sinh trang dụng. Binh chủng hóa học đã có thêm đại đội 52 và 53; các sư đoàn 330, 305, 338, 312, 324, 325 lần lượt được thành lập. Đến cuối năm 1959, Bộ đội hóa học đã được tổ chức thành một hệ thống từ Bộ đến các đơn vị trong toàn quân; có cơ quan tham mưu hóa học chỉ đạo công tác phòng hóa cao nhất là Phòng Hóa học – nguyên tử trực thuộc Cục Quân huấn; Tiểu đoàn 6, Khoa Hóa học của trường Sĩ quan Lục quân, Khoa hóa học trường Trung cao quân sự và có tương đối đầy đủ chủ nhiệm, trợ lý và phân đội hóa học ở các quân khu, quân binh chủng, các sư đoàn và trung đoàn của một số sư đoàn bộ binh. Năm 1960, đế quốc Mỹ đã thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, trong đó tiến hành phun rải chất độc hóa học trên chiến trường miền Nam..
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Hình ảnh máy bay Mỹ rải chất độc hóa học trên ở miền Nam Việt Nam. Xe tăng Bộ đội Hóa học sử dụng trong ‘Chiến tranh đặc biệt”. Trước tình hình nghiêm trọng ấy, Bộ Tổng Tham mưu đã giao nhiệm vụ cho Binh chủng hóa học: Đẩy mạnh xây dựng lực lượng binh chủng trong toàn quân, tích cực chỉ đạo huấn luyện phòng chống vũ khí hủy diệt lớn trong ba thứ quân, triển khai công tác phòng hóa quần chúng, phòng hóa nhân dân miền Bắc đồng thời chuẩn bị điều kiện để xây dựng lực lượng phòng hóa ở miền Nam. Ngày 20/08/1960, Bộ Tổng Tham mưu đã ra quyết định số 169/BMG-BTTM.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> tách Phòng Hóa học – Nguyên tử trực thuộc Cục Quân huấn thành Phòng Hóa học – Nguyên tử trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu và quy định: Phòng Hóa học – nguyên tử có nhiệm vụ làm tham mưu cho Bộ trong việc chỉ đạo xây dựng lực lượng phòng hóa trong toàn quân, huấn luyện, phổ cập phòng chống vũ khí hóa học hạt nhân trong ba thứ quân và quản lý xây dựng các đơn vị hóa học trực thuộc. Ngày 10/10/1961, trong Công văn số 312/H2, Bộ Tổng Tham mưu đã quy định chức năng, nhiệm vụ của Phòng hóa học – Nguyên tử là cơ quan chuyên môn của Bộ Tổng Tham mưu, có nhiệm vụ chỉ đạo lực lượng hóa học của Bộ và chỉ đạo về chuyên môn cho cơ quan và phân đội hóa học trong toàn quân, hướng dẫn và nghiên cứu huấn luyện phòng nguyên tử hóa học cho các quân binh chủng và lực lượng hậu bị. Đến ngày 25/06/1962, theo quyết định số 271/TMG Bộ Tổng Tham mưu biên chế của Phòng hóa học – Nguyên tử rút gọn còn 31 người, các ban chuyên môn vẫn giữ nguyên, giảm tổ sửa chữa và sản xuất ống trinh độc. Về tổ chức xây dựng, phát triển các phân đội hóa học của Bộ, ngày 30/01/1962, Bộ Tổng Tham mưu ra quyết định số 179/TMG, thành lập tiểu đoàn hóa học thứ hai với phiên hiệu 902, Tiểu đoàn 6 đổi tên thành Tiểu đoàn 901. Đây là hai tiểu đoàn họat động độc lập, sẵn sàng chiến đấu và huấn luyện của lực lượng hóa học trực thuộc Bộ. Năm 1963, Bộ Tổng Tham mưu quyết định điều chỉnh biên chế thời bình cho tiểu đoàn 902: 1 đại đội chinh sát hóa học, 1 đại đội tiêu trừ vệ sinh, 1 đại đội tiêu độc mặt đất, 1 đại đội huấn luyện hạ sĩ quan. Còn Tiểu đoàn 901 có 6 đại đội: 1 đại đội trinh sát bức xạ hóa học, 2 đại đội tẩy trừ vệ sinh, 1 đại đội tiêu độc mặt đất, 1 đại đội súng phun lửa và 1 đại đội tiêu độc trang dụng. Ngày 24/04/1963, Bộ Tổng Tham mưu ra quyết định số 124/TMG điều chỉnh biên chế của các Quân khu tả ngạn, Hữu ngạn, Tây Bắc theo biểu biên chế chung..
