Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện châu thành tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (923.87 KB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN

NGUYỄN NHẬT TRƯỜNG

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH
HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT
NAM – CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH,
TỈNH TIỀN GIANG
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8.34.02.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN KIM CHUNG

Long An, năm 2020


iii

NỘI DUNG TÓM TẮT
Với đề tài: “Hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Châu Thành
TỉnhTiền Giang” , tác giả lựa chọn nghiên cứu trên cơ sở tổng hợp những lý luận cơ
bản về hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại từ các
giáo trình chuyên ngành, các tạp chí chun ngành, các cơng trình nghiên cứu trước
đây, các nguồn tài liệu trên Internet cùng với kiến thức đã được học và sự hướng
dẫn của giảng viên để hoàn thành luận văn. Luận văn thực hiện nghiên cứu và có
được kết quả:
Thứ nhất: Nghiên cứu và tổng hợp các vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động tín
dụng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại. Qua đó tác giả nêu ra khái niệm, đặc


điểm và vai trò của tín dụng khách hàng cá nhân; các tiêu chí đánh giá hiệu quả tín
dụng khách hàng cá nhân.
Thứ hai: Tác giả thu thập số liệu và phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng
khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang trong thời gian từ năm 2017 đến
năm 2019 nhằm đánh giá thực trạng về hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Chi
nhánh để đưa ra những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động tín dụng từ đó có
những giải pháp cụ thể.
Thứ ba: Trên cơ sở nền tảng từ những lý thuyết và thực tiễn đã làm rõ, từ đó
có những giải pháp thích hợp góp phần nâng cao hiệu quả cho vay đối với khách
hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi
nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang trong thời gian tới.
Luận văn là tài liệu nghiên cứu cho các đối tượng quan tâm, đặc biệt là các
nhà quản lý của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi
nhánh huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang tham khảo và ứng dụng vào thực tế.


iv

ABSTRACT
With the topic: "Efficiency of lending to individual customers at Vietnam
Bank for Agriculture and Rural Development - Chau Thanh District Branch, Tien
Giang Province", the author selected the study on the basis of synthesis Basic
dissertation on individual customer credit activities at Commercial Bank from
specialized textbooks, specialized journals, previous research works, Internet
resources and knowledge study and the instructor's guidance to complete the thesis.
Thesis carried out research and got results:
First: Research and synthesize the basic theoretical issues about personal
credit operations at Commercial Banks. Thereby the author outlines the concept,
characteristics and role of individual customer credit; Criteria for evaluating
individual customers' credit performance.

Second: The author collects data and analyzes the effectiveness of individual
customer credit activities at the Bank for Agriculture and Rural Development of
Vietnam - Chau Thanh District Branch, Tien Giang Province during the period from
2017 to The year 2019 aims to assess the current status of loan effectiveness to
individual customers at the Branch in order to provide limitations and causes in
credit activities from which to have specific solutions.
Third: On the basis of the theory and the clear practice, from there, there are
appropriate solutions to improve loan efficiency for individual customers at the
Agriculture and Development Bank. village of Vietnam - Chau Thanh District
Branch, Tien Giang Province in the near future.
Thesis is a research document for interested subjects, especially the
managers of Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development - Chau Thanh
District Branch, Tien Giang Province for reference and application in practice.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................ i 
LỜI CAM ƠN ................................................................................................................ ii 
NỘI DUNG TÓM TẮT ................................................................................................iii 
ABSTRACT................................................................................................................... iv 
MỤC LỤC ...................................................................................................................... v 
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. ix 
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU ........................................................................... x 
DANH MỤC SƠ ĐỒ .................................................................................................... xi 
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 

1. Sự cần thiết của đề tài ......................................................................................1 
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2 

2.1. Mục tiêu chung............................................................................................. 2 
2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 2 

3. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................2 
4. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................2 
4.1. Phạm vi về không gian địa điểm ................................................................... 2 
4.2. Phạm vi về thời gian ..................................................................................... 2 
5. Câu hỏi nghiên cứu.......................................................................................... 3 

6. Những đóng góp mới của luận văn.................................................................3 
6.1. Đóng góp về phương diện khoa học ............................................................. 3 
6.2. Đóng góp về phương diện thực tiễn .............................................................. 3 

7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................3 
8. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trước .................................................3 
9. Kết cấu luận văn ...............................................................................................5 
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ TÍN DỤNG
ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ........ 6 

1.1. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương Mại......................................6 
1.1.1.Ngân hàng thương mại và các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại6 
1.1.2. Vai trò của Ngân hàng thương mại ............................................................ 9 


vi

1.1.3. Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại ........................................ 10 

1.2. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại đối với khách hàng cá
nhân .....................................................................................................................12 

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm về hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại
đối với khách hàng cá nhân ................................................................................... 12 
1.2.3.Vai trò của hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân ...................... 14 

1.3. Hiệu quả về hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân..................16 
1.3.2. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả cho vay đối với khách hàng cá nhân ........ 17 
1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả cho vay đối với khách hàng cá nhân .... 19 
1.3.4. Bài học kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại về hiệu quả cho vay
đối với khách hàng cá nhân ................................................................................... 24 
1.3.5. Bài học kinh nghiệm đối với Agribank Huyện Châu Thành Tiền Giang .. 26 
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 27 
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚIKHÁCH
HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH TIỀN
GIANG .......................................................................................................................... 28 

