Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng một số yếu tố đến công tác phát triển quỹ đất phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị thành phố pleiku, tỉnh gia lai TT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1006.24 KB, 27 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN VĂN KHẢI
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG MỘT SỐ YẾU TỐ
ĐẾN CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT PHỤC VỤ
XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ PHÁT TRIỂN
ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ PLEIKU, TỈNH GIA LAI

Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Mã sớ

: 9.85.01.03

TĨM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2021


Cơng trình hoàn thành tại:
HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. TRẦN TRỌNG PHƯƠNG
2. TS. NGUYỄN THỊ NGỌC LANH

Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thanh Trà
Chuyên gia độc lập

Phản biện 2: PGS.TS. Trần Văn Tuấn


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Phản biện 3: PGS.TS. Đỗ Văn Nhạ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện
họp tại: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Vào hồi
giờ, ngày
tháng
năm 2021

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Trung tâm Thông tin - Thư viện Lương Định Của, Học viện Nông
nghiệp Việt Nam

0


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT
Thành phố Pleiku là trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội - chính trị của tỉnh
Gia Lai, là đơ thị loại I, phía Bắc vùng Tây Ngun, có diện tích 26.076,86 ha,
dân số khoảng 238.469 người. Câu hỏi được đặt ra, để đáp ứng quy hoạch và
phát triển của đô thị loại I, khi thành phố Pleiku xây dựng cơ sở hạ tầng và phát
triển đô thị thì làm thế nào để có được quỹ đất sạch phục vụ cho các dự án thực
hiện trong thời gian tới? Chính sách thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và đơ
thị có đồng bộ với phương án quy hoạch đã được thành phố xây dựng? Công tác
lập, quản lý quy hoạch như thế nào? Cơng tác giải phóng mặt bằng, giao đất, cho

thuê đất, thu hồi đất thực hiện có thuận lợi khơng? Sử dụng có hiệu quả quỹ đất
phục vụ cho các mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị được thuận
lợi? Công tác khai thác quỹ đất phát triển chưa đồng bộ với kế hoạch và
nguồn thu không ổn định, tác động của cơ chế thị trường làm nẩy sinh bất
cập trong quản lý sử dụng đất. Để giải quyết vấn đề này cần đánh giá đúng thực
trạng phát triển quỹ đất và xác định yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển quỹ
đất phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị làm cơ sở đề xuất các giải
pháp phát triển quỹ đất hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên đất của thành phố
Pleiku, tỉnh Gia Lai - đô thị loại I, thành phố lớn thứ 3 của vùng Tây Nguyên.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá thực trạng và xác định mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến
công tác phát triển quỹ đất phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị
trên địa bàn thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
- Đề xuất giải pháp công tác phát triển quỹ đất xây dựng cơ sở hạ tầng và
phát triển đô thị cho thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai nhằm quản lý, sử dụng có
hiệu quả quỹ đất về cơ sở hạ tầng, đô thị, phát triển đúng quy hoạch và bền vững.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác phát triển quỹ đất
và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển quỹ đất ở thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
- Thời gian nghiên cứu: Thời gian thu thập nguồn số liệu phục vụ theo yêu
cầu của đề tài từ 2010 - 2017; Thời gian thực hiện đề tài từ 2017-2020.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Nghiên cứu đã xác định được 18 yếu tố ảnh hưởng thuận đến công tác phát triển
quỹ đất phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị ở thành phố Pleiku, có
đặc trưng về địa hình, văn hóa đơ thị riêng biệt của vùng Tây Nguyên, cụ thể:
Anh hưởng thuận ở mức độ rất cao đối với phát triển quỹ đất phục vụ xây
dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đơ thị ở thành phố Pleiku gồm: Có 6 yếu tố là
yếu tố vị trí khu đất; Diện tích khu đất; Vai trò của già làng; Chính sách thu hút
đầu tư; Giá đất, tài chính đất đai; Quy hoạch sử dụng đất. Đối với thành phố
Pleiku có đặc trưng về địa hình, nếp sống, văn hóa của đồng bào và vai trò của

1


già làng có ảnh hưởng rất lớn đến cơng tác phát triển kinh tế xã hội nói chung và
phát triển quỹ đất phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đơ thị nói riêng.
Anh hưởng thuận ở mức đợ cao: Có 12 yếu tố là chính sách giao đất, cho
thuê đất; Chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Chính sách
xây dựng cơ sở hạ tầng; Kinh phí từ ngân sách Nhà nước; Kinh phí vay từ tổ
chức tín dụng; Quy hoạch tổng thể PTKTXH; Quy hoạch chung xây dựng đô
thị; Chỉnh trang đô thị; Hạ tầng giao thông; Vai trò của lãnh đạo địa phương
(phường, xã); Vai trò truyền thông, thông tin; Vai trò của tổ chức xã hội.
- Nghiên cứu đã đề xuất được 5 nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
phát triển quỹ đất phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị cho
thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu góp phần hồn thiện phương pháp luận trong quản lý sử
dụng đất, xác định mức độ ảnh hưởng một số yếu tố đến công tác phát triển quỹ đất
phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của Luận án cung cấp thêm các căn cứ để các nhà quản lý
tham khảo trong quá trình thực hiện quy hoạch, phát triển quỹ đất cho các mục
tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị phù hợp với chiến lược phát triển
KTXH của thành phố Pleiku và các địa phương có điều kiện tương tự.
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ
TẦNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
2.1.1. Khái quát về phát triển quỹ đất phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và
phát triển đô thị
a. Khái niệm và đặc điểm của cơ chế phát triển quỹ đất

Phát triển quỹ đất được hiểu là tồn bợ các hoạt đợng của q trình tạo lập
quỹ đất (các hoạt động của quy hoạch đất đai, thu hồi đất, chuyển nhượng
quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất), quản lý, điều tiết quỹ đất
(các hoạt động quản lý quỹ đất đã tạo lập được nhưng chưa được giao, cho
thuê) và phân bổ quỹ đất vào các mục đích khác nhau phục vụ phát triển kinh
tế xã hội (đưa đất vào sử dụng thông qua các hình thức giao cho chủ đầu tư để
thực hiện dự án hoặc đấu giá). (Nguyễn Thị Ngọc Lanh & cs., 2010)
b. Hình thức phát triển quỹ đất
- Hình thức phát triển quỹ đất: Thông qua hoạt động thu hồi đất, chuyển
nhượng quyền sử dụng đất và chuyển đổi đất (vị trí, diện tích) thơng qua 2 hình
thức chủ yếu là: Nhà nước thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất
bị thu hồi; Nhà đầu tư (tổ chức, hộ gia đình, cá nhân) tự thỏa thuận (nhận
2


chuyển nhượng, góp vốn, thuê lại, quyền sử dụng đất) theo quy định của pháp
luật (Đỗ Hậu & cs., 2012).
2.1.2. Vai trị của cơng tác phát triển quỹ đất xây dựng cơ sở hạ tầng và đô thị
Phát triển quỹ đất (tạo quỹ đất sạch) cho các dự án đầu tư cần phải thực
hiện đồng bộ từ nhiều yếu tố khác nhau. Nhìn chung, quỹ đất công sạch để thu
hút đầu tư có rất nhiều nguồn, trong đó từ Nhà nước thu hồi đất chỉ là một
nguồn nhất định. Trên thực tế, thách thức từ cơ chế thị trường là rất lớn làm
cho giá trị đất sạch bị suy giảm do rủi ro tham nhũng, các doanh nghiệp vừa và
nhỏ thiếu sức cạnh tranh trong tiếp cận đất đai (Đặng Hùng Võ, 2018).
2.2. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT PHỤC VỤ
XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐƠ THỊ
- Nhóm yếu tố chính sách: Chính sách về thu hút đầu tư; Chính sách giao
đất, cho thuê đất; Chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
- Nhóm yếu tố tài chính đất đai: Giá đất; Tài chính đất đai; Nguồn kinh phí
do ngân sách Nhà nước; Nguồn vốn dùng để phát triển quỹ đất; Góp vốn bằng

quyền sử dụng đất
- Nhóm yếu tố quy hoạch: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Quy hoạch sử dụng đất; Quy hoạch xây dựng; Quy hoạch ngành (quy hoạch
giao thông, quy hoạch thương mại dịch vụ…).
- Nhóm yếu tố tự nhiên và cơ sở hạ tầng: Vị trí khu đất; Diện tích khu đất;
Chỉnh trang đô thị; Hạ tầng giao thông; Điện và cấp, thốt nước
- Nhóm yếu tố vai trò cộng đồng: Vai trò của già làng và lãnh đạo địa
phương; Vai trò của tổ chức xã hội; Tham gia giám sát, quản lý quá trình thực
hiện dự án
2.3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG
VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Phát triển quỹ đất phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị là
vấn đề quan trọng trên thế giới. Ở mỗi quốc gia đều có cách thực hiện khác
nhau để phát triển quỹ đất với những nội dung khác nhau. Đề tài nghiên cứu ở
một số nước như: Australia; Pháp; Trung Quốc; Mỹ; Nhật Bản; Hàn Quốc.
2.4. THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG
VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TẠI VIỆT NAM
Luận án đã nghiên cứu tình hình phát triển quỹ đất ở Việt Nam cụ thể tại
Thành phố Hà Nội; Thành phố Hồ Chí Minh; Thành phố Đà Nẵng, TP Yên Bái.
2.5. ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Từ cơ sở khoa học, tài liệu tổng quan, nghiên cứu thực tiễn, đặc trưng địa
hình, KTXH của Pleiku và tham khảo các chuyên gia, nhà khoa học; các cán bộ
quản lý đất đai, đô thị, nguời trực tiếp làm công tác phát triển quỹ đất cho thấy có
3