<span class='text_page_counter'>(11)</span> Như vậy, tuy trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn về mọi mặt nhưng các phân đội hóa học đã lần lượt ra đời, hoạt động theo hướng chính quy, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Đó là sự cố gắng rất lớn của Bộ cũng như Phòng Hóa học – Nguyên tử. Bộ Tham mưu cũng rất quan tâm đến việc đào tạo bồi dưỡng năng lực của đội ngũ cán bộ. Giai đoạn từ năm 1960 – 1964, Bộ đã tổ chức cho nhiều đoàn cán bộ sang Liên Xô và Trung Quốc để học tập và tham quan binh chủng phòng hóa của họ. Vấn đề trang bị và làm chủ trang bị cũng được đánh giá là nội dung cơ bản, có ý nghĩa quan trọng đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ của bộ đội. Từ khi ra đời, Phòng Hóa học – Nguyên tử đã có biên chế bộ phận khí tài với hai bộ phận nữa là chỉ đạo huấn luyện và nghiên cứu biên soạn tài liệu. Các bộ phận này cũng đóng góp những đề xuất tích cực để xây dựng cơ sở đảm bảo trang bị kỹ thuật cho binh chủng. Bộ đã nhận nhiều viện trợ vũ khí trang bị kỹ thuật từ các nước anh em, trong đó có đủ loại trang bị khí tài đặc chủng hiện đại cần thiết (máy đo phóng xạ, hòm hóa nghiệm, các loại xe đặc chủng, xe bọc thép, các bộ phòng da và mặt nạ M04,…), tích lũy vào kho trang bị ngày càng nhiều dẫn đến các quyết định xây dựng kho khí tài hóa học với tổng diện tích sử dụng 2117m2 tại tỉnh Sơn Tây; Quyết định xây dựng xưởng Hóa học với tổng diện tích 1564m2; Quyết định thành lập Kho khí tài hóa học với phiên hiệu K61 và Tổ sửa chữa khí tài phòng hóa trực thuộc Phòng Hóa học – Nguyên tử. Từ tháng 3/1963 đến đầu năm 1964, Kho tiếp nhận hơn 400 tấn vũ khí trang bị kỹ thuật hóa học các loại, 55 xe đặc chủng và bắt đầu triển khai tìm hiểu một số vấn đề về tiêu chuẩn kỹ thuật, sử dụng, bảo quản sửa chữa khí tài… Tổ sửa chữa lưu động bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị và do trang bị khí tài còn ít nên tổ này luôn ở trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Bộ Tổng Tham mưu và Tổng Cục Chính trị cũng phát động các phong trào để xây dựng nề nếp, chế độ bảo quản, sửa chữa thường xuyên khí tài. Năm 1964 đã nghiên cứu và sản xuất được một số phụ tùng thay thế, sử dụng khí tài mới: công trình xạ hóa học, thiết bị.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> hiệu chỉnh máy đo, xe hóa xạ nghiệm, bộ xe tiêu độc trang dụng AGB-3 và tiến hành nghiên cứu khí tài phòng hóa cho phù hợp với điều kiện chiến trường. Bên cạnh việc đảm bảo trang bị khí tài thì công tác khai thác sử dụng và đảm bảo kỹ thuật chuyên môn cũng được đặc biệt chú ý.. Một căn cứ của ta sau một trận tập kích trong “Chiến tranh cục bộ”. Trong giai đoạn 1965 – 1975, Bộ đội Hóa học đã cùng toàn dân toàn quân ta đánh thắng đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất hai miền. Năm 1965, Mỹ ồ ạt đổ thêm quân Mỹ và chư hầu vào miền Nam Việt Nam, đồng thời tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng khong quân và hải quân nhằm ngăn chặn các hoạt động chi viện của miền Bắc vào miền Nam, uy hiếp tinh thần chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta. Trước tình hình đó, Bộ xác định đẩy mạnh chỉ đạo chi viện ở miền Bắc cho các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam. Đến giữa năm 1965, lực lượng hóa học đã trong các đơn vị bộ đội địa phương miền Bắc đã phát triển về số lượng, hệ thống cơ quan hóa học chuyên trách được kiện toàn từ Bộ đến các sư đoàn, tỉnh đội, các quân chủng, binh.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> chủng; thể hiện quyết tâm chiến đấu trong tình huống chiến tranh địch có sử dụng chất độc hóa học. Bộ đội Hóa học từ năm 1965 đến năm 1968 nhanh chóng phát triển và giữ vững được chính quyền miền Bắc trước chiến tranh phá hoại cả đế quốc Mỹ. Ở chiến trường miền Nam, Mỹ không ngừng tăng cường tấn công bằng máy bay, tàu chiến, cách mạng Việt Nam đứng trước những thử thách gay go và quyết liệt. Trung ương Đảng đã họp và kịp thời đưa ra nhiệm vụ: “Động viên lực lượng cả nước kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân trong cả nước”. Sau ba năm tiến hành chiến tranh phá hoại lần thứ nhất ở miền Bắc và tăng cường đưa quân viễn chinh vào miền Nam, đế quốc Mỹ vẫn liên tiếp bị thất bại trên cả hai miền đất nước ta, đồng thời cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 đã đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ. Đế quốc Mỹ buộc phải thay đổi chiến lược chiến tranh để cứu vãn tình thế, báo hiệu những thử thách gay go mới cho nhân dân ta. Bộ đội Hóa học của ta trước hoàn cảnh đó cũng có bước phát triển, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của cuộc kháng chiến. Từ năm 1969 đến năm 1972, nhân dân Việt Nam tiếp tục đương đầu với cuộc tấn công phá hoại lần thứ hai ở miền Bắc đồng thời phải đối mặt với chiến lược chiến tranh mới của đế quốc Mỹ ở chiến trường miền Nam – chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Với sự quyết tâm cao độ và lòng yêu nước căm thù giặc sâu sắc, Bộ đội Hóa học cùng với toàn thể dân tộc lại chiến thắng âm mưu của kẻ thù một lần nữa. Lúc này, Bộ đội Hóa học đã thực sự trưởng thành về mọi mặt, đã tổ chức huấn luyện và đào tạo được một lực lượng phòng hóa rộng rãi, phát huy được một phong trào phòng hóa quần chúng sâu rộng để tự bảo đảm cho mình..
