Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Mot giai phap cho chinh ta phuong ngu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.53 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Một giải pháp cho chính tả phương ngữ</b>


TS. Nguyễn Thị Ly Kha, ĐHSP TP HCM [Bài đã đăng trên Tạp chí Ngơn ngữ, số 3-2009,
tr.30-37]


Chữ viết tiếng Việt hiện đại thuộc loại hình chữ viết ghi âm âm vị, có rất nhiều điểm tiện
dụng. Nhưng tình trạng học sinh viết sai chính tả, nhất là ở mảng chính tả phương ngữ, vẫn
rất phổ biến. Lâu nay, tình trạng này thường được xem có ngun nhân từ ảnh hưởng
phương ngữ, từ phương pháp dạy học: giáo viên (GV) dạy chính tả thơng qua dạy chính
âm; và khơng ít người cho rằng sách giáo khoa (SGK), sách giáo viên (SGV) môn Tiếng
Việt – phương tiện dạy học của GV – thể hiện nguyên tắc dùng chính âm để giải quyết
chính tả. Bài viết này bàn đến một giải pháp cho chính tả phương ngữ. Đó là giải pháp
luyện tập chính tả dựa trên danh sách từ - chữ cần rèn luyện về chính tả. Giải pháp này dựa
trên những kết quả nghiên cứu về nội dung dạy học chính tả và hệ thống bài tập chính tả
trong SGK, SGV, sách bài tập (SBT) Tiếng Việt tiểu học hiện hành; về khả năng phân tích
âm vị - tự vị, khả năng chính tả của học sinh (HS) tiểu học([1]).


Tính hành dụng của việc dạy tiếng mẹ đẻ ở bậc tiểu học quy định và chi phối toàn diện
việc lựa chọn nội dung chính tả và yêu cầu về kĩ năng chính tả khi tổ chức dạy học chính tả
cho HS. Ở bậc tiểu học, các nội dung chính tả được thể hiện qua hệ thống các bài tập chính
tả. Có thể nói bài tập chính tả là yếu tố không thể thiếu trong hệ thống bài tập môn Tiếng
Việt để rèn luyện các kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho HS, nhất là kĩ năng “đọc - viết” (Loại
hình chữ viết ghi âm âm vị cùng với đặc điểm loại hình ngơn ngữ đơn lập điển hình đã
khiến việc hình thành và rèn luyện kĩ năng chính tả và kĩ năng đọc trong dạy học tiếng Việt
ở tiểu học càng gắn bó chặt chẽ).


1. Từ nội dung chính tả trong SGK, SBT và SGV Tiếng Việt tiểu học hiện hành...


Sách giáo khoa, SBT, SGV vừa là định hướng vừa là công cụ trực tiếp tham gia vào q
trình dạy học, giữ vai trị quan trọng đối với chất lượng dạy học. Vì vậy, bàn về dạy học
nói chung và dạy học chính tả nói riêng không thể không xem xét đến SGK, SBT, SGV.


1.1. Trong chương trình và SGK Tiếng Việt tiểu học hiện hành, các nội dung dạy học
chính tả được phân bố suốt cả cấp học (từ lớp 1 đến lớp 5). SGK chứa đủ các nội dung
chính tả tiếng Việt hiện đại. Đó là các nội dung:


j Thực hiện cách viết đúng các từ ngữ theo quy tắc của hệ thống chữ viết, ví dụ luyện tập
viết đúng các chữ ghi âm [k-] (k/q/c), [N-] (ng/ngh), [Ä-] (g/gh), [-iF-] (iê/yê, ia/ya); [-µF-]
(ưa/ươ), [-i-] (i/y),... và yêu cầu viết đúng các từ ngữ, như kiến, quả, của; ngủ, nghề; gà,
ghế; tiến, tuyến, ý, nghĩ,...


k Luyện tập chính tả theo vùng phương ngữ, ví dụ luyện viết đúng s/x, d/r/gi, v/d, tr/ch,
ong/ông, r/g,..., và yêu cầu viết đúng chính tả đối với các từ ngữ như: sa sút, xa xơi; dào
dạt, rạo rực, giành giật, cái gì, da diết, giết giặc; vùng vằng, dùng dằng; cây tre, che chở;
địng địng, cánh đồng; con rồng, gồng mình…


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

như tên riêng và một và thuật ngữ khoa học thông thường.