5 yếu tố nội dung liên quan (yếu tố biến phụ thuộc) đến công tác phát triển quỹ
đất phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị đó là: (i) Ban hành và tổ
chức thực hiện các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý sử dụng đất; (ii) Lập
và quản lý quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị; (iii) Thu hồi

đất, giải phóng mặt bằng, giao và quản lý việc thực hiện QSDĐ; (iv) Định giá đất
và tài chính đất đai; (v) Sử dụng, khai thác có hiệu quả quỹ đất. Đây là các nội
dung mà doanh nghiệp, tổ chức và người sử dụng đất được phổ biến, chịu sự tác
động trực tiếp của cơ quan quản lý trong quá trình thực hiện.
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
- Tình hình quản lý đất đai, hiện trạng và biến động sử dụng đất giai đoạn
2010 - 2017 thành phố Pleiku
- Thực trạng công tác phát triển quỹ đất xây dựng cơ sở hạ tầng và phát
triển đô thị của thành phố Pleiku giai đoạn 2010 - 2017
- Ảnh hưởng của một số yếu tố đến công tác phát triển quỹ đất phục vụ xây
dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị của thành phố Pleiku
- Nhu cầu và định hướng phát triển quỹ đất phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng
và phát triển đô thị của thành phố Pleiku
- Đề xuất giải pháp cho công tác phát triển quỹ đất phục vụ xây dựng cở sở
hạ tầng và phát triển đô thị tại thành phố Pleiku
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Phương pháp điều tra và thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp
Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội; hiện trạng và biến
động sử dụng đất; hiện trạng cơ sở hạ tầng; hiện trạng đô thị của thành phố tại
UBND thành phố Pleiku, Phịng Tài ngun và Mơi trường, Chi nhánh văn
phòng đăng ký đất đai thành phố Pleiku, phòng Quản lý đô thị, Chi cục Thống
kê của thành phố Pleiku.
3.2.2. Phương pháp điều tra và thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp
- Đối với hộ gia đình, cá nhân:
Cỡ mẫu được tính như sau:
Trong đó: n - số phiếu cần điều tra
N
2

N - Tổng số hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi
n=
1 + N(e)
e - Sai số cho phép (5-15%)
Giai đoạn 2010-2017, trên địa bàn thành phố Pleiku có 2565 hộ gia đình, cá
nhân bị thu hồi cho xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị. Với sai số cho
phép 5%, số phiếu điều tra được xác định là 350 phiếu.
4


- Đối với cán bộ liên quan đến công tác phát triển quỹ đất, quy hoạch đô
thị: Phỏng vấn 30 cán bộ: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Gia Lai (5 người);
Sở Xây dựng tỉnh Gia Lai (2 người); UBND thành phố (1 người), phòng Tài
nguyên và Môi trường (4 người), phòng quản lý Đô thị (3 người), Trung tâm
phát triển quỹ đất TP Pleiku (4 người); Chi nhánh văn phòng ĐKĐĐ TP Pleiku
(2 người), Lãnh đạo và cán bộ địa chính các các phường, xã (9 người).
- Đối với tổ chức sử dụng đất liên quan đến công tác phát triển quỹ đất: Trên
địa bàn thành phố Pleiku giai đoạn vừa qua có khoảng 81 tổ chức (cơng ty,
doanh nghiệp…) được được giao đất, thuê đất để thực hiện các dự án liên quan
đến xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị của thành phố. Đề tài lựa chọn
điều tra ngẫu nhiên 30 doanh nghiệp, cơng ty (thực hiện các dự án có diện tích
đất trên 10 ha; số vốn đầu tư xây dựng trên 50 tỷ đồng) để phỏng vấn thu thập ý
kiến của 30 tổ chức này.
3.2.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu và phân tích số liệu
3.2.3.1. Xây dựng thang đo
Thang đo Likert (Likert, 1932) được sử dụng để đánh giá các nhóm yếu tố tác
động đến phát triển quỹ đất theo 5 mức độ: Rất cao (>=4,20); Cao (từ 3,40 đến
4,19); Trung bình (từ 2,60 đến 3,39); Thấp (từ 1,80 đến <2,59); Rất thấp (<1,80).
3.2.3.2. Xác định mối tương quan
Tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển quỹ đất xây

dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị thành phố Pleiku được xác định bằng
Spearman Rank Correlation Coefficient trong SPSS 22.0 với mức ý nghĩa 0,05
và độ tin cậy của kết quả nghiên cứu 95%. Mức độ quan hệ được đánh giá
thông qua bảng phân cấp.
3.2.4. Phương pháp so sánh
So sánh sự thay đổi diện tích đất đai, các loại đất biến động, chuyển mục đích
sử dụng đất trong giai đoạn nghiên cứu trên địa bàn thành phố Pleiku. Đánh giá so
sánh quá trình thực hiện theo quy hoạch các công trình, dự án về xây dựng cơ sở
hạ tầng và đô thị cũng như phân tích hiệu quả, thuận lợi khó khăn đến quá trình
thực hiện dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị của thành phố Pleiku.
3.2.5. Phương pháp minh họa bằng bản đồ, sơ đồ
Sử dụng bản đồ để mô phỏng, kiểm chứng các thông tin liên quan đến quá
trình xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị. Sử dụng sơ đồ để diễn giải
các số liệu điều tra về đất đai, cơ sở hạ tầng, điều kiện kinh tế xã hội và kết quả
nghiên cứu về xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị ở thành phố Pleiku.
3.2.6. Phương pháp chuyên gia
Hội thảo xin ý kiến chuyên gia về một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát
triển quỹ đất phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị. Trong thời gian
nghiên cứu tác giả đã nhiều lần xin ý kiến các chuyên gia, nhà quản lý đất đai, xây
5


dựng, các nhà khoa học tại các buổi báo cáo tiến độ thực hiện đề tài và hội thảo
khoa học đề tài tại khoa Quản lý đất đai, Học viện Nơng nghiệp Việt Nam.
3.2.7. Phương pháp phân tích SWOT
Dùng để phân tích định tính về các mặt điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và
thách thức của phát triển quỹ đất xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị
của thành phố Pleiku.
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ

PLEIKU, TỈNH GIA LAI
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thành phố Pleiku là đơ thị loại I, phía Bắc Tây Ngun, có tổng diện tích tự
nhiên là 26.076,86 ha, là trung tâm chính trị, văn hố và kinh tế - xã hội. Địa
hình thành phố Pleiku có xu hướng thấp dần về hai phía Tây Bắc và Đơng Nam.
Độ cao của Pleiku 785 m, cao hơn so với độ cao trung bình tồn cao ngun,
Pleiku có hai đỉnh cao hơn 1000 m, ở phía Bắc có đỉnh Chư Jơr (1.042 m), phía
Nam có đỉnh Hàm Rồng (1.028 m). Thành phố Pleiku mang nét đặc trưng khí hậu
nhiệt đới gió mùa, mùa hè mát dịu, mùa đông khô và lạnh, biểu hiện là sự phân hoá
và tương phản sâu sắc giữa hai mùa. Mùa mưa từ tháng 5 - 10, mùa khô từ tháng
11 - 4 năm sau, tổng số giờ nắng trung bình 2.292 giờ/năm.
4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội
Nền kinh tế của Thành phố Pleiku đã có những bước chuyển biến tích cực.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm giai đoạn 2010-2017 đạt
12%/năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng định hướng, tỷ trọng công
nghiệp - xây dựng tăng từ 33% (năm 2010) lên 41,8% (năm 2017), thương mại dịch vụ đạt 53,53 %, nông nghiệp đạt 4,67%. Trong từng ngành kinh tế kỹ thuật
đã từng bước đổi mới công nghệ, cơ cấu sản xuất theo hướng gắn sản xuất với thị
trường. Các ngành dịch vụ có bước chuyển biến tích cực đáp ứng tốt hơn nhu
cầu ngày càng đa dạng về sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân.
Cùng với tốc độ đơ thị hóa đạt mức ấn tượng hơn 72%, Pleiku đang từng bước
đáp ứng các tiêu chí của một đô thị văn minh, hiện đại. (UBND TP Pleiku, 2017)
4.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI, HIỆN TRẠNG VÀ BIẾN ĐỘNG SỬ
DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2010 - 2017 THÀNH PHỐ PLEIKU
4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất thành phố Pleiku năm 2017
Tổng diện tích tự nhiên của thành phố Pleiku là 26.076,86 ha, quỹ đất của
thành phố được sử dụng theo 03 nhóm đất chính như sau: Nhóm đất nơng
nghiệp là 18.879,62 ha, chiếm 72,40% tổng diện tích tự nhiên; Nhóm đất phi
nơng nghiệp là 6.861,88 ha, chiếm 26,31% tổng diện tích tự nhiên; Nhóm đất
chưa sử dụng là 335,36 ha, chiếm 1,29% tổng diện tích tự nhiên (UBND thành
6



phố Pleiku, 2018). Nhìn chung, hiện trạng sử dụng đất của thành phố Pleiku phản
ánh đúng thực trạng sử dụng đất trong những năm qua, cơ cấu sử dụng đất chuyển
dịch theo hướng hợp lý để phù hợp điều kiện tự nhiên và đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế xã hội.
4.2.2. Biến động sử dụng đất thành phố Pleiku giai đoạn 2010 - 2017
Tổng diện tích tự nhiên của thành phố Pleiku năm 2017 là 18.879,62 ha
tăng so với năm 2010 là 1.068,71 ha, nguyên nhân giảm tổng diện tích tự nhiên
là do do phương pháp kiểm kê đất đai của năm 2014, theo Thông tư 28/TTBTNMT khác với kiểm kê năm 2010 theo Thông tư số 08/2007/TTBTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực
hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
Đơn vị tính:ha