<span class='text_page_counter'>(14)</span> Đế quốc Mỹ rải chất độc hóa học xuống chiến trường miền Nam năm 1969. Từ tháng 1/1973 đến tháng 4/1975, Bộ đội hóa học được xác định nhiệm vụ mới đó là tích cực chuẩn bị mọi mặt, thực hành đảm bảo phòng hóa, tham gia chiến đấu trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của cả dân tộc. Quãng thời gian này Quân đội Việt Nam đã giành được nhiều thắng lợi mang dấu ấn thời đại. Đó là sự thành công của Chiến dịch Hồ Chí Minh và cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 đại thắng, kết thúc 30 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Sự thắng lợi mang tính chất quyết định ấy là nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam mà trực tiếp là Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, Bộ đội Hóa học đã nỗ lực xây dựng, phát triển và trưởng thành từng bước, từ bảo đảm phòng hóa, tham gia trận chiến đấu bằng súng phun lửa, bằng màn khói các trận chiến đấu tiến lên các chiến dịch, hiệp đồng quân binh chủng với trình độ ngày càng cao. Đồng thời tích cực khắc phục tình trạng thiếu thốn vũ khí trang bị kỹ thuật bằng cách sáng tạo ra các loại trang bị khí tài ứng dụng, thô sơ cung cấp cho lực lượng vũ trang và nhân dân. Trong hoạt động phòng chống, Bộ đội Hóa học luôn phát huy tốt vai trò nòng cốt của mình với với phong trào phòng hóa quần chúng rộng rãi trong toàn quân và nhân dân; đã kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền vận động nhân dân đấu tranh chính trị, thu thập.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> bằng chứng tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ đã gây ra và để lại hậu quả trên đất nước Việt Nam. Bộ đội Hóa học còn tham gia hàng trăm trận chiến đấu bằng súng phun lửa lập nên những chiến công vẻ vang, xây dựng nên truyền thống: “Phòng chống tốt, chiến đấu giỏi”. Với những thành tích, kinh nghiệm đã đạt được, Bộ đội Hóa học hăng hái cùng toàn quân, toàn dân bước vào thời kỳ mới – thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, Bộ đội hóa học trong giai đoạn 1975 – 1986 tích cực tham gia khôi phục đất nước sau chiến tranh và chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc của Tổ quốc. Từ tháng 5/1975 đến tháng 3/1979, đất nước cơ bản khắc phục được hậu quả của chiến tranh hóa học mà Mỹ gây ra trên chiến trường miền Nam, phát triển thành Bộ Tư lệnh hóa học, bảo đảm phòng hóa, tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và Biên giới phía Bắc. Trong chiến công chung đó, Bộ đội Hóa học đã nỗ lực phấn đấu, thực hiện tốt nhiệm vụ chức năng, đảm bảo phòng hóa tích cực và tham gia đánh địch, góp phần nhỏ bé vào cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của toàn dân và toàn quân ta. Từ năm 1979 đến năm 1986, lực lượng bộ đội hóa học được mở rộng, bảo đảm phòng hóa, tham gia chiến đấu chống kiểu chiến tranh phá hoại, lấn chiếm biên giới phía Bắc và làm nhiệm vụ quốc tế giúp Campuchia trấn giữ đất nước. Tóm lại, từ năm 1975 đến đầu năm 1986, qua 10 năm xây dựng, chiến đấu và phát triển, Binh chủng đã có bước phát triển trên tất cả các mặt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chức năng của Binh chủng trong tình hình mới. Thành tích quan trọng nhất là xây dựng được hệ thống tổ chức lực lượng hóa học từ Bộ đến các quân khu, quân đoàn, sư đoàn, trung đoàn, binh đoàn, quân binh chủng, học viện, nhà trường trong toàn quân tương đối đồng bộ và thống nhất. Tổ chức bố trí được lực lượng hóa học chuyên môn ở miền Bắc, miền Nam và chiến trường Campuchia, hình thành thế trận phòng hóa tại chỗ trên chiến trường biên giới phía Bắc, chiến trường Campuchia. Bên cạnh đó là bắt đầu công việc thu gom xử lý chất độc hóa học và các phương tiện chứa chất độc hóa học do địch.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> để lại trên chiến trường miền Nam, làm cơ sở để sau này tổ chức xử lý triệt để, làm cho môi trường sinh thái trong lành; mạnh dạn nghiên cứu, cải tiến, sản xuất trang bị khí tài hóa học và nhận viện trợ từ các nước bạn. Binh chủng xác định rõ chức năng, nhiệm vụ kết hợp giữa phòng chống với tham gia chiến đấu; quán triệt quan điểm tự lực tự cường nghiên cứu khai thác các loại vũ khí đánh địch và tích cực, chủ động tham gia chiến đấu đạt hiệu quả cao. Trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới đất nước (1986 – 1995), Bộ đội hóa học tiếp tục công cuộc xây dựng đổi mới lực lượng, nâng cao sức mạnh chiến đấu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng khu vực phòng thủ bảo vệ Tổ quốc những năm cuối thập kỷ 80. Không ngại khó, ngại khổ, vượt qua bao gian nan, thử thách, Bộ đội hóa học vẫn không ngừng phát triển nâng cao trình độ của lực lượng, góp phần không nhỏ để đáp ứng nhu cầu dựng nước và giữ nước vào đầu những năm 90, thúc đẩy sự phát triển tiềm lực đất nước. Cho đến đầu năm 1996, Bộ đội Hóa học vừa thực hiện chấn chỉnh lực lượng hóa học thường trực gọn nhẹ, xây dựng lực lượng dự bị động viên hóa học có số đông, chất lượng cao. Ngoài việc thường xuyên sẵn sàng tham gia chiến đấu chống bạo loạn lật đổ, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, chính quyền và nhân dân; làm tốt nhiệm vụ quốc tế giúp Lào và Campuchia xâ dựng lực lượng hóa học, binh chủng còn tập trung phát triển tiềm lực, phát huy ưu thế chuyên môn vào hoạt động xử lý sự cố chất độc, xạ, chất độc tồn lưu sau chiến tranh và thu được nhiều kết quả to lớn, góp phần thiết thực vào công cuộc đổi mới trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm cơ sở cho những bước đi những năm tháng tiếp theo, bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Bước vào cuộc chạy đua công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (1995 – 2008), Quân đội và Binh chủng tiếp tục nhiệm vụ của mình sau khi đất nước đã thoát ra khỏi sự khủng hoảng kinh tế, xã hội. Đó là nâng cao chất lượng tổng hợp, tiếp tục mở rộng nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và khắc phục chất độc tồn lưu sau chiến tranh (1/1996 – 12/2000). Bắt đầu một thiên niên kỷ mới, thế kỷ mới, cũng là quãng thời gian đất nước đứng trước những.