2.1.Tổng quan về Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt
Nam - Chi nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang ...............................28 
2.2.Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh
Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang giai đoạn từ năm 2017 đến 2019 ......33 
2.2.1.Kết quả huy động vốn ............................................................................... 35 
2.2.2. Kết quả hoạt động cho vay....................................................................... 36 
2.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn vay ....................................................................... 37 
2.2.4. Kết quả tài chính...................................................................................... 38 

2.2. Thực trạng về hiệu quả cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Huyện
Châu Thành Tỉnh Tiền Giang ..........................................................................40 
2.2.1. Hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân ....................................... 40 



vii

2.2.2. Các sản phẩm tín dụng dành cho KHCN đang áp dụng tại Ngân hàng
Agribank Chi nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang .................................... 46 
2.2.3. Hiệu quả cho vay đối với cho vay KHCN tại Ngân hàng Agribank Chi
nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang .......................................................... 47 

2.3. Đánh giá chung về thực trạng hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam –Chi nhánh
Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang ..............................................................59 
2.3.1. Những kết quả đạt được........................................................................... 59 
2.3.2. Những hạn chế........................................................................................ 60 
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại ............................................................... 63 
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 65 
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO
VAY KHÁCH HÁNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆPVÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU
THÀNH TỈNH TIỀN GIANG.................................................................................... 66 

3.1. Định hướng cho vay khách hàng cá nhân ................................................66 
3.1.1. Định hướng chung của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam - chi nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang .................................. 66 
3.1.2. Mục tiêu đến năm 2025 ........................................................................... 68 

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Huyện
Châu Thành Tỉnh Tiền Giang ..........................................................................69 
3.2.1. Tăng cường nguồn vốn để mở rộng cho vay ............................................ 69 
3.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên ................................................... 71 

3.2.3. Cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm; dịch vụ ...................................... 72 
3.2.4. Giải pháp về phát triển thị phần ............................................................... 74 
3.2.5. Giải pháp về nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Agribank Chi
nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang .......................................................... 74 
3.2.6. Nâng cao tính thực tiễn của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ................ 78 
3.2.7. Đẩy mạnh cho vay qua tổ nhóm đơn vị làm đại lý tại địa phương ............ 79 


viii

3.2.8. Tăng cường tiếp cận đến từng khách hàng ............................................... 80 
3.2.9. Giải pháp hỗ trợ ....................................................................................... 81 

3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam – Chi nhánh tỉnh Tiền Giang ...................................................................81 
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 83 
KẾT LUẬN................................................................................................................... 84 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................... 85 


ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
1

Ký hiệu
Agribank

Nghĩa tiếng Việt

Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn Việt Nam

Agribank Chi nhánh Huyện Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
2

Châu Thành Tỉnh Tiền Thôn Việt Nam chi nhánh Huyện Châu Thành
Giang

tỉnh Tiền Giang

3

CBTD

Cán bộ tín dụng

4

KHCN

Khách hàng cá nhân

5

KHDN

Khách hàng doanh nghiệp

6


KQKD

Kết quả kinh doanh

7

NHNN

Ngân hàng nhà nước Việt Nam

8

NHTM

Ngân hàng thương mại

9

SPDV

Sản phẩm dịch vụ

10

TDCN

Tín dụng cá nhân



x

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu về tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh
Châu Thành giai đoạn 2017-2019.................................................................................. 34 
Bảng 2.2: Hoạt động huy động vốn của Agribank Huyện Châu Thành ........................ 35 
Bảng 2.3. Hoạt động tín dụng của Agribank Châu Thành Tiền Giang ......................... 37 
Bảng 2.4. Hiệu suất sử dụng vốn của Agribank Châu Thành Tiền Giang .................... 38 
Bảng 2.5:Dư nợ cho vay khách hàng theo đối tượng .................................................... 47 
Bảng 2.6. Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân theo nghành nghề kinh tế ..................... 49 
Bảng 2.7. Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân theo thời hạn cho vay ........................... 50 
Bảng 2.8. Doanh số cho vay khách hàng cá nhân ......................................................... 51 
Bảng 2.9. Số lượng khách hàng cá nhân vay vốn .......................................................... 52 
Bảng 2.10. Tỷ lệ thu hồi lãi cho vay khách hàng cá nhân ............................................. 53 
Bảng 2.11. Hệ số thu nợ cho vay khách hàng cá nhân .................................................. 53 
Bảng 2.12. Nợ quá hạn cho vay khách hàng cá nhân .................................................... 54 
Bảng 2.13. Nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân ........................................................... 55 
Bảng 2.14. Chỉ tiêu vòng quay vốn cho vay khách hàng cá nhân ................................. 56 
Bảng 2.15. Chỉ tiêu thu nhập cho vay khách hàng cá nhân ........................................... 57 
Bảng 2.16. Thị phần cho vay khách hàng cá nhân trên địa bàn .................................... 58 


xi

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Mơ hình cơ cấu tổ chức của Agribank chi nhánh huyện Châu Thành ......... 30 
Sơ đồ 2.2. Lợi nhuận của Agribank Chi nhánh Châu Thành Tiền Giang ..................... 39 
Sơ đồ 2.3. Tốc độ tăng trưởng nợ quá hạn khách hàng cá nhân .................................... 55 
Sơ đồ 2.4. Tỷ lệ nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân.................................................... 56 



