Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Phát triển thu bảo hiểm y tế hộ gia đình tại bảo hiểm xã hội huyện chợ gạo, tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (961.33 KB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN

------------------------------------------

NGUYỄN LỮ NHẬT KHOA

PHÁT TRIỂN THU BẢO HIỂM Y TẾ
HỘ GIA ĐÌNH TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI
HUYỆN CHỢ GẠO,TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành:Tài chính Ngân hàng
Mã ngành: 8.34.02.01

Long An, năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN

------------------------------------------

NGUYỄN LỮ NHẬT KHOA

PHÁT TRIỂN THU BẢO HIỂM Y TẾ
HỘ GIA ĐÌNH TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI
HUYỆN CHỢ GẠO,TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành:Tài chính Ngân hàng


Mã ngành: 8.34.02.01

Người hướng dẫn khoa học: GS.TSTrương Quang Vinh

Long An, năm 2019



i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số
liệu, và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được cơng bố trong các tạp chí
khoa học và cơng trình nào khác.
Các thơng tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú
rõ ràng./.
Tác Giả

Nguyễn Lữ Nhật Khoa


ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, động viên
vô cùng to lớn từ nhiều bên. Trước tiên, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành
sâu sắc đến GS.TS Trương Quang Vinh, người hướng dẫn khoa học đã nhiệt tình
hướng dẫn và hỗ trợ tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn với đề tài nghiên

cứu về “Phát triển thu bảo hiểm y tế hộ gia đình tại Bảo hiểm xã hội Huyện Chợ
Gạo, tỉnh Tiền Giang.”
Bên cạnh đó, tơi cũng bày tỏ lịng tri ân đến với tất cả Quý Thầy Cô trường
Đại học Kinh tế - Cơng nghiệp Long An đã có sự ủng hộ, giúp đỡ trong q trình tơi
thực hiện Luận văn.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc Bảo hiểm xã hội Tỉnh Tiền Giang,
Ban Giám đốc Bảo hiểm xã hội Huyện Chợ Gạo đã tạo điều kiện cho tôi được đi
học để nâng cao trình độ và cung cấp cho tơi những số liệu q báu để hồn thiện
Luận văn này.
Một lần nữa, tôi xin gửi lời chúc nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc
đến quý thầy cô, quý đồng nghiệp và tất cả bạn bè đã đồng hành với tơi trong suốt
thời gian qua để tơi có thể hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!

Tác Giả

Nguyễn Lữ Nhật Khoa


iii

NỘI DUNG TÓM TẮT
Đề tài “Phát triển thu bảo hiểm y tế hộ gia đình tại Bảo hiểm xã hội Huyện
Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang” được thực hiện nhằm tìm ra những nguyên nhân ảnh
hưởng và giải pháp cho việc phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình tại Bảo hiểm xã
hội Huyện Chợ Gạo.
Nghiên cứu này phân tích rõ thực trạng phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình tại
Huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang thơng qua việc sử dụng phương pháp phân tích
và phương pháp thống kê, so sánh để nghiên cứu tại Bảo hiểm xã hội Huyện Chợ
Gạo, đồng thời đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của

những hạn chế đó.
Dựa theo cơ sở trên tác giả đã đưa ra một số giải pháp chung và một số giải
pháp cụ thể nâng cao hiểu biết và khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm y tế
hộ gia đình, bên cạnh đó tác giả có những đề xuất kiến nghị tới BHXH Tỉnh Tiền
Giang và Chính quyền địa phương nhằm nâng cao hiệu quả phát triển bảo hiểm y tế
hộ gia đình trong thời gian tới từ đó hạn chế được sự mất cân đối nguồn quỹ bảo
hiểm y tế, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu công bằng trong chăm sóc sức
khỏe nhân dân và đảm bảo an sinh xã hội.


iv

ABSTRACT
The project "Development of collecting household health insurance at the
Social Insurance of Cho Gao district, Tien Giang province" was conducted to find
out the influential causes and solutions for the development of household health
insurance at Cho Gao District Social Insurance.
This study clearly analyzes the situation of household health insurance
development in Cho Gao district, Tien Giang province through the use of analytical
and statistical methods, compared to research at Insurance. society in Cho Gao
district, and at the same time assess the achieved results, limitations and the causes
of those limitations.
Based on that, the author has given a number of general solutions and some
specific solutions to enhance the understanding and encourage people to participate
in household health insurance, in addition to the author's recommendations.
Proposal to the social insurance authorities of Tien Giang province and local
authorities to improve the efficiency of household health insurance revenue
collection in the coming time, thereby limiting the imbalance of health insurance
fund, making an important contribution to the implementation of public goals.
degree in people's health care and social security.