<span class='text_page_counter'>(17)</span> thời cơ vận hội lớn đồng thời phải đối mặt với những nguy cơ, thách thức lớn. Giai đoạn 2001 – 2008, Bộ đội hóa học từng bước đổi mới trang bị kỹ thuật hóa học và công nghệ sản xuất, nâng cao khả năng bảo đảm phòng hóa, tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc khỏi các thế lực thù địch đang lăm le xâm lược bằng những thủ đoạn mang tên “diễn biến hòa bình” và khắc phục hậu quả để lại của những chất độc còn tồn lưu sau chiến tranh. Qua hơn 10 năm phấn đấu, Binh chủng đã quán triệt sâu sắc và chấp hành nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ Quốc phòng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Binh chủng lần thứ IV (1996 – 2000), lần thứ V (2001 – 2005); đoàn kết, thống nhất vượt qua mọi khó khăn, nhất là về tổ chức biên chế, tập trung thực hiện nhiệm vụ đổi mới, từng bước hiện đại vũ khí trang bị kỹ thuật hóa học và công nghệ sản xuất phục vụ kịp thời cho nhiệm vụ phòng hóa và tham gia chiến đấu cho lực lượng vũ trang nhân dân. Tổ chức xây dựng lực lượng thường trực của Binh chủng theo hướng gọn, mạnh, lực lượng dự bị động viên hùng hậu và bố trí được lực lượng trên cả ba miền đất nước. Trình độ cán bộ, nhân viên chuyên môn ngày càng được nâng cao. Binh chủng luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Công tác đảng, công tác chính trị cũng được tăng cường, đảm bảo hiệu quả trong mọi nhiệm vụ, mọi tổ chức và mọi hoạt động của Binh chủng. Từ năm 2008 đến nay kể từ khi Bộ đội hóa học ra đời đã là 55 năm, phát triển, trưởng thành và không ngừng lớn mạnh. Binh chủng Phòng hóa, nay là Bộ Tư lệnh hóa học trong thời kỳ đất nước phát triển hội nhập với thế giới, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đất nước, bảo đảm phòng hóa, khắc phục hậu quả chiến tranh và kêu gọi sự đồng tình ủng hộ của các quốc gia khác trên thê giới cũng như nhân loại tiến bộ yêu hòa bình, yêu con người..
<span class='text_page_counter'>(18)</span> Câu 2: Nêu những nét tiêu biểu về truyền thống của Bộ đội hóa học? Trả lời: Trải qua 55 năm xây dựng, chiến đấu và và trưởng thành dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Bộ đội hóa học đã phát huy bản chất truyền thống anh hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng, của toàn thể dân tộc Việt Nam nói chung, tạo dựng lên những nét truyền thống tốt đẹp đáng tự hào của những người chiến sĩ hóa học. Đó là: - Trung thành tuyệt đối với Đảng quang vinh, với Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu; hiếu với dân, khắc phục mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành tốt tất cả các nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao phó; Biết vận dụng phát huy đường lối chiến tranh nhân dân để đánh thắng kẻ thù có tiềm lực vũ khí hủy diệt lớn. - Nêu cao ý chí quyết chiến quyết thắng, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, ngoan cường trong chiến đấu và công tác trong môi trường nguy hiểm, độc hại; Xây dựng, quyết tâm “phòng chống tốt, chiến đấu giỏi”. - Phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, kiên trì, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, vượt khó đi lên, vận dụng đúng đắn đường lối của Đảng vào thực tiễn hoạt động của Binh chủng thời chiến cũng như thời bình. - Đoàn kết nội bọ, đoàn kết quân dân tốt với tinh thần quốc tế chung trong sáng, chí nghĩa chí tình, tạo nên sức mạnh tổng hợp hoàn thành mọi nhiệm vụ. Bản chất cách mạng tốt đẹp cùng với truyền thống chiến thắng vẻ vang, tổ chức lực lượng lớn mạnh, đội ngũ cán bộ lãnh đạo chỉ huy vững vàng, trình độ chuyên môn ngày càng cao, cơ sở vật chất, trang bị ngày càng phát triển hòan thiện trong 55 năm qua là những vốn quý và là cơ sở vững chắc để cán bộ, chiến sĩ hóa học hôm nay và mai sau tiếp tục xây dựng những binh chủng hóa học cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước mà nhân dân giao cho trong giai đoạn cách mạng mới..
<span class='text_page_counter'>(19)</span> Câu 3: Trình bày hiểu biết về những tội ác mà Mỹ đã phun rải chất độc xuống chiến trường miền Nam Việt Nam? Chất độc da cam có chứa đioxin nguy hiểm như thế nào đối đối với môi trường sống và con người? Trả lời: Cuộc chiến tranh chống Mỹ trên đất nước ta đã chấm dứt, nhưng hậu quả của nó thì vẫn còn kéo dài mãi cho đến tận hôm nay. Đặc biệt, cuộc chiến tranh hoá học ở miền Nam Việt Nam do Mỹ gây ra được đánh giá là cuộc chiến tranh hoá học lớn nhất trong lịch sử nhân loại.. Lãnh thổ Việt Nam trước và sau chiến tranh hóa học. Theo thống kê chưa đầy đủ, có 25.585 thôn bản ở miền Nam, Việt Nam đã bị rải chất độc hoá học. Trong thời gian của cuộc chiến tranh hoá học, có 14 triệu dân sinh sống ở miền Nam và khoảng 02 triệu người là cán bộ, chiến sỹ miền Bắc vào tham gia chiến đấu ở miền Nam. Các nhà khoa học của trường Đại học tổng hợp Columbia (Mỹ) đã ước tính ít nhất có 2,1 triệu người và nhiều nhất là 4,8 triệu người Việt Nam bị ảnh hưởng của chất độc hoá học..