Những nội dung trên được hiện thực hố qua hệ thống các bài tập chính tả. Các kết quả
nghiên cứu về chương trình, SGK Tiếng Việt hiện hành so với chương trình và SGK Tiếng
Việt cải cách cho thấy SGK hiện hành đã kế thừa được những mặt mạnh của sách cải cách
về mọi phương diện như nội dung chính tả, yêu cầu kĩ năng chính tả, cách thức trình bày
các nội dung chính tả... Những trường hợp có quy tắc chính tả như k/q/c, ng/ngh, g/gh,...
khơng có quy tắc như d/gi/g và những trường hợp chính tả phương ngữ s/x, tr/ch, r/d/gi,
n/ng/nh,... được lắp lại theo vịng xốy ốc.


Ngồi ra, SGK hiện hành cũng đã minh xác hoá một số khái niệm (thay cách gọi hình thức
chính tả “Nghe - đọc” trước đây thành “Nghe - viết”, không dùng cách gọi “bài tập so
sánh” khi gọi tên loại hình bài tập chính tả như SGK và SGV trước đây, bởi “so sánh” là
một thao tác hơn là một dạng thức trình bày,...); “đầy đủ hố” các nội dung chính tả (chẳng
hạn, các nội dung viết hoa được đưa vào đầy đủ hơn, hệ thống hơn); góp phần giải quyết
một phần các bất hợp lí của chính tả tiếng Việt như: nhất loạt viết i thay cho y trong những


trường hợp không làm thay đổi cách đọc, ví dụ: mĩ, lí, kĩ, hi (sinh), (chia) li, sĩ (số)... Mặt
khác, các quan điểm giao tiếp, tích hợp, phát huy tính tích cực độc lập suy nghĩ của HS,
được thể hiện rõ trong tất cả các khâu từ việc lựa chọn ngữ liệu đến việc thiết kế các kiểu
bài, các yêu cầu cho mỗi kiểu bài, mỗi học kì, mỗi lớp. Ngữ liệu chính tả được gắn với chủ
điểm. Tính thực hành cũng được chú trọng một cách hữu hiệu hơn. Các hình thức cho nội
dung chính tả âm - vần với các kiểu bài tập Điền khuyết, Biên tập, Giải đố, Tìm từ ngữ có
tiếng chứa âm thích hợp với ngữ đã cho, Chọn chữ, Giải ơ chữ,..., đã góp phần kích thích
tính tích cực độc lập suy nghĩ của HS, khơi gợi hứng thú của HS khi học chính tả. Mặt
khác, những nội dung và hình thức vừa nêu cũng phù hợp với khả năng phân tích âm vị - tự
vị của HS tiểu học, đồng thời là một thành tố hài hoà trong chỉnh thể nội dung dạy âm và
chữ ở bậc tiểu học (Lê Ngọc Huyền Thu 2004, Phạm Ngọc Hiếu 2005, Hồ Thị Quỳnh
2006, Nguyễn Thị Ly Kha 2007).


Những trường hợp chính tả có quy tắc nhìn chung đều khơng khó với HS. Cái khó thuộc về
phần chính tả phương ngữ. Hầu hết lỗi chính tả của HS, kể cả người lớn, tập trung ở mảng
chính tả phương ngữ (Vũ Thị Ân và Bùi Tất Tươm, Trương Thị Thu Vân, 2002; Lê Ngọc
Huyền Thu 2004; Trần Quốc Duy và những tác giả khác 2007; Trần Quốc Duy và Alegria
Jesus 2007). Giáo trình, tài liệu dạy học và giáo viên giải quyết tình trạng này như thế nào?
Khơng ít cơng trình khảo cứu khẳng định trong nhà trường, người dạy đã dùng chính âm để
giải quyết vấn đề chính tả phương ngữ, và kết quả chỉ là “sự cố công vơ ích”. “Trên thực
tế, từ trước đến nay, trong các giáo trình ở bậc đại học, cao đẳng cũng như sách hướng dẫn
giảng dạy ở trường phổ thông, tác giả nào cũng dựa vào nguyên tắc chính âm để giải quyết
chính tả. Một chủ trương nhất quán và kéo dài trong suốt mấy chục năm như thế đã không
giải quyết được tận gốc vấn đề mà trái lại tình hình viết sai chính tả vẫn đang là một “vấn
nạn”. [...]. Chính âm là một cơng việc khó thực hiện hơn chính tả rất nhiều. Giải quyết
chính tả bằng con đường chính âm là đi theo con đường khó hơn để thanh tốn một vấn đề
dễ hơn, rõ ràng đây là một câu chuyện nghịch lí” (chúng tơi nhấn mạnh, NTLK). (Vũ Thị
Ân, Bùi Tất Tươm, Trương Thị Thu Vân 2002, tr.30, 31). “Sự cố cơng đã trở thành vơ ích
khi các thầy cô luyện cách phát âm chuẩn cho các em học sinh ở Hà Nội các âm (tr)/(ch),
(r)/(d),..., cho học sinh miền Trung các dấu thanh ngã và hỏi,..., cho học sinh miền Nam