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Việc phát triển cho vay đối tượng này nói chung là khách hàng cá nhân của
các ngân hàng thương mại là một vấn đề đã và đang được Đảng, Nhà nước quan
tâm đặt mục tiêu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 là xây dựng nền nơng
nghiệp phát triển tồn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn
trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh; áp dụng khoa học công nghệ để tăng năng
suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh
lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước và
xuất khẩu; nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, nguồn nước, lao động và nguồn vốn;
nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân, ngư dân, diêm dân và người làm rừng.
Đặc biệt khu vực đồng bằng sông Cửu Long; vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam, cụ thể ở Tiền Giang có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế nông
nghiệp. Xác định được mục tiêu trọng tâm này, các Ngân hàng thương mại trên địa
bàn tỉnh, trong đó có Ngân hàng Nơng Nghiệp và Phát Triển Nơng Thơn Việt Nam
(Agribank) nói chung ln xác định thị trường mục tiêu chính là nơng nghiệp, nơng
thơn; nơng dân là khách hàng chính và Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn Việt Nam- Chi nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang nói riêng đã
có những đóng góp đáng kể trong sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế đất nước
đặc biệt là lĩnh vực phục vụ “Tam nông” như đã định hướng. Hơn nữa trong bối
cảnh suy thối tồn cầu, cạnh tranh giữa các Ngân hàng đang diễn ra gay gắt và
đoán đầu lộ trình cổ phần hóa đến năm 2020 tại Agribank thì việc cho vay khách
hàng cá nhân cũng là một chiến lược nhằm đa dạng hóa đầu tư, phân tán rủi ro, thực
tiễn đã cho thấy cho vay khách hàng cá nhân mang tính ổn định và hiệu quả. Trong
thời gian qua, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi
nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang là đơn vị chiếm phần lớn thị phần cấp
tín dụng cho đối tượng là khách hàng cá nhân trên địa bàn, góp phần cải thiện cuộc

sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế
địa phương.
Tuy nhiên, để khách hàng gia tăng sức sản xuất và đưa kinh tế Huyện Châu
Thành ngày càng phát triển thì cần mạnh dạn hơn nữa cho vay đối tượng này bởi


2

nhu cầu của người dân còn rất lớn mà khả năng tiếp cận vốn lại rất hạn chế, vì vậy
rất cần nguồn vốn kịp thời để kích thích phát triển nền kinh tế. Điều này góp phần
vào cơng cuộc phát triển kinh tế Huyện Châu Thành và góp phần đẩy lùi tệ nạn tín
dụng đen đang hồnh hồnh khu vực nông thôn như hiện nay.
Trước những nhu cầu cấp thiết phải nghiên cứu để tìm ra những giải pháp
cần thiết và phù hợp nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của tín dụng ngân hàng đối với
phát triển kinh tế khách hàng cá nhân trên địa bàn Huyện Châu Thành trong những
năm tới. Vì vậy tơi chọn đề tài: “Hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh
Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang” đề nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích, đánh giá thực trạng và nghiên cứu để đưa ra những giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Ngân hàng Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - chi nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh
Tiền Giang.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích và đánh giá thực trạng về hiệu quả cho vay KHCN tại Agribank
Chi nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn từ năm 2017 đến
2019.
- Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay KHCN tại
Agribank Chi nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang.

3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả về cho vay KHCN tại Agribank
Chi nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Phạm vi về không gian địa điểm
Luận văn nghiên cứu tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
Việt Nam - Chi nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang.
4.2. Phạm vi về thời gian
Luận văn thực hiện việc phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động


3

cho vay KHCN tại Agribank Chi nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang giai
đoạn từ năm 2017 đến năm 2019; các đề xuất giải pháp áp dụng từ năm 2020 đến
năm 2025.
5. Câu hỏi nghiên cứu
- Cho vay KHCN tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh Huyện Châu Thành
Tỉnh Tiền Giang cịn có những tồn tại gì? Ngun nhân dẫn đến những tồn tại?
- Các yếu tố nào có tác động mạnh đến hoạt động cho vay khách hàng cá
nhân?
- Cần thực hiện những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả cho vay KHCN tại
Agribank Chi nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang?
6. Những đóng góp mới của luận văn
6.1. Đóng góp về phương diện khoa học
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá
nhân tại Ngân hàng thương mại.
6.2. Đóng góp về phương diện thực tiễn
Qua việc nghiên cứu thực tiễn hoạt động hoạt động cho vay khách hàng cá
nhân tại Agribank Huyện Châu Thành, Tỉnh Tiền Giang, tác giả đã đánh giá thực

trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Huyện Châu, Thành tỉnh
Tiền Giang giai đoạn 2017 – 2019, phân tích những mặt đạt được, những nhân tố
tác động và những hạn chế còn tồn tại của hoạt động này. Từ đó, đưa ra các giải
pháp và kiến nghị cụ thể để hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại
Agribank Huyện Châu Thành, Tỉnh Tiền Giang để hoạt động cho vay khách hàng cá
nhân thực sự trở thành công cụ đắc lực của chi nhánh, góp phần nâng cao kết quả
hoạt động kinh doanh tại chi nhánh.
7. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể:
- Phương pháp thống kê phân tích, phân loại số liệu thực tế.
- Phương pháp tổng hợp, đối chiếu để đánh giá kết quả.
- Phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để đề xuất giải pháp hữu ích.
8. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trước
Để thực hiện đề tài “Hiệu quả hoạt động cho khách hàng cá nhân tại Ngân