v

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ ii
MỤC LỤC ...................................................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................................. ix
DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ.................................................................................... x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... xi

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 2
4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 2
4.1. Phạm vi về không gian địa điểm .......................................................................... 2
4.2. Phạm vi về thời gian ............................................................................................ 2
5. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 2
6. Những đóng góp mới của luận văn ......................................................................... 2
6.1. Đóng góp về phương diện khoa học .................................................................... 2
6.2. Đóng góp về phương diện thực tiễn ..................................................................... 3
7. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 3
8. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trước............................................................3
9. Kết cấu luận văn......................................................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM Y TẾ VÀ THU BẢO HIỂM

Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH ................................................................................................ 5
1.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm về bảo hiểm y tế và đối tượng tham gia bảo hiểm y tế ............... 5


vi

1.1.2. Sự cần thiết và tầm quan trọng của bảo hiểm y tế ........................................ 7
1.1.3. Khái niệm về bảo hiểm y tế hộ gia đình, đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
hộ gia đình ............................................................................................................ 10
1.1.4. Nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm y tế hộ gia đình ................................. 11
1.1.5. Quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình ............. 11
1.1.6. Nội dung phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình ........................................... 14
1.1.6.1. Mở rộng và phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình ..... 14
1.1.6.2. Quản lý về mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình . 15
1.1.6.3. Phát triển mạng lưới đại lý thu ................................................................ 16
1.1.6.4. Phát triển số lượng cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ....................... 18
1.2. Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm y tế hộ gia đình .............................................. 19
1.2.1. Khái niệm và mức thu bảo hiểm y tế hộ gia đình ....................................... 19
1.2.2. Các tiêu chí đánh giá ................................................................................... 20
1.2.3. Các nhân tố tác động đến việc phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình .......... 22
1.3. Bài học kinh nghiệm......................................................................................... 24
1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về phát triển bảo hiểm y tế
hộ gia đình ............................................................................................................ 24
1.3.1.1. Kinh nghiệm của BHXH Quận Kiến An, Thành phố Hải Phịng về phát
triển bảo hiểm y tế hộ gia đình .................................................................................. 25
1.3.1.2. Kinh nghiệm của BHXH Thành phố Hà Giang, Tỉnh Hà Giang về phát
triển bảo hiểm y tế hộ gia đình .................................................................................. 26
1.3.1.3. . Kinh nghiệm của BHXH Thành phố Huế Tỉnh Thừa Thiến Huế về phát
triển bảo hiểm y tế hộ gia đình .................................................................................. 27

1.3.1.4. Kinh nghiệm của BHXH Huyện Bố Trạch Tỉnh Quảng Bình về phát triển
bảo hiểm y tế hộ gia đình .......................................................................................... 28
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho việc phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình tại Bảo
hiểm xã hội Huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang .................................................... 29
Kết Luận Chương 1 ................................................................................................ 31


vii

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA
ĐÌNH TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN CHỢ GẠO, TỈNH TIỀN GIANG
GIAI ĐOẠN 2016 – 2018 ........................................................................................ 32
2.1. Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm y tế ở Việt Nam ................................. 32
2.2. Giới thiệu về Huyện Chợ Gạo ......................................................................... 36
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên ....................................................................................... 36
2.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội .............................................................................. 36
2.2.3. Ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội đến phát triển bảo hiểm
y tế hộ gia đình...................................................................................................... 39
2.3. Giới thiệu về Bảo hiểm xã hội Huyện Chợ Gạo ........................................... 40
2.3.1. Khái quát sự hình thành .............................................................................. 40
2.3.2. Nhiệm vụ, chức năng .................................................................................. 40
2.4. Thực trạng phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình tại Bảo hiểm xã hội Huyện
Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016 – 2018 ............................................... 44
2.4.1. Về phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình ...................... 44
2.4.2. Về số thu, số chi bảo hiểm y tế hộ gia đình ............................................... 47
2.4.3. Về phát triển mạng lưới đại lý thu .............................................................. 50
2.4.4. Về phát triển cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế .................................... 53
2.4.5. Về tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình 54
2.5. Đánh giá hoạt động phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
hộ gia đình ................................................................................................................ 56