các phụ âm cuối (-t)/(c), (n)/(nh),...”. (GS.TS. Nguyễn Văn Khang, 2009, 27).


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

SGK) Tiếng Việt tiểu học hiện hành tuyệt nhiên khơng có một bài tập chính tả nào thể hiện
nguyên tắc dùng chính âm để giải quyết chính tả. Tỉ lệ các bài tập chính tả phương ngữ cho
thấy SGK và VBT Tiếng Việt hiện hành dùng tần số và độ phân bố để giải quyết vấn đề
này bằng cách thức cho luyện tập nhiều lần những lỗi chính tả HS thường phạm phải (xin
xem thêm Lê Ngọc Huyền Thu 2004, Phạm Ngọc Hiếu 2005, Hồ Thị Quỳnh 2006).
1.2. Gắn liền với bộ SGK và VBT Tiếng Việt 1, 2, 3, 4, 5 là bộ SGV và sách Hỏi - đáp về
dạy học Tiếng Việt 1, 2, 3, 4, 5 (Đặng Thị Lanh, Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Trí và các
tác giả khác). Khảo sát hai bộ sách này, chúng tôi cũng không thấy nội dung hướng dẫn
dạy chính tả gắn với dạy chính âm, nói cách khác là khơng dùng chính âm để giải quyết
chính tả. Ở những phần hướng dẫn quy trình thực hiện các nội dung chính tả phương ngữ
cũng khơng thể hiện nguyên tắc dùng chính âm để giải quyết chính tả. Các tác giả bộ sách
Tiếng Việt tiểu học hiện hành chủ trương đối với loại lỗi chính tả do ảnh hưởng của việc
phát âm không phân biệt (sai dấu hỏi/dấu ngã, lẫn lộn l/n, s/x, tr/ch, -n/-ng/-nh,...), HS cần
được luyện tập nhiều lần để nắm được chính tả của những từ - chữ có vấn đề về chính tả.
“Đối với phương ngữ Bắc Bộ, đó là 575 âm tiết có phụ âm đầu được viết là ch hay tr (trong
đó có 343 âm tiết ch, 232 âm tiết tr, 181 trường hợp có sự tồn tại đồng thời của tr và ch.
Nắm được chính tả của số ít 232 âm tiết có tr, chú ý 181 trường hợp có sự đối lập ch/tr thì
có thể suy ra trường hợp khác); 535 âm tiết có s/x và 111 âm tiết có iu/ưu, iêu/ươu. Tổng
cộng chỉ có 1.950 âm tiết (29% tổng số âm tiết) là có vấn đề chính tả. Với một người nói
phương ngữ Bắc Bộ, nắm 1.950 âm tiết nói trên tức là nắm được tồn bộ chính tả tiếng
Việt”. “Trên thực tế, với mỗi người chúng ta, số âm tiết có vấn đề chính tả lại giảm đi rất
nhiều vì có một loạt từ ngữ cụ thể chúng ta thường dùng, nên đã quen viết đúng chính tả.
Nếu có một phương pháp học tập thích hợp và chịu khó rèn luyện thì có thể viết đúng
chính tả một cách nhanh chóng, dễ dàng” (PGS.TS. Hồng Hồ Bình, 2006: 104-105).
Hướng quan niệm khơng dùng chính âm để dạy chính tả được nhiều nhà Việt ngữ học và
nhà giáo học pháp chia sẻ (xin xem Tạp chí Ngơn ngữ 1979, Nguyễn Đức Dương 1997,
2003; Lê Phương Nga 2001, Vũ Thị Ân, Bùi Tất Tươm và Trương Thị Thu Vân 2002;
Trương Thị Thu Vân 2002, Hồng Hồ Bình 2006, Nguyễn Văn Khang 2009,...). Bởi