Hình 1. Biến động sử dụng đất thành phố Pleiku giai đoạn 2010-2017
4.2.3. Công tác đầu tư xây dựng cơ bản, chỉnh trang đô thị, quản lý và quy
hoạch đô thị
Tổng số vốn đầu tư phát triển đầu tư xây dựng cơ bản là 3.821,3 tỷ đồng,
đạt 69,8% so với kế hoạch vằtng 14,27%. Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản
năm 2017 của Thành phố bố trí 202,65 tỷ đồng cho 55 công trình khởi công
mới và 5 công trình chuyển tiếp từ các năm trước sang. Năm 2017, thành phố
Pleiku triển khai thực hiện 13 dự án, trong đó, 02 dự án là Khu dân cư đường
Lê Duẩn và Đường Hồ Chí Minh đoạn tuyến tránh đơ thị Pleiku đã hồn thành.
Thu hồi giải phóng mặt bằng 193.464 m2 đất (tiến độ thực hiện đạt 95%) của
02 tổ chức và 109 hộ gia đình, cá nhân, với tổng kinh phí đã chi trả: 70,609 tỷ
đồng. Thực hiện 05 dự án đấu giá quyền sử dụng đất, đã bán đấu giá đất tại
Khu QHPL thôn Tiên Sơn 3, xã Tân Sơn, Kè chống sạt lở suối Hội Phú và Khu
dân cư đường Lê Duẩn với tổng số lô đấu thành: 136 lô, thu tiền SDĐ nộp
NSNN: 100,658 tỷ đồng (UBND thành phố Pleiku, 2018d)
4.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT PHỤC VỤ XÂY
7



DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ CỦA THÀNH PHỐ
PLEIKU GIAI ĐOẠN 2010 - 2017
4.3.1. Công tác phát triển quỹ đất của thành phố Pleiku giai đoạn 2010-2017
Trong giai đoạn 2010 - 2017, thành phố Pleiku đã triển khai 276 dự án thu
hồi đất với tổng diện tích 987,40 ha, liên quan tới 2.566 hộ dân để phát triển quỹ
đất. Để thực hiện 276 dự án phát triển quỹ đất trong 7 năm từ 2010 - 2017, thành
phố Pleiku đã thu hồi 987,40 ha đất bao gồm đất ở (38,77 ha); đất phi nông nghiệp
không phải là đất ở (41,27 ha); đất trồng lúa nước (53,24 ha); đất trồng cây hàng
năm khác (107,48 ha); đất trồng cây lâu năm (494,92 ha); đất rừng sản xuất (20,42
ha); đất nông nghiệp khác (17,05 ha); còn loại là các loại đất khác (214,25 ha).
Bảng 4.1. Kết quả công tác phát triển quỹ đất của thành phố Pleiku
giai đoạn 2010-2017
Diện tích loại đất bị thu hồi phục vụ phát triển quỹ đất (ha)
ST
T

1
2
3
4
5
6
7
8

Mục đích phát
triển quỹ đất


Sớ
dự
án

Đất ở (đất phát triển
80
đơ thị và khu dân cư)
Đất xây dựng trụ
5
sở cơ quan
Đất xây dựng công
34
trình sự nghiệp
Đất QP-AN
6
Đất sản xuất, kinh
39
doanh phi nông nghiệp
Đất phát triển hạ tầng
52
Đất sinh hoạt cộng
51
đồng
Đất cơ sở tơn giáo,
9
tín ngưỡng
Tổng
276

Tổng

diện
tích
(ha)

Đất
PNN
Đất ở khơng LUC
phải là
đất ở

HNK

302,64

27,26

18,53

8,06

9,38

0,02

0,20

-

6,00


20,81

0,16

1,92

0,50

5,54

213,39

-

134,82

-

300,22

10,49

4,96

0,54

1,18

0,30


987,40

38,77

- 24,29
15,36

CLN

56,04 171,42

RSX

7,33

-

14,00

0,96

-

-

2,20

6,50

-


-

6,19

0,00 148,10

-

-

41,00

1,22

14,64

97,14

2,84 19,17

24,96

68,22 13,09

2,42

-

-


-

41,27 53,24

Các
loại đất
khác

NKH

6,46
17,05

144,40

-

-

0,11

1,89

-

0,19

0,69


-

-

-

107,48 494,92 20,42

17,05

214,25

Nguồn: UBND Thành phố Pleiku (2010 - 2017)

4.3.2. Kết quả công tác phát triển quỹ đất xây dựng khu đô thị mới và phát
triển khu dân cư
Giai đoạn 2010-2017, để phát triển đồng bộ quy hoạch các khu vực dân cư,
khu đô thị đáp ứng theo các mục tiêu, tiêu chí thành phố Pleiku lên đô thị loại I
vào năm 2020. Thực hiện mục đích xây dựng đơ thị, khu dân cư, chỉnh trang
đô thị trong giai đoạn 2010-2017, thành phố Pleiku đã thực hiện thu hồi đất của
366 hộ gia đình, cá nhân, trong đó có 87 trường hợp phải tiến hành di chuyển
đến nơi ở mới.
Bảng 4.2. Kết quả công tác phát triển quỹ đất xây dựng khu đô thị mới,
8


đấu giá quyền sử dụng đất và phát triển khu dân cư của thành phố Pleiku
giai đoạn 2010 - 2017
STT


1

2
3
4

5

6

Tổng
diện
tích
(ha)

Diện tích loại đất bị thu hồi để phát triển quỹ đất (ha)
Đất PNN
Các
Đất
không
loại
LUC BHK CLN RSX

phải là
đất
đất ở
khác

10,38


1,38

-

-

-

9,00

-

-

49,05

2,54

2,30

-

28,59

15,62

-

-


4,33

3,89

0,33

-

0,11

-

-

-

165,91 2,24

12,08

8,06

9,22

112,98

7,33

14,00


72,08 17,15

2,99

-

18,12

33,82

-

-

0,89

0,06

0,83

-

-

-

-

-


302,64 27,26

18,53

8,06

7,33

14,00

Tổng hợp dự án
Dự án Mở rộng khu đô
thị mới Hoa Lư Phù
Đổng (1 dự án)
Dự án Quy hoạch đấu
giá quyền sử dụng đất
(33 dự án)
Dự án TĐC (11 dự án)
Dự án Quy hoạch khu
dân cư mới theo quy
hoạch xây dựng chỉnh
trang đô thị (20 dự án)
Dự án Quy hoạch hạ
tầng kỹ thuật phục vụ
giao đất ở (11 dự án)
Dự án Thu hồi đất phi
nông nghiệp để chuyển
đấu giá (4 dự án)
Tổng


56,04 171,42

(Nguồn: UBND Thành phố Pleiku (2010 - 2017)

4.3.3. Kết quả phát triển quỹ đất dự án xây dựng cơng trình trụ sở cơ quan
Thành phố Pleiku đã sử dụng 9,38 ha đất vào mục đích xây dựng, cải tạo, mở
rộng trụ sở cơ quan với tổng số dự án được đầu tư là 5 dự án chiếm 0,95% tổng
diện tích phát triển quỹ đất (thu hồi đất của 09 hộ dân).
Bảng 4.3. Kết quả phát triển quỹ đất dự án xây dựng cơng trình trụ sở cơ quan
của thành phố Pleiku giai đoạn 2010 - 2017
STT

1
2
3
4
5

Tổng hợp dự án
Trụ sở làm việc của Đoàn Đại biểu
Quốc Hội tỉnh Gia Lai
Xây dựng trụ sở hội trường UBND
phường Trà Bá
Trụ sở làm việc và vườn ươm của Công
ty cổ phần công trình đô thị Gia Lai
Mở rộng Hoa Viên Quang Trung
Trụ sở Trung tâm điều dưỡng người
có cơng Gia Lai
Tổng


Tổng
diện
tích
(ha)

Diện tích loại đất bị thu hồi để phát triển
quỹ đất (ha)
Đất PNN
Các
Đất ở không phải BHK CLN loại đất
là đất ở
khác

0,11

-

0,11

-

-

-

0,05

-

0,05


-

-

-

6,00

-

-

6,00

-

-

0,22

0,02

-

-

-

0,20


3,00

-

0,04

-

0,96

2,00

9,38

0,02

0,20

6,00

0,96

2,20

Nguồn: UBND Thành phố Pleiku (2010 - 2017)