<span class='text_page_counter'>(20)</span> Nạn nhân của chiến tranh hóa học. Tổng diện tích rừng bị rải chất độc hoá học là 3.104.000 ha (chiếm 17,8% diện tích rừng tự nhiên), trong đó có 2.954.000 ha rừng nội địa (chiếm 95% và 5% còn lại là rừng ngập mặn). Khối lượng gỗ bị mất do sự huỷ hoại của chất độc hoá học khoảng 82.830.000 m3 (tương đương 01 tỷ USD). Tại các vùng bị rải chất độc hoá học, mặc dù nồng độ đioxin đã giảm nhiều, nhưng hậu quả của nó vẫn còn rất rõ. Đất bị thoái hoá, các hệ sinh thái bị phá huỷ, nhiều loài động vật và thực vật đã bị huỷ diệt, khả năng phục hồi sinh thái kém, nhiều khu rừng mất khả năng phòng hộ đầu nguồn.. Rừng phòng hộ đầu nguồn của Việt Nam sau chiến tranh hóa học.
<span class='text_page_counter'>(21)</span> Tại một số vùng vốn là kho tàng, sân bay của quân đội Mỹ, nồng độ đioxin cao và rất cao (thậm chí hàng trăm nghìn ppt, trong khi nồng độ đioxin cho phép trong đất nông nghiệp Mỹ chỉ 1000ppt). Nếu chúng ta tổ chức tẩy độc ở một số sân bay được coi là điểm nóng hiện nay bằng phương pháp chôn lấp cơ học kết hợp với phương pháp hoá sinh, dự tính kinh phí đã đến mức hàng trăm tỷ đồng. Do tính phức tạp của cơ chế gây bệnh và với điều kiện theo dõi và chẩn đoán ở Việt Nam, chúng ta chưa thể xác định đầy đủ số lượng nạn nhân chất độc hoá học. Có không ít bệnh nhân đã chết vì những bệnh tật không được chẩn đoán rõ. Có nhiều người chỉ mới ở thời kỳ ủ bệnh, nghĩa là chỉ mới có những biến đổi về chuyển hoá và thay đổi gene mà chưa có biểu hiện ra bên ngoài. Điều đáng quan tâm nhất hiện nay là trẻ em bị dị tật bẩm sinh do chất độc hoá học. Trong một công trình điều tra ở 174.198 nạn nhân chất độc hoá học đã có đến 169.193 là thế hệ con (F1) và 5.505 thế hệ cháu (F2)..
<span class='text_page_counter'>(22)</span> Thế hệ F1 và F2 bị nhiễm ảnh hưởng bởi chất đioxin. Lo lắng rằng liệu khoảng 20 năm nữa chúng ta có phát hiện thêm dị tật bẩm sinh ở thế hệ F3? Điều đó rất có thể xảy ra khi mà hiện nay một số nhà khoa học đã phát hiện thấy những biến đổi gene ở những nạn nhân chất độc hoá học. Vẫn có thể có tình trạng thế hệ bố mẹ và con không có biểu hiện bệnh tật nhưng thế hệ cháu lại có thể xuất hiện. Dị tật bẩm sinh ở nạn nhân chất độc hoá học thường đa dạng, đa dị tật trên một cơ thể. Vì thế các nạn nhân này thường bị bênh rất nặng và là gánh nặng về thể chất và tinh thần cho chính họ và xã hội. Tổn thất do chiến tranh hoá học gây ra vô cùng to lớn xét về nhiều phương diện. Hiện nay chúng ta chưa có được một công trình nghiên cứu đủ lớn để xác định một cách toàn diện và chính xác tổn thất về kinh tế, xã hội, môi trường và con người do cuộc chiến có một không hai trong lịch sử nhân loại này gây nên. Năm 1959, Cơ quan nghiên cứu về chiến tranh của Hoa Kỳ có trụ sở tại Fort Dietrict, bang Maryland, đã tổ chức diễn tập thành công việc rải hỗn hợp các chất Butyleste, 2,4 D và 2,4,5 T để phá huỷ mùa màng. Thành công này nhanh chóng được Bộ Quốc phòng ghi nhận và bắt đầu xây dựng chương trình rải các chất diệt cỏ và gây rụng lá tại chiến trường miền Nam, Việt Nam..
<span class='text_page_counter'>(23)</span> Máy bay Mỹ rải chất độc da cam xuống chiến trường miền Nam. Ngày 15 tháng 01 năm 1961, sau khi nhận chức Tổng thống, E. Kennedy đã nhóm họp với Hội đồng an ninh Quốc gia Mỹ và tuyên bố: “...để ngăn chặn cộng sản xâm lược miền Nam, Việt Nam, tôi tuyên bố dùng chất diệt cỏ và các kỹ thuật mới khác để kiểm soát các đường bộ và đường thuỷ dọc biên giới Việt Nam”. Ngay sau đó các trang thiết bị và một khối lượng khổng lồ chất độc được chuyển vào miền Nam, Việt Nam. Ngày 10 tháng 8 năm 1961, chuyến bay rải chất độc đầu tiên được thực hiện dọc quốc lộ 14, phía Bắc thị xã Kontum. Chính vì vậy, ngày 10 tháng 8 đã được lấy làm “Ngày vì nạn nhân chất độc da cam”. Và gần 10 năm tiếp theo với 3 đời Tổng thống Mỹ, quân đội Mỹ đã rải xuống miền Nam, Việt Nam khoảng 80 triệu lít chất độc hoá học, bao gồm hơn 20 loại chất độc khác nhau, trong đó đa số là chất độc da cam, một hỗn hợp của 2,4D và 2,4,5T. Chất diệt cỏ 2,4,5T là một hợp chất hữu cơ có chứa Clo. Chất này không chỉ có trong chất độc da cam mà còn chứa trong các chất độc khác (chất tím, chất xanh,...)..