chính âm là công việc không đơn giản, hệ thống âm chuẩn được xác lập qua một quá trình
tự nhiên, lâu dài hàng thế kỷ, chứ tuyệt nhiên không hề bằng một chủ trương, một sắc lệnh,
một duy ý chí nào cả. Và thực tế cho thấy, việc viết đúng hay viết sai chính tả (xét trên nền
tảng chung) là do trình độ văn hố, chứ khơng lệ thuộc vào phát âm. “Giải quyết chính tả
bằng con đường chính âm là đi theo con đường khó hơn để thanh toán một vấn đề dễ hơn,
rõ ràng đây là một câu chuyện nghịch lí” (Vũ Thị Ân,… 2002). Thêm vào đó, có khơng ít
tác giả đã lập luận và chứng minh một cách thuyết phục rằng việc buộc thầy trị chính âm
“là khơng hợp lí, khơng hợp tình, khơng cần thiết và khơng thể” (Lê Phương Nga, 2001:
47); và là sự tàn phá tiếng địa phương – huỷ diệt thứ tài sản văn hoá của một vùng, miền và
cũng là tài sản của dân tộc (Nguyễn Đức Dương, 2003).


Thành thử, tác giả bài viết này chia sẻ quan niệm: để viết đúng chính tả, người học cần
được luyện tập những trường hợp có vấn đề về chính tả một cách có định hướng, có
phương pháp; khơng dùng chính âm để giải quyết chính tả.


2. ... Đến một hướng xây dựng nội dung chính tả


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

gian luyện tập cho từ - chữ đó, là giải pháp có triển vọng bởi nó xuất phát từ đặc điểm loại
hình của chữ viết tiếng Việt hiện đại, từ thực tế của việc nắm quy tắc mẹo luật chính tả để
viết đúng chính tả, từ thực tế những chữ có vấn đề chính tả trong vốn từ ngữ tiếng Việt.
Vấn đề là lựa chọn những yếu tố nào, bằng phương thức nào.


Theo chúng tơi, bên cạnh những quy tắc chính tả, mẹo luật chính tả (ví dụ mẹo phân biệt
dấu hỏi dấu ngã, mẹo phân biệt tr/ch, s/x,...), trên cơ sở chương trình và SGK, cần lượng
hố nội dung và kĩ năng chính tả cho HS dựa theo khối lớp, vùng, miền bằng cách xây
dựng danh sách từ - chữ chính tả bắt buộc. Hệ thống bài tập rèn luyện chính tả phương ngữ
sẽ dựa trên danh sách này. Dung lượng bài tập cần đáp ứng chương trình, chuẩn kiến thức
và phù hợp với SGK với khả năng phân tích âm vị - tự vị của HS. Tuy nhiên dựa trên danh
sách, tuỳ vùng miền mà việc ưu tiên luyện tập cần được vận dụng linh hoạt. Chẳng hạn,
với HS miền Nam, nội dung chính tả của các âm vị - tự vị [l] l và [n-] n; [§] s và [s] x; [ÿ]


tr và [c] ch được đi lướt([2]) để dành luyện chữa các lỗi chính tả thường gặp khu vực phía
Nam: j các vần có âm cuối [-t] t và [-k] c/ch; [-n] n và [-N] ng/nh; k các âm đầu [v] và [z],
âm đầu [k-] và [h] (khi có âm đệm thường có biến thể [k-]Ị[h], như quyềnỊhuyền); l các
biến thể khi vần có âm đệm (như huệỊhệ, tuyềnỊtiền), có âm chính là ngun âm đơi (như
iêmỊim, ươưu, iỊui), có âm chính là ngun âm ngắn (aao, oaoai); m dấu hỏi/
dấu ngã([3]). Với HS miền Bắc, cần tập trung vào các bài tập phân biệt các âm vị - tự vị:
[ÿ] tr và [c] ch, [§] s và [s] x, [l] l và [n-] n, [z] d, gi và [½] r,… Với HS cả nước, thì tập
trung vào bài tập phân biệt d/gi (tiếng Việt chỉ có 729 âm tiết có d/gi/r, dẫn theo Hồng
Hồ Bình, 2006, tr.104) ([4]).