4

hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Châu
Thành Tỉnh Tiền Giang”, tác giả đã tham khảo và tìm hiểu một số tài liệu sau:
[1] Đề tài 1: “Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Cần Đước Tỉnh Long An”_Tác giả: Võ
Đức Thanh (2019), Đại học Kinh Tế Công Nghiệp Long An. Đề tài nghiên cứu,
đánh giá hiệu quả cho vay tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh Huyện Cần Đước
Tỉnh Long An. Luận văn phân tích nguyên nhân khách quan, chủ quan tồn tại
những hạn chế ảnh hưởng đến tình hình hoạt động cho vay tại chi nhánh từ đó đưa
ra giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Agribank Chi
nhánh Huyện Cần ĐướcTỉnh Long An. Tuy nhiên, luận văn nghiên cứu bề rộng về
chất lượng tín dụng và các giải pháp chung để phát triển tín dụng hiệu quả mà chưa
chuyên sâu nghiên cứu chú trọng đến từng đối tượng khách hàng tại Chi nhánh từ

đó có giải pháp cụ thể cho từng đối tượng này.
[2] Đề tài 2: “Phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và
Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Chi nhánh Tiền Giang”_Tác giả:Lê Minh Mẫn
(2019), Đại học Kinh Tế Công Nghiệp Long An. Đối tượng nghiên cứu là giải pháp
cho vay đối tượng là khách hàng cá nhân. Xác định tầm quan trọng việc nâng cao
hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh từ đó chỉ ra những tồn tại hạn
chế, tìm ra ngun nhân và có giải pháp nhằm phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân
hàng Agribank Chi nhánh Tỉnh Tiền Giang.
[3] Đề tài 3: “Hiệu quả tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt – Chi nhánh Long An ”_Tác giả: Phạm
Ngọc Minh Tâm (2019), Đại học Kinh Tế Công Nghiệp Long An. Đối tượng nghiên
cứu là nêu ra được thực trạng từ đó có giải pháp cho vay đối tượng là khách hàng cá
nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt – Chi nhánh Long An.
[4] Đề tài 4: “Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân
tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Chi nhánh Thành
Phố Tân An, Tỉnh Long An”_Tác giả:Nguyễn Ngọc Yến Trâm (2019), Đại học
Kinh Tế Công Nghiệp Long An. Đối tượng tập trung nghiên cứu thực trạng chất
lượng tín dụng cá nhân tại Chi nhánh từ đó có giải pháp nâng cao chất lượng cho
vay khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn


5

Việt Nam Chi nhánh Thành Phố Tân An, Tỉnh Long An.
9. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng và tín dụng đối với khách
hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng về hiệu quả cho vay đối với khách hàng cá nhân tại

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện
Châu Thành Tỉnh Tiền Giang.
Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng
cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh
Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang.


6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
VÀ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương Mại
1.1.1.Ngân hàng thương mại và các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương
mại
1.1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại
Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền
kinh tế. Ngân hàng bao gồm nhiều loại tùy thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế
nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó Ngân hàng thương mại chiếm tỷ
trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các Ngân hàng. Tuy nhiên
cho đến nay hầu như chưa có một khái niệm cụ thể, thống nhất về Ngân hàng
thương mại.
Theo pháp luật nước Mỹ, bất kỳ một tổ chức nào cung cấp tài khoản tiền gửi,
cho phép khách hàng rút tiền theo yêu cầu (như bằng cách viết séc hay bằng việc rút
tiền điện tử) và cho vay đối với các tổ chức kinh doanh hay cho vay thương mại sẽ
được xem là một Ngân hàng.
Tại Việt Nam Pháp lệnh ngân hàng ngày 23/05/1990 của Hội đồng Nhà nước
Việt Nam xác định: Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt
động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm
hồn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm

phương tiện thanh tốn.
Luật tín dụng do Quốc hội khóa X thông qua vào ngày 12 tháng 12 năm
1997, định nghĩa: Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được
thực hiện tồn bộ hoạt động Ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan. Luật
Ngân hàng Nhà nước định nghĩa: hoạt động Ngân hàng là hoạt động kinh doanh
tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng
số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh tốn.
Như vậy, ta có thể đưa ra một khái niệm chung về Ngân hàng thương mại
như sau: Ngân hàng thương mại là một trong những định chế tài chính, cung cấp