2.5.1. Kết quả đạt được ......................................................................................... 56
2.5.2. Hạn chế ....................................................................................................... 58
2.5.3. Nguyên nhân ............................................................................................... 59
Kết Luận Chương 2 ................................................................................................ 60
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ
HỘ GIA ĐÌNH TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN CHỢ GẠO, TỈNH TIỀN
GIANG ..................................................................................................................... 61
3.1. Định hướng phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình của Bảo hiểm xã hội Tỉnh
Tiền Giang trong những năm tới ........................................................................... 61


viii

3.2. Giải pháp phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình tại bảo hiểm xã hội Huyện
Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang ..................................................................................... 62
3.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách .................................................................. 62
3.2.2. Giải pháp về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, Chính
quyền ..................................................................................................................... 63
3.2.3. Giải pháp về tổ chức thực hiện ................................................................... 64
3.2.3.1. Mở rộng mức hỗ trợ đối với người dân tham gia bảo hiểm y tế hộ gia
đình ....................................................................................................................... 64
3.2.3.2. Tăng cường thông tin, tuyên truyền đến người dân ................................ 64
3.2.3.3. Mở rộng, nâng cao năng lực và hoạt động có hiệu quả của mạng lưới đại
lý thu .................................................................................................................... 66
3.2.3.4. Nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ của các cơ sở khám chữa bệnh .. 66
3.2.3.5. Nâng cao năng lực quản lý của nhân viên Bảo hiểm xã hội .................... 70
3.2.3.6. Chú trọng thi đua khen thưởng. ............................................................... 71
3.3. Đề xuất, Kiến nghị ........................................................................................... 71
3.3.1. Đối với Bảo hiểm xã hội Tỉnh Tiền Giang ............................................................. 71
3.3.2. Đối với Cấp ủy, Chính quyền địa phương ................................................. 72

Kết Luận Chương 3 ................................................................................................ 73
KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................................. 74
Danh mục tài liệu tham khảo ................................................................................ 76


ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU

BẢNG BIỂU
Bảng 1.1

TÊN BẢNG BIỂU
Mức thanh toán tại cơ sở KCB khơng ký
hợp đồng KCB BHYT

TRANG
13

Mức đóng BHYT theo hộ gia đình qua các
Bảng 1.2

Bảng 1.3

năm
Mức giảm trừ BHYT hộ gia đình kể từ
01/07/2019

15


20

Tình hình phát triển đối tượng tham gia
Bảng 2.1

BHYT tại Huyện Chợ Gạo giai đoạn 2016 –

44

2018
Tình hình tham gia BHYT theo đối tượng
Bảng 2.2

HGĐ tại Huyện Chợ Gạo giai đoạn 2016 –

46

2018
Bảng 2.3

Kết quả thu bảo hiểm y tế hộ gia đình tại
Huyện Chợ Gạo giai đoạn 2016 - 2018

Bảng 2.4

Tình hình chi bảo hiểm y tế hộ gia đình tại
Huyện Chợ Gạo giai đoạn 2016 - 2018

Bảng 2.5


Bảng 2.6

48

49

Tình hình phát triển nhân viên đại lý thu tại
các xã, thị trấn giai đoạn 2016 – 2018
Cơ sở y tế, giường bệnh và nhân viên y tế

51

53

tại Huyện Chợ Gạo giai đoạn 2016 - 2018
Số liệu các hoạt động tuyên truyền của
Bảng 2.7

BHXH Huyện Chợ Gạo giai đoạn 2016 –
2018

55


x

DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ
ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ

TÊN ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ


TRANG

Bộ máy tổ chức BHXH Huyện
Hình 2.1

Chợ Gạo

43


xi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

Số TT

TỪ VIẾT TẮT

VIẾT ĐẦY ĐỦ

1

BHXH

Bảo hiểm xã hội

2

BHYT


Bảo hiểm y tế

3

HĐND

Hội đồng nhân dân

4

HGĐ

Hộ gia đình

5

KCB

Khám chữa bệnh

6

UBND

Ủy ban nhân dân


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1.Sự cần thiết của đề tài:
Bất kỳ ai trong xã hội cũng có quyền sống một cuộc sống khỏe mạnh, ai cũng
có quyền hưởng những thành tựu mà y học đạt được trong lĩnh vực chăm sóc và bảo
vệ sức khỏe con người. Nhưng không phải ai cũng đủ khả năng về kinh tế để chi trả
cho các dịch vụ kỹ thuật y học đó. Khi một người ốm, gánh nặng đặt lên vai họ bao
gồm đau đớn, chi phí trả cho các dịch vụ khám chữa bệnh (KCB), chi phí cho đi lại,
ăn uống khi nằm viện… Trong khi đó, khả năng lao động của họ lại bị giảm hoặc
mất đi dẫn đến thu nhập cũng giảm. Bảo hiểm y tế (BHYT) là một giải pháp hữu
hiệu để giảm bớt gánh nặng về kinh tế cho người bệnh.
Trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến chính sách
BHYT và xác định đây là một trong những chính sách xã hội cơ bản và là trụ cột
của an sinh xã hội. BHYT đã tạo ra nguồn tài chính cơng quan trọng cho việc KCB ,
cải thiện tiếp cận dịch vụ y tế, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu cơng bằng
trong chăm sóc sức khỏe.
Quan điểm chỉ đạo của Đảng đã xác định sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi
con người và tồn xã hội. Bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là hoạt
động nhân đạo, trực tiếp đảm bảo nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của nhà nước.Vì vậy phát
triển BHYT tồn dân nhằm đạt tới cơng bằng trong chăm sóc sức khỏe thể hiện sự
chia sẻ giữa người khỏe với người ốm, người giàu với người nghèo, người trong độ
tuổi lao động với người già, trẻ nhỏ.
Từ đầu năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT có giá trị
thi hành. Theo đó, BHYT được chuyển đổi từ tự nguyện sang hình thức hộ gia đình
(HGĐ). Dù có nhiều ưu điểm, nhưng đến thời điểm này, BHYT HGĐ vẫn chưa
được một bộ phận nhân dân hưởng ứng do nhận thức của người dân về vị trí, vai
trị, tầm quan trọng của chính sách BHYT chưa đầy đủ, tính chia sẻ trong cộng đồng
cịn hạn chế, tỷ lệ người dân tham gia chưa cao.
Huyện Chợ Gạo là một trong những huyện có dân số đơng của Tỉnh Tiền
Giang, đối tượng để mở rộng và phát triển hình thức BHYT HGĐ tương đối lớn.

Mặc dù trong những năm qua BHXH Tỉnh Tiền Giang nói chung và BHXH Huyện


2

Chợ Gạo nói riêng đã có nhiều có gắng trong việc phát triển BHYT HGĐ song kết
quả đạt được thì chưa tốt.Vậy đâu là nguyên nhân và giải pháp nào cho vấn đề này.
Từ thực tế trên, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Phát triển thu bảo hiểm y tế hộ
gia đình tại Bảo hiểm xã hội Huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang” làm luận văn
thạc sĩ kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm phát triển BHYT HGĐ tại
BHXH Huyện Chợ Gạo nhằm đạt được mục tiêu an sinh xã hội do Đảng và Nhà
nước đặt ra.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích, đánh giá thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển
BHYT HGĐ tại Huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang.
- Đề xuất một số giải pháp để phát triển BHYT HGĐ tại BHXH Huyện Chợ
Gạo, Tỉnh Tiền Giang.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động thu bảo hiểm y tế hộ gia đình.
4. Phạm vi nghiên cứu:
4.1 Phạm vi về không gian địa điểm:
Luận văn nghiên cứu tại BHXH Huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang.
4.2 Phạm vi về thời gian:
Luận văn nghiên cứu số liệu từ năm 2016 đến 2018 theo thống kê của BHXH
huyện Chợ Gạo. Định hướng và giải pháp từ 2019 đến 2020 và các năm tiếp theo.
5. Câu hỏi nghiên cứu:
Thực trạng phát triển BHYT HGĐ tại BHXH Huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền

Giang từ năm 2016 đến năm 2018 như thế nào?
Giải pháp nhằm phát triển BHYT HGĐ tại BHXH Huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền
Giang là gì?
6. Những đóng góp mới của luận văn
6.1 Đóng góp về phương diện khoa học