Người biên soạn dựa vào nội dung chương trình của mỗi học kì, mỗi khối lớp để xây dựng
danh sách từ - chữ cần rèn luyện chính tả. Khi xây dựng danh sách từ ngữ cần rèn luyện về
chính tả, cần chú ý chọn những trường hợp từ - chữ có vấn đề chính tả. Dựa vào đặc điểm
chính tả tiếng Việt, cần chọn đưa vào danh sách:


j Nhóm đồng âm nhưng khơng đồng tự, do lịch sử hình thành chữ quốc ngữ. Đó là những
trường hợp khơng có sự tương ứng một đối một giữa âm và chữ như [k-, N-, Ä-, z-, a(, E,
-k, -N,…], ví dụ: kí, kế, ké, quá, cá; nghe, ngóng; ghì, gà; da diết, giam giữ; đèn, sách;
biếc, bách; thanh, thang,... Trong đó cần đặc biệt chú ý đến trường hợp không theo nguyên
tắc ngữ âm học (âm [z-]).


Và k Nhóm đồng âm nhưng khơng đồng tự, do biến thể phương ngữ (mảng chính tả


phương ngữ), như [ÿ] tr à [c] ch, ví dụ: trẻ, trung, tranh à chẻ, chung, chanh; [§] s à [s] x, ví
dụ: sâu, sắc, sinh à xâu, xắc, xinh; [ü] à [z],ví dụ: rồi, rạ, rời à dồi/giồi, dạ/giạ, dời,…
(phương ngữ Bắc); [v] v à [z] d, ví dụ: vô à dô, vinh à dinh; [ü] r à [Ä] g, ví dụ: rau, rơ,
rồng à gau, gơ, gồng; [-n] n à [-N] ng/nh, ví dụ: lan, tràn, lên à lang, tràn, lênh; [-t] t à [-k]
c/ch, ví dụ: mặt, phát, khát à mặc, phác, khác,... (phương ngữ Nam), v.v..


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

cao, độ phân bố dày đặc nhất, với lớp hai, danh sách đó sẽ là những từ ngữ có tần số xuất


hiện và độ phân bố ở mức thấp hơn so với lớp một, cứ như thế cho đến lớp cuối của bậc
tiểu học. Theo chúng tôi được biết những năm gần đây có những cơng trình nghiên cứu về
tần số và độ phân bố của từ trong văn bản, có những từ điển tần số tiếng Việt hiện đại được
xây dựng. Đây chính là những tư liệu tốt cho việc nghiên cứu([5]). Có thể dựa vào từ điển
tần số và dựa vào một trong những từ điển chính tả sau để lập danh sách từ - chữ cần luyện
tập chính tả: Từ điển chính tả thơng dụng, Nguyễn Kim Thản, NXB ĐH & THCN, 1984;
Từ điển chính tả tiếng Việt, Hoàng Phê (chủ biên), NXB GD, 1985; Từ điển chính tả mi-ni,
Hồng Tuyền Linh - Vũ Xn Lương, NXB Đà Nẵng, 1995; Từ điển chính tả tiếng Việt –
những từ dễ viết sai, Như Ý - Thanh Kim - Việt Hùng, NXB Giáo dục, 1995; Từ điển
chính tả thơng dụng, Bùi Đức Tịnh, NXB Thuận Hố, 2003; Từ điển chính tả học sinh,
Nguyễn Như Ý, NXB Giáo dục, 2003.


Danh sách từ - chữ có vấn đề về chính tả bắt buộc HS phải rèn luyện có thể in vào cuối
SGK và hoặc SGV. Dựa trên danh sách này, GV chủ động xây dựng các bài tập chính tả cá
thể hố cho HS. Ngồi ra, dựa trên danh sách này, phụ huynh có thể tự hướng dẫn con em
luyện viết chính tả, HS cũng có thể dựa vào đấy để tự luyện tập.


Nếu xây dựng được một danh sách từ - chữ có vấn đề chính tả cho từng học kì, từng lớp sẽ
giúp người dạy chủ động sáng tạo trong việc làm chủ SGK, làm chủ chương trình, kế
hoạch dạy học, giúp người dạy tự tin khi phối hợp sử dụng các phương pháp và hình thức
tổ chức dạy học. Đồng thời chính danh sách chính tả cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
việc kiểm tra đánh giá kĩ năng chính tả của HS. Ngồi ra, danh sách chính tả sẽ giúp HS
chủ động, tự tin hơn khi tự rèn luyện. HS ở các lớp trên cũng có thể dùng danh sách này để
luyện tập.


TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH


1.Cao Xn Hạo - Hồng Dũng - Bùi Mạnh Hùng, Những tri thức và kĩ năng tiếng Việt
cần được dạy học ở nhà trường phổ thông, Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt, NXB Trẻ.
TP. HCM., 2001.



2. C. Andreas & S. Andreas, Làm thế nào để viết đúng chính tả?, Cao Xuân Hạo dịch, T/c
Kiến thức ngày nay, Số 393, TP. HCM., 1994.


3. Đặng Thị Lanh (chủ biên), SGK, SGV Tiếng Việt 1 tập 1, NXB GD, H., 2001.


4. Hồng Hồ Bình, Hỏi - đáp về dạy học Chính tả, trong Hỏi - đáp về dạy học Tiếng Việt
4, Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), NXB GD, H., 2006.


5.Hồ Thị Quỳnh, Từ điển tần số từ và chữ có vấn đề về chính tả trong sách Tiếng Việt 1, 2,
Khố luận tốt nghiệp cử nhân GDTH, ĐHSP TP. HCM., 2006.


6.Lê Ngọc Huyền Thu, Tìm hiểu về vấn đề dạy học chính tả ở bậc tiểu học, Khố luận tốt
nghiệp cử nhân GDTH, ĐHSP TP. Hồ Chí Minh, 2004.


7.Lê Phương Nga - Nguyễn Trí, Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, 1999.


8.Lê Phương Nga, Dạy học Tập đọc ở tiểu học, NXB Giáo dục, H., 2001.


9.Mạc Thị Vân Nga, Lê Thị Bạch Mai, Nguyễn Thị Hoa, Khả năng nắm bắt các quy luật
chính tả và những lỗi thường mắc phải của HS đầu lớp 1, Những khó khăn trong học tập
ngơn ngữ và tốn của HS tiểu học, ĐHSP TP. HCM., 2007.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

2000. Viện Khoa học Giáo dục – Nhà xuất bản Giáo dục. NXB Giáo dục, H., 1997.
11.Nguyễn Đức Dương, Tìm về linh hồn tiếng Việt, NXB Trẻ, TP. HCM., 2003.


12.Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), SGK, SGV, Vở bài tập Tiếng Việt 2, 3, 4, 5, tập 1, 2,
NXB GD, H., 2006.



13.Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Hỏi - đáp về dạy học Tiếng Việt 2, 3, 4, 5, GD, H.,
2006.


14.Nguyễn Thị Ly Kha, Khả năng phân tích âm vị - tự vị của học sinh tiểu học và bài tập
chính tả âm - vần, Những khó khăn trong học tập ngơn ngữ và tốn của HS tiểu học, ĐHSP
TP. HCM., 2007, tr.157-165.


15.Nguyễn Văn Khang, Những vấn đề chuẩn hoá ngơn ngữ và chuẩn hố tiếng Việt (nhân
40 năm thành lập Viện Ngôn ngữ học), T/c Ngôn ngữ, Số 1, H., 2009, tr.24-35.


16.Nguyễn Trí (chủ biên), SGK, SGV, Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập 2. NXB GD, H., 2006.
17.Nhiều tác giả, Tham luận về cải tiến và chuẩn hố chính tả”. T/c Ngơn ngữ, Số 3+4, H.,
1979.


18.Phạm Ngọc Hiếu, Bài tập chính tả trong SGK tiếng Việt lớp 5 thử nghiệm, Khoá luận
tốt nghiệp cử nhân GDTH, ĐHSP TP. Hồ Chí Minh, 2005.


19.Trần Quốc Duy và Alain Content, Nguyễn Thị Ly Kha, Nguyễn Thị Hồng Phượng,
Huỳnh Mai Trang, Hoàng Thị Vân, Bộ trắc nghiệm đánh giá khả năng ngơn ngữ và khả
năng tính tốn của trẻ từ 6 đến 9 tuổi, Những khó khăn trong học tập ngơn ngữ và tốn của
HS tiểu học, ĐHSP TP. HCM., 2007, tr.30-48.


20.Trần Quốc Duy & Alegria Jesus, Cơ chế phát triển khả năng viết chữ của HS đầu cấp
một: tiếp cận bằng phương pháp đối chiếu giữa các hệ thống ngôn ngữ, Những khó khăn
trong học tập ngơn ngữ và tốn của HS tiểu học, ĐHSP TP. HCM., 2007, tr.125-135.