7

các dịch vụ tài chính đa dạng, với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và
cung ứng các các dịch vụ thanh tốn. Ngồi ra, Ngân hàng còn cung cấp nhiều dịch
vụ khác nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu về dịch vụ Ngân hàng xã hội.
Khái niệm Ngân hàng đang ngày một thay đổi vì sự pha trộn các hoạt động
truyền thống của Ngân hàng với các loại hình trung gian tài chính khác.
Trong hệ thống tài chính trung gian, các Ngân hàng thương mại là những
trung gian tài chính lớn nhất với đa dạng loại hình tổ chức và sở hữu như: Ngân
hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng liên doanh
và các Chi nhánh ngân hàng nước ngoài,…
1.1.1.2. Các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại có các hoạt động cơ bản sau:
- Huy động vốn.
- Hoạt động tín dụng.
- Dịch vụ thanh tốn và ngân quỹ.
- Các hoạt động khác.
* Huy động vốn:
Huy động vốn là hoạt động đầu tiên và có vai trị vơ cùng quan trọng đối với

một Ngân hàng thương mại bởi nguồn vốn tự có của Ngân hàng khơng thể đáp ứng
tất cả các hoạt động của Ngân hàng. Để có thể thực hiện các nghiệp vụ khác, Ngân
hàng phải tìm mọi cách tập hợp các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế
để mở rộng quy mơ vốn kinh doanh của mình.
Ngân hàng thương mại được huy động vốn dưới các hình thức sau:
- Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các tổ chức
tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các
loại tiền gửi khác.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy
động vốn của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước khi được cho phép.
- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của tổ
chức tín dụng nước ngồi.
- Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước.
- Một số hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà
nước.


8

* Hoạt động tín dụng:
Hoạt động chủ yếu của NHTM là tài trợ cho khách hàng trên cơ sở tín nhiệm
(tín dụng). Đây là hoạt động mang lại thu nhập lớn nhất cho Ngân hàng nhưng nó
cũng là hoạt động chứa đựng rủi ro lớn nhất.
Tín dụng NHTM được cấp cho các tổ chức, cá nhân dưới nhiều hình thức:
- Chiết khấu thương phiếu: NHTM được chiết khấu thương phiếu và giấy tờ
có giá ngắn hạn khác của tổ chức, cá nhân và có thể tái chiết khấu thương phiếu và
các giấy tờ có giá ngắn hạn khác của các tổ chức tín dụng khác.
- Cho vay: Đây là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các
hoạt động cấp tín dụng của NHTM. NHTM có thể cho các cá nhân, tổ chức vay vốn
dưới nhiều hình thức như thấu chi, cho vay theo hạn mức hoặc vay từng lần,…

- Bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh: Bảo lãnh của Ngân hàng là cam kết của Ngân
hàng dưới hình thức thư bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho
khách hàng của Ngân hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ như cam
kết. NHTM được bảo lãnh cho vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp
đồng, bảo lãnh đấu thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác bằng uy tín và
bằng khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh.
- Cho thuê tài sản (thuê - mua): Cho thuê tài sản của NHTM thường là hình
thức tín dụng trung và dài hạn. Cho thuê tài sản giống một khoản cho vay thông
thường ở chỗ Ngân hàng phải xuất tiền với kì vọng sẽ thu về cả gốc và lãi sau một
thời gian nhất định, tuy nhiên nó khác cho vay ở chỗ tài sản cho thuê vẫn thuộc sở
hữu của Ngân hàng, Ngân hàng có thể thu hồi nếu bên thuê không thực hiện đúng
hợp đồng,…
*Hoạt động thanh toán và ngân quỹ
Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ của NHTM bao gồm các hoạt
động sau:
- Cung cấp các phương tiện thanh toán.
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng.
- Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ.
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà
nước.


9

- Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho
phép.
- Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng.
- Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên
Ngân hàng trong nước.
- Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho

phép.
* Các hoạt động khác
Ngồi các hoạt động chính bao gồm huy động tiền gửi, cấp tín dụng và cung
cấp dịch vụ thanh tốn và ngân quỹ, NHTM cịn có thể thực hiện một số hoạt động
khác, bao gồm: Góp vốn và mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ, kinh doanh
ngoại hối, ủy thác và nhận ủy thác, cung ứng các dịch vụ bảo hiểm, tư vấn tài chính
và bảo quản vật có giá.
Trong tương lai, các Ngân hàng thương mại ngoài thực hiện các hoạt động
truyền thống sẽ tiến đến xu thế kinh doanh đa năng để đáp ứng nhu cầu thực tiễn
của nền kinh tế, cũng như giảm rủi ro, tăng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.
1.1.2. Vai trò của Ngân hàng thương mại
Trong khi nhiều người cho rằng Ngân hàng chỉ đóng vai trò rất nhỏ trong
nền kinh tế như nhận tiền gửi và cho vay, thì thực tế ngân hàng đã phải thực hiện
nhiều vai trị mới để có thể duy trì khả năng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của xã
hội. Các Ngân hàng ngày nay có những vai trị cơ bản sau:
- Vai trò trung gian: chuyển các khoản tiết kiệm, chủ yếu từ các hộ gia đình,
thành các khoản tín dụng cho các tổ chức kinh doanh và các thành phần khác để đầu
tư vào nhà cửa, thiết bị và các tài sản khác.
- Vai trị thanh tốn: thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán cho việc mua
bán hàng hoá và dịch vụ (như bằng cách phát hành và bù trừ séc, cung cấp mạng
lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và phân phối tiền giấy và tiền đúc).
- Vai trò người bảo lãnh: cam kết trả nợ cho khách hàng khi khách hàng mất
khả năng thanh tốn (chẳng hạn phát hành thư tín dụng).
- Vai trò đại lý: thay mặt khách hàng quản lý và bảo vệ tài sản của họ, phát
hành hoặc chuộc lại chứng khốn (thường được thực hiện tại phịng uỷ thác).