<span class='text_page_counter'>(24)</span> Cấu trúc của chất độc đioxin. Do công nghệ sản xuất 2,4,5T, xuất hiện một sản phẩm phụ là dioxin (2,3,7,8 Tetra Chloro Dibenzo Dioxin – TCDD). Với một lượng cực nhỏ cỡ một phần tỷ gam, đioxin đã có thể gây ung thư và tai biến sinh sản ở động vật thực nghiệm. Các học giả Mỹ đưa ra số liệu khác nhau khi ước tính lượng dioxin đã được rải xuống miền Nam, Việt Nam (170 kg theo A.H. Westing, 366 kg theo J. Stellman). Các nhà khoa học của Trung tâm nhiệt đới Việt – Nga ước tính ở mức cao hơn nhiều (khoảng 1000kg). Thế nhưng trước dư luận và trước Toà án, người ta vẫn tránh dùng các cụm từ chất độc hoá học hay chiến tranh hoá học. Họ chỉ thừa nhận là đã dùng chất diệt cỏ và gây rụng lá như họ vẫn dùng ở các nơi khác. Họ cũng đã gượng gạo cùng với Nhà nước ta có những hành động đầu tiên để khắc phục hậu quả của cuộc chiến tranh do họ gây ra..
<span class='text_page_counter'>(25)</span> Mỹ lần đầu tiên tham gia xử lý chất độc màu da cam ở Việt Nam. Cụm từ chất độc hoá học và chiến tranh hoá học được coi là “nhạy cảm” vì liên quan đến các công ty hoá chất đã sản xuất ra các chất độc này. Giải thích như thế là sai vì hai lý do chính sau: Thứ nhất, một khối lượng chất diệt cỏ và gây rụng lá đã được sử dụng với liều quá nồng độ cho phép với mục đích diệt cỏ và gây rụng lá (gấp 20 đến 30 lần nồng độ cho phép) và khi đó chất diệt cỏ và gây rụng lá đã phá huỷ nặng nề hệ sinh thái và tác động đến sức khoẻ của con người. Một nguyên lý cơ bản của độc học: chất gì cũng độc và chất gì cũng có thể không độc, vấn đề là liều lượng. Quá liều lượng cho phép, chất không độc trở thành chất độc, thậm chí rất độc. Thứ hai, các chất diệt cỏ và làm rụng lá có chứa đioxin, chất độc nhất trong các chất độc mà con người đã tìm ra. Các công ty đã sản xuất chất diệt cỏ chứa đioxin phải chịu trách nhiệm về sản phẩm độc hại này. Các nhà khoa học trên thế giới, trong đó có các nhà khoa học Mỹ, đã khẳng định đioxin gây nên rất nhiều bệnh tật, đặc biệt là ung thư, tai biến sinh sản và dị tật bẩm sinh. Cho đến nay người ta vẫn chưa tìm thấy những dấu hiệu mang tính đặc trưng để phân biệt tác hại của dioxin với tác hại của một số yếu tố độc hại có thể có trong môi trường. Lợi dụng điều này, một số người tìm cách bác bỏ các bằng chứng.
<span class='text_page_counter'>(26)</span> khoa học về tác hại của chất độc hoá học có chứa đioxin ở Việt Nam. Tiếp cận vấn đề như thế vừa thiếu khoa học, vừa thiếu lương tâm. Thực tiễn ở chính nước Mỹ đã mâu thuẫn với những phản bác của các luật sư của các công ty hoá chất Mỹ và Toà án sơ thẩm Mỹ trong tháng 3 năm 2005 vừa qua. Việc các công ty hoá chất Mỹ với sự dàn xếp của Toà án Mỹ đã phải chấp nhận trợ cấp cho các cựu chiến binh Mỹ bị nhiễm chất độc hoá học 180 triệu USD để đổi lấy việc họ rút đơn kiện đã gián tiếp thừa nhận tác hại của chất độc hoá học đối với các cựu chiến binh này. Trước đây, tháng 2 năm 1967, nhận thấy sự nguy hại của chất độc hoá học có chứa đioxin, khoảng 5000 nhà khoa học Mỹ, trong đó có 17 người được giải Nobel và 129 Viện sỹ Viện hàn lâm khoa học quốc gia Hoa Kỳ đã yêu cầu Tổng thống Lyndon Johnson dừng ngay cuộc chiến tranh hoá học nguy hại này. Ngay từ những năm đầu của thập kỷ 70, giáo sư Tôn Thất Tùng và một số nhà khoa học Việt Nam đã quan tâm đến tác hại của chất độc hoá học, đặc biệt là đối với ung thư gan, tai biến sinh sản và dị tật bẩm sinh. Những nghiên cứu đầu tiên về sự tồn lưu của đioxin trong môi trường và con người Việt Nam đã được chính các nhà khoa học Mỹ là Baughmann và Messelson thực hiện và công bố một phần từ năm 1973. Tháng 10 năm 1980, Chính phủ Việt Nam đã thành lập Uỷ ban quốc gia điều tra hậu quả chất độc hoá học dùng trong chiến tranh ở Việt Nam (Uỷ ban 10-80). Uỷ ban 10-80 đã thu thập nhiều thông tin trong và ngoài nước, tiến hành nhiều công trình nghiên cứu, xác định quy mô và hậu quả của cuộc chiến tranh hoá học ở Việt Nam. Để chuyển hướng cơ bản từ công tác điều tra sang công tác khắc phục hậu quả chất độc hoá học, ngày 01 tháng 3 năm 1999, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã giải thể Uỷ ban 10-80 và ra Quyết định số 33/1999/QĐTTg thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam (Ban Chỉ đạo 33). Trưởng Ban Chỉ đạo 33 là Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Lê Kế Sơn, Phạm Hạnh Nguyên 696 Môi trường. Tham gia Ban Chỉ đạo 33 có các lãnh đạo các Bộ.