9



4.3.4. Kết quả phát triển quỹ đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất giáo
dục, y tế và thể thao
Trong giai đoạn 2010 - 2017, trên toàn thành phố Pleiku đã triển khai thực hiện
34 dự án (bảng 4.4) về xây dựng, cải tạo, mở rộng các công trình sự nghiệp, tập
trung vào các trường học, bệnh viện, thể thao với tổng diện tích 20,81 ha quỹ
đất (chiếm 2,11% so với tổng diện tích được phát triển quỹ đất).
Bảng 4.4. Kết quả phát quỹ đất xây dựng cơng trình sự nghiệp,
đất giáo dục, y tế và thể thao của thành phố Pleiku giai đoạn 2010 - 2017
STT

1
2
3
4

Tổng hợp dự án

Dự án QH đất giáo dục
(23 dự án)
Dự án QH đất thể thao (5
dự án)
Dự án QH đất y tế (5 dự án)
Dự án Quy hoạch đất nhà
văn hóa (1 dự án)
Tổng

Tổng
diện
tích
(ha)


Diện tích loại đất bị thu hồi để phát triển quỹ đất
(ha)
Đất PNN
Đất
Các loại
không phải LUC BHK CLN

đất khác
là đất ở

9,42

0,15

1,21

0,50

1,55

2,81

3,20

6,99

0,01

-


-

3,99

-

2,99

4,33

-

0,64

-

-

3,69

-

0,07

-

0,07

-


-

-

-

20,81

0,16

1,92

0,50

5,54

6,50

6,19

(Nguồn: UBND Thành phố Pleiku (2010 - 2017)

4.3.5. Kết quả phát triển quỹ đất xây dựng cơng trình đất an ninh - quốc phịng
Trong đó diện tích phát triển quỹ đất xây dựng công trình đất an ninh - quốc
phòng lấy từ đất trồng lúa nước với diện tích 24,29 ha; từ đất trồng cây lâu năm
với diện tích 148,10 ha và 41,0 ha từ các loại đất khác (bảng 4.5).
Bảng 4.5. Kết quả phát triển quỹ đất xây dựng cơng trình đất an ninh,
quốc phịng của thành phố Pleiku giai đoạn 2010 - 2017
STT

1
2
3
4
5
6

Tổng
diện
tích
(ha)
9,80
0,09

Tổng hợp dự án

Giao đất cho Bộ chỉ huy quân sự Tỉnh
Giao đất cho cục 11 - Tổng cục 2
Thu hồi đất của Kho CK 54, xã Trà Đa, và giao
148,10
đất cho đơn vị khác
Thu hồi đất của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh bàn
7,60
giao địa phương quản lý
Thu hồi đất của Binh Đoàn 15 chuyển thành đất ở
6,80
Thu hồi đất do UBND thành phố quản lý, giao đất
41,00
cho Quân khu 5 tại khu vực kho đạn Biển Hồ
Tổng

213,39

Diện tích loại đất bị thu hồi
phát triển quỹ đất (ha)
Các loại
LUC
CLN
đất khác
9,80
0,09
-

148,10

-

7,60

-

-

6,80

-

-

-


-

41,00

24,29

148,10

41,00

Nguồn: UBND thành phố Pleiku (2010-2017)

10


4.3.6. Kết quả phát triển quỹ đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
Giai đoạn 2010-2017, thành phố Pleiku đã thực hiện 39 dự án về đất sản
xuất kinh doanh phi nông nghiệp, thương mại dịch vụ, chợ… với tổng diện tích
đất là 134,82 ha (chiếm 13,65% so với tổng diện tích phát triển quỹ đất). Để có
được quỹ đất này, thành phố đã thực hiện thu hồi đất của 156 hộ gia đình, cá
nhân (chủ yếu liên quan đến đất của hộ gia đình cá nhân nhưng không phải là
đất ở là 15,36 ha). Các dự án như: Dự án mở rộng khu công nghiệp Trà Đa giai
đoạn 2 (1 dự án) với diện tích 72,76 ha; Dự án Quy hoạch đất trung tâm thương
mại dịch vụ (15 dự án) với diện tích 22,66 ha; Dự án Quy hoạch đất sản xuất
kinh doanh phi nông nghiệp (14 dự án) với diện tích 12,00 ha; Dự án Quy
hoạch đất chợ (3 dự án) với diện tích 5,64 ha; Dự án Quy hoạch khu du lịch
sinh thái (6 dự án) với diện tích 21,76 ha.
4.3.7. Kết quả phát triển quỹ đất phục vụ mục đích phát triển cơ sở hạ tầng
(phát triển giao thông, năng lượng)
Giai đoạn 2010-2017, thành phố Pleiku đã cho triển khai 52 dự án phục vụ

mục đích cơng cộng với tổng diện tích là 300,22 ha (chiếm 30,41% tổng diện
tích phát triển quỹ đất). Đối với một thành phố khu vực Tây Nguyên như
Pleiku, việc tập trung đầu tư cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật là một hướng đi đúng
đắn, là bước tiền đề để thúc đẩy các ngành nghề khác phát triển. Các dự án
như: Dự án Mở rộng và cải tạo đường giao thông (16 dự án) với diện tích
31,84 ha; Dự án Quy hoạch đường giao thông phục vụ chỉnh trang khu đô thị
(12 dự án) với diện tích 100,43 ha; Dự án Quy hoạch đường giao thông phục
vụ chỉnh trang khu đô thị (12 dự án) diện tích 2,80 ha; Dự án Điện gió và năng
lượng mặt trời (2 dự án) với diện tích 120,00 ha; Dự án Quy hoạch đường dây
điện và các trạm biến áp (12 dự án) với diện tích 45,15 ha.
4.3.8. Kết quả phát triển quỹ đất phục vụ sinh hoạt cộng đồng
Giai đoạn 2010-2017, thành phố Pleiku đã cho triển khai thực hiện tới 51
dự án phục vụ mục đích sinh hoạt cộng đồng cho nhân dân trên địa bàn 23
phường xã của thành phố Pleiku, với tổng diện tích là 4,96 ha chiếm 0,50%
tổng diện tích phát triển quỹ đất. (thu hồi đất của 28 hộ dân). Các dự án như
Xây mới hội trường tổ dân phố ở các phường (28 dự án) với diện tích 1,92 ha;
Xây mới hội trường thôn ở các xã (17 dự án) với diện tích 2,14 ha và Quy
hoạch nhà sinh hoạt cộng đồng (6 dự án) với diện tích 0,90 ha.
4.3.9. Kết quả phát triển quỹ đất phục vụ mục đích tơn giáo tín ngưỡng
Giai đoạn 2010-2017, thành phố Pleiku đã cho triển khai thực hiện 9 dự án
phục vụ mục đích tơn giáo tín ngưỡng cho nhân dân trên địa bàn 23 phường, xã
của thành phố Pleiku, với tổng diện tích là 1,18 ha. Với các dự án như sau: Mở
11


rộng chùa Thiền Sơn tại thôn 3 xã An Phú (0,19 ha); Giao đất cho Chi hội tin
lành Plei KơTu Wâu - Chư Á (0,22 ha); Chùa Phổ Hiền: CMĐ thành đất cơ sở
tôn giáo (0,10 ha); Giao đất cho Chùa Phước Hòa (0,17 ha); Thu hồi đất, giao đất
cho Tịnh xá Ngọc Nghiêm (0,10 ha); Thu hồi đất, giao đất cho Tịnh xá Ngọc
Nguyên (0,10 ha); Thu hồi đất, giao đất cho Tịnh xá Ngọc Hoàng (0,10 ha); Thu

hồi đất, giao đất cho Chùa Vạn Tường (0,10 ha); Thu hồi đất, giao đất cho Chùa
Vạn Phật (0,10 ha). Trong 1,18 ha có 0,30 ha lấy từ đất ở (liên quan đến 4 hộ
dân); 0,69 ha đất trồng cây lâu năm và 0,19 ha đất trồng cây hàng năm khác.
4.4. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN CÔNG TÁC
PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT PHỤC VỤ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ
PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ CỦA THÀNH PHỐ PLEIKU
4.4.1. Đánh giá của người dân đến công tác phát triển quỹ đất phục vụ xây
dựng hạ tầng và phát triển đô thị trên địa bàn thành phố Pleiku
4.4.1.1. Ảnh hưởng của nhóm yếu tố chính sách đến cơng tác phát triển quỹ đất
phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đơ thị của thành phố Pleiku
Nhóm các yếu tố cơ chế chính sách được kiểm định, đánh giá mức độ ảnh
hưởng đến công tác phát triển quỹ đất tại thành phố Pleiku, cụ thể như sau:
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của nhóm yếu tố chính sách đến phát triển quỹ đất phục
vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị tại thành phố Pleiku

Yếu tớ chính sách

Hệ sớ tương quan rs (Spearman Rank Corrrelation
Coefficient)
Ban hành
Lập và THĐ, GPMB,
Sử dụng
và tổ chức
quản lý giao và quản Định giá có hiệu
thực hiện
quy
lý việc thực
đất
quả quỹ
các văn bản

hoạch hiện QSDĐ
đất
pháp luật
**
**
**
**
0,629
0,846
0,702
0,792
0,783**
0,478** 0,659**
0,515**
0,623** 0,615**

Chính sách thu hút đầu tư
Chính sách giao đất, cho thuê đất
Chính sách thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ,
0,524** 0,573**
0,450**
0,559** 0,531**
tái định cư
Chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng
0,526** 0,655**
0,503**
0,605** 0,555**
Chính sách phát triển đô thị
0,300** 0,432**
0,353**

0,362** 0,411**
Ghi chú: THĐ: Thu hồi đất; GPMB: Giải phóng mặt bằng; QSDĐ: Quyền sử dụng đất; ** P <0,01; n = 350.