10

- Vai trị thực hiện chính sách: thực hiện các chính sách kinh tế của chính

phủ, góp phần điều tiết sự tăng trưởng kinh tế và theo đuổi các mục tiêu xã hội.
1.1.3. Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại
Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng được ban hành
kèm theo Quyết định 324/1998/QĐ – NHNN1 ngày 30/09/1998 của Thống đốc
NHNN Việt Nam có quy định: “Cho vay là một hình thức của cấp tín dụng, theo đó
tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và
thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hồn trả cả gốc và lãi”.
Cho vay là một trong những nghiệp vụ tín dụng cơ bản của Ngân hàng
thương mại. Đó là việc Ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng
phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định.
Cho vay là chức năng kinh tế hàng đầu của các Ngân hàng, theo đó để tài trợ
cho chi tiêu của các doanh nghiệp, cá nhân và các cơ quan chính phủ. Hoạt động
cho vay của Ngân hàng có mối quan hệ mật thiết với tình hình phát triển kinh tế tại
khu vực Ngân hàng phục vụ, bởi vì cho vay thúc đẩy sự tăng trưởng của các doanh
nghiệp, tạo ra sức sống cho nền kinh tế. Hơn nữa thông qua các khoản cho vay của
Ngân hàng, thị trường sẽ có thêm thơng tin về chất lượng tín dụng của từng khách
hàng và nhờ đó giúp cho họ có khả năng nhận thêm các khoản tín dụng mới từ
những nguồn khác với chi phí thấp hơn.
Có nhiều cách phân loại các loại hình cho vay tùy theo các tiêu thức phân
loại,
cụ thể:
* Cho vay trực tiếp:
- Theo tính chất:
+ Cho vay sản xuất kinh doanh đối với các công ty và tổ chức kinh tế.
+ Cho vay khách hàng cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân và các tổ
chức đoàn thể xã hội.
- Theo phương thức cho vay:
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng.
+ Cho vay từng lần.
- Theo tính chất đảm bảo:



11

+ Cho vay có đảm bảo (Thế chấp, cầm cố).
+ Cho vay khơng có đảm bảo (Tín chấp).
- Theo thời hạn:
+ Cho vay ngắn hạn với thời hạn từ 01 trở xuống.
+ Cho vay trung hạn với thời hạn từ 01 năm đến 05 năm.
+ Cho vay dài hạn với thời hạn trên 05 năm.
- Theo chu kỳ vay vốn luân chuyển vốn:
+ Cho vay bổ sung vốn lưu động.
+ Cho vay dự án, đầu tư.
* Cho vay gián tiếp:
- Chiết khấu giấy tờ có giá.
- Bao thanh tốn.
* Các hình thức cho vay khác:
- Thấu chi.
- Cho vay thơng qua phát hành thẻ tín dụng.
* Bảo lãnh Ngân hàng:
- Bảo lãnh vay vốn.
- Bảo lãnh thanh toán.
- Bảo lãnh dự thầu.
- Bảo lãnh thực hiện Hợp đồng.
- Bảo lãnh hồn thanh tốn.
- Các hình thức bảo lãnh khác.
* Các hình thức cho th tài chính:
- Cho th tài chính thơng thường với ba bên tham gia: Loại hình cho thuê
này thường được vận dụng khi cho thuê tài sản thiết bị mới 100%, địi hỏi phải có
sự tham gia của ba bên là Nhà cung cấp, Bên cho thuê và Bên đi th.

- Cho th tài chính thơng thường với hai bên tham gia: Loại hình cho thuê
này thường được vận dụng khi cho thuê tài sản thiết bị cũ, đã qua sử dụng, chỉ có
hai bên là Bên cho thuê và Bên đi thuê.
- Mua và cho thuê lại: Cơng ty cho th tài chính đầu tư vốn mua tài sản của
một tổ chức hoặc cá nhân, đồng thời cho tổ chức hoặc cá nhân đó thuê lại tài sản


12

này trong một khoản thời gian nhất định, sau đó các tổ chức hoặc cá nhân có thể
mua lại tài sản này hoặc trả lại cho Ngân hàng.
- Cho thuê giáp lưng: Cơng ty cho th tài chính cho một tổ chức thuê tài
sản, mà Bên đi thuê ngoài việc sử dụng tài sản thuệ để phục vụ sản xuất kinh doanh
của mình và phải thanh tốn tiền th lại. Loại hình này nhằm khắc phục tính thời
vụ trong việc sử dụng tài sản thuê.
1.2. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại đối với khách hàng cá
nhân
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm về hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại
đối với khách hàng cá nhân
1.2.1.1. Khái niệm
Cho vay khách hàng cá nhân là hoạt động tín dụng của ngân hàng cho chủ
thể là các cá nhân, hộ gia đình và hộ, cá nhân kinh doanh. Ngân hàng tài trợ vốn
cho cá nhân, phục vụ việc sản xuất kinh doanh, tiêu dùng của cá nhân trong một
khoảng thời gian nhất định dựa trên nguyên tắc hoàn trả đúng thời hạn cả gốc và lãi.
1.2.1.2. Đặc điểm hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
- Đối tượng cho vay đối với khách hàng cá nhân thường nhu cầu vay để phục
vụ kinh doanh, kiên cố sửa chữa lại nhà cửa, xây dựng chuồng trại chăn nuôi, mua
con giống, cải tạo lại vườn hay mua nhà, ôtô,…
- Quy mô khoản vay nhỏ nhưng số lượng vay lớn: So với việc cho vay sản
xuất kinh doanh, giá trị các khoản vay cá nhân không lớn. Điều này một phần do giá