3

Luận văn được xem như cơ sở hệ thống hóa các vấn đề luận về chính sách
BHYT. Nghiên cứu tập trung làm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển
BHYT HGĐ tại BHXH Huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Căn cứ vào kết quả
nghiên cứu để đề xuất một số giải pháp nâng cao tỷ lệ người tham gia với mục tiêu
đảm bảo an sinh xã hội, một trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước đặt biệt
quan tâm hiện nay.
6.2 Đóng góp về phương diện thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo cho các nhân viên BHXH
hay các sinh viên, học viên đang làm luận văn tốt nghiệp tại các trường cao đẳng,
đại học. Đồng thời kết quả nghiên cứu cịn là cơ sở để các nhà hoạch định chính
sách tham khảo và đề ra các chính sách phù hợp với điều kiện thực tế.
7. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể gồm:
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết và tổng kết thực tiễn, tổng hợp, so sánh,
thống kê phân tích, đánh giá trên cơ sở các báo cáo tổng hợp về tình hình thực tế tại
Huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu.
8. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trước:
Một số cơng trình nghiên cứu trước liên quan đến đề tài được thể hiện dưới
đây:
Tác giả Nguyễn Thị Nhung ( 2015 ) Phân tích và đề xuất một số giải pháp
phát triển bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tại Huyện Tân Lạc, Tỉnh Hịa Bình. Luận

văn thạc sĩ quản trị kinh doanh trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Tác giả Vũ Ngọc Minh ( 2017 ) Một số giải pháp phát triển bảo hiểm y tế
toàn dân tại bảo hiểm xã hội Quận Kiến An. Luận văn thạc sĩ kinh tế trường Đại
Học Dân Lập Hải Phòng
Tác giả Nguyễn Thanh Tùng ( 2015 ) Chính sách bảo hiểm y tế tồn dân ở
nước ta hiện nay. Luận văn thạc sĩ chính sách công Học Viện Khoa Học Xã Hội.
Tác giả Hà Mỹ Huyền ( 2015 ) giải pháp phát triển bảo hiểm y tế toàn dân
trên địa bàn Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên. Luận văn thạc sĩ kinh tế trường
Đại Học Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh, Đại học Thái Nguyên.


4

Đã có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực phát triển bảo hiểm y tế nhưng chưa
có nghiên cứu nào đi sâu về phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình tại Bảo hiểm
xã hội Huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang để thấy được những điểm mạnh cũng
như hạn chế trong việc phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình .Do sự khác biệt về
mặt khơng gian và thời gian của nghiên cứu nên hiện nay chưa có tác giả nào
nghiên cứu về phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình tại Bảo hiểm xã hội Huyện Chợ
Gạo, Tỉnh Tiền Giang, vì vậy đề tài nghiên cứu này của tác giả là không trùng lắp.
9. Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cấu bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về bảo hiểm y tế và thu bảo hiểm y tế hộ gia đình.
Chương 2: Thực trạng phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình tại Bảo hiểm xã
hội Huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016 – 2018.
Chương 3: Giải pháp nhằm phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình tại Bảo hiểm
xã hội Huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang.



5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM Y TẾ
VÀ THU BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm về bảo hiểm y tế và đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
Trên thế giới có nhiều khái niệm khác nhau về BHYT, nhưng mục đích
chung của BHYT đều giống nhau là một hình thức bảo hiểm theo đó người mua bảo
hiểm sẽ được cơ quan bảo hiểm trả thay một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa
bệnh cũng như chi phí mua thuốc men khám chữa bệnh.
BHYT được trình bày trong cuốn “Từ điển Bách khoa Việt Nam I xuất bản
năm 1995” - Nhà xuất bản từ điển Bách khoa - trang 151 như sau: “BHYT là loại
bảo hiểm do nhà nước tổ chức, quản lý nhằm huy động sự đóng góp của cá nhân,
tập thể và cộng đồng xã hội để chăm lo sức khỏe, khám bệnh và chữa bệnh cho
nhân dân”.
Khái niệm bảo hiểm y tế Theo Khoản 1, Điều 2, Luật BHYT: “BHYT là hình
thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, khơng vì mục đích
lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia
theo quy định của Luật BHYT”.
- BHYT được thực hiện theo 05 nguyên tắc sau :
(1) Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT.
(2) Mức đóng BHYT được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương, tiền
công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương tối thiểu của khu vực hành chính.
(3) Mức hưởng BHYT theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi
quyền lợi của người tham gia BHYT.
(4) Chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT do quỹ BHYT và người tham gia
BHYT cùng chi trả.
(5) Quỹ BHYT được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo
đảm cân đối thu, chi và được Nhà nước bảo hộ.
- Đối tượng tham gia BHYT (theo Điều 12, Luật BHYT)

1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn,
hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên, người lao động là người quản


6

lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung
là người lao động).
b) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định
của pháp luật.
2. Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:
a) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
b) Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày,
người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.
c) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã
hội hằng tháng.
d) Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:
a) Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại
ngũ, sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật
đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ
quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân, người làm công tác cơ
yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính
sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an.
b) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ
ngân sách nhà nước.
c) Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng
tháng từ ngân sách nhà nước.

d) Người có cơng với cách mạng, cựu chiến binh.
đ) Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm.
e) Trẻ em dưới 6 tuổi.
g) Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng.
h) Người thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại
vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, người đang sinh sống tại vùng có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo.