* Chính sách thu hút đầu tư
Chính sách thu hút đầu tư có mối quan hệ thuận ở mức độ rất cao đến phát
triển quỹ đất phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị. Kết quả trên
phản ánh thực tế khi quyết định đầu tư, yếu tố nhà đầu tư ln quan tâm đó là
mặt bằng thực hiện dự án, tính ổn định về sử dụng đất tại nơi đầu tư và nguồn
vốn có thể huy động được khi tiến hành đầu tư.
* Chính sách giao đất, cho thuê đất
Chính sách giao đất, cho thuê đất có mối quan hệ thuận ở mức độ cao đến phát
12


triển quỹ đất phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị. Thực tế là
trong quá trình giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
phải căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được phê duyệt. Việc lập
và quản lý QH, KHSDĐ được quan tâm, điều chỉnh kịp thời, chất lượng và tính
khả thi cao. Tuy nhiên, đối với khai thác có hiệu quả quỹ đất, cơ chế quản lý và tổ
chức thực hiện còn nhiều bất cập, chưa có chế tài bắt buộc cung cấp các thơng tin
trong quá trình khai thác hiệu quả quỹ đất...
* Chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Chính sách thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có mối quan hệ thuận ở mức
độ cao đến phát triển quỹ đất phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đơ
thị. Nhìn chung, chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được áp
dụng cho các đối tượng cụ thể như thực hiện các khu quy hoạch phục vụ tái định
cư, bệnh viện đa khoa, xây dựng đường giao thông, khu đô thị...
* Chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng
Chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng có mối quan hệ thuận ở mức độ cao đến
phát triển quỹ đất phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đơ thị. Trong

q trình ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật hay quy hoạch, quản
lý quy hoạch thì việc tổ chức không gian sống cho con người yêu cầu phải đồng bộ
cả về HTKT và HTXH. Tuy nhiên trong phần giao và quản lý thực hiện quyền sử
dụng đất thì được đánh giá ở mức thấp, do phần lớn nhu cầu của người dân chưa
quan tâm đến quyền sử dụng đất của mình một cách đúng mức (có trường hợp
nhận tiền bồi thường, nhưng thời gian sau thấy Nhà nước chưa thực hiện dự án thì
người dân lại đòi lại đất của mình đã được Nhà nước bồi thường…).
* Chính sách phát triển đơ thị
Chính sách phát triển đơ thị có mối quan hệ thuận ở mức độ trung bình đến
phát triển quỹ đất phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị. Kết quả
đánh giá trên phản ánh mức độ ảnh hưởng của chính sách phát triển đơ thị đến các
nội dung phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng và đô thị ở thành phố Pleiku ở mức độ
trung bình. Nhìn chung, chính sách phát triển đơ thị nếu khơng bố trí được cụ thể
vị trí, diện tích, ranh giới và phương án tổ chức không gian công trình trên bản đồ
quy hoạch là khó khả thi.
4.4.1.2. Ảnh hưởng của nhóm yếu tố tài chính đến cơng tác phát triển quỹ đất
phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đơ thị của thành phố Pleiku
Nhóm các yếu tố tài chính được kiểm định, đánh giá mức độ ảnh hưởng đến
công tác phát triển quỹ đất thành phố Pleiku, cụ thể như sau:
* Yếu tố giá đất, tài chính đất đai
Giá đất, tài chính đất đai có mối quan hệ thuận ở mức độ rất cao đến phát
13


triển quỹ đất phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị. Giá đất là
biểu hiện của giá trị của đất đai. Giá đất bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế và
phi kinh tế. Các yếu tố thuần tuý kinh tế trên thị trường, bao gồm cung và cầu về
đất đai. Vì vậy, yếu tố giá đất, tài chính đất đai ảnh hưởng rất lớn đối với xây
dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị trên địa bàn thành phố Pleiku.
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của nhóm yếu tố tài chính ảnh hưởng đến phát triển quỹ

đất phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị của thành phố Pleiku
Hệ số tương quan rs (Spearman Rank Correlation Coefficient)
Ban hành và tổ Lập và THĐ, GPMB,
Sử dụng có
Yếu tớ tài chính
chức thực hiện quản lý giao và quản lý Định
hiệu quả quỹ
các văn bản
quy
việc thực hiện giá đất
đất
pháp luật
hoạch
QSDĐ
Giá đất, tài chính đất đai
0,602** 0,821**
0,683** 0,765**
0,760**
Kinh phí từ ngân sách Nhà nước
0,508** 0,737**
0,633** 0,685**
0,650**
Kinh phí vay từ tổ chức tín dụng
0,501** 0,630**
0,511** 0,581**
0,625**
**
**
**
**

Góp vốn bằng quyền sử dụng đất
0,418
0,581
0,425 0,532
0,527**
Ghi chú: THĐ: Thu hồi đất; GPMB: Giải phóng mặt bằng; QSDĐ: Quyền sử dụng đất; ** P <0,01; n = 350.

* Yếu tố kinh phí từ ngân sách Nhà nước
Kinh phí từ ngân sách Nhà nước có mối quan hệ thuận ở mức độ thuận ở mức
cao đến phát triển quỹ đất phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị.
Nhìn chung, việc phân cấp chi ngân sách còn có tính chất phân chia đồng đều
nhiệm vụ giữa các địa phương có quy mơ, đặc thù kinh tế - chính trị - xã hội rất
khác nhau, dẫn tới phân tán nguồn ngân sách, hạn chế hiệu quả chi ngân sách
và cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới các quyết định chi tiêu có tính
chất phong trào thời gian qua. Nên việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn
bản pháp luật được đánh giá ảnh hưởng ở mức độ trung bình.
* Yếu tố kinh phí vay từ tở chức tín dụng
Kinh phí vay từ tổ chức tín dụng có mối quan hệ thuận ở mức độ cao đến phát
triển quỹ đất phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị. Phương thức
vay từ các tổ chức tín dụng thường chịu rủi ro vì tín dụng được áp dụng đối với
cho vay lại các đơn vị đủ điều kiện quy định trong Luật Quản lý nợ công thực
hiện các dự án đầu tư được cấp thẩm quyền cho phép sử dụng vốn vay. Vì vậy,
đối với thành phố Pleiku hình thức vay từ các tổ chức tín dụng chưa cao. Trong
thời gian tới thành phố cần quan tâm hơn về hình thức này để thúc đẩy phát
triển xây dựng cơ sở hạ tầng và đô thị.
* Yếu tố góp vốn bằng quyền sử dụng đất
Góp vốn bằng quyền sử dụng đất có mối quan hệ thuận ở mức độ trung bình
đến phát triển quỹ đất phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị.
14



Việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất giúp cho người có quyền sử dụng đất và
người cần đất có thể tiếp cận với các hình thức kinh doanh trên cơ sở hợp tác.
Tuy nhiên, hình thức góp vốn bằng quyền sử dụng đất là một hình thức có
nhiều ưu điểm nhưng khơng phải lúc nào cũng có thể thực hiện được.
4.4.1.3. Ảnh hưởng của nhóm yếu tố quy hoạch đến công tác phát triển quỹ đất
phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị của thành phố Pleiku
Nhóm các yếu tố quy hoạch được kiểm định, đánh giá mức độ ảnh hưởng
đến công tác phát triển quỹ đất thành phố Pleiku, cụ thể ở bảng 4.8.
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của nhóm yếu tố quy hoạch ảnh hưởng đến phát triển
quỹ đất phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị
của thành phố Pleiku
Yếu tố quy hoạch

Hệ số tương quan rs (Spearman Rank Correlation Coefficient)
Ban hành và
THĐ, GPMB,
Sử dụng
tổ chức thực Lập và quản giao và quản lý Định giá có hiệu
hiện các văn lý quy hoạch việc thực hiện
đất
quả quỹ
bản pháp luật
QSDĐ
đất
0,521**
0,696**
0,539** 0,671** 0,649**
0,542**
0,768**

0,575** 0,651** 0,752**
0,428**
0,611**
0,516** 0,599** 0,549**

Quy hoạch tổng thể PTKTXH
Quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch chung xây dựng đô thị
Quy hoạch ngành (Giao thông,
0,293**
0,381**
0,269** 0,349** 0,341**
thương mại dịch vụ…)
Ghi chú: THĐ: Thu hồi đất; GPMB: Giải phóng mặt bằng; QSDĐ: Quyền sử dụng đất; ** P <0,01; n = 350.