trị hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng ở mức vừa phải. Mặt khác, đa số các khách hàng vay
vốn đã có sự tích lũy từ trước đối với các tài sản có giá trị lớn, họ chỉ tìm đến Ngân
hàng với mục đích hỗ trợ cho hoạt động tiêu dùng cá nhân. Tuy quy mô khoản vay
này là nhỏ nhưng tổng quy mô cho vay của Ngân hàng lại rất lớn do số lượng khách
hàng có nhu cầu vay vốn tín dụng cá nhân lớn.
- Các khoản cho vay khách hàng cá nhân có mức lãi suất cho vay chưa linh
hoạt: Khách hàng cá nhân thường ít “nhảy cảm” với lãi suất, họ thường chỉ quan
tâm đến khoản tiền phải trả hàng tháng hơn là mức lãi suất ghi trong hợp đồng. Do
đó khác với hầu hết các khoản vay kinh doanh lãi suất được điều chỉnh theo thị
trường, lãi suất tín dụng cá nhân thường được ấn định tại một mức nhất định. Đối


13

với các khoản cho vay ngắn hạn, lãi suất thường được ấn định ngay từ đầu và không
thay đổi cho đến hết thời hạn. Đối với những khoản vay trung và dài hạn, lãi suất
cho vay thường được điều chỉnh mỗi năm một lần dựa trên cơ sở lãi suất huy động,
cộng với một biên độ nhất định tùy theo từng Ngân hàng.
- Tín dụng cá nhân có chi phí lớn nhất trong danh mục tín dụng của Ngân
hàng: Bởi quy mơ của mỗi khoản vay thường nhỏ thậm chí không đáng kể song số
lượng các khoản vay lại rất lớn. Hơn nữa, việc cập nhật các thông tin cá nhân khó
có thể đẩy đủ vá chính xác. Do đó, Ngân hàng phải thực hiện nhiều bước trong
quá trình cho vay từ lúc tiếp nhận hồ sơ, thẩm định khách hàng, giải ngân cho đến
lúc thu hồi nợ.
- Tín dụng đối với khách hàng cá nhân có độ rủi ro thấp hơn so với tín dụng
đối với cho vay khách hàng doanh nghiệp chủ yếu do dư nợ tín dụng cho mỗi một
hợp đồng vay cá nhân lại ít hơn rất nhiều, nên rủi ro dàn trải, không tập trung lại,
nếu một khoản vay cá nhân có vấn đề thì thiệt hại của Ngân hàng cũng không đáng
kể so với một hợp đồng cho vay lớn đối với các hãng kinh doanh.
- Khả năng hoàn trả vốn vay đối với các khoản cho vay KHCN phụ thuộc

vào thu nhập của người đi vay. Tuy nhiên, đối với những KHCN có thể do nhiều
yếu tố chủ quan và khách quan mà họ khơng thể thực hiện trả nợ hoặc trì hỗn trả
nợ, từ đó gây ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay chung của Ngân hàng. Nhân tố chủ
quan có thể là tình trạng tài chính của người đi vay, cơng việc làm ăn không
tốt,…ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực tài chính của khách hàng, từ đó làm giảm
khả năng trả nợ của khách hàng. Các nhân tố khách quan như hạn hán, mất mùa,
hạn mặn, dịch bệnh, sự suy thoái của nền kinh tế dẫn đến khả năng mất việc cao,…
cũng là những nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả vốn vay của khách hàng.
- Lợi nhuận từ tín dụng cá nhân lớn: Lãi suất của các khoản tín dụng cá nhân
phần lớn đều cao hơn các khoản tín dụng khác của NHTM. Điều này xuất phát từ
các khoản tín dụng cá nhân có chi phí cao và cũng có rủi ro cao nhất trong các loại
cho vay của NHTM. Mức lợi nhuận từ trên mỗi khoản tín dụng cá nhân cao, số
lượng lớn, vì vậy tồn bộ lợi nhuận từ hoạt động này là đáng kể trong tổng thu nhập
của NHTM.


