Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (893.52 KB, 3 trang )
Với mục đích giúp cho sinh viên có những trải nghiệm thực tiễn về thiên nhiên, văn hóa và lịch
sử của đất nước, đầu tháng 4 vừa qua, Bộ môn Lịch sử - Khoa Sư phạm đã tổ chức cho tập thể
lớp DH16SU chuyến tham quan, học tập thực tế tại các tỉnh dọc miền Trung
Trong chuyến học tập, đoàn thực tế được tham quan, tìm hiểu, nghe thuyết trình tại các di tích
lịch sử, văn hóa, thiên nhiên của 6 tỉnh miền Trung: Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa
Thiên – Huế, Quảng Trị, Quảng Bình.
Đến với Quảng Nam, đoàn thực tế được tham quan học tập tại Khu di tích văn hóa Mỹ Sơn mà
nhiều người vẫn quen gọi là Thánh địa Mỹ Sơn. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều
Champa (Chăm hay Chiêm Thành) cũng như là lăng mộ của các vị vua Champa hay hồng
thân, quốc thích. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của
Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam. Thánh
địa là một cơng trình cổ vơ cùng quý giá. Chất liệu gạch của di tích tuy đã trải qua hàng trăm
năm nhưng đa số vẫn còn nguyên vẹn, giá trị của từng viên gạch được thể hiện qua câu nói vừa
thú vị vừa đúng của người hướng dẫn: “Các bạn lấy một thỏi vàng đổi một viên gạch ở đây, xin
thưa chúng tôi sẽ không đổi”. Những họa tiết trang trí trên thân tháp, các hình nổi chạm trổ điêu
luyện bên trong tháp thể hiện được sự tài ba của các nghệ nhân Champa xưa. Vô số bức tượng
đá thờ sinh thực khí nữ (Yoni) và nam (Linga), tượng thần Shiva… phản ánh sự giao thoa giữa
văn hóa bản địa của người Champa và tiếp thu tinh hoa văn hóa của người Ấn.
Tiếp tục hành trình, Đồn thực tế đến Đà Nẵng và tham quan, học tập tại Bảo tàng Điêu khắc
Chăm. Đây là bảo tàng do người Pháp xây dựng, chuyên sưu tập, cất giữ và trưng bày các di
vật về nghệ thuật điêu khắc của vương quốc Champa tìm thấy ở các tháp. Sau đó, người Việt
đã gìn giữ và phát huy bằng cách khai quật và trưng bày thêm nhiều hiện vật. Hiện nay, tổng số
hiện vật trưng bày tại bảo tàng lên tới hơn 500 món và được phân chia theo các gian phòng
tương ứng với các khu vực địa lý nơi chúng được phát hiện gồm phòng Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Đồng
Dương, Tháp Mẫm và các hành lang Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Quảng
Bình và Bình Định. Có thể khẳng định bào tàng này là nơi lưu giữ hiện vật quy mơ nhất của nền
văn hóa Champa tại Việt Nam.
Các sinh viên nghe thuyết trình tại Cố đơ Huế