* Yếu tố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội
Yếu tố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội có mối quan hệ thuận ở
mức độ cao đến phát triển quỹ đất phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển
đô thị. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế là hoạt động cụ thể hóa chiến lược
phát triển kinh tế xã hội nhằm xác định cơ cấu ngành không gian phù hợp giúp
phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Quy hoạch tổng thể tác động trực tiếp đến
quy hoạch sử dụng đất nên có thể nói đây là yếu tố quan trọng và tác động lớn
đến việc phát triển quỹ đất.
* Yếu tố quy hoạch sử dụng đất
Yếu tố quy hoạch sử dụng đất có mối quan hệ thuận ở mức độ rất cao đến phát
triển quỹ đất phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị. Các dự án
được phê duyệt đầu tư thì buộc phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp với quy
hoạch sử dụng đất. Vì vậy, công tác lập quy hoạch sử dụng đất là rất quan
trọng đối với công tác phát triển quỹ đất cho các dự án triển khai trên địa bàn
thành phố Pleiku.

* Yếu tố quy hoạch chung xây dựng đô thị
Yếu tố quy hoạch chung xây dựng đô thị có mối quan hệ thuận ở mức độ cao
15


đến phát triển quỹ đất phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị. Quy
hoạch xây dựng đô thị định hướng tổ chức không gian vùng, không gian đô thị
và điểm dân cư đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tạo
lập mơi trường sống thích hợp cho người dân sống tại thành phố Pleiku, đảm
bảo kết hợp hài hòa, đáp ứng được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội,
quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.
* Yếu tố quy hoạch ngành (giao thông, thương mại dịch vụ…)
Yếu tố quy hoạch ngành có mối quan hệ thuận ở mức độ trung bình đến phát
triển quỹ đất phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị. Thực tế cho
thấy, các quy hoạch ngành phải dựa trên nên của các quy hoạch khác. Vậy nên
yếu tố quy hoạch ngành cần phải được xem xét trước khi đưa ra thực hiện
nhằm đem lại hiệu quả cao nhất về kinh tế - xã hội và đảm bảo môi trường, an
ninh quốc phòng của địa phương.
4.4.1.4. Ảnh hưởng của nhóm yếu tố tự nhiên và cơ sở hạ tầng đến công tác phát
triển quỹ đất phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị thành phố Pleiku
Để đánh giá ảnh hưởng của công tác phát triển quỹ phục vụ xây dựng cơ sở
hạ tầng và phát triển đô thị của thành phố Pleiku, cụ thể ở bảng 4.9.
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của nhóm yếu tố tự nhiên và cơ sở hạ tầng ảnh hưởng đến
phát triển quỹ đất phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị của
thành phố Pleiku
Hệ số tương quan rs (Spearman Rank Correlation Coefficient)
Ban hành và tổ
Lập và THĐ, GPMB, giao
Sử dụng có
Yếu tớ cơ sở hạ tầng

Định giá
chức thực hiện cácquản lý quyvà quản lý việc thực
hiệu quả
đất
văn bản pháp luật hoạch
hiện QSDĐ
quỹ đất
Vị trí khu đất
0,632**
0,773**
0,657** 0,753**
0,739**
**
**
**
**
Diện tích khu đất
0,558
0,800
0,628
0,788
0,674**
**
**
**
**
Chỉnh trang đơ thị
0,466
0,627
0,595

0,611
0,536**
**
**
**
**
Hạ tầng giao thơng
0,411
0,649
0,476
0,624
0,513**
**
**
**
**
Điện và cấp, thốt nước
0,363
0,474
0,438
0,434
0,473**
Ghi chú: THĐ: Thu hồi đất; GPMB: Giải phóng mặt bằng; QSDĐ: Quyền sử dụng đất; ** P <0,01; n = 350.

* Yếu tố vị trí khu đất
Vị trí khu đất là một trong những tiêu chí quan tâm hàng đầu đối với lơ đất
của người sử dụng đất vào mục đích để ở, kinh doanh, sản x́t phi nơng
nghiệp. Yếu tố vị trí khu đất có mối quan hệ thuận ở mức độ rất cao đến phát triển
quỹ đất phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị.
* Yếu tố diện tích khu đất

Yếu tố diện tích khu đất có mối quan hệ thuận ở mức độ rất cao đến phát
triển quỹ đất phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị. Đối với ban
hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, THĐ, GPMB, giao và quản lý
16


việc thực hiện QSDĐ, diện tích khu đất chỉ ảnh hưởng đến một số nội dung
như quy định về hạn mức giao đất, cho th đất, diện tích cơng nhận đất ở với
trường hợp khơng có giấy tờ....
* Yếu tố chỉnh trang đơ thị
Yếu tố chỉnh trang đơ thị có mối quan hệ thuận ở mức độ cao đến phát triển
quỹ đất phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị. Vì chỉnh trang và
phát triển đơ thị chính là tổ chức lại cuộc sống của dân cư, cải thiện điều kiện
sống, tăng mức độ tiếp cận của người dân với các dịch vụ công; tạo môi trường
sống tốt hơn, hợp lý, hài hòa với không gian kiến trúc, cảnh quan xung quanh;
phù hợp với sự phát triển chung của đơ thị đặc biệt; góp phần nâng cao chất
lượng cuộc sống nhân dân nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng thành phố có
chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại và nghĩa tình.
* Yếu tố hạ tầng giao thơng
Yếu tố hạ tầng giao thơng có mối quan hệ thuận ở mức độ cao đến phát triển
quỹ đất phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị. Phát triển hệ thống
cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nói chung, đặc biệt cơ sở hạ tầng giao thông là
yếu tố cốt lõi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Pleiku. Tuy
nhiên, việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thơng đơ thị tại thành phố cịn nhiều
bất cập, dẫn đến hệ lụy là tình trạng ùn tắc giao thông… ảnh hưởng đến phát
triển kinh tế - xã hội và đời sống người dân đô thị.
* Yếu tố điện và cấp, thoát nước
Yếu tố điện và cấp, thoát nước có mối quan hệ thuận ở mức độ trung bình đến
phát triển quỹ đất phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị. Về cấp
điện thì những năm gần đây Gia Lai luôn đảm bảo cung cấp nguồn điện sinh

hoạt sản xuất, dù những tháng cao điểm mùa khô thì việc cắt điện luân phiên
hầu như khơng xảy ra.
4.4.1.5. Ảnh hưởng của nhóm yếu tố vai trị cộng đồng đến cơng tác phát triển quỹ
đất phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đơ thị của thành phố Pleiku
Tiêu chí vai trò của cộng đồng rất quan trọng, mọi quyền lợi chính đáng của
cá nhân được cộng đồng bảo vệ. Nhóm yếu tố vai trò cộng đồng đến công tác
phát triển quỹ đất phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị của thành
phố Pleiku cụ thể ở bảng 4.10.
* Yếu tố vai trò lãnh đạo địa phương (phường, xã)
Vai trò lãnh đạo địa phương (phường, xã) có mối quan hệ thuận ở mức độ cao
đến phát triển quỹ đất phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đơ thị. Mối
quan hệ giữa vai trị của lãnh đạo địa phương với phát triển quỹ đất phục vụ
xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đơ thị: Chính quyền địa phương đã làm tốt
17


công tác tuyên truyền, phổ biến về các chương trình, kế hoạch xây dựng cơ sở
hạ tầng và phát triển đơ thị.
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của nhóm yếu tố vai trò cộng đồng ảnh hưởng
đến phát triển quỹ đất phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị của
thành phố Pleiku

Vai trò cộng đồng

Vai trò của lãnh đạo địa phương
(phường, xã)
Vai trò của già làng
Vai trò truyền thông, thông tin
Vai trò của tổ chức xã hội
Tham gia giám sát, quản lý quá

trình thực hiện dự án

Hệ số tương quan rs (Spearman Rank Correlation Coefficient)
Ban hành
THĐ,
Lập và
Sử dụng
và tổ chức
GPMB, giao
quản
Định
có hiệu
thực hiện
và quản lý
lý quy
giá đất quả quỹ
các văn bản
việc thực
hoạch
đất
pháp luật
hiện QSDĐ
0,557**

0,717**

0,614**

0,702**


0,677**

0,599**
0,500**
0,355**

0,814**
0,649**
0,607**

0,682**
0,522**
0,486**

0,762**
0,634**
0,549**

0,753**
0,578**
0,501**

0,152**

0,267**

0,296**

0,221**


0,179**

Ghi chú: THĐ: Thu hồi đất; GPMB: Giải phóng mặt bằng; QSDĐ: Quyền sử dụng đất; ** P <0,01; n = 350.