7

i) Thân nhân của người có cơng với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc
chồng, con của liệt sỹ; người có cơng ni dưỡng liệt sỹ.
k) Thân nhân của người có cơng với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại
điểm i khoản này.
l) Thân nhân của các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
m) Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật.
n) Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân
sách của Nhà nước Việt Nam.
4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:
a) Người thuộc hộ gia đình cận nghèo.
b) Học sinh, sinh viên.
5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ
gia đình, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
1.1.2. Sự cần thiết và tầm quan trọng của bảo hiểm y tế
Chúng ta có thể khẳng định rằng, BHYT là một chính sách lớn, trụ cột chính
trong hệ thống chính sách an sinh xã hội của Đảng, Chính phủ, là loại hình bảo
hiểm đặc biệt, mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc, góp phần quan trọng thực hiện cơng
bằng xã hội trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, chăm lo đời sống nhân dân, góp
phần ổn định chính trị, đảm bảo trật tự và an toàn xã hội, đẩy mạnh sự nghiệp xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế.
Bảo hiểm y tế là chính sách an sinh xã hội ưu việt, mang tính cộng đồng trên
tinh thần nhiều người cùng đóng góp để san sẻ cho một số ít người gặp rủi ro, bệnh
tật. Đặc biệt, BHYT đang là điểm tựa vững chắc cho nhiều người dân nghèo, còn
đối với những bệnh nhân mắc bệnh nan y như: ung thư, chạy thận nhân tạo…
BHYT thực sự trở thành mạng sống thứ hai của người bệnh và là “cứu tinh” của cả
gia đình người bệnh. BHYT có vai trị riêng biệt mang tính xã hội rộng rãi như sau:
- Thứ nhất BHYT chính là biện pháp để kéo gần khoảng cách giữa người giàu
và người nghèo, để mọi người có bệnh đều được điều trị, chăm sóc sức khỏe khi họ
có tham gia BHYT. Với BHYT, mọi người sẽ được bình đẳng hơn, đây là một đặc
trưng ưu việt của BHYT. BHYT mang tính nhân đạo cao cả và được xã hội hoá


8

theo ngun tắc “Số đơng bù số ít”. Số đơng người tham gia góp phần hình thành
quỹ BHYT và nó được dùng để chi trả chi phí KCB cho những người không may
gặp phải rủi ro bệnh tật. Tham gia BHYT vừa có lợi cho mình, vừa có ích cho xã
hội. Sự đóng góp của mọi người chỉ là đóng góp phần nhỏ so với chi phí KCB khi
họ gặp phải rủi ro ốm đau, thậm chí sự đóng góp hàng chục năm cũng khơng đủ cho
một lần chi phí chạy chữa khi mắc bệnh hiểm nghèo. Do vậy sự hình thành quỹ
BHYT là điều cần thiết và được thực hiện theo phương châm: “Mình vì mọi người,
mọi người vì mình”, khi khoẻ thì để hỗ trợ người ốm đau, khi khơng may ốm đau
thì ta lại nhận được sự đóng góp từ cộng đồng, điều này đã thực sự mang lại sự
công bằng trong KCB.
- Thứ hai: BHYT giúp cho người tham gia khắc phục khó khăn cũng như ổn
định về mặt tài chính khi khơng may gặp phải rủi ro ốm đau. Nhờ có BHYT, người
dân sẽ an tâm được phần nào về sức khoẻ cũng như kinh tế, bởi vì họ đã có một
nguồn xem như là quỹ dự phịng của mình dành riêng cho vấn đề chăm sóc sức