21.Trương Thị Thu Vân, Góp thêm ý kiến về cách dạy chính tả ở trường tiểu học, Ngữ học
Trẻ: Diễn dàn học tập và nghiên cứu, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, H., 2002.


22. Vũ Thị Ân, Bùi Tất Tươm, Trương Thị Thu Vân, Kĩ năng sử dụng tiếng Việt của sinh


viên ngành giáo dục tiểu học – thực trạng và giải pháp, ĐHSP TP. HCM., 2002.


23.Vũ Thị Ân, Hiện tượng bỏ âm vị - tự vị của học sinh lớp 1, Những khó khăn trong học
tập ngơn ngữ và tốn của HS tiểu học, ĐHSP TP. HCM., 2007.


24.Vũ Bá Hùng, Chuẩn mực ngữ âm và vấn đề dạy tiếng Việt trong nhà trường, Tiếng Việt
trong trường học, Viện Ngôn ngữ học, NXB Khoa học Xã hội, H. 1995.


25.Vương Hữu Lễ & Hoàng Dũng, Ngữ âm tiếng Việt hiện đại, ĐHSP Hà Nội 1, 1993.


---Bài đã đăng TẠP CHÍ NGƠN NGỮ số 4-2009


([1]) Trong chương trình dạy học bộ mơn Tiếng Việt ở nhà trường phổ thơng lâu nay
(chương trình cải cách, thực hiện từ 1981 đến 2000, và chương trình hiện hành, thực hiện
từ năm 2001 đến nay), toàn bộ nội dung dạy học chính tả được đưa vào bậc tiểu học; còn ở
bậc trung học cơ sở và trung học phổ thơng, HS khơng học các nội dung chính tả (khơng
có các bài học, bài tập về quy tắc chính tả).


([2]) Chúng tơi đề nghị nội dung chính tả l/n, s/x, tr/ch được đi lướt chứ không bỏ, không
chỉ vì yêu cầu phải bám sát chương trình mà cịn vì kết quả của một số nghiên cứu về lỗi
chính tả của HS tiểu học cho thấy tỉ lệ HS tiểu học các tỉnh phía Nam vẫn phạm lỗi khi viết
l/n, s/x, tr/ch là đáng kể, hiện tượng này có ngun do từ tình hình cộng cư ở các tỉnh phía
nam (xin xem Lê Ngọc Huyền Thu, 2004; Trần Quốc Duy và những tác giả khác 2007;
Mạc Thị Vân Nga, Lê Thị Bạch Mai & Nguyễn Thị Hoa 2007),…


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

sách tham khảo nên chú ý đặc biệt đến nội dung luyện viết các biến thể của vần, vì kết quả
của các nghiên cứu về lỗi chính tả của HS tiểu học địa bàn TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh
lân cận cho thấy đây là loại lỗi chiếm tỉ lệ cao nhất (xin xem Vũ Thị Ân,... 2002, Lê Ngọc
Huyền Thu 2004).



([4]) Khơng ít SBT và khơng ít GV tiểu học xem bài tập phân biệt r/d/gi là bài tập dành
riêng cho HS thuộc vùng phương ngữ Bắc Bộ (qua thống kê, chúng tôi thấy các SBT và
VBT không có bài tập phân biệt d/gi). Theo chúng tơi, cách sắp xếp này chưa thật ổn. Vì
khơng chỉ những HS thuộc vùng phương ngữ Bắc Bộ mới lúng túng, nhầm lẫn khi viết chữ
có r/d/gi, hoặc d/gi. Do lịch sử hình thành chữ viết, do biến thể phương ngữ, loại lỗi này
phổ biến ở cả ba vùng miền Bắc, Trung, Nam (xin xem Lê Ngọc Huyền Thu, Vũ Thị Ân,...
tài liệu đã dẫn).


([5]) Xin xem Từ điển tần số tiếng Việt hiện đại, Nguyễn Vân Phổ, Đặng Thái Minh,
ĐHQG TP. HCM 1999; Từ điển tần số tiếng Việt hiện đại, Đinh Điền, ĐHQG TP HCM,
2005; Từ điển tần số chữ có vấn đề về chính tả trong SGK “Tiếng Việt 1, 2”, Hồ Thị


</div>

<!--links-->

×