* Yếu tố vai trò của già làng
Vai trò của già làng có mối quan hệ thuận ở mức độ rất cao đến phát triển quỹ
đất phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị. Đồng bào ở các
phường, xã của thành phố Pleiku thân thiện, văn hóa bản địa với nhiều yếu tố
đặc sắc. Thành phố Pleiku là đơ thị loại I, có nét rất khác biệt đó là có các làng
bản (làng văn hố du lịch) như Plei Ốp-Phường Hoa Lư, Plei Kép-Phường
Đống Da, Làng Brúk Ngol-Phường Yên Thế nằm giữa lòng thành phố. Đặc
biệt vai trò của các già làng, trưởng thơn có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống
bằng những việc làm cụ thể, thiết thực của đội ngũ già làng, trưởng thôn và
người có uy tín ở từng thơn, làng, khu dân cư đã giúp cho cấp ủy, chính quyền tại
địa phương hiểu rõ hơn tâm tư nguyện vọng và những kiến nghị chính đáng của
bà con nhân dân trong các vấn đề thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu
hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trung tâm thương
mai dịch vụ và phát triển đô thị của thành phố Pleiku.
* Yếu tố vai trò truyền thông, thông tin
Vai trò truyền thông, thơng tin có mối quan hệ thuận ở mức độ cao đến phát
triển quỹ đất phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị. Mối quan hệ
giữa vai trị của truyền thơng thơng tin đối với phát triển quỹ đất phục vụ xây
dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị đã được đẩy mạnh phát huy nhiều tác
dụng trong việc công khai, quảng bá thơng tin, chế độ chính sách liên quan đến
các nội dung trên đến với người dân và các tổ chức cá nhân có nhu cầu. Tuy
nhiên, thực tế thì truyền thông, thông tin cũng còn hạn chế như chưa duy trì
18


tuyên truyền phố biến một cách thường xuyên và hiệu quả phụ thuộc nhiều vào

phương tiện, công cụ chuyển tải.
* Yếu tố vai trò của tổ chức xã hội
Vai trò của tổ chức xã hội có mối quan hệ thuận ở mức độ cao đến phát triển
quỹ đất phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị. Mối quan hệ giữa
vai trò của tổ chức xã hội đối với phát triển quỹ đất phục vụ xây dựng cơ sở hạ
tầng và phát triển đô thị như tham gia, hỗ trợ các nội dung quản lý sử dụng đất
xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị bằng các hình thức như trợ giúp cộng
đồng, giám sát quá trình thực hiện...
* Yếu tố tham gia giám sát, quản lý quá trình thực hiện dự án
Vai trò tham gia giám sát, quản lý quá trình thực hiện dự án có mối quan hệ
thuận ở mức độ thấp đến phát triển quỹ đất phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và
phát triển đô thị. Về sự tham gia của người dân vào quản lý và giám sát theo
Luật Đất đai 2013 đã quy định rõ. Tuy nhiên, về cơ chế bảo đảm sự tham gia
của người dân cịn mang tính hình thức. Vì vậy, vai trò tham gia giám sát, quản
lý quá trình thực hiện dự án có mối quan hệ thấp với phát triển quỹ đất phục vụ
xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị..
4.4.2. Đánh giá của cán bộ và tổ chức đến công tác phát triển quỹ đất phục vụ
xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị trên địa bàn thành phố Pleiku
- Nhóm yếu tố chính sách: Đối với nhóm yếu tố chính sách thì yếu tố chính
sách thu hút đầu tư được các cán bộ (4,23) và các tổ chức (4,20) đánh giá ở
mức độ rất cao đối với ảnh hưởng đến phát triển quỹ đất xây dựng hạ tầng và
phát triển đô thị trên địa bàn thành phố Pleiku. Ngoài ra các yếu tố khác như:
Chính sách giao đất, cho thuê đất, chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư, chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng, chính sách phát triển đơ thị đều có
mức độ ảnh hưởng mức cao đối với phát triển quỹ đất xây dựng cơ sở hạ tầng
và phát triển đô thị trên địa bàn thành phố.
- Nhóm yếu tố tài chính: Đối với nhóm yếu tố tài chính thì yếu tố giá đất,
tài chính đất đai được các cán bộ (4,23) và các tổ chức (4,20) đánh giá ở mức
độ rất cao đối với ảnh hưởng đến phát triển quỹ đất xây dựng cơ sở hạ tầng và
phát triển đô thị trên địa bàn thành phố Pleiku. Ngồi ra các yếu tố khác như:

Kinh phí từ ngân sách Nhà nước, kinh phí vay từ tổ chức tín dụng đều có mức
độ ảnh hưởng cao đối với phát triển quỹ đất xây dựng hạ tầng và phát triển đơ
thị trên địa bàn thành phố Pleiku. Ngồi ra, yếu tố góp vốn bằng quyền sử dụng
đất chỉ có ảnh hưởng ở mức độ trung bình với phát triển quỹ đất xây dựng hạ
tầng và phát triển đô thị trên địa bàn thành phố Pleiku.
- Nhóm yếu tố quy hoạch: Đối với nhóm yếu tố quy hoạch thì yếu tố quy
19


hoạch sử dụng đất được các tổ chức (4,33) đánh giá ở mức độ rất cao đối với
ảnh hưởng đến phát triển quỹ đất xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị
trên địa bàn thành phố Pleiku. Ngoài ra các yếu tố khác như: Quy hoạch tổng
thể PTKTXH, Quy hoạch chung xây dựng đơ thị đều có mức độ ảnh hưởng cao
đối với phát triển quỹ đất xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị trên địa bàn
thành phố Pleiku. Ngoài ra, yếu tố Quy hoạch ngành (Giao thơng, thương mại
dịch vụ…) chỉ có ảnh hưởng ở mức độ trung bình với phát triển quỹ đất xây
dựng hạ tầng và phát triển đô thị trên địa bàn thành phố Pleiku.
- Nhóm yếu tố tự nhiên và cơ sở hạ tầng: Đối với nhóm yếu tố tự nhiên và cơ
sở hạ tầng thì yếu tố vị trí khu đât được các tổ chức (4,23) và các cán bộ (4,27)
đánh giá ở mức độ rất cao đối với ảnh hưởng đến phát triển quỹ đất xây dựng hạ
tầng và phát triển đô thị trên địa bàn thành phố Pleiku. Ngồi ra các yếu tố khác
như: Diện tích khu đất, chỉnh trang đô thị, hạ tầng giao thông, điện và cấp, thốt
nước đều có mức độ ảnh hưởng cao đối với phát triển quỹ đất xây dựng hạ tầng và
phát triển đô thị trên địa bàn thành phố Pleiku.
- Nhóm yếu vai trò cộng đồng: Đối với nhóm yếu tố vai trò cộng đồng thì
vai trò già làng được các tổ chức (4,20) và các cán bộ (4,27) đánh giá ở mức độ
rất cao đối với ảnh hưởng đến phát triển quỹ đất xây dựng cơ sở hạ tầng và
phát triển đô thị trên địa bàn thành phố Pleiku. Ngoài ra các yếu tố khác như:
Vai trò của lãnh đạo địa phương (phường, xã), vai trò truyền thông, thông tin,
vai trò của tổ chức xã hội, tham gia giám sát, quản lý quá trình thực hiện dự án

đều có mức độ ảnh hưởng cao đối với phát triển quỹ đất xây dựng hạ tầng và
phát triển đô thị trên địa bàn thành phố Pleiku.
4.5. ĐỊNH HƯỚNG VÀ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT PHỤC VỤ
XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ CỦA THÀNH
PHỐ PLEIKU
4.5.1. Định hướng phát triển quỹ đất phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và
phát triển đô thị đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050
4.5.1.1. Quan điểm phát triển quỹ đất
- Huy động tối đa tiềm năng đất đai sẵn có, các nguồn vốn và nhân lực để
phát triển quỹ đất xây dựng hạ tầng của thành phố Pleiku đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2050.
- Linh hoạt trong cơ chế, chính sách thu hút đầu tư; tạo các nguồn vốn để
phát triển quỹ đất phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị của
thành phố Pleiku, tương xứng với đô thị loại I của tỉnh Gia Lai.
4.5.1.2. Mục tiêu của phát triển quỹ đất
- Phát triển vùng đô thị, công nghiệp thành phố Pleiku gắn với hành lang
20


kinh tế xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam (phía Tây) và cao tốc
Quy Nhơn - Pleiku liên kết giữa các vùng.
- Đảm bảo quỹ đất đủ về diện tích, đúng vị trí, đúng kế hoạch đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
của thành phố Pkeiku góp phần phát triển kinh tế xã hội nhanh, bền vững và có
vai trò lan tỏa đến các vùng khác trong tỉnh Gia Lai.
4.5.1.3. Định hướng phát triển quỹ đất phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và phát
triển đơ thị đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
a. Đinh hướng phát triển quỹ đất phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng
* Định hướng phát triển quỹ đất phục vụ các dự án về đất giao thông trên
địa bàn thành phố Pleiku tăng khoảng 605, 27 ha để thực hiện xây dựng, mở