14

1.2.3.Vai trị của hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân
1.2.3.1. Vai trò đối với khách hàng
Đối với tổng thể sự phát triển kinh tế của đất nước, tín dụng nói chung và tín
dụng đối với KHCN ngày càng có vai trị quan trọng, góp phần kích thích, thúc đẩy,
chuyển dịch, định hướng nền kinh tế. Hiện nay, khi nền kinh tế nước ta đang ngày
một phát triển, các cá nhân hộ gia đình cũng phải nâng cao chất lượng cuộc sống,
ổn định kinh tế. Muốn làm được điều đó, họ cần được tiếp xúc với nhiều nguồn vốn
hơn nữa.Chính vì thế tín dụng đối với KHCN ngày càng trở nên quan trọng hơn.
Tín dụng cấp cho các cá nhân sẽ tạo điều kiện cho các cá nhân có thể trang
trải các khoản chi phí sinh hoạt, học tập; giúp họ có vốn sản xuất kinh doanh, nâng
cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Nền kinh tế nước ta đang ngày một phát triển, các chi phí sinh hoạt, học tập

ngày càng tăng cao, đặc biệt là trong giai đoạn gần đây. Chính vì thế nhu cầu của
các cán bộ công nhân viên chức được sử dụng các dịch vụ vay vốn của Ngân hàng
ngày càng tăng cao. Chính vì thế, tín dụng cấp cho các cá nhân có vai trị ngày càng
quan trọng.
Ở các khu vực nơng thơn, miền núi, hải đảo, cuộc sống của người dân còn
nhiều khó khăn. Họ muốn thay đổi cách làm ăn, vươn lên thốt nghèo. Muốn làm
được điều đó, họ cũng cần có một nguồn vốn ổn định, uy tín. Các chương trình hỗ
trợ của nhà nước chỉ đáp ứng được một phần nào đó, nên tín dụng Ngân hàng đóng
vai trị then chốt trong vấn đề này.
Một Ngân hàng muốn tồn tại và phát triển tốt phải ln nỗ lực tìm kiếm và
huy động được những nguồn vốn trong xã hội, rồi từ đó đẩy mạnh cho vay và đầu
tư kiếm lời. Việc sử dụng vốn có hiệu quả hay khơng quyết định sự thành bại trong
hoạt động của Ngân hàng.
Hiện nay, điều kiện kinh tế đang ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống
của người dân cũng dần được nâng lên. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều cá nhân, hộ
gia đình đang gặp khó khăn trong q trình vươn lên làm giàu, những sinh viên
cũng khơng có nhiều cơ hội để có thể tiếp cận với những nguồn vốn để có thể kinh
doanh hoặc trang trải các khoản chi phí học tập,… Nếu biết khai thác thị trường tín
dụng đối với KHCN, thì các Ngân hàng có thể thu được một nguồn lợi không nhỏ.


15

1.2.3.2. Vai trị đối với nền kinh tế
Có thể nói rằng trong tình hình nền kinh tế nước ta hiện nay thì tín dụng
Ngân hàng là một nguồn vốn vơ cùng quan trọng giúp thúc đẩy phát triển nền kinh
tế. Có rất nhiều yếu tố, nhân tố trong nền kinh tế chịu sự ảnh hưởng và tác động qua
lại với tín dụng Ngân hàng. Trong số các loại hình tín dụng Ngân hàng thì tín dụng
đối với khách hàng cá nhân có vai trị quan trọng trong q trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, giúp chu chuyển, lưu thông lượng vốn dư thừa trong xã hội

vào sản xuất, nâng cao mức sống của người dân. Một nền kinh tế vững mạnh thì
mỗi cá thể trong đó cũng cần phải tốt. Các cá nhân có khả năng tiếp cận với các
nguồn vốn lớn như tín dụng Ngân hàng có nhiều điều kiện hơn để sản xuất kinh
doanh, trang trải các khoản chi phí, nâng cao mức sống, góp phân thúc đẩy tiêu
dùng, từ đó cũng góp phần phát triển kinh tế.
Ngày nay, nền kinh tế nước ta đang phát triển tuy nhiên tập trung chủ yếu ở
các đô thị lớn hay ở nội thành, còn ở những nơi như nơng thơn, miền núi hay hải đảo
xa xơi thì cuộc sống của người dân vẫn cịn gặp rất nhiều khó khăn. Các dự án của
Chính phủ để phát triển kinh tế ở các khu vực này đang đóng góp một phần không
nhỏ vào việc cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây. Tuy nhiên, vì
nguồn vốn của Nhà nước cũng hạn hẹp mà các khu vực trọng điểm lại nhiều, chính vì
thế, các dự án này cũng chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu của người dân. Họ cần có
một nguồn vốn thường xuyên hơn, ổn định hơn. Đó là lí do vì sao mà nguồn vốn của
Ngân hàng lại đóng một vai trị hết sức quan trọng trong việc cải thiện cuộc sống
người dân, góp phần ổn định an ninh kinh tế, chính trị và trật tự an toàn xã hội,….
Ở một phương diện khác, tín dụng cấp cho các cá nhân cũng tạo cơng ăn việc
làm cho người lao động, giúp họ an cư lạc nghiệp, ổn định kinh tế. Điều này góp
một phần dáng kể vào các chính sách vĩ mơ của Chính phủ trong cơng cuộc xóa đói
giảm nghèo, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.2.3.3. Vai trị đối với Ngân hàng
Đối với Ngân hàng thì hoạt động cho vay là quan trọng nhất vì nó mang lại
thu nhập cao nhất cho Ngân hàng, khách hàng truyền thống của Ngân hàng là khách
hàng doanh nghiệp, tuy nhiên với điều kiện kinh tế hiện nay, các cá nhân ngày càng
tham gia nhiều vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng họ không thể huy động


×