khỏe, đặc biệt với những người thường có sức khỏe kém, dễ mắc bệnh. BHYT ra
đời cịn có tác dụng khắc phục hậu quả và kịp thời ổn định được cuộc sống cho
người dân khi họ bị ốm đau, tạo cho họ một niềm tin, sự lạc quan trong cuộc sống,
từ đó giúp họ yên tâm lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất cho chính bản thân
họ và sau đó là cho xã hội, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của xã hội.
- Thứ ba: BHYT ra đời cịn góp phần giáo dục cho mọi người dân trong xã hội
về tính nhân đạo theo phương châm: “Lá lành đùm lá rách”, đặc biệt là giáo dục cho
trẻ em ngay từ lúc nhỏ tuổi về tính cộng đồng thơng qua loại hình BHYT học sinh sinh viên.
- Thứ tư: BHYT làm tăng chất lượng KCB và quản lý y tế thông qua hoạt
động quỹ BHYT đầu tư. Trang thiết bị về y tế sẽ ngày càng hiện đại hơn, có kinh
phí để sản xuất các loại thuốc đặc trị, có điều kiện nâng cấp các cơ sở y tế một cách
có hệ thống và hồn thiện hơn, giúp người dân đi KCB được thuận lợi. Đồng thời
đội ngũ y, bác sĩ sẽ được đào tạo tốt hơn, họ sẽ có điều kiện nâng cao tay nghề, tích
luỹ kinh nghiệm, có trách nhiệm đối với cơng việc hơn, quản lý dễ dàng và chặt chẽ
hơn trong việc KCB.


9

- Thứ năm: BHYT cịn có tác dụng góp phần giảm nhẹ gánh nặng cho ngân
sách Nhà nước. Hiện nay kinh phí cho y tế được cấu thành chủ yếu từ 4 nguồn:
+ Từ ngân sách Nhà nước.
+ Từ quỹ BHYT.
+ Thu một phần viện phí và dịch vụ y tế.
+ Tiền đóng góp của các tổ chức quần chúng, của các tổ chức từ thiện và viện
trợ quốc tế.
Trong bốn nguồn trên từ khi chưa có BHYT thì kinh phí do ngân sách Nhà
nước cấp là chủ yếu.
- Thứ sáu: Chỉ tiêu phúc lợi xã hội trong mỗi nước cũng biểu hiện trình độ
phát triển của nước đó. Do vậy, BHYT là một công cụ vĩ mô của Nhà nước để thực

hiện tốt phúc lợi xã hội, đồng thời tạo nguồn tài chính hỗ trợ, cung cấp cho hoạt
động chăm sóc sức khoẻ của người dân.
Như vậy, BHYT ra đời không những giúp cho người tham gia BHYT khắc
phục khó khăn về kinh tế khi rủi ro ốm đau xảy ra, mà còn giảm bớt gánh nặng cho
ngân sách Nhà nước, góp phần đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao chất lượng và cơng
bằng trong KCB.
Do tính chất đặc biệt của BHYT, chất lượng của loại dịch vụ này phụ thuộc
chủ yếu vào chất lượng dịch vụ y tế, cùng với xu thế phát triển, dịch vụ y tế ngày
càng tốt hơn, nhưng chi phí y tế cũng ngày càng tăng nhanh hơn. Việc điều chỉnh
tăng giá dịch vụ y tế là một tất yếu khách quan, đồng thời là yêu cầu trong công
cuộc đổi mới căn bản cơ chế tài chính y tế và tạo động lực quan trọng nâng cao chất
lượng dịch vụ KCB. Do đó, trong xu hướng tăng cao của chi phí y tế hiện nay mọi
người cần tham gia BHYT để hạn chế tối đa gánh nặng tài chính khi khơng may gặp
rủi ro về ốm đau, bệnh tật. Cùng với việc nhận thức rõ những hỗ trợ mang tính
khuyến khích từ Nhà nước sẽ tạo thêm động lực thúc đẩy người dân quan tâm hơn
tới việc tham gia BHYT. Hiện nay, mức đóng BHYT tối đa cho thành viên HGĐ
bằng 4,5% mức lương cơ sở, dần giảm trừ lần lượt theo thứ tự người cùng hộ tham
gia BHYT, tới mức thấp nhất chỉ bằng 40% của 4,5% mức lương cơ sở. So sánh với
việc tham gia BHYT cho từng cá nhân đơn lẻ, có thể thấy rõ lợi ích kinh tế của


10

người tham gia BHYT theo hộ. Nếu trong một hộ càng có nhiều người cùng tham
gia thì chi phí tham gia càng giảm nhiều. Hơn nữa, dự liệu cho trường hợp điều
chỉnh mức đóng để cân đối quỹ, cộng thêm yếu tố đặc thù của mức căn cứ đóng
BHYT theo HGĐ dựa trên mức tiền lương cơ sở ( là một yếu tố có thể thay đổi
hàng năm) Nhà nước cịn có quy định về việc xác định mức đóng BHYT khi có điều
chỉnh mức đóng BHYT, mức tiền lương cơ sở. Theo đó, khi Nhà nước điều chỉnh
mức đóng BHYT, mức lương cơ sở thì người tham gia khơng phải đóng bổ sung