rộng các tuyến đường QL 14, 19, đường tránh, tỉnh lộ 670B, đường chính đơ
thị; đường liên khu vực, đường chính khu vực, bến xe và giao thông nông thôn.
* Định hướng phát triển quỹ đất phục vụ các dự án về giáo dục - đào tạo
trên địa bàn thành phố Pleiku tăng 63,17 ha, để xây dựng thêm 08 nhà trẻ, mẫu
giáo, 03 trường tiểu học, 04 trường trung học cơ sở, 01 trường trung học phổ
thông, 02 trường cao đẳng và 02 trường đại học.
* Định hướng phát triển quỹ đất phục vụ các dự án về y tế: Tại xã Trà Đa
xây dựng bệnh viện nội nhi, bệnh viện sản. 6,0 ha; Tại khu quy hoạch Diên Phú:
Viện dưỡng lão 4,53 ha, khu nghỉ dưỡng của Công ty cao su 31,5 ha…
* Định hướng phát triển quỹ đất phục vụ các dự án về văn hóa: Xây dựng
nhà văn hóa các xã, thôn, làng ở xã Trà Đa 0,15 ha; Chư Á 0,15 ha; Tân Sơn 0,21
ha, An Phú 0,15 ha; Diên Phú 0,15 ha, Ia Kênh 0,15 ha tổng 0,96 ha…
* Định hướng phát triển quỹ đất phục vụ các dự án về thông tin: Xây dựng
01 trạm kiểm sốt tần số vơ tuyến điện tại khu dân cư đường Lê Thánh Tơn với
diện tích 0,15 ha. Xây dựng trụ sở báo VnExpress 0,04 ha.
* Định hướng phát triển quỹ đất phục vụ các dự án về thể dục - thể thao: Quy
hoạch đường Nguyễn Chí Thanh 4,57 ha; đường Nguyễn Văn Linh 12,0 ha; Trà
Đa giai đoạn II 2,02 ha; xã Chư Hdrông 0,59 ha, quy hoạch Diên Phú 37,20 ha…
b. Định hướng phát triển quỹ đất phục vụ các dự án xây dựng đô thị
Với định hướng mô hình cấu trúc phát triển không gian của thành phố
Pleiku được chuyển từ mô hình đô thị phân tán, dàn trải, sang mô hình đô thị
tập trung. Thành phố pleiku chia thành 6 phân khu cụ thể như sau: Phân khu
A1 ở Yên Thế, Đống Đa với diện tích 1503 ha (dân số khoảng 52.8700 người);
Phân khu A2 ở Thống Nhất, Đống Đa, Yên Đỗ, Diên Hồng, Hội với diện tích
677 ha (dân số khoảng 5.600 người); Phân khu A3 ở Thương, Hội Phú, Phù
Đổng, Trà Bá, Hoa Lư, Trà Đa, Ia Kring với diện tích 2.700 ha (dân số khoảng
21


128.980 người); phân khu A4 ở Thắng Lợi, Trà Đa với diện tích 994 ha (dân số

khoảng 33.970); Phân khu A5 ở Chi Lăng với diện tích 1.160 ha (dân số
khoảng 24.245); Phân khu A6 ở Hội Phú, Ia Kênh với diện tích 1.310 ha (dân
số khoảng 22.936).
4.5.2. Phân tích cơ hội, điểm mạnh, điểm yếu và những thách thức về phát
triển quỹ đất phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị trên địa
bàn thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Từ kết quả nghiên cứu phát triển quỹ đất phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và
phát triển đô thị trên địa bàn thành phố Pleiku, tác giả đã dùng phương pháp
phân tích theo ma trận SWOT để đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và
những thách thức cho thành phố Pleiku được thể hiện qua bảng 11, như sau:
Bảng 4.11. Phân tích theo ma trận SWOT
Điểm mạnh - S
- Pleiku có đặc trưng, sắc thái văn hoá của
nhiều dân tộc; Nhiều di sản văn hóa vật thể,
phi vật thể cùng các loại hình sinh hoạt văn
hóa dân gian, sinh hoạt cộng đồng phong phú
và kho tàng văn học dân gian đặc sắc.
- Đã thực hiện được nhiều dự án phục vụ xây
dựng cơ sở hạ tầng và đô thị.
- Mạng lưới hạ tầng kỹ thuật tương đối hồn
chỉnh, cơng trình hạ tầng xã hội khang trang
Cơ hội - O
- Chủ trương, chính sách từ Trung ương đến
địa phương đều khuyến khích xây dựng cơ
sở hạ tầng và phát triển đô thị cho thành phố
Pleiku phát triển
- Nhà nước đầu tư phát triển khung hạ tầng
giao thông quốc gia đi qua tỉnh Gia Lai và
thành phố Pleiku
- Triển khai kế hoạch phát triển quỹ đất

thuận tiện cho các dự án đầu tư

Điểm yếu - W
- Địa hình cao nguyên lượn sóng, gây khó
khăn cho việc tạo quỹ đất
- Đầu tư còn thiếu đồng bộ, dàn trải về giao
thông. Tăng trưởng kinh tế chưa thật ổn định.
- Thiếu nhân lực, cơ sở vật chất khi được giao
dự án phát triển quỹ đất có quy mơ lớn.
- Trình độ dân trí khơng đồng đều, gây khó
khăn trong quá trình giải phóng mặt bằng cho
các dự án.
Thách thức - T
- Nguồn lực đầu tư từ ngân sách chưa đáp ứng
với nhu cầu phát triển quỹ đất để đồng bộ từ
cơ sở hạ tầng đến phát triển đơ thị
- Bảo tồn bn làng, văn hóa truyền thống với
phát triển đô thị tập trung và phát triển du lịch
- Lựa chọn hướng phát triển, mơ hình phát
triển đơ thị gắn với bảo vệ an ninh quốc phòng
- Quy hoạch chưa tạo được quỹ đất có giá trị
cao để đấu giá, có nguồn vốn

4.6. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT
PHỤC VỤ XÂY DỰNG CỞ SỞ HẠ TẦNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TẠI
THÀNH PHỐ PLEIKU
4.6.1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư thông qua các hình thức hỗ trợ
hợp lý về vốn, thuế và các điều kiện để có mặt bằng sạch thực hiện đầu tư.
- Ưu tiên phát triển về cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị của thành phố Pleiku

trước khi thúc đẩy đầu tư vào các dự án phát triển kinh tế xã hội khác.
4.6.2. Nhóm giải pháp về tài chính, giá đất
Tập trung nghiên cứu, khảo sát thực tế, xây dựng bảng giá phù hợp với giá
thị trường để công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn thành
22


phố Pleiku. Đẩy mạnh công tác hỗ trợ đầu tư về tài chính đối với các dự án cần
thiết đối với địa phương như dự án về cơ sở hạ tầng, khu dân cư, khu công
nghiệp... vì đây là các nhóm dự án tiền đề để thúc đẩy các nhóm ngành khác
phát triển, từ đó sẽ thu hút thêm nhiều nhà đầu tư đến với thành phố.
4.6.3. Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng quy hoạch
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố Pleiku được lập phải căn cứ
vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội, những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên,
con người của Pleiku, từ đó đưa ra những phương hướng sử dụng đất hợp lý.
4.6.4. Nhóm giải pháp đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
Đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, thu hút các
nguồn vốn ngoài Nhà nước với các phương thức như: phát hành trái phiếu chính
phủ áp dụng cho các cơng trình giao thơng quan trọng, có quy mơ lớn; đầu tư
theo hình thức BOT áp dụng cho một số dự án có khả năng hồn vốn; đổi đất lấy
hạ tầng áp dụng cho các tuyến đi qua đô thị; lập quỹ “bảo trì đường bộ”; mở rộng
áp dụng mô hình “Quỹ đầu tư phát triển đơ thị”.
4.6.5. Nhóm giải pháp về vai trò cộng đồng và tuyên truyền, phổ biến chính
sách, pháp luật đất đai
Nâng cao vai trò cộng đồng ở các phường, xã của thành phố Peliku được
thực hiện theo hình thức cùng đóng góp cơ sở vật chất giữa người dân và dự án
đã và đang được triển khai như xây dựng hạ tầng đường giao thông, chiếu
sáng, chỉnh trang đơ thị, khu văn hố...
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN

1) Thành phố Pleiku là đô thị loại I - thành phố lớn thứ 3 của Tây Nguyên,
là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng của tỉnh Gia Lai.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 12%. Trong đó dịch vụ tăng 12,8%, cơng
nghiệp - xây dựng tăng 18,92%, nông - lâm nghiệp tăng 4,65%, thu nhập bình quân
đầu người đạt 52 triệu đồng/năm, các lĩnh vực văn hóa - xã hội được đảm bảo, tình
hình an ninh - chính trị trên địa bàn thành phố được giữ vững, ổn định. Tình hình
quản lý và sử dụng đất trên địa bàn thành phố Pleiku đã cơ bản thực hiện theo đúng
quy định của pháp luật đất đai. Thành phố với tổng diện tích 26.076,86 ha (đất
nơng nghiệp 18.879,62 ha chiếm 72,40%; đất phi nông nghiệp 6.861,88 ha chiếm
26,31%; đất chưa sử dụng 335,36 ha chiếm 1,29%).
2) Trong giai đoạn 2010-2017, trên địa bàn thành phố Pleiku đã triển khai
276 dự án thu hồi đất với tổng diện tích 987,40 ha. Trong đó có 80 dự án phục vụ
phát triển đơ thị và khu dân cư với diện tích 302,64 ha. Có 52 dự án phục vụ mục
đích xây dựng kết cấu hạ tầng với diện tích thu hồi là 300,22 ha. Có 34 dự án
phát triển quỹ đất để phục vụ xây dựng công trình sự nghiệp, giáo dục y tế với
diện tích thu hồi đất là 20,81 ha. 51 dự án phát triển quỹ đất cho mục đích sinh
hoạt cộng đồng với diện tích 4,96 ha. 39 dự án sản xuất, kinh doanh phi nông
nghiệp và thương mại dịch vụ với diện tích 134,82 ha. Bên cạnh đó, UBND
23


×