<span class='text_page_counter'>(27)</span> Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ, Bộ Y tế , Bộ Tư pháp, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội,... Sau khi thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 173/2002/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003, giao cho Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường làm Trưởng Ban Chỉ đạo 33. Giúp việc cho Ban Chỉ đạo 33 có Văn phòng Ban Chỉ đạo 33 đặt tại Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ban Chỉ đạo 33 có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn và phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh hoá học. Một loạt các hoạt động đã và đang được triển khai trên các lĩnh vực nghiên cứu tẩy độc, phục hồi môi trường, xác định bệnh tật, đề xuất các chế độ chính sách đối với nạn nhân chất độc hoá học,... Tính đến nay, đã có hơn 209.000 nạn nhân chất độc hoá học được hưởng chế độ trợ cấp theo Quyết định số 120/2004/QĐ-TTg đối với những người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị bệnh do chất độc hoá học và đã có 3.400 gia đình có từ 02 nạn nhân trở nên được hưởng chế độ theo quyết định số 16/2004/QĐ-TTg. Song song với các trợ giúp của Chính phủ, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức từ thiện – nhân đạo,...đã có nhiều hoạt động tích cực giúp đỡ nạn nhân, đặc biệt là các Quỹ bảo trợ nạn nhân chất độc da cam, Hội nạn nhân chất độc da cam/đioxin Việt Nam... Hàng trăm ngàn nạn nhân đã được chăm sóc sức khoẻ, hỗ trợ cải thiện đời sống vật chất và tinh thần. Tuy nhiên gánh nặng của hậu quả chiến tranh hoá học vẫn còn ở phía trước. Các vùng còn ô nhiễm nặng chất độc hoá học cần được cô lập, khu trú và tẩy độc. Cần tiến hành đồng bộ các giải pháp phục hồi môi trường sinh thái và đảm bảo sức khoẻ và đời sống nhân dân tại các vùng bị rải chất độc hoá học. Bên cạnh việc tổ chức điều hành tốt các trung tâm, các cơ sở điều dưỡng nạn nhân chất độc hoá học, chú trọng hướng dẫn tổ chức phục hồi chức năng cho nạn nhân tại cộng đồng và dựa vào cộng đồng, đặc biệt đối với gần hai trăm nghìn trẻ em bị dị tật bẩm sinh. Từng bước hình thành các cơ sở tư vấn sinh sản để hạn chế sinh ra những trẻ em bị dị tật,... Những công việc.
<span class='text_page_counter'>(28)</span> trên đây đòi hỏi phải huy động một khối lượng lớn sức người và sức của trong một thời gian dài. Nếu tính bằng tiền, công việc khắc phục hậu quả chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam có thể lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Câu 4: Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hiện nay của Bộ Tư lệnh hóa học? Trả lời: Bộ Tư lệnh hóa học trong thời chiến đã phát huy được vai trò to lớn của mình góp phần giải phóng dân tộc. Còn trong thời đất nước hòa bình, chạy đua với các quốc gia khác trên thế giới, Bộ Tư lệnh hóa học có chức năng bảo vệ Tổ quốc, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, luôn ở trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, nghiên cứu kỹ thuật phòng chống vũ khí hóa học, hạt nhân, làm tham mưu cho Bộ chỉ đạo công tác phòng chống vũ khí hóa học, hạt nhân cho quân đội và nhân dân; đào tạo cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật về phòng chống vũ khí hóa học và hạt nhân cho toàn quân; lãnh đạo, chỉ huy và quản lý các đơn vị và các cơ sở trực thuộc đồng thời chỉ đạo về mặt kỹ thuật và nghiệp vụ cho các đơn vị hóa học trong toàn quân..
<span class='text_page_counter'>(29)</span> Bộ đội hóa học trong công cuộc xử lý hậu quả của chiến tranh hóa học. Căn cứ vào nhiệm vụ mà Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ Quốc phòng giao và tình hình thực tế của đơn vị, Đảng ủy Binh chủng đã xác định phương hướng lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ của giai đoạn hiện nay, đó là: - Tăng cường quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Binh chủng và nhiệm vụ của từng năm của Binh chủng, tập trung xây dựng Binh chủng vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. - Kiện toàn biên chế tổ chức lực lượng Binh chủng đúng quy định của Bộ, thành lập những đơn vị mới, tổ chức huấn luyện, diễn tập nâng cao sức chiến đấu, khả năng bảo đảm phòng hóa cho các đơn vị phòng hóa và khản năng phòng hóa cho toàn quân. Thường xuyên nâng cao cảnh giác, thực hiện nghiêm các tin tức, nắm tình hình địch, tình hình vũ khí hủy diệt lớn của địch, sẵn sàng xử trí và xử trí có hiệu quả các tình huống khủng bố hóa, sinh học, phóng xạ và các nhiệm vụ được giao. - Tiếp tục tổ chức thực hiện các dự án điều tra xử lý chất độc tồn lưu sau chiến tranh, nhất là dự án XĐ – 1 và sẵn sàng xử lý các sự cố hóa học chất độc – xạ xảy ra..
<span class='text_page_counter'>(30)</span> - Xây dựng các tổ chức đảng, cấp ủy trong sạch, vững mạnh, thực sự là hạt nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất chính trị, năng lực công tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tổ chức tốt lễ kỷ niệm 55 năm ngày truyền thống của Bộ đội Hóa học trang trọng, ý nghĩa, thiết thực mà tiết kiệm. Đẩy mạnh phong trào thi đua quyết thắng phát triển cả bề rộng và chiều sâu. - Tập trung bảo đảm vũ khí trang bị kỹ thuật đầy đủ, đồng bộ, kịp thời cho các đơn vị sẵn sàng chiến đấu, các phân đội hóa học mới thành lậpở các sư đoàn bộ binh đủ quân, khai thác hiệu quả thiết bị phân tích, trinh sát thế hệ mới. Chủ động khắc phục khó khăn, đầu tư nâng cao năng lực sản xuất, sửa chữa ở các cơ sở kỹ thuật. - Tập trung bảo đảm đầy đủ, kịp thời vật chất hậu cần cho các nhiệm vụ, tích cực tăng gia sản xuất, quản lý tốt cơ sở vật chất hậu cần – tài chính, bảo đảm tốt đời sống bộ đội. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Ngành hậu cần quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy”; “Xây dựng đơn vị quản lý tài chính tốt”. - Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, chiến sỹ. Thực hiện có hiệu quả chương trình họat động của Ban chỉ đạo 138 và dự án “Đơn vị an toàn không có tội phạm ma túy, người nghiện ma túy” của Binh chủng. Giải quyết các vụ việc có liên quan đúng pháp luật, đúng quy định của Bộ Quốc phòng. Giải quyết kịp thời, hiệu quả các đơn thư khiếu nại, tố cáo. Trong suốt 55 năm xây dựng, phát triển và lớn mạnh, Bộ đội hóa học đã giành được nhiều đỉnh cao với những thành tích quan trọng, nâng cao vị thế và uy tín của lực lượng quân đội Việt Nam, là một lực lượng cần thiết, quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bộ Tư lệnh hóa học (trước là Cục Hóa học), trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó đã thực thi tốt với quyền hạn của mình, tổ chức đảm bảo.