phần chênh lệch do điều chỉnh mức đóng BHYT, mức lương cơ sở đối với thời gian
cịn lại đã đóng BHYT. Điều này cũng rất có lợi cho người đóng BHYT khi mà xu
hướng chung của việc điều chỉnh mức đóng BHYT, mức tiền lương cơ sở thường
tăng lên hàng năm. Về phương thức đóng cũng được quy định rất linh hoạt, định kỳ
03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, đại diện HGĐ, tổ chức, cá nhân đóng đủ số tiền
thuộc trách nhiệm phải đóng vào quỹ BHYT. Đây chính là một giải pháp hỗ trợ
những hộ cịn khó khăn về kinh tế, khi họ khơng thể hoặc khó có điều kiện đóng phí
BHYT cho cả năm thì có thể lựa chọn đóng làm nhiều đợt trong năm. Khơng thể
phủ nhận các quy định về việc đóng phí tham gia BHYT theo HGĐ hiện nay thể
hiện sự chia sẻ tài chính rất lớn của quỹ BHYT đối với người dân.
1.1.3. Khái niệm về bảo hiểm y tế hộ gia đình, đối tượng tham gia bảo hiểm
y tế hộ gia đình
- Khái niệm về bảo hiểm y tế hộ gia đình:
Được chính thức triển khai từ ngày 01/01/2015, hình thức tham gia BHYT
theo HGĐ được luật hóa tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT. Có
thể hiểu BHYT theo HGĐ là việc tồn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu (khơng bao
gồm người đã khai báo tạm vắng) hoặc sổ tạm trú cùng tham gia BHYT, trừ những
thành viên trong gia đình thuộc nhóm đối tượng đã tham gia BHYT do người lao
động, chủ sử dụng lao động đóng; nhóm do tổ chức BHXH đóng; các nhóm được
ngân sách nhà nước đóng hoặc hỗ trợ mức đóng BHYT.
Tham gia BHYT theo HGĐ là một hình thức rất riêng của Việt Nam, nó phù
hợp với truyền thống Á đông với mối liên hệ bền chặt các thành viên trong gia đình
và vai trị của gia đình trong cộng đồng. BHYT theo HGĐ có vai trò quan trọng


11

trong thực hiện thành cơng mục tiêu BHYT tồn dân đến 2020 theo nghị quyết của
Đảng.
- Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình :

Theo quy định thì đối tượng tham gia BHYT HGĐ gồm:
- Người có tên trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, chức sắc, chức việc, nhà tu hành,
người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội trừ các đối tượng tham gia BHYT có sự
hỗ trợ trực tiếp một phần hoặc tồn bộ chi phí tham gia BHYT từ người sử dụng lao
động, tổ chức BHXH hay Nhà nước
1.1.4. Nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm y tế hộ gia đình
a) Thủ tục đăng ký tham gia, gia hạn thẻ bảo hiểm y tế hộ gia đình
Đối với các trường hợp đã tham gia:
- Người có thẻ cần gia hạn BHYT thì lập tờ khai tham gia BHXH, BHYT
(Mẫu TK01- TS). Người kê khai phải chịu trách nhiệm về nội dung kê khai đó, nếu
thơng tin kê khai khơng trung thực thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi
hoàn chi phí khám bệnh (nếu có phát sinh).
- Thời hạn của thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng sau 05 ngày nộp tiền. Thời
hạn sử dụng thẻ và mức đóng tiền bảo hiểm y tế căn cứ vào thời hạn sử dụng sau
cùng của thẻ bảo hiểm y tế đã cấp, đang còn hạn sử dụng của thành viên tham gia
BHYT trong hộ.
Đối với các trường hợp chưa tham gia:
- Đối với các trường hợp mới bắt đầu tham gia BHYT theo HGĐ và trường
hợp tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm thì thủ tục như trên.
- Thẻ BHYT được cấp có giá trị sau 30 ngày kể từ ngày lập thủ tục và nộp tiền
theo quy định.
- Nếu gián đoạn từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính: đóng lại từ đầu ( thẻ
bảo hiểm y tế có giá trị sau sử dụng sau 30 ngày).
- Nếu gián đoạn dưới 3 tháng phải nộp tiền ở đại lý và thẻ có giá trị kể từ ngày
nộp tiền.
b) Đăng ký khám , chữa bệnh.
- Có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh theo hướng dẫn của cơ quan Bảo hiểm xã hội.



×