<span class='text_page_counter'>(31)</span> phòng hóa tốt cho bộ đội hóa học, tích cực sử dụng vũ khí đặc chủng tiến công địch. Đó là sự gắn bó hữu cơ, là quy luật tồn tại và phát triển mang tính cách mạng, khoa học trong quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành. Bộ Tư lệnh hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng, đề cao nguyên tắc tập trung dân chủ, thường xuyên trau dồi đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên có phẩm chất đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn. Câu 5: Viết một đoạn văn, một bài thơ về chiến công, thành tích, vai trò của bộ đội hóa học trong chiến tranh giải phóng đất nước hoặc công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay? Trả lời: Phát triển từ không đến có, từ nhỏ đến lớn và giành được nhiều thành tích quan trọng; xây dựng được hệ thống tổ chức lực lượng tương đối hoàn chỉnh trong ba thứ quân, trên cả ba miền đất nước, nhiệm vụ chức năng được mở rộng trong những năm qua, Bộ đội Hóa học đã tiến bộ đồng đều, vững chắc và không ngừng nâng cao sức mạnh chiến đấu toàn diện, đáp ứng nhu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bộ đội Hóa học là lực lượng chủ chốt trong việc điều tra, thu gom và tìm kiếm công nghệ xử lý chất độc tồn dư sau chiến tranh. Đây là một công việc không đơn giản với nhân loại, kể cả với những nước có trình độ khoa học kỹ thuật phát triển, chưa nói đến Việt Nam vẫn còn là một nước nghèo nàn, lạc hậu, lại vừa thoát khỏi sự phụ thuộc vào nước đế quốc, còn phải đối đầu với biết bao nhiêu hậu quả trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội,… Thế nhưng, với truyền thống tự lực, tự cường, dám nghĩ, dám làm, Bộ đội Hóa học đã kết hợp kinh nghiệm thực tiễn với những thành tựu khoa học trong nước và trên thế giới, nghiên cứu thành công công nghệ xử lý đất nhiễm độc hóa học đioxin và quy trình xử lý chất độc CS, vũ khí, phương tiện chứa chất độc CS sau chiến tranh. Nhờ áp dụng các quy trình công nghệ này, Bộ đội hóa học đã phối hợp với các lực lượng khác xử lý tại chỗ nhiều tấn chất độc hóa học.
<span class='text_page_counter'>(32)</span> và vũ khí hóa học, bảo đảm an toàn tuyệt đối, trả lại môi trường trong lành cho đồng bào.. Bộ đội Hóa học ngày nay. Huấn luyện tiêu tẩy của Bộ đội Hóa học. Với những thành tích ấy, Binh chủng hóa học đã được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương quân công hạng Nhất năm 1983; hai Huân chương Quân.
<span class='text_page_counter'>(33)</span> công hạng Ba năm 1973 và 1998; Huân chương Độc lập năm 2003; hai Huân chương Hồ Chí Minh vào năm 1979 và năm 2008. Các đơn vị trực thuộc Binh chủng Hóa học cũng được trao tặng nhiều danh hiệu, giải thưởng, bao gồm: ba đơn vị được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân là Tiểu đoàn 901 (1985), Trung đoàn Phòng hóa 86 (2002) và Kho khí tài 61 (2006); bốn Huân chương Chiến công hạng Nhất, bốn Huân chương Chiến công hạng Nhì, tám Huân chương Chiến công hạng Ba cho các đơn vị trực thuộc; Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho Trung tâm công nghệ xử lý môi trường (2006); ba Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho Xí nghiệp X61, Kho khí tài 61, Trung đoàn 86 (2007). Các cá nhân xuất sắc của Binh chủng cũng được trao tặng các danh hiệu, Huân, Huy chương, tiêu biểu là đồng chí Hoàng Văn Vẻ với danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (1973) và hơn 300 cá nhân khác. Các đơn vị phòng hóa quân khu, quân đoàn, quân chủng và binh chủng: Tiểu đoàn Phòng hóa Quân khu 1 được tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (2004); tiểu đoàn Phòng hóa Quân khu 4 với Huân chương Chiến công hạng Nhất (1965); Tiểu đoàn Phòng hóa Quân khu 5 và Tiểu đoàn Phòng hóa Quân khu 1 được nhận Huân chương Chiến công hạng Ba (năm 1997 và năm 2003); và Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho Tiểu đoàn Phòng hóa Quân khu 3 (2006). Đây là những phần thưởng khích lệ vô cùng to lớn để Bộ đội hóa học tiếp tục phấn đấu vươn lên, giành nhiều thành tích xuất sắc hơn trong giai đoạn tới. Hy vọng rằng lực lực lượng Bộ đội Hóa học của Quân đội nhân dân sẽ ngày càng phát triển hơn nữa cả về mặt chất và mặt lượng, thúc đẩy hệ thống phòng hóa phòng thủ vững mạnh, sẵn sàng vùng dậy đấu tranh chống mọi thế lực thù địch, đảm bảo nền hòa bình cho Tổ quốc để nhân dân có thể yên tâm lao động, làm việc xây dựng đất nước..
<span class='text_page_counter'>(34)</span>